Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vai trò kiến tạo của chính phủ nhằm tạo động lực phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.66 KB, 4 trang )

VAI TRÕ KIẾN TẠO CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
GS.TS. Nguyễn Đình Hương
Hội đồng KH&ĐT, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Năm 2016, Việt Nam đã trải qua 30 năm đổi mới chuyển sang kinh tế thị
trường đã đạt được một số thành tựu trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Hiện tại, đất nước đang đứng trước sức ép lớn của tình hình thế giới với
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng tồn cầu hóa đang dịch
chuyển sang xu hướng dân túy lấy lợi ích dân tộc làm đầu. Do hồn cảnh lịch sử
của chiến tranh, Việt Nam chưa trải nghiệm ba cuộc cách mạng công nghiệp của
thế giới.
Qua 30 năm đổi mới, nhưng bước đi CNH, HĐH còn chậm trong khi một
số nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,… đã thực hiện thành cơng CNH,
HĐH trong 20 năm. Bí quyết thành công của các nước công nghiệp mới không
phải là tài nguyên mà là con người và thể chế. Vai trò kiến tạo của Chính phủ là
phải lấy con người và thể chế để khơi thông điểm nghẽn, tạo động lực phát triển
kinh tế - xã hội đất nước tiến nhanh, tiến mạnh.
1. Việc cần làm ngay của Chính phủ là hồn thiện thể chế và tạo mơi
trường kinh doanh cho kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế thị trường có động lực
phát triển là kinh tế tư nhân. Muốn kinh tế tư nhân phát triển quy mô lớn phải tạo
cơ hội cho các đại gia tự do kinh doanh làm giàu trong nhiều lĩnh vực công
nghiệp, nông lâm, thủy sản, dịch vụ. Cho phép tư nhân phát triển từ doanh
nghiệp nhỏ, vừa đến lớn, kinh doanh trong và ngoài nước theo Quy định của
pháp luật Việt Nam và quốc tế.
2. Hoàn thiện thể chế và phát triển nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp công
nghệ cao hiệu quả. Ưu tiên cho kinh tế tư nhân phát triển trong lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp. Chuyển tư duy kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại sang doanh
nghiệp quy mơ lớn có năng lực đưa nơng nghiệp cơng nghệ cao vào sản xuất,
kinh doanh lớn, chất lượng cao, có thương hiệu trên trường quốc tế. Thể chế về



233


đất đai cần sớm thay đổi để tập trung hạn điền. Sử dụng máy móc trong nơng
nghiệp từ khâu sản xuất đến chế biến, nông dân trở thành công nhân. Các doanh
nghiệp nông nghiệp được sử dụng đất đai quy mô lớn từ vốn cổ phần trong các
doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp. Sớm giải phóng đất đai lao động tự do kinh
doanh, sản xuất theo thị trường với quy mơ lớn, có sức cạnh tranh để ứng dụng
nơng nghiệp công nghệ hiệu quả cao đang là sự bức bách của nơng nghiệp, nơng
thơn, nơng dân trong q trình CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta. Chuyển nông
thôn sang đô thị hay mở rộng đô thị đến nông thôn là cơng việc phải làm nhanh
khi các địa phương đã hồn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Muốn
chuyển nông thôn sang đô thị hay mở rộng đô thị đến nơng thơn cần phải có quy
hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng: đường, điện, nhà ở,… theo kiến trúc đơ thị và
phải chuyển tồn bộ lao động nơng nghiệp sang phi nông nghiệp là một chiến
lược dài hạn nhưng không thể chậm trễ.
3. Cùng với việc đưa nông nghiệp công nghệ hiệu quả cao vào nông, lâm,
ngư nghiệp là việc đưa du lịch thành ngành cơng nghiệp khơng khói.
Du lịch đặc biệt là du lịch biển là thế mạnh của Việt Nam mà ít nước trên
thế giới có được lợi thế như nước ta.
Tài nguyên du lịch biển là một ưu thế đặc biệt của Việt Nam. Dọc bờ biển
nước ta có hàng trăm bãi tắm, trong đó có những bãi tắm có chiều dài lên đến
15-18 km và nhiều bãi tắm có chiều dài 1-2 km là điều kiện thuận lợi khai thác
phát triển du lịch biển.
Các bãi biển của nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái
đến Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lị, Thiên
Cầm, Cửa Tùng, Lăng Cơ, Mỹ Khê, Đại Lãnh, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né,
Vũng Tàu, Hà Tiên,…
Chúng ta khơng chỉ có bờ biển dài mà cịn có hệ thống đảo và quần đảo

phong phú, trải dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo thống kê,
ven bờ nước ta có 2.733 đảo lớn, nhỏ các loại với tổng diện tích vào khoảng
1.700 km2 . Trong đó có 24 đảo có diện tích tương đối lớn (trên 10km2), 82 đảo
có diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng 1.400 đảo chưa có tên. Đặc biệt, có ba đảo
có diện tích trên 100km2 là Phú Quốc, Cái Bầu và Cát Bà.
Bên cạnh đó, các tỉnh ven biển nước ta cịn có nhiều nơi có các di tích,
danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, các lễ hội. Hiện nay Việt Nam

234


có đến 7 di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới được UNESCO công nhận đều nằm
ở các tỉnh ven biển (Quảng Ninh, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình)
nên sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển mạnh hơn. Hệ thống cảng
biển của nước ta hiện nay đủ tiêu chuẩn để đóng các tàu khách quốc tế cỡ lớn.
Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hóa – xã hội
của biển, vùng ben biển và các hải đảo cùng với điều kiện thuận lợi về vị trí, địa
hình của vùng ven biển đã tạo cho du lịch biển có lợi thế phát triển phát triển hơn
hẳn so với nhiều loại hình du lịch khác trên đất liền.
4. Hồn thiện thể chế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Muốn thực hiện thành cơng CNH, HĐH cần phải có nguồn nhân lực chất
lượng cao mà giáo dục đào tạo phải đi đầu. Cần hoàn thiện hệ thống giáo dục
quốc dân theo kịp với hệ thống quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
Cần quy hoạch lại hệ thống giáo dục đại học để đi đầu của quốc gia khởi
nghiệp. Trước mắt cần đào tạo lại, đào tạo bổ sung kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng
tin học và kỹ năng nghề nghiệp cho bộ đội xuất ngũ, số sinh viên thất nghiệp đưa
vào các ngành nghề như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, xuất khẩu
lao động có tay nghề. Cần đầu tư xây dựng các cơ sở đại học chất lượng cao có
thương hiệu quốc tế cả cơng lập, tư thục và các cơ sở Đại học có yếu tố nước

ngồi, xây dựng phân hiệu của đại học có thương hiệu đặt tại Việt Nam.
5. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đất nước đến năm 2020 lấy ba dải lãnh
thổ làm cơ sở liên kết ngành, liên kết vùng tạo ra sức mạnh tổng hợp để đưa du
lịch, nông, lâm, ngư nghiệp, cơng nghiệp phát triển nhanh đủ lực sớm hồn thành
CNH, HĐH chuyển sang kinh tế tri thức.
- Dải ven biển hải đảo nước ta gồm 28 tỉnh thành với 3.260 km bờ biển,
khoảng gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ như Phú Quốc, Cơn Đảo, Quần đảo Trường Sa,
Hồng Sa là tiềm năng vô cùng lớn để phát triển du lịch biển, kết hợp kinh tế với
quốc phòng. Trước mắt, cần đầu tư tạo kinh tế cho ngư dân đánh bắt xa bờ, phát
triển du lịch nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển giao thông đường biển.
- Dải đồng bằng với hai vựa lúa thuộc đồng bằng sông Hồng, đồng bằng
sông Cửu Long thuộc Đông Nam Bộ. Trước mắt cần khuyến khích đầu tư đưa
cơng nghệ sinh học và thủy lợi để khai thác đất đai, sớm có chính sách hạn điền

235


để quy tụ ruộng đất, cho nông dân lấy đất đóng cổ phần vào doanh nghiệp, hỗ trợ
doanh nghiệp tập trung ruộng đất mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Dải miền núi, trung du, Tây Nguyên gồm 19 tỉnh từ Hà Giang đến Lâm
Đồng cần ưu tiên quy tụ ruộng đất trồng cây công nghiệp, trồng rừng, đào tạo
con em dân tộc có ngoại ngữ, có nghề xuất khẩu lao động.
Chính phủ kiến tạo phải là Chính phủ chuyên nghiệp, đồng bộ có bộ máy
tinh xảo. Cần tinh giảm biên chế hành chính, tạo cơ hội để một bộ phận cơng
chức sang làm dịch vụ và khởi nghiệp doanh nghiệp tư nhân từ Trung ương đến
địa phương. Cần huy động chuyên gia trong và ngồi nước tham gia hoạch định
chính sách hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cho sự phát triển của đất nước
giai đoạn 2016-2020 tạo nền tảng phát triển dài hạn của đất nước trong những
nhiệm kỳ tiếp theo.


236



×