Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.04 KB, 26 trang )

Đề tài:
GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
(FDI) VÀO HÀ NỘI
LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong mọi hoạt động kinh tế xã hội, vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng. Có thể nói
đó là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động, nhằm đem lại hiệu quả cho người sản xuất kinh
doanh. Với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế như hiện nay thì bên cạnh nguồn vốn
trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có sự đóng góp to lớn. Đó
không chỉ là hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế
của một nước mà còn là một động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác
nhau như chính trị, ngoại giao… thông qua đó đảm bảo lợi ích đan xen, cơ chế an ninh
đa phương mà các nước đang hướng tới.
Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ ở chỗ thu hút được nhiều
nguồn vốn mà còn là sự kết hợp một cách hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên
quan như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định,
tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại. Đây
thực sự là một đòn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế.
Đối với Việt Nam, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có vài trò hết sức quan
trọng trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nó tạo tiền đề cho kinh
tế Việt Nam hội nhập và phát triển. Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của
cả nước, có vị thế chiến lược quan trọng về mọi mặt. Sự phát triển kinh tế của Hà Nội
trong những năm qua đã tạo tiền đề cho sự phát triển các vùng kinh tế khác.Hơn nữa
trong những năm gần đây, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội
có nhiều khởi sắc, đó là dấu hiệu đang lên của nền kinh tế đang trên đà phát triển.
Chính vì thế, em đã chọn đề tài: “Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Hà Nội”.
1
2. KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC


NGOÀI.
Chương 2: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO HÀ NỘI.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót cần được bổ sung
và chỉnh sửa. Em rất mong được cô giáo cho em ý kiến để bài viết của em được
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm về FDI
1.1.1. Theo nguồn quốc tế:
Khái niệm của IMF : FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được
những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh
tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý
thực sự doanh nghiệp.
Khái niệm của OECD : Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm
thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản
đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên
bằng cách :
• Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền
quản lý của chủ đầu tư.
• Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
• Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
• Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm)
• Quyền kiểm soát : nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
1.1.2. Theo nguồn Việt Nam:
Theo Luật đầu tư năm 2005 quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông qua có các khái
niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài nhưng
không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên, có thể “gộp” các khái
niệm trên lại và có thể hiểu: FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu nước ngoài bỏ vốn đầu
tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn

đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Kết luận:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và
phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát (control) của một chủ thể cư trú ở một nền
kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một
3
doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài
(được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài)
FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kế đối với việc quản
lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi
kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI
1.2 Đặc điểm của FDI
- Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm
kiếm lợi nhuận theo cách phân loại FDI của IMF và OECD, FDI là đầu tư tư nhân. Do
chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận
đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI,
phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI
hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước
mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ
đầu tư.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm
soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định
không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là
20%, Việt Nam theo luật hiện hành là 30% (điều 8 Luật đầu tư 2005).
- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa
vào tỷ lệ này. Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, trong doanh nghiệp liên
doanh, các bên chỉ định người của mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương

ứng với phần vốn góp vào vào vốn pháp định của liên doanh.
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi
tức.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình
thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự
4
đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và
hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ
nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông
qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến,
học hỏi kinh nghiệm quản lý. Ví dụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của Việt Nam,
hầu hết công nghệ mới trong lĩnh vực này có được nhờ chuyển giao công nghệ từ nước
ngoài.
1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế
• FDI có vai trò quan trọng với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, cụ
thể:
Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
- FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển
- FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các
nước đang phát triển
- FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư.
- FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh
nghiệp thông qua trao đổi công nghệ.
- FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dây
chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công
nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.

Đối với nước đầu tư:
Các biện pháp liên quan trực tiếp đến đầu tư ra nước ngoài và một số biện pháp khác
có liên quan gián tiếp đến đầu tư ra nước ngoài các của các nước có ảnh hưởng rất lớn
đến việc định hướng và đến lượng vốn của nước đó chảy ra nước ngoài. Các nước có
thể có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho các chủ đầu tư nước mình tiến hành đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài và trong những trường hợp cần thiết, cũng có thể áp dụng các
biện pháp để hạn chế, hoặc cấm đầu tư ra nước ngoài.
5
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi
nhuận bình quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển sang giai
đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài trên cơ sở khai
thác lợi thế so sánh.
- Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ.
- Bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị.
6
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO HÀ NỘI
2.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội
2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI vào Hà Nội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a). thuận lợi
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam. Hà Nội là thủ đô lâu đời của Việt
Nam và kỉ niệm 1000 năm vào tháng 10 năm 2010.
Hà Nội nằm ở bờ phải của con sông Hồng. Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng
thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp với 6 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc
Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía
tây. Là trung tâm của cả nước
Với vị trí trung tâm thuận lợi của Hà Nội sẽ khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp

nước ngoài đầu tư vào.
Diện tích Hà Nội 920,97 km2. Dân số toàn thành phố là 2,8 triệu người, trong đó có
1,6 triệu sống ở khu vực nội thành (số liệu thống kê năm 1999). Mật độ dân cư tại Hà
Nội tương đối cao (17 000 người/km
2
) và phân bố không đồng đều giữa các quận, huyện
(từ 3 765 đến 37 017 người/km
2
ở quận Hoàn Kiếm, tức là quận đông dân nhất). Mật độ
dân số cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài về nguồn nhân lực,
thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực giao thong vận tải
b). khó khăn:
Dân số Hà Nội đang có xu hướng tăng tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Dân
số đông, lưu lượng giao thông lớn, không tạo thuận lợi cho các dự án đòi hỏi vận
chuyển nhiều.
Dân số đông nhưng sức mua của người dân vẫn chưa cao.
Những chênh lệch về mức sống giữa thành phố và nông thôn (về cơ bản Việt Nam
vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân số sống ở nông thôn) và sự tăng trưởng kinh
tế mạnh mẽ của Hà Nội có lẽ sẽ khiến cho hiện tượng này ngày càng rõ nét hơn trong
thời gian tới. Những dự báo về số dân cho thấy mức gia tăng rất mạnh, nếu tính cả khu
7
vực ngoại thành thì sẽ dao động từ 3,2 đến 4 triệu người vào năm 2010 và khoảng từ 3,9
đến 5,6 triệu người vào năm 2020. Tạo tâm lý không tốt cho các nhà đầu tư.
Hà Nội có diện tích 920,97 km2, với diện tích chật hẹp như thế sẽ hạn chế các nhà
đầu tư vào Hà Nội
2.1.1.2. Môi trường pháp lý
a) Thuận lợi
Hiện nay, thành phố đã có những chủ trương, tạo cơ chế đầu tư hết sức thông thoáng
nhằm tăng cương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo, được đánh giá là địa

bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương
hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư.
- Hà Nội công khai rộng rãi danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài; tổ
chức kêu gọi đầu tư xây dựng một số dự án khách sạn 5 sao (Hà Nội đang thiếu).
- Thành lập tổ công tác đầu tư nước ngoài, nhằm thực hiện cơ chế một đầu mối
trong cấp phép đầu tư nước ngoài và hỗ trợ triển khai và giải quyết các khó khăn,
vướng mắc cho các dự án đầu tư nước ngoài quan trọng.
- Hà Nội đang trong quá trình đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai thực hiện
Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp mới, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng,
minh bạch, phù hợp với yêu cầu hội nhập.
- Tổ chức để lãnh đạo thành phố tăng cường đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp,
kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp
và xử lý kiên quyết các dự án không triển khai, cần thiết thì thu hồi.
- Hiện nay, để hoàn thành một vụ chuyển nhượng đất đai người sử dụng đất phải
mất 44 ngày, nếu sử dụng phần mềm quản lý mới (VLAP) thời gian sẽ rút ngắn
xuống 9-10 ngày/giao dịch chuyển nhượng.
b) Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam
vẫn còn khá e ngại.
- Hệ thống luật và chính sách của Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn và chưa ổn định
một phần là do chưa có cơ quan chuyên trách xây dựng luật. Việc sửa đổi Luật Thương
8
mại gần đây là một ví dụ. Trong quá trình sửa luật này, các Bộ liên quan tham gia vào
dự thảo khó tìm được tiếng nói chung do lợi ích mỗi Bộ khác nhau. Tăng cường năng
lực và phát huy vai trò lập pháp của Quốc hội sẽ giúp giảm bớt tình trạng các cơ quan
hành pháp xây dựng luật. Quá trình làm luật cũng cần được cải thiện theo hai hướng là
lấy ý kiến tham gia đóng góp của doanh nghiệp và tham khảo chuẩn của các tổ chức
quốc tế cũng như kinh nghiệm của các nước khác.
- Các thủ tục hành chính còn rườm rà, các phí tổn về thị thực nhập cảnh, tạo điều

kiện thuận lợi về thu nhập, nhà ở còn cao chưa thu hút được nhiều các cán bộ kỹ thuật,
các nhà khoa học và những người điều hành kinh doanh nước ngoài đến làm việc.
- Có thể nói tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh
thương mại. Khi đã đưa tranh chấp ra toà án, doanh nghiệp mong muốn có được sự xét
xử công bằng và kịp thời để bảo đảm hoạt động kinh doanh của họ được thông suốt.
Nhưng trên thực tế, rất nhiều vụ việc tranh chấp chưa được toà án giải quyết công bằng
và hợp lý, hay bị kéo dài thời gian giải quyết.
2.1.1.3. Cơ sở hạ tầng
c) Thuận lợi
- Hà Nội đang tập trung cho công tác quy hoạch, phối hợp với các cơ quan liên quan
trong việc xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô, quy
hoạch xây dựng chi tiết để có cơ sở xác định rõ địa điểm cụ thể, công khai kêu gọi
đầu tư.
- Có hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sông,
đường sắt và đường hàng không. Hà Nội là nơi thuận lợi để phát triển các ngành
công nghiệp. Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha Motor và hàng trăm các nhà
sản xuất hàng đầu của thế giới đã thành lập nhà máy tại đây.
- Trong vài năm tới, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường vành
đai, một số tuyến xe điện, 3 cầu qua sông Hồng, 2 khu du lịch lớn và xây dựng
nhiều công viên, trung tâm thương mại, bệnh viện...
- Hà Nội có 2 cảng sông chính : cảng Khuyến Lương và cảng Phà Đen cho phép tầu
có trọng tải 2000-3000 tấn cập cảng; và sân bay quốc tế Nội bài với 44 chuyến bay
quốc tế và nội địa/ngày. Mỗi năm phục vụ 1,5 triệu lượt khách. Nguồn cung cấp
nước dồi dào và ổn định. Hà Nội sử dụng nguồn nước từ sông Hồng và Sông
9
Đuống. Nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. Chất lượng nước ngầm
tốt đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất công nghiệp. Giá
nước kinh doanh dịch vụ và cho người nước ngoài: 0.43USD/m3. Giá nước dùng
cho sản xuất, cơ quan bệnh viện, trường học: 0.2 USD/m3. Nước sinh hoạt: 0,10
USD/m3.

- Hệ thống điện ổn định: Mạng lưới điện đã được nâng cấp đảm bảo nguồn cung cấp
ổn định liên tục. Giá điện sinh hoạt: 0,10 USD/KWh, giá điện sản xuất: 0,09 USD/
KWh và điện trong khu công nghiệp: 0,08 USD/KWh.
- Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp
quang và đã hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Cước điện thoại quốc tế:
1,3 USD/phút. Giá cước tuy vẫn còn cao, song hy vọng sẽ giảm nhiều khi Việt
nam có được vệ tinh riêng của mình.
- Tiền thuê đất tại Hà Nội được chia làm 4 nhóm, từ 0,06 USD/m2/năm đến
12/USD/m2/năm và được ổn định ít nhất 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất.
Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần
trước. Trường hợp thuê nhà xưởng, nhà đầu tư chỉ phải trả tiền thuê nhà xưởng cho
bên cho thuê. Bên cho thuê có trách nhiệm trả tiền thuê đất cho nhà nước. Mức tiền
thuê nhà xưởng khoảng từ 1-2 USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10-25
USD/m2/tháng.
- Hà Nội có đường Quốc lộ 1 Bắc Nam đi qua và Quốc lộ 5 nối với cảng Hải phòng,
và Quốc lộ 3 đi Sân bay quốc tế Nội bài. Một số thông tin về chi phí vận tải
container cụ thể như sau:
 Hà Nội – Hải Phòng (đường bộ): + Container 20 feet: 100 – 120 USD
+ Container 40 feet: 130 – 150 USD
 Hà Nội – Hồ Chí Minh (container 20- 40 feet): + Đường sắt: 800 USD
+ Đường biển: 700 USD
- Bên cạnh đó, Hà Nội có hệ thống các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các trường
Cao đẳng và công nhân kỹ thuật hàng năm đào tạo hàng chục vạn cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, là Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình
độ cao cho cả nước. Ngoài ra, Hà Nội có cơ cấu kinh tế năng động với nhiều ngành
công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ chất lượng cao. Quy hoạch không
10

×