Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tính biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

BÙI THỊ YẾN

TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGƠN NGỮ
NGHỆ THUẬT THẠCH LAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGƠN NGỮ
NGHỆ THUẬT THẠCH LAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngỗn
Người thực hiện:
BÙI THỊ YẾN
(Khóa 2012- 2016)

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu Tính biểu cảm trong ngơn ngữ
nghệ thuật Thạch Lam do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Trọng
Ngỗn. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nội dung khoa học của cơng
trình này.
Đà Nẵng, tháng 04/ 2016
Sinh viên

Bùi Thị Yến


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo,

LỜI CẢM ƠN

giảng viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình
chỉ dạy tơi những năm học qua. Đặc biệt, xin được gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến TS. Bùi Trọng Ngỗn, giáo viên hướng dẫn chính đã
tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài. Đồng cảm
ơn sự quan tâm của các thầy cô giáo, giảng viên khoa ngữ văn
trường Đại học sư phạm Đà Nẵng cùng bạn bè, người thân đã tạo
điều kiện tốt nhất và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Trong q trình thực hiện đề tài này, khơng thể tránh khỏi
những sai sót, vì vậy kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
q thầy cơ và các bạn để để tài được hoàn thiện.
Trân trọng!
Bùi Thị Yến



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 6
NỘI DUNG........................................................................................................ 7
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................... 7
1.1. Tính biểu cảm trong ngơn ngữ nghệ thuật .................................................. 7
1.1.1. Các đặc trưng của phong cách ngơn ngữ nghệ thuật.............................. 7
1.1.2. Quan niệm về tính biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật ...................... 10
1.1.2.1. Nghĩa biểu thái của từ ......................................................................... 10
1.1.2.2. Sắc thái biểu cảm của đơn vị từ vựng ................................................. 11
1.1.2.3. Các yếu tố tình thái trong phát ngôn .................................................. 12
1.1.2.3. Định ngữ nghệ thuật............................................................................ 23
1.2. Giới thiệu chung về Thạch Lam và sáng tác của Thạch Lam................... 24
1.2.1. Thạch Lam (1910 - 1942) ...................................................................... 24
1.2.2. Các sáng tác của Thạch Lam................................................................. 25
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VỀ TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGƠN NGỮ
NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM ....................................... 26
2.1. Khảo sát việc lựa chọn những đơn vị từ vựng giàu sắc thái biểu cảm trong
câu văn Thạch Lam .......................................................................................... 27


2.2. Khảo sát các yếu tố tình thái trong câu văn Thạch Lam ........................... 32

2.2.1. Động từ tình thái .................................................................................... 32
2.2.2. Tình thái ngữ .......................................................................................... 37
2.2.3. Phó từ ..................................................................................................... 39
2.2.4. Kiểu câu tỉnh lược .................................................................................. 45
2.3. Khảo sát các định ngữ nghệ thuật trong câu văn Thạch Lam ................... 47
CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ BIỂU CẢM ĐỐI VỚI
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THẠCH LAM …………………...…..…….56
3.1. Vai trò của các yếu tố biểu cảm đối với nội dung phản ánh trong tác phẩm
Thạch Lam........................................................................................................ 51
3.1.1. Phát hiện lưu ảnh tâm hồn con người qua những phận đời .................. 51
3.1.2. Thiên nhiên là điệu hồn sâu lắng của Thạch Lam. ................................ 57
3.2. Tầm tác động của các yếu tố biểu cảm đối với nghệ thuật xây dựng nhân
vật và ngôn ngữ nhân vật ................................................................................. 59
3.2.1. Kiểu nhân vật nghiêng về đời sống tâm hồn.......................................... 59
3.2.2. Cá tính hóa nhân vật bằng ngơn ngữ .................................................... 62
3.3. Vai trị của các yếu tố biểu cảm đối với phong cách ngôn ngữ Thạch
Lam…………………………………………………………………………..64
3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật Thạch Lam thẫm đẫm màu sắc lãng mạn. .......... 65
3.3.2. Tinh tế đi vào chiều sâu của ngoại vật và tâm hồn con người .............. 67
3.3.3. Giàu tình cảm, thiết tha với nhân thế .................................................... 68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 73


HỆ THỐNG BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Động từ tình thái ............................................................................. 36
Bảng 2.2: Tình thái ngữ .................................................................................. 39
Bảng 2.3: Phó từ .............................................................................................. 44



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thạch Lam được xem là cây bút truyện ngắn đặc sắc, một văn phong
trong sáng và tinh tế với những tác phẩm giàu tính nhân văn của một tâm hồn
nhạy cảm. Những sáng tác của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong kho tàng
văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Cùng với hành trình đi tìm cái đẹp
trong cuộc đời và văn chương, ơng đã tạo dựng cho mình một “cốt cách”
Thạch Lam giàu sự cảm thông và sẻ chia với những kiếp người nhỏ bé trong
xã hội.
Đến với Thạch Lam, trong những tác phẩm văn xuôi được xem là “mẫu
mực của cái đẹp” thì ngơn ngữ chính là chìa khóa để người đọc mở tung cánh
cửa nghệ thuật, đón nhận những tầng vỉa cảm xúc và tư tưởng nhân văn của
tác giả. Thế nên “Cái đẹp của ngôn ngữ Thạch Lam là cái đẹp của thứ ngôn
ngữ vừa cho ta nhìn vừa cho ta cảm” [1, tr.33]. Ngơn ngữ ấy là thứ ngôn ngữ
dịu nhẹ làm người đọc ngây ngất. Nó khơng tác động trực tiếp mà từ từ thấm
sâu vào tâm hồn con người, mang lại cảm giác dịu ngọt chỉ vào sâu mới thấy
đắng, mới thấy đau. Đồng thời, nó cứ dai dẳng bám riết lấy tâm hồn, cảm xúc
của người đọc về những mảnh đời bất hạnh, những kiếp người mỏng manh.
Vì vậy trong cái thế giới nghệ thuật giàu giá trị ấy thì đã có khơng ít đề tài
nghiên cứu văn xuôi của ông. Nhưng người ta ít chạm tới tính biểu cảm của
ngơn ngữ hoặc có chạm tới nhưng chưa đạt tới độ chín.
Việc nghiên cứu tính biểu cảm trong ngơn ngữ nghệ thuật Thạch Lam là
một đề tài khá mới mẻ và có ý nghĩa thực sự. Nó giúp mọi người hiểu rõ hơn
về phong cách văn xuôi Thạch Lam, cũng như những đặc sắc về ngôn ngữ mà
ông sử dụng để chuyên tải nội dung tới người đọc.


2


Đặc biệt, đối với sinh viên sư phạm ngữ văn thì việc tiếp cận tác phẩm
dưới góc độ ngơn ngữ là điều cần thiết cho việc cảm thụ và giảng dạy văn
chương. Và tác phẩm của Thạch Lam cũng chính là tác phẩm được đưa vào
chương trình giảng dạy trong nhà trường, góp phần bồi dưỡng tâm hồn các
em học sinh và được các em yêu thích. Cho nên, việc nghiên cứu đề tài này sẽ
cung cấp cho tôi nhiều tri thức và kỹ năng thiết thực cho việc dạy văn sau
này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn làm đề tài: “Tính biểu cảm
trong ngơn ngữ nghệ thuật Thạch Lam”.
2. Lịch sử vấn đề
Khi miêu tả ngơn ngữ nghệ thuật, các nhà nghiên cứu, phê bình ln
ln đề cập tính truyền cảm như là một đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên, người ta chỉ thường phân tích về khả năng tác
động của tính truyền cảm này, mà ít khi phân tích về các phương tiện ngơn
ngữ của tính truyền cảm.
Trong cuốn Phong cách học Tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc, ông đã dành
một chương lớn để nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật. Nhưng tác giả chủ
yếu nghiên cứu về chức năng, tác động của nó: “Chức năng thẩm mĩ của ngôn
ngữ trong các văn bản nghệ thuật được thể hiện ở chỗ tín hiệu ngơn ngữ (tức
là các đặc trưng nghĩa và đặc trưng âm thanh) trở thành yếu tố tạo thành của
hình tượng. Muốn thực hiện được chức năng thẩm mĩ, ngơn ngữ nghệ thuật
phải có được những đặc trưng chung, như tính cấu trúc, tính hình tượng, tính
cá thể hóa, tính cụ thể hóa.” (21, tr.128). Ta thấy, trong những nội dung về
ngơn ngữ nghệ thuật đó, tính truyền cảm chưa được nhắc tới.
Cù Đình Tú lại có những đánh giá về ngơn ngữ nghệ thuật như sau:
“Ngơn ngữ nghệ thuật là một loại hình phái sinh của khẩu ngữ, vì có những
đặc trưng gần gũi với khẩu ngữ. Tuy nhiên không nên quên sự đối lập về mặt



3

chức năng: chức năng thông báo- thẩm mĩ đã quy định những đặc trưng của
phong cách này.” ( 34, tr.64).
Khi nói đến tính truyền cảm, Cù Đình Tú khẳng định sức truyền cảm của
ngôn ngữ nghệ thuật rất sâu sắc mạnh mẽ. “Nó có thể gợi lên những kỷ niệm
đã lắng sâu, những hi vọng chưa hề tới, tất cả đó bỗng cựa mình thức dậy và
bay tỏa khắp nơi tạo thành một thế giới riêng của người đọc”. Tuy nhiên, để
chứng minh cho tính biểu cảm đó, Cù Đình Tú lại khơng hề nhắc tới các
phương tiện ngơn ngữ.
Vì vậy, ta thấy sức truyền cảm của ngôn ngữ trong văn chương là vơ tận.
Nhưng ít ai tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ những phương tiện ngôn ngữ được
dùng để tạo sức mạnh vơ cùng đó.
Và trong thế giới nghệ thuật đa hương, đa sắc và đa cảm,… Thạch Lam
là một nhà văn tài năng. Mặc dù cầm bút và sáng tác theo tun ngơn của Tự
lực văn đồn nhưng ông vẫn lặng lẽ tìm cho mình một lối đi riêng. Cho nên
lúc đó, văn chương Thạch Lam khơng được quan tâm lắm vì nó khơng đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của người đọc. Cho đến sau này như một nghịch lý,
người ta đã phát hiện ra vẻ đẹp vĩnh hằng của sáng tác Thạch Lam. Bắt đầu
khi ấy, sự nghiệp văn chương của ông đã thu hút được đông đảo người nghiên
cứu. Chúng ta có thể điểm qua một số cơng trình tiêu biểu như sau:
Thứ nhất là các tài liệu nghiên cứu về nội dung hiện tượng Thạch Lam.
Cụ thể: Tình hình chung của văn học lãng mạn 1932-1945, Tự lực văn đoàn
của Phan Cự Đệ; Thạch Lam (1910-1942) của Hà Văn Đức,… Trong lời tựa
tập truyện ngắn Gió đầu mùa khi mới xuất bản (NXB Đời Nay, Hà Nội,
1937), Khái Hưng đã nhận xét “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng
rợn cả tâm hồn về sự thành thực” [19, tr.277]. Trong Nhà văn hiện đại, Vũ
Ngọc Phan cũng có những nhận xét tinh tế về văn chương Thạch Lam: “có
một ngịi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vơ cùng, ngịi bút chun tả tỉ mỉ những cái rất



4

nhỏ và rất đẹp, những tình cảm, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ hạng
người, mà ông tả một cách tinh vi” [27, tr.41]. Thế nên, Vũ Ngọc Phan càng
tin tưởng khẳng định: “trong các truyện ngắn, truyện dài của ơng (tức Thạch
Lam), tình cảm đều có một vị trí đặc biệt” [27, tr.41]. Năm 1965, tạp chí văn
Sài Gịn đã ra số tưởng niệm Thạch Lam với những đánh giá tốt đẹp về cây
bút tài năng, nhưng bạc mệnh. Bảy năm sau, năm 1972, trong tạp chí Giao
điểm đã khẳng định những giá trị vượt thời gian của một nhà văn lãng mạn có
khuynh hướng hiện thực, giàu lòng nhân đạo và là một cây bút truyện ngắn
biệt tài.
Thứ hai là những cơng trình nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Thạch
Lam. Trong Tuyển tập Thạch Lam (1998), Phong Lê đã giới thiệu về Thạch
Lam một cách kỹ lưỡng và trang trọng. Nhắc đến ngôn ngữ, Phong Lê đã
từng có những đánh giá: “Thạch Lam có một lối văn nhuần nhị và tinh tế, gọn
và gợi được thật rành rõ những trạng thái của sinh hoạt, xúc cảm và tâm hồn”
[1, tr.31]. Nguyễn Hoành Khung cũng có những nhận định: “Với ngịi bút
giản dị, tinh tế lạ thường, ngôn ngữ trong sáng và đầy chất thơ, Thạch Lam đã
góp phần nâng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một bước mới”[17,
tr.206]. Năm 1992, để kỷ niệm 50 năm mất của nhà văn Thạch Lam tại Viện
Văn Học đã diễn ra hội thảo nghiên cứu văn chương Thạch Lam cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu dưới những cách tiếp cận khác nhau. Hội thảo đã làm rõ
được những đóng góp của Thạch Lam về quan niệm nghệ thuât, thi pháp
truyện ngắn và những giá trị nhân bản trong tác phẩm. Trong cuốn Thạch
Lam về tác gia và tác phẩm do Vũ Tuấn Anh và Lê Dục Tú tuyển chọn và
giới thiệu đã khẳng định: “Cái đẹp của ngôn ngữ Thạch Lam là cái đẹp của
thứ ngôn ngữ vừa cho ta nhìn vừa cho ta cảm” và những trang văn của ông
“đã đem đến cho bạn đọc những sự trong sáng, thuần khiết của Tiếng Việt,
có khả năng diễn tả được một cách đầy đủ những cung bậc cảm xúc của đời



5

sống nội tâm con người” [1, tr.480]. Ngoài ra, trong những tác phẩm phê bình
của mình, Lê Dục Tú khẳng định nhiều đoạn văn của Thạch Lam “cho đến
hôm nay, vẫn có thể coi là những đoạn văn mẫu mực về cả cú pháp và hình
ảnh” [1, tr.480].
Đến nay những cơng trình nghiên cứu về Thạch Lam vẫn chưa kết thúc.
Nhiều bài nghiên cứu về Thạch Lam vẫn còn được tiếp tục với nhiều khám
phá mới đầy giá trị.
Tuy nhiên, qua các tài liệu trên chúng tôi thấy rằng các cơng trình nghiên
cứu chủ yếu trình bày một cách khái quát về sức mạnh truyền cảm của văn
chương Thạch Lam mà không viết về phương tiện ngôn ngữ giúp Thạch Lam
thể hiện tình cảm, thái độ của mình. Vì thế, chúng tơi sẽ đi sâu vào việc
nghiên cứu tính biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật Thạch Lam để bước đầu
đặt một điểm nhìn mới đối với việc nghiên cứu những phương diện ngôn ngữ
trong văn chương Thạch Lam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính biểu cảm ngơn ngữ nghệ thuật
của Thạch Lam. Cụ thể, chúng tơi nghiên cứu tính biểu cảm trong ngôn ngữ
dựa trên ý nghĩa biểu thái của đơn vị từ vựng, nghĩa tình thái của phát ngôn và
định ngữ nghệ thuật được sử dụng trong những truyện ngắn của nhà văn
Thạch Lam.
- Phạm vi nghiên cứu: các truyện ngắn của Thạch Lam.
+ Gió đầu mùa (Tập truyện, NXB Đời nay, Hà Nội, 1937)
+ Nắng trong vườn (Tập truyện, NXB Đời nay, Hà Nội, 1938)
+ Sợi tóc (Tập truyện, NXB Đời nay, Hà Nội, 1942)
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài “Tính biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật Thạch

Lam”, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


6

- Thống kê, khảo sát, định lượng và định tính
- Phân tích khái qt hóa
- So sánh, đối chiếu
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung
Chương 2. Khảo sát về tính biểu cảm trong ngơn ngữ nghệ thuật của nhà
văn Thạch Lam
Chương 3. Vai trò của các yếu tố biểu cảm đối với thế giới nghệ thuật
Thạch Lam


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tính biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là một khái niệm khá quen thuộc trong văn học, và
là đối tượng nghiên cứu của phong cách học. Ngôn ngữ nghệ thuật theo định
nghĩa của Đinh Trọng Lạc chính là “ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ - là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất
(từ ngơn ngữ tự nhiên)” [21, tr.127] . Đồng thời, ơng cịn nhấn mạnh “Mỗi
yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một phương tiện biểu hiện, mỗi
yếu tố đó nhất thiết tham gia vào việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật của

tác phẩm”[21, tr.127- 128].
Còn theo Sách giáo khoa lớp 10, tập 2: “Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ
văn chương, ngơn ngữ văn học) là ngơn ngữ gợi tình, gợi cảm được dùng
trong văn bản nghệ thuật” (23, tr.97). Nó chủ yếu thực hiện chức năng thẩm
mỹ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ nơi người
đọc, người nghe.
Qua đó, ta thấy các nhà nghiên cứu đã có ý thức nhấn mạnh về tính biểu
cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật.
Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm 3 kiểu loại: ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ
thơ, ngôn ngữ sân khấu. Ở đây, chúng tơi nghiên cứu tính biểu cảm trong
ngôn ngữ nghệ thuật: tự sự. Cụ thể là các tác phẩm truyện ngắn của nhà văn
Thạch Lam.
1.1.1. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
* Khái niệm: “Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật (cịn gọi là phong cách
ngôn ngữ văn học, phong cách ngôn ngữ văn chương) là phong cách ngôn


8

ngữ được sử dụng trong các loại hình văn chương, được xây dựng trên cơ sở
tư duy hình tượng” [25, tr.21].
* Đặc trưng:
Nói đến đặc trưng của phong cách ngơn ngữ nghệ thuật, chúng ta có thể
bàn đến những cơng trình nghiên cứu của các tác giả: Cù Đình Tú, Hữu
Đạt,… Cù Đình Tú cho rằng phong cách ngơn ngữ nghệ thuật gồm 3 đặc
trưng cơ bản: Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa [34, tr.64 tr.67]. Cịn trong cơng trình nghiên cứu của mình, Hữu Đạt lại nói đến phong
cách ngơn ngữ nghệ thuật với những đặc điểm ngơn ngữ cơ bản: tính hình
tượng, tính thẩm mỹ cao, tính sinh động và biểu cảm, tính tổng hợp [9, tr.246tr.261]. Từ các cơng trình nghiên cứu phong cách học và từ bài giảng phong
cách học của thầy Bùi Trọng Ngỗn, chúng tơi đã tìm hiểu và tổng hợp được
năm đặc trưng cơ bản cho phong cách ngơn ngữ nghệ thuật.

- Tính hình tượng:
+ Hình tượng quang cảnh
+ Hình tượng nhân vật
+ Hình tượng cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ mà tác giả gửi gắm
trong tác phẩm.
Để tạo ra tính hình tượng, người viết thường sử dụng các phép tu từ: so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, và nói tránh,… Những phép tu từ này
được dùng sáng tạo, đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau. Từ đó, tạo nên sự đa
nghĩa và hàm súc trong ngơn ngữ.
Hệ quả của tính hình tượng là tính đa nghĩa trong ngơn ngữ nghệ
thuật.Từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc tồn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng
gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau. Gắn bó với tính đa nghĩa là
tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn. Chỉ với vài từ hoặc câu ngắn gọn đã
gợi ra rất nhiều hình tượng, ý nghĩa đa dạng, phong phú.


9

- Tính thẩm mĩ:
Chức năng thẩm mỹ của ngơn ngữ nghệ thuật là khả năng biểu hiện cái
đẹp, khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ đối với người tiếp nhận. Tính
thẩm mỹ ở đây chính là bằng vẻ đẹp của sự tinh lọc, trau chuốt ngôn từ; vần
điệu và kết cấu khéo léo lôi cuốn người đọc, người nghe vào khám phá những
tầng nghĩa phong phú của ngôn ngữ. Từ đó để độc giả cùng vui, cùng
buồn,…như chính cảm xúc của người nói (người viết) tác phẩm. Đồng thời
nâng con người lên tầm cao mới với những khát vọng vươn tới cái đẹp, cái
thiện.
- Tính tổng hợp:
+ Sử dụng các phương tiện của phong cách khác
+ Tính đa dạng trong hình thức thể hiện ngơn ngữ

+ Sự tổng hợp giữa nghĩa biểu đạt của phương tiện ngôn ngữ và ý đồ
nghệ thuật của tác giả.
- Tính cá thể hay tính riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Ngơn ngữ nghệ thuật ln ln có khả năng thể hiện một giọng riêng,
một phong cách riêng. Cái riêng đó, được xuất phát từ cá tính sáng tạo hay cụ
thể hơn là ở cách dùng từ, cách đặt câu, cách sử dụng hình ảnh của tác giả.
Ngồi ra, tính cá thể hóa cịn được biểu lộ qua cách xây dựng nhân vật: lời
nói, hành động và cách diễn đạt từng sự việc và tình huống trong truyện.
- Tính truyền cảm
Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho độc
giả cùng chung cảm xúc: vui, buồn, yêu thích, ghét bỏ,… như chính cảm xúc
của người viết. Từ đó, tạo nên sức mạnh lơi cuốn, giao hịa, giao cảm và gợi
cảm xúc về vẻ đẹp mà tác giả thể hiện trong tác phẩm.
Tính truyền cảm được thể hiện ở chỗ lựa chọn ngơn ngữ để miêu tả, bình
giá đối tượng được nói đến trong tác phẩm. Trong văn xuôi, cảm xúc thẩm mĩ


10

là kết quả của sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tự sự, miêu tả và biểu
cảm.
1.1.2. Quan niệm về tính biểu cảm trong ngơn ngữ nghệ thuật
Qua tìm hiểu và xem xét các tài liệu nghiên cứu về văn chương Thạch
Lam, chúng tơi nhận thấy chưa có một cơng trình nào hướng về một chủ đề
chung là tính biểu cảm trong ngơn ngữ. Do đó, để thực hiện đề tài này chúng
tơi quan niệm tính biểu cảm trong ngôn ngữ phải bắt nguồn từ ý nghĩa biểu
thái của đơn vị từ vựng, nghĩa tình thái của phát ngơn và cách dùng định ngữ
theo mục đích tu từ tức là định ngữ nghệ thuật. Ba yếu tố đó được sắp xếp
theo trình tự: Từ vựng, ngữ pháp, phong cách.
1.1.2.1. Nghĩa biểu thái của từ

Theo Đỗ Hữu Châu, từ bao giờ cũng gồm: Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu
niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa ngữ pháp. [6, tr.97]
Trong đó, “Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ là những nhân tố
đánh giá như to- nhỏ, mạnh yếu… nhân tố cảm xúc như dễ chịu, khó chịu, sợ
hãi… nhân tố thái độ như trọng, khinh, yêu, ghét,…mà từ gợi ra cho người
nói và người nghe” [6, tr.122]. Đồng thời, ơng cịn phân tích thêm về sự
chuyển hóa chức năng trong ngơn ngữ, tức là từ không mang nghĩa biểu thái
nhưng lại mang chức năng đó trong lời nói. Ví dụ: từ “ôm” khi đứng riêng rẽ
mang sắc thái biểu cảm trung hòa. Nhưng khi được đặt trong câu: “Cả tuần
chỉ biết ơm lấy cái máy vi tính” thì từ “ơm” đó đã trở thành từ mang ý nghĩa
biểu thái biểu thị sự chê trách. Tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu về
những ý nghĩa biểu thái trong hệ thống ngơn ngữ, tức là những ý nghĩa biểu
thái khi nó đứng riêng rẽ ngoài văn bản.


11

1.1.2.2. Sắc thái biểu cảm của đơn vị từ vựng
“Sắc thái biểu cảm của đơn vị ngôn ngữ là nội dung thông tin bổ sung chỉ
rõ thái độ đánh giá tình cảm với đối tượng được nhận thức và được nói đến
trong đơn vị ngơn ngữ” [25, tr.5].
Ta có thể chia các đơn vị ngôn ngữ thành hai loại:
- Trung hịa về sắc thái biểu cảm. Ví dụ: đi, đứng, nói, ngồi, bút,
thước,…
- Mang sắc thái biểu cảm (tốt- xấu, yêu thương- ghét bỏ, trân trọng- coi
thường…). Ví dụ: dạ, thưa, giở giọng, nhăn nhó,…
Trong những sáng tác của Thạch Lam thường ưu tiên lựa chọn những
đơn vị giàu sắc thái biểu cảm. Để từ đó văn chương của ơng luôn thẫm đẫm
cảm xúc và thái độ của người viết.
Để hiểu rõ hơn về nghĩa biểu thái và sắc thái biểu cảm trong ngơn ngữ

nghệ thuật, có thể tham khảo bảng sau:
Nghĩa biểu thái/ Thông tin bổ sung
Đơn vị từ vựng

Đen

Nghĩa cơ sở

Sắc thái biểu cảm

Màu sắc phong
cách

- Một màu cơ bản -Trung hòa

- Trung hòa về

trong bảng màu,

phong cách.

là tơng màu tối.

Đen giịn

- Một màu cơ bản - Có thiện cảm

- Ngôn ngữ sinh

trong bảng màu.


hoạt hằng ngày.

- Khen

- Nước da con

- Sử dụng trong

người.

văn chương

- Đẹp khỏe mạnh,

- Báo chí

tạo cảm giác dễ
chịu


12

Đen tuyền

- Một màu cơ bản - Đẹp

- Ngôn ngữ sinh

trong bảng màu.


hoạt.

- Có thiện cảm

- Tuyền là âm việt - Khen

- Ngơn ngữ nghệ

của tồn.

thuật

- Nói về tóc, trang

- Báo chí

phục.
- Bao phủ rộng
khắp, tồn bộ.
- Một màu trong - Nói về cái xấu, - Ngơn ngữ sinh
bảng màu cơ bản

cái u ám

hoạt

- Đối tượng: da - Sắc thái chê, -Ngôn ngữ nghệ
Đen thui


người hoặc đối tiêu cực

thuật

tượng khác

- Báo chí

- Đen cảm giác
tối, bẩn

Đen đúa

- Một màu trong - Xấu, chê

- Ngôn ngữ sinh

bảng màu cơ bản

hoạt

- Màu da con

- Ngơn ngữ nghệ

người

thuật

- Vừa đen, vừa


- Báo chí

cảm giác bẩn thỉu

1.1.2.3. Các yếu tố tình thái trong phát ngơn
Từ các quan niệm về tình thái trong ngơn ngữ, nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Hiệp đã có một cách định nghĩa khát quát và đầy đủ như sau:
“Hiểu theo nghĩa hẹp, tình thái chỉ xoay quanh các tham số về tính tất
yếu, tính khả năng và tính hiện thực, trên cơ sở nhận thức hay đạo nghĩa, và


13

tất cả được hiểu theo góc độ khách quan (tình thái trong lơgic) hay chủ quan
(tình thái trong ngơn ngữ).
Hiểu theo nghĩa rộng nhất, khái niệm tình thái trong ngơn ngữ học sẽ bao
hàm những kiểu ý nghĩa rất khác nhau:
- Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường của
người nói đối với nội dung thơng báo: người nói đánh giá nội dung thơng báo
về độ tin cậy, về tính hợp pháp của hành động, xem nó là điều tích cực (mong
muốn) hay tiêu cực (khơng mong muốn), là điều bất ngờ, ngồi chờ đợi hay
bình thường, đánh giá về tính khả năng, tính hiện thực của điều được thông
báo,…
- Các ý nghĩa đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của
sự tình
- Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình , liên quan đến
khung ngữ nghĩa- ngữ pháp của vị từ cũng như mối quan hệ giữa chủ thể
được nói đến trong câu và vị từ (ý nghĩa về thời, thể và các ý nghĩa được thể
hiện bằng các vị từ tình thái, cho biết chủ thể có ý định, có khả năng, mong

muốn thực hiện hành động…).
- Các ý nghĩa phản ánh đặc trưng khác của phát ngơn và hành động phát
ngơn có liên quan đến ngữ cảnh, xét theo quan điểm đánh giá của người nói.
Ví dụ sự so sánh của người nói về mức độ hiểu biết của người nghe, sự đánh
giá của người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác,…
- Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngơn của người nói, hay nói theo lý
thuyết hành động ngơn từ, là thể hiện kiểu mục đích tại lời mà người nói thực
hiện (hỏi, ra lệnh, yêu cầu, xác nhận, bác bỏ, thề, khuyên, mời,…) xét ở bình
diện liên nhân (interpersonal), thể hiện sự tác động qua lại giữa người nói và
người đối thoại.” (15, tr.91- tr.92). Qua đó, Nguyễn Văn Hiệp khẳng định
cách hiểu tình thái theo nghĩa rộng được Bybee diễn đạt một cách ngắn gọn


14

“tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề”.
[(Dẫn theo 15, tr.92)].
Để thể hiện ý nghĩa tình thái hay là thái độ đánh giá của người nói đối
với nội dung thơng báo của phát ngôn cần sử dụng và phối hợp các phương
tiện tình thái. Phương tiện tình thái trong phát ngơn rất phong phú và đa dạng.
Cụ thể, có thể liệt kê như sau:
*Phương tiện ngữ âm
Phương diện ngữ âm của phát ngơn, tức là các hiện tượng ngơn điệu,
trong đó người ta thường khảo sát, miêu tả về nhịp điệu của câu văn; về trọng
âm của từ, trọng âm của câu, tính chất mở khép của các âm tiết, đặc trưng
bổng trầm của các nguyên âm. Trong luận văn này, chúng tơi chủ yếu tìm
hiểu về nhịp điệu và trọng âm của câu văn.
- Nhịp điệu của câu văn
Theo từ điển Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (14, tr.206): “Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều

đặn và có sự thay đổi các hiện tượng ngơn ngữ, hình ảnh, mơ típ,… nhằm thể
hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống,
chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật.”.
Còn trong cuốn Ngữ điệu Tiếng Việt Sơ khảo, Đỗ Tiến Thắng đã đưa ra
một khái niệm khá gọn và súc tích về ngữ điệu như sau: “Ngữ điệu là một
hiện tượng ngôn điệu được tạo thành từ sự hoạt động của các nét khu biệt âm
học tại những hình tiết nhất định trong câu. Ngữ điệu làm cho câu được hiện
thực hóa và trở thành đơn vị giao tiếp” [30, tr.60]. Trong các hiện tượng ngôn
điệu, nhịp điệu chính là một yếu tố thuộc vào ngữ điệu.
Đối với thơ, mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Dịng thơ lại có kiểu
ngắt nhịp của luật thơ với độ dài ngắn, cân đối hoặc không cân đối khác nhau.
Nhịp điệu của thể thơ và luật thơ tạo thành cái nền nhịp điệu, trên đó nhà thơ


15

tạo dựng nên nhịp điệu riêng cho thơ mình gắn với các phương tiện ngữ
nghĩa.
Trong văn xuôi, nhịp điệu của tổ chức lời văn được hình thành trên cơ sở
sự phân tách văn bản thành chương hồi, đoạn. Câu văn dài ngắn, khúc khuỷu
được lặp lại cũng tạo nên nhịp điệu cảm nhận đời sống.
Ví dụ: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Nếu đọc: Sài Khao /sương lấp đoàn quân mỏi -> Nghĩa là sương lấp ở
đây là sương che lấp đoàn quân.
Nếu đọc: Sài Khao sương lấp/ đoàn quân mỏi -> Câu thơ sẽ thay đổi ý
nghĩa: sương lấp Sài Khao.
Ta thấy cách ngắt nhịp thay đổi thì nghĩa thay đổi (Nghĩa tình thái)
- Trọng âm của câu (trọng âm của cụm từ): tức là nhấn giọng vào từ nào
đó trong câu.
Theo Nguyễn Thiện Giáp “Trọng âm là một biện pháp âm thanh làm nổi

bật một đơn vị ngôn ngữ lớn hơn âm tố (như âm tiết, từ, ngữ đoạn hoặc câu)
để phân biệt với những đơn vị ngôn ngữ khác ở cùng cấp độ” [13, tr.169]. Có
thể chia trọng âm thành hai kiểu: trọng âm từ và trọng âm câu. Trong đó,
trong các ngơn ngữ biến hình trọng âm từ là hiện tượng phổ biến nhưng đối
với Tiếng Việt chỉ có hiện tượng nhấn giọng ở một âm tiết nào đó trong câu.
Người ta gọi đó là trọng âm của câu.
Ví dụ: Đẹp nhỉ!
Nếu phát âm nhấn trọng âm vào từ “đẹp” thì người nói ở đây đang nhấn
mạnh từ đẹp và thể hiện sự ngạc nhiên với ý nghĩa tích cực là khen ngợi.
Ngược lại, nếu phát âm nhấn trọng âm vào từ “nhỉ” bẳng cách biến âm
“đẹp nhẩy” thì người nói đang có mục đích mỉa mai, giễu cợt.


16

Các phương tiện của ngữ âm là nhịp điệu và trọng âm dùng để biểu thị
tình thái trong câu nói. Trong các văn bản văn học thì để nhận diện phương
tiện ngữ âm biểu thị tình thái địi hỏi phải gắn với văn cảnh và các dấu câu.
* Các phương tiện từ vựng
- Động từ tình thái:
Trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã ít nhiều nói tới
động từ tình thái. “Động từ tình thái theo ơng thường biểu thị các ý nghĩa tình
thái (có tính chất q trình) khác nhau:
+ Ý nghĩa tình thái về sự cần thiết: cần, nên, phải, cần phải,…
+ Chỉ ý nghĩa tình thái về khả năng: có thể, khơng thể, chưa thể,…
+ Chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan,…
+ Chỉ ý nghĩa tình thái mong muốn: mong, mong muốn, mong ước, ước
muốn,…
+ Chỉ ý nghĩa tình thái tiếp thu, chịu đựng: bị, mắc, phải, được,…
+ Chỉ ý nghĩa tình thái đánh giá, nhận định: cho, xem,thấy,…” [2, tr.92].

Tuy nhiên, để phân tích và nghiên cứu động từ tình thái một cách kỹ
lưỡng phải kể đến cơng trình nghiên cứu của Bùi Trọng Ngoãn, Nguyễn Văn
Hiệp,… Bùi Trọng Ngoãn đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và khá hoàn
chỉnh về động từ tình thái Tiếng Việt trên các bình diện kết học, bình diện
nghĩa học và bình diện dụng học. Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú
pháp, Nguyễn Văn Hiệp đã nghiên cứu một cách cụ thể các phương tiện biểu
thị tình thái trong Tiếng Việt. Ơng cho rằng “Các vị từ tình thái tính làm
chính tố trong ngữ đoạn vị từ là: toan, định, cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy,
đừng, chớ,…” [15, tr.140]
Ở đây, chúng tôi nghiên cứu động từ tình thái dựa trên hai tiêu chí nhận
diện:


17

+ Nó phải đứng trước một động từ miêu tả. Động từ miêu tả ấy phải làm
bổ ngữ trực tiếp cho nó.
+ Cả hai động từ vừa kể phải có cùng chủ thể
VD1: Nó bị ngã.
“bị” là động từ tình thái, đứng trước động từ miêu tả “ngã”. Đồng thời
chúng cùng chủ thể “nó” thể hiện ý nghĩa tình thái chịu đựng
VD 2: Tôi cần uống một hớp nước.
“cần” là động từ tình thái, đứng trước động từ miêu tả “uống” và cùng
chủ thể “tơi” thể hiện ý nghĩa tình thái mong muốn.
Cịn trong những ví dụ sau:
VD 3: Nó bị đánh ba roi.
“bị” ở đây là động từ thể hiện thế bị động, khơng phải động từ tình thái.
Ta thấy, “bị” và “ đánh” không cùng chủ thể.
VD 4: Tôi cần tiền.
“cần” là động từ miêu tả, không phải động từ tình thái. Vì nó đi liền với

“tiền” là danh từ.
- Phó từ: “Phó từ là hư từ thường dùng kèm với thực từ (động từ, tính
từ). Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với thực
tại, đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các
quá trình và đặc trưng trong hiện thực” [2, tr.124]. Theo đó, Diệp Quang Ban
phân loại phó từ như sau:
+ Nhóm phó từ chỉ thời gian: đã, từng, mới, sẽ, gặp,…
+ Nhóm phó từ so sánh và phó từ chỉ sự tiếp diễn: cũng, đều, vẫn, cứ,
cịn, nữa, cùng,…
+ Nhóm phó từ trình độ: rất, lắm, q, cực kì, hơi, khí, khá,…
+ Nhóm phó từ phủ định, khẳng định: khơng, chẳng, chưa có,…
+ Nhóm phó từ sai khiến: hãy, đừng, chớ,…


18

+ Nhóm phị từ chỉ kết quả: mất, được, ra, đi,…
+ Nhóm phó từ chỉ tần số: thường, năng, ít, hiếm, ln, ln ln,
thường thường,…
+ Phó từ tác động: cho
+ Nhóm phó từ chỉ các ý nghĩa tình thái chủ quan hoặc khách quan (biểu
thị diễn biến bất ngờ hoặc diễn biến với tốc độ nhanh, mạnh; biểu thị tình thái
khẳng định ý chí của chủ thể đối với quá trình hay đặc trưng; biểu thị tình thái
khẳng định hậu quả theo thái độ người nói).
Trong giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt của cơ Trương Thị Diễm cũng có
sự phận định khá rạch rịi về phó từ trong Tiếng Việt. Khác với Diệp Quang
Ban, cơ cịn kể thêm một loại phó từ khác là phó từ chỉ sự kết thúc hành động:
xong, rồi,… [11, tr.27].
Qua tìm hiểu những bài nghiên cứu đó, chúng tơi tổng hợp và phân loại
phó từ thành 2 loại chính: Tiền phó từ và hậu phó từ. Tiền phó từ gồm có 7

nhóm nhỏ:
+ Những phó từ chỉ hiện tượng tương tự: đều, cũng, vẫn, cứ, lại,...
VD: Con cũng nhớ mẹ.
+ Phó từ chỉ tần số: thường, hay, năng, ít, hiếm,…
VD: Những lúc tơi làm sai, ba thường im lặng.
+ Phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang,…
VD: Tôi đã ăn cơm.
Tôi đang ăn cơm
Tôi sẽ ăn cơm
Tôi vừa ăn cơm
Tôi sắp ăn cơm
Tôi mới ăn cơm
+ Phó từ chỉ tính chất, mức độ: rất, hơi, khá, quá,…


×