Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

3 3 3 9 những mảnh hồn trần của đặng thân từ góc nhìn diễn ngôn hậu hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.77 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐINH THỊ KIM TUYẾT

3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN] CỦA ĐẶNG THÂN
TỪ GÓC NHÌN DIỄN NGƠN HẬU HIỆN ĐẠI

Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN

Đà Nẵng, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Kim Tuyết



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 10
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn........................................................................ 11
6. Bố cục luận văn ................................................................................... 11
CHƯƠNG 1. DIỄN NGÔN HẬU HIỆN ĐẠI VÀ 3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH
HỒN TRẦN] CỦA ĐẶNG THÂN ................................................................ 12
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DIỄN NGÔN VĂN HỌC VÀ DIỄN NGƠN
HẬU HIỆN ĐẠI.............................................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm diễn ngơn ..................................................................... 12
1.1.2. Từ diễn ngôn đến diễn ngôn văn học ............................................ 17
1.1.3. Diễn ngôn văn học trong các sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện
đại ở Việt Nam sau 1975......................................................................... 21
1.2. ĐẶNG THÂN VÀ “CUỘC PHIÊU LƯU TRONG CÁI VIẾT” ............ 30
1.2.1. Đặng Thân và quá trình bắt nhịp với văn học đương đại Việt Nam. 30
1.2.2. “Cuộc phiêu lưu trong cái viết” của Đặng Thân ........................... 33
CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG 3.3.3.9 [NHỮNG
MẢNH HỒN TRẦN] TỪ GĨC NHÌN DIỄN NGÔN HẬU HIỆN ĐẠI .. 42
2.1. THẾ GIỚI SỐNG ĐA TRỊ, HỖN ĐỘN VÀ HƯ VÔ. ............................ 42
2.1.1. Thế giới của những mảnh ghép đa diện ........................................ 42
2.1.2. Thế giới của hoài nghi và niềm tin vụn vỡ. .................................. 47
2.2. CON NGƯỜI - “KẺ DIỄN VAI CỦA MÌNH TRÊN SÂN KHẤU
CUỘC ĐỜI” .................................................................................................... 52
2.2.1. Con người tự “huyễn hoặc” trong trò diễn cuộc đời..................... 52



2.2.2. Con người tha hóa trong biến động cuộc đời................................ 55
2.2.3. Con người bất lực trong hành trình tìm kiếm bản thể................... 60
2.3. KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT.............................................................. 64
2.3.1. Khơng gian sân khấu hóa mạng xã hội ......................................... 64
2.3.2. Khơng gian “huyễn ảo hóa” hiện thực .......................................... 69
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG 3.3.3.9
[NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN] TỪ GĨC NHÌN DIỄN NGƠN HẬU
HIỆN ĐẠI ...................................................................................................... 77
3.1. KẾT CẤU NGHỆ THUẬT ...................................................................... 77
3.1.1. Kết cấu liên văn bản ...................................................................... 77
3.1.2. Kết cấu phân mảnh ........................................................................ 84
3.2. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT.............................................................. 88
3.2.1. Xây dựng người trần thuật đồng sự .............................................. 88
3.2.2. Phối kết nhiều điểm nhìn trần thuật .............................................. 93
3.3. NGƠN NGỮ NGHỆ THUẬT.................................................................. 98
3.3.1.Ngơn ngữ mạng, ngơn ngữ “thời @” ............................................. 98
3.3.2. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã..................................................... 101
3.3.3. Ngôn ngữ “nhại” ......................................................................... 104
3.4. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT.............................................................. 107
3.4.1. Giọng giễu nhại ........................................................................... 107
3.4.2. Giọng hoài nghi. .......................................................................... 112
3.4.3. Giọng triết lý. .............................................................................. 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mang những ưu thế vượt trội so với các loại hình nghệ thuật khác
khi thể hiện đời sống tâm hồn con người, văn học đã trở thành một phần
không thể thiếu trong cơ tầng văn hóa - ý thức của bất cứ thời đại lịch sử nào,
đồng thời cũng chịu những ảnh hưởng từ cơ tầng văn hóa - tri thức của thời
đại đó. Vì thế, bên cạnh việc quan tâm đến những vấn đề nội tại của văn bản,
cịn phải đặt nó trong mối quan hệ giữa văn học với ý thức hệ văn hóa và xã
hội mà nó nảy sinh và tồn tại mới có thể thấu hiểu đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa của
tác phẩm nghệ thuật. Lí thuyết diễn ngôn ra đời và được áp dụng vào nghiên
cứu các hiện tượng văn học đã tỏ rõ tính hiệu quả trong việc khám phá những
mã ngầm của của văn học trong mối liên hệ với cuộc sống, từ đó tạo ra một
hướng mới trong nghiên cứu văn học.
1.2. Văn học hậu hiện đại đã ghi nhận nhiều thành công với các sáng tác
của: Franz Kafka, Samuel Beckett, Umberto Eco, Gunter Grass, Gabriel Garcia
Márquez, Don DeLillo, J.M.Coetzee, Orhan Pamuk, Murakami… Với tinh thần
giải tự sự, phi trung tâm hóa, văn học hậu hiện đại đã đem lại một cảm quan
mới về thế giới, trong đó, sự hỗn độn, ngổn ngang của đời sống biến con người
thành những thực thể bơ vơ, cơ đơn trên chính mảnh đất tồn tại của mình, dẫn
tới sự hoài nghi tồn tại, hoài nghi mọi tri thức, tôn giáo, đức tin, đạo đức, luật
pháp… Ở Việt Nam, văn học đương đại đang ngày càng hòa nhịp nhanh với
khuynh hướng hậu hiện đại như một tất yếu trong quá trình bắt nhịp với tinh
thần thời đại. Tuy chưa thành trào lưu nhưng dấu ấn hậu hiện đại xuất hiện khá
đậm nét trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh,
Hồ Anh Thái, Đoàn Minh Phượng, Thuận... đã tạo đà cho văn học Việt Nam
đẩy nhanh quá trình cách tân.


2

1.3. Tác phẩm 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân có thể được

xem là một tác phẩm mang linh hồn hậu hiện đại từ tư tưởng, quan niệm, nội
dung đến hình thức nghệ thuật. ĐặngThân đã sáng tạo một thế giới đa trị theo
xu hướng tồn cầu hóa bằng quan niệm về một thế giới phẳng của thời đại
công nghệ thơng tin và hình thức diễn ngơn mới mang tinh thần xóa bỏ mọi
khoảng cách. Khơng chỉ tạo nên một diễn ngơn hậu hiện đại mới mẻ, Đặng
Thân cịn biến ngơn từ thành một trị chơi nghệ thuật đầy thử thách, sáng tạo,
khiến người đọc bị cuốn vào cuộc chơi giải mã tác phẩm một cách say mê và
đầy thú vị.
Chọn đề tài 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân từ góc nhìn
diễn ngơn hậu hiện đại, chúng tôi mong muốn hướng đến việc khám phá và
giải mã thế giới nghệ thuật phức tạp, đa tầng nghĩa của 3.3.3.9 [những mảnh
hồn trần]. Qua đó, hy vọng làm nổi bật phong cách nghệ thuật của nhà văn
Đặng Thân cũng như những đóng góp của ơng đối với văn học Việt Nam
đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói, ngay từ khi xuất hiện, sáng tác của Đặng Thân, đặc biệt là
cuốn tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] đã trở thành một hiện tượng
lạ trong văn đàn. Với lối viết táo bạo, độc đáo theo khuynh hướng hậu hiện
đại, tác phẩm đã nhận được nhiều quan tâm của bạn đọc và giới nghiên cứu
phê bình văn học.
Nhà văn Đà Linh trong bài viết Lối viết đa tuyến tính trong 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần] đã bước đầu có những phát hiện và đánh giá tích cực
về tác phẩm này. Đà Linh cho rằng có thể tóm tắt cuốn sách theo năm nhân
vật với năm cốt truyện đồng thời, độc lập, xuyên suốt nhau và bên cạnh
những cốt truyện đó là hàng loạt các đề tài, liên hệ khác. Từ đây, tác giả bài
viết khẳng định: “Với 666 trang, tác phẩm mang cái tên lạ - 3.3.3.9 [những


3


mảnh hồn trần] thực sự là một bước đi tiếp trong sáng tạo, một sự cố gắng, nỗ
lực rất lớn của Đặng Thân, đặc biệt trong bối cảnh cuộc sống đang diễn ra với
nhiều mặt, đa chiều, phức tạp, nhiều tầng nấc đan xen, chằng chịt với tốc độ
chóng mặt, mà nhiều nhà văn đã chững lại, thậm chí rất khó khăn để tiếp tục
sáng tạo… đã thêm khẳng định bản lĩnh, tâm huyết và đặc biệt là gương mặt,
giọng điệu văn học thời kì mới, nổi bật trên văn đàn của anh” [53].
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong bài phát biểu khai mạc Tọa đàm ra
mắt sách 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] tại Trung tâm văn hóa Pháp
(L’Espace), ngày 7/1/2012 đã chỉ ra một số điểm đáng lưu ý về tác phẩm:
“Cuốn tiểu thuyết này của nhà văn Đặng Thân cho tơi cái cảm giác là nó
giống như một tờ báo trong đó có rất nhiều thứ, giống như một computer... Ở
đây có văn bản của thi ca, có văn bản của lịch sử, có văn bản của lý luận phê
bình… Ở đây có những văn bản khác nữa, và có cả những văn bản q hiện
đại như ngơn ngữ - hình thức của chat, hay là comment trên các blog và các
trang web. Nhất là ở đây các văn bản đều tách rời nhau, không phụ thuộc
nhau, đứng độc lập với nhau, và những câu chuyện đôi khi cũng đứng rời tách
biệt nhau hoàn toàn. Nhưng ở đây sự tách biệt này không phải sự rời rã, mà có
một sự liên thơng, sự liên kết mà tơi nghĩ rằng rất chặt chẽ…” [73].
Trong bài viết Cuộc chạy đua tiếp sức lịch sử (Đặng Thân nhìn từ
Nguyễn Huy Thiệp), Đỗ Lai Thúy đã đánh giá khá cao vị trí của Đặng Thân
cũng như tác phẩm 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] trong lịch sử văn học khi
xem nhà văn này là người tiếp sức trong cuộc chạy đua từ hiện đại đến hậu
hiện đại: “Cũng như ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người ta có thể thấy ở
tiểu thuyết Đặng Thân đầy những thủ pháp của văn chương đương đại như
đồng hiện, cắt dán, lắp ghép, dịng ý thức, tính dục, giễu nhại... Có điều, tiểu
thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] có một kết cấu mở, như một tiểu thuyết
mạng, mà trên diễn trình của nó người đọc khơng chỉ đồng sáng tạo với nó ở


4


chỗ tạo nghĩa, mà cịn có thể cùng đồng hành với nó bằng những phát biểu
như là một bộ phận của tiểu thuyết” [78]. Tiếp đó, với viết bài Đặng Thân:
điển hình của văn học đổi mới Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra hai đặc điểm cho thấy
tác phẩm là một cuốn tiểu thuyết hậu hiện đại: “sự phân mảnh và tính giễu
nhại” [77].
Gần đây, trong chuyên luận Thơ như là mỹ học của cái khác, khi nhận
xét khái quát về văn xuôi hậu hiện đại ở Việt Nam, Đỗ Lai Thúy một lần nữa
khẳng định: “Có thể nói, tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng
Thân là cuốn tiểu thuyết hậu hiện đại tiêu biểu. Vượt qua sự viết về cuộc
phiêu lưu tiền hiện đại, và cuộc phiêu lưu trong cái viết (hiện đại) Đặng Thân
đã viết về cái viết (hậu hiện đại), đem cái viết của mình ra giễu nhại và, qua
đó, giễu nhại tất cả cái viết khác” [34, tr.40].
Nhà văn Đỗ Quyên với bài viết Rất nhiều điều về tiểu thuyết Đặng Thân
cũng đồng ý với Đỗ Lai Thúy khi cho rằng: “Về thi pháp học hình thức,
3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] mang chất hậu hiện đại ngồn ngột và ngùn
ngụt” [65]. Cùng với việc chỉ ra các yếu tố hậu hiện đại xuất hiện trong tác
phẩm như: tính chất giễu nhại hậu hiện đại, tính chất đa văn bản, tác giả
khẳng định rằng: “Về thi pháp tư duy nghệ thuật, tiểu thuyết Đặng Thân lại
thuộc về các khuynh hướng hiện đại và các hình thái trước đó, trong ý niệm
căn bản về con người nghệ thuật, về không thời gian nghệ thuật, và cả về hình
tượng tác giả” [65].
Đồng quan điểm với Đỗ Quyên, nhà phê bình văn học Văn Chinh nhận
định: “Đặng Thân có ý thức đổi mới thi pháp tiểu thuyết và ông ta đã thành
công” [41], tuy nhiên, người viết không đồng ý khi xếp Đặng Thân vào hàng
những nhà văn hậu hiện đại với tác phẩm này khi cho rằng trong 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần], “Đặng Thân đã tuân thủ phép điển hình nghiêm ngặt
của chủ nghĩa hiện thực” [41] ở việc xây dựng các hình tượng nhân vật.



5

Một trong những nhà nghiên cứu dành nhiều quan tâm và có những bài
viết khá sâu về tác phẩm này là PGS.TS Lã Nguyên. Trong buổi Tọa đàm
Trình diễn đa thoại về tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] diễn ra tại
viện Goethe, Hà Nội (ngày 18/10/2012), Lã Nguyên đã khám phá tác phẩm
trên ba lớp nghĩa cơ bản là: nhan đề, khơng gian trị diễn và chủ thể lời nói
trong văn bản, khung truyện kể và cấu trúc biểu nghĩa của văn bản. Từ đó ơng
tìm ra các lớp nghĩa tương ứng: khi dựa vào nhan đề thì đây là một tiểu thuyết
phúng dụ; nếu xét trên không gian trị diễn thì tác phẩm tạo ra một khơng gian
màn hình đa chiều, cịn từ khung truyện kể, tác phẩm lại tạo nên một cấu trúc
ngữ nghĩa đa trị, cực kì phức tạp. Với những phân tích đó, Lã Ngun đánh
giá khá cao tác phẩm này cũng như đóng góp của Đặng Thân: “Nhìn lại lịch
sử văn học Việt Nam chúng ta thấy giai đoạn nào cũng có những tác giả, tác
phẩm xuất sắc, thế nhưng không phải giai đoạn nào cũng có tác giả tạo ra
được bước ngoặt trong lịch sử văn học dân tộc. Văn chương sau Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao và Nguyễn Tuân dường như một thời gian rất dài khơng có
gì thay đổi. Mãi đến khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, theo tơi, nó đã tạo ra
một cái sự khác, và đến khi Đặng Thân xuất hiện, với những tác phẩm như
Manet, 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] thì ta lại bắt gặp một bước ngoặt khác.
Bước ngoặt mà ĐặngThân tạo ra chính là bước ngoặt của văn học hậu hiện
đại bằng cách tạo ra những không gian trò diễn kiểu khác, những chủ đề với
những cấu trúc khác. Đặng Thân đã thực sự tạo ra một tác phẩm đa thanh
phức điệu, xây dựng được một khung truyện kể giản đơn để tạo ra ở bên trên
một cấu trúc ngữ nghĩa vô cùng phong phú phức tạp. Với ý nghĩa ấy thì tác
phẩm 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là một sự kiện cực kì quan trọng trong
đời sống văn học của nước ta” [81]. Theo ông, “Đây là cuốn tiểu thuyết hiện
giờ có thể coi là cách tân nhất ở Việt Nam” [81].



6

Tiếp nối ý này, trong bài viết: Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: quốc tế
và bản địa, cách tân và truyền thống, khi phân tích những yếu tố mang tính
cách tân và truyền thống của văn học hậu hiện đại, Lã Nguyên xem 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần] như một ví dụ tiêu biểu. Trong bài viết này, ơng đã đi
sâu phân tích những thành cơng về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
như: xây dựng không gian văn học mạng trên cơ sở khơng gian trị diễn của
sân khấu dân gian, biến tác phẩm thành một cấu trúc ngữ nghĩa đa trị với
nhiều chủ đề và tầng tư tưởng trên nhãn quan giá trị hậu hiện đại (chủ yếu là
tính giễu nhại tồn trị. Từ đó, ơng khẳng định: “Sáng tác của Đặng Thân,
trước hết là tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], là bước ngoặt
quyết đoán của văn học hậu hiện đại Việt Nam. Bước ngoặt này được đánh
dấu bằng hàng loạt cách tân vô tiền khoáng hậu mà Đặng Thân đã tạo ra trong
cuốn tiểu thuyết” [60].
Cũng trong buổi Tọa đàm Trình diễn đa thoại, PGS.TS Lê Huy Bắc có
chung quan điểm với Đỗ Lai Thúy, Lã Nguyên khi cho rằng: “cấu trúc của tác
phẩm này hoàn toàn là hậu hiện đại” [81] bởi trong nó hàm chứa cả bốn yếu
tố vốn là bốn đặc trưng lớn của văn chương hậu hiện đại: tính hư vơ, tính hỗn
độn, tính liên văn bản, tính vạm vỡ.
Tiếp đó, với bài viết Trung tâm - Ngoại biên: vua thất thế sãi làm vua,
khi tiếp cận văn học đương đại Việt Nam từ lí thuyết “trung tâm - ngoại
biên”, Lê Huy Bắc nhấn mạnh: “Tác phẩm hậu hiện đại tiêu biểu tại thời điểm
này chính là 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân. Người đọc có
thể tìm thấy ở đây vô vàn điều “khác biệt” với tư duy tiểu thuyết Việt đương
thời và trước đó. Cấu trúc sách cho thấy thân phận của một môn đồ trung
thành của mảnh vỡ trí tuệ, mảnh vỡ internet. Những mảnh vỡ vơ chủ, vơ đích,
trơi dạt trên sự sống theo những ngẫu nhiên, nhưng vẫn không thiếu những
biểu tượng, ẩn dụ (…). Với lối tư duy trác tuyệt của mình, Đặng Thân đã biến



7

ngôn ngữ thành phi ngôn ngữ, biến khả năng giao tiếp thành thảm họa, biến
lịch sử thành hư cấu và hư cấu thành lịch sử, biến khoa học thành trò chơi,
biến chuyện tình yêu thành xác thịt và xác thịt thành tình yêu, biến bạn thành
thù và thù thành bạn, biến nhà thông thái thành kẻ ngốc và kẻ ngốc thành
thông thái, biến tri thức thành phản tri thức, biến vĩ nhân thành thành cuồng
nhân ngay trong chính “cái vĩ” của mình... Một cái nhìn đa diện, đầy chất chơi
về cuộc đời như thế đã cho thấy sự bất an về bản thể, về hành trình sống của
nhân loại. Một bất an ngẫu nhiên, không xuất phát từ thực tại mà dường như
tự khi cái được gọi là trái đất hình thành và khi cái được gọi là con người ra
đời” [39].
Tương tự như hướng nghiên cứu trên của Lê Huy Bắc, với bài viết Đặc
trưng ngoại biên hóa trong văn học hậu hiện đại nhìn từ trường hợp Đặng
Thân, tác giả Phan Tuấn Anh đã chỉ ra tính ngoại biên trong 3.3.3.9 [những
mảnh hồn trần]. Trong đó, tác giả xem tác phẩm của Đặng Thân như là tác
phẩm tiêu biểu của văn học mạng/máy tính với những đặc điểm riêng của nó
như: “nguyên tắc thẩm mỹ Facebook và lối đọc status - entry”, “cấu trúc tam
quyền phân lập”, “cấu trúc văn bản có tính ma trận”… Từ những phân tích cụ
thể, rõ ràng, tác giả bài viết đi đến kết luận: “Về thân phận ngoại biên của
những tác phẩm văn học mạng/máy tính nói chung và trường hợp Đặng Thân
nói riêng, đây là một trạng huống cơ đơn tất yếu mà những người đi tiên
phong vẫn phường gặp phải trong một hoàn cảnh chưa thật sự sang trang hậu
hiện đại ở nước ta” [36, tr.13].
Cũng tiếp cận 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] từ góc nhìn trung tâmngoại biên, trong bài viết Sự chốn ngơi của văn học ngoại biên và một số
biểu hiện trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], tác giả Nguyễn Đức Tâm An
lại quan tâm đến những yếu tố lệch chuẩn và những ánh xạ liên văn bản hiện
diện trong cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và đưa ra kết luận: “Một



8

cuộc cách tân hoàn toàn về nghệ thuật viết và đọc tiểu thuyết Việt Nam đã
được hiển lộ đoàng hoàng trên văn đàn qua 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].
Chất phản biện của tác phẩm hiện rõ trong phản - tu - từ, chơi - xấu - chữ, đảo
- điển - tích…” [35].
Tác giả Mai Vũ khi nghiên cứu những sáng tác văn học mạng ở Việt
Nam cũng đánh giá khá cao vị trí của Đặng Thân cũng như 3.3.3.9 [những
mảnh hồn trần] trong văn học mạng Việt Nam. Tác giả bài viết cho rằng: “…
bắt đầu đến tiểu thuyết của Đặng Thân, văn học mạng trở thành nhân vật điển
hình (với những thay đổi tận gốc rễ) của văn học hậu đổi mới” [82].
Khi đi sâu vào phân tích, khám phá một số nét nghệ thuật hậu hiện đại
tiêu biểu xuất hiện trong tác phẩm này, TS. Phùng Gia Thế đã xem tác phẩm
của Đặng Thân như một “siêu thị chữ” với tất cả “sự bề bộn của nó”: “Đọc
3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], thấy đầy đủ các đặc tính của một lễ hội giả
trang. Giễu nhại, bỡn cợt, mắng rủa, hạ bệ, chết chóc, tái sinh, ngơn ngữ vỉa
hè, khẩu ngữ, nói lắp, lảm nhảm, phát ngơn loạn xị, hỗn loạn, ngôn ngữ teen,
ngôn ngữ chat, từ ngữ sai chính tả... Với Đặng Thân, tiểu thuyết thành một
sân chơi cacnavan. Ở đó, mọi thứ đều được bày ra trên một mặt sân giá trị
bình đẳng” [70]. Đi sâu vào phân tích tính chất cacnavan trong 3.3.3.9 [những
mảnh hồn trần], ông chứng minh rằng “nhại” là một trong những phong cách
độc đáo của Đặng Thân trong cuốn tiểu thuyết này.
TS. Nguyễn Văn Tùng khi viết Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa - một
khuynh hướng tiểu thuyết gần đây cũng chú ý đến tính giễu nhại, trào tiếu và
sân khấu hóa xuất hiện ở tác phẩm này: “Tính chất sân khấu hóa thể hiện rất
rõ trong việc tác giả đạo diễn, sắp đặt cho các nhân vật xuất hiện”, còn “tính
giễu nhại, trào tiếu” thì thể hiện ở “phương diện ngôn ngữ” và “việc tái hiện
hiện thực cuộc sống” [80].
Trong luận văn Thạc sĩ Thế giới nghệ thuật đa trị trong tiểu thuyết



9

3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] [20], tác giả Nguyễn Thị Kim khẳng định: thế
giới nghệ thuật trong tác phẩm là một thế giới đa trị. Theo tác giả, tính đa trị
trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] biểu hiện ở: đa chủ đề, đa điểm nhìn, đa
ngơn ngữ, giọng điệu, đa tôn giáo, đa văn bản; đồng những biểu hiện này xuất
phát từ tư tưởng của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời. Tác giả bài viết cho
rằng, tính đa trị là một trong những yếu tố tạo nên chất hậu hiện đại rõ nét
trong tác phẩm.
Còn tác giả Trần Thị Thùy Dương trong Truyền thống và cách tân trong
văn xi Đặng Thân lại chỉ ra những bình diện cách tân trong 3.3.3.9 [những
mảnh hồn trần] như: kết cấu (truyện lồng truyện, kết cấu đa chiều), ngôn ngữ
(ngôn ngữ đời thường gia tăng tính khẩu ngữ, ngơn ngữ chat…), giọng điệu
(giễu nhại, triết lí). Tác giả cũng cho rằng: “Đặng Thân tạo ra cho mình một
lối viết hậu hiện đại nhưng không xa rời các cấu trúc nghệ thuật truyền thống.
Điều này có thể tìm thấy qua giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phân mảnh, cách
xây dựng hình tượng phúng dụ, lối nói đồng dao, dụ ngơn, cách sắp đặt mối
quan hệ giữa ngoại vi và trung tâm, cách tổ chức không gian nghệ thuật” [13].
Với Nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân từ Manet đến
3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] [25], tác giả Trần Thị Ban Mai đã khẳng định
điểm mới của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết này như việc tạo một
cuộc đua tranh giữa những cái tôi tự thuật - người trần thuật đồng đẳng, đồng
thời mở ra sàn diễn đa thoại cho những người trần thuật bất định, trao điểm
nhìn cho các nhân vật...
Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu về 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]
đều tập trung đến tính chất hậu hiện đại của tác phẩm. Song việc quan tâm
nghiên cứu tác phẩm bằng lí thuyết diễn ngơn để có một cái nhìn thật cụ thể,
bản chất về tác phẩm vẫn cịn bị bỏ ngỏ. Vì thế, trên cơ sở nghiên cứu của

những người đi trước, chúng tôi cho rằng việc áp dụng lí thuyết diễn ngơn


10

(trong đó chú trọng đến diễn ngơn hậu hiện đại) vào nghiên cứu tác phẩm là
cần thiết vì thơng qua đó, có thể khám phá những giá trị nội dung và nghệ
thuật cuốn tiểu thuyết đặc biệt này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của
Đặng Thân, NXB Hội nhà văn, 2011.
- Phạm vi nghiên cứu: Các đặc điểm nội dung và nghệ thuật của 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần] dưới góc nhìn diễn ngơn hậu hiện đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Cấu trúc các yếu tố cấu thành nên
diễn ngôn hậu hiện đại trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] thành một hệ
thống hoàn chỉnh để nhận diện một cách khái quát, sâu sắc hơn diễn ngôn hậu
hiện đại trong tác phẩm này.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Xem xét, lí giải, đánh giá đặc điểm
nội dung, nghệ thuật của tác phẩm trên cơ sở lí thuyết diễn ngơn hậu hiện đại,
từ đó tổng hợp, khái qt lại để có cái nhìn khoa học và đúng mục về tác
phẩm.
- Phương pháp thống kê: Khảo sát sự xuất hiện của các yếu tố làm nên
diễn ngôn nghệ thuật trong tác phẩm để rút ra những kết luận khoa học.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh, đối chiếu 3.3.3.9 [những
mảnh hồn trần] với một số tác phẩm văn học hậu hiện đại ở Việt Nam để thấy
được nét tương đồng và dị biệt làm nên nét độc đáo đậm tính chất hậu hiện
đại trong tác phẩm này dưới lí thuyết diễn ngơn hậu hiện đại.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cịn sử dụng thêm một số

phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.


11

5. Đóng góp của luận văn
Luận văn khám phá - giải mã thế giới nghệ thuật (cả nội dung và hình
thức) của 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] từ góc nhìn diễn ngôn hậu hiện đại
để phát hiện những giá trị nghệ thuật độc đáo, mới lạ của tác phẩm và khẳng
định những đóng góp có tính cách tân của nhà văn Đặng Thân trên cho nền
văn học đương đại Việt Nam.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Diễn ngôn hậu hiện đại và 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]
của Đặng Thân.
Chương 2. Hình tượng nghệ thuật trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]
từ góc nhìn diễn ngôn hậu hiện đại.
Chương 3. Một số thủ pháp nghệ thuật trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn
trần] từ góc nhìn diễn ngôn hậu hiện đại.


12

CHƯƠNG 1

DIỄN NGÔN HẬU HIỆN ĐẠI
VÀ 3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN] CỦA ĐẶNG THÂN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DIỄN NGÔN VĂN HỌC VÀ DIỄN
NGÔN HẬU HIỆN ĐẠI

1.1.1. Khái niệm diễn ngôn
“Diễn ngôn” là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong những nghiên
cứu về khoa học nhân văn, đặc biệt là trong ngôn ngữ, văn học, xã hội học.
Tuy nhiên, thuật ngữ này lại rất khó định nghĩa một cách chính xác và đầy đủ
bởi bản thân nó dung chứa nhiều nội hàm khác nhau khiến việc đưa ra một
định nghĩa duy nhất sẽ dễ dẫn đến sự thiếu hụt một nội hàm tiềm ẩn nào đó.
Bản thân từ “diễn ngôn” đã được sử dụng trong đời sống ngôn ngữ khá
lâu. “Theo khảo chứng của Manfred Frank, “diễn ngôn” (discourse) bắt nguồn
từ tiếng La-Tinh “discoursus” mà từ này có gốc động từ là “discurere” có
nghĩa là “tán láo chơi, nói luyên thuyên”” [Dẫn theo 27, tr.18]. Trong “Collins
Concise English dictionary (1988) thì diễn ngơn được hiểu với những hàm
nghĩa sau: “Thứ nhất là sự giao tiếp bằng lời, nói chuyện, hội thoại. Thứ hai là
sự triển khai một vấn đề nào đấy bằng cách nói hoặc viết theo một trật tự. Thứ
ba, các nhà ngôn ngữ học thường sử dụng thuật ngữ diễn ngôn để chỉ một đơn
vị của văn bản - đơn vị ngôn ngữ lớn hơn câu”” [Dẫn theo 27, tr.18]. Nhà
nghiên cứu Teun A Van Dijk trong q trình tìm hiểu và phân loại diễn ngơn
đã khái quát: “diễn ngôn là sự kiện giao tiếp giữa người nói và người nghe
(người quan sát..) trong q trình hành động giao tiếp, trong ngữ cảnh không
gian và thời gian nhất định” [Dẫn theo 67]. Như vậy, về cơ bản, trong hoạt
động ngôn ngữ, từ “diễn ngôn” là chỉ “một lối nói, một cách nói, hoặc một
lượt lời nói có độ dài khơng xác định, sự triển khai khơng bị hạn định bởi chủ


13

ý nghiêm ngặt” [Dẫn theo 27, tr.18].
Trong quá trình sử dụng, thuật ngữ diễn ngôn sử dụng rộng rãi ở nhiều
lĩnh vực như ngơn ngữ học, văn hóa, xã hội học, văn học… Nhìn chung có hai
hướng nghiên cứu diễn ngơn cơ bản, đó là hướng nghiên cứu của các nhà
ngôn ngữ học và xã hội học.

Khái niệm “diễn ngôn” được sử dụng như một thuật ngữ chuyên ngành
xuất phát từ những luận điểm của nhà ngôn ngữ học người Áo F.de.Saussure
trong

iáo trình ngơn ngữ học đại cương. Trong cơng trình này, Saussure đã

phân biệt sự sự khác nhau giữa ngơn ngữ và lời nói. Theo ơng, “ngơn ngữ là
một hệ thống, một kết cấu tinh thần trừu tượng, khái quát” [Dẫn theo 57]
mang “tính cộng đồng” trong khi “lời nói là sự vận dụng ngơn ngữ trong
những hồn cảnh cụ thể” [Dẫn theo 57] vì thế nó mang “tính cá nhân”. Do đó,
ngơn ngữ học khơng nghiên cứu lời nói mà chỉ quan tâm đến “hệ thống các
nguyên tắc chi phối việc sử dụng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, cú pháp”
[27, tr.20]. Quan điểm của Saussure đã làm nền tảng để phân biệt hai thuật
ngữ: discourse (diễn ngôn) và text (văn bản) trong ngôn ngữ học. Các nhà
ngôn ngữ học đã thống nhất rằng: “Văn bản (text) là cấu trúc ngơn ngữ mang
tính chất tĩnh, cịn diễn ngơn (discourse) là cấu trúc lời nói mang tính động”
[57]. Sau này, Emil Benviniste đã sử dụng thuật ngữ “discourse” như là “sự
giải thích lập trường của người nói trong phát ngơn” [Dẫn theo 67]. Cịn
Zeling Harris cho rằng diễn ngôn là “văn bản liên kết ở bậc cao hơn câu”
[Dẫn theo 27, tr.20]. Từ đó ơng đề xuất xem “đối tượng phân tích của diễn
ngơn là tính liên tục của phát ngôn, là đoạn cắt của văn bản lớn hơn câu” [Dẫn
theo 27, tr.21]. Theo Diệp Quang Ban, “trong cách hiểu ngắn gọn nhất, Phân
tích diễn ngơn là một cách tiếp cận phương pháp luận đối với việc phân tích
ngơn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn như tính kết nối, hiện tượng
hồi chiếu… Hiểu một cách cụ thể hơn thì Phân tích diễn ngơn là đường hướng


14

tiếp cận tài liệu ngơn ngữ nói và viết, bậc trên câu, (diễn ngơn/văn bản) từ

tính đa diện hiện thực của nó bao gồm các mặt ngơn từ và ngữ cảnh tình
huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung
hết sức phong phú đa dạng” [8, tr.158]. Với việc nghiên cứu diễn ngôn, các
nhà ngơn ngữ đã xác định lại mục đích của việc nghiên cứu ngơn ngữ, trong
đó coi trọng việc mơ tả khả năng giao tiếp và việc liên kết các câu lại với
nhau một cách mạch lạc theo chủ đề của diễn ngôn, điều này khác với ngôn
ngữ học truyền thống chỉ tập trung vào những đơn vị thành tố và cấu trúc câu.
Tuy nhiên, sau này, một số nhà nghiên cứu như Bakhtin, Foucault…
nhận thấy sự thiếu sót của các nhà ngơn ngữ học khi đối lập hồn tồn giữa
ngơn ngữ và lời nói, chỉ quan tâm đến việc nghiên cứu những yếu tố nội tại
của ngôn ngữ mà khơng chú ý đến những yếu tố bên ngồi chi phối việc sử
dụng ngôn ngữ nên đã đưa ra nhiều kiến giải về khái niệm diễn ngôn, mở ra
quan niệm diễn ngôn theo hướng xã hội học. Trong những công trình nghiên
cứu của mình, nhà lí luận văn học người Nga, M.Bakhtin cho rằng diễn ngôn
là một đối tượng của nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, còn tác giả nổi
tiếng người Pháp, M.Foucault thì mở rộng khái niệm diễn ngôn như một
phạm trù của lịch sử tư tưởng hay phương pháp.
Với Bakhtin, diễn ngôn mang nội hàm riêng biệt. Quan tâm đến phát
ngơn, xem nó là đơn vị giao tiếp của lời nói bởi “bản thân lời nói chỉ có thể
tồn tại trong thực tế dưới hình thức phát ngôn cụ thể [Dẫn theo 57], Bakhtin
cho rằng “lời nói của cá nhân khơng chỉ phụ thuộc vào ngơn ngữ chung của
xã hội mà cịn phụ thuộc vào mơi trường văn hóa của từng thời kì lịch sử”
[Dẫn theo 27, tr.26]. Và vì thế, các yếu tố như chủ thể, hồn cảnh lịch sử, ngữ
cảnh, văn hóa… có ý nghĩa quan trọng trong việc quy định ý nghĩa diễn ngôn,
phương thức diễn ngôn. Diễn ngôn gắn liền với ký hiệu nên gắn liền với xã
hội, nó mang tính xã hội. Con người phải nói theo các quy tắc ngơn ngữ nhất


15


định nếu muốn tồn tại trong xã hội. Như vậy đối với Bakhtin, diễn ngôn là
phần nội dung, ý nghĩa, sức mạnh do ngôn ngữ mang lại chứ không phải cái
ngôn ngữ như đối tượng nghiên cứu chuyên biệt của ngôn ngữ học. Bakhtin
quan niệm: “Diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, là
ngôn ngữ trong sử dụng, trong bối cảnh xã hội, của những giọng xã hội mâu
thuẫn và đa tầng” [Dẫn theo 57]. Theo ông, bản chất của diễn ngôn là mang
tính đối thoại bởi nó chính là “mảnh đất giao cắt, hội tụ tranh biện, của những
tư tưởng, quan niệm khác nhau” [Dẫn theo 57]. Diễn ngôn không tách rời ý
thức chủ quan của người nói, nó là sản phẩm của giao tiếp, là sản phẩm của
xã hội, là kết quả của sự tác động qua lại về mặt xã hội của ba nhân tố: người
nói, người nghe, người được biểu hiện. Có thể thấy, diễn ngơn theo quan niệm
của Bakhtin được nhìn từ gốc độ bản thể tư tưởng, triết học, dùng diễn ngôn
để thay thế cho ngôn ngữ, diễn ngôn biểu hiện bề ngồi bằng hình thức ngơn
ngữ nhưng nội hàm của nó thì mang nội dung triết học.
Bên cạnh Bakhtin, M.Foucault cũng mở ra một hướng nghiên cứu diễn
ngôn quan trọng. Diễn ngôn của Foucault gắn với ý nghĩa triết học và tư
tưởng hệ. Nội hàm của khái niệm diễn ngôn rất phong phú, phức tạp, bao gồm
“các ý kiến về tính dục, nhà tù, hình phạt…, các học thuyết về khoa học y
học, tâm lý học, xã hội học, các thiết chế về kiểm soát xã hội (nhà tù, nhà
trường, bệnh viện, phòng xưng tội trong nhà thờ…)” [Dẫn theo 27, tr.28].
Foucault đưa ra khái niệm “trường tri thức”, được hiểu như là “cái khung tư
tưởng” thể hiện nhận thức chung của một cộng đồng trong một thời kì nhất
định. Đây chính là “khơng gian tri thức” quyết định các hệ hình giá trị và sự
vận hành của các diễn ngơn. Theo Foucault, “văn bản có độ dài, có tác giả, có
cấu trúc, có thể loại, cịn diễn ngơn thì khơng, nó chỉ là cái cơ chế, cấu trúc vơ
thức chi phối mọi hoạt động lời nói của xã hội. Diễn ngôn thuần tuý là sự kiện
tư tưởng, ý thức hệ. Mục đích nghiên cứu diễn ngơn là phơi bày cơ chế quyền


16


lực, xuyên qua các cuộc vật lộn chữ nghĩa của đủ các thứ chủ nghĩa, tổ chức,
văn bản” [Dẫn theo 67]. Do đó “nghiên cứu diễn ngơn là nghiên cứu các quy
tắc và cấu trúc trong xã hội quy định sự hình thành các ý kiến, học thuyết
khoa học, nghiên cứu các cơ chế sản sinh ra các văn bản, các dạng ngôn từ
trong đời sống xã hội” [Dẫn theo 27, tr.28]. Như vậy, cái mà ông quan tâm
chủ yếu “những quy tắc đã chi phối việc diễn ngôn ra đời và vận hành trong
đời sống” [Dẫn theo 27, tr.48], chỉ ra mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực
trong việc kiến tạo nên diễn ngơn. Ơng cho rằng, “trong bất cứ xã hội nào,
việc sản xuất ra diễn ngơn đều phải kinh qua kiểm sốt, lựa chọn, tổ chức, và
phải được cân nhắc qua trình tự nhiều lần nhằm trung lập hóa sự tồn trị của
quyền lực và các mối quan hệ nguy hiểm gắn liền với nó, thức tỉnh những
điều chưa được dự kiến trước về sự kiện phát ngơn, nhằm tránh tính vật chất
của quyền lực ấy và sự uy hiếp ấy” [Dẫn theo 67].
Như vậy, trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, khái niệm diễn ngôn đã
trở nên phức tạp hơn bởi sự bắt rễ của những nội hàm mới. Với mỗi quan
niệm, mỗi hướng nghiên cứu, thuật ngữ diễn ngôn lại được sử dụng với
những ý nghĩa khác nhau. Trong cơng trình Tiểu thuyết Việt Nam đương đạitừ góc nhìn diễn ngơn, Nguyễn Thị Hải Phương đã xác định bốn đặc điểm của
diễn ngôn. Theo tác giả, diễn ngôn trước hết là “một cấu trúc liên văn bản,
liên chủ thể” [27, tr.30]. Nó là nguyên tắc ẩn chìm chi phối sự hình thành các
văn bản, nó tồn tại bên ngồi chủ thể nói và chi phối chủ thể nói, khiến “chủ
thể phát ngơn khơng cịn là những chủ thể tự do biểu lộ những ý kiến cá nhân
mà bị hạn chế và bị trói buộc trong một khung diễn ngơn có trước” [27, tr.30].
Bên cạnh đó, “diễn ngơn cịn là sản phẩm của mơi trường sinh thái văn hóa”
[27.tr.32]. Diễn ngơn hình thành và tồn tại theo những quy tắc, quy ước riêng
của từng thời kì lịch sử, văn hóa, xã hội. Do đó, mỗi diễn ngơn ln thể hiện
những đặc trưng và mỹ cảm riêng của mỗi thời kì lịch sử, nền văn hóa, dân


17


tộc… “sinh thành” ra nó. Khi mơi trường văn hóa, lịch sử xã hội thay đổi thì
tự thân diễn ngơn cũng thay đổi để phù hợp với nó. Mặt khác, diễn ngơn cịn
là “sự kiến tạo thế giới theo một quan niệm, tư tưởng hệ nhất định” [27, tr.33]
đồng thời nó cũng là “một cấu trúc biểu nghĩa khái quát mang nội hàm văn
hóa, ý thức hệ” [27, tr.34].
Với những gì đã tổng hợp ở trên, chúng tơi đồng ý theo cách hiểu về
thuật ngữ diễn ngôn sau đây của tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Phương: “Diễn ngôn
là những tổ chức kí hiệu, những cấu trúc ngơn ngữ đầy ắp nội dung tư tưởng
hệ, thể hiện nhãn quan giá trị, hệ thống quan niệm về thực tại của một thời
đại, của các nhóm xã hội khác nhau. Nó là một cấu trúc liên văn bản, liên chủ
thể, một sản phẩm của mơi trường sinh thái văn hóa, nó chứa đựng bên trong
một cấu trúc biểu nghĩa khái quát mang nội hàm văn hóa, ý thức hệ. Nói đến
diễn ngơn là ta nói đến một sự kiện ngơn ngữ đồng thời là một sự kiện xã hội,
một sự kiện của văn hóa tư tưởng, là cách kiến tạo thế giới bằng ngôn từ và
cách kiến tạo này chịu sự chi phối của một quan niệm tư tưởng, một ý thức hệ
nhất định” [27, tr.35].
1.1.2. Từ diễn ngôn đến diễn ngôn văn học
Mặc dù xuất phát điểm là một khái niệm thuộc ngôn ngữ học, nhưng
ngày nay, nội hàm khái niệm diễn ngơn đã được mở rộng và phân tích diễn
ngơn khơng cịn thuộc độc quyền của phạm vi ngơn ngữ học. Diễn ngơn và
Phân tích diễn ngơn đã trở thành một khái niệm và phương pháp được nhiều
bộ môn khoa học xã hội khác sử dụng, trong đó có nghiên cứu văn học. Lí
thuyết về diễn ngơn được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu văn học và đem
lại phương pháp luận mới cho việc khám phá các tác phẩm văn chương.
Vận dụng lí thuyết diễn ngơn của ngơn ngữ học, các nhà lí luận văn học
theo trường phái cấu trúc, kí hiệu học như G.Genette, Tz.Todorov, R.Barthes,
Iu.Lotman… xem diễn ngơn chính là cách “cấu trúc văn bản” nên chỉ đi sâu



18

vào nghiên cứu “tính văn học” trong nội tại mà khơng đặt văn bản đó vào các
ngữ cảnh văn hóa, lịch sử xã hội. Đối với G.Genette “diễn ngôn tự sự là cách
thức trình bày một câu chuyện” [Dẫn theo 57] trong đó có các phạm trù ngữ
pháp như “thời, thức, giọng”. Ngồi ra, ơng cịn đưa ra một số phương diện
như điểm nhìn, người trần thuật biết hết, người trần thuật ngôi thứ ba, thời
gian tự sự... Những khái niệm này trở thành những thuật ngữ quan trọng trong
việc nghiên cứu tác phẩm văn học theo phương pháp tự sự học. Iu.Lotman thì
quan niệm “tác phẩm nghệ thuật là một cấu trúc biểu nghĩa” [Dẫn theo 27,
tr.24], một mô hình nghệ thuật (hữu hạn). Ơng đưa ra những vấn đề như:
khung, không gian, truyện kể, nhân vật, đặc trưng của thế giới nghệ thuật,
nhân vật và tính cách, điểm nhìn của văn bản… trong một cấu trúc văn bản
nghệ thuật. Còn nhà nghiên cứu người Nga, Tz.Todorov xem diễn ngơn như
là “lời nói”, trong đó ơng quan tâm đến các vấn đề như: “chủ ý của diễn ngôn,
địa vị và thái độ của chủ thể diễn ngôn” [Dẫn theo 27, tr.24]. Nhà lí luận
Roland Barthes lại hiểu khái niệm diễn ngơn có phần giống với khái niệm “lối
viết”. Trong cuốn Độ không của lối viết, ông cho rằng trong quá trình sáng
tạo nghệ thuật, nhà văn phải chịu sự ràng buộc của xã hội. Khi viết, nhà văn
phải lựa chọn cho mình một “lối viết” nhất định nhằm thể hiện lập trường của
mình trước xã hội và lịch sử: “Lối viết là một hành động liên kết lịch sử… lối
viết là một chức trách, nó là một quan hệ giữa sáng tạo và xã hội, nó là hành
ngơn văn học được biến đổi vì mục đích xã hội của mình. Nó là hình thức bị
bắt chộp trong ý đồ có tính người của mình và gắn liền với những khủng
hoảng lớn của lịch sử” [Dẫn theo 27, tr.23]. Theo Roland Barthes, nhà văn
không chỉ chịu ảnh hưởng bởi lối viết của người khác mà cịn của chính anh
ta. Có thể hiểu “lối viết” ở đây cũng gần giống như phong cách cá nhân, cũng
bị chi phối bởi những quy định, ràng buộc của các thể chế chính trị, văn hóa,
các quy ước đã có trước đó. Như vậy, khi vận dụng mơ hình ngơn ngữ để hiểu



19

diễn ngôn văn học, các nhà cấu trúc luận đã “quy lược mọi hình thức diễn
ngơn vào một hệ thống kí hiệu” [27, tr.25], theo cách hiểu đó, diễn ngơn
khơng mô phỏng thực tại mà do “hệ tư tưởng tạo ra, rồi đến lượt mình, diễn
ngơn tạo ra hiện thực” [27, tr.25].
Trong quan niệm của Bakhtin, diễn ngôn văn học thuộc về phạm trù thi
pháp học. Bakhtin đưa ra khái niệm “lập trường tác giả” nhằm chỉ phương
châm, chiến lược phát ngôn của nhà văn. “Diễn ngôn thể hiện trong văn bản
nhưng là siêu văn bản” [Dẫn theo 67]. Bakhtin xem diễn ngơn văn học là một
hình thái nghệ thuật của tư tưởng; bao gồm “sự thống nhất hữu cơ giữa hình
thức và nội dung, hình thức và tư tưởng” [Dẫn theo 27, tr.36]. Ơng cho rằng
ngơn ngữ văn học là ngơn ngữ có ý thức hệ, trong đó “các nguyên tắc thế giới
quan sẽ chuyển thành các nguyên tắc nghệ thuật chi phối hình thức biểu đạt
của ngơn ngữ” [Dẫn theo 27, tr.36]. Do đó, diễn ngơn văn học gắn chặt với
lịch sử tư tưởng và chịu sự chi phối của các hình thái ý thức xã hội, của ý thức
hệ như triết học, văn hóa, thẩm mỹ... Khi hệ tư tưởng và tư duy của nhà văn
thay đổi thì cách thức xây dựng hình tượng, sử dụng ngơn ngữ của diễn ngôn
của văn học cũng thay đổi theo .
Như vậy, diễn ngôn văn học cũng được hiểu theo các hướng khác nhau.
Nếu các cấu trúc luận chỉ coi diễn ngôn văn học thuộc nội tại trong từng văn
bản thì những nhà lí luận như Bakhtin và Foucault chú ý đến mối liên hệ của
nó với ý thức hệ văn hóa - xã hội. Từ đây, chúng ta có thể khái quát những
đặc điểm của diễn ngôn văn học như sau.
Trong diễn ngôn văn học, “thế giới thực tại hiện lên khơng phải như nó
vốn có mà bị biến dạng, thay đổi ít nhiều” [27, tr.40] bởi thế giới đó đã được
khúc xạ và nhào nặn trong q trình sáng tạo của nhà văn. Do đó, diễn ngơn
văn học ln tạo ra ý nghĩa mới, đem lại cách nhìn mới về hiện thực. Với việc
kiến tạo nên thế giới quan mới, diễn ngôn văn học trong chừng mực nào đó có



20

khả năng thay đổi thói quen cảm nhận và cách đánh giá về hiện thực đối với
người đọc, từ đó tạo ra tri thức và quyền lực riêng của nó. Như vậy, diễn ngơn
văn học có chức năng kiến tạo nên tri thức về đời sống theo một quan niệm tư
tưởng hệ nhất định, tuy nhiên sự kiến tạo đó không chỉ hướng đến việc “một
hiện tượng đời sống cụ thể, riêng lẻ mà là kiến tạo ra những nguyên tắc mới
trong cách nhìn nhận về đời sống, về con người” [27, tr.39]. Chính vì thế,
“diễn ngơn văn học ln tự phủ định mình, tạo ra cái khác mình, chống lại sự
sáo mịn, khn mẫu” [27, tr.44] để tạo thành diễn ngôn nghệ thuật mới. Và
sự vận động của văn học suy cho cùng là sự vận động của diễn ngơn, hình
thái của diễn ngơn này chống lại hình thái diễn ngơn cũ trước đó.
Những đặc trưng trên của diễn ngôn văn học cho thấy sự chi phối của
các yếu tố: thời đại, chính trị, ý thức hệ, thị hiếu thẩm mỹ, tâm lý… lên quá
trình hình thành và quy tắc vận hành của các diễn ngôn. Cho nên, khi nghiên
cứu diễn ngơn văn học cũng có nghĩa là chúng ta nghiên cứu hệ thống chủ thể
diễn ngơn trong đó chú trọng sự tác động qua lại của ba yếu tố: người viết,
nhân vật, người đọc.
Như vậy, có thể hiểu diễn ngơn văn học là một hình thái nghệ thuật ngôn
từ với sự thống nhất hữu cơ giữa nội dung, tư tưởng và hình thức. “Diễn ngơn
văn học là diễn ngôn thứ sinh, được kiến tạo lại và thể hiện trong ngơn ngữ
hình tượng (với hệ thống sự kiện, nhân vật, người kể chuyện, nhân vật trữ
tình, kết cấu, chi tiết, từ ngữ, các phương thức tu từ…)” [27, tr.46] theo một
quan điểm, tư tưởng nhất định. Hiểu một cách đơn giản thì “Trong văn học,
diễn ngơn chỉ chiến lược phát ngôn nghệ thuật thể hiện trong các nguyên tắc
cấu tứ, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ để vượt thoát khỏi các hạn chế
nhằm phát ra được tiếng nói thể hiện tư tưởng mới trong sáng tác” [67].



21

1.1.3. Diễn ngôn văn học trong các sáng tác theo khuynh hướng hậu
hiện đại ở Việt Nam sau 1975
Ra đời từ những năm ba mươi của thế kỉ XX, chủ nghĩa hậu hiện đại
(Postmodernism) dần trở thành một hiện tượng văn hóa đặc thù của thời đại
hậu cơng nghiệp. Khi nền kinh tế, xã hội, kĩ thuật có những bước tiến không
ngừng cũng là lúc thế giới phải đối mặt với những nguy cơ mới như chiến
tranh, mặt trái của tồn cầu hóa… Trong bối cảnh đó, đời sống tư tưởng, tình
cảm, tâm lí con người nảy sinh nhiều chuyển biến sâu sắc và hình thành nên
một kiểu tâm thức mới: tâm thức hậu hiện đại. Tâm thức hậu hiện đại đã và
vẫn đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước phương Tây và lan ra toàn thế giới.
“Chủ nghĩa hậu hiện đại là một phản ứng tâm lý, một kiểu chiếm lĩnh thế giới,
cảm thức vũ trụ, một cách đánh giá những khả năng nhận thức cũng như vai
trò, vị trí của con người trong thế giới khách quan” [16, tr.71]. Trên cơ sở tồn
tại song song với chủ nghĩa hiện đại, đến những năm bảy mươi của thế kỉ
trước, thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại trở nên phổ biến và từ thập niên tám
mươi, nó được thừa nhận như là một hiện tượng thẩm mỹ chung của của văn
hóa phương Tây và được nhận định về mặt lí luận như một hiện tượng đặc thù
của triết học, mỹ học, nghệ thuật.
Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa hậu cấu trúc kết hợp với thực tiễn phân
tích phê bình văn học của chủ nghĩa giải cấu trúc và toàn bộ thực tiễn hoạt
động sáng tạo của nghệ thuật hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại có tham vọng
đưa ra một cái nhìn mới về thế giới. Lyotard người được xem là cha đẻ của lý
thuyết hậu hiện đại cho rằng tinh thần hậu hiên đại sinh ra là để chống lại các
siêu văn bản, từ đó cổ vũ cho các tiểu tự sự. Những tiểu tự sự của chủ nghĩa
hậu hiện đại thường được nhìn dưới góc độ hồn cảnh tạm thời, ngẫu nhiên và
khơng có tính hệ thống. Lý thuyết hậu hiện đại cũng thừa nhận sự tồn tại của
“nhiều bản ngã trong một bản ngã”, những chủ thể phi trung tâm hóa, bởi cho



×