Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.9 KB, 6 trang )

Kỷ yếu hội thảo khoa học

77

ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Nguyễn Đình Đại Dương
Khoa GDTH, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế
Tóm tắt: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng
mới từ tháng 7/2017 và được chính thức áp dụng ở lớp 1 vào năm học 2019 - 2020.
Theo đó mục tiêu và yêu cầu giáo dục mới cũng đòi hỏi phải làm thế nào để đào tạo
ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi này. Vấn đề này đang đặt ra bài
toán cho các cơ sở giáo dục đại học nói chung và các trường sư phạm nói riêng phải
đổi mới mơ hình đào tạo để tạo ra thế hệ giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chương trình
giáo dục phổ thơng mới. Bài viết đề cập đến những xu hướng học tập mới của sinh
viên sư phạm trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số biện pháp trong đổi mới đào
tạo giáo viên trong các trường sư phạm nhằm đáp ứng các yêu cầu của Chương trình
giáo dục phổ thơng mới.
1. Mở đầu
Chương trình giáo dục phổ thơng mới sẽ được bắt đầu thực hiện ở lớp 1 vào năm
học 2020-2021 [2]. Công tác tổ chức bồi dưỡng triển khai thực hiện chương trình giáo
dục phổ thơng (CTGDPT) 2018 đã chính thức được khởi động theo Kế hoạch bồi
dưỡng do Bộ GDĐT ban hành cuối tháng 3/2019. Trong đó, việc chuẩn bị về đội ngũ
thực hiện CTGDPT 2018 là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.
Bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên đang công tác nâng cao năng
lực, tiếp cận CTGDPT mới thì tại các trường sư phạm, những môn mới, hoạt động
trải nghiệm sáng tạo và những định hướng năng lực mới của CTGDPT là những định
hướng cần thiết để thay đổi nhằm đáp ứng ngay từ bây giờ nếu khơng muốn bị động.
Chính những vấn đề này đặt ra cho các trường sư phạm những thách thức về đổi mới
công tác đào tạo giáo viên để sau khi tốt nghiệp ra trường, giáo viên có thể đảm đương
được trách nhiệm giáo dục và dạy học học sinh để có thể học lên hoặc đi vào cuộc


sống lao động với những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng CTGDPT mới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các xu hướng học tập của sinh viên sư phạm trong giai đoạn hiện nay
trước yêu cầu của CTGDPT mới
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động và ảnh hưởng đến giáo dục làm cho giáo
dục thay đổi để phục vụ cho sự phát triển của cuộc cách mạng này [3]. Trong nền giáo
dục 4.0, có thể kể đến một số xu hướng học tập của sinh viên nói chung và sinh viên
sư phạm nói riêng như sau:
- Học tập có thể được thực hiện bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào. Các công cụ học trực
tuyến mang lại cơ hội tuyệt vời cho việc học tập từ xa, và tự học của sinh viên.
- Việc học sẽ được cá nhân hóa cho từng sinh viên và sinh viên sẽ được giao các
nhiệm vụ khó hơn chỉ sau khi đạt được một mức độ thành thạo nhất định.
- Sinh viên có một sự lựa chọn trong việc xác định cách họ muốn học. Mặc dù kết


78

Kỷ yếu hội thảo khoa học

quả học tập của khóa học được thiết lập bởi các tổ chức/cơ quan chịu trách nhiệm về
tài liệu giáo khoa nhưng học sinh vẫn được tự do lựa chọn các công cụ hoặc kĩ thuật
học tập mà họ thích.
- Sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều bài học dựa trên dự án. Họ được yêu cầu
phải áp dụng kiến thức và kĩ năng của mình trong việc hồn thành một vài dự án ngắn
hạn. Bằng cách tham gia vào các dự án, họ thực hành các kĩ năng tổ chức, cộng tác và
quản lí thời gian hữu ích trong sự nghiệp học tập suốt đời trong tương lai của mình.
- Sinh viên sẽ được tiếp xúc với thực hành nhiều hơn nữa thông qua kinh nghiệm
thực địa như thực tập, các dự án cố vấn và các dự án hợp tác.
- Sinh viên sẽ được tiếp xúc với dữ liệu lớn, trong đó họ được yêu cầu áp dụng kiến
thức lí thuyết của mình để đưa ra những suy luận logic liên quan đến dữ liệu đó; và

máy tính sẽ thực hiện phân tích thống kê, dự đốn các xu hướng trong tương lai được
phân tích rút ra từ tập dữ liệu.
- Sinh viên sẽ được đánh giá theo những tiêu chuẩn khác nhau và việc đánh giá
sẽ vận dụng những tiêu chuẩn mới so với các tiêu chuẩn cũ đang áp dụng. Kiến thức
thực tế của sinh viên có thể được đánh giá trong quá trình học tập, nhưng việc đánh
giá năng lực vận dụng kiến thức của sinh viên có thể được kiểm tra khi họ thực hiện
các dự án học tập trong thực tiễn.
- Ý kiến của sinh viên sẽ được xem xét trong việc thiết kế và cập nhật giáo trình
hàng năm. Việc thiết kế và cập nhật giáo trình cịn phụ thuộc đầu vào của sinh viên
vì căn cứ vào chất lượng đầu vào của sinh viên có thể thiết kế nội dung mới, phù hợp
với trình độ của họ hơn cho từng năm học.
- Sinh viên sẽ trở nên độc lập hơn trong việc học tập của chính mình, do đó buộc
giảng viên phải đảm nhận một vai trò mới với tư cách là người hướng dẫn.
Các xu hướng của giáo dục hiện đại cho thấy sự thay đổi vai trò của cả sinh viên
và giảng viên, trong đó giảng viên đóng vai trị người hướng dẫn để hỗ trợ quá trình
chuyển đổi và vấn đề này đã được nhiều nghiên cứu cho rằng đây không phải là mối
đe dọa đối với việc giảng dạy ở đại học mà nó mở ra một trang mới cho giáo dục đại
học hướng tới đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu của xã hội.
2.2. Đổi mới mơ hình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm
Trước các xu hướng học tập mới của người học, các trường sư phạm muốn đào
tạo ra đội ngũ giáo viên để có thể dạy học đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới phải nhanh
chóng thích ứng và chuyển đổi cơng tác đào tạo, cụ thể như sau:
2.2.1. Chuyển đổi mơ hình đào tạo giáo viên
Đứng trước yêu cầu của CTGDPT mới, các trường sư phạm phải chuyển đổi sang
mơ hình phát triển năng lực người học, tổ chức một nền giáo dục mở, linh hoạt và đa
dạng; chuyển từ phát triển đào tạo chủ yếu theo số lượng sang việc chú trọng cả chất
lượng và hiệu quả; chuyển từ chú trọng giáo dục nhân cách sang kết hợp giáo dục
nhân cách với phát huy tiềm năng tối đa của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng mơ hình
kĩ thuật sư phạm kiểu mới đảm bảo 4 yếu tố: Hoạt động học tập (chương trình và kế
hoạch mơn học); Hình thức học tập (lí thuyết, thực hành, thực nghiệm, thực tập thực



Kỷ yếu hội thảo khoa học

79

ảo,…); Công cụ hỗ trợ (phịng học, phịng máy tính, phần mềm, bảng tương tác,…);
Tư thế học tập (đứng, ngồi, đối diện, bàn tròn,…).
2.2.2. Xây dựng chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra sinh viên tốt nghiệp sư phạm
a) Xây dựng chuẩn đầu vào sinh viên sư phạm
Yếu tố chuẩn đầu vào các trường sư phạm trước đến giờ chưa được quan tâm đúng
mức cho đến những năm gần đây khi Bộ GD&ĐT kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề
tuyển sinh đầu vào của các trường sư phạm bằng những quy định về điểm sàn.
Hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới khi tuyển sinh viên đầu vào
ngoài việc kiểm tra kiến thức, kĩ năng còn quan tâm đến đánh giá phẩm chất năng
lực người dự tuyển. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, các trường sư phạm muốn
nâng cao chất lượng học tập của sinh viên càng cần phải quan tâm đến yếu tố đầu vào.
Nghĩa là muốn trở thành sinh viên sư phạm ngoài việc kiểm tra kiến thức, kĩ năng bắt
buộc cịn phải có các phẩm chất năng lực như:
- Có khả năng chủ động sáng tạo;
- Có kiến thức về công nghệ thông tin và kĩ thuật số;
- Có khả năng giao tiếp;
- Có khả năng làm việc cộng tác;
- Có khả năng thích nghi;
- Có tư duy phân tích phản biện;
- Có khả năng kết nối và tương tác cao;
- Có khả năng làm nhiều việc một lúc;
- Có khả năng học tập suốt đời;
- Cơng dân toàn cầu;
- Yêu nghề, yêu trẻ, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục…

b) Xây dựng chuẩn đầu ra sinh viên tốt nghiệp sư phạm
Chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp sư phạm từ trước đến nay đã được nhiều cơ
sở đào tạo giáo viên trong và ngoài nước xác định gồm 2 cấu phần chính: giá trị nghề
nghiệp và năng lực nghề nghiệp. Trong nhóm giá trị nghề nghiệp thường được xác
định gồm 3 nhóm: giá trị hướng vào học sinh; giá trị mang bản sắc người giáo viên;
giá trị phục vụ nghề nghiệp. Nhóm năng lực nghề nghiệp gồm có 3 nhóm: nhóm năng
lực nền tảng; nhóm năng lực chuyên ngành và nhóm năng lực nghiệp vụ sư phạm.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của CTGDPT mới, ngoài những nhóm về giá trị và năng
lực nghề đã xác định ở trên, cần bổ sung thêm những năng lực cho sinh viên sư phạm
như: năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sáng tạo, năng lực thích
ứng với sự thay đổi, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực lãnh đạo, năng lực phát
triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo, năng lực dạy học tích hợp và phân hố,
năng lực phát triển nghề nghiệp. Các năng lực này trong quá trình đào tạo được bổ
sung và hoàn thiện cũng như làm rõ hơn trong các nhóm năng lực nghiệp vụ sư phạm
và giá trị nghề nghiệp của sinh viên sư phạm.
2.2.3. Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo giáo viên
a) Phát triển chương trình đào tạo


80

Kỷ yếu hội thảo khoa học

Đây là nội dung quan trọng nhất trong các trường sư phạm bởi vì chương trình
đào tạo là cơng cụ để thực hiện mục tiêu và chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học.
Chương trình đào tạo phải được xây dựng phù hợp với trình độ đại học sư phạm và yêu
cầu của nguồn nhân lực trong Cách mang công nghiệp 4.0; lấy người học làm trung
tâm, chọn lọc những vấn đề cốt lõi, dạy học phân hoá tiến tới cá thể hoá.
Nội dung chương trình cần được tổ chức, xây dựng và triển khai theo hướng tích
hợp ứng dụng, tăng cường học ngoại ngữ, thực hành, thực tập, khuyến khích sự sáng

tạo và đổi mới. Mặt khác chương trình đào tạo cần được xây dựng thưo hướng mở (cho
phép thường xuyên cập nhật kiến thức mới, sử dụng giáo trình, khai thác học liệu một
cách linh hoạt), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn
ngành sư phạm.
Việc phát triển chương trình đào tạo có thể theo các bước như sau:
Bước 1: Phân tích bối cảnh giáo dục trước ảnh hưởng của tồn cầu hố, hội nhập
quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động ảnh hưởng của chúng đến các cơ sở
đào tạo giáo viên.
Bước 2. Xác định mục tiêu chung (phẩm chất và năng lực sinh viên sư phạm) và
mục tiêu cụ thể (kiến thức, kĩ năng, mức tự chủ và trách nhiệm nào cần giáo dục cho
người học) của chương trình đào tạo để hướng tới nội dung chương trình đào tạo phù
hợp.
Bước 3. Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo Khung trình độ quốc
gia (kiến thức, kĩ năng, mức tự chủ và trách nhiệm) để đảm bảo nội dung chương trình
đạt tối thiểu bằng trình độ bậc học khu vực và quốc tế.
Bước 4. Xác định mục tiêu chung (tham gia chuyển tải những thành phần phẩm
chất năng lực nào của chuẩn đầu ra chương trình) và mục tiêu cụ thể (giáo dục và rèn
luyện cho sinh viên kiến thức, kĩ năng, mức tự chủ và trách nhiệm) thuộc môn học.
Bước 5. Xây dựng chuẩn đầu ra môn học để xác định những kiến thức, kĩ năng,
mức tự chủ và trách nhiệm của người học tối thiểu phải đạt khi tích luỹ được tín chỉ
mơn học.
Bước 6. Xây dựng chương trình đào tạo bằng cách chọn các mơn học tham gia
chuyển tải chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Bước 7. Xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập môn học dùng để dạy và học, đồng
thời để đánh giá người học đạt chuẩn đầu ra môn học. Như vậy có thể cho rằng đạt
chuẩn đầu ra tất cả các mơn học trong chương trình tức là đạt chuẩn đầu ra chương
trình đào tạo.
b) Tổ chức quá trình đào tạo
Việc tổ chức q trình đào tạo ngồi việc triển khai theo mơ hình cũ như lớp học
truyền thống, lớp học chủ động cần mở rộng thêm các mơ hình lớp học online, lớp học

ảo và lớp học kết hợp tất cả các mơ hình trên (e-learning).
Ngồi ra các nội dung thực hành, thực tập sư phạm nên chú trọng vào môi trường
thực địa tại phổ thông và đặc biệt chú trọng mơ hình thực tập ảo giúp sinh viên có
được những kinh nghiệm thực tế tốt nhất để sau khi tốt nghiệp ra trường họ có thể trở


Kỷ yếu hội thảo khoa học

81

thành giáo viên thực thụ đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới.
2.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên
Trong đào tạo giáo viên, cùng với các điều kiện đảm bảo chất lượng khác thì đội
ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo và là điều kiện để triển khai các
mơ hình dạy học tiên tiến. Bước sang thế kỉ XXI, người học có nhiều thay đổi mạnh
mẽ, do đó giảng viên sẽ phải thay đổi để thích ứng. Vai trị, chức năng và các yêu cầu
đối với giảng viên phải thay đổi nhất là trong bối cảnh bùng nổ của cách mạng 4.0.
Vai trò của giảng viên thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn
luyện và tạo ra môi trường học tập. Giảng viên phải là cố vấn giúp học viên điều chỉnh
chất lượng và độ giá trị nguồn thông tin, kiến thức mới, phải là nhà chun mơn có
đầu óc mở, biết phê phán độc lập, hợp tác, cộng tác tích cực và điều giải giữa người
học với những gì họ cần biết. Phải định hướng vào công nghệ và chịu trách nhiệm
không chỉ với việc dạy của mình mà cịn với việc học của trị nữa. Họ phải quan tâm
đến nhu cầu của từng sinh viên trong lớp học không đồng nhất, tạo môi trường học
tập lấy sinh viên làm trung tâm để nỗ lực học xuất sắc và có cơ hội học tập theo lối
truy vấn, năng động. Giảng viên cần đáp ứng các chuẩn chương trình đào tạo để tăng
cường sức sáng tạo, tính tị mị ham hiểu biết và động cơ học tập của trò. Giảng viên
cần chủ động cập nhật, trang bị cho mình các kiến thức và kĩ năng cũng như thái độ
để thực hiện việc dạy học cho sinh viên có năng lực đáp ứng việc triển khai giảng dạy
theo CTGDPT mới: các kiến thức liên môn, dạy học tích hợp, các kiến thức khoa học

cơng nghệ mới, các kĩ năng sử dụng các cơng cụ dạy học tích hợp, hiện đại như sử
dụng các công cụ ICT để đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học; đặc
biệt có các kiến thức và kĩ năng về sáng tạo, sáng nghiệp để đào tạo các năng lực này
ở người học. Giảng viên cịn cần đảm bảo mơi trường xung quanh an tồn trên lớp học
và duy trì mối quan hệ với sinh viên và đồng nghiệp đảm bảo cùng nhau phát triển
chuyên môn nghề nghiệp.
2.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất
Để triển khai mơ hình đào tạo mới, các trường sư phạm cần đầu tư nâng cấp cơ sở
vật chất thiết yếu như diện tích đất đai, diện tích xây dựng các khơng gian học tập và
làm việc theo quy mơ đào tạo. Nâng cấp và hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin, cung cấp trang thiết bị công nghệ, kĩ thuật hiện đại và đồng bộ, các
phương tiện nghe nhìn, máy tính, các phần mềm phục vụ việc dạy và học, kiểm tra
đánh giá. Trong đó đặc biệt chú ý tới việc xây dựng và chuyển đổi, hồn thiện các
khơng gian học tập cho sinh viên nhất là không gian về công tác thực hành và thực
tập sư phạm. Hiện nay, mô hình các trường thực hành các cấp (mầm non thực hành,
tiểu học thực hành, THCS, THPT…) đang thể hiện nhiều ưu điểm và lợi thế, giúp sinh
viên nâng cao năng lực giảng dạy và các kĩ năng đáp ứng yêu cầu của nghề giáo xuyên
suốt trong quá trình học tập tại trường. Do đó cần nghiên cứu, đề xuất, học tập và tìm
các biện pháp để xây dựng và triển khai hoạt động cho mơ hình các trường thực hành
sư phạm liên cấp trực thuộc các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm.
3. Kết luận


82

Kỷ yếu hội thảo khoa học

Mỗi giai đoạn của đất nước đều tác động làm cho nền giáo dục thay đổi để thích
ứng với sự phát triển và nhu cầu của nguồn nhân lực và việc ứng dụng CTGDPT mới
hiện nay đag đặt ra cho giáo dục nhiều vấn đề để các cơ sở đào tạo sinh viên cần

nhanh chóng cập nhật và cải tiến đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nó. Các cơ sở giáo
dục nói chung và các trường sư phạm nói riêng cần phải dựa trên những yêu cầu của
xã hội, của nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội để tiến hành cải cách đổi mới công
tác đào tạo trong nhà trường. Đặc biệt là các trường sư phạm - cái nôi đào tạo giáo viên
- phải tiến hành cải cách đào tạo giáo viên để sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có
năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực
của học sinh mà CTGDPT mới hướng tới. Việc cải cách đào tạo giáo viên phải căn cứ
vào các yêu cầu cần đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực để đặt ra những
yêu cầu về công nghệ, phương pháp dạy học. Từ đó tiến hành đổi mới chuyển đổi mơ
hình đào tạo giáo viên, phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo, nâng cao
năng lực quản lí và năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên, đầu tư nâng cấp cơ sở
vật chất nhất là không gian thực tập sư phạm. Thực hiện thành công công cuộc đổi
mới đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm đáp ứng việc thực hiện CTGDPT mới
hiện nay là yếu tố then chốt giúp cho công cuộc đổi mới giáo dục hồn thành sứ mệnh
của mình và thu hẹp khoảng cách với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Tuấn Anh, Đào Trung Thành (2018), Hướng nghiệp 4.0, Nxb Thanh niên.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
3. Ngô Thị Kim Dung (2018), Phương thức tổ chức dạy và học đại học trong kỉ
nguyên kĩ thuật số, Kỉ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động
đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Nxb Đà Nẵng.
4. Lê Đức Ngọc (2018), Phát triển chương trình đào tạo và hoạt động dạy học đại
học đáp ứng thời đại và cách mạng công nghiệp 4.0, Kỉ yếu hội thảo khoa học: Đổi
mới căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Nxb
Đà Nẵng.
5. NIE (National Institute of Education) (2009), A teacher education model for
21st century, A report by the National institute of education, Singapore.
6. Partnership for 21 st century learning . />7. Shah (2014), The Future of classroom: the role of teachers needs a relook in
digital era, Retrieved from the-role-of-teachers-needs-a-relook-in-digital-era/99/print/.
8. vai-tro-cua-nguoi-thay-post172145.gd.




×