Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ve sinh moi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.33 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ẶT VẤN ĐỀ


Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm hẳn, song các bệnh liên quan
tới nước và vệ sinh môi trường vẫn là vấn đề lớn về sức khỏe ở Việt Nam. Bệnh tiêu chảy là một trong
những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm đau trên phạm vi tồn quốc, làm cho khoảng 250.000
người phải nhập viện mỗi năm. Theo ước tính mới đây, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc,
giun móc và giun đũa. Đó cũng là một phần lý do tại sao Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở trẻ em cao nhất ở Đông Á.


Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua,
song nhiều nơi ở Việt Nam - đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và
những cộng đồng dân cư nông thôn vùng xa vùng sâu và thường là nghèo nhất - đã bị tụt hậu.


Việc cung cấp các phương tiện vệ sinh môi trường và các phương tiện vệ sinh khác trong thời gian qua
tiến triển rất chậm. Một cuộc điều tra mới đây về tình hình vệ sinh môi trường cho thấy rằng 52% dân cư
nông thơn có phương tiện vệ sinh mơi trường nói chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng nhà xí
đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 08/2005/QD-BYT. Cuộc điều tra này cịn
cho thấy chỉ có 12% số trường học có phương tiện vệ sinh đạt tiêu chuẩn.


Chất lượng nước, đặc biệt là tình trạng nước ngầm bị nhiễm thạch tín, là vấn đề mới nảy sinh hết sức
nghiêm trọng.


HỖ TRỢ CỦA UNICEF


Trong khn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF (2006-2010), Chương
trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh môi trường đặc biệt chú trọng vào các hoạt động sau đây:
<b>Thông tin, tuyên truyền và tham gia: UNICEF hỗ trợ Chính phủ rút ra các bài học và kinh nghiệm </b>
thông qua công tác nghiên cứu/đánh giá, ghi chép thành văn bản và triển khai thí điểm các mơ hình nhằm
nâng cao hiệu quả của các hoạt động dự án và gia tăng giá trị trong quá trình thực hiện cũng như xây dựng
Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn và Chương trình Mục tiêu Quốc gia
về Cấp nước và Vệ sinh môi trường nơng thơn lần thứ II của Chính phủ. UNICEF cịn khuyến khích sự


tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch xây dựng, thực hiện và quản lý các cơ sở cấp nước và vệ
sinh môi trường nông thôn thông qua các hoạt động truyền thông.


<b>Khuyến khích vệ sinh mơi trường và nếp sống vệ sinh. Vấn đề vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh</b>
phải được quan tâm giải quyết khẩn cấp. Nhiều cơ quan trong nước và quốc tế, trong đó có UNICEF, đã
kêu gọi xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia riêng về vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh. Kế
hoạch đó sẽ thu hút sự quan tâm rộng rãi, góp phần huy động thêm nguồn lực trong lĩnh vực vệ sinh môi
trường và nếp sống vệ sinh, qua đó giúp Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển của Việt Nam (VDG)
và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) trong lĩnh vực này. Ngồi ra, UNICEF cịn hỗ trợ đề ra
các phương thức tuyên truyền về vệ sinh mơi trường và nếp sống vệ sinh có hiệu quả chi phí và hướng
vào cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Chất lượng nước và giảm thiểu tình trạng nhiễm thạch tín.UNICEF hỗ trợ Chính phủ tiến hành các </b>
nghiên cứu và điều tra về tình trạng nhiễm thạch tín và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người.
UNICEF tiếp tục giữ vai trò chủ đạo về các hoạt động thuộc lĩnh vực này, trong đó có việc xây dựng và
nhân rộng mơ hình giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín, xây dựng công tác theo dõi chất lượng nước ở cấp
cộng đồng trên cơ sở áp dụng rộng rãi bộ kiểm tra chất lượng nước thuận tiện cho người sử dụng, đồng
thời tăng cường các hoạt động phối hợp trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Quốc gia Giảm thiểu nguy
cơ nhiễm thạch tín.


<b>Theo dõi và đánh giá. Dựa trên hệ thống theo dõi theo nguyên tắc lập bản đồ nước (WATER mapper) </b>
của riêng mình, UNICEF tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ xây dựng hệ thống theo dõi, đánh
giá quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn để theo dõi tiến độ thực hiện Kế hoạch Tổng
thể về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cũng như các chỉ số về MDG/VDG trong lĩnh vực
nước sạch và vệ sinh môi trường.


<b>Chuẩn bị sẵn sàng và đối phó với thiên tai. UNICEF tiếp tục và tăng cường hơn nữa các hoạt động lồng</b>
ghép vấn đề an toàn trẻ em bằng cách cung cấp các kiến thức và dịch vụ cho các cơ quan/các cấp địa
phương và các đối tác tham gia chính.



CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×