Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phân tích đóng góp của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THỊ AN KHÁNH

PHÂN TÍCH ĐĨNG GĨP CỦA VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THỊ AN KHÁNH

PHÂN TÍCH ĐĨNG GĨP CỦA VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã ngành:

8310105


Mã học viên:

57CH094

Quyết định giao đề tài:

525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1145/QĐ-ĐHNT ngày 25/09/2020

Ngày bảo vệ:

09/10/2020

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Phân tích đóng góp của vốn đầu tư đối với tăng
trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hịa” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

cơng trình nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Thị An Khánh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Phân tích đóng góp của vốn đầu tư đối với
tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hịa”, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng,
ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được
hồn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Phạm Hồng Mạnh đã giúp
tơi hồn thành tốt đề tài. Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi xin cảm ơn Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Khánh Hòa đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tơi trong suốt q trình điều tra thu thập số
liệu tại đơn vị.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Thị An Khánh

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ...................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiên nghiên cứu .................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................4
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................4
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................5
2.1. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................5
2.1.1. Lý luận chung về Vốn đầu tư ................................................................................5
2.1.2. Lý luận chung về Tăng trưởng kinh tế ................................................................15
2.2. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế .............................................24
2.3. Các nghiên cứu liên quan .......................................................................................27
2.4. Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................................30
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................31
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................31
3.2. Phương pháp ước lượng trữ lượng vốn ..................................................................31
3.3 Mơ hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ...........................................................33
3.3.1. Mơ hình nghiên cứu.............................................................................................33
3.3.2. Giả thiết nghiên cứu ............................................................................................35

3.4. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................37
v


3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu...............................................................................37
Tóm tắt chương 3 .......................................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 38
4.1. Khái qt về tỉnh Khánh Hịa .................................................................................38
4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên........................................................................38
4.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội.....................................................................39
4.2. Tình hình vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa .............................43
4.2.1. Tăng trưởng kinh tế .............................................................................................43
4.2.2. Lao động..............................................................................................................45
4.2.3. Vốn đầu tư ...........................................................................................................52
4.3. Kết quả phân tích đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa ...... 53
4.3.1. Đánh giá mức độ đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh
Hòa ................................................................................................................................53
4.3.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế........................60
4.3.3. Thảo luận kết quả ................................................................................................64
Tóm tắt chương 4 .......................................................................................................... 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 67
5.1. Kết luận ..................................................................................................................67
5.2. Hàm ý chính sách ...................................................................................................69
5.2.1. Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp và tư nhân trong nước .....................69
5.2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................................70
5.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ...............................................................70
5.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực............................................................................... 71
5.2.5. Giải pháp hồn thiện mơi trường đầu tư .............................................................72
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................73
Tóm tắt chương 5 .......................................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 74
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIC

Akaike’s information criterion

Tiêu chuẩn thông tin Akaike
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

– Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations Á

ASEM

The Asia-Europe Meeting

Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu


FDI

Foreign direct investerment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPE

Final prediction error

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm trong nước
Phương pháp hồi quy mô men

GMM

General Method of Moments

tổng quát

GNP

Gross national product

Tổng sản lượng quốc gia


GO

Gross output

Giá trị sản xuất công nghiệp

GTSXCN

Giá trị sản xuất công nghiệp
Tiêu chuẩn thông tin Hanman –

HQ

Hanman-Quinn information criterion

Quinn

ICOR

Incremental capital – output ratio

Hệ số sử dụng vốn

NNP

Net national product

Tổng sản phẩm rịng quốc gia
Phương pháp bình phương bé


OLS

nhất
Tổng sản phẩm nội địa của địa

RGDP

Regional gross domestic product

phương

SC

Schwarz information criterion

Tiêu chuẩn thông tin Schwarz

TNCs

Transnational Corporations

Công ty xuyên quốc gia

USD
VAR

Đô la Mỹ
Vector Autoregression

Tự hồi quy véc tơ


VNĐ
WTO

Đồng Việt Nam
World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu..................................................... 36
Bảng 4.1: Giá trị GRDP và tốc độ tăng GRDP của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1999 2018 ............................................................................................................................... 44
Bảng 4.2: Số lượng lao động và cơ cấu lao động tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1999 - 2018.... 46
Bảng 4.3: Năng suất lao động bình quân và chỉ số phát triển năng suất lao động tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 1999 - 2019 ................................................................................ 48
Bảng 4.4: Vốn đầu tư tồn xã hội tỉnh Khánh Hịa theo giá hiện hành ........................ 52
Bảng 4.5: Kết quả phân tích thống kê mơ tả ................................................................. 54
Bảng 4.6: Kết quả uớc lượng mơ hình hàm sản xuất tỉnh Khánh Hòa (4.1)................. 55
Bảng 4.7: Kết quả hệ số tương quan ............................................................................. 55
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Wald Test ....................................................................... 56
Bảng 4.9: Kết quả uớc lượng mơ hình hàm sản xuất tỉnh Khánh Hịa (4.2)................. 56
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi (kiểm định White) ....................... 56
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định tự tương quan (kiểm định BG)..................................... 57
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng hồi quy Mơ hình 4.3 .................................................... 57
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định tự tương quan mơ hình 4.3 (kiểm định BG) ................ 57
Bảng 4.14: Đóng góp của Vốn vào tăng trưởng GDP .................................................. 58
Bảng 4.15: Vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 19992018 ............................................................................................................................... 59

Bảng 4.16: Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root test) ................................................. 60
Bảng 4.17: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu .................................................................... 61
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen ................................................. 61
Bảng 4.19: Kết quả ước lượng Var ............................................................................... 62
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ......................................................... 63

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Phân loại vốn đầu tư ........................................................................................7
Hình 2.2: Khung phân tích nghiên cứu .........................................................................30
Hình 4.1: Cơ cấu GRDP tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1999 – 2018 phân theo khu vực
kinh tế ............................................................................................................................45
Hình 4.2: Tăng trưởng kinh tế, lao động và năng suất lao động tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 1999 – 2018 ..........................................................................................................50

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở mỗi tỉnh là khác nhau và mỗi tỉnh có thể
theo đuổi nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau nên không thể áp dụng một chính
sách nào chung cho mọi vùng, miền trên cả nước. Đối với tỉnh Khánh Hòa, một
trong số các tỉnh phát triển của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
của Việt Nam, nơi có nguồn lực quan trọng là tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
tài nguyên biển đảo thì việc lựa chọn các chính sách, giải pháp phát triển vô cùng
cấp thiết. Nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng tăng.
Giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư phát triển xã hội của tỉnh đã tăng 54,8% từ
18.151 tỷ đồng lên 28.100 tỷ đồng; trong đó vốn ngồi nhà nước chiếm tỷ trọng đáng

kể. Năm 2016, con số này ước đạt 32.000 tỷ đồng, tăng 13,92% so với năm 2015. Hơn
nữa, một trong những mục tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 đó là “tăng cường huy động các nguồn vốn để tiếp
tục đầu tư, phát huy hiệu quả 4 chương trình kinh tế - xã hội và 3 vùng kinh tế trọng
điểm gắn với thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng phát
triển tỉnh Khánh Hịa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Để đạt được mục tiêu
này, Khánh Hòa cần có những chính sách mới, hiệu quả trong việc sử dụng và phối
hợp các nguồn lực.
Vì vậy, việc phân tích đóng góp các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế
của tỉnh Khánh Hịa, trong đó chú trọng hướng tiếp cận chuyên sâu yếu tố vốn đầu
tư, sẽ góp phần đề xuất chính sách cho vấn đề phối hợp hiệu quả các nguồn lực nói
chung và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nói riêng, nhằm đảm bảo cho
mục tiêu tăng trưởng dài hạn của tỉnh Khánh Hịa. Do đó việc
“Phân tích đóng góp của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa”
là cần thiết, thơng qua nghiên cứu sẽ góp phần khuyến nghị các chính sách trong việc huy
động các nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu bao trùm của đề tài là phân tích, nghiên cứu và làm rõ vai
trị, tác động và đóng góp của các nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Khánh Hòa trong giai đoạn 1999 - 2018. Trên cơ sở đó, đề xuất các gợi ý chính sách
nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các khu vực và thành phần
kinh tế khác nhau, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
x


Kết quả cho thấy: với mức ý nghĩa 5%, biến Vốn Lao động (L), Vốn đầu tư nhà
nước (K2) tác động cùng chiều đến RGDP. Tác giả cũng phát hiện K1 và K3 khơng
tác động đến RGDP Khánh Hịa ở mức ý nghĩa xác định.
Biến L có hệ số co giãn β= 0,553. Giả định yếu tố K2 không đổi khi L tăng thêm
1% thì RGDP Khánh Hịa sẽ tăng thêm 0,553%.

Biến K2 có hệ số co giãn β= 0,304. Giả định yếu tố L không đổi khi K2 tăng
thêm 1% thì RGDP Khánh Hịa sẽ tăng thêm 0,304%.
R bình phương hiệu chỉnh = 0,934, cho biết 93,4% thay đổi của RGDP tỉnh
Khánh Hịa được giải thích bởi các biến L và K2.
Từ khóa: Tăng trưởng, Khánh Hịa, Vốn đầu tư

xi



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trình độ phát triển của mỗi quốc gia là khác nhau. Mỗi quốc gia đều phải trải
qua thời gian tương đối dài để chuẩn bị mới đạt đến một trình độ nhất định, trong đó
yếu tố được xem là cốt lõi và là nền móng cho sự phát triển ở các mặt khác chính là
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chịu tác động trực tiếp của nhiều
nhân tố. Mỗi nhân tố giữ một vai trò nhất định và có cơ chế tác động khác nhau trong
q trình tạo ra thu nhập của nền kinh tế, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau. Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển kinh tế mà yếu tố nào đó
sẽ nắm vai trị chủ đạo và được đề cao hơn yếu tố khác.
Để đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, các
nhà quản lý và điều hành kinh tế cần nắm rõ yếu tố nguồn lực nào là cốt lõi, tác động
trực tiếp đến tăng trưởng trong từng giai đoạn, từ đấy phân tích cơ chế tác động của
yếu tố đó đến tăng trưởng kinh tế, cách thức lượng hóa sự tác động của từng yếu tố
nguồn lực; hay nói cách khác là xác định đúng mơ hình tăng trưởng kinh tế.
Việc lựa chọn mơ hình tăng trưởng phù hợp là vấn đề rất được các nhà hoạch
định chính sách của Việt Nam quan tâm và đã có nhiều nghiên cứu liên quan.
Theo đó, mơ hình tăng trưởng dựa vào đầu tư mở rộng, lao động giá rẻ và khai
thác tài nguyên đã từng thành công trước đây giờ không tỏ ra hữu dụng nữa. Tái
cấu trúc và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng để tăng năng suất, tăng tính cạnh tranh

và hiệu quả của nền kinh tế đang là đòi hỏi bức thiết cho các nhà hoạch định chính
sách hiện nay (Phạm Sỹ An và Trần Văn Hồng, 2013). Nghiên cứu này tập trung
phân tích tác động của 3 nhân tố chính đến tăng trưởng kinh tế là vốn, lao động và
TFP; trên cơ sở đó tác giả nhận định rằng mỗi nhân tố có mức ảnh hưởng khác
nhau và thay đổi theo từng thời kỳ. Những năm gần đây, việc nâng cao năng suất
lao động, đưa tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất, cải thiện các dịch vụ y
tế, giáo dục, … (các chỉ tiêu phản ánh tổng nhân tố năng suất - TFP) được chú
trọng mạnh mẽ nhưng không thể phủ nhận vai trò của các nhân tố cơ bản còn lại,
đặc biệt là nhân tố vốn. Điều này đã được nhận định trong Báo cáo Con đường
phát triển và tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2020 như sau: “Xu
thế tăng trưởng kinh tế Việt Nam gắn liền với đầu tư cao và liên tục tăng mạnh.
Vào giữa thập niên 90, tỷ lệ đầu tư so với GDP của Việt Nam đã cao hơn mức
1


bình qn của các nước cơng nghiệp, mức đầu tư những năm gần đây tiếp tục gia
tăng đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ đầu tư trên GDP
cao nhất”.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế về mối tương quan cũng
như mức độ đóng góp của nhân tố vốn đến tăng trưởng kinh tế. Tại Việt Nam, nhiều
tác giả cũng đã nghiên cứu về vấn đề này. Nguyễn Quang Hiệp (2013), cho rằng vốn là
yếu tố chủ yếu, trong khi yếu tố lao động và năng suất nhân tố tổng hợp đóng góp vẫn
cịn khiêm tốn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Thị Cành (2016)
khi nghiên cứu đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh cũng nhận định yếu tố vốn giữ vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn, yếu tố
TFP ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, riêng yếu tố lao động có tỷ trọng giảm
dần. Phạm Văn Thanh và Nguyễn Thế Khang (2016) với nghiên cứu về đóng góp của
vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Đồng Nai chỉ ra rằng yếu tố vốn và lao
động có sự đóng góp nhất định đến tăng trưởng kinh tế theo thứ tự mức độ tăng dần
như sau: lao động, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư tư nhân trong nước, vốn

đầu tư nhà nước. Riêng sự đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp đến tăng trưởng
của tỉnh Đồng Nai chưa thể hiện trong giai đoạn nghiên cứu.
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở mỗi tỉnh là khác nhau và mỗi tỉnh có thể
theo đuổi nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau nên khơng thể áp dụng một chính
sách nào chung cho mọi vùng, miền trên cả nước. Đối với tỉnh Khánh Hòa, một trong
số các tỉnh phát triển của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt
Nam, nơi có nguồn lực quan trọng là tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên
biển đảo thì việc lựa chọn các chính sách, giải pháp phát triển vô cùng cấp thiết. Nhu
cầu vốn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng tăng. Giai đoạn 20112015, vốn đầu tư phát triển xã hội của tỉnh đã tăng 54,8% từ 18.151 tỷ đồng lên 28.100
tỷ đồng; trong đó vốn ngồi nhà nước chiếm tỷ trọng đáng kể. Năm 2016, con số này
ước đạt 32.000 tỷ đồng, tăng 13,92% so với năm 2015. Hơn nữa, một trong các mục
tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2016-2020 đó là “tăng cường huy động các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư, phát huy
hiệu quả 4 chương trình kinh tế - xã hội và 3 vùng kinh tế trọng điểm gắn với thực
hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển tỉnh Khánh Hịa
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Để đạt được mục tiêu này, Khánh Hòa cần
2


có những chính sách mới, hiệu quả trong việc sử dụng và phối hợp các nguồn lực. Vì
vậy, việc phân tích đóng góp các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Khánh Hịa, trong đó chú trọng hướng tiếp cận chuyên sâu yếu tố vốn đầu tư, sẽ góp
phần đề xuất chính sách cho vấn đề phối hợp hiệu quả các nguồn lực nói chung và huy
động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nói riêng, nhằm đảm bảo cho mục tiêu tăng
trưởng dài hạn của tỉnh Khánh Hịa.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tơi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân
tích đóng góp của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hịa” để làm
luận văn thạc sĩ cho mình. Thơng qua nghiên cứu sẽ góp phần khuyến nghị các chính
sách trong việc huy động các nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa trong
thời gian tới.

1.2. Mục tiên nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu bao trùm của đề tài là phân tích, nghiên cứu và làm rõ vai
trị, tác động và đóng góp của các nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Khánh Hòa trong giai đoạn 1999 - 2018. Trên cơ sở đó, đề xuất các gợi ý chính sách
nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các khu vực và thành phần
kinh tế khác nhau, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá cấu trúc các nguồn vốn trong tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1999 – 2018.
- Đánh giá mức độ tác động và mức đóng góp của các nguồn vốn đối với tăng
trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1999 – 2018.
- Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn vốn đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh
Khánh Hòa trong ngắn và dài hạn.
- Đề xuất các gợi ý về chính sách và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn lực vốn đối với tăng trưởng của tỉnh Khánh Hòa.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Cấu trúc các nguồn vốn trong khu vực công và các khu vực khác diễn biến như thế
nào trong mối liên hệ với tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1999 – 2018?
- Mức độ tác động và mức đóng góp của các nguồn vốn này đối với tăng trưởng
kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1999 – 2018 như thế nào?
3


- Có tồn tại mối quan hệ trong ngắn và dài hạn giữa các nguồn vốn đối với tăng
trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hịa?
- Các gợi ý về chính sách và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực vốn đối với tăng trưởng của tỉnh Khánh Hòa?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề về nguồn lực vốn, tăng trưởng
kinh tế và các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Khánh Hòa.
+ Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 1999 - 2018.
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà quản lý, điều hành kinh tế trong Tỉnh
có cái nhìn tổng quan về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, đánh giá được mức
độ đóng góp của các nguồn lực đầu vào đến tăng trưởng; từ đó định hướng các kế
hoạch, chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể cung cấp thơng tin cho những nghiên cứu của
sinh viên, học viên cao học khi nghiên cứu về vấn đề tăng trưởng kinh tế.
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài nghiên cứu có kết cấu như sau :
- Chương 1 sẽ giới thiệu chung về đề tài, bao gồm các nội dung như sự cần thiết
của nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, …
- Chương 2 sẽ nêu lên tổng quan cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
- Chương 3 sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4 sẽ đề cập đến kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung của
chương đi vào phân tích, đánh giá mức độ đóng góp của các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn nghiên cứu.
- Chương 5 sẽ dựa trên cơ sở của chương 4 để đưa ra kết luận nghiên cứu và
một số gợi ý chính sách nhằm hỗ trợ các nhà quản lý của tỉnh trong việc nâng cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý luận chung về Vốn đầu tư
2.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư
Đầu tư là việc hy sinh các nguồn lực ở hiện tại nhằm thu được lợi ích trong tương
lai bằng cách đưa các nguồn lực hiện tại vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Vốn đầu tư là nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư phát triển. Về bản
chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế
có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Khẳng định này đã
được chứng minh ở hầu hết các trường phái kinh tế học như: kinh tế học cổ điển, kinh
tế học chính trị Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại.
Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith đã khẳng định:
“Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy
cho q trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng khơng có tiết
kiệm thì vốn khơng bao giờ tăng lên”.
Mác ở thế kỷ thứ XIX đã chỉ ra rằng về lâu dài, điều cơ bản và quan trọng để tái
sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu
dung. Nói một cách khác, sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế chỉ có thể
được đáp ứng bởi nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng.
Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế
học hiện đại chứng minh. Theo John Maynard Keynas, trong tác phẩm nổi tiếng “Lý
thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, chứng minh rằng: Đầu tư
chính là phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng và tiết kiệm chính là phần dơi
ra của thu nhập so với tiêu dùng. Điều này có nghĩa là:
Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng
Như vậy:
Đầu tư = Tiết kiệm
Theo Keynes, sự cân bằng giữa đầu tư và tiết kiệm xuất phát từ tính chất song
phương của các giao dịch giữa một bên là người tiêu dùng và một bên là nhà sản xuất.
Chênh lệch giữa tổng doanh thu cung cấp dịch vụ và bán hàng với tổng chi phí chính

là Thu nhập với điều kiện toàn bộ các sản phẩm phải được bán ra cho người tiêu dùng
5


hoặc các nhà sản xuất khác. Ở khía cạnh khác, đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng
thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Do đó, xét về tổng thể phần gia tăng năng lực
sản xuất mà người ta gọi là đầu tư không thể khác với phần dôi ra của thu nhập so với
tiêu dung mà người ta gọi là tiết kiệm.
Tuy vậy, điều kiện cân bằng nêu trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Với
nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ
cũng được thiết lập. Phần tích lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại
nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư.
Ngược lại, vốn tích lũy của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế
phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết
kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lãi.
CA = S – I
Trong đó: CA là tài khoản vãng lai (current account)
+ Nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích lũy của nền kinh tế mở thì tài khoản vãng lai
bị thâm hụt, quốc gia có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Lúc này, đầu tư nước
ngồi hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguốn vốn đầu tư quan trọng của
nền kinh tế.
+ Nếu tích lũy của nền kinh tế mở lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều
kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia có thể đầu tư ra nước ngoài hoặc cho các
nước khác vay nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Theo Mankiw (2003), đầu tư trên phương diện toàn nền kinh tế là sự bỏ vốn ra để
xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị và các tài sản đủ tiêu chuẩn
là tài sản cố định của các đơn vị sản xuất kinh doanh (làm tăng năng lực sản xuất).
Như vậy, vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, đầu tư quốc gia (I) bao gồm đầu tư trong nước
(Id) và đầu tư nước ngoài (If).

 Đầu tư trong nước
Đầu tư trong nước có được từ tiết kiệm trong nước (Sd), bao gồm từ ngân sách
chính phủ (Sg), doanh nghiệp (Se) và dân cư (Sh).
- Từ Ngân sách chính phủ (Sg):
Ngân sách được chi tiêu cho các hoạt động: (1) Dự án phát triển sản xuất kinh
doanh cho các doanh nghiệp sở hữu nhà nước; (2) Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, (3)
6


Trả lương cho bộ máy hành chính; (4) Đầu tư mở rộng các cơng trình văn hóa;(5) Hoạt
động quốc phịng, …
Trong các khoản chi tiêu hàng năm, mục (1) và (2) là chi cho đầu tư. Như vậy,
phần chi cho đầu tư cũng là tiết kiệm của chính phủ hàng năm.
- Từ doanh nghiệp (Se):
Hàng năm các doanh nghiệp có doanh thu, chi phí. Như vậy, lợi nhuận trước thuế
là doanh thu trừ chi phí. Phần lợi nhuận này trừ đi thuế là lợi nhuận sau thuế của các
doanh nghiệp, được phân phối như sau: (i) các quỹ hoạt động của doanh nghiệp, (ii)
lợi tức cho cổ đông, (iii) đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, mục (iii) chính
là tiết kiệm của doanh nghiệp.
- Từ hộ gia đình (Sh):
Thu nhập sau thuế của các hộ gia đình là thu nhập khả dụng. Hộ gia đình ưu tiên
sử dụng cho chi tiêu tiêu dùng, phần còn lại của thu nhập chính là tiết kiệm của hộ gia
đình trong nền kinh tế.

Hình 2.1: Phân loại vốn đầu tư
Nguồn: Tổng hợp tài liệu
 Đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp nước ngoài.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là đầu tư từ nước ngoài đưa vào trong nước để
tiếp tục thực hiện các dự án sản xuất – kinh doanh.

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) là đầu tư từ nước ngồi thực hiện thơng qua
cho vay, viện trợ, đầu tư vào thị trường chứng khoán, kiều hối.
7


2.1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư đối với nền kinh tế
Đầu tư, đối với các nhà kinh tế học hay bất cứ lý thuyết kinh tế nào, luôn được
xem là động lực và là cốt lõi cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
Tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế bị tác động mạnh bởi đầu tư. Thời gian
ảnh hưởng và mức độ tác động là khác nhau.
Đối với tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố cực kì quan trọng cấu thành tổng cầu.
Một mặt, đầu tư tạo ra các sản phẩm mới cho nền kinh tế; mặt khác đầu tư lại tiêu thụ
và sử dụng một lượng lớn hàng hoá và dịch vụ trong q trình thực hiện đầu tư. Do đó,
xét trong ngắn hạn, đầu tư tác động trực tiếp và tỷ lệ thuận với tổng cầu. Mỗi sự thay
đổi của đầu tư đều ảnh hưởng tới ổn định của tổng cầu nền kinh tế.
Đối với tổng cung: Như chúng ta đã biết, việc đầu tư ln địi hỏi nguồn lực và
khối lượng vốn lớn; thành quả (hay các sản phẩm và dịch vụ mới của nền kinh tế) của
việc đầu tư lại đòi hỏi một thời gian khá dài mới có thể phát huy tác dụng làm cho sản
lượng của nền kinh tế tăng lên. Theo đó, đầu tư có tính chất lâu dài. Đầu tư sẽ làm cho
đường tổng cung dài hạn của nền kinh tế tăng lên.
Theo phân tích trên, ta có thể nhận thấy rằng, cả tổng cung và tổng cầu đều bị
ảnh hưởng mạnh bởi đầu tư. Nguyên nhân là, đầu tư tiêu thụ một khối lượng lớn hàng
hoá và dịch vụ cho nền kinh tế (xét về mặt cầu) nhưng nó cũng làm cho sản xuất gia
tăng, giá cả giảm, tạo ra việc làm và gia tăng thu nhập (xét về mặt cung); dẫn đến nó
kích thích tiêu dùng. Mà sản xuất phát triển lại chính là nguồn gốc của phát triển kinh
tế xã hội, là điều kiện để cải thiện đời sống con người. Tóm lại, đầu tư là nhân tố cho
sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
- Ảnh hưởng hai mặt tới sự ổn định nền kinh tế
Bất kỳ ai nghiên cứu về đầu tư cũng biết rằng đầu tư ln có một độ trễ nhất

định, nghĩa là "đầu tư hôm nay, thành quả mai sau”. Bên cạnh đó, vì sự ảnh hưởng của
đầu tư tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế không ăn khớp về mặt thời gian nên
nó có khả năng phá vỡ sự ổn định của một nền kinh tế. Nếu đầu tư tốt, nó sẽ giúp cho
nền kinh tế phát triển và tăng trưởng. Các nước NICs là một ví dụ, nhờ đầu tư hiệu quả
mà NICs từ những nước nghèo đã trở thành những nước có nền kinh tế cơng nghiệp
tương đối phát triển.
Giả định bây giờ ta tăng đầu tư trong nước, khi đó nhu cầu tiêu thụ hàng hố và
dịch vụ liên quan đến việc đầu tư như thiết bị, máy mócnguyên vật liệu, sức lao động,
8


... tăng theo. Điều này làm cho tổng cầu của nền kinh tế của những loại hàng hố đó
tăng lên theo quy luật cung cầu của kinh tế; dẫn đến giả cả của những hàng hoá này
cũng tăng theo một cách mạnh mẽ; và đến một mức độ nào đó thì có thể dẫn tới lạm
phát với tỷ lệ rất cao. Khi lạm phát xảy ra, giá cả tăng nhanh, làm cho các chi phí đầu
vào của sản xuất tăng lên, dẫn đến sản xuất bị đình trệ, người lao động bị nghiệp, nền
kinh tế bị giảm thu nhập và đời sống của người dân bị giảm sút. Tất cả những điều đó
làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trì trệ và làm giảm tốc độ phát triển. Tuy
nhiên, nếu các quốc gia biết cách điều tiết đầu tư thì khơng những khắc phục được các
ảnh hưởng tiêu cực mà còn biến đầu tư trở thành động lực cho sự phát triển và tăng
trưởng kinh tế.
- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế
Dễ thấy rằng đầu tư ảnh hưởng đến tổng cung, tổng cầu và còn tác động đến sự
ổn định của nền kinh tế. Do đó, đầu tư sẽ tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Ta có thể sử dụng hàm Harrod- Domar để xem xét và minh hoạ mối quan hệ giữa
vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng.

Dễ nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP phụ thuộc hồn tồn vào vốn đầu tư
nếu ICOR khơng đổi; hiểu theo cách khác đó là sự tăng truởng của nền kinh tế được

quyết định bởi đầu tư.
Mỗi quốc gia có cơ chế chính sách và trình độ phát triển kinh tế xã hội là khác
nhau, dẫn đến ICOR cũng khác nhau. Các nước đang phát triển sẽ có ICOR thấp; cịn
các nước phát triển thì ngược lại ICOR sẽ cao. Bên cạnh đó, mỗ ngành kinh tế lại có
9


chỉ số ICOR khác nhau, trong đó ICOR ngành nơng nghiệp thường là rất thấp, tốc độ
tăng trưởng ngành nông nghiệp cũng khơng cao.
Ngồi ra, đầu tư cịn làm thay đổi tốc độ phát triển kinh tế vì nó làm tăng năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất; . Do đó, mỗi quốc gia cần có
một chính sách thích hợp để huy động vốn và đầu tư hiệu quả nhằm nâng cao tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế nước mình.
- Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Một quốc gia có cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp
thi được coi là phát triển; khi đó tỷ trọng trong GDP của cơng nghiệp và dịch vụ chiếm
một tỷ lệ cao và nó có khả năng đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước đó lên 9%–
10%/năm. Cịn nơng nghiệp do nhiều hạn chế về điều kiện tự nhiên và khả năng sinh
học của cây trồng, vật ni nên chỉ có tốc độ tăng trưởng tối đa từ 5-6%. Để đạt được
cơ cấu kinh tế như trên, các quốc gia phải có chính sách đầu tư thoả đáng. Mỗi quốc
gia cần tăng cường tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ, cũng như có nhiều chính
sách phát huy hiệu quả đầu tư thì mới có cơng nghiệp và dịch vụ phát triển.
Trong nông nghiệp ta cũng nên đầu tư nhiều hơn cho chăn ni bởi chăn ni
thường có tỷ lệ tăng trưởng mạnh hơn trồng trọt.
Còn xét theo cơ cấu vùng lãnh thổ, một quốc gia phát triển thường có cơ cấu kinh
tế lãnh thổ đồng đều và cân đối giữa các vùng trong cả nước. Vì vậy, bên cạnh việc
đầu tư trọng điểm để phát triển thành thị và các vùng đồng bằng, mỗi quốc gia cũng
cần có chính sách để đầu tư phát triển kinh tế các vùng núi và nông thôn sao cho vừa
phát triển kinh tế xã hội vừa tạo sự cân bằng ổn định trong nước.
- Đầu tư góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là trung tâm của đời sống kinh tế xã hội hiện đại. Một đất
nước chỉ phát triển được khi có nền khoa học cơng nghệ hiện đại và tiên tiến. Ở các
nước phát triển, họ có q trình phát triển lâu dài cùng mức đầu tư lớn nên trình độ
khoa học cơng nghệ của họ cao hơn các nước khác trên thế giới. Khi họ áp dụng các
thành tựu này vào việc phát triển kinh tế thì sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh
mẽ, đời sống người dân được nâng cao. Còn đối với các nước đang phát triển, do công
nghệ kém phát triển và lạc hậu lại khơng có điều kiện để nghiên cứu phát triển khoa
học kĩ thuật nên kinh tế phát triển rất thấp, sản xuất kém và bị phụ thuộc vào các nước
cơng nghiệp. Muốn thốt khỏi tình trạng này thì các nước đang phát triển phải tăng
10


cường đầu tư và tìm cách thu hút đầu tư từ bên ngoài vào trong nền kinh tế. Đầu tư ở
đây được hiểu là các nước này cần thu hút cơng nghệ hiện đại bên ngồi phù hợp,
đồng thời tổ chức nghiên cứu để phát minh ra các công nghệ mới hiện đại hơn. Q
trình cơng nghiệp hố - hiện đại hóa của các nước này có thành cơng hay không phụ
thuộc rất nhiều vào việc đầu tư phát triển khoa học cơng nghệ. Có thể khẳng định rằng
đầu tư khoa học cơng nghệ là một chính sách cực kì quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế xã hội.


Ngồi các vai trị chính yếu kể trên, đầu tư cịn có một số vai trị khác như: làm

tăng ngân sách cho chính phủ, góp phần làm ổn định đất nước, mở rộng ảnh hưởng của
quốc gia, ...
Qua phân tích trên, ta có thể khẳng định rằng: chìa khố cho sự phát triển của
mỗi quốc gia và thế giới chính là đầu tư.
2.1.1.3. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư
 Môi trường đầu tư
Đây là yếu tố quan trọng tác động tích cực đến thu hút Vốn đầu tư của một quốc

gia. Gồm:
- Môi trường pháp lý: gồm hệ thống chính sách, quy định của nhà nước đảm
bảo sự thống nhất từ trung ương đến cơ sở, khơng mâu thuẫn, chồng chéo và có hiệu
lực thực hiện ổn định. Đồng thời, các chính sách đầu tư phải được thể hiện ở sự minh
bạch, phù hợp với các quy chuẩn của quốc tế, khơng có sự phân biệt giữa các doanh
nghiệp có vốn trong nước hay nước ngồi. Các chính sách ảnh hưởng đến hoạt động
của Vốn đầu tư như: quy định về lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, chính sách ưu đãi, miễn
giảm đầu tư (thuế, thuê đất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ), quy định sở hữu vốn của chủ
đầu tư nước ngoài.
+ Sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư
Điều kiện tiên quyết giúp chủ đầu tư kiểm soát được vốn đầu tư nhằm giảm thiểu
những rủi ro chính là sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư.
Những bất ổn kinh tế - chính trị khơng chỉ làm cho dòng vốn đầu tư bị chững lại, thu
hẹp mà còn làm cho dòng vốn đầu tư từ trong nước chảy ngược ra ngồi, tìm đến nơi
trú ẩn mới an toàn và hấp dẫn hơn.
Các nhà đầu tư ln muốn tìm kiếm và đầu tư vào các quốc gia có hệ thống pháp
luật đầu tư ổn định, đảm bảo sự an toàn về vốn, an toàn cho cuộc sống cá nhân của nhà
11


×