Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng đạo đức nghề sư phạm ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.14 KB, 8 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC
NGHỀ SƯ PHẠM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
SV: Võ Bích Trâm
Lớp: ĐHGDCT 16A
GVHD: TS. Đỗ Duy Tú
Tóm tắt: Hiện nay, dưới tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã
và đang mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách
thức vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những
thách thức đó là đạo đức con người Việt Nam nói chung và đạo đức của người giáo
viên nói riêng có những biểu hiện xói mòn, lệch chuẩn, trái với những chuẩn mực đạo
đức và lợi ích chung của tồn xã hội. Trên cơ sở làm rõ nội hàm đạo đức nghề sư
phạm và vai trò của đạo đức nghề sư phạm đối với sự phát triển đất nước trong bối
cảnh hiện nay. Bài viết bước đầu phân tích thực trạng đạo đức nghề Sư phạm ở Việt
Nam hiện nay, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm bồi dưỡng đạo đức
nghề Sư phạm ở Việt Nam để có thể đào tạo được thế hệ trẻ có đủ đức và tài phục vụ
cho Tổ quốc.
Từ khóa: Đạo đức, nghề sư phạm, nhà giáo.
1. Mở đầu
Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở đất nước ta, vấn đề
giáo dục toàn diện cho con người ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt là vấn đề giáo
dục đạo đức cho nhà giáo. Một con người tồn diện phải có đủ đức và tài, trong đó đức
là gốc. Ở Việt Nam, nghề sư phạm luôn được xã hội tôn vinh là “Nghề cao quý nhất
trong những nghề cao quý”[2] và được tôn vinh bởi sứ mệnh trồng người cao cả. Nghề
sư phạm được coi là “kỹ sư tâm hồn” bởi người dạy học được gọi là Thầy giáo, Cô
giáo không chỉ dạy chữ mà cịn dạy cách làm người, hình hành phẩm chất đạo đức, lối
sống và phát triển nhân cách cho người học. Xã hội càng trân trọng, tôn vinh nghề sư
phạm thì càng địi hỏi năng lực, phẩm chất đạo của người nhà giáo.
Nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực thì
cũng làm phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị
bị chi phối bởi đồng tiền. Vì vậy, xã hội khơng khỏi băn khoăn lo lắng trước những
hiện tượng một số bộ phận nghề sư phạm tha hóa về đạo đức, nhân cách, xảy ra nhiều


hiện tượng đánh đâp, hành hạ, dùng áp lực, xúc phạm đến nhân cách học sinh. Bên
cạnh đó, chúng ta vẫn cịn thấy một số bộ phận nghề sư phạm cịn mang trong mình
căn bệnh thành tích và chạy theo thành tích tự đánh mất mình và mất lịng tin của xã
hội. Vì vậy, đạo đức nghề sư phạm ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay có nhiều biểu
hiện đáng lo ngại. Cho nên, việc đề ra những giải pháp khắc phục những tiêu cực,
nâng cao đạo đức nghề sư phạm là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện
nay, cần được giải quyết nhanh chóng và kịp thời.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm đạo đức nghề sư phạm
142


Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân
thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá: tốt – xấu, đúng - sai, thiện
– ác, hiền – dữ,… Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn triết học hay nói
một cách dễ hiểu đạo đức là khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người mà khuynh
hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự
của cộng đồng xã hội khiến cho mọi người xung quanh được an vui, lợi ích. “Đạo đức
là hệ thống những nguyên tắc chuẩn mực, quy tắc do xã hội đề ra nhằm mục đích đánh
giá và điều chỉnh hành vi, ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ
với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh
của dư luận xã hội”[4]. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người
được chuẩn hóa thành lời và hành vi tốt đẹp bên ngồi tức là con người có nhận thức
đúng, tốt về sự vật hiện tượng.
Sư phạm là ngành nghề cao quý và được coi trọng trong xã hội, đòi hỏi người
thầy phải mẫu mực, khuôn phép là tấm gương sáng cho học trị noi theo góp phần vào
sự nghiệp trồng người, xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội. Do đó, để phát triển tồn
diện thì người thầy giáo bên cạnh phải ln ln trang bị cho mình một hệ thống kiến
thức vững chắc thì cần phải tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Đạo đức nghề sư phạm là những phẩm chất cơ bản mà cá nhân mỗi người Thầy

giáo, Cô giáo cần trang bị cho mình khơng chỉ trong q trình truyền đạt tri thức mới
cho học sinh mà cịn được biểu hiện thơng qua q trình giáo viên giúp đỡ, định hướng
cho các em học sinh biết phân biệt được những hành vi đúng sai trong đời sống hàng
ngày. Thơng qua đó, khơng chỉ học sinh có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng
sống, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp về nhân cách mà mỗi người giáo viên cịn có
thể rèn luyện nhân cách của mình trở nên tốt đẹp, hồn thiện hơn.
2.2. Vai trị của đạo đức nghề sư phạm
Đạo đức nghề sư phạm ở Việt Nam hiện nay có vai trị rất quan trọng, góp phần
quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo, quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt
động dạy học. Nghề sư phạm được tôn vinh, quý trọng bởi sư mệnh trồng người cao
cả. Bởi người dạy học đóng vai trò là người hướng dẫn, là cố vấn, là người mẫu mực
của người học không chỉ dạy chữ cho người học mà còn dạy cho người học cách sống,
cách rèn luyện và tu dưỡng bản thân, hình thành nên nhân cách cho học sinh. Mỗi
thầy, cô giáo là tấm gương tốt để học sinh noi theo, là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục và được xã hội tôn vinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đội ngũ
giáo viên: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo là rất nặng nề nhưng vẻ vang. Muốn
làm tròn nhiệm vụ đó thì phải ln ln gương mẫu về mọi mặt, khơng ngừng bồi
dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị”[3]. Vì vậy, người dạy học phải khơng
ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt để xứng đáng với sứ mệnh
vẻ vang và cao cả là trồng người, phải có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trị của đạo
đức nghề sư phạm coi đó là thành tố cơ bản và là nền tảng trong việc hình thành nhân
cách nhà giáo. Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế nước ta đang đẩy mạnh hội nhập
quốc tế có sự tác động mạnh mẽ đến nhân cách người nhà giáo. Chính vì vậy, việc bồi
dưỡng rèn luyện đạo đức nghề sư phạm được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường
143


xun có tính chiến lược . Để thực hiện nhiệm vụ đó người nhà giáo phải có lịng u
nghề, u trò và sự mẫu mực trong lối sống, phải rèn luyện, phấn đấu thường xuyên và
liên tục: “Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn

luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”[5]. Mặt khác, để thực hiện nhiệm vụ đó Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã từng đề ra cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức,
tự học và sáng tạo”. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành “Quy định về đạo
đức nhà giáo”, đây là cơ sở để tất cả các thầy cô giáo nổ lực, phấn đấu, nâng cao trình
độ chun mơn về mọi mặt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống, phải ln tìm tịi,
sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu và giảng dạy đáp ứng yêu cầu của nghề trồng
người được xã hội tôn vinh đồng thời là cơ sở để giáo dục đạo đức nghề sư phạm. Vấn
đề đạo đức nghề sư phạm được xã hội quan tâm và trở thành yêu cầu bức thiết đặt ra
đối với quá trình đào tạo người giáo viên.
Trong giai đoạn hiện nay, trước những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị
trường, nhiều giá trị bị chi phối bởi đồng tiền, do đó người thầy phải biết giữ mình,
tránh xa mọi cám dỗ tầm thường, giữ cho tâm hồn trong sáng, mọi hành vi phải nâng
lên thành văn hóa trong đối nhân xử thế, từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất. Giáo dục
và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia mà trọng trách lớn
được đặt trên vai những nhà giáo. Vì vậy, thầy cơ giáo chính là tấm gương để học sinh
noi theo. Khi tấm gương ấy thực trong sáng, thì những tiêu cực sẽ hạn chế và sớm bị
loại trừ. Chính vì vậy, để nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo, mỗi một thầy, cô
giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh về giáo dục; mỗi
người phải khơng ngừng rèn luyện để hồn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống
có tấm lịng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với danh dự nghề nghiệp và xã hội.
2.3. Thực trạng đạo đức nghề sư phạm ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
2.3.1. Những biểu hiện tích cực
Trong nền đại kinh tế tri thức, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật
tiên tiến đặt ra yêu cầu phải đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đưa các
phương tiện hiện đại vào hỗ trợ quá trình dạy học. Với sự phát triển của đất nước thì
việc nâng cao chất lượng đào tạo là nhu cầu cấp thiết của tồn xã hội, do đó cần phải
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, việc dạy học lấy người học làm trung tâm,
không áp dụng phương pháp thuyết trình theo hướng một chiều, học sinh tiếp thu một
cách thụ động, thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe mà phải cho học sinh thỏa sức

sáng tạo, thể hiện bản thân mình. Để làm được điều đó địi hỏi ở người giáo viên phải
tâm huyết với nghề, biểu hiện cụ thể là trong quá trình giảng dạy tận tâm tận lực
truyền đạt tri thức, kinh nghiệm cho học sinh, luôn sẵn sàng giúp đỡ những học sinh
yếu kém, gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống, tự giác trong việc nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng của học sinh để có hướng dạy dỗ, giúp đỡ học sinh, trong q trình giảng
dạy ln tự học hỏi, tìm tịi tri thức mới liên quan đến cuộc sống lồng ghép vào nội
dung bài học để tạo thêm hứng thú cho học sinh, luôn chủ động thay đổi phương pháp
giảng dạy phù hợp với nội dung bài học để học sinh không bị nhàm chán khi phãi học
theo cách học truyền thống, giáo viên luôn đề cao tinh thần tự giác, sáng tạo, trình bày
144


ý kiến của học sinh, luôn lắng nghe học sinh,...
Nhằm nâng cao đạo đức nghề sư phạm bên cạnh nhà giáo tự rèn luyện thì bên
cạnh đó Đảng và Nhà nước ta cũng luôn quan tâm, chú trọng đầu tư cho giáo dục.
Đảng ta xác định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta
khẳng định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, bởi giáo dục đóng vai trị
rất quan trọng trong xã hội, tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh
thần của toàn xã hội. Đầu tư phát triển giáo dục nhằm thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và nâng cao chỉ số phát triển ở con người. Theo quan điểm của Nhà
nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư vào giáo dục và đào
tạo, bởi giáo dục giúp hình thành nhân cách con người, tăng khả năng tư duy, sáng tạo,
đào tạo nên những người lao động có tay nghề cao, có trình độ chun mơn, đóng góp
vào sự phát triển chung của đất nước. Do đó, trong thời đại ngày nay giáo dục là con
đường tốt nhất để con người luôn luôn tiếp cận những thông tin tri thức, làm giàu thêm
nguồn tri thức của mình.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật bên cạnh những thuận lợi của

nghề sư phạm trong bối cảnh hiện nay thì vẫn tồn tại một bộ phận những nhà giáo
đang xuống cấp về đạo đức. Bên cạnh những người thầy giáo ngày đêm miệt mài với
sự nghiệp trồng người cao cả, tồn tâm, tồn ý cống hiến sức mình cho nghề thì trong
những năm vừa qua ngành giáo dục và xã hội không khỏi băn khoăn, lo lắng trước
hiện tượng nhiều giáo viên thiếu chuẩn mực về đạo đức, nhân cách như bạo hành, lăng
mạ học sinh, đặc biệt là bạo hành trẻ em ở các trường mầm non.
Một số nhà giáo đã có những hành vi lệch chuẩn, thậm chí là vi phạm nghiêm
trọng đạo đức nhà giáo: “ Tháng 3/2016, cơ giáo đánh tím mặt học sinh vì viết sai
chính tả”, “Vào đầu tháng 4/2018 tại Hải Phịng, cơ giáo phạt học sinh lớp 3A5 uống
nước vắt giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng trong giờ học, ở trường Tiểu học An Đồng”,
“Ngày 8/6/2018 thầy giáo dâm ô 7 nữ học sinh lớp 3 ở Hà Nội”, “Tháng 8/2018, cô
giáo mầm non để cả lớp đánh hội đồng một trẻ ở Ninh Bình”,… Những sự việc
này khơng chỉ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người giáo viên mà còn tác động
xấu đến thế giới quan của học sinh, nguy hại hơn nữa là niềm tin của xã hội đối
với giáo dục. Trong những năm gần đây xã hội lên án gay gắt về thực trạng bạo hành,
đánh đập, dâm ô với học sinh, là một người giáo viên, là những người đào tạo ra thế hệ
hệ trẻ vừa có đức vừa có tài giúp ích cho xã hội mà bản thân người giáo viên lại thiếu
chuẩn mực về đạo đức, rồi nền giáo dục sẽ như thế nào khi xã hội xảy ra hàng loạt
những vụ việc trái với đạo đức như vậy. Là người thầy, là người lái đị mà lại thiếu
chuẩn mực về đạo đức thì sẽ đào tạo ra những thế hệ trẻ như thế nào khi mà bản thân
người thầy không tốt, không là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó,
vẫn có một số bộ phận giáo viên theo xu hướng chạy theo thành tích, chạy theo đồng
tiền tự đánh mất bản thân mình, đặt lợi ích cá nhân lên trên,... Qua những vụ việc trên
chúng ta có thể thấy rõ thực trạng đạo đức nghề sư phạm ngày nay đang có sự xuống
145


cấp trầm trọng, lệch với chuẩn mực đạo đức, điều đó làm cho dư luận khơng khỏi
hoang mang, lo lắng về sự xuống cấp nghiệm trọng trong giáo dục.
Có thể nhận thấy, tình trạng vi phạm đạo đức nghề sư phạm được báo chí và dư

luận lên án gây gắt, chỉ trích trong thời gian qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Thứ
nhất, việc chọn đầu vào sư phạm chưa được chú trọng, quan tâm. Hiện nay, các trường
cao đẳng, đại học sư phạm tuyển sinh theo kiểu ồ ạt, những học sinh có điểm thấp
khơng thể vào các trường cao đẳng, đại học khác, tình trạng “chuột chạy cùng sào mới
vào sư phạm” là khá phổ biến. Chính vì thế, ngay từ đầu đã khơng chọn được người có
sự yêu nghề, có đủ phẩm chất năng lực vẫn cứ vào ngành sư phạm.; Thứ hai, do cuộc
sống của người giáo viên cịn khó khăn, chi vượt thu q nhiều, buộc họ phải tự bươn
chải kiếm sống, chạy theo đồng tiền và đánh mất chính mình; Thứ ba, cơng tác hướng
nghiệp trong nhà trường chưa được thực hiện tốt, trình độ nghiệp vụ chun mơn cịn
hạn chế; Thứ tư, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với ngành sư phạm không cao dẫn đến
việc tâm huyết dành cho nghề giáo dần mất đi. Vì vậy, chúng ta cần xây dựng đội ngũ
những người làm cơng tác giáo dục có đầy đủ phẩm chất và năng lực như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dạy.
2.4. Giải pháp bồi dưỡng đạo đức nghề sư phạm ở Việt Nam hiện nay
2.4.1. Đối với sinh viên sư phạm
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới thì việc
giáo dục rèn luyện đạo đức cho sinh viên là góp phần đào tạo những chủ nhân tương
lai của đất nước. Chính vì vậy, ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên cần
ra sức học tập, rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn. Trước hết, mỗi sinh viên
cần phải phấn đấu, ham học hỏi, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ hơn, làm chủ
được bản thân và vươn lên tự khẳng định mình. Trao dồi kiến thức, kỹ năng cho bản
thân mình bằng cách đọc nhiều sách, báo thơng qua đó học tập kinh nghiệm, tăng thêm
vốn từ vựng cho bản thân. Bên cạnh đó, bản thân sinh viên cũng cần rèn luyện kỹ năng
học trên lớp và và tăng cường học ở nhà với thái độ tích cực. Và cần phải đặt ra mục
tiêu cụ thể cho việc học tập của mình để làm động lực cho bản thân, sống có lý tưởng,
có hồi bão hơn. Học phải kết hợp với thực hành, nếu chỉ học lý thuyết sn thì khơng
để lại kiến thức sâu và ghi nhớ được lâu vì thế bên cạnh học lý thuyết cần phải thông
qua các các hoạt động thực tiễn giúp cho sinh viên có thể nắm bắt được kiến thức đã
học, học hỏi, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và đầu tư cho giáo dục. Giáo dục có

quan trò rất quan trọng , giáo dục là trụ cột của một quốc gia, giáo dục đưa nước nhà
bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, ở mỗi cá
nhân cần phát huy cao độ tinh thần học hỏi, cầu tiến bộ để trang bị đầy đủ kiến thức và
phẩm chất tốt đẹp. Chính vì thế, bên cạnh việc ra sức học tập thì sinh viên cần phải rèn
luyện đạo đức, tu dưỡng bản thân, tự tin vào chính mình, rèn luyện cho mình tư cách
trong sáng, biết vượt qua những cám dỗ tiêu cực của xã hội, vượt qua mọi khó khăn
trong cuộc sống như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Sinh viên
cần nghiêm khắc với bản thân mình hơn, chiến thắng lại sự lười biếng, sự ích kỷ, lối
146


sống thực dụng của bản thân để trở nên tốt hơn, hồn thiện hơn. Trở thành người có
ích cho xã hội, là người vừa có tài vừa có đức.
2.4.2. Đối với các chủ thể giáo dục
Thứ nhất, đối với Ban giám hiệu nhà Trường cần tự giác, tích cực, tập trung quan
tâm nhiều hơn nữa đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của từng giáo viên
trong đơn vị của mình quản lý. Để có thể từng bước nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện
vọng của giáo viên, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể có điều kiện
sống tốt đẹp hơn. Sẵn sàng, kịp thời tổ chức giúp đỡ, chia sẽ công việc khi có trường
hợp giáo viên của đơn vị do mình quản lý có những khó khăn trong cuộc sống hoặc
bệnh tật, đau yếu cần thời gian để hồi phục lại sức khỏe. Ban giám hiệu nhà Trường
cần tạo điều kiện để mỗi nhà giáo được phát triển năng lực toàn diện và khả năng tư
duy khoa học của mỗi người. Thường xuyên bồi dưỡng năng lực, trình độ và phương
pháp sư phạm. Nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trị, trách nhiệm của nhà giáo để từ
đó mỗi nhà giáo thấy được trách nhiệm cũng như vai trò của mình với xã hội, với việc
bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước. Đặc biệt, phải làm tốt công tác chính trị, tư
tưởng đạo đức cho mỗi nhà giáo từ đó có thể khơi dậy lương tâm, trách nhiệm và nhiệt
huyết của nhà giáo. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà Trường thường xuyên kiểm tra,
giám sát việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của từng cá nhân là giáo viên để kịp thời
phát hiện sai phạm, chấn chỉnh hợp lý, tránh tình trạng Ban giám hiệu nhà Trường nắm

bắt thông tin không kịp thời, sâu sát dẫn đến một số sự vụ liên quan đến đạo đức của
người giáo viên có diễn biến phức tạp đi ngồi dự liệu và gây ảnh hưởng xấu đến mọi
người xung quanh.
Thứ hai, đối với thầy, cô giáo cần cần phải nhận thức sâu sắc hơn nữa với sự
nghiệp trồng người cao cả của mình và nâng cao tinh thần yêu nghề, phải khơng ngừng
học tập, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tự giác rèn luyện, bồi dưỡng kỹ
năng sống, và tu dưỡng nhân cách của mình ngày một hồn thiện hơn. Phải luôn luôn
dành sự quan tâm cần thiết đối với học sinh, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng của học sinh để kịp thời định hướng giải quyết các tình huống có thể xãy ra trong
cuộc sống mà học sinh gặp phải nhưng không đủ khả năng tự mình giải quyết. Từ đó,
tạo sự gần gũi giữa Thầy và trò làm cho mối quan hệ giữa Thầy và trò trở nên thân
thiết hơn, tạo cho học sinh cảm giác thân thuộc, khơng cịn sợ sệt hay e ngại mỗi khi
đứng trước thầy, cô giáo. Trên cơ sở đó, người giáo viên cũng rèn luyện cho mình
những phẩm chất cơ bản như sự quan tâm dành cho học sinh, ln có thái độ niềm nở,
thương u học sinh như là một thành viên trong gia đình của mình. Sẵn sàng, tận tâm
chi dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, giúp các em trao dồi những kỹ năng cần
thiết trong cuộc sống và định hướng cho các em trong việc hình thành thái độ sống phù
hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội, góp phần trong việc hình thành nhân
cách, phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. Trong quan hệ đối với đồng nghiệp đòi hỏi mỗi
người giáo viên lúc nào cũng hòa đồng, vui vẻ, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp
của mình, tạo khơng khí vui tươi trong trường học để có một tâm trạng thật tốt trước
khi lên lớp truyền đạt tri thức mới cho học sinh. Bên cạnh đó, mỗi người giáo viên cần
phải có tinh thần tích cực phê phán, đấu tranh với những nhận thức lệch lạc về nghề sư
147


phạm, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự,
phẩm chất, tư cách của nhà giáo. Có tinh thần tự phê bình và phê bình cao, khơng lo sợ
trước những khó khăn, thách thức của cuộc sống. Ln có lập trường tư tưởng kiên
định vững vàng, khơng chạy theo lợi ích cá nhân mà qn đi lợi ích của tập thể. Khơng

vì những nhu cầu của bản thân mà làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Luôn
luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác, tích cực sửa chữa những
khuyết điểm, hạn chế, sai lầm của bản thân để ngày một hoàn thiện hơn về nhân cách
để xứng đáng là người giáo viên tốt, người giáo viên gương mẫu để các em học sinh
học hỏi và noi theo.
Thứ ba, đối với các tổ chức đoàn hội cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động sâu rộng trong đội ngũ giáo viên của nhà trường tích cực và sáng tạo đẩy mạnh
việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để mỗi giáo viên có thể
thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Người. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp với nhà
trường để nâng cao chất lượng giáo dục, làm tốt cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, tổ chức các buổi tuyên truyền về chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, ngăn chặn các
hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức. Từ đó, hình thành cho bản thân mình thói quen
sống, học tập và làm việc theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại. Rèn luyện những kỹ năng
sống, thái độ sống phù hợp với những quy tắc chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trên cơ
sở đó, giáo viên không ngừng học hỏi, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
của người nhà giáo.
3. Kết luận
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình hội nhập với thế giới.
Để có thể đưa Việt Nam sánh vai ngang tầm với các nước khác trong khu vực và thế
giới đòi hỏi tầng lớp học sinh, sinh viên - đội ngũ tri thức trẻ của đất nước phải được
trang bị một cách tồn diện cho mình về tri thức, về kỹ năng và về thái độ. Trong đó,
đạo đức ln là vấn đề hàng đầu quyết định đến sự thành bại của một con người. Dưới
tác động của q trình hội nhập, muốn được như vậy địi hỏi đội ngũ giáo viên - những
người trực tiếp truyền thụ tri thức, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức,
giúp cho học sinh hình thành nhân cách của mình cần phải có phẩm chất đạo đức tốt đạo đức của nghề sư phạm. Không chạy theo lợi ích cá nhân, khơng chạy theo những
nhu cầu vật chất tầm thường mà đánh mất đi danh dự, phẩm chất tốt đẹp của người
thầy giáo, cô giáo. Thật vậy, đạo đức nghề sư phạm luôn là vấn đề được quan tâm
hàng đầu. Bài viết trên phần nào đã chỉ rõ được thực trạng đạo đức nghề Sư phạm ở
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Để có thể đào tạo được tầng lớp tri thức trẻ vừa có

tài vừa có đức thì vai trị của người giáo viên ln là quan trọng nhất. Mỗi người giáo
viên cần phải không ngừng học tập, rèn luyện, trao dồi phẩm chất đạo đức để xứng
đáng là người cầm láy đưa con thuyền tri thức cập bến tương lai vì một đất nước Việt
Nam văn minh và hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 9, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
148


[2]. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình đạo đức học,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[3]. Phạm Thị Lan Hương, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò người Thầy giáo,
,, [truy cập ngày: 8/03/2019].
[4]. Nguyễn Đức Hiền, Nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện
nay, , [truy cập ngày: 8/03/2019]. .
[5]. Trần Văn Công, Một vài suy ngẫm về đạo đức người Thầy hiện nay,
, [truy cập ngày: 8/03/2019].

149



×