Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(THẢO LUẬN MAR căn bản) phân tích thực trạng chính sách xúc tiến thương mại của một doanh nghiệp trên thị trường việt nam và đề xuất các giải pháp marketing cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI:
Phân tích thực trạng chính sách xúc tiến thương mại của
một doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam và đề xuất
các giải pháp Marketing cho doanh nghiệp

Mơn: Marketing Căn Bản
Mã lớp HP: 2122BMKT0111
Nhóm: 12
Giáo viên giảng dạy: Bùi Lan Phương

Hà Nội, tháng 04 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI:
Phân tích thực trạng chính sách xúc tiến thương mại của
một doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam và đề xuất
các giải pháp Marketing cho doanh nghiệp

Mơn: Marketing Căn Bản
Mã lớp HP: 2122BMKT0111
Nhóm: 12
Giáo viên giảng dạy: Bùi Lan Phương


Hà Nội, tháng 04 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................1
Chương I: Tổng quan về cổ phục Việt và Cổ Trang Đại Việt Quán.......................2
1. Tổng quan về cổ phục Việt Nam..................................................................2
2. Tổng quan về thương hiệu Cổ Trang Đại Việt Quán....................................4
Chương II: Giới thiệu hoạt động điều tra, khảo sát thực tế.....................................6
Chương III: Hiện trạng xúc tiến thương mại của Cổ Trang Đại Việt Quán...........10
1. Xác định tập khách hàng mục tiêu...............................................................10
2. Xác định mục tiêu của hoạt động xúc tiến thương mại................................11
3. Xác định ngân sách xúc tiến thương mại ....................................................11
4. Thông điệp và kênh truyền thơng................................................................12
5. Phân tích thực trạng các cơng cụ xúc tiến thương mại mà doanh nghiệp

đang triển khai..............................................................................................12
6. Đánh giá hiệu quả........................................................................................16

Chương IV: Đề xuất giải pháp marketing - xúc tiến thương mại...........................18
1. Những biện pháp xúc tiến thương mại đối với thương hiệu may mặc nói

chung............................................................................................................18
2. Đề xuất một số giải pháp xúc tiến thương mại cho Cổ Trang Đại Việt Quán

......................................................................................................................19
LỜI KẾT................................................................................................................23


LỜI NĨI ĐẦU

Trong xu hướng hiện đại hóa của thế giới, Việt Nam đã và đang trở nên nóng
hơn bao giờ hết dưới sự du nhập của các luồng văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn
giữ được những giá trị cốt lõi của truyền thống văn hóa dân tộc. Cổ phục Việt Nam
là một trong số đó. Những trang phục này đã giúp cho nền văn hóa xa xưa được
“sống lại” giữa thời đại công nghệ số. Thị trường Việt Nam đón nhận và tiếp xúc
nhiều hơn với sản phẩm cổ phục Việt. Chúng ta có thể thấy ngày càng có nhiều
doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh, bn bán, cho thuê sản phẩm này. Do vậy
mà sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn, mặt khác, sức mua
của các tập khách hàng mục tiêu ở Việt Nam cũng chưa thực sự mạnh mẽ. Các
doanh nghiệp muốn đứng vững, phát triển và thúc đẩy được hành vi mua của khách
hàng thì cần phải vận dụng các chiến lược Marketing linh hoạt, nhạy cảm với thời
cuộc.
Hoạt động xúc tiến thương mại cịn là một cơng cụ quan trọng, vấn đề cốt lõi
của doanh nghiệp để thực hiện chiến lược chương trình Marketing. Thơng qua hoạt
động xúc tiến thương mại thúc đẩy cầu nối giữa cung và cầu để doanh nghiệp thoả
mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời giảm được chi phí và rủi ro trong
kinh doanh. Xúc tiến thương mại thể hiện năng lực, uy tín, hình ảnh cơng ty, cho
người tiêu dùng thấy doanh nghiệp có gì, có thể làm gì và sẵn sàng làm gì. Bên
cạnh đó, hoạt động xúc tiến còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát
triển trên thị trường một cách bình đẳng, hiệu quả với nguồn lực của mình.
Ngồi những doanh nghiệp lớn như Ỷ Vân Hiên, Liên Hoa,… Cổ Trang Đại
Việt Quán cũng tham gia cạnh tranh trên thị trường cổ phục Việt. Sự đa dạng của
các dòng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp đã ghi điểm trong mắt những người
ưu chuộng trang phục cổ. Song doanh thu, lợi nhuận và danh tiếng của doanh
nghiệp không được như mong đợi. Cổ Trang Đại Việt Quán vẫn chưa khẳng định
được vị trí của mình, chưa tạo được sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Sự khó khăn
này xuất phát từ chính sách Marketing bất hợp lý cụ thể là chính sách xúc tiến
thương mại.

4



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CỔ PHỤC VIỆT VÀ CỔ
TRANG ĐẠI VIỆT QUÁN
1. Tổng quan về cổ phục Việt Nam
Khái niệm “Việt phục” tương đối gắn liền với văn hoá cổ phục ở Việt Nam,
một phong trào mới manh nha vài năm nay, mang tính kết hợp giữa nghiên cứu hàn
lâm và hoạt động cộng đồng. Nhắc đến Việt phục ta nghĩ ngay đến những bộ trang
phục mang tính cổ xưa. Việt phục ra đời từ những thời kì lịch sử của nước ta, được
thiết kế khác nhau qua mỗi thời đại, mỗi bộ phục trang đều mang đậm bản sắc văn
hóa của dân tộc, của từng giai đoạn lịch sử và dành cho cả nam và nữ đều có thể
mặc được. Mỗi bộ trang phục đều mang đậm bản sắc văn hóa và đặc trưng của từng
triều đại, từng giai đoạn lịch sử.
Cổ phục Việt là cả một kho tàng với nhiều loại trang phục khác nhau. Trải
qua mỗi triều đại phong kiến trong lịch sử chúng ta đều có những bộ trang phục
mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc từng thời kỳ. Nổi bật trong số đó là cổ phục
thời nhà Nguyễn: áo Nhật Bình và áo Tấc.
Áo Nhật Bình là trang phục của Hồng tộc, là thường phục của Hồng Hậu,
Phi tần và Cơng chúa. Áo Nhật Bình là kiểu áo đối khâm, có cổ hình chữ nhật to
bản chạy dọc từ cổ đến ngực. Hai vạt áo sẽ được dùng dây buộc lại. Cổ phục này có
tên là “Nhật Bình” bởi hoa văn ở cổ áo khi ghép lại tạo thành một hình chữ nhật
ngay trước ngực. Sau thời nhà Nguyễn, bộ áo này trở thành trang phục giới quý tộc
mặc vào những dịp quan trọng.

5


Áo Tấc là loại lễ phục trang trọng thời Nguyễn thường được sử dụng trong
các dịp trọng đại như kết hôn, lễ tết, tang lễ,… Đây là loại trang phục phổ biến từ
dân thường cho đến quan lại, vua chúa đều mặc vào thời Nguyễn. Loại áo này

thường gồm một áo ngũ thân dài quá đầu gối với tay thụng dài bằng gấu (vì vậy cịn
được gọi là áo lễ hay áo ngũ thân), cài khuy bên phải, áo lót bên trong màu trắng.
Mặc cùng với quần dài trắng và khăn vấn.

Bên cạnh áo Tấc và áo Nhật Bình, văn hóa nước ta cịn phong phú với những
trang phục khác như áo đối khâm thời Lý – Trần, áo giao lĩnh thời Lý – Trần – Lê,
6


áo ngũ thân thời Nguyễn những năm sau 1744 hay gần gũi nhất là áo tứ thân ở đầu
thế kỷ 20,…
Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của mạng xã hội mà các trang phục
truyền thống xưa đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của các bạn trẻ Việt Nam.
Nhiều hội nhóm, fanpage đã được thành lập để chia sẻ thơng tin, hình ảnh về cổ
phục Việt thu hút đơng đảo những người u thích tìm hiểu văn hóa. Nổi bật phải kể
đến nhóm Facebook Đại Việt Cổ Phong. Nhóm hoạt động từ năm 2014 bởi các bạn
trẻ đam mê tìm hiểu về văn hố cổ nước nhà và mong muốn tái hiện lại văn vật của
nước Việt xưa một cách chuẩn xác nhất. Hiện nay group đã có trên 130,000 thành
viên với lượng kiến thức đồ sộ về lịch sử văn hoá cũng như trang phục cổ truyền
Việt Nam. Từ group rất nhiều những dự án tìm hiểu về cổ phục Việt như dự án khơi
phục chiếc đèn lồng xưa, dự án “Hoa văn Đại Việt”,… và phục dựng các trang phục
cổ truyền điển hình như dự án chiếc áo Giao Lĩnh thời Lê, dự án “Việt Nam cổ
phục”,… đã hình thành tác động rất lớn tới cộng đồng mạng xã hội.
Trang phục truyền thống Việt trở nên “chiếm sóng” bằng các bộ ảnh, clip trên
mạng xã hội, bằng các buổi trình diễn, cuộc triển lãm và bằng cả cách giới kinh
doanh trang phục theo trào lưu bắt đầu đẩy mạnh cho thuê trang phục cổ điển thuần
Việt.
Gần đây cổ phục Việt Nam bắt đầu xuất hiện trong các trào lưu của người trẻ.
Từ những bộ ảnh “thanh xuân”, ảnh kỉ yếu với áo lĩnh, áo tứ thân, áo ngũ thân cho
đến những bộ ảnh cưới theo phong cách “người Việt xưa”. Đặc biệt, bộ trang phục

cưới mà chú rể mặc áo tấc, cô dâu diện áo Nhật Bình gây ấn tượng mạnh và được
nhiều người trẻ lựa chọn làm trang phục cưới, góp phần làm sống lại trang phục
cung đình Huế tưởng đã mất dấu trong đời sống hơn 60 năm.
Song song với sự phát triển của các bạn trẻ, cổ phục Việt những năm gần đây
cũng nhận được sự quan tâm đông đảo của giới nghệ thuật. Các dự án phim cổ
trang, từ điện ảnh như “Quỳnh hoa nhất dạ” tới truyền hình như “Phượng Khấu”,
các MV ca nhạc như “Không thể cùng nhau suốt kiếp” (ca sỹ Hoà Minzy) hay Hết
Thương Cạn Nhớ (Đức Phúc) và Anh Ơi Ở Lại (Chi Pu) nối đi nhau lên sóng đã
gây được tiếng vang lớn thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả trong nước lẫn
quốc tế.
Việc liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đã khiến cổ phục
Việt trở thành một trend mới được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Rất nhiều bạn trẻ
đã khơng ngại đầu tư để có cho mình một bộ cổ phục mặc trong những dịp quan
trong hay chụp những bộ ảnh cổ trang. Những cô gái Việt thướt tha trong bộ áo tấc
đủ màu, áo Nhật Bình sang trọng, vấn đội đầu, guốc mộc, vịng ngọc… đã trở nên
7


phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày. Những bộ trang phục của quá khứ được
tạo nên một sứ mệnh mới trong cuộc sống hiện đại, góp phần khẳng định nét văn
hóa tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc của Việt Nam.
2. Tổng quan về thương hiệu Cổ Trang Đại Việt Quán

Với mong muốn tìm lại những nét đẹp trong quá khứ và lan truyền đến các
thế hệ trẻ ngày nay tinh hoa dân tộc, Cổ Trang Đại Việt Quán đang không ngừng
đưa đến các trang phục Việt cổ chất lượng. Cổ Trang Đại Việt Quán được thành lập
bởi chị Ngô Thị Hường vào năm 2019. Nằm tại số 53 Cầu Đất, Hoàn Kiếm, Hà
Nội, Cổ Trang Đại Việt Qn có cho mình một khơng gian mang đậm nét văn hóa
người xưa, nhẹ nhàng mà tỉ mỉ.


Đại Việt Quán tập trung hướng tới 3 mục tiêu lớn. Trải qua nhiều năm, những
nét đẹp văn hóa nghệ thuật thời kỳ phong kiến đang dần mai một. Cổ Trang Đại
Việt Quán luôn mong muốn lưu giữ những giá trị tốt đẹp lâu đời và quyết tâm phục
dựng trang phục truyền thống của các thời đại Việt Nam. Đồng thời, thực hiện
nhiệm vụ truyền cảm hứng cho mọi người yêu mến và giữ gìn nét văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc Việt Nam. Cổ Trang Đại Việt Quán một mặt là cầu nối giữa văn hóa
với cơng chúng, một mặt đóng vai trị là cơng ty, doanh nghiệp kinh doanh. Vì vậy
mục tiêu cuối cùng là cung cấp các sản phẩm văn hóa truyền thống cho thị trường,
thu về lợi nhuận.
Theo thời gian, văn hóa Việt Nam đã có nhiều biến động và đổi thay qua các
thời đại. Đặc biệt, sau năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị kéo theo sự sụp đổ hoàn toàn
của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Cùng với sự thay đổi của thời đại,
những làn sóng cách tân phần nào tích cực vào việc hiện đại hóa đời sống của con
8


người, tuy nhiên, mặt trái của nó là khiến cho văn hóa truyền thống và văn hóa cung
đình bị mai một. Và giờ đây, việc phục dựng lại những trang phục truyền thống một
cách đầy đủ và chính xác là rất cần thiết để giữ cho cái hồn Việt không bị lai tạp
trong một khơng gian văn hóa hỗn độn mang tính tồn cầu. Bằng sự đam mê, lịng
nhiệt huyết trẻ, Cổ Trang Đại Việt Quán đã không ngừng xây dựng, nghiên cứu và
cho ra đời các mẫu trang phục Việt cổ. Khơng chỉ mong muốn tìm về những giá trị
cốt lõi xưa kia mà còn truyền cảm hứng cho mọi người yêu mến trang phục của dân
tộc hơn, mong muốn quảng bá văn hóa người Việt ra khắp thế giới.
Khơng chỉ đẹp mà cịn mang hơi thở của sự sang trọng, quý tộc, các trang
phục Việt của người xưa luôn tỏa sáng với thời gian. Biết và hiểu được điều này, Cổ
Trang Đại Việt Quán cẩn trọng trong từng khâu sản xuất trang phục. Đơn cử như tỉ
mỉ nghiên cứu, thiết kế cho đến chọn lựa các thớ vải để may trang phục,… Nguyên
liệu làm nên trang phục được Cổ Trang Đại Việt Quán lựa chọn là vải sa hàn, sa
xước. Tiếp đó sẽ được các nghệ nhân lâu năm trong nghề tỉ mỉ may đo, thêu tay kết

hợp khéo léo với các mẫu phụ kiện như mũ, trang sức, hia hài,… Tất cả phải đảm
bảo được sự cân bằng, hài hòa, đẹp nhưng phải bám sát đúng với những gì quá khứ
đã thể hiện.
Cổ Trang Đại Việt Quán không chỉ hướng tới sản xuất ra các cổ phục mang
tính thẩm mỹ mà cịn phải đảm bảo khi mọi người khốc lên mình bộ trang phục ấy
nó phải “sống”, phải thể hiện lên cái sự sang trọng, thể hiện lên cốt cách một con
người. Đại diện Cổ Trang Đại Việt Quán, chị Ngô Thị Hường – người thành lập và
điều hành chính chia sẻ: “Mỗi bộ trang phục sở hữu một bản thiết kế riêng, một linh
hồn riêng và mang trên mình một giá trị khơng lẫn vào đâu được. Vì vậy, chúng tơi
đều đầu tư cẩn thận và chỉn chu nhất có thể”. Sáng tạo và làm kinh tế không thể
tách rời nhau mà để hỗ trợ cho nhau phát triển hơn.
Nhằm giúp mọi người hiểu một phần nào đó và yêu mến những giá trị văn
hóa trang phục Việt xưa, Cổ Trang Đại Việt Quán đang không ngừng nỗ lực tạo nên
xu thế. Mọi người dân và đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay phải biết đến rồi mới tìm
hiểu và yêu cổ phục, xa hơn nữa là gìn giữ và phát triển nó ra khắp thế giới. Cổ
Trang Đại Việt Quán bằng việc kết nối được quá khứ với tương lai thông qua cổ
phục sẽ giúp tinh hoa dân tộc hàng nghìn năm nay một phần nào đó tái hiện và ngày
càng trở nên rực rỡ.

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA,
KHẢO SÁT THỰC TẾ
9


1. Mở đầu
Bảng khảo sát chia thành 4 phần bắt đầu từ thông tin cá nhân người được
khảo sát đến mức độ quan tâm đến cổ phục nói chung và Cổ Trang Đại Việt Quán
nói riêng và cuối cùng là phần thăm dò khảo sát ý định của người mua và chất
lượng sản phẩm của thương hiệu Cổ Trang Đại Việt Quán.
Phiếu khảo sát được phổ biến bằng cách gửi link google form đến các trang

page, hội nhóm lớn và cả trang của Cổ Trang Đại Việt Quán.
Thời gian khảo sát trong vòng một tuần với 300 người tham gia khảo sát.
2. Kết quả thu được
 Phần 1: Thông tin chung
• Độ tuổi

Dựa vào biểu đồ, chúng ta có thể nhận thấy lượng người tham gia khảo sát
chủ yếu thuộc độ tuổi từ 19-25 (55%). Độ tuổi từ 26-35 và 14-18 chiếm tỉ lệ trung
bình. Và từ 36 tuổi trở lên chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
• Nghề nghiệp hiện tại
Nghề nghiệp hiện tại cũng là một quyết định không nhỏ đến mức độ quan
tâm về cổ phục. Học sinh, sinh viên chiếm đến 52% tổng 300 người tham gia khảo
sát. 48% còn lại thuộc về đối tượng đang đi làm.
 Phần 2: Khảo sát mức độ quan tâm đến cổ phục
• Khảo sát lý do lựa chọn cổ phục
Lí do chọn cổ phục
Vì phù hợp thẩm mĩ
Vì u thích văn hóa truyền thống
Vì đang là "hot trend" trên mạng
Vì u cầu trong cơng việc
Vì để thay đổi với áo dài

Tỉ lệ
54%
72%
49%
25%
10%
10



Dựa bảng thống kê, có tới 90.47% học sinh, sinh viên và 94.73% người đi
làm lựa chọn các lí do: phù hợp thẩm mĩ, u thích văn hóa truyển thống, hot trend
trên mạng, u cầu cơng việc.
• Khảo sát mức độ thường xuyên mặc cổ phục
Do phong tục tập quán mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người thường ưa chuộng
những bộ trang phục truyền thống nên tỉ lệ sử dụng cổ phục rất cao chiếm tới 68%,
trong đó có tới 28% là học sinh, sinh viên và 40% là người đã đi làm. Vào những
ngày lễ hoặc dịp đặc biệt khác trong năm, cổ phục là sự lựa chọn của 58.5 % người
thực hiện khảo sát.
• Khảo sát mức độ chi tiêu cho một bộ trang phục truyền thống.

Do một bộ cổ phục cầu kì thường có giá trên 500.000 đến 1.000.000 lên tới
53% người trong đó có 70 học sinh, sinh viên và 89 người đi làm có thể chi trả cho
một bộ cổ phục đầy đủ, cầu kì. Sau đó, 34% người trong đó học sinh chiếm đến
60% có khả năng chi trả cho sản phẩm dưới 500.000 và cuối cùng chỉ có tới 13%
người đi làm có thể chi trả trên 1.000.000.
• Khảo sát những u cầu, nhu cầu của khách hàng khi mua cổ phục.
Những yếu tố người mua quan tâm khi
chọn sản phẩm
Kiểu dáng
Chất liệu
Màu sắc
Giá tiền
Không quan tâm

Tỉ lệ
91.5%
71.5%
67.5%

70%
2%

Khi mua sản phẩm, khách hàng chủ yếu quan tâm đến kiểu dáng (91.5%) sau
đó đến chất liệu (71.5%), giá tiền (70%) và cuối cùng là màu sắc (67.5%). So với
11


chất liệu hay giá tiền thì kiểu dáng là mối quan tâm đầu tiên khi lựa chọn cổ phục
của khách hàng. Điều này có thể được lý giải bởi kiểu dáng khác lạ và độc đáo của
cổ phục Việt thu hút sự chú ý, thích thú của người nhìn.
 Phần 3: Khảo sát về Cổ Trang Đại Việt Quán
Khảo sát 300 người tham gia có biết đến thương hiệu Cổ Trang Đại Việt
Qn thì có tới 32% người trả lời “Có” trong đó học sinh, sinh viên có 50 người và
46 người đi làm. Và 68% người trả lời “Không” bao gồm 106 học sinh, sinh viên và
98 người đi làm.
• Khảo sát hoạt động quảng bá thương hiệu
Do Cổ Trang Đại Việt Quán chủ yếu giới thiệu sản phẩm và bán hàng trên
Facebook nên tỷ lệ người biết qua facebook chiếm tới 50%, sau đó là người quen
giới thiệu (21%). Shop có bán trên Instagram nhưng lượng người biết chỉ chiếm
10%.
Nguồn thông tin
Facebook
Người quen giới thiệu
Instagram
Người từng mua ở Cổ Trang Đại Việt Quán
Khác

Tỉ lệ
51%

25%
14%
6%
4%

• Khảo sát về ý định mua sản phẩm của Cổ Trang Đại Việt Quán.
Chỉ có 5% người tham khảo sát có ý định mua sản phẩm của Cổ Trang Đại
Việt Quán trong đó có tới 3.3% là học sinh, sinh viên. Khơng có ý định mua chiếm
phần lớn 85% trong đó 46% là người đi làm. Cịn lại phần nhỏ phân vân vì nhiều lý
do khác nhau.
• Khảo sát người tham gia đã từng mua ở Cổ Trang Đại Việt Quán.

Trong đó, tổng 12.67% tổng 300 người tham gia khảo sát đã từng mua trong
đó có 9% là học sinh, sinh viên. Cịn 87.33% người tham gia chưa từng mua bao
gồm 44.33% là người đi làm.
 Phần 4: Khảo sát đánh giá chất lượng của sản phẩm Cổ Trang Đại Việt
Quán
Có 25 người tiếp tục tham gia khảo sát đánh giá chất lượng sản phẩm
12


• Khi đánh giá sự tương xứng của sản phẩm với giá, có 10 người tham gia hài lịng và
rất hài lòng về chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với giá tiền.
• Xét về chất lượng sản phẩm có đúng như quảng cáo và chất lượng sản phẩm có
đúng theo nhu cầu của bản thân đều có 9 người đồng ý và 10 người rất đồng ý.
• Xét về kiểu dáng, có 15 những người tham gia khảo cảm thấy Cổ Trang Đại Việt
Quán đáp ứng được nhu cầu của họ, 10 người cảm thấy bình thường.
• Khảo sát về ý định tiếp tục sử dụng của khách hàng, 5 người tiếp tục sẵn sàng mua
sản phẩm và 7 người phân vân.
• Về ý định giới thiệu sản phẩm cho mọi người xung quanh, 9 người tham gia khảo

sát sẵn sàng giới thiệu đến người khác sau đó là 15 người tham gia phân vân.

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
CỦA CỔ TRANG ĐẠI VIỆT QUÁN
1. Xác định tập khách hàng mục tiêu
Hiện nay, giá trị văn hóa lịch sử được khai thác trong những tác phẩm nghệ
thuật đã dấy lên niềm yêu thích cổ phục trong thế hệ trẻ. Xu hướng ưa chuộng cổ
phục trong các dịp lễ hội, sự kiện đặc biệt đang dần trở nên phổ biến. Vì đã quá
quen với áo dài nên mọi người thường có xu hướng chú ý tới cổ phục nhiều hơn do tính
văn hóa – lich sử cùng kiểu cách mới lạ đẹp mắt. Do xu hướng ấy mà có rất nhiều những
thương hiệu về cổ phục ra đời nhưng cũng là sự nổi lên của những bộ cổ phục trung hoa
dưới nhãn mác “cổ phục Việt”. Hướng tới đối tượng khách hàng là những người có niềm
u thích và gìn giữ văn hóa- lịch sử dân tộc muốn trải nghiệm cổ phục mang đậm nét
phong kiến xưa với mức giá và dịch vụ đa đạng, Cổ Trang Đại Việt Quán ra đời với
thông điệp ý nghĩa cùng nhiều loại hình cung ứng dịch vụ, từ cho thuê cổ phục Việt cho
tới việc phục dựng – thiết kế những bộ trang phục lịch sử thời Nguyễn, Lê...

Được sáng lập với mục tiêu đưa cổ phục cổ truyền Việt Nam gần hơn với mọi
người, doanh nghiệp hướng tới một thị trường rộng lớn khơng phân biệt tuổi tác,
giới tính,… Một mẫu trang phục có thể đáp ứng tất cả những hoạt động nghệ thuật,
lễ hội, sự kiện đặc biệt. Dành cho học sinh - sinh viên, đáp ứng nhu cầu chụp ảnh,
quay phim nghệ thuật, kỷ yếu. Người trưởng thành bao gồm cả những người nổi
tiếng phù hợp sử dụng để quay mv ca nhạc, điện ảnh, lễ cưới hỏi… Cao hơn đối với
những người có địa vị xã hội (đại sứ quán) có thể sử dụng trong các cuộc giao lưu
gặp mặt giữa các nước.
Ngoài những bộ trang phục được mang đậm tính lịch sử - nghệ thuật, thì
thương hiệu này còn kinh doanh những mẫu việt cổ phục cách tân, nhận thiết kế và
đặt may theo yêu cầu. Do vậy mà mẫu trang phục của thương hiệu rất đa dạng,
13



khơng giới hạn mang giá trị cá nhân hóa hơn nên tập khách hàng được mở rộng
hơn. Phù hợp với nhiều bạn trẻ không chỉ vào những sự kiện đặc biệt mà còn trong
đời sống thường ngày như đi học hay đi chơi,…
2. Xác định mục tiêu của hoạt động xúc tiến thương mại

Mục tiêu sẽ chi phối toàn bộ quá trình hoạt động xúc tiến. Những mục tiêu
này phải xuất phát từ những quyết định về thị trường mục tiêu, về việc định vị sản
phẩm hàng hóa của thương hiệu trên thị trường và về marketing mix. Thương hiệu
Cổ Trang Đại Việt Quán đã đưa ra được một số mục tiêu xúc tiến chính.
Hầu hết các nhãn hàng sẽ tập trung đưa hình ảnh của mình ra mắt cơng chúng
khi mới “chập chững” bước vào thị trường kinh doanh, sản xuất. Mục tiêu được chú
trọng hàng đầu trong chính sách xúc tiến của Cổ Trang Đại Việt Quán hiện nay
chính là mục tiêu thơng tin. Mục tiêu này thường được đẩy mạnh trong giai đoạn
triển khai, đã được thương hiệu áp dụng một cách hợp lí bởi hiện tại xét trên thị
trường thì đây vẫn là thương hiệu mới thành lập và cổ phục cũng mới trở nên phổ
biến gần đây. Tuy nhiên dù đặt mục tiêu thông tin để định hình cho mọi hoạt động
xúc tiến của mình đặc biệt là hoạt động quảng cáo nhưng thương hiệu vẫn luôn xem
xét củng cố mục tiêu thuyết phục khách hàng.
Doanh nghiệp muốn mang cổ phục Việt Nam đến gần hơn với giới trẻ không
chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế. Thu hút nhiều người hơn, làm họ có hứng
thú và ưa thích với những sản phẩm mang tính văn hóa như Việt phục. Từ đó tìm
kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng nhằm tăng lợi nhuận tạo tiền đề cho sự
quan tâm của các nhà đầu tư từ tư nhân, nhà nước đến ngoài nhà nước.
3. Xác định ngân sách xúc tiến thương mại

Xác định ngân sách cho hoạt động xúc tiến là một quyết định marketing khó
khăn và nó chi phối lớn đến sự thành cơng hiệu quả của hoạt động xúc tiến.
Cổ Trang Đại Việt Quán với phương pháp xác định ngân sách xúc tiến theo
khả năng có mang tới những ảnh hưởng hai mặt đối vào hoạt động kinh doanh của

mình. Điều này do thương hiệu mới thành lập. Nguồn doanh thu và giá trị thương
hiệu chưa cao để có thể lựa chọn các phương pháp xúc tiến linh hoạt, hiệu quả hơn.
Với mức doanh thu 80 triệu và mức lợi nhuận 50 triệu một tháng, Cổ Trang
Đại Việt Quán dự định đưa ra mức 50 triệu cho các hoạt động xúc tiến thương mại
của thương hiệu.
4.

Thông điệp và kênh truyền thông
14


Bên cạnh sản phẩm thương hiệu cần một quá trình để hình thành thì thơng
điệp truyền thơng là một yếu tố không kém phần quan trọng trong mỗi sản phẩm.
Nếu có một thơng điệp tốt, kết hợp với các hoạt động xúc tiến hiệu quả thì doanh
nghiệp sẽ khơng phải lo lắng về vấn đề khách hàng tiếp nhận sau khi tung ra sản
phẩm cũng như con đường thuận lợi trên thị trường đối với sản phẩm.
Cổ Trang Đại Việt Quán đã lựa chọn slogan “Cổ Trang Đại Việt Quán - nơi
kết nối quá khứ và tương lai” để truyền tải điều muốn nói. Quá khứ và tương lai là
khoảng cách xa xơi khó có thể đong đếm. Những người sống ở hiện tại sẽ hướng
đến một tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn, đơi khi sẽ vơ tình lãng quên quá khứ, coi
nó như một thể tách biệt. Thế nhưng, thứ có thể móc nối giữa quá khứ và tương lai
là dịng chảy văn hóa. Văn hóa nghệ thuật chiếm lĩnh được một vị trí quan trọng
trong tâm trí của mỗi người. Giữa tên thương hiệu và phần thông điệp chính có sử
dụng dấu gạch nối, điều này thể hiện vai trò và sứ mệnh của nhãn hàng khi cung
ứng sản phẩm cổ phục trên thị trường. Thương hiệu muốn khơi phục những nét văn
hóa Việt cổ của ơng cha đồng thời trao đến tay thế hệ trẻ để tiếp bước, giữ gìn
những tinh hoa dân tộc hàng nghìn năm nay. Cổ Trang Đại Việt Quán tin rằng bằng
việc kết nối được quá khứ với tương lai thông qua cổ phục sẽ giúp tinh hoa dân tộc
hàng nghìn năm nay một phần nào đó tái hiện và trở nên rực rỡ hơn.
Kênh truyền thông là con đường riêng biệt hoặc cộng đồng để truyền thông

điệp từ người gửi đến người nhận từ đó thơng tin được truyền tải đến đông đảo
công chúng. Dù là một thương hiệu mới thành lập nhưng hoạt động truyền thông
của Cổ Trang Đại Việt Quán đã rất nổi trội. Doanh nghiệp xuất hiện trên đa dạng
các nền tảng mạng xã hội facebook, instagram, pinterest, twitter hay tiktok, đồng
thời xuất hiện trong những hội thảo, chuỗi sự kiện về cổ phục tại Việt Nam. Một số
các kênh thơng tin phong phú khác có thể kể đến như google với các bài báo -tin
tức hay kênh youtube riêng,… cũng được thúc đẩy. Đồng thời Đại Việt Quán cũng
rất chú trọng tới hoạt động marketing trực tiếp với việc tổ chức các hội nhóm,sự
kiện offline tại Hà Nội.
5. Phân tích thực trạng các cơng cụ xúc tiến thương mại mà doanh nghiệp
đang triển khai:
 Hoạt động quảng cáo – marketing thương hiệu
Là một thương hiệu mới thành lập nên Cổ Trang Đại Việt Quán tập trung vào
hoạt động truyền thông quảng cáo một cách mạnh mẽ trên hầu hết các nền tảng
mạng xã hội cũng như những trang thương mại điện tử để tăng độ phủ sóng của sản
phẩm và độ nhận diện của thương hiệu.
15


 Với sự phát triển nhanh của công nghệ số, mạng xã hội đã trở thành
nơi quảng cáo – marketing sản phẩm một cách hiệu quả cả trong và
ngoài nước.
Mạng xã hội Facebook là một trong những phương tiện truyền thơng chủ yếu
của nhãn hàng. Fanpage chính thức có khoảng 40 nghìn lượt u thích với tần suất
cập nhập thơng tin nhanh, liên tục. Hoạt động quảng cáo trên nền tảng này chủ yếu
dựa vào sự phản hồi, feedback của khách hàng sau khi thuê/ mua hoặc đặt thiết kế
trang phục cho những bộ hình nghệ thuật của mình. Cách thức quảng bá giới thiệu
trang phục của mình từ chính khách hàng không chỉ đạt được hiệu quả trong việc
giới thiệu thông tin sản phẩm, giới thiệu thương hiệu mà còn dễ tạo thiện cảm, niềm
tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm và độ uy tín của thương hiệu.


Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nhanh chóng tiếp cận xu hướng hiện tại với
sự bùng nổ của Tiktok. Việc quảng cáo những bộ cổ phục qua những video ngắn có
sự đầu tư nghệ thuật vừa bắt kịp xu hướng xã hội, tận dụng tốc độ lan tỏa mạnh mẽ
của nền tảng này trong việc tiếp cận, thực hiện chức năng thông tin, tạo sự chú ý tới
những đối tượng khách hàng mới vừa góp phần hình thành những xu hướng mới về
ứng dụng cổ phục.

16


Đại Việt Quán còn thể hiện rõ mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế khi tích
cực hoạt động trên nền tảng twitter, nhận đặt hàng ship quốc tế. Hoạt động quảng
bá trên nền tảng này khá mạnh với việc cập nhập liên tục video có sự đầu tư về các
trang phục cổ phục best seller của mình. Cách thức này không chỉ giới thiệu được
những sản phẩm mới lạ, thú vị đối với người nước ngồi có niềm đam mê tìm hiểu
văn hóa trên thế giới cụ thể là Việt Nam, mà cịn mang tính nhân văn khi đưa hình
ảnh cổ phục - một nét tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc. Điều này góp
phần tạo thiện cảm của cả khách hàng trong và ngoài nước về giá trị cốt lõi của
thương hiệu.
 Về hoạt động xúc tiến qua nền tảng truyền thông đại chúng, các trang

báo mạng hay tin tức là nơi truy cập của phần lớn người dung thiết bị
điện tử.
Nhận rõ tầm quan trọng của sự đa dạng về nguồn thông tin trong việc giới
thiệu, quảng bá thương hiệu, tạo niềm tin của khách hàng, Cổ Trang Đại Việt Quán
cũng đã có đầu tư nhất định trong những bài báo để PR thương hiệu hay những sự
kiện, hoạt động đáng chú ý của mình. Tuy nhiên tin tức về thương này trên các
trang báo mạng vẫn cịn rất hạn chế, ít ỏi, thiếu thơng tin mang tính cập nhập chi
tiết thương hiệu khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm.

Sự phổ biến của Google và Youtube cũng được thương hiệu áp dụng các
chính sách xúc tiến của mình. Cổ Trang Đại Việt Quán đã có mặt trên các trang web
17


này nhưng độ tương tác của thương hiệu không cao, chưa chú trọng phát triển. Cụ
thể: dù đã xuất hiện ngay khi tìm kiếm trên google nhưng chỉ có duy nhất địa chỉ
khơng hề có phương thức liên lạc, mơ tả hay thậm chí là hình ảnh. Đồng thời trên
youtube chỉ có những video rất ngắn, khơng có nội dung cụ thể cũng khơng có sự
đầu tư rõ ràng.
 Bên cạnh những nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp còn quan tâm đến

các nền tảng thương mại điện tử khác.
Ở trong nước, Shopee là một trong những trang thương mại điện tử phổ biến
nhất hiện nay. Doanh nghiệp có đăng ký bán hàng trên trang thương mại điện tử này
để tăng khả năng tiếp cận và đáp ứng khách hàng. Thế nhưng gian hàng cịn sơ sài,
khơng được đầu tư, có giới hạn về trang phục, khơng thể hiện được tồn diện dịch
vụ cung cấp: tự thiết kế đặt may, trong khi đây là một lợi thế cạnh tranh của thương
hiệu.
Ở nước ngồi, thương hiệu đã có sự tìm hiểu kĩ cũng như tham vọng lớn khi
tham gia vào sàn thương mại điện tử Fashya – một sàn giao dịch quốc tế với sự
tham gia của 241 quốc gia trên thế giới một nền tảng tiềm năng có khả năng tiếp
cận với nhiều thị trường quốc tế. “Qn” ln có sự cập nhập thông tin sản phẩm
nhanh với những bộ sưu tập, video, thước phim nghệ thuật về sản phẩm sẵn có và
nhiều mẫu đã tự thiết kế. Đây có thể là một sự đầu tư mạo hiểm trong phương thức
quảng bá sản phẩm và xúc tiến bán hàng ra thị trường toàn cầu.
 Hoạt động xúc tiến bán

Hoạt động xúc tiến bán trong marketing có vai trị lớn trong việc khuyến
khích tiêu dùng. Các doanh nghiệp ít nhiều sẽ quan tâm đến chính sách xúc tiến này

mục đích để kích thích thúc đẩy các khâu khác như cung ứng, phân phối và tiêu
dung đối với một hoặc một nhóm sản phẩm hàng hóa của cơng ty. Cổ Trang Đại
Việt Qn dù có áp dụng chính sách này nhưng khơng có nhiều chương trình ưu
đãi; hoạt động kích thích mua hàng đóng vai trị cuối cùng - then chốt chưa được
chú trọng. Có thể giải thích được lý do bởi thương hiệu mới thành lập đang trong
giai đoạn tập trung chủ yếu vào giới thiệu sản phảm và quảng bá thương hiệu, hoạt
động khuyến mại vào thời điểm này dù có được chú trọng cũng không thể đạt được
mục tiêu thúc đẩy doanh số đáng kể.
 Marketing trực tiếp

Doanh nghiệp tích cực tham gia những sự kiện, tọa đàm quy tụ nhiều tổ chức
có tiếng trong lĩnh vực cổ phục Việt, thu hút nhiều bạn trẻ có niềm đam mê với cổ
18


phục, tiêu biểu: “Ơ kìa! cổ phục Việt”, hay lễ ra mắt sách “Cổ vận tân phong”,…
Ngoài ra, kết hợp trong các sự kiện là những hoạt động giao lưu trực tiếp với nhóm
khách hàng tiềm năng, bao gồm các hoạt động giải đáp thắc mắc, tư vấn và có cơ
hội mặc thử cổ phục miễn phí. Hoạt động này khơng chỉ giúp đẩy nhanh quyết định
mua của nhóm khách hàng tiềm năng mà cịn tạo dựng uy tín thương hiệu trong mắt
những nhà chun mơn và nhóm khách hàng mục tiêu.
Đối với sản phẩm mang tính văn hóa nghệ thuật, những địa điểm di tích di
sản văn hóa được xem là địa điểm thích hợp nhất thúc đẩy dịch vụ thuê, mua. Cổ
Trang Đại Việt Quán là nhà cung ứng trực tiếp cổ phục cho khu du lịch Bái Đính Tràng An - Tam Chúc. Cách tiếp cận khách hàng từ hoạt động này rất có hiệu quả,
vừa tăng doanh thu vừa quảng bá thương hiệu một cách đơn giản không tốn kém.
Nhưng hạn chế duy nhất là không thể phổ biến rộng rãi chỉ giới hạn trong phạm vi
một tour du lịch nhất định.
6.

Đánh giá hiệu quả xúc tiến thương mại


Các kênh, phương tiện truyền thông của Cổ Trang Đại Việt Quán đa dạng,
tần suất cập nhật cao, rất hiệu quả trong việc tiếp cận nhiều nhóm đối tượng khách
hàng, tạo dựng uy tín thương hiệu và góp phần lớn vào việc thúc đẩy doanh số - lợi
nhuận của thương hiệu. Việc chú trọng vào hoạt động truyền thơng chính là bí quyết
khiến thương hiệu dù chỉ mới ra đời hơn một năm nhưng đã có chỗ đứng trong lĩnh
vực kinh doanh cổ phục Việt, vượt xa nhiều đối thủ trong cùng phân khúc thị
trường.
So sánh về điểm mạnh - điểm yếu trong hoạt động xúc tiến với các đối thủ
cạnh tranh:
 Điểm mạnh

Hoạt động quảng bá thương hiệu đa dạng trên nhiều nền tảng truyền thông,
tăng mức độ tìm kiếm tương tác với khách hàng, dễ dàng cho người mua khi muốn
tìm hiểu về thương hiệu. Cổ Trang Đại Việt Quán dường như bỏ xa đối thủ trong
hoạt động quảng cáo đa nền tảng đa phương tiện, có lẽ chỉ cần có thể tiếp cận thêm
nhiều nhóm khách hàng thì thương hiệu sẽ khơng ngại đầu tư trên những nền tảng
ấy.
Marketing trực tiếp vô cùng hiệu quả, tìm kiếm khách hàng mục tiêu nhanh
chóng - ít tốn kém, kéo gần sự tương tác với khách hàng, mang lại nhiều thiện cảm,
tăng uy tín thương hiệu. Cổ Trang Đại Việt Quán đã lựa chọn một hướng đi mới khi
có sự tập trung đồng đều giữa hoạt động truyền thông trên internet và thực tế,
19


thương hiệu hoàn toàn vượt xa những đối thủ cạnh tranh trong hoạt động chăm sóc
khách hàng trực tiếp, hiểu được nhu cầu – mong muốn cụ thể tạo điều kiện trong
việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời có được sự u mến lịng
tin mạnh mẽ từ nhóm khách hàng mục tiêu.
 Điểm hạn chế


Thương hiệu có sự hạn chế trong các chương trình ưu đãi, khuyến mại kích
thích mua, thậm chí vẫn chưa có sự đầu tư trong hoạt động chăm sóc khách hàng
sau mua hay những chương trình ưu đãi cho những khách hàng vip – khách thường
xuyên của “Quán”. So với các đối thủ cạnh tranh hướng tới mục tiêu tăng doanh số,
lợi nhuận, thì hoạt động xúc tiến bán của thương Cổ Trang Đại Việt Quán có sự
chênh lệch lớn, lý giải cho sự phổ biến của thương hiệu nhưng không đi kèm với
doanh thu lợi nhuận cao, do bước cuối cùng trong hoạt động kích thích mua hàng
đang bị bỏ qua.
Tuy có mặt trên đa dạng nền tảng nhưng cịn chưa tận dụng hết tiềm năng từ
những nền tảng truyền thông ấy, chỉ chú trọng vào một vài nền tảng mạng xã hội
nhất định. Theo khảo sát, thì nguồn thơng tin để mọi người biết tới Cổ Trang Đại
Việt Quán chiếm áp đảo là qua facebook (79,8%), những kênh còn lại chiếm tỉ lệ vô
cùng. Các nền tảng khác thậm chí chỉ được lập nên mà khơng hề có sự tương tác
tiếp cận khách hàng (shopee, youtube,...). Hoạt động quảng cáo thương hiệu trên
các nền tảng cịn đơn nhất, khơng đa dạng khá rập khuôn với một kiểu duy nhất là
PR qua feedback từ khách hàng. Việc hoạt động thiếu đồng bộ có thể tạo phản ứng
ngược, khách hàng khơng tin tưởng vào chất lượng chỉ cho rằng do PR q nhiều
nhưng nội dung lỗng, khơng sáng tạo. So với những đối thủ cùng phân khúc thị
trường, họ quảng cáo trên ít nền tảng hơn nhưng tốc độ lan truyền và độ phổ biến
không hề thua kém. Điều này chứng tỏ quảng cáo mạnh mẽ nhưng chưa hiệu quả,
thông tin lỗng.
Phương pháp lập ngân sách cho xúc tiến cịn nhiều hạn chế, thương hiệu
không thể chủ động thực hiện các hoạt động truyền thông theo mức cần thiết cho
hoạt động của thị trường.
Việc chú trọng vào mục tiêu xúc tiến thơng tin có thể đã khơng cịn phù hợp,
sản phẩm đã qua giai đoạn triển khai và bước vào giao đoạn phát triển - bão hòa
yêu cầu một mục tiêu xúc tiến chủ đạo mới hợp lý và hiệu quả hơn.
Dịch vụ cho thuê cổ phục chưa được đẩy mạnh phát triển mặc dù tiềm năng
phát triển khá rõ ràng với tập khách hàng mục tiêu lớn và khả quan.

20


Đối với việc quảng cáo – PR thương hiệu, chính sách xúc tiến của doanh
nghiệp hiện còn một điểm hạn chế lớn. Doanh nghiệp chưa khai thác được những
kênh truyền thông đang thịnh hành, quảng cáo sản phẩm từ những người nổi tiếng,
KOLs hay những MV ca nhạc, bộ phim điện ảnh, chương trình truyền hình nổi
tiếng. Các kênh truyền thơng có sức hút, có sự độc đáo phù hợp với thơng điệp
truyền thơng của thương hiệu và có tính lan tỏa phổ biến cao, dễ được tiếp cận và
đón nhận. Trong khi đó đây là mơ hình mà Ỷ Vân Hiên, một thương hiệu đình đám
trên thị trường cổ phục, đang áp dụng và đã chứng minh được sự đúng đắn của
bước đi này với sự thành công về danh tiếng cũng như lợi nhuận trên thị trường
hiện tại.

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1. Những biện pháp xúc tiến thương mại đối với thương hiệu may mặc nói
chung:
Với bối cảnh trên, cùng với việc hỗ trợ nâng cao kỹ thuật thiết kế và tăng
cường sản xuất hàng dệt may Việt Nam đặc biệt là trang phục Cổ phục – một loại
trang phục mang nét đẹp đặc trưng của văn hóa Việt Nam, chúng ta cần thực hiện
một số biện pháp xúc tiến một cách hợp lý và khôn ngoan hơn:
Hỗ trợ huấn luyện và thông tin nhằm tăng khả năng cạnh tranh thông qua
thương hiệu và mạng lưới phân phối.
Tạo điều kiện cho thương hiệu liên kết nhằm chiếm lĩnh thị trường và tạo nền
tảng bền vững cho phát triển.
Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ, cùng với đẩy mạnh cung
cấp thông tin thị trường.
Đẩy mạnh khả năng nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng khả năng
thiết kế đáp ứng gần hơn với thị trường, tiếp cận thị trường.
Giảm chi phí đầu vào đối với nguồn nguyên vật liệu thơng qua giảm thời gian

và chi phí tìm nguồn cung cấp từ các quốc gia khác.
Đa dạng hóa thị trường và sản phẩm: bằng các thị trường và phân khúc hẹp
hơn.

21


2. Đề xuất một số giải pháp xúc tiến thương mại cho Cổ Trang Đại Việt Quán
Về mảng quảng cáo, hiện tại, hoạt động của thương hiệu đang diễn ra khá ổn
định. Tuy nghiên vẫn cần đa dạng hóa phương thức quảng cáo bằng cách thực hiện
hoạt động quảng cáo trên mọi phương tiện: in ấn (tờ rơi, poster, banron,...dán tại các
cửa hàng); quảng cáo trên truyền hình, báo đài, biển quảng cáo ngồi trời, trên các
phương tiện giao thơng công cộng, truyền thông trực tuyến...Tần suất và các
phương tiện đã sử dụng cho quảng cáo, nội dung quảng cáo cần thay đổi nhằm tạo
sự mới lạ, đồng thời phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sản phẩm trên thị
trường, kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.
Để kích thích tiêu thụ, doanh nghiệp có thể thực hiện các chương trình
khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu thanh tốn, bảo hành, q biếu như: may cho cả
gia đình với giá siêu ưu đãi, mua theo set sẽ nhận được những dịch vụ khác...
Việc xây dựng, cải thiện và duy trì các mối quan hệ của một tổ chức với nhiều
bên khác nhau đem lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp hiện nay. Điều này lý giải tại
sao quan hệ công chúng được chú trọng. Cổ Trang Đại Việt Quán nên cân nhắc tới
các hoạt động từ thiện, tài trợ nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế của thương hiệu như:
tài trợ cho các chương trình truyền hình như Táo Quân, các chương trình Tết hay
các chương trình giới thiệu danh thắng, du lịch Việt Nam
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động xúc tiến theo từng quý
trong năm:
+ Quý I: Trong những ngày Tết, có rất nhiều người lựa chọn cổ phục để trưng
diện khi đi chúc Tết. Cùng với đó, cũng có các gia đình đặc biệt là những gia đình
có nét truyền thống xưa cũ và yêu thích những sản phẩm mang tính chất cổ, họ

thường lựa chọn cổ phục là trang phục cho cả gia đình vào ngày này. Với tâm lý đó,
chúng ta có thể đưa ra các set sản phẩm cho 1 gia đình, các bộ cổ phục sẽ có những
họa tiết tương đương nhau hoặc liên quan đến nhau. Bên cạnh đó, với những gia
đình th/mua theo set như vậy, chúng ta nên có những chương trình khuyến
mại/giảm giá hoặc tặng quà Tết để tri ân khách hàng.
+ Quý II: Đây là khoảng thời gian các bạn học sinh, sinh viên dần kết thúc
năm học và có những học sinh, sinh viên cuối cấp sẽ có nhu cầu chụp ảnh kỉ yếu.
Ngồi việc thiết kế những trang phục có phần hiện đại hơn, trẻ trung hơn nhưng vẫn
đậm nét cổ phục Việt Nam thì chúng ta cần có thêm các chính sách xúc tiến khác
như quảng cáo trên các trang mạng xã hội với độ phủ sóng dày đặc, đặc biệt những
nhóm học sinh, sinh viên mua/thuê theo lớp với số lượng người chúng ta nên có

22


những chính sách giảm giá/chiết khấu và tặng kèm những dịch vụ kèm theo như
make up, chụp ảnh, cho thuê miễn phí vịng hoa đội đầu,...
+ Q III: Đây là quãng thời gian mà doanh thu và lợi nhuận khá bình ổn,
khơng có gì nổi trội. Vì vậy, ngồi việc triển khai các hoạt động xúc tiến thông
thường đối với tập khách hàng hiện tại, chúng ta nên đa dạng các biện pháp xúc tiến
hơn để thu hút nhóm khách hàng tiềm năng. Ví dụ, chúng ta có thể tổ chức các hội
chợ triển lãm và mời những người có sức ảnh hưởng đến tham dự. Sự góp mặt của
họ trong sự kiện sẽ giúp thương hiệu của chúng ta được biết đến nhiều hơn. Và
trong sự kiện đó, chúng ta có thể mở cửa cho mọi người vào xem miễn phí, tạo điều
kiện cho mọi người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để cảm nhận rõ hơn về chất
lượng sản phẩm. Ngồi ra, chúng ta có thể mời những nhà đầu tư đến tham dự với
tư cách khách mời để thu hút nguồn đầu tư. Cùng với đó là các trang báo, các kênh
truyền thông đến để đưa tin cũng sẽ giúp thương hiệu ta có độ nhận diện với công
chúng cao hơn. Bên cạnh hội chợ, thương hiệu cũng có thể tạo điều kiện cho những
youtuber là những du học sinh từ nước ngoài sử dụng trang phục để quay review về

thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài việc giúp thương hiệu
ta quảng bá hình ảnh, điều này cịn giúp đưa những nét đẹp đặc trưng trong văn hóa
truyền thống Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
+ Quý IV: Giai đoạn này là lúc thương hiệu ta trầm ổn nhất, doanh thu và lợi
nhuận có phần giảm hơn so với những quý trước. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế cho
ra mắt những bộ sưu tập, hay những thiết kế mới tại thời điểm này. Thay vào đó,
chúng ta nên tập trung cho những sản phẩm hiện có. Đặc biệt, tiếp tục các chính
sách xúc tiến thơng thường và hạn chế tập trung quá nhiều vào nó. Thời gian này,
chúng ta cần ổn định tập khách hàng hiện tại, tập trung chăm sóc và tư vấn đối với
nhóm khách hàng này. Hơn nữa, chúng ta cũng nên có những chính sách giảm giá
cho những khách hàng đã mua/thuê cổ phục của thương hiệu nhiều lần. Ví dụ,
những người thuê/mua từ lần thứ 3 trở lên sẽ được giảm giá 20% và tặng kèm 1 số
dịch vụ như chụp 1 bộ ảnh miễn phí...hay thay vào đó, chúng ta có thể tạo ra loại
thẻ VIP để tặng cho những khách hàng đã mua/thuê nhiều lần và với thẻ VIP, khách
hàng đến mua/thuê những lần tiếp theo sẽ nhận được dịch vụ chăm sóc tốt hơn hoặc
giảm giá 30% cho 1 thẻ VIP. Ngồi ra, chúng ta cũng có thể tổ chức tuần săn sale,
ngày săn sale. Trong những ngày như vậy, chúng ta sẽ giảm giá 50% toàn bộ các
sản phẩm của thương hiệu nhằm kích thích khách hàng mua/thuê nhiều hơn.
Chính sách giá là một trong các chính sách bộ phận của chiến lược Marketing
và nó có vị trí quan trọng trong việc liên kết giữa các bộ phận khác. Đồng thời nó
có vai trị ảnh hưởng thúc đẩy hoặc kìm hãm tác dụng của các chính sách Marketing
của doanh nghiệp. Bước đầu trong cơng cuộc xây dựng hình ảnh thương hiệu,
23


chúng ta nên để sản phẩm ở mức giá thấp, phù hợp với tất cả mọi người, ai cũng có
khả năng chi trả trong việc thuê/ mua sản phẩm. Điều này nhằm tạo chỗ đứng cho
thương hiệu trên thị trường. Sau này, khi thương hiệu đã dần đi vào bước ổn định,
chúng ta có thể áp dụng chính sách giá cạnh tranh. Có thể tham khảo giá bán của
một số thương hiệu đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm của

mình. Đặc biệt, trong giai đoạn này chúng ta phải đẩy mạnh các hình thức khuyến
mại/giảm giá/chiết khấu nhằm kích thích sức mua của khách hàng. Hiện nay, giá
bán của một bộ cổ phục ở Cổ Trang Đại Việt Quán là từ 500.000 – 1.000.000 và có
một số bộ có giá hơn 1.000.000. Mức giá này nhìn chung khá hợp lý, vì thế chúng
ta chỉ cần tập trung cho các chính sách khuyến mại/giảm giá. Ví dụ, nếu là học sinh,
sinh viên có thể giảm giá 10%; với những người mua một bộ sẽ cho thuê miễn phí
một bộ trong một ngày;...
Sản phẩm cổ phục Việt dù đang trên đà phát triển nhưng xét về nhu cầu thực
tế của người tiêu dùng là cá nhân, tổ chức nhỏ. Họ lựa chọn cổ phục chủ yếu để
phục vụ hoạt động chụp ảnh, đi chơi với tần suất thấp. Doanh nghiệp nên đẩy mạnh
việc cho thuê cổ phục, áp dụng marketing B2C. Đồng thời chuyển hoạt động bán
đến với tập khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức, thương hiệu khác, có khả
năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Nói cách khác là tập trung nguồn lực vào marketing
B2B.
Trước hết, thương hiệu Cổ Trang Đại Việt Quán là một thương hiệu cịn non
trẻ, khơng tạo được dấu ấn trên thị trường. Vì vậy, rất khó để các nhà đầu tư hay các
doanh nghiệp lớn tìm đến hay tiếp cận với thương hiệu. Do đó, chúng ta cần chủ
động đề ra giải pháp nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu đối với các doanh nghiệp
lớn khác để họ nhận thấy tiềm năng mà xem xét và đầu tư.
Bên cạnh các hoạt động xúc tiến một cách đơn nhất, chúng ta có thể chủ động
ngỏ lời mời được tài trợ cho các bộ phim truyền hình hay điện ảnh, các MV ca
nhạc, các sân khấu nghệ thuật, hay các chương trình văn hóa truyền thống như các
chương trình Tết. Sự xuất hiện của trang phục thương hiệu ta trên các loại hình đó
phần nào sẽ gây một tiếng vang lớn giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Ngồi ra, thương hiệu có thể hợp tác với các doanh nghiệp khác thuộc mảng
dịch vụ du lịch. Tại các địa điểm du lịch mang nét cổ xưa hay nét văn hóa truyền
thống như kinh thành Huế, Hoàng thành Thăng Long, cổng Ngọ Mơn,… rất nhiều
người sẽ có nhu cầu trong việc chụp ảnh, quay phim với cổ phục. Bởi vậy đây cũng
là một trong những cách đưa thương hiệu phát triển hơn.
Đứng ở vị trí doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, mục đích chính của

các thương hiệu cổ phục Việt nói chung và Cổ Trang Đại Việt Quán nói riêng là đạt
24


được doanh thu cao và lợi nhuận lớn nhất có thể. Thế nhưng thương hiệu không nên
chạy theo lợi nhuận, tiết kiệm chi phí sản xuất khiến cho sản phẩm của mình bị lai
căng, ảnh hưởng bởi thiết kế nước ngoài. Doanh nghiệp nên giữ vững thiết kế mang
đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, tránh Trung Quốc hố.

25


×