Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Công tác xây dựng môi trường thân thiện, an toàn và hiệu quả tại trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.61 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
*******

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Lớp bồi dưỡng CBQL trường mầm non/phổ thông
Tại Thành phố Cam Ranh
Năm học: 2018 - 2019

Tên tiểu luận:
CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG
THÂN THIỆN, AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM PHÚC BẮC 2,
THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA

Học viên: Lê Thị Kim Anh
Đơn vị: Trường Tiểu học Cam Phúc Bắc 2
Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

CAM RANH, THÁNG 09/2018


Xin chân thành cám ơn Trường tiểu học Cam Phúc
Bắc 2, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cam Ranh, Sở
Giáo dục & Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban nhân dân thành
phố Cam Ranh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được
học lớp Bồi dưỡng CBQL trường tiểu học khóa học năm
2018-2019 tại Phịng giáo dục và đào tạo Cam Ranh.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn đến quý thầy cô giáo
trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Đặc
biệt là sự hướng dẫn tận tình của cơ Hiệu trưởng trường tiểu


học Cam Phúc Bắc 2, các giáo viên trường Cán bộ quản lý
giúp tơi hồn thành Tiểu luận này .
Xin trân trọng cám ơn .

Học viên : Lê Thị Kim Anh


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Lý do chọn đề tài

1

1.1 Lý do pháp lý

1

1.2 Lý do lý luận

2

1.3 Lý do thực thực tiễn

3

2. Phân tích tình hình thực tế và cơng tác xây dựng mơi trường
thân thiện, an tồn và hiệu quả tại trường Tiểu học Cam Phúc

Bắc 2 thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

3

2.1 Giới thiệu khái quát trường .

3

2.2 Thực trạng về vấn đề liên quan đến công tác xây dựng mơi
trường thân thiện, an tồn và hiệu quả của trường.

4

2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức để đổi mới

11

nâng cao chất lượng về công tác xây dựng mơi trường thân thiện, an
tồn và hiệu quả của nhà trường.
2.4. Kinh nghiệm thực tế những việc đã làm của đơn vị

13

3. Kế hoạch hành động quản lý, chỉ đạo việc xây dựng mơi
trường thân thiện, an tồn và hiệu quả tại trường Tiểu học Cam
Phúc Bắc 2 năm học 2018- 2019

14

4. Kết luận và kiến nghị


15

4.1. Nhận định chung về vấn đề nghiên cứu.

15

4.2. Kiến nghị với cơ quan giáo dục cấp trên với cơ sở và các đơn vị
liên quan.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành qui định về trường học an tồn phịng chống tai nạn thương tích trong trường
phổ thơng.
- Cơng văn số 1538/SGD&ĐT-GDTH của Sở giáo duc & Đào tỉnh Khánh Hoà ngày 20
tháng 11 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008-2013
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm học của Phịng giáo dục từ 2010 đến nay.
- Cơng văn số 828/PGDĐT ngày 01/09/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố
Cam Ranh về việc hướng dẫn công tác xây dựng văn hóa đọc trong trường tiểu học;
- Cơng văn số 664/ SGDĐT- GDTrH v/v triển khai thực hiện Thông tư 01/2017/TTBGDĐT về giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu hoc, trung học cơ sở.
- Kế hoạch số 876/ KH-PGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2017 về việc hướng dẫn công tác
tập huấnvà thực hiện tổ chức lớp học theo mơ hình trường học mới.
- Cơng văn số 721/SGDDT-GDTH về việc triển khai giảng dạy thực hành giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh tiểu học năm học 2015-2016;
- Công văn 1566/SGDĐT- GDTH ngày 7/8/2017 về việc tổ chức tập huấn Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học trong tiết sinh hoạt lớp;

- Công văn số 823/PGDĐT ngày 01/09/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Ranh
về việc triển khai giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học;


1. Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do pháp lý
Thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ về tình thương yêu con người, vì tương lai của dân
tộc, thực hiện lời dạy của Người "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người", tất cả vì học sinh thân yêu. Nhằm từng bước xây dựng trường học ngày
càng thân thiện đối với các em; ngày 22 tháng 07 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra
chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013 nội
dung xây dựng có 5 tiêu chí trong đó tiêu chí đầu tiên là "Xây dựng trường lớp xanh,
sạch, đẹp, an tồn. Dựa theo cơng văn số 1741/ BGDĐT –GDTrH về việc hướng dẫn
đánh giá kết quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
ban chỉ đạo thành phố Cảm Ranh, tỉnh Khánh Hoà đã tiến hành đánh giá phân loại, xây
dựng và chỉ đạo điểm cho một số trường học, trong đó có trường tiểu học Cam Phúc Bắc
2 đạt hiệu quả cao.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hồ cũng có chỉ thị số 1538/SGD&ĐT-GDTH
ngày 20 tháng 11 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thơng, trong đó chỉ đạo rõ trách nhiệm
của từng cơ quan, ban ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện với mục tiêu huy động sức
mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngồi nhà trường để xây dựng mơi trường giáo
dục thân thiện, an toàn phù hợp điều kiện với từng địa phương, đáp ứng nhu cầu của xã
hội, nhu cầu học tập, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học
tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Công văn số 4458/QĐBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22 tháng 08 năm 2008 ban hành quy định về
"Xây dựng trường học an tồn, phịng chống các tai nạn, thương tích". Trên tinh thần đó
hàng năm cơ quan giáo dục toàn thành phố đã phối hợp với cơ quan cơng an, xây dựng
mơ hình "Trường học an toàn về an ninh trật tự và cán bộ giáo viên, học sinh đoàn kết xây
dựng đời sống văn hố", cơng đồn các cấp cũng đã phát động phong trào "Xây dựng cơ

quan đạt chuẩn văn hóa". Cơng văn số 828/PGDĐT ngày 01/09/2017 của Phòng Giáo dục
và Đào tạo Thành phố Cam Ranh về việc hướng dẫn công tác xây dựng văn hóa đọc trong
trường tiểu học; Cơng văn số 823/PGDĐT ngày 01/09/2017 của Phòng Giáo dục và Đào
tạo Cam Ranh về việc triển khai giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học; Công văn
1566/SGDĐT- GDTH ngày 7/8/2017 về việc tổ chức tập huấn Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học trong tiết sinh hoạt lớp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm toàn thể cán
bộ giáo viên, công nhân viên và các em học sinh trong việc xây dựng ngôi nhà chung
ngày càng phát triển để tất cả học sinh đều đến trường học tập và vui chơi trong một ngôi
trường thân thiện.


1.2 Lý do lý luận
Chính những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo duc nhằm đáp ứng yêu cầu
cơng nghiệp hố, hiện đại đất nước là giáo dục con người phát triển tồn diện. Khi nói
đến con người là nói đến văn hố, vì tồn bộ giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất
năng lực tinh thần của con người. Đối với nhà trường, văn hóa là tài sản quý giá nhất là
nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại, nơi đào luyện những lớp người
mới, chủ nhân giữ gìn và sáng tạo văn hoá cho tương lai, cũng là nơi con người với con
người cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hố. Đối với học sinh một mơi
trường khơng thể thiếu để hình thành và phát triển nhân cách cho các em đó là trường
học.
Trường học, là ngơi nhà thứ hai của các em đặc biệt, với mái trường tiểu học là nơi để
lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời mỗi con người vì bậc tiểu học là bậc học có thời
gian dài nhất của quảng đời học trị. Với mái trường này khơng chỉ là người bạn mà là nơi
cất dấu những kỉ niệm buồn vui của quảng đời học trò thơ ngây trong trắng . Cũng là cái
nôi đầu tiên cho các em bắt đầu bước vào cuộc sống học tập và lao động, được tiếp thu
những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để hình
thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong một môi
trường thuận lợi đó chính là mơi trường giáo dục.
Mặt khác mơi trường giáo dục ln có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển

nhân cách của học sinh thơng qua các mối quan hệ xã hội đa dạng trong cuộc sống học
tâp, sinh hoạt hàng ngày đối với các em.
Trong mỗi chúng ta, ai không mong muốn được sống học tập, vui chơi trong một môi
trường thật sự thân thiện, an tồn và hiệu quả, đó cũng chính là mơi trường xanh, sạch,
đẹp, an tồn tạo sự hứng thú, hấp dẫn làm cho các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy
cô, bạn bè. Trường học thân thiện , xanh, sạch đep, an tồn cịn có ý nghĩa thiết thực trong
việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen bảo vệ môi trường và sự lan tỏa đến gia đình,
cộng đồng nơi các em đang sống. Đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp, lối
sống văn minh, văn hoá cho thể hệ trẻ từ tuổi học đường, làm cho các em ham thích đến
trường, làm cho các em thấy được "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Tuy nhiên, để có được một ngơi trường thân thiện, an toàn và hiệu quả trong điều kiện
trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo là một việc làm rất khó đối với cán
bộ quản lý. Cơng viêc địi hỏi phải có kinh phí, phải có sự phối hợp đồng bộ của các
ngành các cấp, phải có tầm nhìn chiến lược, vừa địi hỏi nguồn nhân lực thì mới thực
hiện và có hiệu quả được.
1.3 Lý do thực thực tiễn


Để giáo dục con người phát triển toàn diện vừa học giỏi, chăm làm vừa biết thưởng
thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên xung quanh cuộc sống thì cơng tác xây dựng mơi
trường thân thiện, an tồn trong nhà trường là một việc làm phải được quan tâm.Trong
thực tế, một phần do nguyên nhân khách quan, một phần do nguyên nhân chủ quan cuộc
vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực vẫn chưa thực sự hiệu quả,
nhà trường vẫn chưa tạo được cảnh quan môi trường tốt đẹp cuốn hút học sinh. Hàng
ngày học sinh vẫn có thói quen vứt rác bừa bãi, khn viên chưa được quy hoạch, sân
chơi chưa được bê tơng hóa, nhiều khu đất bị bỏ trống, nhà vệ sinh chưa sạch, chưa đủ
cho học sinh, vườn hoa, cây cảnh, đường đi, lối lại chưa thực sự sạch đẹp, hệ thống phịng
cháy, chữa cháy trang bị chưa đầy đủ...Bên cạnh đó ý thức của người dân chưa cao, còn
hay đổ rác, chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.
Thực hiện sự chỉ đạo của các ngành, các cấp, thực hiện phong trào thi đua xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực trong 5 năm qua từ một ngơi trường có khn
viên chưa được quy hoạch, vườn hoa, cây cảnh, nhà vệ sinh chưa kiên cố, sân trường
chưa được bê tơng hố hồn tồn, học sinh chưa thực sự đi vào nề nếp, môi trường giáo
dục chưa được thật sự thân thiện, văn minh, an toàn và hiệu quả. Được sự hỗ trợ của lãnh
đạo các cấp. sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, của cha mẹ học sinh, sự nổ lực của
tập thể thầy và trò trường tiểu học Cam Phúc Bắc 2 đã có những bước chuyến biến mạnh
mẽ trong công tác xây dựng trường học thân thiện, sạch đẹp, an toàn. Đúc rút từ thực tế
của đơn vị, bản thân mạnh dạn chia sẻ đề tài "Công tác xây dựng mơi trường thân thiện,
an tồn và hiệu quả và hiệu quả tại trường Tiểu học Cam Phúc Bắc 2" nhằm góp phần
xây dựng mơi trường giáo dục nhà trường ngày càng xứng đáng là nơi gieo hạt giống cho
thế hệ tương lai.
2. Phân tích tình hình thực tế và cơng tác xây dựng mơi trường thân thiện, an tồn
và hiệu quả tại trường Tiểu học Cam Phúc Bắc 2 thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh
Hoà.
2.1 Giới thiệu khái quát trường .
Bối cảnh của trường: Trường Tiểu học Cam Phúc Bắc 2 được thành lập vào ngày 18
tháng 8 năm 2003 trên cơ sở được tách ra từ điểm B của trường Tiểu học Cam Phúc Bắc.
Qua hơn 7 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành vào tháng 10 năm 2010 trường đã
được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Từ năm học 2010- 2011 đến nay, cùng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hồ, Phịng Giáo dục thành phố Cam Ranh và chính quyền
đồn thể các ban ngành đia phương, sự nổ lực phấn đấu nhiệt tình của tập thể cán bộ giáo
viên, nhân viên và học sinh toàn trường, cảnh quan sư phạm và chất lượng giáo dục của


nhà trường từng bước xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển. Hiện tại toàn thể cán
bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trường Tiểu học Cam Phúc Bắc 2 ln cố gắng
phấn đấu, hồn thiện duy trì vững chắc kết quả đã đạt được của trường chuẩn quốc gia
mức độ 1 làm nền tảng để tiến tới xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2.
Quy mô phát triển giáo dục

Số lượng học sinh:
Stt

Khối lớp

Số lớp

Số HS

1

Một

5

163/68

2

Hai

4

138/65

3

Ba

3


107/51

4

Bốn

4

125/58

5

Năm

4

119/64

20

652/306

TÔNG CỘNG
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Tổng số CB-GV-NV: 38/35 nữ. Trong đó:
+ Ban giám hiệu:
+ Giáo viên:

2/2 nữ

29/28 nữ

+ Tổng phụ trách: 1/1nữ
+ Nhân viên:

6/4 nữ

- Trình độ đào tạo: 100% Giáo viên đạt chuẩn đào tạo. Trong đó trên chuẩn 90%
- So với biên chế còn thiếu 01 giáo viên.
Chất lượng đội ngũ: Giáo viên dạy giỏi tỉnh 04; giáo viên dạy giỏi thành phố 08; giáo
viên dạy giỏi cấp trường hàng năm đều vượt chỉ tiêu; thư viện đạt giáo viên thư viện giỏi
tỉnh; kế toán đạt kế toán giỏi thành phố.
Cơ sở vật chất: Số phòng học: 20, 01 phòng Âm nhạc, 01 phòng Tiếng Anh, 01 phòng
Tin học; 01 khu hành chính gồm 8 phịng chức năng.
Có đầy đủ các bộ phận Chi bộ Đảng, Cơng đồn, Chi đồn.
2.2 Thực trạng về vấn đề liên quan đến công tác xây dựng mơi trường thân thiện,
an tồn và hiệu quả của trường.
Trong những năm qua trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 tuy nhiên cơ sở vật chất,
cảnh quan sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra theo từng tiêu chí.


Thực tế trường đã có cây xanh nhưng chưa được phong phú. Nhiều khu đất còn bỏ
trống chưa được trồng phủ xanh. Sân trường chưa được bê tơng hố hồn tồn , hệ thống
xử lý rác khơng có, hố rác nhỏ, cạn phía sau trường gần đường mương thốt nước thải
của các hộ dân, thùng rác khơng có nắp đậy, cỗng rảnh thốt nước khơng được khơi thơng
về mùa mưa sân trường đều bị động nước, nhà vệ sinh cho học sinh chỉ là nhà tạm chưa
có hầm tự hoại, mùi hơi thối khơng được xử lý, chưa có nhà về sinh cho giáo viên. Học
sinh vẫn cịn thói quen vứt rác bừa bãi, một số em còn vẽ bẩn lên tường. Khuôn viên
trường chưa được quy hoạch theo một mơ hình tổng thể; trồng cây theo kiểu tự phát, thấy
đất trống thì trồng chưa ngay hàng thẳng lối. Bồn hoa, cây cảnh cịn ít chưa được đẹp.

Bên cạnh đó trường lại có một số cây cao nếu học sinh leo trèo có thể bị ngã gãy tay, gãy
chân ...Nhà cao tâng có lan can nhưng lan can bằng inox thấp trơn nếu đùa giỡn, xô đẩy
mạnh hoặc học sinh treo lên lan can để chơi thì cũng rất nguy hiểm đến tính mạng nếu bị
ngã xuống sân.
Trường lại nằm sát ngay tuyến đường quốc lộ 1, vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn giao thông
nếu học sinh không chấp hành tốt luật an tồn giao thơng đường bộ.
Trường chưa được trang bị đầy đủ hệ thống phòng chống cháy nổ.
Từ những thực trạng nêu trên để xây dựng được mơi trường thân thiện, an tồn và hiệu
quả theo 4 chức năng của người quản lý trường đã làm được những việc cụ thể như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch
Trước tiên Hiệu trưởng xây dựng nội dung cụ thể là cái đích cần đạt để xây dựng kế
hoạch phấn đấu thực hiện. Muốn xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường theo hướng
thân thiện, an toàn và hiệu quả thì phải xây dựng được các yêu cầu cần đạt phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Từ đó, làm mốc thực hiện theo từng
giai đoạn cụ thể:
+ Tiêu chí một: Phải trồng cây có bóng mát theo lối đi, phải phủ xanh những khu đất
trống bằng những loại cỏ phù hợp theo sơ đồ quy hoạch. Cảnh quan sư phạm nhà trường
phải được sắp xếp, bố trí hài hồ, hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong mơ hình
quy hoạch tổng thể lâu dài của nhà trường. Phải có bồn hoa được chăm sóc chu đáo; cây
cảnh có nhiều màu sắc rực rỡ, nở được nhiều mùa trong năm. Xây dựng được những quy
định, bảng biểu, áp phích về nếp sống văn minh, lối sống tiết kiệm để nhắc nhở học sinh
thực hiện.
+ Tiêu chí hai: Phải có đủ nhà vệ sinh riêng cho giáo viên, học sinh và luôn được vệ
sinh sạch sẽ hàng ngày, thùng rác phải có ắp đậy để ở vị trí thuận lợi để học sinh dễ sử
dụng, hệ thống cống rãnh xung quanh khu vực trường phải thường xun được khơi
thơng, có tấm đậy an tồn, sân trường phải được bê tơng hố đảm bảo bầu khơng khí


trông lành không bị ô nhiểm, lớp học sạch sẽ đủ ánh sáng, thống mát, có nội quy bảo vệ
trường học, nhà vệ sinh...

+ Tiêu chí ba: Tuyệt đối khơng có học sinh đánh nhau trong nhà trường, khơng được xơ
đẩy nhau trên lan can, khơng có học sinh vi phạm luật giao thơng đường bộ, khơng có học
sinh bị tai nạn thương tích, trang bị hệ thống phịng cháy chữa cháy phải đầy đủ gắn ở nơi
thuận tiện nhất.
Là một nhà quản lý, tôi đã xây dựng kế hoạch từng phần việc cụ thể theo điều kiện
thực tế của đơn vị, để tổ chức thực hiện mọi công việc diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả.
Lên dự toán thật chi tiết kinh phí thực hiện từng cơng việc; tổ chức họp ban đại diện
cha mẹ học sinh của trường thơng qua bản dự trù lấy ý kiến sau đó phô tô bản dự trù thu
chi từng khoản, mục cho từng giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm chủ động phối
hợp vớp ban đại diện CMHS lớp mình thơng qua cho tất cả các thành viên trong lớp biết,
thảo luận góp ý, nhà trường tổng hợp ý kiến bổ sung chỉnh sửa phù hợp với nguyện vọng
của phụ huynh trình UBND xin chủ trương vận động.
Sau khi vận động được tổng hợp kinh phí báo cáo kịp thời với với ban đại diện cha mẹ
học sinh để phối hợp thực hiện. Công khai rộng rãi kịp thời chi tiết cho toàn thể CBGV,
CNV, PHHS biết từng phần việc đã làm, dự định sẽ làm, kế hoạch chiến lược ngắn hạn,
dài hạn thông qua các buổi họp định kỳ.
Bước 2: Tổ chức chỉ đạo thực hiện
Sau khi đã được lãnh đạo các cấp phê duyệt kế hoạch, phụ huynh học sinh thống nhất
đồng thuẫn, nhà trường tiến hành triển khai thực hiện. Trong đó tập trung vào nội dung
xây dựng trường học thân thiện, an toàn để làm tiền đề thực hiện các nội dung tiếp theo
đạt hiệu quả.
Trước hết, thành lập ban chỉ đạo phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực"; "Trường học an toàn về an ninh trật tự, đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa" là những thành viên tiêu biểu, nhiệt tình tâm huyết, đứng đầu các đồn thể, tổ
chun môn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, quản triệt kỹ mục tiêu thực
hiện, kiểm tra đánh giá kết quả sau từng giai đoạn thực hiện, sau từng phần việc được
giao.
Triển khai kế hoạch cho cả hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh học sinh nắm rõ
về mục đích, ý nghĩa và vai trị của trường học:"thân thiện, an toàn và hiệu quả" là đem
lại lợi ích thiết thực cho học sinh từ đó mỗi người ai cũng có trách nhiệm cao trong việc

thực hiện phong trào.


Kết quả thực hiện phải thể hiện rõ nét trên sân trường, trong lớp học, trong một thời
gian nhất định khơng nên kéo dài kế hoạch vì các nội dung này khơng tốn kém nhiều kinh
phí mà chỉ cần mọi người giác ngộ. Trong nội dung thực hiên nhà trường tập trung vào ba
nội dung cấp bách để chỉ đạo thực hiện trước đó là:
+ Thứ nhất: Đảm bảo đủ nhà vệ sinh cho thầy và trị và ln được vệ sinh sạch sẽ.
+ Thứ hai: Bê tơng hố sân chơi, giữ gìn sân chơi, lớp học, khn viên nhà trường
sạch đẹp, đường đi lối lại khơng có rác.
+ Thứ ba: Sân trường phải có cây bóng mát, bồn hoa, thảm cỏ xanh không để đất trống.
+ Thứ tư: An toàn trong giờ học, giờ chơi, khi tham gia giao thông trên đường bộ, trật
tự khi qua đường, trật tự khi đưa đón con em ở khu vực cổng trường. Phân công rõ trách
nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên một cách hợp lý, hiệu quả thì mọi cơng việc sẽ
nhanh chóng hồn thiện.
Phối hợp chặt chẽ với ban đạ diện cha mẹ học sinh, các đơn vị bộ đội kết nghiã đóng
trên địa bàn quy hoạch lại, làm bê tơng hố sân trường những nơi cần thiết. Kinh phí từ xã
hội hố giáo dục; tổ chức văn nghệ gây quỹ.
Bước 3: Lãnh đạo thực hiện
Để thực hiện phong trào này nhà trường đã trang bị đầy đủ các giỏ rác, thùng rác, bố trí
để hợp lý tại sân trường, trong các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được
gián các khẩu hiệu tuyên truyền" hãy bỏ rác đúng nơi quy định"; " Bỏ rác vào thùng";
"Hãy bảo vệ môi trường"; Phân công đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, tình
hình thực hiện của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa
tốt, tổng hợp báo cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm.
Chiều thứ sáu cuối tuần tổng hợp phân loại, xếp loại vị thứ, sáng thứ hai đầu tuần tuyên
dương những lớp điển hình, nhắc nhở kịp thời các lớp còn vi phạm và yêu cầu cam kết
thời gian tiếp theo thực hiện tốt hơn.
Phịng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà trường
và cha mẹ của các em. Trường tiểu học Cam Phúc Bắc 2 nằm ngay cạnh tuyến đường

quốc lộ, là người quản lý, tôi thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
Treo bảng: “Khu vực đón học sinh”, “ Cấm đậu xe trước cổng trường”, “Không tụ tập
buôn bán trước cổng trường”, “Nơi để xe của phụ huynh”để phụ huynh học sinh thực
hiện. Đảm bảo cổng trường thơng thống không ách tắc giao thông khi tan học. Tổ chức
giáo viên giăng dây cho học sinh qua đường.
Qui định tất cả học sinh đi qua đường phải theo sự hướng dẫn của giáo viên nhưng em
đi xe đạp khi ra khu vực cổng trường giờ tan học không được chạy xe mà phải dắt xe qua


khu vực đông người mới được phép lên xe đi. Khơng đi bộ tràn ra lịng lề đường khi tan
học. Giao cho tổng phụ trách Đội và phụ trách chi đội, triển khai thực hiện.
Giao cho bảo vệ trực tiếp thực hiện công tác ổn định trật tự giao thông khu vực cổng
trường vào giờ đưa, rước học sinh. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, cửa kiếng, nếu
có hư hỏng về đường dây, ổ cắm, nứt kiếng phải báo cáo hiệu trưởng dự trù kinh phí thay
liền, sửa liền, tuyệt đối khơng để tình trạng hơm nay hỏng mà tuần sau mới sửa.
Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên
hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt, kỹ năng khi tham gia giao thông trên
đường bộ đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ
trách Đội, giáo viên Thể dục, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên
truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện.
Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở học sinh không sờ tay vào
ổ cắm điện; không leo lên lan can của nhà cao tầng; không xô đẩy nhau khi đi lên xuống
cầu thang; không chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn, không tự ý ra biển, xuống ao hồ
tắm khi chưa được sự cho phép của người lớn…Hay giáo dục học sinh một số kỷ năng xử
lý tình huống thường gặp trong trường như: kỹ năng xử lý tình huống khi thấy bạn bị té
chảy máu chẳng hạn. Gặp tình huống trên thì các em phải báo ngay cho thầy cô biết, phải
khẩn trương đưa bạn vào phịng y tế. Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra vì các
em đã học nên các em có thể xử lý được ngay.
* Phong trào “ xanh, sạch đẹp sân trường”
Để thực hiện phong trào này, sau khi làm xong phần bê tơng hóa sân, nhà trường tập

trung huy động mọi nguồn lực trồng thêm cây xanh, hồn thành thảm cỏ, vườn hoa.
Trồng đã khó nhưng giữ cho cây cối phát triển lại càng khó, địi hỏi khâu tưới tắm, chăm
sóc chu đáo. Nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa, các em phấn khởi tự
giác cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa cho lớp mình
hàng ngày tưới cây, bón phân chăm sóc đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt, sạch sẽ. Tạo
nên khuôn viên nhà trường xanh mát, tươi tắn quanh năm.
* Phong trào “ lớp em sạch đẹp, thân thiện và an tồn”
Khơng chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng mơi
trường học tập hiệu quả cịn được đặt ra ở từng lớp học. Nhà trường đã chủ động tiết kiệm
kinh phí thực hiện trang trí lớp học theo hướng dẫn của Sở, Phòng giáo dục mua sắm tủ
đựng trang thiết bị dạy học, cịn việc trang trí chủ đề năm học, trang ảnh theo chủ đề
tháng, trồng cây xanh trước lớp do giáo viên chủ nhiệm và học sinh đảm nhận.
Hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm, rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm bảo vệ
mơi trường, thiên nhiên làm sao các em có thể cảm nhận: có thêm chậu cây, lớp học như


thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vơ tận của các em, có thêm một
mầm non, một chiếc lá sắp nhú, có chiếc lá đã già cỗi, bắt đầu ngả vàng, thân cây đã dài
thêm được một đoạn …tất cả chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên giảm bớt mọi căng
thẳng, mệt mỏi trong học tập.
Yêu cầu các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Thứ sáu
hàng tuần thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kiếng, quét mạng nhện …
Giao cho y tế học đường, giáo dục sức khỏe, kiểm tra việc thực hiện của các lớp, nhắc
nhở các em ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn,
vệ sinh thân thể hàng ngày sạch sẽ. Bởi trong một mơi trường đẹp thì con người ở đó
cũng địi hỏi phải đẹp, mơi trường đẹp, học sinh đẹp, thì lớp mới đẹp.
Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể cho học sinh để các em cùng nhau xây
dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngơi nhà của các em.
* Phong trào: “ Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”
Xây dựng nội qui sử dụng cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ.

Đi tiểu: đúng nơi qui định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đại tiện: vào
khu vực qui định, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước khi đi đại tiện, rửa
tay sạch sẽ… Bảng nội qui được dán ngay trước các khu vệ sinh của học sinh. Chỉ đạo
giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội qui sử dụng cơng trình vệ sinh, tạo
thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của nhân viên phục vụ. Ít
nhất một ngày phải thực hiện ba lượt vệ sinh, cụ thể là sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ
ra chơi buổi chiều và khi học sinh tan học
* Phong trào “Xây dựng văn hóa đọc”
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trong phong trào “Xây dựng văn hóa
đọc”, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động như mô hình thư viện góc
lớp, thư viện ngồi trời, thư viện thân thiên…Các mơ hình này được thể hiện qua các góc
đọc, góc viết, góc văn hóa địa phương, góc trị chơi…ở trong lớp học cũng như ở ngoài
sân trường, tạo môi trường thân thiện để học sinh đến thư viện học tập và giao lưu.
Bên cạnh đó cán bộ - giáo viên tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của
học sinh: Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp khơng thể thiếu trong q trình giáo
dục, nó có vai trị và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành cơng nội dung giáo dục với
các hình thức cụ thể như:
Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần, thơng qua chương trình phát thanh măng
non, trong sinh hoạt Sao, sinh hoạt Đội.


Tổ chức thi vẽ tranh về chủ đề: “Em yêu nước sạch”; “Mĩ thuật Khánh Hòa khẩu hiệu
tuyên truyền: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Khơng vứt rác là văn
minh”, “Trường em sạch đẹp, thân thiện và an toàn”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù".
Thông qua tuyên truyền giáo dục đa số các em có ý thức thực hiện nghiêm túc.
*. Cơng tác giáo dục lồng ghép của nhà trường
Hầu hết giáo viên đã có ý thức cao trong việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi
trường thông qua các bài giảng có tích hợp giáo dục mơi trường, giáo dục an ninh quốc
phịng…Phối hợp Đồn thanh niên, Đội thiếu niên với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện

nội dung trên theo chủ điểm. Cụ thể như giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, các hội thi như thi hiểu biết về an tồn giao thơng, thi vẽ tranh với nội dung
về môi trường, để các em thực hiện tốt việc giữ gìn mơi trường thân thiện, an tồn; bảo
vệ, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá – rút kinh nghiệm
Qua mỗi lần thực hiện đều có đánh giá rút kinh nghiệm, ưu điểm tồn tại từng hoạt động
trong việc thực hiện nội dung xây dựng trường học: “thân thiện, an toàn và hiệu quả” đưa
ra một số biện pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã
đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này đem lại hiệu
quả cao nhất..
Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một
số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này
trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn khơng phải là nhỏ. Để chỉ đạo thực
hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng
kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích
hợp, lồng ghép giáo dục mơi trường trong các giờ học chính khóa.
Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng theo
các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc đưa ra những phương pháp giảng dạy phù
hợp với đối tượng học sinh từng khối.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện để đạt
mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống cụ thể
tránh nói lý thuyết sng.
Qua các tiết học có giáo dục mơi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về mơi trường tự nhiên, sự ô nhiễm
môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ mơi trường sống
và các kỹ năng bảo vệ môi trường, kĩ năng tự vệ bản thân.


Bên cạnh đó thì phụ huynh học sinh cũng là một thành tố không thể thiếu trong ba
thành tố để thực hiện cơng tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Vì

vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú
trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào "Xây
dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an tồn”. Chỉ đạo giáo viên phát huy vai trị công tác
chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục
học sinh bảo vệ môi trường; chấp hành tốt nội qui, qui định của nhà trường để đảm bảo an
toàn trong vui chơi; chấp hành luật khi tham gia giao thông, khi đưa rước con em …đồng
thời vận động sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng
“Trường học thân thiện, an toàn ” một cách nhanh, bền và hiệu quả.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức để đổi mới nâng cao chất lượng
về công tác xây dựng môi trường thân thiện, an toàn và hiệu quả của nhà trường.
* Điểm mạnh:
Trường có truyền thống và bề dày kinh nghiệm trong công tác giáo dục và nâng cao
chất lượng học sinh, nhiều năm liền được Uỷ ban Nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.
Nhà trường đã có khn viên trồng cây xanh, cây cảnh theo quy hoạch để đảm bảo
thoáng mát, sạch đẹp cho học sinh vui chơi. Cơ sở vật chất trong khn viên trường như
phịng học bàn ghế, tường rào các thiết bị điện nước sinh hoạt, thiết bị dạy học, vườn cây,
ao, hồ... đều đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ giáo viên, học sinh.
Đã xây dựng bếp ăn một chiều nên việc mở bán trú rất thuận lợi tạo sự tin tưởng của phụ
huynh học sinh đối với nhà trường.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh tích cực
tham gia bảo vệ cảnh quan mơi trường giữ vệ sinh các cơng trình cơng cộng, nhà trường,
lớp học và vệ sinh cá nhân.
Trường đã có kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn. Hàng năm nhà trường đều triển
khai kế hoạch thực hiện xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó
chủ trọng nhất là cơng tác xây dựng mơi trường thân thiện và an toàn ngay từ đầu năm
học để có hiệu quả cao.
Hiệu trưởng nhà trường ln năng động, sáng tạo biết tìm tịi học hỏi từng bước xây
dựng tạo cho cảnh quan nhà trường ngày càng sang trang, sạch sẽ, phù hợp với thực tế
địa phương.
* Điểm yếu:

Các phòng chức năng phục vụ cho hoạt động của nhà trường diện tích chưa đầy đủ
khơng đạt u cầu chuẩn hiện nay, trang thiết bị bên trong còn thiếu. Một số phòng học
xuống cấp bị dột nát hư hỏng nhiều chưa được sửa chữa nâng cấp.


Một số giáo viên chủ nhiệm chưa chỉ đạo sát sao, kịp thời các hoạt động của học sinh.
Đa số học sinh được bố mẹ nng chiều, ít lao động nên các em chưa tự giác trong
việc làm vệ sinh trường lớp.
Chưa động viên khích lệ kịp thời những giáo viên làm tốt trong các phong trào.
*Thời cơ :
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương sự phối hợp và hỗ
trợ của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các tổ chức đồn thể, các đơn
vị bộ đọi kết nghĩa ln tâm xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bảo
đảm trường học an toàn sạch sẽ, có cây xanh thống mát và ngày càng đẹp hơn.
Được sự lãnh đạo trực tiếp về chun mơn của Phịng Giáo dục và Đào tạo Cam Ranh,
Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa.
Được sự đồng thuận ủng hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha me học sinh nhiệt tình có trách nhiệm trong việc phối hợp giáo dục
con em. Có sự hỗ trợ của các mạnh thường quân trong các phong trào của nhà trường.
* Thách thức:
Các cấp lãnh đạo chưa quan tâm kịp thời trong việc sửa chữa cơ sở vật chất và biên
chế giáo viên cho nhà trường. Chính quyền địa phương chưa sâu sát đến các hộ nghèo.
Nhận thức cuả người dân chưa cao, phía trước trường có cống thốt nước, người dân
hay đổ rác, chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.
Nhiều quán Net, game,… mở ra kinh doanh vì lợi nhuận lơi cuốn học sinh la cà, hư
hỏng.
Nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển, nhiều bậc phụ huynh muốn làm kinh tế nên ít quan
tâm đến việc học tập cũng như tham gia các phong trào của học sinh.
* Hiệu quả:
Qua thời gian thực hiện trường luôn chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức, sức

khỏe cho học sinh, thường xuyên nói chuyện, nhắc nhở, giáo dục học sinh, thực hiện tốt
các chủ trương, pháp luật, quy chế của ngành, nội quy đơn vị, năm điều Bác Hồ dạy, 10
điều văn minh trong giao tiếp; giáo dục học sinh qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các
ngày lễ lớn, kể chuyện đạo đức, nói chuyện dưới cờ đầu tuần. Thường xuyên giáo dục đạo
đức tình cảm cho các em qua việc tích hợp trong các tiết dạy (tích hợp Bảo vệ mơi trường,
Tiết kiệm năng lượng, Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Giáo dục Kĩ năng


sống,…) Trong những năm qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Khơng có học
sinh cá biệt, khơng có học sinh vi phạm An tồn giao thơng. Nhà trường cịn giáo dục học
sinh tình thân ái, lịng bao dung, biết quan tâm giúp đỡ người nghèo, người khó khăn bệnh
tật. Liên đội kết hợp với các bộ phận trong nhà trường như thư viện, Đoàn thanh niên tổ
chức các ngày hội để giúp các em có cơ hội phát triển khả năng, năng khiếu, tri thức của
mình. Tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương như: quét dọn đài tưởng niệm,
ủng hộ các nạn nhân ảnh hưởng bão số 12. Mua tăm ủng hộ người mù; ủng hộ các học
sinh khó khăn trên tồn thành phố. Thực hiện phong trào: Nâng bước em đến trường.
Tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các phong trào, các hội thi do cấp trên tổ
chức đều đạt kết quả cao như: Đạt giải khuyến khích thi làm lồng đèn, thi kể chuyện
theo sách cấp thành phố. Tham gia vẽ tranh Mizuku – Em yêu nước sạch: có 1 mơ hình
thi tái chế rác thải đạt giải ba cấp thành phố. Đạt huy chương Bạc Hội khỏe Phù Đổng cấp
thành phố.
Phối hợp với trạm y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kì cho học sinh.
Thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, đại bộ phận cha mẹ học sinh rất quan tâm
đến công tác giáo dục của nhà trường, thể hiện qua việc lập quỹ ủng hộ các hoạt động
giáo dục của nhà trường như xã hội hóa xây dựng thư viện thân thiện nhằm phát triển
phong trào văn hóa đọc trong nhà trường.
2.4. Kinh nghiệm thực tế những việc đã làm của đơn vị
Qua việc thực hiện đề tài trên, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản
lý chỉ đạo trong công tác xây dựng trường học “Thân thiện, an toàn và hiệu quả” như sau:
Việc đổi mới văn hóa nhà trường là một q trình với sự tham gia tích cực của tất cả

cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên và học sinh. Để đổi mới có hiệu quả cần có sự tiếp cận
từ cấp trên xuống cấp dưới và từ cấp dưới lên, trong đó người hiệu trưởng có vai trị chỉ
dẫn, đi đầu, gương mẫu trong việc thực hiên.
Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc
thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có sự phối hợp với các lưc lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường, xây dựng tập thể đồn kết, mơi trường văn hố tích cực thân thiện và lành
mạnh. Trong đó mồi thầy cơ giáo phải là người gương mẫu nhất, giác ngộ nhất trong việc
xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường, phải đi tiên phong trong việc thực hiện phong
trào xây dựng trường học “thân thiện, an toàn và hiệu quả”; phải tạo được phong trào xã
hội hóa huy động được nguồn tài chính để đạt hiệu quả cao.


Hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội
dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt động chun mơn thường xun, liên
tục của nhà trường. Có tầm nhìn rộng và khả năng giao tiếp quốc tế. Có trách nhiệm cao
đối với xã hội, có tài quan hệ và thương thảo đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Có
tầm nhìn chiến lược dài hạn khi ra quyết định; mềm dẻo, linh hoạt thích ứng với mơi
trường xung quanh. Tạo ra một hệ thống quản lý năng động, sáng tạo, biết ủy quyền để
duy trì và phát triển bền vững tổ chức. Có phương pháp thích hợp phát huy tiềm năng
nguồn nhân lực. Nhạy cảm với các khía cạnh đa văn hóa, đa dân tộc, đa quốc gia và tồn
cầu. Có óc canh tân, ln đổi mới tư duy. Học tập thường xuyên để đổi mới kiến thức và
tư duy, luôn quan tâm xây dựng, vun trồng, phát triển văn hóa nhà trường thân thiện, lành
mạnh, tích cực, hiệu quả.
3. Kế hoạch hành động quản lý, chỉ đạo việc xây dựng mơi trường thân thiện, an
tồn và hiệu quả tại trường Tiểu học Cam Phúc Bắc 2 năm học 2018- 2019

Tên cơng

Kết quả


Người/ đơn vị

Điều kiện

Cách thức

Những khó

Biện pháp khắc

việc

cần đạt

thực hiện

thực hiện

thực hiện

khăn (rủi ro

phục

Thành
lập ban
chỉ đao

Có được
ban chỉ

đạo

Hiệutrưởng
và Ban chỉ
đạo (các
thành viên
Phó hiệu
trưởng,

(thời gian

khi thực

kinh phí...)

hiện)

Có nhân
lực trẻ
nhiệt tình
(25 tháng
8)

Phân cơng
nhiệm vụ
cụ thể cho
mỗi thành
viên trong
ban chỉ đạo


GV ngại
khơng
nhận, sức
khoẻ
khơng
đảm bảo.

Giải thích,
vận động có
chế độ bồi
dưỡng thích
hợp cho từng
thành viên

Tìm hiểu
thơng tin.
Tham khảo
ý kiến
trường bạn
và GV

Bản kế
hoạch
khơng rõ
ràng, thiếu
chi tiết.

Tham khảo ý
kiến các
thành viên,

Làm lại bản
kế hoạch.

Triển khai
trong hội

Một số ý
kiến

Tuyên truyền
giáo dục giúp

CTCĐ....)

Hiệu trưởng,
Phó hiệu
trưởng.

Các văn
bản chỉ đạo
cấp trên.
Thời gian
hồn thành
( 9/ 2018)

Lập kế
hoạch

Có kế
hoạch cụ

thể, định
hướng
những
việc cần
làm .

Triển
khai kế

Hội đồng Ban chỉ đạo Các cuộc
nhà
toàn trường
họp nhà


hoạch

trường
nắm được
kế họach
và cùng
thực hiện

Tổ chức
trồng
cây
xanh,
chăm
sóc bồn
hoa.


Trường
có Có
thêm
bóng mát,
cảnh
quan sư
phạm
đẹp.

Tên cơng
việc

Tổ chức
phong
trào xây
dựng
văn hóa
đọc

Xây
dựng
trường

trường.
Tháng 10

đồng, chào
cờ đầu
tuần, sinh

hoạt truyền
thống.

khơng
đồng
thuận vì
ngại mệt

GV hiểu rõ
ích lợi của
việc làm .

Tồn thể cán
bộ, giáo
viên, cơng
nhân viên và
học sinh, phụ
huynh học
sinh...

Xác định vị
trí trồng
cây xanh,
có kinh
phí.Trồng
vào ngày
nghỉ (thứ 7,
CN tháng
11).


Giao cho
Cơng đồn,
Đồn thanh
niên thực
hiện.
Chọn các
ngày sau
mưa để dể
trồng.

Thiếu
kinh phí ,
giống cây
khơng phù
hợp, thời
tiết khơng
thuận lợi
thiếu nước
cây chết..

Huy động
mọi nguồn
nhân lực xã
hội hoá,
chuẩn bị thêm
cây, trồng bổ
sung, phân
cơng chăm
sóc …


Kết quả

Người/ đơn vị

Điều kiện

Cách thức

Những khó

Biện pháp khắc

cần đạt

thực hiện

thực hiện

thực hiện

khăn (rủi ro

phục

(thời gian

khi thực

kinh phí...)


hiện)

Có đầy đủ
sách, báo,
truyện đọc,
tài liệu
tham
khảo...

Ban giám
hiệu phối
hợp với
cán bộ thư
viện lên kế
hoạch

Đọc hàng
ngày vào
giờ giải
lao.

GVCN
hướng dẫn
HS thực
hiện

Tạo môi
trường
thân thiên
để học

sinh đến
thư viện
học tập
và giao
lưu

Ban giám
hiệu, cán bộ
thư viện
GV, HS và
phụ huynh.

Trường
lớp sạch
đẹp thân

Toàn thể
Bảng biểu,
giáo viên,
giấy màu,
học sinh, vận giấy rơki,

Làm vào
các ngày
nghỉ trong

Trang trí
chưa được
đẹp,phù
hợp với

lứa tuổi
HS, tài
liệu cho
học sinh
đọc còn
thiếu,
chưa đa
dạng.

Tăng cường
bổ sung tài
liệu cho học
sinh bằng
cách tun
truyền vận
động PHHS
qun góp,
ủng hộ.
Thường
xun kiểm
tra nhắc nhở,
trang trí phù
hợp, hài hịa
và đẹp mắt.

Khơng đủ
kinh phí.
Làm bong

Vận động

XHH .
GVCN nhắc


lớp
sạch
đẹp
thân
thiện và
an toàn.

thiện và
an toàn
với học
sinh.

động thêm
phụ huynh.

đecan, sơn
màu.
Các nội
dung cần
trang trí
(khẩu ngữ,
chủ đề...)
từng tháng

2 tuần đầu
của tháng.

Phân cơng
Trưởng ban
văn thể và
Tổng phụ
trách đội
kiểm tra.

tróc sơn
tường, hư
hỏng một
số vật
dụng
trong
phịng
học.

nhở HS cẩn
thận trong
quá trình thực
hiện.

Đánh
giá kết
quả

Tạo được
cảnh
quan sư
pham đẹp


Ban giám
hiệu, các ban
ngành đoàn
thể.

Phát động
các phong
trào thi đua
từng lớp.

Thống kê
báo cáo kết
quả.

Số liệu
báo cáo
chưa
chính xác

Cần báo cáo
số liệu chính
xác.

4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Nhận định chung về vấn đề nghiên cứu.
Sau 5 năm thực hiện công tác xây dựng môi trường thân thiện, an toàn và hiệu quả
tại trường tiểu học Cam Phúc Bắc 2, đã đạt kết quả đáng khích lệ. Sân trường đã được bê
tơng hóa khn viên của nhà trường ngày càng “sạch đẹp và an tồn”, có đủ nhà vệ sinh
cho giáo viên và học sinh, hàng ngày được giữ gìn sạch sẽ, sân trường khơng có rác, vườn
hoa, cây xanh đã phát triển tốt tạo được môi trường học tập, vui chơi cho học sinh thoải

mái, lớp học được trang trí đầy đủ theo qui định của ngành, hệ thống phòng cháy, chữa
cháy được trang bị đầy đủ, đúng qui định.
Giáo viên phấn khởi yên tâm trong công tác khi được phục vụ trong một ngôi trường
thân thiện. Có kỹ năng truyền thụ, rèn luyện kỹ năng sống về giáo dục bảo vệ môi
trường, vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành
động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Thông qua các biện pháp giáo dục học sinh
biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp
học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách … góp phần làm cho khn viên trường, lớp
học ln sạch, đẹp, thống mát. Học sinh có thói quen bảo vệ mơi trường như ăn
q xong biết lấy giấy gói bọc bỏ vào thùng rác, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng
nơi qui định, tham gia giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn,
các em ham đọc sách,báo, tìm tịi nghiên cứu các tài liệu tham khảo… biết trao đổi thắc
mắc những vấn đề mà mình chưa hiểu với bạn bè, thầy cô; tạo sự thân thiện gần gũi trong
mối quan hệ thầy trò đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
4.2. Kiến nghị với cơ quan giáo dục cấp trên với cơ sở và các đơn vị liên quan.
* Đối với lãnh đạo địa phương


Chỉ đạo các tổ chức đồn thể địa phương: Thơng tin văn hố, Đồn thanh niên, Hội
phụ nữ tích cực phối hợp cùng nhà trường thực hiện các phong trào; các tổ dân phố cùng
nhà trường tuyên truyền trong nhân dân, cha mẹ học sinh xây dựng gia đình văn hố, bảo
vệ mơi trường, rèn luyện sức khoẻ, kỹ năng sống cho các em.
Phối hợp với nhà trường khen thưởng học sinh có hành động, việc làm tốt. Chăm sóc
các em có hồn cảnh khó khăn, gia đình bỏ rơi… có đủ điều kiện học tập.
* Đối với Phịng giáo dục và Đào tạo:
Đầu tư xây dựng đủ các phòng học kiên cố, các phòng chức năng đạt chuẩn. Đầu tư
trang bị thêm bàn ghế đúng quy cách để thay thế loại cũ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

ban hành qui định về trường học an toàn phịng chống tai nạn thương tích trong trường
phổ thơng.
- Cơng văn số 1538/SGD&ĐT-GDTH của Sở giáo duc & Đào tỉnh Khánh Hoà ngày 20
tháng 11 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008-2013
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm học của Phịng giáo dục từ 2010 đến nay.
- Cơng văn số 828/PGDĐT ngày 01/09/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố
Cam Ranh về việc hướng dẫn công tác xây dựng văn hóa đọc trong trường tiểu học;
- Công văn số 664/ SGDĐT- GDTrH v/v triển khai thực hiện Thơng tư 01/2017/TTBGDĐT về giáo dục quốc phịng và an ninh trong trường tiểu hoc, trung học cơ sở.
- Kế hoạch số 876/ KH-PGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2017 về việc hướng dẫn công tác
tập huấnvà thực hiện tổ chức lớp học theo mơ hình trường học mới.


- Công văn số 721/SGDDT-GDTH về việc triển khai giảng dạy thực hành giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh tiểu học năm học 2015-2016;
- Công văn 1566/SGDĐT- GDTH ngày 7/8/2017 về việc tổ chức tập huấn Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học trong tiết sinh hoạt lớp;
- Cơng văn số 823/PGDĐT ngày 01/09/2017 của Phịng Giáo dục và Đào tạo Cam Ranh
về việc triển khai giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học;



×