Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Văn hóa việt nam cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx qua tranh ảnh của người pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.76 MB, 151 trang )

Ƣ

Ƣ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ

IH C

i

VĂN HÓA VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU
THẾ KỶ XX QUA TRANH ẢNH CỦA NGƯỜI
PHÁP

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Kim Thoa

Chuyên ngành

: ƣ phạm Lịch sử

Lớp

: 12SLS

gƣời hƣớng dẫn

: ThS. rƣơng rung hƣơng


Đà Nẵng, 05/2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi .................................................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề ..............................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................7
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................8
7. Bố cục đề tài............................................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
ƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGƢ I PHÁP
NGHIÊN CỨU VỀ VĂ

HÓA VIỆT NAM QUA TRANH ẢNH CUỐI THẾ

KỶ XIX- ẦU THẾ KỶ XX ....................................................................................9
1.1. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX .....................................9
1.1.1. Chính trị.............................................................................................................9
1.1.2. Kinh tế - xã hội ................................................................................................11
1.1.3. Văn hóa ...........................................................................................................12
1.2. Những ngƣời Pháp nghiên cứu về văn hóa Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX ...............................................................................................14
1.2.1. Henri Oger (1885 - 1936)................................................................................14
1.2.2. Joseph Inguimberty (1896 - 1971) ..................................................................15
1.2.3. J.B. Piétri .........................................................................................................16
1.2.4. Leon Busy (1874 - ?).......................................................................................17
ƢƠNG 2. VĂ


HÓA VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX -

QUA NGUỒN TƢ LIỆU TRANH ẢNH CỦA

ẦU THẾ KỶ XX

Ƣ I PHÁP ..........................19

2.1. Văn hóa vật thể.................................................................................................19
2.1.1. Ẩm thực ...........................................................................................................19
2.1.2. Trang phục.......................................................................................................21
2.1.3. Nhà ở ...............................................................................................................30
2.1.4. Phương tiện đi lại ............................................................................................33


2.2. Văn hóa phi vật thể ..........................................................................................43
2.2.1. Phong tục .........................................................................................................43
2.2.2. Tín ngưỡng ......................................................................................................53
2.2.3. Nghệ thuật .......................................................................................................60
2.2.4. Kỹ thuật chế biến, chế tác, chữa bệnh .............................................................72
2.3. Nhận xét, đánh giá ...........................................................................................77
2.3.1. Tinh thần khoa học chân chính của những người Pháp nghiên cứu về văn hóa
Việt qua tranh ảnh .....................................................................................................77
2.3.2. Tranh ảnh của người Pháp là nguồn tư liệu quý giá để tìm hiểu văn hóa của
Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX .............................................................79
2.3.3. Phong tục, tín ngưỡng, trang phục là ba khía cạnh được quan tâm nhiều nhất ...81
2.3.4. Hạn chế trong nguồn tranh ảnh của người Pháp .............................................82
2.3.5. Từ sự phản ánh hiện thực của tranh ảnh người Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu
thế kỷ XX nghĩ về bảo tồn giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống ..........................84

KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88


PHẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam.
Sau khi chính thức chiếm được nước ta thông qua hiệp ước Hácmăng (1883) và
hiệp ước Patơnnốt (1884), thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến
hành những cuộc khai thác đối với nước ta. Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914 - 1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông
Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh. Dưới chính sách đơ hộ của
thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc, trong đó có sự biến
đổi về văn hóa.
Có thể nói, trong giai đoạn này nền văn hóa của người Việt đang đứng trước
sự tác động mạnh mẽ của nền văn hóa phương Tây. Và điều đó đã tạo nên một đề
tài mới lạ, một nguồn cảm hứng vô tận cho các tác giả trong và ngoài nước sáng tác
nên các tác phẩm phản ánh về nền văn hóa của người Việt. Trên thực tế, đã có rất
nhiều tác phẩm ra đời trong giai đoạn này như: Việt Nam phong tục của Phan Kế
Bính, Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh, hay Tín ngưỡng Việt Nam của
Tồn Anh… Qua đó, cho thấy người Việt vẫn giữ được nếp sống, phong tục truyền
thống của mình trước sự đơ hộ của thực dân Pháp.
Ngồi nguồn tư liệu của các tác giả trong nước thì nguồn tư liệu của người
Pháp mà cụ thể là nguồn tư liệu tranh ảnh đã trở thành một minh chứng sống động
cho nền văn hóa đương thời của người Việt. Và đây là một nguồn tư liệu vơ cùng
q báu cần được gìn giữ và phát huy. Bởi trong giai đoạn này người Pháp có nhiều
điệu kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng như khảo sát về thực địa của Việt Nam, nên
họ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa người Việt. Nhờ đó họ đã thu lại
được khá nhiều những hình ảnh về phong tục, tập quán cũng như con người Việt

Nam thông qua khuôn khổ của những bức tranh, tấm ảnh. Những tác phẩm này có
lẽ xuất phát từ sự tị mị, thích thú của người Pháp, bởi với họ đây vốn là một nét
văn hóa hết sức lạ lùng khác hẳn so với văn hóa phương Tây. Chính sự hiếu kỳ đã
làm cho nguồn tư liệu của người Pháp trở nên đa dạng và phong phú hơn trên nhiều

1


phương diện khác nhau từ hình ảnh về phong tục, tập quán cho đến trang phục, nếp
sống thường ngày của cư dân Việt. Đây sẽ là một tư liệu cụ thể giúp cho bạn bè
quốc tế cảm nhận được toàn diện nền văn hóa của người Việt.
Rõ ràng các tác giả người Pháp đã để lại cho kho tàng văn hóa Việt Nam một
nguồn tư liệu vơ cùng q giá và có ý nghĩa trong mọi thời đại. Thế nhưng cho đến
hiện nay vẫn chưa có một cơng trình lớn nào viết riêng về nền văn hóa của Việt
Nam thơng qua nguồn tư liệu tranh ảnh của người phương Pháp.
Hiện nay, với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì Đảng và nhà
nước ta rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn và phát huy nền văn hóa của dân tộc. Theo
đó, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong
đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hóa
gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh
thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy
những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu
những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức,
thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao” [9, tr.75-76]. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc, giúp
chúng ta nhận thức lại những giá trị văn hóa cổ truyền để gìn giữ và xây dựng một
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ

XIX - đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa Việt Nam qua tranh ảnh của người Pháp bước đầu đã được các nhà
nghiên cứu trong nước quan tâm tìm hiểu. Tiêu biểu là một số cơng trình như sau:
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phó giáo sư - Tiến sĩ
Khoa học Trần Ngọc Thêm, xuất bản năm 2001 là một tác phẩm tập trung khá sâu
vào các yếu tố văn hóa của dân tộc Việt Nam. Về văn hóa tổ chức cộng đồng, tác
giả đi vào khảo cứu hai lĩnh vực là đời sống tập thể với các tổ chức từ nông thôn

2


đến đơ thị và quốc gia. Cịn đời sống cá nhân với các loại hình về tín ngưỡng, phong
tục, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật ngơn từ - thanh sắc - hình khối. Trong đó, tác giả
cũng đã sử dụng bộ tranh khắc của Henri Oger về tục tang ma để giúp người đọc có
một cái nhìn khách quan và khá đầy đủ về những công việc cụ thể mà người Việt
tiến hành trong nghi thức tang ma. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dừng lại ở việc sử dụng
bộ tranh của Henri Oger về phần tang ma chứ chưa đi sâu vào các nội dung khác
như các phong tục về việc cưới hỏi, sinh đẻ hay một số phong tục khác.
Trong cuốn “Làng quê và dân làng ở Bắc Kỳ 1915 - 1920” của tác giả Jeanne
Beausoleil (do Đức Chính dịch), xuất bản năm 1986. Với các bài viết theo từng chủ
đề khác nhau, tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh
và nếp sống hàng ngày của cư dân vùng Bắc Kỳ thông qua những bức ảnh màu lấy
từ “Kho tư liệu hành tinh” của Albert Kahn. Có thể nói, từ những bức ảnh màu về
vùng quê Bắc Kỳ được chụp lại vào khoảng những năm 1910 - 1920, tác phẩm đã
dựng lên bức tranh văn hóa Việt hết sức cụ thể và sinh động mang nhiều phương
diện khác nhau từ phong cảnh làng quê cho đến phong tục, tín ngưỡng của cư dân
nơi đây. Tuy nhiên, do bút pháp Việt và Pháp cũng có nhiều dị biệt. Do đó tác phẩm
vẫn chưa lột tả được tồn bộ ý nghĩa vốn có của nền văn hóa Việt thơng qua những
bức ảnh màu trong “Kho tư liệu hành tinh” của Albert Kahn.

Hay cuốn “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính, xuất bản năm
1915. Tác giả đã sử dụng những bức ảnh màu của Léon Busy để làm cho những bài
viết của mình về văn hóa của người Việt trở nên cụ thể và sinh động hơn. Tuy
nhiên, tác giả chỉ sử dụng một số bức ảnh màu đáng chú ý của Busy về phong tục
tập quán, tín ngưỡng để minh họa cho tác phẩm của mình chứ chưa đề cập đến một
số bức ảnh khác của Busy về trang phục hay thói quen hằng ngày của cư dân việt
như hút thuốc, uống rượu.
Cơng trình nghiên cứu khoa học “Vài nét sinh hoạt của người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XX qua cơng trình Kỹ thuật của người An Nam của Henri
Oger” của sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng thực
hiện năm 2010. Trong cơng trình này, tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị
Hải Yến đã dựa trên tranh khắc của Henri Oger để giúp cho người đọc cảm nhận
được cuộc sống đời thường của cư dân Việt xưa, họ vui chơi giải trí ra sao, bn

3


bán làm ăn như thế nào. Tất cả đều được tác giả miêu tả chi tiết theo trình tự của các
bức ảnh được lấy từ cơng trình của Henri Oger. Tác giả cịn đi sâu vào những nét
văn hóa đặc sắc của người dân Bắc Bộ trong những ngày hội lớn, lễ tết hay những
phép bói tốn, phong tục kì lạ của người dân nơi đây. Tuy nhiên, cơng trình chỉ
dừng lại ở các mảng văn hóa như đã nói trên, chứ chưa đi vào phân tích những yếu
tố khác của nền văn hóa Việt Nam qua bộ tranh của Henri Oger.
Trong Hội thảo khoa học: “TP. Hồ Chí Minh hướng về 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội” diễn ra vào ngày 23/9/2010, tác giả Lê Thị Thu Hiền - giảng viên trường
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã có bài viết với đề tài: “Phong tục người Hà
Nội đầu thế kỷ XX qua tranh khắc của Henri Oger”. Bài viết đã góp phần tái hiện
lại một cách chi tiết và khá sinh động về những phong tục truyền thống của người
Hà Nội nói chung và người Việt nói riêng trong thế kỷ XX qua bộ tranh khắc đặc
sắc của Henri Oger. Thơng qua bộ tranh đó tác giả đã làm nổi bật được toàn bộ nội

dung cũng như ý nghĩa của những phong tục truyền thống mà Henri Oger muốn gửi
gắm qua tác phẩm của mình. Đó là những phong tục về việc cưới xin, sinh đẻ, tang
ma, phong tục ngày tết và một số phong tục khác như: ăn trầu, bói tốn, bùa chú…
Đồng thời qua bài viết này cùng với bộ tranh khắc của Henri Oger đã giúp bạn đọc
hình dung ra một phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ XX vẫn mang dáng dấp một đô thị làng với nhiều sinh hoạt văn hóa cổ truyền thống. Tuy nhiên bài viết chỉ mới dừng
lại ở việc nghiên cứu về phong tục của người Hà Nội qua tranh khắc của Henri Oger
chứ chưa đi sâu nghiên cứu về các thành tố văn hóa khác trong văn hóa của Việt
Nam mà Heri Oger đã thể hiện qua tác phẩm của mình.
Ngồi ra, trên các tạp chí, các trang báo điện tử cũng có một số bài viết về văn
hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp, tiêu
biểu như bài viết “Phụ nữ Bắc Kỳ xưa qua con mắt người nước ngoài” của tác giả
Đào Hùng được đăng trên báo “Sống mới văn hóa”, tháng 10 năm 2013. Bài viết đã
trích dẫn, ghi chép lại cảm nhận và những bức tranh về trang phục của người phụ nữ
Bắc Kỳ mà Charles-Édouard Hocquard - một vị bác sĩ quân y người Pháp thực hiện
khi ông đến Hà Nội những ngày đầu tiên. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu về trang phục của phụ nữ Bắc kỳ qua các bức tranh và cảm nhận của
Hocquard chứ chưa thật sự đi sâu nghiên cứu về các khía cạnh khác trong văn hóa

4


của người Bắc Kỳ. Hay bài viết “Họa sĩ Pháp đã vẽ Việt Nam như thế nào” của tác
giả Bích Ngọc được đăng trên trang “Diễn đàn Dân trí Việt Nam” ngày 11/05/2015.
Bài viết đã trích dẫn một loạt các bức tranh của họa sĩ người Pháp - Joseph
Inguimberty về hình ảnh con người, đất nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ
20. Thông qua những bức tranh đó, tác giả Bích Ngọc đã khơi gợi trong tâm hồn
người đọc về hình ảnh của những người con gái Việt Nam thướt tha trong bộ áo dài
cùng chiếc nón lá mộc mạc ở những thập niên đầu của thế kỷ XX. Hay hình ảnh của
những cơ gái Bắc Kỳ đang hồ hởi bước đi cho kịp phiên chợ, cùng những hình ảnh
về nếp sống hàng ngày của một gia đình nhỏ ở Bắc Kỳ. Tuy nhiên, với dung lượng

của một bài viết trên các trang báo mạng thì tác giả khơng thể đi sâu làm nổi bật
tồn bộ mọi khía cạnh trong nền văn hóa độc đáo của Việt Nam thông qua tác phẩm
của họa sĩ Joseph Inguimberty.
Liên quan đến đề tài cịn có bài viết “Trị chơi, phong tục và nghề nghiệp”,
trong tạp chí Đơng Dương xuất bản ngày 15/5/1907. Tác giả Gustave Dumortier đã
giới thiệu một loạt các nghề thủ công dưới dạng các bản chuyên khảo ngắn được
minh họa bằng hình vẽ tái hiện lại một thao tác kỹ thuật, một công đoạn sản xuất
trong một xưởng sơn mài. Các hình vẽ ở bài viết của tác giả chỉ có giá trị minh họa
chứ khơng phải để làm nền cho sự mô tả hay phân tích cụ thể nào.
Bài viết “Cuộc sống người An Nam trong con mắt Henri Oger” của tác giả
Thu Hằng được đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam ngày 1/5/2015. Trong
bài viết này, tác giả Thu Hằng đã trình bày một cách chi tiết về những thuận lợi và
khó khăn của Henri Oger trong q trình thực hiện tác phẩm “Kỹ thuật của người
An Nam”. Đồng thời, tác giả cịn đi vào phân tích cơng trình nghiên cứu của Henri
Oger. Theo tác giả, phương pháp phân loại của Henri Oger khá sơ lược. Ông nhấn
mạnh cần thiết phải sắp xếp theo bốn nhóm chính và theo trình tự thời gian nội
dung phân tích các quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, tác phẩm lại cho kết quả ngược
lại. Các tư liệu thu thập từ thực địa không hề được quan tâm trình bày theo trật tự.
Chỉ cần ngẫu nhiên mở một trang, độc giả có thể nhận thấy điều này. Ví dụ, tờ 460,
có tám hình ảnh gồm “đứa trẻ đun nước”, “cái nhà”, “người làm giấy”, “dọn cơm”,
“hút thuốc lào” và “hộp khám thờ gia tiên”. Thế nhưng, nhờ bảng tổng hợp cuối
sách, người đọc có thể tìm hiểu ngành nghề thủ công của người Việt qua số thứ tự

5


của hình ảnh. Mặc dù bài viết này là một sự nhìn nhận khá chi tiết của tác giả đối
với tác phẩn của Henri Oger, nhưng với dung lượng của một bài viết thì nó vẫn
chưa đi sâu phân tích nhiều phương diện khác trong tác phẩm của Henri Oger.
Các tài liệu nói trên đề cập đến phần nào về văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ

XIX - đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp, chủ yếu tập trung ở việc mô tả
lại một số phong tục truyền thống hay một vài nét văn hóa của người Việt thông qua
tranh ảnh của người Pháp, chứ chưa thực sự đi sâu nghiên cứu một cách có hệ
thống. Tuy nhiên, những tài liệu này hết sức quan trọng và cần thiết để tơi kế thừa,
vận dụng trong cơng trình khóa luận của mình.
3.

ối tƣợng, phạm vi

3.1. ối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ
XX qua tranh ảnh của người Pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: Khi nghiên cứu đề tài này, tơi tập trung nghiên cứu
về văn hố của Việt Nam qua tranh ảnh của người Pháp từ cuối thế kỷ XIX - đầu
thế kỷ XX trên phạm vi cả nước.
- Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu văn hóa Việt Nam qua tranh ảnh
của người Pháp từ năm 1888 đến năm 1943.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua
tranh ảnh của người Pháp” nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống về văn hóa Việt
Nam qua tranh ảnh người Pháp khi đặt chân đến đất nước Việt Nam, tiếp xúc với
con người Việt, bao gồm văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần.
Đồng thời, kết quả đề tài sẽ giúp người Việt Nam hiểu rõ hơn về những nét
đặc sắc trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, có những suy nghĩ và hành
động cụ thể trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc
6



4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề
chính sau:
- Văn hóa vật thể của người Việt: gồm có các yếu tố văn hóa về ẩm thực, về
trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại.
- Văn hóa phi vật thể của người Việt: gồm các yếu tố văn hóa về phong tục,
tín ngưỡng tơn giáo, nghệ thuật, kỹ thuật chế biến, chế tác, chữa bệnh dân gian.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn ư liệu
Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng những nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Các cơng trình liên quan đến văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ
XX qua tranh ảnh của người Pháp như: Tác phẩm “Kỹ thuật của người An Nam”
của Henri Oger, “Thuyền buồm Đông Dương” của J.B. Piétri, “Ký họa về Đông
Dương Nam Kỳ” do J.G. Besson chỉ đạo thưc hiện, “Làng quê và dân làng ở Bắc Kỳ
1915 - 1920” của tác giả Jeanne Beausoleil, Tập san BAVH - “Những người bạn cố
đố Huế”, do Linh mục Léopold Cadière làm chủ bút, tập VI.
- Những tác phẩm của học giả Việt Nam viết về văn hóa dân tộc mình như:
“Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Ngọc Ánh, “Văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc
Thêm, “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính.
- Các bài viết trên tạp chí, hội thảo khoa học về văn hóa Việt Nam.
- Các bài viết trên mạng liên quan đến văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp lôgic và
lịch sử để xem xét các sự vật hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác như
thống kê mơ tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong q trình
nghiên cứu tơi thực hiện đề tài qua các bước sau:

7



- Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tổng hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài. Tôi sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại các
thư viện ở Đà Nẵng. Ngoài ra, tơi cịn tìm kiếm tư liệu thơng qua thầy cô, bạn bè…
- Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tơi tiến hành phân tích, thống kê các
nguồn tư liệu để tìm ra được tính tồn vẹn, chính xác, phát hiện ra các vấn đề liên quan
từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu.
6.

óng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu về đề tài “Văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ

XX qua tranh ảnh của người Pháp” sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn về văn hóa Việt
Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp.
Với những kết quả đạt được, đề tài sẽ có đóng góp nhất định giúp mọi người
có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn về giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc. Đồng thời,
góp phần nâng cao nhận thức của mọi người trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy
những giá trị tốt đẹp của dân tộc trong cơng cuộc hội nhập thế giới ngày nay.
Ngồi ra, đề tài nghiên cứu thành công sẽ cung cấp và bổ sung thêm nguồn tư
liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập cho học sinh, sinh viên
và những ai quan tâm đến vấn đề này
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài bố cục thành
hai chương:
Chương 1: Tổng quan về Việt Nam và những người Pháp nghiên cứu về văn
hóa Việt Nam qua tranh ảnh cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Chương 2: Văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua nguồn tư
liệu tranh ảnh của người Pháp

8



PHẦN NỘI DUNG
ƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM VÀ NHỮNG

Ƣ I PHÁP

NGHIÊN CỨU VỀ VĂ HÓA VIỆT NAM QUA TRANH ẢNH
CUỐI THẾ KỶ XIX- ẦU THẾ KỶ XX
1.1. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến
độc lập với một nền nơng nghiệp lạc hậu, trì trệ. Nhưng sau ngày 1/9/1858, thực
dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại cửa biển Đà Nẵng và hiệp định Patonot
được kí kết năm 1884, đã đánh dấu Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong
kiến. Khoảng thời gian 10 năm tiếp theo đó từ năm 1885 đến năm 1896, thực dân
Pháp đã ra sức đàn áp phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam, dập
tắt được phong trào Cần Vương và căn bản hồn thành cơng cuộc chinh phục Việt
Nam. Dưới sự thống trị tàn bạo của thực dân đã làm cho nền chính trị, kinh tế cũng
như xã hội và văn hóa ở Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc.
1.1.1. Chính trị
Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị
thực dân để tiến hành khai thác và vơ vét bóc lột nhân dân ta. Chúng tiếp tục thi
hành chính sách chuyên chế với bộ máy nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm
trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ tồn quyền Đơng Dương, thống đốc
Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống xứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy
quân đội, cảnh sát, tịa án… Chúng biến vua Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Đồng
thời để đảm bảo thu lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đã thi hành chính sách cai trị
trực tiếp, bóp nghẹt tự do dân chủ và thẳng tay đàn áp, khủng bố và dìm các cuộc
đấu tranh của nhân dân ta trong biển máu. Lúc này, nhân dân khơng có bất kỳ một

quyền lợi nào, kể cả quyền cơ bản nhất mà mọi công dân đều được hưởng đó là
quyền được sống. Chúng cịn tiếp tục thi hành chính sách chia để trị hịng làm suy
yếu dân tộc Việt Nam. Theo đó, nước ta bị chia thành ba kỳ với ba chế độ cai trị
khác nhau: Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ vẫn giữ lại chính quyền phong kiến về
hình thức; Nam Kỳ là thuộc địa do Pháp nắm, thực chất của chế độ cai trị ở ba kỳ là
9


chế độ thuộc địa. Người Việt Nam muốn đi lại trong Nam ra Bắc, vào Trung đều
phải xin như ra nước ngoài.
Từ năm 1894, ngân sách Nam triều bị sát nhập vào ngân sách bảo hộ. Từ vua
đến quan lại nhỏ lớn đều do Pháp sắp đặt và trả lương. Tóm lại, vua tơi nhà Nguyễn
hồn tồn chỉ là bù nhìn, là những cơng chức lĩnh lương tháng của thực dân, quyền
hành thực tế đều nằm trong tay viên khâm sứ Pháp.
Dưới cấp kỳ là cấp tỉnh. Cuối năm 1919, Bắc Kỳ có 21 tỉnh, 2 thành phố Hà
Nội, Hải Phịng. Trung Kỳ, có 13 tỉnh, 1 thành phố Đà Nẵng. Nam Kỳ có 14 tỉnh và
có 2 cấp tương đương là đại Gị Cơng và Hà Tiên, cùng hai thành phố Sài Gòn, Chợ
Lớn. Đứng đầu mỗi tỉnh Nam Kỳ là một viên chủ tịch, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ là
một viên công sứ, tất cả là người Pháp. Đứng đầu mỗi đạo quan binh là một viên sĩ
quan cao cấp người Pháp. Mỗi tỉnh có một hội đồng hàng tỉnh. Các hội đồng hàng
tỉnh cũng chỉ có quyền góp ý kiến về các vấn đề có tính chất kinh tế, xã hội, phân
chia các khu vực địa lý, bảo quản và xây dựng đường sá, đê điều… cịn mọi điều
thỉnh nguyện có tính chất chính trị thì tuyệt đối cấm không được đề cập đến. Ở Bắc
Kỳ và Trung Kỳ, bên cạnh quan lại người Pháp, còn có những quan lại người Việt,
như tổng đốc (ở những tỉnh lớn), tuần phủ (ở những tỉnh nhỏ) và những viên bố
chánh, án sát…
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, có chi phủ, tri huyện, chi châu cai trị. Riêng ở
Nam Kỳ có đốc phủ sứ người Việt nhưng đều do Pháp đào tạo, bổ dụng. Dưới phủ,
huyện, châu là các tổng, do chánh tổng, phó tổng cai quản. Trong tổng có các xã, do
lý trưởng và hội đồng kỳ hào quản trị.

Thực dân Pháp duy trì tổ chức làng xã nhằm sử dụng bộ máy kỳ hào phong
kiến để thu thuế, bắt phu, bắt lính đàn áp nhân dân, cũng như lợi dụng những phong
tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu kìm hãm nhân dân trong vịng lạc hậu để dễ bề thống trị.
Như vậy là từ cấp xã trở lên cho đến cấp phủ, huyện, đạo, châu, thực dân Pháp
đều sử dụng địa chủ phong kiến và bộ máy thống trị cũ, làm cơng cụ để áp bức, bóc
lột nhân dân Việt Nam. Cịn cấp tỉnh trở lên thì quyền lực tập trung vào tay viên
quan lại người Pháp, vua quan người Việt chỉ là bù nhìn.

10


1.1.2. Kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Kinh tế
Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị
thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài ngun, bóc lột
nhân cơng rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Theo đó, từ năm 1887,
thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Do tác động
của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nên lúc bấy giờ ở Đông Dương hệ thống
cầu cống, đường xá đã được xây dựng khá nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
khai thác thuộc địa. Chính vì thế ngay sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914
- 1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông
Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế
Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế bị phá vỡ, hình thành nên những đơ thị
mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Đồng thời thực dân Pháp còn
mở thêm một số ngành kinh tế mới, thu hồi ruộng đất để xây dựng nhà máy xí
nghiệp. Nhưng thực dân Pháp khơng du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư
bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết
hợp phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì
thế, nền kinh tế của Việt Nam bị kìm hãm trong vịng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề

vào kinh tế Pháp.
Có thể thấy dưới chính sách của thực dân Pháp, tính chất nền kinh tế và xã hội
Việt Nam có những biến đổi. Nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế phong kiến
độc lập đã trở thành một nền kinh tế mang tính chất tư bản thực dân và một phần
phong kiến. Sự biến đổi tính chất nền kinh tế đã quy định sự biến đổi tính chất xã
hội. Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã biến đổi thành xã hội
thuộc địa nửa phong kiến, trong đó các giai cấp và tầng lớp trong xã hội bị phân hóa
sâu sắc, kéo theo sự biến đổi của các mâu thuẫn đối kháng.
1.1.2.2. Xã hội
Như đã nói trên, sự biến đổi về kinh tế dưới chính sách thống trị của thực dân
Pháp cũng làm cho xã hội Việt bắt đầu có sự phân hóa về giai cấp. Giai cấp địa chủ
11


được thực dân Pháp nâng đỡ nên thế lực kinh tế, chính trị của giai cấp được tăng
lên. Ngồi địa chủ Pháp, địa chủ nhà thờ, địa chủ quan lại, địa chủ thường, còn xuất
hiện thêm các địa chủ kiêm công thương. Địa chủ Việt Nam phát triển hơn trước trở
thành chỗ dựa đắc lực cho thực dân Pháp trong cơng cuộc khai thác thuộc địa và
duy trì trật tự xã hội.
Giai cấp nông dân là giai cấp cũ chiếm tới 90% dân số, đại bộ phận là mù chữ,
họ bị bóc lột hết sức tàn tệ cho nên sự căm phẫn trong họ khơng ngừng phát triển.
Vì vậy, giai cấp nơng dân khi được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của một đội tiên
phong cách mạng, sẽ phát huy vai trị cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp
đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Giai cấp công nhân là giai cấp mới được hình thành trong lịng chế độ tư bản
chủ nghĩa. Những cơng trường, xí nghiệp mọc lên thu hút đông đảo số lượng công
nhân, năm 1909, tổng số công nhân toàn quốc lên đến 550.000 người. Làm việc
trong guồng máy tư bản chủ nghĩa, kỹ thuật hiện đại, có tinh thần đấu tranh chống
kẻ thù chung..., công nhân Việt Nam đã có các điều kiện cần và đủ để hình thành
giai cấp. Tuy vậy, thời kỳ này cơng nhân nước ta đang cịn ở giai đoạn tự phát.

Ngồi ra, đầu thế kỷ XX còn xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị. Vì bị
thực dân Pháp chèn ép nặng nề, tư sản Việt Nam phát triển chậm chạp về mọi mặt,
chưa đủ điều kiện để hình thành một giai cấp. Tuy vậy, sự phát triển của kinh tế tư
bản chủ nghĩa nói chung và sự lớn lên của tầng lớp tư sản dân tộc nói riêng đã trở
thành cơ sở thuận lợi cho sự tiếp thu các trào lưu tư tưởng cách mạng từ bên ngồi
dội vào.
1.1.3. Văn hóa
Trên lĩnh vực văn hóa, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách văn hố nơ lệ
gây tâm lý vong bản, tự ti và thủ đoạn phát triển tơn giáo, mê tín dị đoan để mê
hoặc nhân dân, thực dân Pháp ra sức ngăn chặn mọi ảnh hưởng của nền văn hoá tiến
bộ Pháp vào Việt Nam, đem văn hoá phản động, truỵ lạc nhồi sọ nhân dân nhằm
làm cho dân ngu để dễ cai trị, đó là chính sách các nhà cầm quyền Pháp ưa dùng
nhất ở các nước thuộc địa.

12


Song nhìn từ góc độ khác, ta cũng thấy cơng cuộc khai thác thuộc địa của tư
bản Pháp đã tạo nên một hệ thống cơ sở vật chất mới, hiện đại ứng dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật Phương Tây vào đất nước ta. cơ sở vật chất của kinh tế
tư bản mọc lên trên nền móng của nền nông nghiệp truyền thống đã tạo ra diện mạo
mới cho nền văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần ở Việt Nam những thập
niên đầu thế kỷ XX.
Đời sống vật chất của nhân dân xuất hiện nhiều tiện nghi mới. Từ cái ăn, cái
mặc đến nhà ở đều có đan xen những yếu tố mới. Bánh mì, pho mát, xúp, nước đá,
bia, xơđa… những món ăn nước uống của người Âu đã xen vào khẩu vị ẩm thực
của người Việt Nam. Các phương tiện giao thông bằng xe hơi, tàu hoả, tàu điện
được người dân sử dụng. Các đồ dùng sinh hoạt mới như xe đạp, đèn pin, bình tecmốt, xà phịng, thuốc lá Tây được nhiều người ưa thích. Ở thành thị những rạp hát
lộng lẫy, những quán trà lịch sự mọc lên ngày càng nhiều. Trong các gia đình bên
cạnh những cọc đèn dầu lạc đã xuất hiện những đèn Hoa Kỳ, đèn măng sông, đèn

điện; bày biện tủ chè thay thế dần những phản gụ, sập lim, xa long chiếm chỗ của
hương án bàn thờ, án thư tràng kỷ.
Trong y phục của người Việt đã xuất hiện mặc quần áo tân thời: nam sơ mi âu
phục, com lê, nữ áo dài kiểu mới hoặc váy đầm.
Nhà ở của người dân đã tiếp cận với kiến trúc phương Tây: nhà cao tầng, nhà
biệt thự xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà xây dựng theo kiểu phố - hiệu để kinh
doanh. Nhiều tòa nhà kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền với kiến trúc phương tây: nhà
cao tầng có mái cong có nhiều cửa và cửa sổ, có tầng cao cho thoáng mát.
Về đời sống tinh thần, việc tiếp xúc văn hóa phương Tây cũng làm cho tư duy
văn hóa truyền thống bị lay động. Người Việt Nam đã hình thành một cách tư duy
mới - tư duy phân tích. Trên nền tảng tư duy tổng hợp của văn hóa phương Đơng,
người Việt Nam tiếp nhận cách tư duy phân tích, bổ sung vào văn hóa nhận thức
của mình để ứng xử với mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội một cách khoa học
hơn. Người ta nhìn nhận sự việc một cách biện chứng hơn, chứ không bất biến như
Nho gia xưa sao nay vậy. Với cách tư duy văn hóa mới, người Việt đã chọn lọc và
học tập những giá trị tốt đẹp của chế độ dân chủ cộng hòa, để vừa bảo tồn được giá

13


trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc vừa tiếp nhận được thành tựu văn hóa tiến bộ của
nhân loại. Họ tin rằng mình “hồn tồn có thể học hỏi để nắm bắt tư duy Tây Âu,
một khi đã có ý mệnh về văn hóa và văn học, nghệ thuật Pháp và Tây Âu, người
mình hồn tồn có đủ năng lực để sáng tạo được một nền văn học và một nền văn
hóa dân tộc hiện đại” [32, tr.15].
Trong lối sống, người Việt đã chịu ảnh hưởng của kinh tế hàng hóa, đồng tiền
chiếm vị trí trọng yếu trong đời sống đã phá vỡ quan hệ ngũ luân truyền thống, tình
nghĩa bị lép vế trước lợi nhuận. Quan hệ họ hàng gia tộc bị lu mờ trước cá nhân. Cá
nhân từ chỗ bị chìm trong quan hệ gia tộc, làng xóm đã trở thành những cá thể độc
lập, là bản vị của xã hội có nghĩa vụ và lợi ích độc lập. Cách nhìn nhận phong tục

tập quán đã khác trước. Một mặt tôn vinh bản sắc tinh tế riêng biệt của văn hóa dân
tộc qua các lễ hội, sinh hoạt gia đình, tình làng, nghĩa xóm, đạo thầy trị, nghĩa cha
con, vợ chồng, đề cao sự khoáng đạt bao dung, thủy chung nhân hậu của văn hóa
truyền thống. Mặt khác đã phê phán nhẹ nhàng những hủ tục lạc hậu. Xuất hiện
những hành vi ứng xử mới trong phong tục như thay đổi cách đặt tên cho con, dùng
tên của những loài hoa đẹp hoặc ước vọng của cha mẹ đặt tên cho con, chứ không
phải chỉ là thằng cu, con thẽm nữa. Đem hoa ra viếng mộ để tưởng nhớ người đã
khuất. Ở thành thị đơn giản hóa ngày tết. Trong hôn nhân con cái được tự do yêu
đương, không nhất thiết phải môn đăng hộ đối, không phân biệt giàu nghèo, cha mẹ
không cưỡng ép duyên con cái nặng nề như trước. Những yếu tố văn hóa mới đó đã
được phản ánh phần nào qua tranh ảnh của những người Pháp sinh sống ở Việt Nam
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
1.2. Những ngƣời Pháp nghiên cứu về văn hóa Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX
1.2.1. Henri Oger (1885 - 1936)
Henri Joseph Oger (1885 - 1936) sinh tại Montrevault (Pháp), đỗ Tú tài năm
1904. Năm 1907, ơng tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Hà Nội, sau đó học
ở trường thuộc địa Pháp (1909). Ơng được cử làm tập sự viên chức dân sự của
Đông Dương, rồi được bổ nhiệm làm quan chức hành chính bậc 5 năm 1914.
Đương thời, người ta nói ơng là người thơng thái, tài cao, học rộng và cực kỳ cần

14


mẫn. Năm 1919, Henri Oger được cho hồi hương do mang bệnh, hậu quả của sự lao
lực do gánh đôi trách nhiệm khoa học và quản lý đã đè nặng lên ông và nhiều lần
khiến ông phải vào bệnh viện. Năm 1936, ơng mất tích.
Hai năm làm nghĩa vụ qn sự (1907 - 1909) và 10 năm làm công tác dân sự
(1910 - 1920) ở An Nam, cộng với niềm đam mê khoa học đã khiến người lính trẻ
Henri Oger tiến hành nghiên cứu về thao tác và nghề nghiệp thủ công của người

Việt hầu thâu thập, thống kê các thuật ngữ kỹ thuật, sau đó nghiên cứu sâu về sinh
hoạt gia đình người Việt. Dù đã tham gia nhiều dự án nhưng có lẽ dự án quan trọng
nhất mà ông có dịp góp sức là dự án nghiên cứu thực địa về nền văn minh vật chất
của người Việt và các khía cạnh về xã hội học, một lĩnh vực vào thời buổi đó có rất
ít người theo đuổi. Có lẽ với lịng ngưỡng mộ văn hố Việt Nam, cơng trình thống
kê các thuật ngữ kỹ thuật đã trở thành một cơng trình văn minh vật chất khổng lồ
của Oger, tập hợp 4577 bức tranh khắc. Theo đó ơng đã cùng các nghệ sĩ khắc gỗ
như Nguyễn Văn Đăng, Phạm Văn Giai cùng một số những người khác đi khắp 36
phố phường và vùng ngoại thành Hà Nội để phác họa trên giấy những hình ảnh
phản ánh đời sống của người dân Hà Nội, từ sản xuất, buôn bán đến vui chơi, tập
tục... Tất cả đều được vẽ lại một cách rất tỉ mỉ và chi tiết. Trước khi khắc gỗ ơng
cịn mời người dân kiểm tra lại.
Qua các bức tranh khắc trong “Kỹ thuật của người An Nam”, các nghề thủ
công nghiệp, hoạt động buôn bán và nghệ thuật dân gian, đồng thời nhiều khía cạnh
của đời sống cá nhân và xã hội của người Việt ở Hà Nội và vùng phụ cận đầu thế kỷ
XX đã được tái hiện hết sức chân thật, mộc mạc nhưng không kém sinh động,
phong phú như nghề gốm, nghề dệt, nghề bạc, nghề làm gỗ, các trị chơi dân gian,
các tín ngưỡng dân gian, phong tục, tập quán, hoạt động trao đổi, buôn bán … Đặc
biệt, những phong tục của người Hà Nội đầu thế kỷ XX được tác giả khắc họa khá
cụ thể, biểu hiện rõ nét bản sắc văn hóa cổ truyền của Hà Nội cũng như vùng châu
thổ Bắc Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
1.2.2. Joseph Inguimberty (1896 - 1971)
Joseph Inguimberty là một họa sĩ Pháp sinh ngày 18/11/1896 tại Marseille và
mất ngày 8/10/1971 tại Menton. Ông từng làm giáo viên tại trường Mỹ thuật Đông

15


Dương (EBAY) ở Hà Nội suốt từ năm 1926 đến năm 1945. Với tài năng của mình
ơng đã nhanh chóng trở thành người đứng đầu bộ phận sơn của Đại học Mỹ thuật ở

Việt Nam. Năm 1929, ông mở triển lãm tranh với chủ đề “Phong cảnh và con người
của đồng bằng Bắc Bộ”, trong cuộc triễn lãm này ông đã cho trưng bày hơn ba
mươi tác phẩm vẽ về xứ bắc Kỳ, thực hiện tại Hà Nội. Những bức ảnh đó vẫn cịn
được lưu giữ cho đến tận ngày hơm nay.
Có thể nói trong suốt những năm tháng sống và làm việc tại Hà Nội ơng đã có
sự gắn bó thân thiết với con người nơi đây, ơng hịa mình vào cuộc sống cũng như
vẻ đẹp giản đơn của họ. Điều đó được thể hiện rất rõ nét quá những bức tranh của
ơng. Chính tình u cùng niềm đam mê của mình ơng đã vẽ nên những bức tranh
sống động về vẻ đẹp đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Những bức tranh
của ơng thường là loại tranh sơn dầu, nên nó mang một giá trị hết sức đặc biệt. Nó
thể hiện rõ nét khỏe khoắn vui tươi của những cô gái Bắc Kỳ trong bức tranh “Đi
chợ” vẽ năm 1934, hay sự duyên dáng, mảnh khảnh của các thiếu nữ trong chiếc áo
dài truyền thống ở bức tranh “Gia đình bên bờ ao” vẽ năm 1936. Kể cả những công
việc nhỏ nhặt trong lĩnh vực lúa gạo của phụ nữ Đông Dương cũng được ông ghi lại
rất chân thật. Hơn thế nữa, ơng cịn có nhiều tác phẩm mô tả lại từng hoạt động nhỏ
trong các gia đình, điều đó chứng tỏ dân làng nơi đây rất q mến ơng.
Ngồi các bức tranh sơn dầu, Inguimberty cịn ln khuyến khích sinh viên
của mình thử nghiệm với tranh sơn mài như một phương tiện nghệ thuật vẽ tranh
tốt. Điều đó đã làm cho nền văn hóa của Việt Nam ngày càng được tôn vinh hơn
trong tinh hoa của nghệ thuật.
1.2.3. J.B. Piétri
J.B.Piétri vốn là một hoa tiêu trên sơng Sài Gịn, sau đó được chuyển sang làm
cơng tác kiêm ngư, di chuyển khắp vùng ven biển của xứ Đông Dương thuộc Pháp,
kéo dài suốt ven biển Campuchia ngày nay, vòng qua Nam Bộ, ven theo miền
Trung, qua vịnh Hạ Long, qua biên giới Trung Quốc tới tận Trạm Giang của tỉnh
Quảng Đơng.
Ngồi chức trách của một viên chức thuộc hệ thống nhà nước thực dân Pháp,
Piétri có niềm say mê kỳ lạ với thuyền bè dân gian. Ông đã tự tay vẽ bằng bút chì
16



và màu tất cả các con thuyền mình đã tiếp xúc, mô tả chúng đến từng chi tiết cùng
với những phân tích bằng các khái niệm lý thuyết tàu, thủy động học cũng như liên
hệ, so sánh thuyền bè Đông Dương với các thuyền bè của nhiều dân tộc khác trên
thế giới. Để mô tả thuyền bè dân gian, ông dùng thứ tiếng Pháp của những người đi
biển xa xưa cùng những đoạn văn trữ tình xen kẽ với mơ tả kỹ thuật. Từ đó cho ra
đời cuốn sách “Thuyền buồm Đơng Dương” vào năm 1943, sau đó được in lại vào
năm 1949, cả hai lần đều do Công ty In và Phát hành sách Đơng Dương, Với cơng
trình như vậy, việc chuyển ngữ sang tiếng Việt không phải là một việc dễ dàng.
Nhờ sự giúp đỡ của John Doney, Ken Preston những người Mỹ “mê thuyền Việt”
như lời bình luận của báo Tuổi Trẻ và bản dịch tiếng Anh đã tạo thuận lợi cho việc
chuyển tải toàn bộ tâm ý cũng như hoài niệm mà Piétri muốn gửi gắm. Đây là một
nguồn tài liệu quý giá tạo điều kiện cho các học giả nghiên cứu về phương tiện đi
lại của người Việt.
1.2.4. Leon Busy (1874 - ?)
Léon Busy sinh năm 1874, cha ông là công chức ngành bưu điện làm việc
dưới quyền thứ trưởng bưu điện Milleran và là người phát minh ra thẻ chuyển ngân.
Sau khi học xong trường Dịng Tên ở Vaugirard, ơng vào trường Bách khoa. Tốt
nghiệp bách khoa năm 1985, ông chọn đời binh nghiệp và được gia nhập quân đội
thuộc địa năm 1898 lúc ông 24 tuổi. Ông thăng cấp trung úy hậu cần và đóng qn
tại Hà Nội.
Cùng với cơng việc binh nghiệp tại Hà Nội, Léon Busy cũng không ngừng
phát triển niềm đam mê của mình với mơn nhiếp ảnh. Ơng đã tích cực tham gia vào
hội Nhiếp Ảnh Pháp vào ngày 21/11/1913 dưới sự bảo lãnh của hai ông Maréchal
và Charles Andrien. Trong quá trình tham gia vào tổ chức này, ông được giao
nhiệm vụ là chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 đến năm 1917.
Và ông đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ đó. Cụ thể năm 1914, với những
bức ảnh màu về Đông Dương, Leon Busy đạt được giải nhất thể loại “Vitrail”.
Cùng năm ấy, tác phẩm “Người phụ nữ cá vàng” mang về cho ơng giải nhất thể loại
“Atelier”. Trong đó, không thể không kể đến sự thành công rực rỡ của ông khi thực


17


hiện bộ ảnh về xứ Bắc Kỳ. Bộ ảnh này khơng những được Hội nhiếp ảnh Pháp hoan
nghênh mà cịn được Liên minh Pháp và hội Địa lý Pháp, đánh giá rất cao.
Dưới ống kính của Leon Busy, người xem có thể thấy được cảnh sinh hoạt, lao
động đời thường hay sự phân tầng trong xã hội lúc bấy giờ. Bộ ảnh của ơng cịn
phản ánh đậm nét đời sống tín ngưỡng, tơn giáo của người Hà Nội xưa có sự thấm
nhuần tư tưởng Lão giáo. Có thể nói, những bức ảnh của ông là tư liệu vô giá ở Việt
Nam bởi tầm vóc của các cơng trình này đã vượt qua khỏi tài năng nghệ thuật đáng
khâm phục.

18


ƢƠNG 2
VĂ HÓA VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ẦU THẾ KỶ XX
QUA NGUỒN TƢ LIỆU TRANH ẢNH CỦA

Ƣ I PHÁP

2.1. Văn hóa vật thể
2.1.1. Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Nhất là
đối với người Việt Nam, ẩm thực khơng chỉ là nét văn hóa vật chất mà cịn là văn
hóa tinh thần. Qua ẩm thực, người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm
giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục
trong cách ăn uống…
Việt Nam là một nước nơng nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa.

Ngồi ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam; chính
các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định nên những đặc trưng
riêng của ẩm thực từng vùng, miền. Mỗi vùng, miền có mỗi nét, mỗi khẩu vị đặc
trưng riêng. Điều đó góp phần làm cho ẩm thực Việt Nam thêm phong phú, đa
dạng. Nhưng nhìn chung, trên suốt dải đất từ miền Bắc vào đến miền Nam, người
Việt cũng có chung một số món ăn đặc trưng, thu hút sự tìm hiểu nghiên cứu của
người Pháp. Trong đó, Henri Oger là một trong những người Pháp có niềm đam mê
đến lạ lùng đối với văn hóa ẩm thực Việt, để rồi đối với mỗi món ăn đặc biệt, đều
được ơng lưu lại trong tập “Kĩ thuật của người An Nam”. Qua tập tranh khắc của
ơng, ta nhận biết được một số món ăn truyền thống như:
* Bánh chưng, bánh giầy, bánh giò
- Bánh chưng, bánh giầy là thực phẩm mang đặc trưng của người nơng nghiệp
Việt Nam, tương truyền đã có từ thời Hùng Vương. Hai loại bánh này được làm từ
gạo nếp - thứ quý giá mà trời đất ban tặng cho con người. Qua bức tranh Thực phẩm
ngày Tết (Hình 1) của Henri Oger, thì bánh chưng được gói bằng lá trong khn
khổ của một hình vng rất đẹp mắt. Thơng thường, bánh được làm tư gạo nếp, đậu
xanh, thịt lợn và gói gọn trong chiếc lá dong. Bánh chưng có dạng hình vng
tượng trưng cho đất (âm) kết hợp với nguyên liệu là gạo (dương) nên người Việt

19


luôn quan niệm rằng: Đây là sự tinh túy của đất trời là lời mong ước của một năm mới
dồi dào, no đủ, sung túc và thịnh vượng. Vì thế, trên bàn thờ tổ tiên người miền Bắc dịp
Tết hầu như không thể thiếu cặp bánh chưng xanh (Bức tranh Mâm đồ thờ - Hình 3).
Đi cặp cùng với bánh chưng là chiếc bánh giầy. Đây là một loại bánh truyền
thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và
đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân
đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Hình dáng của bánh tròn tượng trưng cho
bầu trời theo quan điểm của người Việt. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ

truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).
Nhìn chung, bánh chưng và bánh giầy là hai loại bánh tượng trưng cho quan
niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa
và thiên nhiên trong nền văn hố lúa nước. Ln xuất hiện vào ngày Tết, hai loại
bánh này nhằm nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính, thể hiện nét đẹp trong
văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Bánh giị: ngồi bánh chưng và bánh giầy, ta cịn thấy xuất hiện một loại
bánh khác gọi là bánh giò trong bức tranh Giã gị (Hình 2) của Oger. Bánh giị được
làm từ bột gạo tẻ với nhân bên trong là thịt bầm và trứng. Đây cũng là món ăn
truyền thống khơng thể thiếu của người Việt vào dịp lễ Tết.
* Cơm
Cơm là một loại thức ăn được làm ra từ gạo - một loại nguyên liệu được kết
tinh bởi trời đất. Cơm được chế biến bằng cách đem gạo tẻ nấu với một lượng vừa
đủ nước sao cho thật dẻo, thật thơm. Đối với người Việt, cơm còn được xem là loại
thực phẩm quý giá nhất mà thiên nhiên ban tặng cho họ, nên nó trở thành loại thực
phẩm chính trong hầu hết các bữa ăn. Không những trong bữa ăn thường ngày, mà
ngay trong những ngày lễ Tết hay làm giỗ cho tổ tiên, bao giờ trên mâm cỗ cũng có
bát cơm trắng như trong bức tranh Bàn để đồ lễ ở bàn thờ gia đình (Hình 5).
* Xơi
Trong bức tranh Bàn để đồ lễ ở bàn thờ gia tiên (Hình 5), có hình ảnh của
mâm xơi. Điều này chứng tỏ, xôi cũng là một loại thực phẩm quan trọng không thể
thiếu trong mâm cỗ cúng.

20


Xôi thường được làm từ các loại gạo nếp, và đôi khi là các loại gạo tẻ thơm
dẻo. Ngoại trừ xơi trắng thường chỉ có gạo nếp với một chút muối ăn cho thành
phẩm là những hạt xôi dẻo màu trắng ngà, đa số các loại xơi khác đều có kết hợp
với các chất tạo màu, tạo vị như lá cẩm (màu tím), lá dứa hay lá riềng (màu xanh),

gấc (màu đỏ). Bởi vậy người Việt thường có quan niệm, xôi tượng trưng cho sự kết
hợp tinh hoa của đất trời nên việc dâng cho ông bà mâm xôi (bức tranh Mâm xơi hình 4) vào dịp lễ tết hay giỗ chạp nhằm bày tỏ sự biết ơn và lòng tơn kính đối với
cội nguồn của mình. Ngồi ra, xơi cịn là một thức q khơng thể thiếu trong ngày
thơi nôi, cưới hỏi.
2.1.2. Trang phục
Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đơng nhất và
là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang
đậm nét một bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục của từng tộc người nói
riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt
Nam từ trước đến ngày nay. Tuy nhiên, ngồi những bộ trang phục mang đặc trưng
riêng thì vẫn có những loại trang phục truyền thống được sử dụng chung cho tất cả
các dân tộc trên lãnh thổ Việt. Và những loại trang phục này sẽ lần lượt được trưng
bày qua các nôi dung như sau:
2.1.2.1. Y phục
* Y phục nữ
- Chân váy, áo yếm
Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại nói chung và ở giai đoạn
cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX nói riêng chịu sự chi phối mạnh mẽ của mơi
trường tự nhiên - đó là khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới và công việc lao động
nông nghiệp trồng lúa nước. Theo đó, “chiếc váy” và “áo yếm” ra đời.
Ngay từ thời Hùng Vương, phụ nữ Việt Nam đã mặt váy, lối mặc đó được bảo
lưu một cách kiên trì ở nhiều nơi cho tới tận giữa thế kỷ XX. Sở dĩ, như vậy là vì
mặc váy khơng chỉ thống mát đối phó một cách có hiệu quả với khí hậu nóng bức
(bức Đàn bà nhà q của Oger - Hình 14), mà cịn rất phù hợp với cơng việc đồng

21


áng, bn bán (bức Đi chợ của Inguimbetry - Hình 55, bức Cắt cỏ của Oger - Hình
15). Do váy khơng có đũng nên có thể xắn lên khơng hạn chế mỗi khi lội xuống

ruộng nước. Như bức tranh Cắt cỏ của Henri Oger là hình ảnh của hai cơ gái đang
cắt cỏ trên đồng, chiếc váy được sắn cao lên đến tận đùi, như vậy vừa mát mẻ giữa
trời nóng bức, lại khơng vướng víu trong cơng việc. Qua các bức tranh như đã nói ở
trên thì độ dài của váy thông thường chỉ qua đầu gối một chút, để vừa tạo sự mát mẻ
lại vừa tiện cho việc đi lại.
Đối với người Việt, chiếc váy là niềm tự hào về bản sắc và bản lĩnh văn hóa
của mình, nên thường nói:
Cái thúng mà thủng hai đầu
Bên ta thì có, bên Tầu thì khơng
Đi cùng với “chiếc váy” là “áo yếm” như trong bức tranh Đàn bà nhà quê của
Oger. Qua bức tranh có thể nhận dạng một vài đặc điểm cơ bản của chiếc yếm như
sau: Yếm là một mảnh vải vuông đặt chéo che ngực phụ nữ, góc trên kht hình bán
nguyệt, đính hai sợi dây vải buộc ra sau cổ, ở hai góc đối diện nhau vắt sang hai bên
sườn đính thêm hai sợi dây nữa buộc ra sau lưng, bốn sợi dây vải này gọi là dải yếm
yếm ngực (Bức tranh Yếm ngực của Oger - Hình 8). Đây là một loại đồ mặc đặc thù
của người Việt, với nhiều kiểu cổ, nhiều màu phong phú; Cổ xoay (Bức tranh Yếm
cổ xoay của Oger - Hình 7), cổ sẻ (Bức tranh Yếm cổ sẻ của Oger - Hình 6), cổ
thìa… Về màu sắc của yếm thường có các màu chủ yếu như yếm nâu mặc đi làm
thường ngày ở nông thôn (Bức Đi chợ của Inguimberty). Yếm trắng mặc thường
ngày ở thành thị và phụ nữ nông thôn mặc ở nhà (bức tranh Một người phụ nữ trung
lưu của Busy - Hình 45). Như trong bức tranh Phụ nữ miền Bắc của Busy - Hình
47), hai thiếu nữ Hà Thành đang ngồi bên bể nước bận trang phục cổ truyền, áo yếm
trắng và quần đen, thắt lưng sáng màu. Như vậy, lại có thêm một kiểu trang phục
thường ngày khác của người Việt đó là sự kết hợp giữa yếm trắng với quần thụng
đen ống rộng, hay cịn gọi là quần nái đen. Ngồi yếm trắng ra cịn có các loại yếm
hồng, yếm đào, yếm thắm… dùng trong những ngày lễ hội.
Mà ngay cái yếm cũng chỉ để che kín phần ngực, phần lưng vẫn để trống và
đơi khi cái yếm cịn được cắt hẹp lại để hở hai bên sườn trông thật hấp dẫn. Sự
22



×