Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việt nam giai đoạn 2015 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.22 KB, 38 trang )

MỤC LỤC

1

1


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế của thế giới cùng với Hiệp định EVFTA
được ký kết đã tạo ra “động lực to lớn” thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong
những năm gần đây. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đóng vai trị quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như: giải quyết nhu cầu việc làm,
đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhân sách Nhà nước,…
Chính vì vậy, nhóm 5 lựa chọn đề tài “Thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020”.
2.

Mục đích nghiên cứu
Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ năm
2015 đến năm 2020
Đánh giá về thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoViệt Nam.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)


Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020
+ Phạm vi không gian: Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: số liệu trong bài viết chủ yếu được kế thừa và tổng
hợp từ các bài nghiên cứu, bài báo điện tử, trang web kinh tế chính thống.
4.

5.

Kết cấu bài thảo luận

Phần 1. Cơ sở lý thuyết
Phần 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam giai
đoạn 2015 đến 2020
Phần 3. Đánh giá chung

Phần 1. Cơ sở lý thuyết
2

2


1.1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1

Khái niệm


Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
FDI được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ lâu dài với một doanh nghiệp đặc
biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh
nghiệp.
Theo Tổ chức thương mại Thế giới (WTO):
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO thì FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước ( nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp. cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngồi là các cơ sở kinh doanh. Khi đó, nhà đầu tư thường được gọi là công ty mẹ,
các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.
Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005)
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư tham gia quản lý hoạt
động đầu tư (Mục 2 – Điều 3). Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vốn vào Việt Nam bằng tiền mặt hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động
đầu tư theo quy định của luật này .
Từ các khái niệm trên, đưa ra kết luận: “Đầu tư trực tiếp nước ngồi là q trình di
chuyển vốn mang tính chất dài hạn từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong đó nhà
đầu tư nước ngồi tiến hành đầu tư một tỷ lệ vốn nhất định và trực tiếp tham gia quản lý
sản xuất kinh doanh, nhằm thu được lợi ích lâu dài về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã
hội.”
1.1.2

Đặc điểm

- Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự
chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, khơng có các ràng buộc về chính trị,
khơng để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành dự án, doanh nghiệp

đầu tư theo tỉ lệ góp vốn.
3

3


- Vốn đầu tư trực tiếp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : tài sản hữu
hình( tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, tài nguyên,...), tài sản vơ hình ( bí quyết kỹ
thuật, bằng phát minh, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp,...)

1.1.3
-

Vai trị

Đối với chủ đầu tư

+ FDI tạo điều kiện thu hút nhu cầu mới. Khi nhu cầu về một loại sản phẩm nào đó ở
trong nước suy giảm hoặc trở nên bão hịa, việc cân nhắc để lựa chọn thị trường nước
ngoài – nơi có nhu cầu tiềm ẩn về sản phẩm đó thơng qua FDI là giải pháp có tính khả
thi.
+ Tận dụng được lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư : chi phí sử dụng đất, lao động rẻ, sử
dụng nguyên liệu thô để sản xuất tại chỗ nhằm giảm chi phí vận chuyển do phải nhập
nguyên vật liệu, sử dụng cơng nghệ hiện hữu của nước ngồi ( thơng qua mua lại doanh
nghiệp ) ... nhờ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận.
+ Ứng phó với các hạn chế thương mại, các hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
Trong một số trường hợp , các nhà đầu tư có thể sử dụng FDI như một chiến lược phịng
ngự hơn là tấn cơng. Mặt khác, FDI giúp chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất,
áp dụng công nghệ mới , nâgn cao năng lực cạnh tranh.
+ Ngoài ra, thực hiện FDI nhà đầu tư có cơ hội để tận dụng những lợi thế do sự thay đổi

về tỷ giá, bành trướng sức mạnh kinh tế, tài chính , nâng cao uy tín, mở rộng thị trường
tiêu thụ...
-

Đối với nước nhận đầu tư
 Lợi ích của thu hút FDI :

+) Bổ sung cho nguồn vốn trong nước : Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh
hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn
có cả vốn từ nước ngồi, trong đó có vốn FDI.
+) Tiếp thu cơng nghệ và bí quyết quản lý : Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ
giúp một nước có cơ hội tiếp thu cơng nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các cơng
ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.
+) Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu : Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia,
không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của cơng ty đa quốc gia, mà ngay cả các doanh
4

4


nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp đó cũng sẽ tham gia
q trình phân cơng lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội
tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
+) Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân cơng : Vì một trong những mục đích của FDI
là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Trong q trình th mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà nhiều trường hợp là
mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được doanh nghiệp cung
cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI.

+) Nguồn thu ngân sách lớn : Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa
phương, thuế do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách
quan trọng.
 Hạn chế của FDI :

FDI cũng có những hạn chế nhất định. Thông thường luồng vốn FDI chỉ đi vào những
nước có mơi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn.
1.2

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Khái niệm

Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động, những chính sách của chính quyền, cộng
đồng doanh nghiệp và dân cư để nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích các nhà
đầu tư bỏ vốn thực hiện mục đích đầu tư phát triển. Thực chất thu hút vốn đầu tư là làm
gia tăng sự chú ý, quan tâm của các nhà đầu tư để từ đó dịch chuyển dịng vốn đầu tư vào
địa phương hoặc ngành.
Nội dung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Lập kế hoạch huy động vốn
1.2.2

Trong bất kỳ công việc hay lĩnh vực nào việc lập kế hoạch là vô cùng cần thiết và quan
trọng, do vậy, việc lập kế hoạch để huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi lại vơ cùng
cấp thiết và cần có các chính sách kịp thời để điều chỉnh.
Về kế hoạch thu hút FDI, tuy vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể nào về thu hút FDI
trên phạm vi cả nước, nhưng việc thu hút FDI vẫn được thực hiện dựa trên cơ sở định
hướng, quy hoạch phát triển ngành, vùng và danh mục dự án gọi vốn FDI của các địa
phương và danh mục quốc gia. Thiếu quy hoạch tổng thể thu hút FDI vừa qua đã dẫn đến
5


5


việc cho phép FDI đầu tư vào những vùng đất nhạy cảm. Việc FDI cùng lúc đổ xô , ồ ạt
đầu tư vào cùng một lĩnh vực như vào bất động sản giai đoạn 1996 – 1998, vào sắt
thép ...) gây mất cân đối cung – cầu, nhưng chậm triển khai hoặc khơng triển khai được ...
đã gây lãng phí về nguồn lực.
Có quy hoạch tổng thể thu hút FDI cũng giúp cho việc xác định FDI trong giai đoạn
tới thế nào là “ hợp lý”, vì có quy hoạch là đã có tính đến sự kết nối với các quy hoạch
khác, đảm bảo thu hút FDI phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, ngăn chặn được các dự án tiềm ẩn rủi ro
trong tương lai. Khi đó, cả vốn đầu tư nước ngồi và đầu tư trong nước cùng đảm bảo có
hiệu quả, khơng bị lãng phí nguồn lực từ góc độ chung.
Trong quy hoạch tổng thể thu hút FDI đó, sẽ tính tới việc thu hút đầu tư chiều sâu
( không thiên về số lượng dự án, chọn các dự án doanh nghiệp Việt chưa đủ năng lực thực
hiện, lựa chọn các dự án có cơng nghệ cao, có khả năng giúp phát triển các lĩnh vực,
ngành nghề cụ thể) .
Quy hoạch đó cũng xác định rõ tỷ lệ đầu tư hài hòa giữa các đối tác nước ngồi tại
Việt Nam, khơng để bất kỳ một đối tác nào chiếm đa phần thị trường FDI tại Việt Nam.
Quy hoạch đó cũng là rào cản kỹ thuật để hạn chế các dự án xấu từ các quốc gia có
tranh chấp chủ quyền kinh tế với Việt Nam.
Xây dựng quy hoạch này rõ ràng sẽ giúp được việc nâng cao hiệu quả nguồn lực FDI
cho nền kinh tế. Hy vọng với Dự thảo Luật Quy hoạch trình Quốc hội kỳ này cho ý kiến,
khi được thông qua sẽ làm cơ sở để xây dựng quy hoạch tổng thể thu hút FDI.
 Chính sách thu hút vốn FDI

Chính sách thu hút vốn FDI có thể chia làm 3 loại : Chính sách thu hút FDI, chính sách
nâng cấp FDI và chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa các tập đoàn xuyên quốc
gia( TNC ) với doanh nghiệp trong nước.
Chính sách thu hút FDI được hình thành bằng các ưu đãi về thuế, đất đai, cơ chế thuận

lợi trong việc chu chuyển vốn, xuất nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường trong nước và
các bảo đảm bằng luật pháp quyền sở hữu vốn và tài sản, sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư.
Chính sách nâng cấp FDI được hình thành theo các định hướng ưu tiên thu hút FDI
như dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, xây dựng khu kinh tế đặc biệt với những ưu
đãi cao hơn so với các dự án FDI thơng thường. Trong một số trường hợp, có nước còn

6

6


áp dụng hình thức trợ cấp của Chính phủ cho nhà đầu tư để họ thực hiện dự án có quy mô
lớn, tác động lan tỏa rộng, thuộc danh mục ưu tiên cao nhất.
Chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa TNC quốc tế với doanh nghiệp trong
nước được hình thành như là một phần trong chính sách cơng nghiệp, dịch vụ của từng
quốc gia, nhằm làm cho các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ FDI nhờ vào
mối quan hệ hợp tác và phân công về công nghệ và thị trường tiêu thụ với các TNC.
Chính sách này cũng khuyến khích TNC quốc tế hợp tác với các cơ sở đào tạo (nhất là
bậc đại học và dạy nghề trình độ cao), tổ chức , nghiên cứu khoa học trong nước để nâng
cao hơn nữa trình độ và năng lực của các cơ sở, tổ chức đó.
 Các hình thức thu hút vốn FDI

Theo Luật đầu tư 2005, các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngồi có
các định nghĩa sau :


Doanh nghiệp liên doanh( Joint Venture Enterprise ) :

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ ở
hợp đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên Việt Nam với bên hoặc các bên nước nước

ngoài để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay. Hình thức
này cũng rất phát triển ở Việt Nam nhất là giai đoạn đầu thu hút hút FDI. Hình thức này
có những ưu điểm là góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được
nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế nhưng lại được chia sẻ rủi ro, đổi mới công nghệ, đa
dạng hóa sản phẩm, tạo cơ hội cho người lao động có cơ hội làm việc và học tập kinh
nghiệm quản lý của nước ngồi. Về phía nhà đầu tư, hình thức này là công cụ để thâm
nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả, tạo thị trường mới, góp
phần tạo điều kiện cho nước sở tại tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

• Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi ( Enterprise with one hundred
percent owned capital) :
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh .
Về hình thức pháp lý, dưới hình thức này, theo Luật doanh nghiệp 2005, có các loại
hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cơng ty cổ phần... Hình thức
này có ưu điểm là nước sở tại khơng cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh
doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt
7

7


khác do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư để cạnh
tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến, nhằm đạt hiệu quả
kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Tuy nhiên có
nhược điểm là nước sỏ tại khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó
kiểm sốt được đối tác đầu tư nước ngồi và khơng có lợi nhuận.


• Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh :
Hình thức hợp đơng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký kết giữa hai bên
hoặc nhiều bên nhằm hợp tác kinh doanh trong đó quy định quyền lợi trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh( phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm ) cho mỗi bên mà
không thành lập pháp nhân mới.
Về mặt pháp lý, hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo pháp luật
của nước sở tại, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Về mặt kinh doanh, các bên
thực hiện các hoạt động kinh goanh trên cơ sở ký kết một hợp đồng hợp tác mà khơng
hình thành một pháp nhân mới. Kết quả kinh doanh được phân chia theo tỷ lệ góp vốn
hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại được các bên
hợp doanh thực hiện một cách riêng rẽ.

• Đầu tư nước ngoài theo hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT ), Hợp
đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh ( BTO ) và hợp đồng Xây dựng – Chuyển
giao( BT ) :
Là văn bản được ký kết giữa cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền của Việt
Nam và nhà đầu tư nước ngồi để xây dựng kinh doanh cơng trình kết cấu hạ tầng trong
một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngồi chuyển giao khơng bồi hồn
cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam .
Cả ba hình thức đầu tư BOT, BTO , BT đều có những đặc điểm cơ bản sau :
- Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ Việt Nam như tiền thuê đất, thời gian đầu tư
-

dài ... tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn .
Khi giấy phép đầu tư hết hạn, nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển giao khơng bồi hồn
cơng trình đó cho Chính phủ Việt Nam trong tình trạng hoạt động bình thường.

• Đầu tư thơng qua mơ hình cơng ty mẹ và con ( Holding company):


8

8


Mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con là mơ hình liên kết kinh tế được các tập đồn kinh
tế trên thế giới áp dụng để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là hình thức một
cơng ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức độ đủ để kiểm sốt hoạt động.
Xét về hình thức thì cơng ty mẹ có quyền quản lý các cơng ty con, nhưng xét về địa
vị pháp lý thì đây là các pháp nhân độc lập, riêng biệt , hoạt động hồn tồn bình đẳng
trên thị trường theo quy định của pháp luật. Quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con
và giữa các công ty con với nhau là quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế khi
thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
• Hình thức cơng ty cổ phần :
Cơng ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và
tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Các nhà đầu tư trở thành những cổ đơng
chính thức của cơng ty khi thực hiện mua các cổ phần do công ty phát hành.

• Hình thức chi nhánh cơng ty nước ngồi :
Hình thức chi nhánh khơng phải là một pháp nhân độc lập. Nếu như trách nhiệm
của công ty con chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của nước sở tại thì trách nhiệm của chi
nhánh, theo quy định của một số nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi
nhánh mà còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngồi.

• Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) :
Hình thức sáp nhập và mua lại là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư chủ yếu tiến
hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngồi.
Doanh nghiệp được sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị
sáp nhập mua lại, trừ trường hợp các bên có những thỏa thuận riêng.

Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp này có ưu điểm cơ bản
là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động của những doanh
nghiệp bên bờ vực phá sản. Nhược điểm cơ bản là dễ gây tác động đến sự ổn định của thị
trường tài chính. Về phía nhà đầu tư, đây là hình thức giúp họ đa dạng hóa hoạt động đầu
tư tài chính, san sẻ rủi ro nhưng cũng là hình thức địi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và
thường bị ràng buộc, hạn chế từ phía nước chủ nhà.
+) Nếu nước nhận đầu tư khơng có quy hoạch đầu tư chi tiết , cụ thể và khoa học dễ
dẫn tới tình trạng đầu tư tràn lan, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác bị khai
thác cạn kiệt , khó bố trí đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ.
+) Nếu việc thẩm định dự án đầu tư không chặt chẽ, nước thu hút vốn đầu tư cịn có
thể trở thành nơi nhập khẩu máy móc, thiết bị, cơng nghệ lạc hậu.
9

9


+) Nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh của nước tiếp nhận vốn đầu tư khơng đầy đủ
có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp nước ngồi chèn ép doanh nghiệp trong nước.

Phần 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
vào Việt Nam giai đoạn 2015 đến 2020
2.1
2.1.1

Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam
Vị trí địa lý

Một nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại các nước đang
phát triển ra thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhận lực và thúc đẩy
doanh nghiệp tập như Việt Nam đã xác định rằng, vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi

phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng trung hóa.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đơng Nam Á, tiếp giáp giữa lúc địa và đại dương,
liền kề vành đai sinh khống Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, lưu
trú của nhiều loài động thực vật, do vậy mà tài nguyên khá là phong phú và đa dạng. Đây
là một thế khá lớn để Việt Nam có thể thu hút FDI, vì nằm trong khu vực Đông Nam Á
và là quốc gia tiếp giáp với các khu vực thuận lợi cho việc di chuyển, giao thơng thuận
lợi, có thể dễ dàng mở rộng thị trường cũng như dễ giao thương, trao đổi, mua bán.
Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi giao thương với thế giới, vừa là trung tâm nối
của khu vực, vừa là cửa ngõ để thâm nhập các nên kinh tế ở khu vực phía Tây Bán đảo
Đơng Dương. Với một vị trí địa lý có thể cho là khá thuận lợi, Việt Nam đang là một
quốc gia có thể thu hút vốn FDI khá mạnh từ các nước trong khu vực Đơng Nam Á và cả
các nước ngồi khu vực.
Hơn thế nữa, Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các
tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á. Là cửa ngõ hướng ra biển của Lào, Đông Bắc
Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm ở trung
tâm, gúp Việt Nam có điều kiện, dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế
giới, có thể mở rộng đầu tư cũng như thu hút đầu tư từ nước ngồi thuận lợi.
 Vị trí địa lý thuận lợi có ý nghĩa to lớn và rất quan trọng trong việc phát triển các ngành

kinh tế, các vùng lãnh thổ và đặc biệt là toại điều kiện mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu
tư trực tiếp từ nước ngồi. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, giúp cho Việt Nam dễ dàng hơn
trong việc thu hút vốn FDI, có thêm các mối quan hệ và hội nhập với các nước trong khu
vực và thế giới.
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên

10

10



Việt Nam là một nước có đặc điểm tự nhiên khá là thuận lợi, đây là một lợi thế vô cùng to
lớn khi thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Khi có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giúp
cho các lĩnh vực kinh tế và nguồn lực tự nhiên phát triển mạnh mẽ hơn. Các điều kiện tự
nhiên kích thích lĩnh vực như nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ phát triển theo điều đó
tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, mang lại nguồn thu nhập, lợi
nhuận phát triển cho cả 2 bên. Thu hút được nguồn vốn FDI vào Việt Nam giúp cho kinh
tế phát triển, thuận lợi để cải tạo tự nhiên, cũng như phát triển kinh tế ổn định.
 Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. Thể hiện trong các thành phần của cảnh

quan tự nhiên, từ khí hậu – thủy văn đến thổ nhưỡng – sinh vật và cả địa hình, nhưng tập
trung nhất là mơi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Đây là đặc điểm khá là quan trọng
trong việc thu hút FDI trong lĩnh vực liên quan đến nơng nghiệp. Vì khi điều kiện về khí
hậu thuận lợi sẽ giúp cho việc canh tác, trồng trọt được phát triển và lĩnh vực nông
nghiệp sẽ được thuận lợi hơn. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều sẽ giúp cho các loại cây nơng
nghiệp có thể sống và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế việc đầu tư FDI vào
Việt Nam, tạo điều kiện để thu hút vốn một cách dễ dàng và thuận lợi.
 Việt Nam là một nước thuộc ven biển. Có vùng biển Đơng rộng lớn, bao bọc phía đơng
và phía nam phần đất liền. Biển Đơng có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta. Sự
tương tác của đất liền hịa quyện tạo nên khí hậu và điều kiện tự nhiên cho Việt Nam. Là
một nước ven biển nên Việt Nam có khá nhiều tài nguyên nhiên nhiên, khai thác được
các nguồn khoáng sản, tài nguyên biển, cũng như phát triển hiệu quả ngư nghiệp. Điều
này giúp cho Việt Nam thu hút được nguồn vốn FDI khá lớn. Hầu hết các nước đều quan
tâm đến nguồn tài nguyên dồi dào của nước ta và muốn đầu tư vào trong các lĩnh vực như
khai thác dầu khí, đánh bắt trên biển và lĩnh vực ngư nghiệp để có thể mang lại được
nguồn lợi nhuận lớn cho các nước đầu tư và vừa tạo điều kiện để nước ta phát triển trên
nhiều lĩnh vực.
 Việt Nam vừa có biển, lại vừa có cảnh quan đồi núi. Cảnh đồi núi chiềm ưu thế rõ rệt
trong cảnh quan chung của cả nước. Giúp cho nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, có thể trồng nhiều loại cây cận nhiệt đới. Điều này giúp Việt Nam phát triển
về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển trong trồng trọt và du lịch cho Việt Nam.

11

11


Lĩnh vực du lịch được phát triển nhờ có một phần thu hút vốn FDI từ nước ngoài. Đặc
điểm tự nhiên vùng đồi núi khá thuận lợi cho phát triển du lịch trên cao như Sapa, Hà
Giang… hay một số tỉnh có đồi núi nhiều. Thu hút được nguồn vốn FDI từ nước ngồi
càng nhiều, thì các hoạt động du lịch cũng trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn.
 Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp. Điều này làm tăng tính đa dạng cho
cảnh quan thiên nhiên. Góp phần làm nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn. Đây
cũng là một điểm mà có thể thu hút FDI trong lĩnh vực du lịch, hay khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên quý.
 Đặc điểm tự nhiên cũng là một nhân tố khá quan trọng để có thể thu hút được FDI vào
Việt Nam. Vì Việt Nam cũng năm trong khu vực có khí hậu khơng q khắc nghiệt, đặc
biệt là có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phát triển đa ngành và thu hút được
phần lớn các nhà đầu tư ngoài nước quan tâm.
2.1.3

Nguồn nhân lực

Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển như Việt
Nam, các MNEs cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ, có sức lao động tốt,
nguồn nhân lực dồi dào để có thể khai thác tối đa cả về chất lượng và số lượng nhân lực
để phục vụ cho hiệu quả và tối đa hóa lợi ích của nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài. Bất cứ một nhà đầu tư nào, khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam đều
tìm hiểu kỹ về nguồn nhận lực và có thể khai thác nguồn nhân lực bằng cách nào, đưa ra
chính sách gì để khai thác tối đa và hiệu quả nhất.
Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kệ, Việt Nam có khoảng 94 triệu lao động, trong đó

lực lượng từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 55.16 triệu người. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở
lên có việc làm là khoảng 54 triệu người; bao gồm 20.9 triệu người đang làm việc ở khu
nông, lâm nghiệp thủy sản ( chiếm 38.6%); khu vực công nghiệp, xây dựng 14.4 triệu
người ( chiếm 26.7%); khu vực dịch vụ 18.7 triệu người ( chiếm 34.7%). Lực lượng lao
động khá dồi dào, phân bổ khá đều trong các ngành, mà cao nhất là nông – lâm – ngư
nghiệp. Tạo điều kiện giúp thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bởi Việt Nam là
nước đang phát triển và có nguồn lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, có thể tạo được
năng suất cao và hiệu quả lao động lớn.
Về trình độ của nguồn nhân lực Việt Nam, sau 10 năm có thay đổi khá lớn, đã được
nâng cao, phân bố lao động theo trình độ học vấn cao nhất được tăng mạnh ở nhóm trính
12

12


độ cao và giảm mạnh ở trình độ thấp. Lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông tăng
lên 13.5 so với năm 2009 ( năm 2019 là 39.1%; năm 2009 là 25.6%); khơng thay đổi ở
nhóm THCS và giảm mạnh ở 3 nhóm trình độ thấp hơn ( chưa bao giờ đi học giảm 1.7%;
chưa tốt nghiệp tiểu học giảm 5.7%; tốt nghiệp tiểu học giảm 6.1%).

Trình độ nguồn nhân lực theo trình độ học vấn 2009 – 2019
 Khi nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao hơn, có khả năng sáng tạo và đạt năng suất

cao hơn trong lao động sẽ giúp cho Việt Nam dễ dàng thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Lao
động trẻ và dồi dào, đồng thời có trình độ cao giúp cho năng suất lao động hiệu quả
hơn, đạt được hiệu quả tối ưu, làm việc khoa học giúp cho các nhà đầu tư tin tưởng và
nguồn vốn huy động nhiều hơn, giúp cho nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện và việc làm
cho người lao động.
Trình độ chun mơn kỹ thuật: tồn quốc có 80.8 dân số từ 15 tuổi trở lên khơng có
trình độ chun mơn kỹ thuật. Một nửa trong số 19.2% người có trình độ chun mơn kỹ

thuật là người có trình độ từ đại học trở lên ( chiếm 9.3%). Tỷ lệ dân số có chuyên môn
kỹ thuật đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, tăng lên 5.9%. Tỷ lệ dân số có trình độ đại
học trở lên tăng mạnh nhất, gấp hơn 2 lần so với năm 2009. Điều này cho thấy 10 năm
qua, giáo dục đại học và trên đại học của Việt Nam đã có những bước chuyển mình, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam cần chú
13

13


trọng và nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nghề để có được nguồn nhân lực có kỹ
năng tốt phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Đơn vị: %
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chun mơn kỹ thuật theo giới tính, thành
thị, nơng thơn và vùng kinh tế - xã hội năm 2019
 Có thể nói, sau 10 năm tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ đại học tăng, đồng thời tỷ lệ

nguồn lực có trình độ chun môn kỹ thuật ngày càng cao. Điều này giúp đất nước phát
triển vững mạnh về kinh tế, tạo được niềm tin và thu hút được vốn đầu tư trực tiếp FDI
một các đễ dàng. Nhờ có nguồn nhân lực có chun mơn kỹ thuật cao, có trình độ văn
hóa, trình độ đại học mà Việt Nam ngày càng phát triển cả về con người, kinh tế và xã
hội.
Bên cạnh đó, tốc độ dịch chuyển cơ cầu lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ diễn ra mạnh mẽ trong năm
2019, đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Điều này cũng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
14

14



nhiều hơn vào các ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt một số ngành có nguồn tài
nguyên sẵn có, dễ phát triển, có tiềm năng và mang lại lợi ích tối ưu cho phía doanh
nghiệp đầu tư.
2.1.4

Sự phát triển cơ sở hạ tầng

Theo một nghiêm cứu gần đây và ý kiến của cá nhà đầu tư: cơ sở hạ tầng là một nhân tố
quan trọng nhất khi xem xét lựa chọn đầu tư và có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến
việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Gần một phần hai trong số các nhà đầu tư được hỏi ý
kiến đã xếp cơ sở hạ tần là ưu tiên hàng đầu và 87% đều cho rằng nhân tố này là một
trong nhóm 3 nhân tố quan trọng nhất. Khơng có nhà đầu tư nào cho rằng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật là tương đối ít quan trọng trong việc lựa chọn điểm đầu tư.
Cơ sở hạ tầng là một trong số các nhân tố hấp dẫn với FDI nên thực tế cũng cho thấy
những quốc gia mà có cơ sở hạ tần yếu kém rất khó FDI từ nước ngồi, khi đã khơng thu
hút được đầu tư nước ngồi thì khả năng tạo cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế. Vì vậy, cơ sở
hạ tầng là nhân tố quyết định đến việc thu hút FDI vào Việt Nam.
Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam dù là quốc gia nhỏ bé về
diện tích nhưng lại đang dẫn đầu trong cuộc đua về xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc đầu tư
vào cơ sở hạ tầng ở cả khu vự nhà nước và khu vực tư nhân Việt Nam đều ở mức trung
bình là 5.7% trên tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm, cao nhất trong khu vực Đông Nam
Á.
Trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước và nhân dân đã dành sự quan tâm lơn đến
việc phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) kinh tế - xã hội. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng rất đa dạng. Trong 10 năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển CSHT chiếm khoảng
24.5% tổng đầu tư xã hội, bằng khoảng 9% GDP, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước và có nguồn gốc từ ngân sác nhà nước chiếm 65%. Cơ cầu nguồn vốn ngày càng đa
dạng, ngoài nguồn lực nhà nước, đã và đang mở rộng sự tham gia của tồn xã hội, đặc
biệt là sự tham gia đóng góp của nhân dân. Sự phát triển cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng to

lớn đến việc thu hút vốn FDI, giúp không những thêm cơ sở vật chất cho đất nước, đồng
thời tạo ra nguồn vốn đầu tư trực tiếp, phát triển Kinh tế - Xã hội.
Về hạ tầng giao thông: Cả hệ thống đường bộ, đường sắc và cảng biển đang được xây
dựng và hoàn thiện. Về đường bộ, hàng loạt cơng trình giao thơng có quy mơ lớn, nhiều
tuyến đường với trục giao thơng chính yếu, nhiều cầu lớn đã và đang được nâng cấp, xây
dựng mới, bước đầu thiết lập được mạng lưới đường huyết mạch tương đối đồng bố, nâng
cao đáng kể năng lực vận tải phục hồi kinh tế xã hội. Về đường sắt: đã có bước cải thiện
về chất lượng và tổ chức vận tải. Một số tuyến chính đã được cải tạo, nâng cấp, nâng cao
15

15


an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu (tuyến đường sắt Bắc – Nam đã rút ngắn 42 giờ
xuống còn 29 giờ). Về cảng biển: hệ thống càng với quy mơ và loại hình khác nhau, khai
thác được lợi thế tự nhiên cua quốc gia và các địa phương ven biển, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Hầu hết, các hệ thống giao thông đều đang được hoàn thiện và nâng
cấp, điều này thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, buôn bán… giúp kinh tế phát triển,
khi có hệ thống giao thơng thuận tiện sẽ giúp cho việc thu hút vốn FDI được thuận lợi
hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Về hạ tầng năng lượng và hạ tầng thủy lợi cũng đang được cải thiện. Được đầu tư phát
triển nhanh, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng
lược quốc gia và đảm bảo lượng nước cho hộ gia đình, canh tác, cơng nghiệp và dịch vụ.
Khi cơ sở hạ tầng năng lượng và thủy lợi phát triển, đây là 2 yếu tố cần thiết cho việc
phát triển nông nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ thì việc đầu tư từ nước ngồi sẽ đảm
bảo và dễ dàng hơn. Các nhà đầu tư cảm thấy tin tưởng và đẩm bảo được điều kiện cần
trước mắt mà họ đề ra ban đầu.
 Sự phát triển cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng nhất, thúc đầy các nhà đầu tư nước

ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Những năm gần đây, nhà nước chú trọng đến việc

xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển toàn diện đất nước, giúp Việt Nam hội nhập và
thu hút lượng vốn đầu tư từ nước ngoài. Điều này một phần thúc đẩy sự phát triển cả về
Kinh tế, Văn Hóa và Xã Hội, giúp Việt Nam tiến lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.1.5

Sự quan tâm của Chính phủ và Nhà nước

Hiện nay thu hút vốn FDI đang được Việt Nam khá chú trọng và được chính phủ, nhà
nước đặc biệt quan tâm. Trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam một quốc gia đang phát triển
việc thu hút được các nguồn vốn FDI là cực kỳ quan trọng, giúp quốc gia phát triển về
kinh tế, chính trị và xã hội.
Trong thời gian qua, chính phủ và nhà nước đã liên tục thay đổi môi trường đầu tư
kinh doanh, khơng ngừng cải thiện theo hướng thơng thống, minh bạch và phù hợp với
chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh
tế thế giới, điều đó sẽ làm tăng tính hấp đẫn, cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là với các tập đồn đa quốc gia. Chính phủ và nhà nước
đã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ môi trường đâu tư tác động tích cực đến khu vực FDI và
được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Khu vực doanh nghiệp FDI đã
và đang có những đóng góp ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhờ việc tập trung vào môi trường này đã thu hút được khá lớn lượng vốn FDI từ nước
ngoài.
16

16


Việt nam đang định hướng và đưa ra các chính sách thu hút đầu tư FDI một cách linh
hoạt trong đón nhận dịng vốn đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Hơn thế nữa, Chính phủ đưa ra chính sách cởi mở trong thu hút đầu tư và đây là một
điểm cộng quan trọng. Chính những mục tiêu và chính sách cụ thể của Chính phủ và nhà

nước mà lượng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng cao, Việt Nam thu hút được vốn đầu tư,
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Mặc dù, trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay nhưng Chính phủ và nhà nước đã
đưa ra được các chính sách cụ thể, rõ ràng để giảm thiểu tối đa ca mắc covid, cũng như
vẫn đảm bảo phát triển kinh tế ổn định. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút
FDI vào Việt Nam, vì kinh tế vẫn ổn định, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng vẫn diễn
ra bình thưởng nên vẫn thu hút được vốn FDI ổn định.
Chính phủ và nhà nước đang xây dựng một chiến lược thu hút FDI “thế hệ mới” phù
hợp với diễn biến chung nhằm đảm bảo thúc đẩu tăng trưởng kinh tế sâu rộng trong giai
đoạn 2020 – 2030. Tự động hóa là bước đầu tiên và cách mạng 4.0 là xu thế tất yếu với
nhưng diễn biến thay đổi đến chóng mặt. Do đó nhận diện và thực hiện hiệu quả cuộc
cách mạng 4.0 là điểu quan trong đối với sự thành công trong thu hút FDI vào Việt Nam.
Thực hiện tốt các chính sách, đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả, nâng cao cơ sở vật
chất hạ tầng để có thể thu hút FDI một cách hiệu quả và dễ dàng nhất.
Ngồi những chính sách và sự quan tâm trong thu hút FDI của chính phủ. Chính phủ
cịn đưa ra những thơng tư, chỉ thị để có thể chấn chỉnh cũng như thu hút vốn đầu tư FDI
vào Việt Nam. Chỉ thị số 1617/CT – TTg ngày 19 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ. Nhằm điều tiết và chấn chỉnh cơng tác quản lý, đầu tư và thu hút nguồn vốn
từ nước ngồi. Chính phủ đã quan tâm nhiều về năng lực của hệ thống doanh nghiệp
doanh nghiệp nội địa. Chính phủ đã nhận ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia
vào được chuỗi cung ứng tồn cầu. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về
các giải pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ, với các quy định rõ ràng về hồn thiện
chính sách để có thể nâng cao tình hình trong nước thu hút được vốn đầu tư FDI. Điều
này giúp nâng cao sức cạn tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Từ đó đón thêm cả những đợt FDI đang vào Việt Nam, nhất là khi trong đại dịch
covid nhưng Việt Nam vẫn phát triển ổn định và an toàn.
 Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào Việt Nam. Nhờ có mục

tiêu, kiểm sốt và chính sách đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn nên Việt Nam đã thu
hút được nguồn vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài, sử dụng có hiệu quả và tạo điều

kiện kinh tế, xã hội phát triên bền vững.

17

17


2.2

Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2015 đến
2020
Trong giai đoạn 2015 - 2020, nguồn vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng về số lượng
dự án, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện. Tổng số dự án FDI đăng ký mới, bổ sung
thêm vốn và các lượt góp vốn tăng nhanh qua các năm, cả về số lượng lẫn giá trị. Quy mô
dự án tăng đều qua các năm, cụ thể số lượng dự án tăng từ 5% đến 23%, số vốn đăng ký
tăng từ 5% đến 38% và số vốn thực hiện tăng từ 7% đến 11%.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2015-2019
Số dự án
2015
2016
2017
2018
2019

2.120,0
2.613,0
2.741,0
3.147,0
4.028,0


Tổng vốn đăng ký
(triệu đô la Mỹ)
24.115,0
26.890,5
37.100,6
36.368,6
38.951,7

Tổng số vốn thực hiện
(triệu đô la Mỹ)
14.500,0
15.800,0
17.500,0
19.100,0
20.380,0
( Nguồn: Tổng cục thống kê)

 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 1367,2 nghìn

tỷ đồng.trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3%.
Trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn là
nguồn vốn quan trọng. Tổng vốn đăng ký năm 2015 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn
đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 24,1 tỷ
USD, tăng 10% so với năm 2014. Số lượng dự án cấp mới đạt 2120 dự án (tăng 15%)
 Năm 2016, tổng số vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hàng đạt 1485.1 nghìn
tỷ đồng, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 347,9 nghìn tỷ đồng( chiến
23.4%) tăng 9.4%. Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, năm 2016 có 2613 dự án cấp
phép mới , tổng số vốn đăng kí bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và
giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,89 tỷ USD, tăng 23,3% về
số dự án và tăng 11,5% về tổng số vốn đăng kí.. vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thực

hiện năm 2016 đạt 15.8 tỷ USD tăng 9% so với năm 2015.
 Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2017 theo giá hiện hành đạt 1.668,6 nghìn tỷ

đồng, tăng 12,2% so với năm 2016. trong đó vốn của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
18

18


đạt 396,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 23,7%), tăng 12,8%. Năm 2017 có 2.741 dự án cấp phép
mới , tổng số vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá
trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoàiđạt 37.1 tỷ USD, tăng 4,9% về số dự
án và tăng 38% về vốn đăng ký so với năm 2016. Bên cạnh đó, có 1.234 lượt dự án đã
cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 8,6 tỷ
USD, tăng 31,5% so với năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng
thêm trong năm 2017 đạt 30,8 tỷ USD, tăng 37,5% so với năm 2016. Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài thực hiện năm 2017 đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016.
 Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2018 theo giá hiện hành đạt 1.856,6 nghìn tỷ

đồng, tăng 11,2% so với năm 2017, trong đó khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt
434,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 23,4%), tăng 9,6%. Về thu hút đầu tư trực tiếp của nước
ngoài, năm 2018 có 3.147 dự án cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký bao gồm vốn
đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài đạt 36,36 tỷ USD,tăng 14,8% về số dự án và giảm 2% về tổng vốn đăng ký so
với năm 2017. Bên cạnh đó, có 1.195 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký
điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7,8 tỷ USD, giảm 10% so với năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2018 đạt 26,3 tỷ
USD, giảm 14,7% so với năm 2017. . Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm
2018 đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017.
 Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2019 theo giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng,


tăng 10,2% so với năm 2018. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2019 bao
gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của
nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 39 tỷ USD. Trong đó có 4.028 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký đạt 17,4 tỷ USD, tăng 28% về số dự án
và giảm 5,7% về số vốn đăng ký so với năm 2018;
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài phân theo ngành kinh tế năm 2015-2019
( vốn đăng kí- đơn vị: triệu đơ la mỹ)
2015
Số
Vốn
dự đăng kí
19

2016
Số
Vốn
dự
đăng

2017
Số
Vốn
dự
đăng
19

2018
Số
Vốn

dự
đăng

2019
Số dự
Vốn
án
đăng kí


án
Nơng
nghiệp, lâm
nghiệp và
thủy sản
Khai
khống
Cơng
nghiệp chế
biến, chế tạo
Sản xuất và
phân phối
điện, khí
đốt, nước
nóng, hơi
nước và
điều hồ
khơng khí
Cung cấp
nước; hoạt

động quản
lý và xử lý
rác thải,
nước thải
Xây dựng
Bán buôn và
bán lẻ; sử
chữa ô tơ,
mơ tơ, xe
máy và xe
có động cơ
khác
Vận tải, kho
bãi
Dịch vụ lưu
trú và ăn
uống
Thơng tin
và truyền
thơng
Hoạt động
20

án



án




án



17

258.0

16

133.5

17

191.6

11

180.6

18,0

104,1

3

25.4

1


71.5

3

1292.7

2

26.3

2,0

35,6

101
2

16428.8

10
42

16936.
9

968

16437.
6


1106

19378.
0

1.365,
0

25.196,
0

10

2799.4

3

310.4

13

8374.1

20

1817.4

15,0


1.010,6

3

17.6

13

491.5

13

887.5

7

299.8

6,0

250,0

115

738.6

12
7

634.1


128

1260.4

118

659.2

139,0

993,8

328

684.4

51
4

1972.1

619

2213.1

788

1727.6


1.140,
0

2.594,0

55

145.0

89

903.0

82

450.4

77

440.8

105,0

356,5

65

139.4

10

0

474.7

113

543.1

104

373.8

106,0

490,6

171

96.9

20
0

377.5

197

239.8

248


591.8

310,0

530,4

1.1

12

582.7

3

245.8

5

34.3

13,0

1.171,9

20


tài chính,
ngân hàng

và bảo hiểm
Hoạt động
kinh doanh
bất động
sản
Hoạt động
chun
mơn, khoa
học và cơng
nghệ
Hoạt động
hành chính
và dịch vụ
hỗ trợ
Giáo dục và
đào tạo
Y tế và hoạt
động trợ
giúp xã hội
Nghệ thuật,
vui chơi và
giải trí
Hoạt động
dịch vụ
khác

34

2384.7


62

2355.0

74

3107.5

95

8253.3

127,0

3.860,4

215

250.1

28
5

938.8

342

1155.2

391


997.0

518,0

1.839,9

25

51.9

58

188.6

67

110.8

77

193.8

67,0

127,7

40

29.2


72

64.6

69

122.3

73

79.7

72,0

67,4

10

13.3

10

52.5

16

189.4

9


154.1

7,0

212,3

1

2.9

2

330.2

8

39.1

7

1138.6

6,0

62,7

16

38.3


7

72.9

9

49.2

9

22.5

12,0

47,7

( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút đầu tư hấp dẫn nhất trong các
năm 2015-2019, tiếp sau đó là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, ngành
sản xuất phân phói điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hịa khơng khí… và một số
lĩnh vự khác; cụ thể:


Trong năm 2015 :Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút đầu tư
hấp dẫn nhất với 16,4 tỷ USD. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng 2,8 tỷ USD và lĩnh vực kinh doanh bất động sản 2,4 tỷ USD

21


21




Năm 2016, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút vốn đầu tư lớn nhất với 16,9
tỷ USD, chiếm 63% tổng vốn đăng kí, tiếp đến là hoạt động kinh doanh bất động sản
đạt 2,4 tỷ USD chiếm 8,7 %, các ngành còn lại đạt 7,6 tỷ USD chiếm 28.3%



Năm 2017, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 16.4 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng
vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hịa khơng khí đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 27,2%; các ngành còn lại đạt 7,7 tỷ USD,
chiếm 25,2%.



Năm 2018, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút số vốn đăng ký lớn nhất đạt
19.4 tỷ USD, chiếm 55,9% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt
8.3 tỷ USD, chiếm 22,8%; các ngành còn lại đạt 5,6 tỷ USD, chiếm 21,3%.



Năm 2019, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn
đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt
25,2 tỷ USD, chiếm 64,7% tổng vốn; kinh doanh bất động sản đạt 3,9 tỷ USD, chiếm
9,9%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 2,6
tỷ USD, chiếm 6,7%; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đạt 1,8 tỷ USD,
chiếm 4,7%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 3%.


Đầu tư trực tiếp của nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chủ yếu năm 2015-2019
( vốn đăng kí- đơn vị: triệu đô la mỹ)

Hàn quốc

2015
Số
Tổng
dự
vốn
án
đăng

739 6983.2

Nhật Bản

319

22

2016
Số
Tổng
dự
vốn
án
đăng


849 7965.2

1803.4 351

3035.9

2017
Số Tổng
dự vốn
án đăng

89 8720.0
5
39 9204.7
22

2018
Số
Tổng
dự
vốn
án
đăng

2019
Số dự Tổng
án
vốn
đăng ký


1071 7320.
5
440 8944.

1.181,
0
454,0

8.344,4
4.169,2


Xin-ga-po

138

2082.5 213

2414.7

Đài Loan

115

1468.2 125

2192.4

CHND
Trung Hoa

Đặc
khu
hành chính
Hồng CơngTQ
Ma-lai-xi-a
Quần đảo
Virgin
thuộc Anh
Thái Lan
Xa-moa
Ơx-trây-li-a
Hoa Kì
Bru-nây
CH Xây-sen
Vương
quốc Anh
Pháp
Ấn Độ
Hà Lan
Đức
Ca-na-đa
Thụy sỹ
Niu-di-lân

175

744.1

283


2136.7

96

1148.1 168

1680.9

29
56

2478.8 41
1217.3 50

35
24
36
57
20
19
32

337.4
1395.2
200.4
224.4
197.6
316.2
1288.7


28
24
26
18
10
9

99.0
141.8
430.5
74.3
6.1
102.2
11.0

7
19 5894.9
4
117 1532.7

228
141

5
5249.
9
1045.
3
2531.
7

3252.
6

304,0

4.421,2

155,0

1.883,1

705,0

4.115,2

346,0

8.178,3

29
5
14
5

2137.6

408

1566.6


174

939.6
874.5

30
44

297.7
1650.8

42
42

438.1
1885.
0

37,0
46,0

220,5
1.406,2

35
26
45
65
18
38

48

732.0
535.5
466.8
430.4
354.8
287.8
230.5

52
39
36
80
2
29
40

624.9
574.2
153.5
874.4
55.5
180.4
244.9

41
38
43
88


762.9
405.3
609.1
555.4

25
48

214.7
293.3

49,0
58,0
52,0
109,0
1,0
36,0
36,0

927,1
944,7
230,5
476,9
69,6
257,7
303,6

41
19

16
21
16
8
1

205.3
104.9
92.1
80.2
76.4
55.6
18.6

48
44
39
33
8
5
1

109.3
187.6
822.5
413.9
46.4
44.7
3.5


40
40
20
29
14
11

590.1
168.5
396.4
397.7
91.4
85.5

47,0
180,4
54,0
50,3
30,0
839,3
36,0
152,0
29,0
182,6
21,0
108,0
8,0
135,1
( Nguồn: Tổng cục thống kê)


Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam có 3 nhà đầu tư dẫn đầu là
Hàn Quốc , Nhật Bản , Xin-ga-po, Bên cạnh đó có một số quốc gia khác đầu tư vào Việt
Nam như khá lớn CHND Trung Hoa , Đài Loan, Hồng Kông, cụ thể:


Năm 2015: Hàn Quốc đầu tư gần 7 tỷ USD, Xin-ga-po 2,1 tỷ USD, Ma-lai-xi-a 2,5 tỷ
USD

23

23




Năm 2016: Hàn Quốc đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tu 8 tỷ USD, chiếm 29.6 %,
tổng vốn đăng kí, tiếp đến là Nhật Bản 3 tỷ USD chiếm11,3%, Xin-ga-po 2.4 tỷ USD
chiếm 9%, Đài Loan 2,2 tỷ USD chiếm 8%



Năm 2017,Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam năm
2017, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn cấp mới, vốn tăng thêm và vốn
góp mua cổ phần đạt 9,2 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng số vốn đăng ký; tiếp đến là Hàn
Quốc 8,7 tỷ USD, chiếm 23,5%; Xin-ga-po 5,9 tỷ USD, chiếm 15,9%; Trung Quốc
2,1 tỷ USD, chiếm 5,8%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 1,7 tỷ USD, chiếm 4,4%…



Năm 2018 , Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn cấp mới, tăng thêm và vốn

góp mua cổ phần đạt 8,9 tỷ USD, chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Hàn
Quốc 7,3 tỷ USD, chiếm 20,1%; Xin-ga-po 5,2 tỷ USD, chiếm 14,4%; Đặc khu Hành
chính Hồng Cơng (TQ) 3,2 tỷ USD, chiếm 8,9%; Trung Quốc 2,5 tỷ USD, chiếm
7%...



Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam năm 2019, Hàn
Quốc là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua
cổ phần đạt 8,3 tỷ USD, chiếm 21,4% tổng vốn đăng ký; Đặc khu hành chính Hồng
Cơng (TQ) đạt 8,2 tỷ USD, chiếm 21%; Xin-ga-po đạt 4,4 tỷ USD, chiếm 11,4%;
Nhật Bản đạt 4,2 tỷ USD, chiếm 10,7%; Trung Quốc đạt 4,1 tỷ USD, chiếm 10,6%.

Riêng đối với năm 2020:
 Số liệu vừa được cơng bố, tính đến ngày 20/12/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài

vào Việt Nam, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm
2019. Trong đó, có 2.523 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ
USD, giảm 35% về số dự án và giảm 12,5% về số vốn đăng ký so với năm trước; có
1.140 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số
vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%. Bên cạnh đó, cịn có 6.141 lượt góp vốn

24

24


mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 7,5 tỷ USD, giảm
51,7%



Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi có 1.695 lượt
góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là
3,2 tỷ USD và 4.446 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà
không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,3 tỷ USD.



Trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực, trong
đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 13,6 tỷ
USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, phân phối
điện, với tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18%; sau đó lần lượt là các lĩnh vực
hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký tương ứng
gần 4,2 tỷ USD và trên 1,6 tỷ USD…



Như vậy là lũy kế đến ngày 20/12/2020, cả nước có 33.070 dự án đầu tư nước ngồi
cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD; vốn thực hiện ước đạt 231,86 tỷ
USD, bằng 60,4% vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong đó, đứng đầu là đầu tư từ Hàn
Quốc với tổng vốn đăng ký trên 70,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 18,4% tổng số vốn đăng
ký. Tiếp theo là Nhật Bản - 60,3 tỷ USD, chiếm 15,7%; sau đó là Singapore, Đài
Loan và Hồng Kông.

 Một số dự án lớn được đầu tư trong năm 2020 có thể kể đến như Dự án Nhà máy

Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc
Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD; Dự án Tổ hợp Hoá dầu miền Nam
Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa - Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ

USD; Dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây (Hàn Quốc) tại Hà Nội, điều chỉnh
tăng vốn đầu tư thêm hơn 774 triệu USD…
 Ngoài ra, cịn có thể kể đến Dự án Pegatron Việt Nam (Đài Loan), vốn đầu tư 481

triệu USD, ở Hải Phòng;Dự án Nhà máy Sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Trung Quốc),
tổng vốn đầu tư 300 triệu USD ở Tây Ninh…
25

25


×