Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số truyền thống và vé số điện toán của người dân tại thành phố phan rang – tháp chàm, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ NGUYỄN THANH THÖY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN
MUA VÉ SỐ TRUYỀN THỐNG VÀ VÉ SỐ ĐIỆN TOÁN
CỦA NGƢỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ PHAN RANG –
THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÕA - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ NGUYỄN THANH THÖY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN
MUA VÉ SỐ TRUYỀN THỐNG VÀ VÉ SỐ ĐIỆN TOÁN
CỦA NGƢỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ PHAN RANG –
THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số ngành:


8340410

Mã số học viên:

60CH048

Quyết định giao đề tài:

712/QĐ-ĐHNT ngày 27/06/2019

Quyết định thành lập hội đồng:

1145/QĐ-ĐHNT ngày 25/09/2020

Ngày bảo vệ:

10/10/2020

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. VÕ VĂN DIỄN
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. LÊ KIM LONG
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÕA - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài“Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số
truyền thống và vé số điện toán của người dân tại thành phố Phan Rang – Tháp

Chàm, tỉnh Ninh Thuận”là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
n

t n

n m 2020

T c giả luận văn

Vũ Nguyễn Thanh Thúy

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp khóa học thạc sỹ Quản
lý kinh tế tại Trường Đại học Nha Trang, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, hướng
dẫn, động viên từ các thầy cơ giáo của Trường nói chung, các thầy cơ giáo thuộc Khoa
Kinh tế của Trường nói riêng, đặc biệt từ thầy Võ Văn Diễn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo của Trường Đại học Nha
Trang và các thầy cô thuộc Khoa Kinh tế, đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Võ Văn Diễn, người đã hướng dẫn, động viên tôi trong q trình thực hiện luận văn.
Đồng thời, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến những người thân u trong
gia đình, bạn bè, người quen … của tơi đã hết lòng quan tâm, động viên và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành tốt luận văn của mình.
n

t n

n m 2020


T c giả luận văn

Vũ Nguyễn Thanh Thúy

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN......................................................................................... xiii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.1. Sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu .................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................. 4
1.5. Bố cục đề tài ............................................................................................................. 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 6
2.1. Khái niệm xổ số, kinh doanh xổ số và các loại vé số ............................................... 6
2.1.1. Khái niệm xổ số và kinh doanh xổ số ................................................................... 6
2.1.2. Các loại vé số, đối tượng tham gia dự thưởng xổ số và cơ cấu giải thưởng và xác
định kết quả trúng thưởng................................................................................................ 7
2.1.3. Vai trò của kinh doanh xổ số trong nền kinh tế..................................................... 8

2.2. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ........................................................................... 9
2.2.1. Khái niệm người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng ........................................ 9
2.2.2. Các nhân tố tác động đến hành vi người tiêu dùng và tiến trình mua sắm của
người tiêu dùng .............................................................................................................. 11
v


2.3. Một số mơ hình nghiên cứu về hành vi .................................................................. 15
2.3.1. Mơ hình theo lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ................................................ 15
2.3.2. Mơ hình theo lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB) ..................................... 16
2.4. Tổng quan về một số nghiên cứu liên quan ............................................................ 17
2.5. Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất ...................................................... 20
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 27
3.1. Khái quát về tình hình cạnh tranh của thị trường vé số.......................................... 27
3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .............................................................................. 28
3.2. Phát triển thang đo các thành tố trong mơ hình nghiên cứu ................................... 29
3.2.1. Thang đo nhân tố Văn hóa................................................................................... 29
3.2.2. Thang đo nhân tố Cơ cấu giải thưởng ................................................................. 30
3.2.3. Thang đo nhân tố Sự tin tưởng ............................................................................ 31
3.2.4. Thang đo nhân tố Tiêu chuẩn chủ quan .............................................................. 31
3.2.5. Thang đo nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi .................................................. 32
3.2.6. Thang đo nhân tố Cảm nhận rủi ro ...................................................................... 32
3.2.7. Thang đo nhân tố Chấp nhận rủi ro ..................................................................... 33
3.2.8. Thang đo Sự lựa chọn .......................................................................................... 33
3.3. Thực hiện nghiên cứu sơ bộ ................................................................................... 34
3.3.1. Phương thức thực hiện nghiên cứu ...................................................................... 34
3.3.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................. 35
3.4. Nghiên cứu chính thức ........................................................................................... 36
3.4.1. Xác định phương thức chọn mẫu và kích thước mẫu .......................................... 36
3.4.2. Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu ........................................................................ 37

3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 38
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN .................... 44
4.1. Kết quả thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................... 44
vi


4.1.1. Về giới tính .......................................................................................................... 44
4.1.2. Về độ tuổi ............................................................................................................ 44
4.1.3. Về nghề nghiệp ................................................................................................... 45
4.1.4. Về trình độ học vấn ............................................................................................. 46
4.1.5. Về thu nhập .......................................................................................................... 47
4.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha .............................. 48
4.2.1. Đối với thang đo nhân tố Văn hóa ....................................................................... 48
4.2.2. Đối với thang đo nhân tố Cơ cấu giải thưởng ..................................................... 48
4.2.3. Đối với thang đo nhân tố Sự tin tưởng ................................................................ 49
4.2.4. Đối với thang đo nhân tố Tiêu chuẩn chủ quan................................................... 50
4.2.5. Đối với thang đo nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi ...................................... 51
4.2.6. Đối với thang đo nhân tố Cảm nhận rủi ro .......................................................... 52
4.2.7. Đối với thang đo nhân tố Chấp nhận rủi ro .................................................... 52
4.2.8. Đối với thang đo sự lựa chọn mua vé số ............................................................. 53
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ...................................................................... 54
4.3.1. Kết quả EFA đối với các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu .............................. 54
4.3.2. Kết quả phân tích EFA đối với sự lựa chọn mua vé số ....................................... 57
4.4. Kết quả kiểm định mơ hình bằng hồi quy bội ........................................................ 58
4.4.1. Kết quả đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mơ hình hồi quy.... 58
4.4.2. Kiểm tra việc thỏa mãn các giả định trong hồi quy bội tuyến tính ..................... 60
4.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu ........ 62
4.4.4. Kết quả kiểm định sự khác biệt về khả năng lựa chọn mua vé số của người dân
theo các đặc điểm nhân khẩu học .................................................................................. 66
4.4.5. Kết quả phân tích biệt số ..................................................................................... 71

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................ 72
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 76
vii


5.1. Tổng kết một số kết quả chính của nghiên cứu ...................................................... 76
5.2. Một số gợi ý chính s ch ........................................................................................ 77
5.2.1. Tăng cường tính hấp dẫn của cơ cấu giải thưởng đối với các loại vé số ............ 77
5.2.2. Tăng cường định hướng dư luận xã hội về tính xã hội, nhân văn trong việc mua
vé số ............................................................................................................................... 78
5.2.3. Tăng cường truyền thông về sự tin cậy của các công ty kinh doanh vé số ......... 79
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 82
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO NGHIÊN CỨU ............................................................ i

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
EFA

Phân tích nhân tố khám phá

MTV

Một thành viên


NSNN

Ngân sách Nhà nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPB

Mơ hình theo lý thuyết hành vi được hoạch định

TRA

Mơ hình theo lý thuyết hành động hợp lý

VIF

Nhân tử phóng đại phương sai

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố được xem xét để xây dựng mơ hình nghiên cứu đề
xuất ................................................................................................................................ 21
Bảng 3.1: Biến đánh giá nhân tố Văn hóa ..................................................................... 30
Bảng 3.2: Biến đánh giá nhân tố Cơ cấu giải thưởng.................................................... 30
Bảng 3.3: Biến đánh giá nhân tố Sự tin tưởng ............................................................. 31
Bảng 3.4: Biến đánh giá nhân tố Tiêu chuẩn chủ quan ................................................. 31

Bảng 3.5: Biến đánh giá nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi .................................... 32
Bảng 3.6: Biến đánh giá nhân tố Cảm nhận rủi ro ........................................................ 33
Bảng 3.7: Biến đánh giá nhân tố Chấp nhận rủi ro ....................................................... 33
Bảng 3.8: Biến đánh giá Sự lựa chọn ............................................................................ 34
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mẫu theo giới tính ............................................................. 44
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mẫu theo độ tuổi ............................................................... 45
Bảng 4.3: Kết quả thống kê mẫu theo nghề nghiệp....................................................... 45
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mẫu theo trình độ học vấn ................................................ 46
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mẫu theo thu nhập ............................................................ 47
Bảng 4.6: Kết quả phân tích Alpha đối với nhân tố Văn hóa ........................................ 48
Bảng 4.7: Kết quả phân tích Alpha đối với nhân tố Cơ cấu giải thưởng ...................... 49
Bảng 4.8: Kết quả phân tích Alpha đối với nhân tố Sự tin tưởng ................................. 49
Bảng 4.9: Kết quả phân tích Alpha đối với nhân tố Tiêu chuẩn chủ quan.................... 50
Bảng 4.10: Kết quả phân tích Alpha đối với nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi .... 51
Bảng 4.11: Kết quả phân tích Alpha đối với nhân tố Cảm nhận rủi ro ......................... 52
Bảng 4.12: Kết quả phân tích Alpha đối với nhân tố Chấp nhận rủi ro ........................ 53
Bảng 4.13: Kết quả phân tích Alpha đối với sự lựa chọn mua vé số ............................ 54
Bảng 4.14: Kết quả đánh giá sự phù hợp của phân tích EFA các nhân tố .................... 55

x


Bảng 4.15: Kết quả đánh giá phương sai rút trích đối với các nhân tố ......................... 55
Bảng 4.16: Kết quả đánh giá hệ số tải đối với các nhân tố ........................................... 56
Bảng 4.17: Kết quả phân tích sự phù hợp của EFA sự lựa chọn mua vé số ................. 57
Bảng 4.18: Kết quả đánh giá phương sai rút trích đối với sự lựa chọn mua vé số ....... 57
Bảng 4.19: Kết quả đánh giá hệ số tải các biên đo lường sự lựa chọn mua vé số ........ 58
Bảng 4.20: Kết quả phân tích tương quan ..................................................................... 59
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định Spearman ...................................................................... 61
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định F .................................................................................... 62

Bảng 4.23: Kết quả đánh giá mức độ giải thích của mơ hình ....................................... 63
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................. 63
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định khác biệt theo giới tính ................................................. 67
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định Levene theo Độ tuổi ..................................................... 67
Bảng 4.27: Kết quả phân tích Anova theo “Độ tuổi” .................................................... 68
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định Levene theo Nghề nghiệp............................................. 68
Bảng 4.29: Kết quả phân tích Anova theo Nghề nghiệp ............................................... 69
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định Levene theo Trình độ học vấn ...................................... 69
Bảng 4.31: Kết quả phân tích Anova theo Trình độ học vấn ........................................ 69
Bảng 4.32: Kết quả kiểm định Levene theo Thu nhập .................................................. 70
Bảng 4.33: Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập .................................................... 70
Bảng 4.34: Kết quả kiểm định các yếu tố một cách riêng lẻ trong phân tích biệt số .... 71
Bảng 4.35: Kết quả kiểm định đồng thời các yếu tố trong phân tích biệt số ................ 72

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình hành vi người tiêu dùng .................................................................. 11
Hình 2.2: Mơ hình TRA ................................................................................................ 15
Hình 2.3: Mơ hình TPB ................................................................................................. 17
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 25
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................................... 29
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scatterplot ......................................................................... 60
Hình 4.2: Biểu đồ tần số Histogram .............................................................................. 61

xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số truyền thống và vé số
điện toán của người dân tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh
Thuận”nhằm xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn vé số (vé số truyền


thống và vé số điện toán) của người dân tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Đề tài
được thực hiện theo phương pháp định lượng, trong đó ở một số bước nghiên cứu có
sử dụng phương pháp định tính (nghiên cứu sơ bộ, tổng hợp, đánh giá lý luận và các
nghiên cứu liên quan) .


Tác giả đi từ việc xác định vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó tổng hợp, đánh giá



lý luận và các nghiên cứu liên quan để đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất (gồm 07
nhân tố: Cơ cấu giải thưởng; văn hóa; sự tin tưởng; cảm nhận rủi ro; tiêu chuẩn chủ
quan; nhận thức kiểm soát hành vi; chấp nhận rủi ro), phát triển các giả thuyết nghiên
cứu và thang đo nháp các thành phần trong mơ hình nghiên cứu đề xuất. Thực hiện
nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp thảo luận nhóm, thực hiện độc lập với 02 nhóm
(Nhóm 1: 06 quản lý của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Ninh Thuận; Nhóm 2:
10 người dân thường xuyên mua vé số tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, thực
hiện với Nhóm 1 trước và Nhóm 2 sau), kết quả cho thấy đa số các thành viên tham
gia thảo luận thống nhất với mơ hình nghiên cứu đề xuất và hệ thống thang đo (nháp)
các thành phần của mô hình. Nghiên cứu chính thức được thực hiện từ việc khảo sát
đối với 308 người dân tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, chọn mẫu theo phương
pháp ngẫu nhiên. Sau thu thập dữ liệu sơ cấp, tiến hành đánh giá độ tin cậy, giá trị
thang đo, hồi quy bội, đánh giá sự khác biệt về sự lựa chọn mua vé số và phân tích biệt số .



Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 06 nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến



sự lựa chọn mua vé số của người dân tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, sắp xếp
theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Cơ cấu giải thưởng; văn hóa; sự tin tưởng;
tiêu chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi; chấp nhận rủi ro; tất cả 06 nhân tố
này tham gia giải thích được 83,8% sự thay đổi củasự lựa chọn mua vé số của người
dân tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Tại thời điểm nghiên cứu chưa tìm thấy sự
ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của nhân tốCảm nhận rủi ro đếnsự lựa chọn mua vé số
của người dân tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Đồng thời, chưa tìm thấy sự
khác biệt về sự lựa chọn hay khả năng chọn mua vé số của người dân theo các đặc
xiii


điểm nhân khẩu học của họ như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu
nhập. Bên cạnh đó, cũng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh
hưởng/tác động của các nhân tố: Cơ cấu giải thưởng; văn hóa; sự tin tưởng; tiêu chuẩn
chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi; chấp nhận rủi ro đến khả năng lựa chọn mua
vé số giữa loại vé số truyền thống và loại vé số điện toán của người dân tại thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm .


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm gia



tăng lượng bán cho vé số truyền thống và vé số điện toán tại thị trường thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm trong thời gian đến, gồm: Tăng cường tính hấp dẫn của cơ cấu giải
thưởng đối với các loại vé số; tăng cường định hướng dư luận xã hội về tính xã hội,

nhân văn trong việc mua vé số; tăng cường truyền thông về sự tin cậy của các cơng ty
kinh doanh vé số .


Nghiên cứu cũng cịn một số hạn chế nhất định như mức độ giải thích của mơ



hình nghiên cứu chưa cao, kích thước mẫu khảo sát tương đối nhỏ so với tổng thể
nghiên cứu. Do vậy, cần tăng cường việc tổng hợp lý luận và thực tiễn liên quan để bổ
sung những nhân tố mới có thể có ảnh hưởng đến sự lựa chọn hay khả năng chọn mua
vé số của người dân vào mô hình nghiên cứu đề xuất cũng như tăng kích thước mẫu
khảo sát nếu tiếp tục phát triển nghiên cứu này .


Từ khóa: Vé số, sự lựa chọn cơ cấu giải t ưởn tiêu c uẩn chủ qu n v n ó
vé số truyền thốn

vé số điện to n

xiv


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu
Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh vé số đã phát triển từ những năm 90 của thế
kỷ XX với những loại vé số truyền thống (vé số in trên tờ giấy với các thông tin đầy
đủ về giá bán, giá trị giải thưởng, đơn vị phát hành …). Đây được xem là một loại hình
kinh doanh cung cấp các sản phẩm vui chơi giải trí có thưởng cho người dân một cách
hợp pháp, góp phần tạo nguồn ngân sách để Nhà nước đầu tư phát triển các lĩnh vực

như giáo dục, y tế … Thị trường xổ số kiến thiết chia làm ba miền, gồm: Xổ số kiến
thiết miền Bắc, xổ số kiến thiết miền Trung, xổ số kiến thiết miền Nam với hơn 60
công ty khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đến ngày 18/7/2016, thị trường vé số có thêm sự tham gia của Cơng ty TNHH
MTV Xổ số điện tốn Việt Nam với những dòng sản phẩm hấp dẫn, cơ cấu giải
thưởng hấp dẫn hơn nhiều so với các sản phẩm vé số truyền thống nên thị trường vé số
từ cuối năm 2016 đến nay có những sự xáo trộn lớn, cạnh tranh gay gắt hơn giữa hai
loại vé số là truyền thống và điện tốn. Từ thời điểm có sự tham gia của vé số điện
tốn đã có ảnh hưởng lớn đến doanh số bán vé số truyền thống của các công ty XSKT
tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Vé số truyền thống với cơ cấu giải thưởng thiếu
hấp dẫn, sản phẩm hầu như qua bao nhiêu năm khơng có gì đổi mới, ít sự lựa chọn …
đã q quen với người dân nên gặp khó khăn lớn trong việc cạnh tranh với vé số điện
tốn. Tình hình thị trường vé số ổn định hơn từ năm 2018, khi cơn sốt về vé số điện
toán tạm qua đi với những người chơi vé số (người dân mua vé số). Tuy nhiên, từ đó
đến nay thị trường vé số vẫn ln có sự cạnh tranh gay gắt giữa hai loại vé số này. Đối
với các công ty xổ số kiến thiết kinh doanh vé số truyền thống thì từ khi có vé số điện
toán đã làm cho họ bị chia sẻ thị phần một cách đáng kể, họ đã có những thay đổi tích
cực về sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh với vé số điện toán. Đáp lại điều này,
Cơng ty TNHH MTV Xổ số điện tốn Việt Nam cũng thường xuyên đưa ra các sản
phẩm mới ngày càng hấp dẫn với người chơi vé số để thu hút khách hàng.
“Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa vé số truyền thống và vé số điện toán trong những
năm qua, xét về khía cạnh thị trường, lợi ích xã hội là một điều tốt. Nó giúp thị trường
cạnh tranh hơn, thúc đẩy các tác nhân tham gia vào thị trường hay nói cách khác là các
cơng ty kinh doanh vé số có sự tiến bộ trong hoạt động điều hành, kinh doanh; quan
1


trọng hơn là góp phần tăng lượng vốn thu về cho NSNN từ hoạt động kinh doanh vé
số.Những năm đầu khivé số điện toán vào thị trường Việt Nam vừa chia sẻ thị phần
của các công ty kinh doanh vé số truyền thống vừa kích thích quy mơ thị trường tăng

lên (lượng khách hàng mới tăng lên đáng kể). Tuy nhiên, trong vòng hơn một năm trở
lại đây thị trường vé số đã có sự chững lại với tốc độ tăng trưởng số lượng người chơi
mới không cao làm cho tồn ngành rơi vào những khó khăn nhất định. Đó là tình hình
chung của thị trường vé số trên cả nước trong những năm qua và tình hình thị trường
vé số tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận cũng khơng phải
ngoại lệ.
“Trước tình hình này, thiết nghĩ cần có những nghiên cứu để xác định những
nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn mua vé số (cả vé số truyền thống lẫn vé số
điện tốn) của người dân;phân tích sâu hơn đối với từng loại vé số, đó là tìm ramức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến sự lựa chọn mua vé số truyền thống như thế nào và
đối với vé số điện tốn như thế nào. Từ đó, có những gợi ý mang tính chính sách để
giúp các cơng ty kinh doanh vé số nói chung, kinh doanh từng loại nói riêng (vé số
truyền thống và vé số điện toán) hướng đến tăng doanh số đối với từng loại vé số này,
góp phần chung vào việc tăng nguồn thu bổ sung vào NSNN để đầu tư phát triển các
lĩnh vực hoạt động của đất nước như y tế, giáo dục, văn hóa xã hội …”
Từ thực tế đó, tơi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến việc chọn mua vé số truyền thống và vé số điện toán của người dân tại
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận”nhằm “cung cấp thông tin về
các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn vé số của người dân tại thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm cũng như các gợi ý mang tính chính sách cho các công ty kinh doanh vé
số truyền thống và vé số điện toán trên thị trường thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
để hướng đến tăng doanh số bán vé số tại thị trường này, góp phần tăng nguồn thu bổ
sung vào NSNN trong thời gian đến”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Ở góc độ tổng quát, đề tài hướng đến việc xác định các nhân tố có ảnh hưởng



đến sự lựa chọn vé số (vé số truyền thống và vé số điện toán) của người dân tại thành

phố Phan Rang – Tháp Chàm vàđánh giá sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của từng
2


nhân tố đến sự lựa chọn mua vé số truyền thống so với vé số điện toán. Từ kết quả
phân tích đó, đề ra các gợi ý mang tính chính sách để giúp các cơng ty kinh doanh vé
số nói chung, kinh doanh từng loại nói riêng (vé số truyền thống và vé số điện toán)
hướng đến tăng số lượng bán ra đối với từng loại vé số này tại thị trường thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm trong thời gian đến .


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu nghiên cứu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn vé số


(vé số truyền thống và vé số điện toán) của người dân tại thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm ;


- Mục tiêu nghiên cứu 2: Đánh giá sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của từng


nhân tố đến sự lựa chọn mua vé số truyền thống so với vé số điện toán tại thị trường
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ;


- Mục tiêu nghiên cứu 3: Đề ra một số gợi ý có tính chính sách nhằm gia tăng


lượng bán cho vé số truyền thống và vé số điện toán tại thị trường thành phố Phan

Rang – Tháp Chàm trong thời gian đến .


1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn mua vé số của


người dân .


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Phan Rang – Tháp


Chàm, tỉnh Ninh Thuận .


+ Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 7


năm 2020; khảo sát người dân trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm về sự
lựa chọn mua vé số trong tháng 5 năm 2020 .


+ Về nội dung: Nghiên cứu tập trung tổng hợp, đánh giá các lý thuyết về hành vi


người tiêu dùng; các nghiên cứu trong lĩnh vực quyết định, ý định mua vé số của người
dân; các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn mua vé số của người dân; các giải pháp
nhằm gia tăng lượng người mua vé số truyền thống và điện toán .



3


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài cung cấp cho các công ty kinh doanh vé số (vé số truyền thống và vé số
điện toán) thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn mua vé số (vé số truyền
thống và vé số điện toán) của người dân tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, chi
tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với từng loại vé số này và các gợi ý mang
tính chính sách nhằm giúp các công ty gia tăng lượng vé số bán ra trong thời gian đến .


1.5. Bố cục đề tài
Ngồi phần trích yếu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục hình vẽ,



từ viết tắt … thì đề tài được trình bày gồm 05 chương, như sau :


- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Chương này trình bày các vấn đề mang tính


giới thiệu về nghiên cứu như sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu, bố cục đề tài .


- Chương 2: Cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu. Chương này trình bày các vấn



đề lý luận liên quan đến nghiên cứu như khái niệm kinh doanh vé số, khái niệm vé số
truyền thống và vé số điện toán; lý thuyết hành vi người tiêu dùng; một số học thuyết
về hành vi người tiêu dùng; tổng quan về một số nghiên cứu liên quan; khái quát về
tình hình cạnh tranh của thị trường vé số. Trên cơ sở hệ thống lý thuyết và tổng quan
các nghiên cứu liên quan và tình hình cạnh tranh của thị trường vé số tại Việt Nam
trong những năm gần đây, tác giả tổng hợp, đánh giá để đưa ra mơ hình nghiên cứu đề
xuất và các giả thuyết nghiên cứu .


- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày về quy trình thực


hiện nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong đó, trình bày cụ
thể về nghiên cứu sơ bộ như mục đích nghiên cứu, cách thức tiến hành và kết quả
nghiên cứu sơ bộ; nghiên cứu chính thức được trình bày gồm các nội dung như cách
thức chọn mẫu và kích thước mẫu, thiết kế cơng cụ thu thập dữ liệu, phương pháp thu
thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu .


- Chương 4: Kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận. Chương này trình bày kết


quả phân tích dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu, gồm các nội dung như đặc điểm mẫu
nghiên cứu, kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo (bằng hệ số Cronbach’s alpha),
kết quả đánh giá giá trị thang đo (bằng phân tích nhân tố khám phá), kết quả hồi quy

4



bội, kết quả kiểm định sự khác biệt và kết quả phân tích biệt số. Cuối chương là phần
thảo luận về kết quả nghiên cứu .


- Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Chương này tóm lược lại các kết quả


nghiên cứu chính. Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý
chính sách nhằm giúp các cơng ty kinh doanh xổ số tại thị trường thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm gia tăng lượng bán vé số trong thời gian đến .


5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
C ươn này trìn bày c c vấn đề về cơ sở lý luận liên qu n đến vấn đề n
cứu c c n
thuyết n

iên cứu cùn lĩn vực và mơ ìn n

iên cứu đề xuất p

iên

t triển c c iả

iên cứu.


2.1. Kh i niệm xổ số, kinh doanh xổ số và c c loại vé số
2.1.1. Khái niệm xổ số và kinh doanh xổ số
Xổ số: Là một hình thức vui chơi giải trí tương tự các hình thức cá cược nhưng



được pháp luật cho phép, kết quả xổ số dựa theo quy luật xác suất mang tính chất ngẫu
nhiên, nguyên tắc vận hành trò chơi là dựa trên kết quả quay số dự thưởng, tức người
chơi được chi trả giải thưởng nếu trúng thưởng .


Xổ số truyền thống: “Là loại hình xổ số có in sẵn trước giá vé; các chữ số, chữ
cái để khách hàng lựa chọn tham gia dự thưởng. Số lượng các chữ số, chữ cái được
giới hạn trong phạm vi vé số phát hành và việc xác định kết quả trúng thưởng được
thực hiện sau thời điểm phát hành vé số” (Nghị định số 30/2007/NĐ-CP n ày
01/3/2007 củ C ín p ủ).
Kinh doanh xổ số: “Là hoạt động kinh doanh dựa trên các sự kiện có kết quả
ngẫu nhiên, được tổ chức theo nguyên tắc doanh nghiệp thu tiền tham gia dự thưởng
của khách hàng và thực hiện trả thưởng cho khách hàng khi trúng thưởng” (Nghị định
số 30/2007/NĐ-CP n ày 01/3/2007 củ C ín p ủ).
Doanh nghiệp kinh doanh xổ số:“Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn” (Nghị định số 30/2007/NĐ-CP n ày 01/3/2007
củ C ín p ủ).
Các doanh nghiệp kinh doanh xổ số được thành lập và hoạt động theo quy định
tại Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số
và các quy định khác của pháp luật. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh xổ sổ có trách
nhiệm như sau: “Tuân thủ các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh vé số;
tổ chức kinh doanh theo đúng thể lệ đã công bố với khách hàng; thanh toán đầy đủ, kịp
thời các giải thưởng cho khách hàng khi trúng thưởng, bảo đảm bí mật về thơng tin
trúng thưởng và thông tin nhận thưởng theo yêu cầu của khách hàng trúng thưởng;

thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và các quy định của
pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh”.
6


2.1.2. Các loại vé số, đối tượng tham gia dự thưởng xổ số và cơ cấu giải thưởng và
xác định kết quả trúng thưởng
 C c loại vé số
Vé số: “Là phương tiện do doanh nghiệp kinh doanh xổ số phát hành để phân
phối cho khách hàng. Vé số được phát hành dưới các hình thức: chứng chỉ, thẻ có in
mệnh giá, hoặc các hình thức và phương tiện khác cho phép khách hàng sử dụng để
tham gia dự thưởng xổ số” (Nghị định số 30/2007/NĐ-CP n ày 01/3/2007 củ C ín
phủ).
Vé số truyền thống: Là một loại vé số do các công ty kinh doanh xổ số phát hành



và phân phối đến người chơi (người tiêu dùng sản phẩm của công ty) để tham gia dự
thưởng xổ số; trên tờ vé số có in sẵn các thơng tin về giá vé (mệnh giá), các chữ số của
vé, chữ cái, giá trị giải thưởng của vé (Nghị định số 30/2007/NĐ-CP n ày 01/3/2007
củ C ín p ủ) .


Vé số điện tốn: Là một trị chơi so số giữa dãy số mà người chơi lựa chọn với
kết quả mà nhà phát hành quay ra.
Tại Việt Nam hiện đã có nhiều sản phẩm xổ số điện tốn do Cơng ty TNHH



MTV Xổ số điện toán Việt Nam phát hành, phân phối đến người chơi như Mega 6/45,

Power 6/55, Max 4D, Max 3D, Keno ... Trong đó, mỗi loại vé số điện tốn sẽ có cách
chơi riêng về số lượng dãy số được bán cho người chơi, cách dò vé, thể lệ trúng
thưởng, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng, cách quay số mở thưởng …



So với vé số truyền thống với việc quay số mở thưởng thực hiện bằng lồng cầu



chứa bóng ghi số quay để chọn ra số trúng thưởng một cách ngẫu nhiên thì việc quay
số mở thưởng của vé số điện toán được thực hiện qua hệ thống máy tính dựa trên cơng
nghệ điện tốn đám mây với các thuật toán ngẫu nhiên được nhiều cơ quan chức năng
tham gia kiểm soát nhằm tránh việc sắp xếp giải thưởng .


Vé số biết kết quả ngay (vé cào, vé bóc …) và các loại vé số khác theo quy định
của pháp luật.
 Đối tượng tham gia dự t ưởng xổ số
Theo Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007 của Chính phủ thì đối tượng
tham gia dự thưởng xổ số được quy định, gồm: “Công dân Việt Nam ở trong nước;
7


người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam; người nước
ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam. Các đối tượng tham gia dự thưởng xổ số
phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt
Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
 Cơ cấu giải t ưởn và x c định kết quả trún t ưởng
Theo Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007 của Chính phủ thì đối tượng

tham gia dự thưởng xổ số được quy định như sau: “Số lượng các giải thưởng của từng
đợt phát hành xổ số do doanh nghiệp kinh doanh xổ số xác định phù hợp với tỷ lệ trả
thưởng và cơ cấu giải thưởng theo quy định của Bộ Tài Chính. Số lượng các lần mở
thưởng của doanh nghiệp kinh doanh xổ số trong từng thời kỳ do Bộ Tài Chính quy
định. Việc xác định kết quả trúng thưởng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, khách
quan, trung thực và tuân thủ các quy định của thể lệ quay số mở thưởng đã công bố.
Kết quả quay số mở thưởng phải có sự giám sát và xác nhận của Hội đồng giám sát
quay số mở thưởng. Bộ Tài Chính quy định thành phần, cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng giám sát xổ số”.
2.1.3. Vai trò của kinh doanh xổ số trong nền kinh tế
Hoạt động kinh doanh xổ số mang lại một số vai trị tích cực nhất định cho nền



kinh tế, như :


Thứ nhất, tạo môi trường giải trí lành mạnh cho người dân. Xổ số kiến thiết là



một hoạt động vui chơi giải trí có khả năng mang lại giải thưởng lớn cho người chơi,
mang tính lành mạnh và hợp pháp, được Nhà nước cho phép hoạt động, quản lý chặt
chẽ quá trình kinh doanh của các cơng ty xổ số lẫn q trình tham gia dự thưởng của
người chơi. Theo đó, mỗi người dân với nguồn tài chính rõ ràng đều có thể tham gia
chơi xổ số để dự thưởng dưới sự quản lý của Nhà nước và được Nhà nước bảo vệ
quyền lợi của người chơi, thừa nhận nguồn thu nhập hợp pháp từ việc trúng thưởng do
chơi xổ số .



Thứ hai, xổ số kiến thiết góp phần gia tăng nguồn thu NSNN để đầu tư cho đất



nước và mang lại nguồn thu nhập chính đáng cho người dân theo đúng phương châm
xổ số kiến thiết ích nước lợi nhà. Hoạt động doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số
một phần được bổ sung vào nguồn thu NSNN tại các địa phương theo đúng quy định
của Bộ Tài chính, góp phần tăng nguồn vốn cho địa phương đầu tư phát triển các lĩnh
8


vực như y tế, giáo dục … Bên cạnh đó, người chơi vé số khi dự thưởng nếu trúng
thưởng sẽ được một khoản thu nhập tương đối lớn để chi tiêu, đầu tư cho hoạt động
kinh tế của gia đình. Do vậy, hoạt động kinh doanh xổ số thực hiện đúng phương châm
ích nước, lợi nhà .


2.2. Lý thuyết hành vi ngƣời tiêu dùng
2.2.1. Khái niệm người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng


i niệm n ười tiêu dùn

Ở bất kỳ hoạt động kinh tế nào trong mọi nền kinh tế thì người tiêu dùng ln là
một lực lượng đông đảo, là động lực chủ yếu để phát triển các hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Người tiêu dùng với nhu cầu và thị hiếu của mình đã có tác động vơ cùng lớn
đến q trình dẫn dắt và vận hành hoạt động của các thị trường ở hầu hết mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều quan điểm về người tiêu dùng, tiêu biểu như:
Theo bài phát biểu của cựu Tổng thống Mỹ John Kennedy vào ngày 15/3/1962
trước Thượng viện Mỹ: “Người tiêu dùng theo định nghĩa, bao gồm tất cả chúng ta.

Họ là nhóm kinh tế lớn nhất gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết
định kinh tế nhà nước và tư nhân” (dẫn theo Nguyễn Công Đại, 2017).
Theo quan điểm của Liên minh Châu Âu tại Chỉ thị số 1999/44/EC ngày
25/05/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan: “Người
tiêu dùnglà bất cứ cá nhân nào tham gia vào các hợp đồng mua hàng mà khơng vì mục
tiêu kinh doanh (thương mại) hay nghề nghiệp” (dẫn theo Nguyễn Công Đại, 2017).
Theo Điều 13, Bộ Luật Dân sự Đức năm 2002 định nghĩa: “Người tiêu dùng là
bất cứ cá nhân nào tham gia giao dịch không thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh,
thương mại hoặc nghề nghiệp của người này” (dẫn theo Nguyễn Công Đại, 2017).
Tại Việt Nam, quan điểm về người tiêu dùng lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều
1, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, đó là: “Người tiêu dùng là
người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân,
gia đình và tổ chức. Năm 2010, Luật Bảo vệ người tiêu dùng được ban hành thì định
nghĩa người tiêu dùng được phát triển như sau: “Người tiêu dùng bao gồm các đối
tượng không chỉ là cá nhân tiêu dùng riêng lẻ mà còn là các tổ chức (như doanh
nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội …) tiến hành
9


mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình
hoặc tổ chức đó”.
Như vậy, các quan điểm về người tiêu dùng nêu trên là tương đối đồng nhất, đề



cập đến người tiêu dùng là các cá nhân hoặc tổ chức mua hàng khơng vì mục đích
thương mại hay nghề nghiệp, chỉ phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân hay tổ
chức đó .





i niệm àn vi n ười tiêu dùn

Jame. F. Engel và cộng sự (1993), “hành vi người tiêu dùng là tất cả các hoạt
động có mối liên hệ trực tiếp đến việc tìm kiếm, thu thập (các thơng tin về sản phẩm
như chất lượng, giá bán, địa điểm bán, ưu và nhược điểm …), nỗ lực mua sắm, sử
dụng (tiêu dùng) và thải loại đối với sản phẩm hay dịch vụ. Nó bao hàm cả q trình ra
quyết định trước, trong và sau khi mua sắm đối với sản phẩm hay dịch vụ đó”.
Kotler (2005), “hành vi người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một người
tiêu dùng nào đó (có thể với tư cách cá nhân hoặc đại diện cho tổ chức) khi thực hiện
các quyết định mua sắm, sử dụng và loại bỏ sản phẩm/dịch vụ nào đó”.
Schiffman và Kanuk (2007), “hành vi người tiêu dùng hiểu một cách chung nhất
là hành vi của một cá nhân được thể hiện qua việc tìm kiếm mua, sử dụng, đánh giá và
loại bỏ sản phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn sẽ thoả mãn nhu cầu của bản thân. Hành
vi của người tiêu dùng là một chuỗi các giai đoạn phức tạp, được quyết định bởi đặc
điểm của người tiêu dùng, môi trường sống và dưới tác động của hoạt động
marketing”.
Hoyer (2007), “hành vi người tiêu dùng là tổng hợp các hoạt động từ quá trình
khởi xướng hay ý thức về nhu cầu tiêu dùng đến việc tìm kiếm các thơng tin về sản
phẩm/dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu, giao dịch để mua sắm, tiêu dùng và loại bỏ sản
phẩm/dịch vụ đó và các hành vi sau khi tiêu dùng, loại bỏ (nói tốt hay phản ứng khơng
tích cực về sản phẩm/dịch vụ đó)”.
Qua các quan điểm trên ta có thể thấy hành vi người tiêu dùng bao gồm một



chuỗi các hành vi phức tạp, từ lúc ý thức nhu cầu tiêu dùng, tìm kiếm các thông tin
liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ, đánh giá các phương án tiêu dùng sẵn có ngồi
thị trường, quyết định tiêu dùng và hành vi sau khi tiêu dùng .



10


2.2.2. Các nhân tố tác động đến hành vi người tiêu dùng và tiến trình mua sắm của
người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng chịu tác động bởi nhiều nhân tố như các nhân tố thuộc



về cá nhân và tâm lý của người tiêu dùng, các nhân tố thuộc về mơi trường xung quanh
người tiêu dùng như văn hóa, xã hội hay các tác nhân marketing .


Hình 2.1: Mơ hình hành vi ngƣời tiêu dùng
Nguồn: Bùi Qu n Qúy, 2013
 C c n ân tố t c độn đến àn vi n ười tiêu dùn
- Nhân tố đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng. Kotler & Keller (2006), “nhân
tố đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng thể hiện ở tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện
kinh tế, phong cách sống, nhân cách và ý niệm bản thân. Chúng có tác động đến hành
vi người tiêu dùng một cách trực tiếp, mãnh mẽ, cụ thể: Thứ nhất,tuổi tác thay đổi thì
nhu cầu cũng sẽ thay đổi. Vì vậy người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi những sản phẩm,
dịch vụ mà họ cần mua để phù hợp với nhu cầu trong từng giai đoạn của cuộc đời. Thứ
hai, nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến việc tiêu dùng hàng hố. Rõ ràng,
một người cơng nhân sẽ mua những quần áo, giày dép lao động, hộp thức ăn trưa cho
phù hợp với công việc và giờ giấc lao động, trong khi đó, một vị giám đốc cơng ty sẽ
cần mua laptop, iphone, hay các phương tiện khác để tiếp cận thơng tin nhanh chóng
11



×