Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giả sử anh chị là CEO của một doanh nghiệp toàn cầu trong ngành bán lẻ muốn xâm nhập vào thị trường việt nam anh chị hãy giải thích và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.6 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------------

BÀI THẢO LUẬN
Mơn học

: Quản trị chiến lược tồn cầu

Lớp HP

: 2110SMGM2211

Nhóm

: 01

GVHD

: Nguyễn Hồng Nam

Đề tài

:

Giả sử anh chị là CEO của một doanh nghiệp toàn

cầu trong ngành bán lẻ muốn xâm nhập vào thị trường
Việt Nam. Anh chị hãy giải thích và đánh giá tính hấp
dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam.


Hà nội, ngày 10 tháng 3 năm 2021


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
CHƯƠNG 2 – NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................................................2
I. Thị trường bán lẻ Việt Nam.......................................................................................................................2
1.Tình trạng thu hút đầu tư tại thị trường bán lẻ Việt Nam...................................................................2
2.Thời cơ và thách thức............................................................................................................................5
3.Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến thị trường bán lẻ Việt Nam....................................................7
II. Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam........................................................................10
1.Tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt nam.........................................................................................10
2.Ưu – Nhược điểm khi doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập và thị trường bán lẻ Việt Nam..........11
III. Một số doanh nghiệp thành công tại thị trường bán lẻ Việt Nam......................................................15
CHƯƠNG 3 – KẾT LUẬN..................................................................................................................................18


CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU
Tồn cầu hóa trong thời đại diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thực sự
khiến thị trường phân phối, bán lẻ tại Việt Nam “bùng nổ”. và có những bước chuyển
biến lớn về chất, quy mơ cũng như trình độ kinh doanh phát huy trên cơ sở những thành
công trong 11 năm qua kể từ khi thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở cửa. Quá
trình hội nhập, ký kết các hiệp ước thương mại tự do đã mang đến các nguồn sức sống
mới, những làn sóng mới cho thị trường Việt Nam, bao gồm các cơ hội giao thương các
dòng vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Từ thực tế trên, các doanh nghiệp phân phối đã và đang phát triển nhanh về số lượng,
thay đổi tập quán mua sắ, truyền thống, đặc biệt là sự xuất hiện của thương mại điện tự.
Khách hàng đã quá quen với các thương hiệu trong nước như Vinmart, Pico, … hay một
số thương hiệu nước ngoài như Metro. Megamart. Aeon, Lotte. Thị trường bán lẻ Việt

Nam hiện đã có sự cạnh tranh lớn tuy nhiên vẫn chưa có sự xuất hiện của các tập đồn
phân phối đa quốc gia lớn trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid 19 đang
hoành hành, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chịu ít ảnh hưởng nhất từ dịch
bệnh, một làn sóng chuyển dịch lớn hiện đang tiến về Việt Nam, thì việc các tập đoàn
phân phối đa quốc gia tiến tới thị trường tiềm năng này là vô cùng lớn. Điều này dự báo
“cơn bao lớn” với ảnh hưởng sâu rộng sẽ xuất hiện trong tương lai gần, nhất là khi các
nhà đầu tư vào lĩnh vực phân phối theo hình thức 100% vốn Việt Nam. Hiển nhiên, điều
này cũng sẽ tạo nên mơi trường cạnh tranh khốc nghiệt, từ đó đào thải các doanh nghiệp
khơng kịp thích ứng. Nhiều chun gia nhận định, nếu so sánh thuần túy về sức mạnh,
các doanh nghiệp hiện hữu khơng thể cạnh tranh tồn diện với các doanh nghiệp rất lớn
sẽ xuất hiện.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự gợi ý của thầy Nguyễn Hồng
Nam, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Giả sử anh chị là CEO của một doanh nghiệp toàn
cầu trong ngành bán lẻ muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Anh chị hãy giải thích
và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.

1


CHƯƠNG 2 – NỘI DUNG CHÍNH
I. Thị trường bán lẻ Việt Nam
1. Tình trạng thu hút đầu tư tại thị trường bán lẻ Việt Nam
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang là một trong những nền kinh tế
năng động nhất trong khu vực, nhiều tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ cịn non trẻ.
Nhìn vào các số liệu nhân khẩu học cũng như kinh tế vĩ mơ, có thể thấy Việt Nam đang ở
giai đoạn vàng cho phát triển kinh tế nói chung và bán lẻ nói riêng. Đơ thị hóa là một
trong những yếu tố chính thúc đẩy mức tăng trưởng GDP của quốc gia này. Dân số đô thị
Việt Nam dự kiến sẽ tăng 2,6% cho đến năm 2030, cao nhất ở Đông Nam Á. Và khi có
nhiều người di chuyển vào thành phố, làm các cơng việc sản xuất và dịch vụ có giá trị
cao hơn, thì thu nhập của người dân nói chung cũng sẽ tăng lên.

Thực tế, trong suốt thời gian qua, tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu
hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư cũng như bán lẻ trong khu vực. Từ nhiều năm nay, thị
trường đã chứng kiến hàng loạt các thương vụ M&A trong lĩnh vực này. Có thể kể đến
việc Berli Jucker mua lại Metro Cash & Carry Vietnam, là hợp đồng M&A lớn nhất từ
trước đến nay tại Việt Nam. Sau đó khơng lâu, Central Group - một tập đồn khổng lồ
khác của Thái Lan, đã mua lại Nguyễn Kim Trading và BigC Vietnam. Emart - nhà bán lẻ
hàng đầu của Hàn Quốc cũng chính thức gia nhập sân chơi vào năm 2015 với một trung
tâm mua sắm trị giá 60 triệu USD ở phía bắc TP. HCM. Cũng từ Hàn Quốc, Lotte Mart
đã khá thành công với hàng loạt các siêu thị và trung tâm thương mại khắp cả nước.
Aeon, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đến từ Nhật Bản cũng đang
từng bước mở rộng mạng lưới tại Việt Nam với trung tâm thứ 5 đã đi vào hoạt động từ
tháng 11/2019. Cũng từ Nhật Bản, Takashimaya hiện đã có mặt ở Việt Nam từ năm 2016
tại vị trí đắc địa ngay trung tâm TP.HCM. Dự báo cho thấy một hiệu suất hoạt động tốt
cho các trung tâm thương mại (TTTM), đặc biệt là các dự án tại khu vực trung tâm.
Số liệu của JLL cho thấy, trong quý III/2019, diện tích trống vẫn duy trì ổn định
khoảng 90% ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Trên thị trường hiện nay, các
khách thuê với nhu cầu trên 1.000 m2 rất khó có thể tìm được một vị trí phù hợp trong

2


các trung tâm bán lẻ hiện tại. Hầu hết các khách thuê yêu cầu diện tích lớn phải chờ đợi
và tìm kiếm nguồn cung tương lai hoặc các trung tâm bán lẻ đang trong quá trình cải
tạo/nâng cấp. Giá thuê tại các trung tâm vẫn duy trì ổn định. Các dự án có vị trí đắc địa
tại khu vực trung tâm vẫn là những lựa chọn được ưa thích nhất của các nhà bán lẻ, do đó
ghi nhận mức giá cao và tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, thị trường bán lẻ vẫn có những gam màu tối với sự cạnh
tranh và đào thải khá khắc nghiệt. Việc rút khỏi thị trường của các thương hiệu lớn như
Auchan, hay việc thu hẹp mạng lưới hoạt động của Parkson tại thị trường nội địa, hay sự
kiện hàng loạt các thương hiệu cửa hàng tiện lợi nước ngoài đang chật vật giành miếng

bánh thị phần hay phải chuyển nhượng cho đối thủ nội địa như trường hợp Shop and Go
cho thấy đây không phải là một sân chơi dễ dàng.
Bà Lê Thị Huyền Trang, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, JLL
cho rằng, nhìn vào điều này có thể thấy thị trường bán lẻ Việt Nam là miếng bánh đầy
tiềm năng nhưng khơng phải ai cũng có thể nắm bắt được cơ hội chiếm lĩnh thị phần.
Ngoài yếu tố tiên quyết là lựa chọn được vị trí có mật độ dân số và sức mua tốt, thì nắm
bắt chính xác sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, cũng như tận dụng tốt cạnh tranh từ
thương mại điện tử, là những điều quan trọng để có thể phát triển được một mơ hình bán
lẻ phù hợp với thị trường, quyết định sự thành bại của một thương hiệu.
Tại Việt Nam, ngoài những dự án TTTM độc lập, thị trường còn đang chứng kiến
nguồn cung mặt bằng bán lẻ đáng kể từ loại hình khối đế thương mại tại các tịa nhà
chung cư. Loại hình bất động sản bán lẻ này đang khá chật vật trong việc tìm hướng đi và
mơ hình phù hợp do những hạn chế về quy mô, thiết kế, chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm
vận hành và sự cạnh tranh cao. Đối với loại hình này, chủ đầu tư nên tập trung cung cấp
tiện ích cho cư dân trước tiên. Ngồi ra, có thể cân nhắc đến các mơ hình khác như khơng
gian văn phịng chia sẻ, hệ thống giáo dục, hay thậm chí là tủ khóa thơng minh.
Một số chun gia bất động sản đưa ra lời khuyên, để nắm bắt được cơ hội thành
công, các đơn vị điều hành bán lẻ cần nghiên cứu kỹ để nhận biết rõ hơn xu hướng phát
triển của thị trường trong thời gian tới. Ngoài xu hướng tập trung vào các nhóm ngành
F&B và giải trí nhằm tăng lưu lượng khách đến các TTTM, xu hướng phát triển không
3


gian bán lẻ xanh, việc áp dung công nghệ và dữ liệu lớn, mơ hình bán lẻ hợp kênh cũng
như các nỗ lực sáng tạo khác nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng cũng
sẽ trở nên rõ nét hơn trên thị trường.
Trước sự thay đổi hành vi mua sắm và cạnh tranh khốc liệt từ thương mại điện tử, trải
nghiệm và mơ hình phù hợp sẽ là “từ khóa” cho sự thành cơng của các bất động sản
TTTM truyền thống.
Động lực từ các FTA

Việc Việt Nam liên tiếp đàm phán thành công và ký kết các Hiệp định thương mại tự
do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định
Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam EU (EVFTA)… đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho các ngành, nghề của Việt
Nam. Trong đó, ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo là ngành có nhiều triển vọng khi tiếp
cận được những thị trường lớn nhất trên thế giới.
Sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, tối thiếu 64% dịng thuế sẽ được xóa bỏ. Tỷ lệ
xóa bỏ những dịng thuế quan sẽ khơng ngừng tăng lên theo thời gian cho đến thời điểm
cuối lộ trình của Hiệp định này.
Cùng với đó, các Hiệp định EVFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương
quốc Anh (UKVFTA) cũng sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư, thu hút
vốn... vào thị trường Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ
nguồn hàng hóa, nguyên vật liệu chất lượng cao và giá cả hợp lý hơn từ nhiều nước EU
và thị trường tồn cầu.
Cùng với những lợi thế về chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, việc trở thành
thành viên của các FTA chất lượng cao cũng khiến Việt Nam trở nên đặc biệt hấp dẫn
trong mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc cùng những
thách thức từ đại dịch Covid-19 cũng khiến làn sóng các tập đồn chuyển dịch sản xuất ra
khỏi Trung Quốc ngày càng được đẩy mạnh và Việt Nam cũng là một trong những “cứ
điểm” được nhiều “ông lớn” để mắt tới.
Đối với ngành bán lẻ, thông tin về việc các hãng gia công lớn cho Apple như
Foxconn, Luxshare, Pegatron đang có những bước đi nhằm mở rộng đầu tư tại Việt Nam
4


đã được nhiều hãng tin lớn cơng bố. Tín hiệu tích cực này được kỳ vọng sẽ tạo “cú
huých” cho thị trường bán lẻ.
2. Thời cơ và thách thức
2.1.


Thời cơ

Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ VN liên tục phát triển theo hướng không
ngừng gia tăng về quy mô cũng như chất lượng của hệ thống phân phối bán lẻ: gia tăng
số lượng các điểm bán lẻ; gia tăng tỷ trọng các hình thức bán lẻ hiện đại bao gồm các
trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi; giảm tỷ trọng
các hình thức kinh doanh truyền thống bao gồm các chợ và cửa hàng bán lẻ qui mô nhỏ
của các hộ gia đình. Một vài doanh nghiệp bán lẻ điển hình về quy mô phát triển như: hệ
thống siêu thị Coop Mart với trên 50 siêu thị, chuỗi cửa hàng G7 Mart với 600 điểm bán
lẻ trên tồn quốc,…
Có thể nói, bán lẻ là một ngành công nghiệp mang lại rất nhiều lợi nhuận cho nền
kinh tế, người tiêu dùng cũng như đóng góp vào GDP của đất nước. Việc mở cửa thị
trường bán lẻ theo cam kết WTO đã, đang và sẽ đem đến cho doanh nghiệp Việt những
cơ hội lớn.
Trước hết, sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nước ngoài vào Việt
Nam sẽ tạo ra một luồng gió mới, một cú hích cho ngành cơng nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Hội nhập, mở cửa thị trường sẽ tạo ra tốc độ phát triển ngày càng nhanh, tăng áp lực cạnh
tranh làm cho các doanh nghiệp Việt phải mạnh mẽ hơn, năng động hơn, có động lực hơn
để có thể phát triển theo hướng hiện đại.
Thứ hai, việc mở cửa thị trường bán lẻ đã, đang và sẽ cung cấp thêm những dịch vụ
và các hoạt động mới ở Việt Nam, mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Thứ ba, sự có mặt của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam
chủ yếu ở mảng bán lẻ hiện đại sẽ làm cho phân khúc bán lẻ hiện đại phát triển mạnh và
làm cho hệ thống bán lẻ truyền thống của chúng ta phải tăng cường sức cạnh tranh và
buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

5


Thứ tư, mở cửa thị trường bán lẻ đem lại cho các doanh nghiệp bán lẻ VN cơ hội để

học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu những phương thức kinh doanh hiện đại, thúc đẩy
sự sáng tạo và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ nước
ngoài chủ yếu hướng vào khai thác thị trường VN thông qua các phương thức bán lẻ
2.2.

Thách thức

Cùng với những cơ hội lớn của việc mở cửa thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp Việt
cũng phải đối diện với khơng ít những khó khăn, thách thức, điều này đã tạo ra tâm lý
hoang mang, lo lắng cho khơng ít doanh nghiệp Việt
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay, khó khăn nhất, mối lo nhất vẫn
là vấn đề mặt bằng bán lẻ. Giá của mặt bằng bán lẻ nếu chiếm đến 20% trở lên, tức là
doanh nghiệp khơng có lời lãi gì và hoạt động hồn tồn khơng hiệu quả. Vì vậy, các
doanh nghiệp Việt dường như rất khó khăn bởi khơng thể nào đủ nguồn lực để trả cho
mặt bằng bán lẻ giá cao như vậy. Chúng ta đã có sự cố gắng, tuy nhiên, phải khẳng định
rằng, các doanh nghiệp Việt luôn gặp khó khăn trong vấn đề giá mặt bằng bán lẻ. Ngoài
ra, vấn đề nhân lực cũng là một yếu tố thách thức đối với các doanh nghiệp Việt khi mở
cửa thị trường bán lẻ.
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ VN thấp. Hầu hết các
doanh nghiệp trong nước có qui mơ vừa và nhỏ, yếu về năng lực tài chính và nhân sự;
thiếu cơng tác xúc tiến thương mại và dự báo thị trường. Các doanh nghiệp chưa quan
tâm đúng mức đến công tác xây dựng thương hiệu của mình.
Thứ ba, chủng loại hàng hố của phần đơng các doanh nghiệp bán lẻ nội địa còn rất
hạn chế và mẫu mã khá đơn điệu. Chất lượng hàng hố bán lẻ khó kiểm sốt, nhất là về
nguồn gốc xuất xứ, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn đề hàng giả, hàng kém chất
lượng vẫn được lưu thông là hậu quả của việc thiếu sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của
các cơ quan chức năng.
Thứ tư, hạ tầng thương mại phát triển chậm, không theo kịp với nhu cầu mở rộng,
phát triển thị trường. Hệ thống chợ, nhất là chợ nông thôn, chợ ở các vùng kinh tế trọng
điểm vừa thiếu, vừa tạm bợ đã hạn chế lưu thơng hàng hố; hệ thống kho, bảo quản, chế


6


biến, đóng gói cịn rất sơ khai. Thị trường các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu chưa
được quan tâm phát triển và chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thứ năm, khi mở cửa thị trường bán lẻ, không chỉ dịch vụ phân phối mà các mặt
hàng sản xuất trong nước cũng bị lấn át. Nguyên nhân do các sản phẩm mang thương
hiệu nước ngoài tràn ngập các trung tâm thương mại, siêu thị và hệ thống cửa hàng bán lẻ
hiện đại. Khách hàng trong nước, vì vậy, có xu hướng quan tâm nhiều hơn đối với chất
lượng và thương hiệu của các sản phẩm ngoại. Điều này sẽ dẫn đến khơng ít khó khăn
cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
3. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến thị trường bán lẻ Việt Nam
3.1.

Tình hình chung

Từ một ngành đang phát triển sôi động với sự gia tăng mạnh mẽ cả về tổng lượng
bán lẻ, số lượng và quy mô của các chủ thể gia nhập thị trường bán lẻ trong năm 2019,
ngành bán lẻ bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2020 khi dịch COVID-19 bùng phát.
Theo báo cáo của Bộ Cơng thương, tính chung 8 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm nhẹ 0,02%, nếu loại trừ yếu tố giá giảm
4,5%, trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng 9,5%. Trong quý 2-2020 lệnh giãn cách xã hội để
chống dịch khiến hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa. Số doanh nghiệp tạm
dừng hoạt động trong ngành bán lẻ đã tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7
tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chờ giải
thể là nhiều nhất so với các ngành khác, với hơn hơn 8.100 doanh nghiệp chờ giải thể.
Theo báo cáo của Vietnam Report, bán lẻ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng
nhiều nhất trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực trong dịch COVID-19. Kết quả khảo

sát của Vietnam Report với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cho thấy: 41,7% doanh
nghiệp chịu tác động nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19; 50,0% doanh nghiệp đánh giá
tác động nghiêm trọng vừa phải và chỉ có 8,3% doanh nghiệp bị tác động ít, khơng đáng
kể. Theo nhận định của các doanh nghiệp bán lẻ trong khảo sát của Vietnam Report, sức
mua và doanh số sụt giảm, sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng và thiếu hụt nguồn

7


vốn kinh doanh và đứt gãy chuỗi cung ứng là bốn khó khăn lớn nhất mà các doanh
nghiệp bán lẻ phải đối mặt dưới tác động của đại dịch COVID-19.
Có đến 85,3% người tiêu dùng trong khảo sát của Vietnam Report phản ánh họ phải
tiết kiệm chi tiêu. Bên cạnh đó là sự thay đổi hành vi của khách hàng với 58,8% người
được hỏi cắt giảm mua sắm các sản phẩm không thiết yếu như quần áo, giầy dép; 70,6%
cắt giảm thiết bị thể thao và hoạt động ngoài trời và 36,3% tăng mua các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe để phịng chống dịch, đặc biệt các sản phẩm có nguồn gốc oganic. Điều này
đã tác động đến doanh thu của ngành bán lẻ.
Có đến 44,4% doanh nghiệp bán lẻ gặp khó khăn thiếu hụt nguồn vốn để kinh doanh
khi doanh số sụt giảm nhưng vẫn phải gánh chịu các khoản chi phí hàng ngày như chi trả
lương và các khoản chi phí liên quan cho người lao động, chi phí lãi vay, thuê mặt bằng.
Mặc dù doanh thu mua sắm trực tiếp giảm, nhưng ngành bán lẻ Việt Nam vẫn ghi
nhận những dấu hiệu tích cực từ thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao
hàng.Ngoài ra nhìn về dài hạn, bán lẻ Việt Nam vẫn luôn được đánh giá nhiều tiềm năng
phát triển với thị trường gần 100 triệu dân, mức thu nhập ngày càng cao nhờ kinh tế phát
triển ổn định, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, cùng xu hướng mua sắm, tiêu dùng mới.
3.2.

Điểm sáng

Trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid – 19, người tiêu dùng có xu

hướng chuyển sang mua hàng online nhiều hơn thay vì lựa chọn đi chợ, trung tâm
thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi để đến mua sắm. Nắm bắt hành vi tiêu dùng này,
hiện các nhà bán lẻ cũng đã tập trung khai thác sâu các kênh bán hàng trực tuyến, các tiện
ích (app) qua ứng dụng di động, tích hợp đa kênh phương tiện trong thương mại điện tử...
Đây cũng là xu hướng mà các đơn vị bán lẻ đang tập trung khai thác trong điều kiện dịch
COVID -19 vẫn cịn hồnh hành, giữ vững tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ dịch hồnh
hành. Điển hình, SCG đã đạt doanh số hơn 36.000 tỷ đồng, giữ được mức tăng trưởng
doanh số bình quân hằng năm hơn 26% nhờ áp dụng các ứng dụng khoa học, công nghệ
theo xu hướng của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 như thanh tốn khơng tiền mặt, giao dịch
khơng tiếp xúc, phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng điện toán đám mây…

8


Người tiêu dùng cũng buộc phải điều chỉnh chi tiêu do ảnh hưởng của dịch bệnh,
chuyển từ các sản phẩm cao cấp sang sử dụng các mặt hàng bình dân hơn, chủ yếu rơi
vào nhóm thực phẩm, thức uống; nhóm thu nhập cao, chi tiêu nhiều hơn do sử dụng các
khoản dành cho du lịch, nghỉ dưỡng... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tập trung dự trữ hàng
hóa thị trường sẽ thu đươc lợi nhuận vì đáp ứng đươc nhu cầu cấp thiết của thị trường.
Đây cũng là yếu tố gia tăng doanh thu trong thị trường bán lẻ.
Đối với các doanh nghiệp phân phối, doanh thu từ thị trường nội địa vẫn tăng trưởng
tốt. Đặc biệt, thời gian qua hàng loạt các chương trình kết nối giao thương trực tiếp và
trực tuyến giữa các vùng miền tại Hà Nội và trên cả nước vẫn được tổ chức đều đặt, đã
tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tìm lại được thị trường nội địa,
từ đó giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt và phát triển trong tương lai.
Có thể thấy, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khơng chỉ có các nhà phân phối
tăng cường triển khai kết nối cung, cầu…mà có rất nhiều doanh nghiệp Việt trước đây
vốn chỉ có thế mạnh về xuất khẩu, nay cũng đã có những hướng đi mới để quay trở lại thị
trường nội địa.
Mặc dù khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, nhưng

lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trên địa bàn TP.HCM vẫn tăng 11,9 % so với năm 2019. Sự tiếp
sức của thương mại điện tử đã trở thành "bệ đỡ" cho cả khu vực dịch vụ. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa của TP đạt 759.714 tỉ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ, hầu hết các ngành
hàng đều đạt doanh thu bán lẻ tăng so với năm 2019 nhờ nguồn hàng sản xuất dồi dào,
sản xuất công nghiệp không bị đứt gãy.
Một yếu tố hỗ trợ thị trường này nữa là Hiệp định EVFTA (đã có hiệu lực) được đánh
giá sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận thị
trường Việt Nam.
3.3.

Khó khăn

Thách thức lớn trên thị trường bán lẻ trong thời kỳ dịch Covid - 19 là giải quyết tiền
thuê quá hạn từ các nhà bán lẻ và khách thuê nhà đã phải đóng cửa. Thực hiện nghiêm
lệnh dãn cách xã hội, quý 2/2020 phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường đã
phải tạm dừng kinh doanh nhưng vẫn phải chịu một khoản phí thuê mặt bằng khá lớn.
9


Điều này ảnh hưởng đến hoạt đông của nhiều nhà bán lẻ và khá nhiều đơn vị phải tạm
ngừng kinh doanh trong mùa dịch.
Sự sụt giảm của lượng khách du lịch quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ nhất đến thị
trường bán lẻ xa xỉ. Chi tiêu bán lẻ trong nước có thể bị giảm tạm thời do người tiêu dùng
không muốn ra khỏi nhà. Các mặt hàng không thiết yếu và dịch vụ giải trí sẽ bị ảnh
hưởng nặng nề hơn mặt hàng thiết yếu – loại sản phẩm người tiêu dùng có xu hướng tích
trữ khi có dịch. Các mặt hàng xa xỉ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì người tiêu dùng thắt
chặt ví tiền và chỉ chú trọng mua sắm cho các nhu yếu phẩmhàng ngày.
Mặt thanh khoản trong ngành bán lẻ cũng là một vấn đề lớn, có nghĩa là nhà kinh
doanh có bao nhiêu tiền mặt trong ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh của họ.
Nhóm gặp khó khăn nhất có lẽ sẽ là các cửa hàng vừa và nhỏ, sở hữu và vận hành bởi các

hộ gia đình. Thanh khoản trung bình của các cửa hàng này là một vài tuần chứ không
phải sáu tháng như đối với các công ty lớn. Bảo vệ dòng tiền rất quan trọng đối với tất cả
các nhà bán lẻ, và đặc biệt đối với những nhà khai thác có tỷ suất lợi nhuận mỏng.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ tác động đáng kể đến ngành bán lẻ.
Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc ‘bất động’ do dịch, đã gây ra tình trạng
thiếu nguồn cung và ngừng sản xuất tạm thời tại các cơ sở hạ nguồn trên toàn cầu. Hạn
chế giao thương tại các cảng và sân bay cửa ngõ chính dẫn đến kho bãi và phương tiện
vận chuyển phục vụ chuỗi cung ứng ‘đóng bụi’.
II. Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam
1. Tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt nam
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, trong tổng mức hơn 5 triệu tỷ đồng doanh thu
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt hơn 3,9
triệu tỷ đồng (chiếm 79% và tăng 6,8% so cùng kỳ năm trước). Điều này cho thấy thị
trường bán lẻ đầy tiềm năng với nhiều dư địa phát triển, song cạnh tranh cũng vô cùng
khốc liệt.
Thực tế, thị phần ngành bán lẻ trong những năm qua đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu
thời điểm năm 2016, dư luận giật mình trước con số thống kê hơn 50% thị phần bán lẻ

10


của Việt Nam đã về tay doanh nghiệp ngoại và dự báo một tương lai không xa của ngành
bán lẻ Việt Nam với nhiều gam màu tối. Thì chỉ sau gần 5 năm, số lượng doanh nghiệp
bán lẻ trong nước đã có sự vượt trội về số điểm bán khi các doanh nghiệp này liên tục mở
rộng độ phủ và đang dần chiếm ưu thế trên thị trường bán lẻ.
Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến nay chúng ta có khoảng
1.085 siêu thị, 240 trung tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện lợi. Trong đó, doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam đang chiếm khoảng 70% đến 80% số điểm bán trên cả nước.
Việc mở rộng độ phủ cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước không chịu khuất
phục, vẫn âm thầm mở rộng quy mô, đảo ngược tình thế để làm chủ "sân nhà" bằng năng

lực của mình. Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã thể hiện sự khôn khéo khi vừa củng
cố thị phần tại các tỉnh, thành phố lớn, vừa nhắm đến các thị trường ngách, nông thôn.
Đây là một lựa chọn thông minh để đáp ứng tốt xu hướng mua hàng nhanh chóng, tiện lợi
của người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, hiện vẫn cịn khơng ít doanh nghiệp bán lẻ trong nước vẫn yếu về vốn,
quy mô nhỏ, khả năng quản trị thiếu chuyên nghiệp khiến cho sức cạnh tranh đã yếu lại
càng yếu hơn.
Vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ phải biết tận dụng thời cơ, chớp lấy cơ hội ngay lúc
này để tăng tốc bứt phá, chiếm lĩnh thị trường bằng nhiều cách. Phải biết đón đầu xu
hướng bán lẻ mới, tạo sự khác biệt và mang lại nhiều giá trị cộng thêm cho khách hàng.
Đồng thời, các doanh nghiệp bán lẻ cần phải tích hợp bán hàng đa kênh, cả trực tiếp
và trực tuyến để đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, đây đang là
thời điểm, cơ hội để doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tạo sự đột phá, tận dụng sự phát triển
của cơng nghệ, đi tắt đón đầu, cạnh tranh thành cơng với các tập đồn bán lẻ nước ngồi.
2. Ưu – Nhược điểm khi doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập và thị trường bán
lẻ Việt Nam
2.1.

Ưu điểm

Trước tiên phải kể đến sự thành lập của hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) vào
ngày 5/10/2007, với hơn 100 doanh nghiệp tham gia, hiện nay con số này đã tăng lên là

11


220 hội viên. Hiệp hội đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ và nâng cao năng lực cho
các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bước hình thành hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mơ lớn
và tính chuyên nghiệp cao; tham gia xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển
loại hình kinh tế bán lẻ. Sự ra đời của AVR là cầu nối để kết nối các doanh nghiệp, tập

trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ và là kênh thơng tin hữu
ích để trao đổi giúp các doanh nghiệp tận dụng những cơ hội và vượt qua mọi thách thức.
Thứ hai, theo số liệu từ cục thống kê, dân số Việt Nam hiện nay khoảng 97,9 triệu
người, cơ cầu dân số trẻ, tăng nhanh qua từng năm, thu nhập bình quân đầu người năm
2020 đạt khoảng 10.000 USD và hơn 60% là tiêu dùng trẻ. Tốc độ đô thị hóa nhanh, số
lượng người có thu nhập cao tăng nhanh qua các năm: tầng lớp trung lưu ở Việt Nam
đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2022.
Thứ ba, người Việt ngày càng chi tiêu mạnh tay hơn cho tiêu dùng. Số liệu của Tổng
cục Thống kê cho thấy, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2020 ước đạt 3.996.900
tỷ đồng (tương đương 172,8 tỷ USD), tăng 6,8% so với năm 2019; quy mô thị trường
tăng thêm 11 tỷ USD, tỷ lệ bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với
các nước trong khu vực như Thái Lan (34%), Singapore (90%), Malaysia (60%). Trung
Quốc (51%).... Dự đốn năm 2021 quy mơ thị trường bán lẻ đạt 180 tỷ USD, tỉ lệ bán lẻ
hiện đại chiếm khoảng 45%, số lượng siêu thị cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại,...
sẽ tăng lên nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhận được ưu đãi về chính sách của
Nhà nước. Chính phủ bảo vệ các doanh nghiệp trong nước bằng những chính sách mà
WTO cho phép như đào tạo nguồn nhân lực: tìm tịi những cơng nghệ mới: thiết lập hệ
thống phân phối hiện đại.
Như vậy, bằng sự nhanh nhạy, linh hoạt và khả năng nắm bắt các yếu tố thay đổi của
thị trường, các nhà bán lẻ trong nước đang có được những lợi thế nhất định. Lợi thể của
các nhà bán lẻ đó là người Việt Nam có phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt,
nhu cầu tiêu dùng Việt Nam ngày càng cao và đa dạng, người tiêu dùng Việt Nam tiếp
cận với cách bán hàng qua Internet, TV shopping, hay qua di động ngày càng nhiều hơn...

12


Trong tương lai, thị trưởng bán lẻ của Việt Nam sẽ sẵn sàng mở cửa cho hội nhập và cạnh
tranh bình đẳng đa dạng.

2.2.

Nhược điểm

Thứ nhất, cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp nước ngoài và nguy cơ đánh mất thị
phần. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam tham gia các tổ
chức thương mại lớn như AEC, TPP, FTAs,... cùng với những chính sách thu hút đầu tư
nước ngoài thi các tập đoàn lớn trong ngành bán lẻ trong khu vực và thế giới như AEON
(Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan),...đã đầu tư ồ ạt vào thị trường
bán lẻ Việt Nam. Các tập đồn bán lẻ nước ngồi có kinh nghiệm lâu năm, nguồn vốn lớn
và khi xâm nhập thị trường Việt Nam, họ mang đến các sản phẩm chất lượng có thương
hiệu tồn cầu, đa dạng về mẫu mã, giá cả hợp lý. Đặc biệt, người Việt có tâm lý thích
dùng hàng ngoại, nhất là hàng Thái Lan và Nhật Bản. Vì vậy, những doanh nghiệp ngoại
đang chiếm ưu thế hơn trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp nội trên thị trường bán lẻ,
họ nắm trong tay phần lớn thị phần, trong đó các tập đồn từ Thái Lan chiếm khoảng
50% thị phần. Nguy cơ doanh nghiệp Việt thua trên sân nhà đang hiện hữu.
Thứ hai, nguồn nhân lực và quản trị doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một bài tốn
khó với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, dồi dào về số lượng nhưng yếu về chất lượng. Số
lượng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ ít, năng suất lao động thấp hơn nhiều so với lao
động các nước trong khu vực. Ở Việt Nam, chưa có trường đại học nào đào tạo chuyên
sâu về lĩnh vực bán lẻ, phần lớn nguồn nhân lực trên thị trường bán lẻ hiện nay thiếu tính
chuyên nghiệp, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ cộng đồng, thiếu tư duy về thị trưởng
mới, trong khi đó nhân viên bán hàng trong siêu thị hiện đại cần yêu cầu khá cao. Ngoài
ra, các vị trí quản lý cấp cao như giám đốc siêu thị, trưởng phó phịng cịn thiếu, dẫn đến
sự yếu kém trong quản trị doanh nghiệp, suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thứ ba, cách làm dịch vụ thiếu tính chuyên nghiệp. Đây là một điểm yếu lớn của các
doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Chất lượng dịch vụ và các giá trị gia tăng đi kèm kém xa
các doanh nghiệp nước ngoài, phong cách phục vụ cũng chưa được chuyên nghiệp cho dù
đã có sự cải thiện trong những năm gần đây. Khi đến các siêu thị, trung tâm thương mại
của doanh nghiệp ngoại như Big C, Metro, Lotte, AEON Mall.. người tiêu dùng được

13


phục vụ tận tình chu đáo từ việc gửi xe đến các dịch vụ vui chơi giải trí. Mặt khác, ở Big
C hay Metro đều có dịch vụ giao hàng miễn phí trong bán kinh gần, thời gian nhanh
chóng. .. những điểm này ít thấy ở các doanh nghiệp Việt.
Thứ tư, môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh. Thị trường bán lẻ Việt Nam chủ yếu
tiêu thụ trên kênh bán lẻ truyền thống. Đây là điều kiện thuận lợi để các mặt hàng kém
chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu lưu thông trên thị trường. Những năm trở
lại đây thị trường bán lẻ trực tuyến của Việt Nam trên các sàn thương mại điện tử cũng
phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt kể từ sau đại dịch covid-19. Các sản phẩm kém
chất lượng so với quảng cáo vẫn là trở ngại lớn nhất khi mua sắm trực tuyến. Những mặt
hàng này người tiêu dùng rất khó phát hiện, từ đó gây ảnh hưởng xấu tới sản phẩm của
các doanh nghiệp uy tín, suy giảm lịng tin của người tiêu dùng, tạo ra một môi trường
cạnh tranh không lành mạnh cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Thứ năm, thiếu sự liên kết giữa các nhà phân phối và giữa nhà phân phối với nhà sản
xuất. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp khá quan trọng, giúp các doanh nghiệp san
sẻ gánh nặng về vốn, trao đổi kinh nghiệm, khoa học- kỹ thuật, khắc phục các nhược
điểm, phát huy các ưu điểm vì mục tiêu chung. Nhưng giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam hiện nay gần như khơng có sự liên kết nào, hoạt động độc lập với nhau. Vì vậy, các
doanh nghiệp nước ngồi dễ dàng thâu tóm từng doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Mặt khác,
sự liên kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất chưa cao, khiến nhiều hàng Việt chất
lượng vẫn cịn nằm ngồi siêu thị.
Nhận định về thị trường bán lẻ tại Việt Nam, Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan Phó chủ tịch
thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: "Thị trường bán lẻ
Việt Nam vẫn có nhiều khó khăn và thách thức như tăng trưởng về số lượng nhưng chưa
bền vững về chất lượng, tinh chuyên nghiệp, nguồn nhân lực vä kinh nghiệm quản lý còn
yếu; cơ sở hạ tầng để phát triển ngành bán lẻ chưa nhiều". Bên cạnh đó, chúng ta cịn gặp
những rào cản khác về vốn, văn hóa phục vụ, công nghệ bản hàng, năng suất lao động,
chưa xây dựng được thương hiệu mạnh. Trong đó 2 điểm yếu nhất của doanh nghiệp bán

lẻ Việt Nam chính là khả năng tài chính và phương thức quản lý.

14


Ngồi ra cịn xuất hiện nhiều bất cập từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước như chưa
kiểm soát tốt vấn đề buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và chính sách
thuế chưa cơng bằng. Trong thực tế, những vi phạm Luật Cạnh tranh vẫn xảy ra thường
xuyên. Vì vậy, để chiếm lại ưu thể trên thị trường bán lẻ thì doanh nghiệp Việt cần những
hướng đi đúng đắn.
III. Một số doanh nghiệp thành công tại thị trường bán lẻ Việt Nam
1. Big C ( GO! )
Từ khi nước ta gia nhập nền kinh tế thị trường WTO (2007),có hàng loạt các cơng
ty,doanh nghiệp được hình thành và cạnh tranh nhau bằng mọi hình thức. Để có thế đứng
vững trên thị trường và chiếm được sự ưa chuộng của khách hàng thì địi hỏi mỗi doanh
nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một hướng đi, một chiến lược kinh doanh đúng đắn
có hiệu quả. Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà tình trạng lạm phát kéo dài
luôn trở thành một đề tài quan tâm hàng đầu của ngưòi tiêu dùng. Đứng trước sự xâm
nhập của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới với tiềm lực về vốn, sở hữu cán bộ có
khả năng quản lý và ứng dụng cơng nghệ thơng tin thành thạo, các doanh nghiệp kinh
doanh siêu thị sẽ phải làm gì để có thể thu hút khách hàng đến với siêu thị của mình.
Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam là chi nhánh của Tập đoàn Casino (Pháp), kinh
doanh bán lẻ dưới hình thức trung tâm thương mại bao gồm đại siêu thị và hành lang
thương mại. Casino là một trong những nhà phân phối lớn hàng đầu châu Âu với hơn
200.000 nhân viên làm việc tại trên 11.000 điểm bán lẻ ở Việt Nam, Thái Lan, Argentina,
Uraguay, Brasil, Colombia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Vào tháng 2/2016, Tập đồn
Casino đã đồng ý bán cổ phần của mình tại Big C Thai với giá 3.46 tỉ USD cho tỉ phú
Thái Lan.
Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay,
các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà

Nẵng, Biên Hịa, TP.HCM… Big C với quy mơ lớn của các cửa hàng và sự lựa chọn rơng
lớn về hàng hóa cung cấp. Hiện tại, mỗi Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp
ứng cho nhu cầu của Khách hàng. Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho

15


khách hàng Việt Nam. Mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống
đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy
như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ
Định vị của Big C là hàng hóa với giá rẻ nhất trên thị trường bán lẻ và phân khúc thị
trường mà họ nhắm đến là thị trường khách hàng có thu nhập từ trung bình thấp trở lên.
Sau bài học xương máu khi mới chập chững tiếp cận thị trường Việt Nam, Big C đã thay
đổi chiến lược kinh kinh doanh và đã đạt được những thành công vang dội.
Hệ thống siêu thị Big C vớí chính sách “Giá rẻ cho mọi nhà”, đã và ln cố gắng
bình ổn giá thị trường nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm giá rẻ với chất
lượng luôn đảm bảo. Big C đã thực sự thành công với các chiến lược kinh doanh của
mình. Ngồi các chính sách về quảng cáo, chính sách về danh mục sản phẩm… thì xây
dựng chiến lược “Giá” đúng đắn là điều kiện để quan trọng để Big C có thế thâm nhập,
chiếm lĩnh thị trường nhờ đó hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã giúp cho doanh thu của Central Retail Việt Nam
tăng kỷ lục 123 lần từ 9,5 triệu USD năm 2014 lên 1,18 tỷ USD năm 2019. Nhìn vào con
số trên ta có thấy Tập đồn đã rất thành cơng trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
Ngày 1/3/2021, sau 22 năm hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu Big C bị tập đoàn
mẹ Central Group khai tử. Theo đó, 7 siêu thị Big C nằm trong các tòa nhà sẽ được đổi
tên mới là Tops Market và 5 đại siêu thị Big C hoàn tất đổi tên thành GO!.Vào thời điểm
hoàn tất thương vụ mua thành công Big C Việt Nam từ Casino Group hồi năm 2016, dù
có quyền sử dụng tên này trong 10 năm nhưng nhà bán lẻ Thái vẫn muốn đổi tên ngay
sau đó.
2. Aeon

AEON được thị trường quốc tế biết đến là tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản với 250
năm hoạt động, trong đó AEON MALL là cơng ty thành viên chịu trách nhiệm về kinh
doanh bất động sản thương mại. Để phát triển mơ hình TTTM tại Việt Nam, ngay từ khâu
tìm kiếm quỹ đất triển khai dự án, doanh nghiệp này đã cho thấy tầm nhìn và tư duy kinh
doanh khác biệt. Thay bằng việc thâu tóm quỹ đất "vàng" tại khu vực trung tâm các đô thị

16


lớn bị hạn chế về diện tích và chi phí đầu tư cao, AEONMALL Việt Nam tìm đến quỹ đất
lớn tại các khu vực vùng ven để có đủ diện tích triển khai mơ hình TTTM theo tiêu chuẩn
quốc tế và thực hiện được các dự án hoạt động vì cộng đồng.
Khác với những "đại gia" bán lẻ quốc tế chỉ mới tham gia thị trường Việt Nam trong
thời gian vài năm gần đây, TTTM AEON MALL đầu tiên đã bắt đầu hoạt động từ năm
2014. Với phương châm "Khách hàng là trên hết", doanh nghiệp này đã nỗ lực quản lý và
vận hành hệ thống 4 TTTM hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm,
AEON MALL Việt Nam đã thực hiện hành trình chinh phục, gắn bó, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Đến nay, doanh nghiệp đến từ đất nước
mặt trời mọc đã nổi danh trên thị trường là một nhà phát triển bất động sản thương mại
uy tín, các dự án của thương hiệu Nhật Bản này ln nhận được sự chào đón nồng nhiệt
của thị trường.
Tính đến nay, tập đồn bán lẻ Nhật Bản thơng qua công ty con là Aeon Việt Nam đã
phát triển 5 trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương, và Aeon Mall
Hải Phịng sẽ là điểm thứ 6.
Song song với hoạt động mở rộng hệ thống, doanh thu của Aeon tại Việt Nam tăng
đều qua các năm. Nếu năm 2017, công ty báo cáo doanh thu 5.135 tỷ đồng thì đến cuối
năm 2019, quy mơ doanh thu đạt 6.553 tỷ đồng, tăng 30%. Lợi nhuận cũng tăng từ mức
234 tỷ đồng năm 2017 lên 321 tỷ đồng vào năm 2019.
Đầu tư hàng ngàn tỷ đồng mỗi trung tâm thương mại, song mơ hình kinh doanh của
hãng bán lẻ Nhật Bản vẫn cho thấy tính hiệu quả cao khi có lời chỉ sau vài năm góp mặt.

Thời điểm năm 2017, Aeon Việt Nam vẫn đang lỗ lũy kế 324 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí
đầu tư xây dựng ban đầu cao. Tuy nhiên, khoản lỗ này giảm nhanh chóng và đến cuối
năm 2019 cơng ty đã chuyển sang lãi lũy kế 153,4 tỷ đồng, dù vẫn tiếp tục xây dựng các
trung tâm mới.
Đại diện Aeon từng chia sẻ Việt Nam là địa bàn đầu tư trọng điểm của tập đồn này
tại Đơng Nam Á với kế hoạch mở rộng lên 30 trung tâm thương mại quy mô lớn với tổng
mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD, dự kiến tạo ra 50.000 việc làm cho lao động Việt Nam.

17


CHƯƠNG 3 – KẾT LUẬN
Tiềm năng thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn là vô cùng lớn nhưng cũng đầy
thách thức. Nhiều doanh nghiệp đâu tư nước ngoài lớn đã và đang thành công tại thị
trường này cùng với việc các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển nên sự cạnh
tranh ngày càng cao. Cơ hội sẽ đến với các doanh nghiệp biết nắm bắt và hiểu rõ thị
trường, Các doanh nghiệp khi xâm nhập vào Việt Nam cần tiến hành nghiên cứu kĩ càng,
sâu sắc về thị trường để tránh các lỗi mà các doanh nghiệp đi trước đã gặp phải cũng như
tìm ra cho mình hướng tiếp cận thị trường phù hợp. Các doanh nghiệp cũng phải cập nhật
nhanh chóng, bắt kịp thời đại, đón đầu xu hướng tạo ra cho mình một lối đi riêng. Có vậy,
các doanh nghiệp khi tiến vào thị trường mới có thể phát triển vững mạnh, trở thành các
doanh nghiệp đi đầu trong thị trường bán lẻ Việt Nam.

18



×