Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Nghiên cứu các yếu tố anh hưởng đến cung và độ co giãn của cung theo giá cà phê tại công ty cà phê tháng 10 và công ty cà phe thắng lợi tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------oOo------

TRẦN ðỨC THUẬN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN CUNG
VÀ ðỘ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GÍA CÀ PHÊ TẠI
CƠNG TY CÀ PHÊ THÁNG 10 VÀ CÔNG TY CÀ PHÊ
THẮNG LỢI TỈNH ðĂKLĂK.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.31.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN SONG

HÀ NỘI - 2007
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………0


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược bảo vệ
một học vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các
thơng tin trích dẫn trong luận văn này ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2007
Tác giả luận văn

Trần ðức Thuận


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi ln nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành
cảm ơn sâu sắc nhất tới các tập thể và cá nhân ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Nguyễn Văn Song người ñã trực tiếp hướng dẫn và giúp ñỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành biết ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo
khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, khoa Sau đại học, bộ mơn Kinh tế đã
giúp tơi hồn thành q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc cơng ty cà phê Thắng Lợi và
cơng ty cà phê Tháng 10 tỉnh ðăklăk đã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi thu
thập số liệu, những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu và hồn thành
luận văn này.
Xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tơi hồn thành
chương trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2007
Tác giả luận văn

Trần ðức Thuận

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT


GIẢI NGHĨA

BQ

Bình quân

BQGQ

Bình quân gia quyền

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DN

Doanh nghiệp

DNSXKD

Doanh nghịệp sản xuất kinh doanh



Hợp ñồng

HðKT

Hợp ñồng kinh tế


HðXK

Hợp ñồng xuất khẩu

HTX

Hợp tác xã

KD

Kinh doanh



Lao ñộng

SP

Sản phẩm

SLSP

Sản lượng sản phẩm

SX

Sản xuất

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TðPTBQ

Tốc độ phát triển bình qn

XK

Xuất khẩu

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1: Xuất khẩu cà phê giai đoạn 1988 – 1998 ................................................. 39
Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam giai ñoạn 2001 – 2005................... 40
Bảng 2.3: Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ 2002 – 2006....................... 42
Bảng 2.4: Sản lượng cà phê thế giới (nghìn bao) ..................................................... 48
Bảng 3.1: Dân số, đơn vị hành chính và diện tích .................................................... 56
Bảng 3.2 : Lượng mưa các tháng trong năm............................................................ 58
Bảng 3.3 : Số giờ nắng các tháng trong năm ........................................................... 59
Bảng 3.4 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm................................................ 60
Bảng 3.5 : Tình hình sử dụng đất của Cơng ty cà phê Thắng Lợi 2004-2006............ 65

Bảng 3.6: Tình hình cơ sở vật chất của Công ty Thắng Lợi (2004-2006).................. 66
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng Lð của Cơng ty cà phê Thắng Lợi 2004-2006 ..................... 67
Bảng 3.8 : Tình hình sử dụng đất của Cơng ty cà phê Tháng 10 2004-2006 ............ 69
Bảng 3.9: Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty Tháng 10 2004-2006 ........ 70
Bảng 3.10: Tình hình lao động của Cơng ty cà phê Tháng 10 2004-2006................. 71
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất cà phê của Công ty cà phê Tháng 10 2004-2006 ........ 78
Bảng 4.2: Tình hình thu mua cà phê của Công ty cà phê Tháng 10 2004-2006 ....... 79
Bảng 4.3: Tiêu chuẩn Công ty cà phê Tháng 10 2004-2006 ..................................... 80
Bảng 4.4: Tình hình dự trữ cà phê của Cơng ty cà phê Tháng 10 2004-2006 .......... 81
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất cà phê của Cơng ty cà phê Thắng Lợi 2004-2006....... 85
Bảng: 4.6 : Tiêu chuẩn Công ty cà phê Thắng Lợi 2004-2006 ................................. 85
Bảng 4.7: Tình hình thu mua cà phê của Công ty Thắng Lợi 2004-2006 ................. 87
Bảng 4.8: Tình hình dự trữ cà phê của Công ty cà phê Thắng Lợi 2004- 2006......... 88
Bảng 4.9: So sánh năng suất và sản lượng 2 Công ty 2004- 2006 ............................ 90
Bảng 4.10: So sánh sản lượng thu mua của 2 Công ty 2004-2006............................ 92
Bảng 4.11: So sánh lượng dự trữ của 2 Công ty 2004-2006 ..................................... 93
Bảng 4.12: Chi phí các yếu tố đầu vào của Cơng ty Tháng 10 2004-2006................ 96
Bảng 4.13: Chi phí các yếu tố đầu vào của Cơng ty Thắng Lợi 2004-2006 .............. 98
Bảng 4.14: Lượng tiêu thụ của Công ty cà phê Thắng Lợi 2004-2006.................... 105
Bảng 4.15: Lượng tiêu thụ của Công ty cà phê Tháng 10 2004-2006 ..................... 106
Bảng 4.16: Gía và lượng cà phê tiêu thụ của Công ty Thắng Lợi năm 2004........... 108
Bảng 4.17: Gía và lượng cà phê tiêu thụ của Công ty Thắng Lợi năm 2005........... 110
Bảng 4.18: Gía và lượng cà phê tiêu thụ của Cơng ty Thắng Lợi 2006 .................. 111
Bảng 4.19: Gía và lượng cà phê tiêu thụ của Công ty Tháng 10 năm 2004 ............ 112
Bảng 4.20:: Gía và lượng cà phê tiêu thụ của Công ty Tháng 10 năm 2005 ........... 113
Bảng 4.21:: Gía và lượng cà phê tiêu thụ của Cơng ty Tháng 10 năm 2006 ........... 114
Bảng 4.22: ðộ co giãn giữa các quý của Công ty Thắng Lợi năm 2004 -2006 ....... 115
Bảng 4.23 : Phần trăm thay ñổi lượng cầu và giá cty Thắng Lợi 2004 – 2006 ...... 117
Bảng 4.24: ðộ co giãn giữa các quý của Công ty Tháng 10 năm 2004 – 2006 ....... 121
Bảng 4.25 : Phần trăm thay ñổi lượng cầu và giá cty Tháng 10 2004 – 2006........ 123


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………iv


Bảng 4.26: ðộ co giãn của 2 Công ty năm 2004 .................................................... 129
Bảng 4.27: ðộ co giãn của 2 Công ty năm 2005 .................................................... 131
Bảng 4.28: ðộ co giãn của 2 Công ty năm 2006. ................................................... 133

DANH MỤC BIỂU ðỒ
TÊN

NỘI DUNG

TRANG

Biểu đồ 2.1: Thị phần các nước xuất khẩu chính ............................................................ 50
Biểu đồ 2.2: Các nước nhập khẩu chính .......................................................................... 51
Biểu ñồ 4.1: So sánh tổng sản lượng của 2 cơng ty 2004-2006 ........................................ 91
Biểu đồ 4.2: So sánh sản lượng thu mua của 2 cơng ty 2004-2006................................... 93
Biểu đồ 4.3: So sánh lượng cà phê dự trữ của 2 công ty 2004-2006................................. 94

DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
TÊN

NỘI DUNG

TRANG

2.1


Thị phần các nước xuất khẩu chính……………………………………………...........58

2.2

Các nước nhập khẩu chính………………………………………………………………59

4.1

So sánh tổng sản lượng của 2 công ty 2004-2006…………………………………….99

4.2

So sánh lượng thu mua của 2 công ty 2004-2006……………………………………101

4.3

So sánh lượng cà phê dự trữ của 2 công ty 2004-2006…………………………….102

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cây cà phê arabica......................................................................................... 29
Hình 2.2: Cây cà phê robusta.......................................................................................... 31
Hình 2.3: Một quán cà phê cổ ở Palestine ....................................................................... 44
Hình 2.4: Quả cà phê chè................................................................................................ 46
Hình 2.6: Bản ñồ sản xuất cà phê thế giới ....................................................................... 49

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………v


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN .............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ðỒ .................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. v
MỤC LỤC ....................................................................................................................... vi
1.

ðẶT VẤN ðỀ................................................................................................... 1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3

ðối tượng, ñịa bàn và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3


1.3.1

ðối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 4

2.1

Cơ sở lý luận và thực tiễn về cung, các yếu tố ảnh huởng ñến cung.................... 4

2.2

Khái niệm .......................................................................................................... 4

2.2.1

Khái niệm cung.................................................................................................. 4

2.2.2

Một số thuật ngữ có liên quan đến cung ............................................................. 6

2.3


Hàm cung và các yếu tố ảnh hưởng.................................................................... 9

2.3.1

Giá cả hàng hóa đang xét (Px).......................................................................... 11

2.3.2

Giá cả các yếu tố đầu vào (Pi).......................................................................... 11

2.3.3
2.3.4
2.3.5

Trình độ cơng nghệ sản xuất (T) ...................................................................... 11
Các chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước (G)………………………………..12
Số lượng nhà sản xuất (N)................................................................................ 12

2.3.6

Kì vọng của người sản xuất (E)........................................................................ 12

2.4

ðộ co giãn ....................................................................................................... 13

2.4.1

Khái niệm - cách tính độ co giãn và phân loại chung........................................ 13


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………vi


2.5

Co giãn cung.................................................................................................... 15

2.5.1

Một số vấn ñề chung........................................................................................ 15

2.5.2

ðộ co giãn cung đối với giá cả hàng hóa ( E SP ) ............................................... 16

2.6

Sự hình thành và phát triển, chế biến và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam ................ 21

2.6.1

Sự hình thành, quá trình phát triển và sản luợng cà phê Việt Nam.................... 21

2.6.2

Sự hình thành và quá trình phát triển cà phê ðăklăk......................................... 24

2.6.3


ðặc ñiểm về cây cà phê Arabica và cây cà phê Robusta ................................... 29

2.6.4

Các chủng loại cà phê ở Việt Nam ................................................................... 32

2.6.5

ðặc ñiểm cơ bản của sản phẩm cà phê ............................................................. 33

2.6.6

Các công nghệ chế biến sau thu hoạch ............................................................. 33

2.6.7

Công nghệ chế biến các dòng sản phẩm ........................................................... 34

2.6.8

Phương pháp bảo quản..................................................................................... 35

2.7

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê ................................................................ 36

2.7.1

ðặc ñiểm của thị trường tiêu thụ cà phê ........................................................... 36


2.7.2

Thị trường tiêu thụ........................................................................................... 37

2.7.3

Những đề tài và cơng trình nghiên cứu liên quan đến cà phê Việt Nam ............ 42

2.8

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê thế giới ...................................................... 43

2.8.1

Vài nét về lịch sử sản xuất cà phê trên thế giới................................................. 43

2.8.2

Tình hình sản xuất cà phê thế giới.................................................................... 48

2.8.3

Tình hình xuất - nhập khẩu cà phê thế giới....................................................... 50

3.

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN .................................................................................... 53

3.1


ðặc ñiểm chung của ñịa bàn nghiên cứu tỉnh ðăklăk ....................................... 53

3.1.1

ðiều kiện tự nhiên ........................................................................................... 53

3.1.2

Tình hình - đặc điểm của Cơng ty cà phê Thắng Lợi ........................................ 62

3.1.3

Tình hình- đặc điểm của Cơng ty cà phê Tháng 10........................................... 67

3.2

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 71

3.2.1

Phương pháp chọn ñịa ñiểm nghiên cứu........................................................... 71

3.2.2

Phương pháp thu thập tài liệu và xử lý số liệu .................................................. 72

3.2.3

Phương pháp phân tích tài liệu ......................................................................... 73


4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 74

4.1

Tình hình sản xuất, thu mua, chế biến và dự trữ của 2 Cơng ty......................... 75

4.1.1

Tình hình sản xuất, thu mua, chế biến và dự trữ của Công ty Tháng 10 ........... 78

4.1.2

Tình hình sản xuất, chế biến, thu mua và dự trữ của Công ty Thắng Lợi .......... 84

4.1.3

So sánh về tình hình họat động SXKD của 2 Công ty 2004-2006 ..................... 89

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………vii


4.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ....................................................................... 94

4.2.1

Phân tích yếu tố về giá cà phê ảnh hưởng ñến cung.......................................... 94


4.2.2

Giá cả các yếu tố ñầu vào ảnh hưởng ñến cung ................................................ 95

4.2.3

Trình độ cơng nghệ sản xuất ảnh hưởng ñến cung cà phê ................................. 98

4.2.4

Các chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước ảnh hưởng đến cung cà phê .............. 100

4.2.5

Số lượng nhà sản xuất ảnh hưởng ñến cung cà phê......................................... 103

4.2.6

Kỳ vọng của người sản xuất........................................................................... 103

4.3

Tình hình tiêu thụ của 2 Cơng ty 2004- 2006 ................................................. 104

4.3.1

Tình hình tiêu thụ của Cơng ty cà phê Thắng Lợi 2004- 2006 ........................ 104

4.3.2


Tình hình tiêu thụ của Cơng ty cà phê Tháng 10 2004- 2006......................... 105

4.4

Tình hình giá cả và lượng cà phê tiêu thụ của mỗi Công ty 2004-2006........... 107

4.4.1

Tình hình giá cả và lượng tiêu thụ của Cty Thắng Lợi 2004-2006 ................. 108

4.4.2

Tình hình giá cả và lượng tiêu thụ của Cty cà phê Tháng 10 2004-2006......... 111

4.5

ðộ co giãn của cung theo giá cà phê từng quý của mỗi Công ty ..................... 114

4.5.1

ðộ co giãn của cung theo giá tại Công ty cà phê Thắng Lợi ........................... 115

4.5.2

ðộ co giãn của cung theo giá tại Cơng ty cà phê Tháng 10............................. 121

4.6

So sánh độ co giãn của cung đối với giá tại 2 Cơng ty 2004-2006 .................. 127


4.6.1

So sánh độ co giãn của 2 cơng ty năm 2004 ................................................... 128

4.6.2

So sánh ñộ co giãn của 2 cơng ty năm 2005 ................................................... 130

4.6.3

So sánh độ co giãn của 2 công ty năm 2006 ................................................... 132

4.7

Những giải pháp thúc ñẩy sản xuất, chế biến và thu mua cà phê..................... 135

4.7.1

Giải pháp tăng năng suất................................................................................ 135

4.7.2

Giải pháp về thu mua ..................................................................................... 137

4.7.3

Giải pháp về dự trữ ........................................................................................ 138

4.7.4


Giải pháp về chất lượng ................................................................................. 138

4.7.5

Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất ............................................................ 139

4.7.6

Giải pháp về vốn............................................................................................ 140

4.7.7

Giải pháp về mở rộng diện tích sản xuất......................................................... 140

4.8

Những giải pháp thiết thực về cung cà phê..................................................... 141

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 144

5.1

Kết luận ......................................................................................................... 144

5.2

Kiến nghị....................................................................................................... 147


Bảng phụ lục 1: Tiêu chuẩn Việt Nam........................................................................... 152
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..……150

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………viii


1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia sản xuất các loại cà phê Robusta và Arabica
với trữ lượng rất lớn và ñược xếp vào vị trí thứ 2 trong ngành sản xuất cà phê
thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất và kinh doanh nơng sản nói chung
và cà phê nói riêng khơng những phụ thuộc vào tác động của các yếu tố tự
nhiên, cơng nghệ sản xuất, chế biến, trình ñộ tổ chức quản lý… mà còn chịu
sự tác ñộng của các quy luật kinh tế thị trường và sự ñiều tiết của chính sách
nhà nước.
Ngày nay, sản xuất và kinh doanh cà phê ñã và ñang khẳng ñịnh thế
mạnh và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại một số
vùng thuộc Tây nguyên và một số tỉnh, thành ven biển miền trung như: Nghệ
An, Quảng Trị…
Trong những năm qua, giá cà phê trong nước và thế giới liên tục tăng
cao là tác nhân chính thúc ñẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển nhằm tăng
lượng cung cà phê, ñáp ứng cầu tiêu dùng cà phê ngày càng cao của mọi tầng
lớp người tiêu dùng trên khắp thế giới.
ðăklăk là một trong các tỉnh Tây ngun có diện tích và sản lượng cà
phê lớn nhất nước. Nơi đây từng nổi tiếng khơng những trong nước mà ngay
cả thế giới cũng biết ñến vùng ñất sản xuất cà phê với tên gọi “cà phê Buôn
Ma Thuột”.
Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất cà phê khác trong tỉnh, Công ty

Cà phê Tháng 10 và Công ty cà phê Thắng Lợi là 2 doanh nghiệp Nhà nước
cùng tham gia trong lĩnh vực SX- KD cà phê với quy mô khá lớn. Trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………1


những năm qua, với nguồn lực và khả năng ñáp ứng lượng cung cà phê cho
thị trường nội ñịa cũng như xuất khẩu ñã mang lại một số thành quả đáng
khích lệ. Song nhìn từ thực tế cho thấy, 2 Cơng ty vẫn chưa phát huy hết nội
lực sẵn có của mình để tạo nguồn cung cà phê, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản
phẩm nhằm hướng tới ổn ñịnh lâu dài mang tính chiến lược, chủ động tiếp cận
thị trường một cách nhạy bén, tích cực.
Những năm qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu về những giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê, hiệu quả kinh tế dây chuyền chế
biến cà phê, các biện pháp nâng cao chất lượng cà phê…Tuy nhiên, chưa có
những nghiên cứu về ñộ co giãn của cung theo giá cà phê tại Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp trong ngành sản xuất- kinh doanh cà phê nói riêng
nhằm xác ñịnh lượng cung cà phê ra thị trường trong từng giai đoạn cụ thể.
ðể đóng góp một phần cho sự nghiệp chung của cà phê Tây ngun,
đồng thời góp phần cho sự phát triển bền vững của một số doanh nghiệp
thuộc ñịa bàn tỉnh ðăklăk. Câu hỏi ñặt ra là:
- Ảnh hưởng của giá tới lượng cung cà phê như thế nào?
- Làm thế nào ñể xác ñịnh lượng cung cà phê khi giá thay ñổi?
- Nhà nước nên áp dụng chính sách thuế đối với ngành SX-KD cà phê
như thế nào để bảo đảm lượng cung khi có sự thay đổi về giá.
Vì thế, chúng tơi mạnh dạn chọn ñề tài :
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ñến cung và ñộ co giãn của cung
theo giá cà phê tại Công ty Cà phê Tháng 10 và Công ty cà phê Thắng
Lợi tỉnh ðăklăk”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ñến cung và ñộ co giãn của cung theo
giá cà phê tại Công ty Cà phê Tháng 10 và Công ty cà phê Thắng Lợi tỉnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………2


ðăklăk. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thúc ñẩy sản xuất– kinh doanh và
ñẩy mạnh tiêu thụ cà phê ở thị trường này trong giai ñoạn tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hố được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về cung, các yếu
tố ảnh hưởng ñến cung và ñộ co giãn của cung theo giá cà phê.
- Xác ñịnh lượng cung và giá cà phê tại từng thời điểm của 2 Cơng ty.
- Tính độ co giãn của cung theo giá cà phê qua các năm.
- ðề xuất các giải pháp sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ cà phê
nhằm thúc đẩy sản xuất - kinh doanh tại 2 Cơng ty.
1.3 ðối tượng, ñịa bàn và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ñến cung và ñộ co giãn của cung theo
giá cà phê tại thị trường trong khu vực Công ty cà phê Tháng 10 và Công ty
cà phê Thắng Lợi tỉnh ðăklăk.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
♦ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
ñến cung và ñộ co giãn của cung theo giá cà phê.
♦ Phạm vi nghiên cứu về không gian: ðề tài tập trung nghiên cứu tại 2
Công ty cà phê Tháng 10 và Công ty cà phê Thắng Lợi tỉnh ðăklăk.
♦ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ tháng 1 ñến tháng 6 năm 2007.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………3



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về cung, các yếu tố ảnh huởng ñến cung và
ñộ co giãn của cung
2.2 Khái niệm
2.2.1 Khái niệm cung
Cung là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người sản xuất (với tư cách là
người bán) có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau (mức giá có
thể chấp nhận được) trong phạm vi khơng gian và thời gian nhất định khi các
yếu tố khác khơng thay đổi [1].
Qua khái niệm này, chúng ta cần lưu ý những vấn ñề sau:
♦ Thứ nhất: ðiều kiện hình thành cung, tức là điều kiện để diễn ra hành
vi bán hàng trên thị trường. Muốn hành vi này diễn ra trên thị trường cần phải
có đủ hai điều kiện xảy ra cùng một lúc. ðó là:
- Người sản xuất có hàng hóa (điều kiện cần): Có nghĩa là nhà sản xuất
có đủ hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu thị trường.
- Họ sẵn sàng bán (điều kiện đủ): Có nghĩa là người bán sẵn sàng cung
cấp lượng hàng hóa đó nếu có đủ người mua chúng.
♦ Thứ hai: Cần phân biệt giữa cung ứng và cung hàng hóa.
- Cung ứng thể hiện mong muốn của người sản xuất về việc bán hàng hóa.
- Cung ám chỉ hành vi cung ứng phù hợp với cầu thị trường. ðiều đó có
nghĩa là, chỉ có hành vi cung ứng nào của người bán ñáp ứng ñúng nhu cầu thị
trường thì nó mới trở thành cung của thị trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………4


♦ Thứ ba: Cung thị trường ñược tập hợp từ cung của các nhà sản xuất có
tham gia thị trường.
Như vậy, quy mơ cung thị trường một loại hàng hóa nào đó phụ thuộc
vào cung của các cá nhân sản xuất loại hàng hóa này.

- Cung cá nhân: Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà 1 cá nhân có khả
năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau tại một thời ñiểm nhất ñịnh,
với các yếu tố khác khơng đổi.
- Cung thị trường: là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi người
có khả năng và sẵn sàng bán với các mức giá khác nhau tại một thời ñiểm
nhất ñịnh với các yếu tố khác khơng đổi.
Cung thị trường = Tổng cung cá nhân theo chiều ngang.
S
TT

Q

n

= ∑ qiS
i =1

Trong đó:

S
QTT
: Lượng cung của thị trường tại mỗi mức giá.

qiS : Lượng cung của một cá nhân tại mỗi mức giá.
♦ Thứ tư: Cung thị trường phải được xác định trong phạm vi khơng gian
và thời gian nhất định. ðiều đó có nghĩa là, khi nghiên cứu thị trường ta phải
cố ñịnh yếu tố khơng gian (xảy ra ở đâu?) và cố định yếu tố thời gian (xảy ra
vào lúc nào?).
♦ Thứ năm: Khi nghiên cứu quan hệ giữa giá cả và cung thị trường hàng
hóa, người ta thường giả định các yếu tố khác khơng thay đổi [2].

- Giải thích: Cung thị trường là một bức ảnh chụp nhanh của thị trường
tại một thời điểm nhất định vì trong khoảng thời gian rất ngắn đó, các yếu tố
ảnh hưởng đến cung chưa kịp thay đổi để có thể phá vỡ mối quan hệ giữa giá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………5


và lượng cung. Do đó, khi phân tích khái niệm cung, chúng ta cũng phải có
giả thuyết là các yếu tố khác khơng đổi.
Bởi vì, ngồi giá cả hàng hóa ñang xét, cung còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nữa. Chỉ cần một trong các yếu tố ảnh hưởng ñến cung thay ñổi sẽ
làm mối quan hệ ban ñầu giữa giá và lượng, tức là với các mức giá ñó sẽ có
những lượng cung mới tương ứng với nó và cung mới sẽ được hình thành.
-Ý nghĩa: Xác định lượng hàng hóa dịch vụ bán trên thị trường ứng với
mỗi mức giá cho phù hợp với cầu trên thị trường [2].
2.2.2 Một số thuật ngữ có liên quan đến cung
Ngoài những khái niệm trên, khi nghiên cứu cung chúng ta cần phải
quan tâm tới một số thuật ngữ sau:
2.2.2.1 Lượng cung
- Khái niệm
Lượng cung là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người sản xuất có khả
năng và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác khơng đổi).
Như vậy, lượng cung chỉ ra rằng:
Tại một mức giá nào đó thì những người sản xuất bán ra thị trường một
lượng hàng hóa là bao nhiêu? [2]
- Phân biệt cung và lượng cung
- Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ bán trên thị trường ứng với
mỗi mức giá khác nhau khi các yếu tố khác khơng đổi.
- Lượng cung là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người sản xuất
có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác khơng

đổi). Lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể [2].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………6


2.2.2.2 ðường cung
a/ ðặc trưng của ñường cung
ðường cung phổ biến của thị trường hàng hóa dịch vụ thường có 2 đặc
trưng cơ bản: đường cong dốc lên về phía phải.
- ðường cung thị trường là đường cong bởi vì nó được tập hợp từ đường
cung cá nhân các nhà sản xuất có tham gia thị trường. Ở cùng một mức giá, các
nhà sản xuất có điều kiện khác nhau sẽ bán ra một lượng khơng giống nhau. Vì
vậy, nếu cộng theo chiều ngang ñường cung của các cá nhân theo từng mức giá
ta có đường cung thị trường hàng hóa đó và đó là một đường cong.
- ðường cung thường dốc lên phía phải cho biết: Khi giá cả tăng lên nhà
sản xuất sẽ bán ra một lượng nhiều hơn trước [1].
- Giải thích: Nếu chi phí sản xuất ra một đơn vị hàng hóa khơng đổi, khi
giá cả của háng hóa tăng lên đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận cho các nhà
sản xuất. Chính điều này tạo ra ñộng lực cho các nhà sản xuất mở rộng quy
mô, làm tăng lượng cung trên thị trường.
P
S
P3
P2
P1

Q1

Q2 Q3


Q

ðồ thị 2.1: ðường cung thị trường hàng hóa dịch vụ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………7


Khi giá cả tăng sẽ lôi kéo thêm một số nhà sản xuất tham gia vào thị
trường và làm cho lượng cung tăng lên.
b/ Các đường cung đặc biệt
Ngồi đường cung phổ biến đã nghiên cứu, chúng ta cịn gặp một số
trường hợp ngoại lệ của ñường cung (ñường cung đặc biệt).
Trường hợp 1 (hình 2.2a): ðường cung tuyến tính dốc lên trên thể hiện
mối quan hệ tuyến tính giữa giá cả P và lượng cung QS tức là: Khi P tăng
hoặc giảm một lượng ∆P thì lượng cung cũng tăng hoặc giảm một lượng ∆Q.
P

S

(a)

P

(b)

S
Q

P


Q
P

S

(c)
P1

(d)

S

Q

Q1

Q

ðồ thị 2.2: Các ñường cung đặc biệt: tuyến tính, dốc xuống dưới, nằm ngang, thẳng đứng

- Trường hợp 2 (hình 2.2b): ðường cung dốc xuống dưới về phía phải.
Khi giá giảm thì lượng cung QS sẽ tăng và ngược lại.
- Trường hợp 3 (hình 2.2c): ðường cung nằm ngang so với lượng cung.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………8


Tại mức giá thịnh hành P1 của thị trường, nhà sản xuất sẽ bán ra bất cứ
khối lượng nào.
- Trường hợp 4 (hình 2.2d): ðường cung thẳng đứng.

ðường cung thẳng ñứng cho biết dù giá cả tăng hay giảm không làm
lượng cung thay đổi. ðây là hình ảnh đường cung ñất ñai trong dài hạn. ðất
ñai là sản phẩm do thiên nhiên ban tặng cho loài người và chỉ ban tặng một
lần duy nhất. Cho nên về lâu dài tổng diện tích đất đai là cố định. Do đó sự
thay đổi giá th đất sẽ khơng ảnh hưởng gì đến lượng cung ñất ñai [1].
2.2.2.3 Luật cung
- Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giá và lượng cung- với ñiều kiện các
yếu tố khác khơng đổi. Các nhà kinh tế ñã ñưa ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa
giá và lượng cung. Mối quan hệ này ñược phát biểu thành quy luật như sau:
“Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ ñược cung trong khoảng thời gian ñã
cho tăng lên khi giá cả hàng hóa tăng và ngược lại- với ñiều kiện các yếu tố
khác không ñổi”.
- Tại sao giá cả hàng hóa càng cao lại dẫn tới lượng cung càng tăng lên?
Luật cung là luật của người sản xuất (người bán) vì họ ln muốn bán
đắt. ðộ dốc hay mức ñộ dốc lên của ñường cung sẽ phản ánh cụ thể mức ñộ
phản ứng trong hành vi của người bán khi giá hàng hóa dịch vụ thay đổi [2].
2.3 Hàm cung và các yếu tố ảnh hưởng
- Cung hàng hóa trên thị trường phụ thuộc và rất nhiều yếu tố. Do vậy,
ñể biểu hiện mối quan hệ giữa cung hàng hóa và các yếu tố xác định nó người
ta thường sử dụng một hàm số gọi là hàm số của cung hay cịn gọi là hàm
cung.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………9


Dạng tổng quát:
Hàm cung thị trường có dạng tổng quát:
QS (x,t) = f(PX; Pi; T; G; N; E...)
Trong đó: QS (x,t) là cung hàng hóa X xác định trong khoảng thời gian t
(t là thời gian nghiên cứu cung: ngày, tháng, q, năm cụ thể) đóng vai trị là

hàm cung.
PX: Giá cả hàng hóa đang xét.
Pi: Giá cả các yếu tố đầu vào.
T: Cơng nghệ sản xuất.
G: Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
N: Số lượng người sản xuất.
E: Kỳ vọng người sản xuất.
- Cung hàng hóa X cùng một lúc phụ thuộc vào sự thay ñổi tất cả các
yếu tố trên nhưng ñể ñơn giản trong nghiên cứu người ta thường dựa vào 2
giả ñịnh sau ñây:
Thứ nhất: ðể nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố đến cung hàng
hóa, người ta thường giả sử các yếu tố khác khơng đổi.
Thứ hai: Hàm cung có dạng tuyến tính, tức là quan hệ giữa từng yếu tố
với cung là quan hệ tuyến tính. Chẳng hạn hàm cung phụ thuộc vào giá hàng
hóa có dạng: QS = a2P + b2
Trong đó:
QS là lượng cung hàng hóa X với vai trị hàm số.
PX là giá hàng hóa X với vai trị là biến số.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………10


Tham số a2 thể hiện quan hệ tuyến tính giữa PX và QS (Khi PX tăng hoặc
giảm 1 ñơn vị thì QS tăng hoặc giảm tương ứng a2 đơn vị). Vì vậy, a2 ln có
trị số dương (a2 > 0).
Tham số b2 là một hằng số cho biết ảnh hưởng khơng đổi của các yếu tố
khác (ngồi PX) [16].
2.3.1 Giá cả hàng hóa đang xét (PX)
Nếu các yếu tố khác khơng đổi, giá cả của hàng hóa hoặc dịch có quan hệ
tỷ lệ thuận với lượng cung. Giống như sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả ñến

lượng cầu, khi giá cả của hàng hóa thay đổi làm di chuyển ñường cung [1].
2.3.2 Giá cả các yếu tố ñầu vào (Pi)
- ðể tiến hành các hoạt ñộng kinh doanh, các nhà sản xuất phải mua
hoặc thuê các yếu tố ñầu vào (thuê ñịa ñiểm kinh doanh, mua nguyên nhiên
vậy liệu, th lao động ...). Do đó, giá cả các yếu tố đầu vào của q trình sản
xuất tác động rất lớn tới quyết ñịnh cung của doanh nghiệp.
- Nếu các yếu tố khác khơng đổi, giá của các yếu tố ñầu vào giảm dẫn
tới chi phí sản xuất giảm tạo cơ hội cho người sản xuất kiếm ñược lợi nhuận
cao hơn. Khi đó các nhà sản xuất sẽ mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh và
bán nhiều hàng hóa hơn làm cho cung thị trường tăng lên. Và ngược lại.
- Khi giá cả các yếu tố ñầu vào thay ñổi làm dịch chuyển ñường cung.
Nếu Pi tăng lên dẫn ñến lượng cung giảm làm cho ñường cung dịch chuyển về
phía trái hoặc ngược lại [1].
2.3.3 Trình độ cơng nghệ sản xuất (T)
Công nghệ thể hiện phương pháp phối hợp ñầu vào ñể tạo ra sản phẩm.
Nó là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, nếu cơng nghệ được cải tiến sẽ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm với

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………11



×