Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam (Luận án tiến sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG DẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

WEI HAI QUAN

VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG DẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
------------------------------------------

WEI HAI QUAN

VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam
học Mã số: 8310630.01

Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Thành Nam

Hà Nội – 2020




LỜI CẢM ƠN
Khi luận văn kết thúc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Bùi Thành Nam, người
đã hướng dẫn tôi hồn thành luận văn thạc sĩ của mình. Trong q trình viết luận
văn, thầy Nam đã dành rất nhiều thời gian, cơng sức và tâm huyết để hướng dẫn tơi
hồn thành luận văn. Từ việc lựa chọn và xác nhận đề tài, chuẩn bị đề cương, và thu
thập tài liệu, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu đến bản thảo cuối cùng của luận
văn, tôi đều được sự hướng dẫn tận tình của thầy. Với sự giúp đỡ của thầy, kiến thức
của tôi đã được nâng cao và mở rộng hơn, đồng thời đề tài nghiên cứu của tôi đã
được thực hiện và hoàn thành một cách thuận lợi hơn. Ngoài ra, với kiến thức sâu
rộng, tinh thần nghiêm túc và phong cách làm việc tỉ mỉ của thầy đã ảnh hưởng và
sẽ có ích cho tơi trong suốt cuộc đời. Tơi muốn bày tỏ lời cảm ơn chân thành và
lịng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy.
Trong quá trình viết luận văn, tôi cũng nhận được những lời đề nghị và ý kiến
có giá trị từ nhiều thầy cơ giáo và các bạn cùng lớp trong Khoa Việt Nam học và
Tiếng Việt Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà
Nội). Đồng thời, tôi cũng nhận được nhiều giúp đỡ của các bạn Việt Nam từ Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các bạn bè Trung
Quốc trong q trình hồn thiện luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo và các bạn, cảm ơn tất cả
các thầy cô giáo và các bạn bè đã quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ tôi.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia đã dành thời
gian xem xét bài luận văn này và cung cấp các bình luận có giá trị!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế
Việt Nam là phần nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi

Thành Nam mà trước đó chưa có bất kỳ tác giả nào cơng bố.
Những tư liệu và số liệu sử dụng trong bản luận văn có tính xác thực và nguồn
gốc rõ ràng.

Tác giả

Wei Hai Quan


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................1
DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................6
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................7
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM.................................................................................................18
1.1 Tổng quan cơ bản về Việt Nam.........................................................................18
1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................. 18
1.1.2 Tình hình phân chia các khu vực trong nước............................................. 18
1.1.3 Tình hình dân số Việt Nam......................................................................... 19
1.2.1 Đặc điểm cơ cấu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam..............................21
1.2.2 Đặc điểm và cơ cấu mơ hình sản xuất........................................................ 22
1.2.3 Cơ cấu sản phẩm và đặc điểm công nghệ...................................................23
1.2.4 Thương mại quốc tế hàng dệt may Việt Nam.............................................24
1.3 Tác dộng của những FTA đối với ngành dệt may Viêt Nam.............................27
1.3.1 Các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam................................27
1.3.2 Những nội dung và cam kết của FTA......................................................... 28
1.3.3 Tác động của FTA đối với ngành dệt may nói chung.................................33
1.3.3.1 Tóm tắt một năm thực hiện CPTPP....................................34
1.3.3.2 Tình hình xuất nhập khẩu dệt may giữa Việt Nam và các nước CPTP

.....................................................................................................................36
1.3.3.3 Lợi thế về EVFTA............................................................... 37
1.3.4 Tình hình FDI đối với ngành dệt may Việt Nam........................................38
5


1.3.4.1 Những lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
.....................................................................................................................38
1.3.4.2 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành dệt may
Việt Nam............................................................................................... 40
1.3 4.3 Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành dệt may Việt Nam 43
CHƯƠNG 2:

VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY ĐỐI VỚI VIỆT NAM......49

2.1 Vai trò của ngành dệt may trong việc cung cấp hàng hoá tiêu dùng trong nước
...........................................................................................................................49
2.2 Vai trò của ngành dệt may đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu.....................51
2.3 Vai trị của ngành dệt may trong mở rộng thị trường quốc tế...........................55
2.4 Vai trị của ngành dệt may với việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Việt Nam............................................................................................................61
2.5 Vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong chính trị.........................................63
2.6 Vai trò của ngành dệt may trong giải quyết vấn đề lao động............................65
2.6.1 Tạo việc làm cho người lao động............................................................... 65
2.6.2 Tạo thu nhập ổn định cho người lao động:.................................................65
CHƯƠNG 3.

CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH

DỆT MAY VIỆT NAM.................................................................................................67

3.1 Những cơ hội phát triển của ngành dệt may Việt Nam.....................................67
3.1.1 Cơ hội đến từ các FTA mà Việt Nam đang/sẽ có hiệu lực trong thời gian tới
(đặc biệt là CPTPP, EVFTA và RCEP)................................................................ 67
3.1.2 Cơ hội đến từ cuộc chiến thượng mại Mỹ - Trung.............................................. 68
3.1.3 Cơ hội từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.......................................................68
3.2 Những thách thức đối với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.............70
3.2.1 Xu thế gia tăng bảo hộ trên thế giới.....................................................................70
6


3.2.2 Thách thức đến từ CPTPP và EVFTA..................................................................73
3.2.3 Thách thức từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung..............................................74
3.2.4 Thách thức đáp ứng các nhu cầu của CMCN 4.0................................................75
3.2.5 Chuỗi ngành nghiệp không cân đối và sức mạnh tổng thể không mạnh. 76
3.2.6 Giá trị gia tăng của ngành dệt may tương đối thấp............................................. 77
3.2.7 Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp quy mô nhỏ
78
3.2.8 Chi phí lao động tiếp tục tăng và năng suất lao động thấp..................................78
3.2.9 Thách thức khác................................................................................................... 80
3.2.10

Thách thức mới năm 2020: Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến ngành dệt

may Việt Nam.......................................................................................................80
3.3 Triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam......................................... 81
3.3.1 Các triển vọng do FTA mang lại.......................................................................... 81
3.3.2 Hướng đến "Công nghiệp 4.0".............................................................................83
3.3.3 Hướng tới cắt giảm phát thải và giảm hóa chất độc hại trong doanh nghiệp dệt
may để bảo vệ môi trường....................................................................................84
3.3.4 Tập trung vào phát triển bền vững.......................................................................85

3.3.5 Tiếp tục đổi mới....................................................................................................87
KẾT LUẬN....................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................91

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHUNG
AJCEP
ANZFTA
ASEAN
ATIGA
BHTN
BHXH
BHYT
BVSC
C/O
CMCN
CMT
CPTPP
ĐH
ĐL
DMVN

EU

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia, New Zealand
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
FTA về thương mội hàng hóa trong ASEAN

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Công ty Chứng khoán Bảo Việt
Giấy chứng nhận xuất xứ
Cách mạng cơng nghiệp
Cut-Make-Trim/ cắt-may-hồn thiện
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương
Đại học
Đài Loan
Dệt May Việt Nam
Doanh nghiệp
Liên minh kinh tế Á - Âu
Enterprise Resource Planning
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Liên minh châu Âu

FDI

Foreign direct investment/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB
FOB/OEM
FTA
GDP
HQ
HS
ILO
KCN
KNXK

KT

Free On Board/ Giao hàng lên tàu
Original Equipment Manufacturing/Free On Board
Hiệp định Thương mại Tự do
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm nội địa
Hàn Quốc
Hệ thống Phân loại Hàng hóa Hài hịa
International Labour Organization: Tổ chức Lao động Quốc tế
Khu công nghiệp
Kim ngạch xuất khẩu
Kinh tế
Most Favoured Nation
Tối huệ quốc

DN
EAEU
ERP

MFN


NDT
NK
NL
NLĐ
NPL

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHUNG
Nhân dân tệ

Nhập khẩu
Nguồn lực
Người lao động
Nguyên phụ liệu

Nxb

Nhà xuất bản

SX- KD

Original Brand Manufacturing
Mẫu và thương hiệu ban đầu độc quyền của doanh nghiệp sản xuất
Original Design Manufacturing
Mẫu ban đầu thuộc về doanh nghiệp sản xuất
Original Equipment Manufacturing
Sản xuất thiết bị gốc của DN sản xuất
Phịng vệ thương mại
Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diện Khu vực
Radio Frequency Identification:Nhận dạng qua tần số vô tuyến
Rules Of Origin/ Quy tắc xuất xứ
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities
(Cơ hội) và Threats (Thách thức)
Sản xuất kinh doanh

TBT
THCS
TM
TQ
TS

UNTAD
VCFTA
VITAS
VJEPA
VN
WCO
WTO
XK
XX

Technical Barriers to Trade/ Rào cản kỹ thuật trong thương mại
Trường Trung học cơ sở
Thương mại
Trung Quốc
Tiến sĩ
Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi-lê
Hiệp hội Dệt may việt nam
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
Việt Nam
Tổ chức Hải quan Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới
Xuất khẩu
Xuất xứ

OBM
ODM
OEM
PVTM
RCEP

RFID
ROO
SWOT


DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình dân số của Việt Nam tính đến năm 2020.................................20
Bảng 1.2: Thống kê số người lao động chia theo nhóm tuổi.....................................20
Bảng 1.3: Xuất khẩu các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam năm 2019...........25
Bảng 1.4: Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2019...................26
Bảng 1.5: Danh sách các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam......................28
Bảng 1.6: Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các nước CPTPP năm 2018........36
Bảng 1.7: Nhập khẩu dệt may của Việt Nam từ các nước CPTPP năm 2018............37
Bảng 1.8: Thống kê FDI vào dệt may Việt Nam đến 5 tháng 2020 theo năm và quốc
gia41 Bảng 1.9: Thống kê FDI vào dệt may Việt Nam đến 5 tháng 2020 theo khu
vực...............................................................................................................................42
Bảng 1.10: Thống kê FDI (TQ) vào dệt may Việt Nam đến 5 tháng 2020................43
Bảng 1.11: Cơ sở sản xuất của Texhong tại Việt Nam..............................................46
Bảng 2.1: So sánh chỉ số giá tiêu dùng của hàng may mặc, mũ nón, giày dép năm
2020 và 2019.............................................................................................50
Bảng 2.2: Trị giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ các tháng năm 2018 (Đơn vị tính:
triệu USD).................................................................................................52
Bảng 2.3: Giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ các tháng năm 2019 (Đơn vị tính: triệu) 54
Bảng 2.4: Trị giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ 5 tháng năm 2020 (Đơn vị: triệu USD)
55 Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu của tháng 5 năm 2020........................................54
Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam năm 2018.................56
Bảng 2.7: So sánh kim ngạch xuất khẩu với tăng trưởng GDP.................................63
Bảng 2.8: Số doanh nghiêp và công nhân trong những năm qua..............................65
Bảng 3.1: Mức lương tối thiểu phân vùng năm 2019 ~2020.....................................79



DANH MỤC HÌNH

1. Hình 1.1: Nguồn thu nhập hoạt động của Tập tồn Texhong:..............................46
2. Hình 1.2: Năng xuất sợi phân bố của Tập tồn Texhong........................47
3. Hình 1.3: Tỷ trọng tổng sản lượng sợi nội địa của Việt Nam...............................47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài

Ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, là ngành sản xuất, đặc biệt là
ngành dệt thuộc ngành công nghiệp nhẹ, thường xuất hiện trong giai đoạn đầu phát
triển kinh tế của đất nước. Trong q trình cơng nghiệp hóa của nhiều nước, ngành
dệt may đóng vai trị hàng đầu. Ở các nước đang phát triển, ngành dệt may đã có
những đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nông thôn
và nông nghiệp. Sự phát triển của ngành dệt là một trong những phương pháp quan
trọng để thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế nơng nghiệp sang mơ hình kinh tế cơng
nghiệp. Do đó, ngành dệt may cũng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển
kinh tế nhà nước và xã hội.
Việt Nam có vị trí địa lý rất tốt và nguồn nhân lực dồi dào. Việt Nam thông qua
cải cách chính trị và kinh tế, một loạt dữ liệu cho thấy sự tăng trưởng kinh tế và xã
hội nhanh chóng của Việt Nam. Việt Nam đã từ nền kinh tế nơng nghiệp trước đây
chuyển dần sang mơ hình kinh tế công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là trong 10 năm
qua. Việt Nam phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân và tích cực thu hút đầu tư
nước ngồi, điều này giúp cho kinh tế phát triển nhanh chóng. Việt Nam đã trở
thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở khu vực
Đông Nam Á và đang chuyển dần sang cơng nghiệp hóa. Một số dữ liệu cho thấy
Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng trên toàn cầu.
Với nhu cầu mạnh mẽ của thị trường quốc tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam đã duy trì tăng trưởng và nền kinh tế Việt Nam cũng hiển thị xu hướng tiếp tục
tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, từ năm 2000
đến 2019, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam là 6,39%.
Theo số liệu thống kê, trong những năm qua, ngành dệt may đã trở thành
một trong những ngành hàng đầu tại Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của ngành


dệt may từ năm 2009 đến 2012 liên tục 4 năm đứng đầu trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của ngành công nghiệp Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam không
chỉ cung cấp cho người dân những nhu cầu cần thiết mà còn giúp giải quyết
những vấn đề lao động xã hội. Trong quá trình hội nhập quốc tế, kim ngạch
xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, thị trường tiếp tục
mở rộng hơn nữa và nhu cầu lao động ngày càng nhiều hơn, chiếm tỷ lệ tương
đối cao trong nền kinh tế Việt Nam.
Khi mức độ hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, các rào cản
thương mại được giảm xuống, thị trường xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục mở
rộng hơn nữa, mang đến những cơ hội phát triển mới cho ngành dệt may. Trong
những năm qua, nhằm mục đích nhanh chóng hội nhập kinh tế thế giới và hội
nhập kinh tế khu vực, Việt Nam đẩy mạnh mở cửa và tích cực tham gia mạng
lưới các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và VKFTA, VN-EAEU FTA,
AHKFTA vv... Những hiệp định thương mại tự do này mang lại nhiều lợi thế
trong việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế Việt Nam. Bởi vì ngành dệt may là
một trong những ngành cơng nghiệp đứng đầu đóng góp to lớn về kim ngạch
xuất khẩu Việt Nam nên nghiên cứu về vai trò của ngành dệt may đối với nền
kinh tế Việt Nam là một chủ đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nguyễn Thanh Huong (2017) [33] trong "Cơ hội và thách thức đối với ngành
dệt may Việt Nam trong hợp tác quốc tế" chỉ ra rằng trong q trình cơng nghiệp
hóa ở nhiều nước, ngành dệt may đóng vai trị hàng đầu và thúc đẩy sự phát triển
nông nghiệp và nông thôn. Phát triển ngành dệt may là thúc đẩy chuyển dịch kinh

tế từ nông nghiệp hướng đến ngành kinh tế cơng nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam lại
là quốc gia đang phát triển. Sau khi thông qua các chính sách mở rộng thị trường,
gia nhập WTO, tham gia hội nhập quốc tế và ký kết hiệp định CPTPP thì ngành dệt
may Việt Nam có cơ hội phát triển chưa từng có, trở thành ngành Cơng nghiệp mũi


nhọn của Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu toàn quốc, cung cấp cho Việt Nam khoảng
2,5 triệu việc làm. Đồng thời năm 2012, việc gia nhập thành cơng vào nhóm năm
nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới đã khẳng định vị thế quan trọng của
ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam, có vai trị đóng góp rất lớn của ngành
dệt may đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Do đó ngành dệt may
Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Tác giả đã tóm tắt các nghiên cứu trước
đây về ngành dệt may Việt Nam và kết hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam để đưa
ra những hạn chế, những khó khăn và những thách thức mà trong ngành dệt may
đang phải đối mặt. Đồng thời để giải quyết những vấn đề này, chính phủ và các
doanh nghiệp dệt may đưa ra các đề xuất về các biện pháp cải thiện, kêu gọi sự coi
trọng chú ý đến các ngành bổ trợ, nhằm cải thiện và giải quyết các vấn đề hiện tại
của ngành dệt may Việt Nam, thu hút thêm vốn đầu tư FDI, tìm kiếm sự phát triển
tốt hơn cho ngành dệt may Việt Nam và tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Cổ Tiểu Tùng (2016) [24] trong“Kinh tế Việt Nam” đã chỉ ra rằng Việt Nam
có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, mà nguồn lao động
dồi dào có quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế. Trong sách chỉ ra rằng tỷ
trọng tổng ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam năm 2000 chiếm 78.7%
trong tỷ trọng ngành công nghiệp, năm 2005 là 82.8%, năm 2010 là 86.49 % và
tỷ trọng này tiếp tục gia tăng. Mấy năm gần đây, mặc dù chịu cùng lúc hai áp
lực là tăng giá nguyên liệu và tiền thuê lao động, cùng với nhu cầu trong nước
chưa cao và nhiều khó khăn khác nhưng Việt Nam vẫn phát triển ổn định. Năm
2012, kim ngạch xuất khẩu là 17,2 tỷ USD, duy trì mức tăng trưởng 8,5% và
trở thành sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời trong 4 năm
liên tiếp, ngành dệt may ln duy trì vị thế là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của

Việt Nam. Tác giả khẳng định rằng ngành dệt may là ngành cơng nghiệp trụ cột
của Việt Nam và nó có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
Việt Nam. Ngành dệt may của Việt Nam cũng đang gặp khó khăn rất lớn, đó là


sản xuất bơng trong nước cực kỳ thấp, chỉ có thể đáp ứng 1% nhu cầu sản xuất
trong nước, do đó 99% bơng, 60% sợi và 70% vải đều phải dựa vào nhập khẩu.
Nguyễn Minh Hiếu (2019) [31] trong “Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư FDI
của ngành dệt may Việt Nam” đã vận dụng tư liệu và phương pháp nghiên cứu
phỏng vấn để kết hợp phương pháp nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn. Theo
phân tích "Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư vào ngành dệt may của Việt Nam",
kết luận chỉ ra rằng: Nhiều doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam thiếu hụt nghiêm
trọng các khoản vay vốn trung và dài hạn để chuyển đổi công nghệ và mở rộng
tái sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp dệt may đều có cơng nghệ sản xuất lạc
hậu, kiểu dáng lỗi thời, không đủ chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách
hàng và thiếu khả năng cạnh tranh thị trường. Từ sau năm 2010, ngành dệt may
của Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng. Nó đã "góp phần chuyển giao công
nghệ quốc tế, tăng thu nhập ngoại hối và doanh thu tài chính và thuế, và tạo ra
cơng ăn việc làm" và vị thế của nó trong nền kinh tế quốc dân ngày càng trở
nên nổi bật.
Phạm Thị Yến Hương (2017) [35] trong "Nghiên cứu so sánh về năng lực
cạnh tranh xuất khẩu của hàng dệt may Trung Việt" đã phân tích, so sánh tổng
hợp thực trạng và các vấn đề còn tồn tại của ngành thương mại xuất khẩu mặt
hàng dệt may của Trung Quốc và Việt Nam, cũng như các tác động của FTA đối
với thương mại xuất khẩu dệt may của Việt Nam và tóm tắt các biện pháp đối
phó để cải thiện năng lực xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Sau đó cịn
tận dụng bốn chỉ số năng lực cạnh tranh, từ những góc độ khác nhau để so sánh
sự khác biệt cũng như khả năng cạnh tranh của Trung Quốc và Việt Nam trong
xuất khẩu dệt may, đã đưa ra những kết luận như sau: (1) Khả năng cạnh tranh
của thương mại dệt may ở Trung Quốc và Việt Nam đã được cải thiện đáng kể,

đồng thời khả năng cạnh tranh của các mặt hàng dệt may thành phẩm ở cả hai
nước lớn hơn các sản phẩm dệt may không thành phẩm. (2) Khả năng cạnh


tranh toàn diện của thương mại dệt may của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam, nhưng
khoảng cách cạnh tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam trong các sản phẩm dệt thành
phẩm nhỏ hơn so với các sản phẩm dệt không thành phẩm. (3) Xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam đã phát triển nhanh và khả năng cạnh tranh được cải thiện đáng kể,
có lợi thế so với Trung Quốc trong thương mại dệt may. Trung Quốc bị ảnh hưởng
rất nhiều bởi thị trường quốc tế và đang mất lợi thế so sánh trong ngành dệt may,
nhưng ngành dệt may Trung Quốc đang dựa vào các nguồn lợi thế khác để hỗ trợ và
duy trì khả năng cạnh tranh mạnh mẽ.
Hồng Tùng (2016) [25] "Nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
dệt may của Trung Quốc dựa trên quan điểm TPP" phân tích hiện trạng và các vấn
đề của đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành dệt may Trung Quốc. Tác giả đã phác
thảo các vấn đề chính cịn tồn tại của đầu tư trực tiếp nước ngồi - theo đuổi lợi ích
ngắn hạn, coi nhẹ vấn đề chủ chốt của đầu tư và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Đồng thời các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc cũng tiến hành phân tích SWOT
về những lợi thế, bất lợi, cơ hội và mối đe dọa trong đầu tư trực tiếp vào các quốc
gia TPP trong lĩnh vực dệt may. Sau đó đưa ra các biện pháp đối phó cho đầu tư trực
tiếp của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc ra nước ngoài theo TPP: Mở rộng
các lĩnh vực và khu vực đầu tư, nâng cao năng lực phịng tránh rủi ro, trình độ kinh
doanh quốc tế hóa và thực lực bản thân doanh nghiệp trong đầu tư trực tiếp nước
ngoài của doanh nghiệp.
Zhan Tiểu Kỳ (2016) [62] "So sánh năng lực cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc
và ngành dệt may Việt Nam từ góc độ tác động của TPP": Trong khu vực Thái bình
dương, Trung Quốc và Việt Nam là đối thủ cạnh tranh lớn nhất và cũng là các bên
liên quan trong lĩnh vực dệt may. Hai nước xuất khẩu hàng may mặc có độ tương
đồng cao và khả năng cạnh tranh mạnh về giá. Việc ký kết TPP gây ra tác động tĩnh,
bao hàm hiệu ứng tạo thương mại và hiệu ứng chuyển hướng thương mại, có tác

động chung đối với cả Việt Nam và Trung Quốc ở trong và ngoài hiệp định. Bị ảnh


hưởng bởi TPP, khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng may mặc không dệt kim của
Trung Quốc tại thị trường thành viên TPP đã giảm dần qua từng năm, trong khi tỷ lệ
hàng may mặc Việt Nam trên thị trường TPP tăng lên hàng năm. Thị phần xuất khẩu
hàng may mặc của Trung Quốc từ các nước thành viên TPP sẽ được chuyển sang
Việt Nam và thị phần xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sang Việt Nam sẽ được
chuyển sang các nước thành viên TPP. Để đối phó với tác động tiêu cực của TPP,
tác giả đề xuất chiến lược cho ngành dệt may Trung Quốc đối với TPP: Tăng nội
dung kỹ thuật và giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng cường các thỏa thuận thương
mại tự do song phương và chuyển giao năng lực sản xuất ở nước ngồi, thúc đẩy
nâng cấp chuyển đổi ngành cơng nghiệp in và nhuộm, chuyển đổi xuất khẩu thương
mại điện tử xuyên biên giới.
Mậu Văn Hiên (2016) [28] "Nghiên cứu về tiềm năng đầu tư của các doanh
nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam - Lấy ví dụ của ngành dệt may" trên cơ sở tình
hình hiện tại của ngành dệt may Việt Nam vận dụng phân tích định tính để phân tích
mơi trường đầu tư tiềm năng của ngành dệt may hiện nay. Đồng thời kết hợp những
lợi thế và bất lợi của các doanh nghiệpTrung Quốc, tác giả đã phân tích tổ hợp chiến
lược của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Phương pháp
phân tích thực nghiệm để đo lường khơng gian phát triển đầu tư của Trung Quốc tại
Việt Nam. Phương pháp phân tích tóm tắt kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp
dệt may Trung Quốc tại Việt Nam và các điểm đầu tư tiềm năng ở Việt Nam cũng
như là phương hướng phát triển trong tương lai. Phương pháp phân tích đã đánh giá
được tiềm năng đầu tư tổng thể đối của Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam có mơi
trường tiềm năng đầu tư đối với Trung Quốc. Việt Nam rất phù hợp để nhận được
đầu tư nước ngoài tư các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc. Mặc dù tiềm năng
đầu tư của sợi bông và quần áo không tốt nhưng được kết luận là có tiềm năng đầu
tư khá lớn trên phương diện khác như sợi hóa học, sợi vải, in nhuộm, hoàn thiện,
máy may và phụ kiện quần áo. Đồng thời, dựa trên những kết luận này đã đưa ra



những kiến nghị chính sách đối với chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp đầu
tư.
Trần Ngọc Chiến (2014) [20] "Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam" chỉ ra rằng khi
nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, sự khác nhau trong các
phương pháp nghiên cứu, khu vực nghiên cứu và dữ liệu thì kết luận cũng khác
nhau. Một số nhà học giả cho rằng dịng vốn lớn của FDI có tương quan tích cực
với các chính sách vĩ mơ ưu đãi của nước sở tại. Tăng trưởng kinh tế là lý do chính
cho tăng trưởng FDI, nhưng FDI khơng phải là lý do chính cho tăng trưởng kinh tế.
Cũng có nhiều nhà học giả cho rằng mặc dù FDI có thể có tác động hoặc đe dọa tiêu
cực đến các doanh nghiệp trong nước hoặc một ngành công nghiệp nào đó ở nước
sở tại, nhưng tóm lại lợi thế của FDI vượt trội hơn so với những bất lợi. FDI đã tạo
ra một loạt tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong nước của các nước đang
phát triển như hiệu ứng tích lũy vốn, hiệu ứng thúc đẩy việc làm, hiệu ứng khuếch
tán công nghệ, hiệu ứng cạnh tranh thị trường và thay đổi thiết chế xã hội, sau đó
gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì thế, từ góc độ của FDI thấy rằng bất luận
là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp thì FDI đều có vai trị quan trọng trong thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia đang phát triển ở nhiều mức độ. Vì thế tác giả
lựa chọn FDI và GDP là đối tượng nghiên cứu, vận dụng phương pháp thống kê để
thu thập số liệu của Việt Nam và thông qua sử dụng biểu đồ để hiện thị rõ việc FDI
thúc đẩy sự tăng trưởng của các yếu tố liên quan đến kinh tế và tăng trưởng toàn bộ
nền kinh tế nói chung. Từ góc độ thực nghiệm của phân tích định lượng trong
phương pháp phân tích thực nghiệm để minh họa sự ảnh hưởng của FDI đối với
tăng trưởng kinh tế, chủ yếu được chia thành hai phần: Đầu tiên là tiến hành thử
nghiệm tính bình ổn chuỗi thời gian (ADF) và thử nghiệm hợp nhất trên các dữ liệu
đã thu thập được, sau đó là thiết lập mơ hình mà FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Việt Nam. Kết luận cuối cùng được đưa ra sau khi phân tích hồi quy đó là: FDI đã



đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cuối bài báo, tác giả
cũng đề xuất cải thiện chính sách đối với FDI của Việt Nam từ nhiều khía cạnh:
Chính sách và pháp luật, giải pháp hoạch định nguồn lực, chương trình xúc tiến đầu
tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính và nâng cao tiền lương lao động.
Nguyễn Thị Thu Oanh (2016) [36] "Nghiên cứu về môi trường đầu tư của Việt
Nam để thu hút đầu tư nước ngoài" đề cập đến một số lượng lớn tài liệu và thu thập
một lượng lớn dữ liệu lịch sử từ Tổng cục Thống kê Việt Nam và Cục Thống kê
Quốc gia Trung Quốc. Trên cơ sơ của phương pháp phân tích định lượng, tiến hành
đánh giá về môi trường đầu tư của Việt Nam và đánh giá kinh nghiệm của Trung
Quốc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, kết luận rằng: Mặc dù Trung
Quốc còn tồn tại một số vấn đề trong việc cải thiện mơi trường đầu tư, nhưng vẫn
cịn nhiều điểm đáng để học hỏi. Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam và có nhiều
điểm tương đồng về kinh tế, hệ thống chính trị và văn hóa. Do đó, kinh nghiệm của
Trung Quốc có thể được Việt Nam áp dụng để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút
thêm vốn đầu tư và phát triển hơn nữa nền kinh tế. Tác giả đưa ra các đề xuất để cải
thiện môi trường đầu tư Việt Nam thông qua tham khảo kinh nghiệm thành cơng
của Trung Quốc như: Hồn thiện thể chế kinh tế thị trường, ban hành các chính sách
khuyến khích và ưu đãi, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện cơ sở hạ tầng.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng phát triển của ngành
dệt may Việt Nam để thấy được vai trị của nó trong nền kinh tế. Từ nghiên cứu
thực trạng và nhận diện vai trò, luận văn sẽ chỉ ra đâu là cơ hội, đâu là thách thức,
đâu là triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành dệt
may Việt Nam hiện nay và vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam.


Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian : Luận văn nghiên cứu sự phát triển của

ngành dệt may trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến Tháng 8 năm 2020 và triển
vọng tới năm 2030.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu ngành dệt may
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những
nội dung chính sau: Một là tóm tắt lịch sử và thực trạng phát triển của ngành dệt
may Việt Nam sau khi Việt Nam đẩy mạnh mở cửa và tích cực tham gia mạng lưới
các hiệp định thương mại tự do; Hai là vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh
tế của Việt Nam hiện nay; Ba là đánh giá những thành tựu đạt được của ngành dệt
may của Việt Nam; Bốn là làm rõ nhũng thách thức và khó khăn năm 2020 của
ngành dệt may Việt Nam hiện nay và chỉ ra những triển vọng phát triển tới năm
2030 của ngành dệt may Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn tiếp cận theo hướng phương pháp liên ngành dưới góc nhìn Việt Nam
học, kinh tế học kết hợp với khu vực học và xã hội học. Một trong các phương pháp
chủ đạo được vận dụng trong quá trình nghiên cứu là khảo cứu tài liệu và thu thập
số liệu liên quan đến xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam, tăng trưởng GDP và
hoạt động đầu tư của một số doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam để làm cơ sở lí
thuyết. Từ đó sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,
điền dã điều tra (phân tích thống kê) để đưa ra những đánh giá về vai trò của ngành
dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam.
6. Những điểm mới của nghiên cứu
Luận văn đã nghiên cứu và hệ thống hóa được thực trạng phát triển của ngành
dệt may Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các FTA.


Luận văn đã chỉ ra vai trò của ngành dệt may với việc cung cấp hàng hóa tiêu
dùng trong nước, đóng góp vào kinh ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động,...
Từ nghiên cứu vai trò của ngành dệt may, luận văn đã chỉ ra đâu là cơ hội, đâu

là thách thức và đâu là triển vọng phát triển tới năm 2030 của ngành dệt may Việt
Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương, trong
đó:
Chương 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM: Chương này trình bày lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam
gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY ĐỐI VỚI VIỆT NAM: Chương
này tập trung phân tích vai trị của ngành dệt may Việt Nam đối với nền kinh tế ở
nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chương 3. CƠ HỘI VÀ TRIỂN VỌNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM:
Chương này tập trung phân tích triển vọng và một số giải pháp nhằm khai thác tốt
hiệu quả của ngành dệt may thời gian tới.


CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM
1.1 Tổng quan cơ bản về Việt Nam
1.1.1 Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia ở khu vực châu Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc,
phía Tây giáp với Lào và Campuchia, và phía Đơng và Đơng Nam thì giáp với biển
Đơng, chia sẻ lợi ích hàng hải với các nước láng giềng Đông Nam Á như
Phillippines, Thailand, Malaysia. Những quốc gia đó là thành viên ASEAN (Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á). Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu trung tâm
ASEAN, là điểm quan trọng kết nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, cũng là
quốc gia đầu tiên trên tuyến đường phía nam của sáng kiến “Một vành đai, một con
đường” do Trung Quốc đề xướng. Phía Đơng Bắc, Việt Nam chia sẻ lợi ích kinh tế
và kết nối với các quốc gia và khu vực Đông Á đang phát triển mạnh mẽ như Nhật
Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông ... Phía Tây Nam Việt Nam rất gần với Vịnh Thái

Lan, đây là Vịnh nằm trên các tuyến hàng hải Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương,
là một trong những tuyến giao thông hàng hải quan trọng nhất thế giới. Đường bờ
biển Việt Nam dài khoảng 3260 km, có nhiều hải cảng quan trọng nước sâu tạo
thuận lợi cho giao thông đường thủy [66,tr.37]. Điều này cho thấy Việt Nam có vị
trí địa lý ưu việt.
1.1.2 Tình hình phân chia các khu vực trong nước
Với địa hình kéo dài trên 2000 km đan xen giữa đồng bằng và đồi núi, các điều
kiện khí hậu cũng có sự khác biệt giữa các khu vực, Việt Nam được chia thành 8
khu vực phân định theo địa lý, văn hóa, khí hậu bao gồm: Vùng Đông Bắc, Vùng
Tây Bắc, Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ,
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ, Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long [24,tr.75]. Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố. Trong đó
có 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương và 71 thành phố trực thuộc tỉnh. Các tỉnh


và thành phố được chia thành sáu thể loại theo mức độ phát triển kinh tế và chia
thành 4 vùng theo mức lương cơ bản. Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Tây bắc của đồng
bằng sơng Hồng, là trung tâm chính trị và văn hóa của đất nước, có dân số lớn thứ
hai trong nước. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía Đơng Bắc đồng bằng sơng Cửu
Long, ở bên bờ sơng Sài Gịn thuộc một nhánh của sơng Đồng Nai, có dân số lớn
nhất trong nước, cũng là trung tâm kinh tế và thương mại của Việt Nam. Thành phố
Hải Phịng cách thủ đơ Hà Nội 102 km ở phía Đơng Bắc, là cảng lớn nhất ở miền
bắc Việt Nam cũng là thành phố lớn thứ ba trong nước.
1.1.3 Tình hình dân số Việt Nam
Nguồn nhân lực đóng một vai trị quan trong trong việc phát triển kinh tế nói
chung cũng như phát triển ngành dệt may nói riêng. Như chúng ta đã biết ngành dệt
may là ngành cơng nghiệp địi hỏi nhiều nguồn lao động. Trong đó, Việt Nam được
coi là quốc gia có nguồn lao động dồi dào. Theo dữ liệu mới nhất của Liên Hợp
Quốc thống kê ngày 03/08/2020 dân số Việt Nam là 97.410.569 người (xem Bảng 1)
[84], chiếm 1.25% dân số thế giới, đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu

vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Việt Nam là nước có dân số trẻ, độ tuổi trung bình là
32.5 tuổi và số người trong độ tuổi lao động luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số
Việt Nam. Theo dự báo chính sách mới: Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người
lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối
với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm
tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Theo dữ
liệu của Tổng cục Thống kê, số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam tương
đối ổn định và năm sau thường cao hơn năm trước.


Bảng 1.1:Tình hình dân số của Việt Nam tính đến năm 2020
Tổng dân số
Số người trong độ tuổi lao
( triệu người)
động ( triệu người)
1
2009
87,0923
47,7436
2
2010
87,9677
49,0485
3
2011
88,8716
50,3520
4
2012
89,8025

51,4224
5
2013
90,7535
52,2078
6
2014
91,7146
52,8445
7
2015
92,6771
52,8400
8
2016
93,6387
53,3028
9
2017
94,5966
53,7034
10
2018
95,5404
54,2494
11
2019
96,2089
54,3220
12

2020.1
97,4105
53,1000
Nguồn số liệu:Tổng Cục Thống kế Việt Nam
STT

Năm

Chiếm tỷ
lệ(%)
54,82
55,76
56,66
57,26
57,53
57,62
57,02
56,92
56,77
56,78
56,46
54,51

Bảng 1.2: Thống kê số người lao động chia theo nhóm tuổi
STT
Năm
15-24(%)
1
2009
18,6

2
2010
18,3
3
2011
16,5
4
2012
15,1
5
2013
14,9
6
2014
14,1
7
2015
14,9
8
2016
13,8
9
2017
13,8
10
2018
12,7
Nguồn số liệu:Tổng Cục Thống kế Việt Nam

25-50(%)

61,4
61,4
61,3
61,1
59,9
59,7
59,2
59,5
59,5
60,2

Trên 50(%)
20
20,3
22,2
23,8
25,2
25,2
25,9
26,7
26,7
27,1

Cũng theo Tổng cục Thống kê, thống kê số người lao động phân chia theo nhóm
tuổi thì nhóm người có độ tuổi từ 25 đến 50 luôn chiếm tỷ lệ cao (xem Bảng 2).
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong phát triển ngành nghề may mặc, vì ngành này địi
hỏi nguồn lao động phải có sự nhanh nhẹn, tỉ mỉ và tháo vát.


1.2 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp trụ cột và xuất khẩu mũi
nhọn tại Việt Nam. Sản phẩm dệt may ln đứng trong top đầu của các mặt hàng có
giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng
triệu người lao động Việt Nam.
1.2.1 Đặc điểm cơ cấu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Dệt may là ngành có số lượng doanh nghiệp lớn, tăng liên tục trong những năm
qua. Theo số liệu của Bộ Công Thương và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, số lượng
doanh nghiệp ngành này từ hơn 2.000 doanh nghiệp năm 2011 đã tăng lên gấp 3 lần,
lên hơn 6.000 doanh nghiệp năm 2016.Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội dệt may
Việt Nam (VITAS), tính đến tháng 10/2019 Việt Nam có khoảng hơn 8.000 doanh
nghiệp may trên cả nước với quy mô từ 10 lao động trở lên, tăng gấp khoảng 4 lần
trong vòng 10 năm qua.
Cơ cấu phân theo chức năng sản sản xuất [18,tr.46]:
-

Khoảng 85% là doanh nghiệp may.

-

Khoảng 13% là doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm.

-

Khoảng 2% là doanh nghiệp sản xuất chế biến xơ, sợi.
Cơ cấu phân chia theo hình thức vốn đầu tư: Tổng số doanh nghiệp trong ngành

dệt may có khoảng gần 80% là doanh nghiệp tư nhân; khoảng gần 20% là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; khoảng 1% doanh nghiệp còn lại là thuộc doanh
nghiệp nhà nước.Hầu hết các doanh nghiệp dệt may nội địa của Việt Nam là doanh
nghiệp tư nhân nhỏ, vốn đầu tư ít, trang thiết bị máy móc tương đối lạc hậu.

Dệt may là ngành thâm dụng lao động, theo số liêu thống kê của Hiệp hội Dệt
may Việt Nam (VITAS) cho biết, hiện nay có khoảng 2,8 triệu cơng nhân làm việc
trong ngành dệt may, trong đó đa số là lao động nữ. Ngành này đang góp phần đáng
kế vào việc giải quyết việc làm và thu hút lao động từ nông thôn. Nguồn lao động


×