Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của xá hộ nuôi ốc hương tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐOÀN THỊ MỸ DUNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỢI CỦA CÁC HỘ NUÔI ỐC HƯƠNG TẠI THỊ XÃ
NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐOÀN THỊ MỸ DUNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỢI CỦA CÁC HỘ NUÔI ỐC HƯƠNG TẠI THỊ XÃ
NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

8310105



Mã học viên:

58CH350

Quyết định giao đề tài:

614/QĐ-ĐHNT ngày 11/5/2018

Quyết định thành lập hội đồng:

664/QĐ-ĐHNT ngày 30/6/2020

Ngày bảo vệ:

11/7/2020

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ KIM LONG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của các hộ ni ốc hương tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hịa” là cơng

trình nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực
do chính tác giả thu thập và phân tích.
Những kết luận và giải pháp của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Khánh Hịa, tháng 04 năm 2020
Tác giả

Đồn Thị Mỹ Dung

iii


LỜI CẢM ƠN
Sau khi học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Nha Trang, với những kiến
thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong q trình học tập, tác giả
đã hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Quý Thầy/Cô của Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là Thầy/Cô thuộc Khoa
Kinh tế đã dầy công truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt hơn hai năm học tập tại
trường. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Lê Kim Long
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thơng tin và đóng góp ý kiến
giúp tác giả hồn thành tốt luận văn này. Bản thân tác giả cũng đã học hỏi được rất
nhiều từ Thầy về kiến thức chuyên môn từ lý thuyết đến áp dụng thực tiễn; về tác
phong, phương pháp làm việc hiệu quả và nhiều điều bổ ích khác.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin chân thành cảm các cơ/chú, các anh/chị Phịng
nơng nghiệp Thị xã Ninh Hịa tỉnh Khánh Hòa đã tạo mọi điều kiện cho tác giả thực
hiện đề tài luận văn của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn
khơng tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tác giả kính mong được sự đóng góp ý kiến của
quý cơ quan cùng quý Thầy/Cô để luận văn này hồn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn.

Tác giả kính chúc q Thầy/Cơ Khoa sau Đại học cùng q cơ chú, anh/chị tại
Phịng nơng nghiệp huyện Ninh Hịa tỉnh Khánh Hịa được dồi dào sức khỏe, cơng tác
tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hịa, tháng 04 năm 2020
Tác giả

Đồn Thị Mỹ Dung

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................2
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2
1.5. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu............................................................2

1.6. Kết cấu của luận văn.................................................................................................2
Tóm tắt chương 1.............................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................4
2.1. Cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lợi của đơn vị sản xuất ........................................4
2.1.1. Lý thuyết cơ bản về khả năng sinh lợi...................................................................4
2.1.2. Các chỉ số sinh lợi thường dùng trong lĩnh vực nông nghiệp ...............................5
2.2. Đặc tính của con ốc hương .......................................................................................6
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của nông hộ nuôi ốc hương ..............7
2.3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................7
2.3.2. Đặc điểm sản xuất của nông hộ.............................................................................7
2.3.3. Điều kiện xã hội.....................................................................................................9
2.4. Tổng quan một số nghiên cứu, tài liệu lược khảo có liên quan đến đề tài ...............9
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................11
v


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 12
3.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................. 12
3.2. Xây dựng bảng câu hỏi........................................................................................... 13
3.3. Thu thập thông tin, dữ liệu ..................................................................................... 14
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 14
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp................................................................... 14
3.3.3. Phương pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu ...................................................... 16
3.4. Giả thiết và mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 17
3.5. Sử dụng SPSS để phân tích hồi quy....................................................................... 20
3.5.1. Phương trình hồi quy........................................................................................... 20
3.5.2. Sử dụng SPSS để phân tích hồi quy.................................................................... 21
3.5.3. Hệ thống kiểm định ............................................................................................. 24
Tóm tắt chương 3 .......................................................................................................... 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 26

4.1. Điều kiện tự nhiên Thị Xã Ninh Hịa ..................................................................... 26
4.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 26
4.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................................... 26
4.1.3. Khí hậu ................................................................................................................ 27
4.1.4. Giới thiệu chung về ngành nghề nuôi ốc hương ................................................. 27
4.2. Kết quả đánh giá khả năng sinh lợi từ việc nuôi ốc hương tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh
Khánh Hịa..................................................................................................................... 28
4.2.1. Thơng tin về chủ trại nuôi ốc hương ................................................................... 28
4.2.2. Phân bố mẫu theo số người tham gia nuôi ốc hương .......................................... 30
4.2.3. Phân bố mẫu theo kinh nghiệm của người nuôi ốc hương.................................. 30
4.2.4. Phân bố mẫu theo đào tạo tập huấn của người nuôi ốc hương ........................... 31
4.2.5. Phân bố mẫu theo mật độ nuôi ............................................................................ 31
4.2.6. Phân bố mẫu theo số tuổi chủ hộ ni ................................................................ 31
4.2.7. Diện tích đất và thu nhập của hộ ......................................................................... 32
4.2.8. Thực trạng sử dụng giống ốc hương của nông hộ............................................... 32
vi


4.2.9. Số hộ nuôi ốc hương của Thị xã Ninh Hòa qua 2 năm 2017 – 2018 ..................33
4.2.10. Thực trạng về diện tích, sản lượng ....................................................................34
4.3. Thị trường và giá cả................................................................................................35
4.3.1. Thị trường tiêu thụ ốc hương tại Thị Xã Ninh Hòa.............................................35
4.3.2. Sự biến động giá ốc hương..................................................................................36
4.3.3. Những tồn tại và cần khắc phục trong chế biến ốc hương ở thị Xã Ninh Hòa ...37
4.4. Khả năng sinh lợi của nông hộ nuôi ốc hương ở Thị Xã Ninh Hịa.......................38
4.4.1. Các khoản mục chi phí đầu tư sản xuất ốc hương...............................................38
4.4.2. Chi phí giống .......................................................................................................39
4.4.3. Chi phí thức ăn ....................................................................................................39
4.4.4. Chi phí thu hoạch.................................................................................................40
4.4.5. Chi phí hóa chất...................................................................................................43

4.4.6. Chi phí năng lượng ..............................................................................................43
4.4.7. Chi phí khác.........................................................................................................43
4.4.8. Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận biên................................................................43
4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ..........................................45
4.5.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Lợi nhuận biên (thu nhập/doanh thu) của
các hộ gia đình ni ốc hương tại Thị Xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hịa ........................45
4.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập/ha sản xuất của các hộ gia đình
ni ốc hương tại Thị Xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hịa ..................................................52
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG SINH LỢI NGHỀ NUÔI ỐC HƯƠNG TẠI THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH
KHÁNH HÒA ..............................................................................................................58
5.1. Kết luận...................................................................................................................58
5.1.1. Một số nhận xét ...................................................................................................58
5.1.2. Một số kết quả mà đề tài chưa đạt được..............................................................58
5.2. Kiến nghị để tăng khả năng sinh lợi từ nghề ni ốc hương tại thị xã Ninh Hịa,
Khánh Hịa .....................................................................................................................59
5.2.1. Kiến nghị về kỹ thuật ..........................................................................................59
5.2.2. Kiến nghị về chính sách ......................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................62
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

DT


Doanh thu

ROA

Return on Assets - Tỷ số lợi nhuận trên tài sản

ROE

Return on Equity - Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TN

Thu nhập

TN/DT

Lợi nhuận biên

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số mẫu và tỷ lệ mẫu chia theo xã .................................................................15
Bảng 3.2: Kỳ vọng dấu của các các biến trong mơ hình ...............................................19
Bảng 3.3. Định nghĩa các biến được đưa vào mơ hình .................................................19
Bảng 3.4: Kỳ vọng dấu của các biến trong mơ hình .....................................................20
Bảng 4.1: Thống kê tuổi của chủ hộ nuôi ốc hương......................................................28
Bảng 4.2: Cơ cấu về giới tính của hộ ni ....................................................................29
Bảng 4.3: Trình độ học vấn lao động chính trong mơ hình nghiên cứu........................29

Bảng 4.4: Phân bố mẫu theo số người tham gia nuôi ốc hương....................................30
Bảng 4.5: Phân bố mẫu theo kinh nghiệm người nuôi ..................................................30
Bảng 4.6: Số nông hộ nuôi ốc hương có tham gia đào tạo tập huấn .............................31
Bảng 4.7: Phân bố mẫu theo mật độ nuôi......................................................................31
Bảng 4.8: Số tuổi của chủ hộ nuôi ốc hương.................................................................31
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu về diện tích và thu nhập của nơng hộ trong mẫu điều tra .........32
Bảng 4.10: Mô tả thực trạng sử dụng giống ốc hương trong mẫu điều tra từ năm 2017
đến năm 2018.................................................................................................................32
Bảng 4.11: Mô tả lý do chọn giống trong sản xuất ốc hương của nông hộ..................33
Bảng 4.12: Số hộ ni ốc hương của Thị Xã Ninh Hịa qua 2 năm 2017 - 2018 .........33
Bảng 4.13: Diện tích, sản lượng ốc hương của Thị Xã Ninh Hòa trong 2 năm 2017 -2018... 34
Bảng 4.14: Sự biến động của giá giống ốc hương trong 2 năm 2017 – 2018 của một xã
Ninh Phú ........................................................................................................................36
Bảng 4.15: Mô tả đặc điểm tập huấn và áp dụng kỹ thuật sản xuất mới của nông hộ
ni ốc hương ................................................................................................................37
Bảng 4.16: Các khoản mục chi phí trong sản xuất ốc hương của nông hộ ...................38
Bảng 4.17: Số công lao động thuê được nông hộ sử dụng............................................41
Bảng 4.18: Số lao động theo từng công đoạn trong sản xuất ốc hương của nơng hộ........41
Bảng 4.19: Chi phí lao động trung bình trong sản xuất ốc hương của nơng hộ............42

ix


Bảng 4.20: Doanh thu và khả năng sinh lợi/ha trong sản xuất ốc hương thương phẩm
của nông hộ cho mỗi ha................................................................................................. 44
Bảng 4.21: Kết quả mối liến hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập .................... 45
Bảng 4.22: Sơ lược mơ hình.......................................................................................... 48
Bảng 4.23: Phân tích ANOVA ...................................................................................... 48
Bảng 4.24: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên (tỉ suất thu
nhập/doanh thu)............................................................................................................. 49

Bảng 4.25: Ma trận tương quan..................................................................................... 52
Bảng 4.26: Sơ lược mô hình.......................................................................................... 55
Bảng 4.27: Phân tích ANOVA ...................................................................................... 55
Bảng 4.28: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập/ha ........................ 56

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................13
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................18
Hình 4.1: Bản đồ địa lý Thị Xã Ninh Hịa.....................................................................26
Hình 4.2: Ao ni ốc hương ..........................................................................................28
Hình 4.3: Hình ảnh ốc hương ........................................................................................34
Hình 4.4: Sơ đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm ốc hương ...............................................35
Hình 4.5: Cơ cấu chi phí bình qn trong sản xuất ốc hương của nơng hộ ..................38
Hình 4.6: Đồ thị phân tán Scatterplot mơ hình Lợi nhuận biên ....................................46
Hình 4.7: Biểu đồ Histogram tần số của phân tư chuẩn hóa mơ hình Lợi nhuận biên....47
Hình 4.8: Đồ thị P-P plot của phần dư hóa chuẩn hồi quy mơ hình Lợi nhuận biên ....47
Hình 4.9: Đồ thị phân tán Scatterplot mơ hình Thu nhập/ha ........................................53
Hình 4.10: Biểu đồ Histogram tần số của phân tư chuẩn hóa mơ hình Thu nhập/ha....54
Hình 4.11: Đồ thị P-P plot của phần dư hóa chuẩn hồi quy mơ hình Thu nhập/ha ......54

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các hộ ni
ốc hương tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hịa” của tác giả đã chọn với mục tiêu là xác
định giải pháp nâng cao hiệu quả sinh lợi từ việc nuôi ốc hương của các

nông hộ trên địa bàn thị xã Ninh Hịa tỉnh Khánh Hịa từ đó đề xuất các chính sách
nhằm gia tăng khả năng sinh lợi của các nơng hộ tại thị xã Ninh Hịa trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hịa là nơi có các
nơng hộ đang nuôi ốc hương, thuận lợi cho việc thu thập số liệu sơ cấp từ nông hộ.
Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp được thống kê từ năm 2017 - 2018; Số
liệu sơ cấp thu thập về hoạt động sản xuất ốc hương của năm 2018.
Với những mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
với dữ liệu thu thập trên cơ sở bảng câu hỏi điều tra của hơn 86 nông hộ ni ốc hương
tại thị xã Ninh Hịa, kết hợp với việc thu thập các thông tin về nông hộ trong những
năm ngần đây để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nghề nuôi ốc
hương, thơng qua việc phân tích các thơng tin thu được và xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là làm sao đạt được hiệu
quả cao nhất, điều này cần tìm ra các giải pháp và đánh giá mọi hoạt động cụ thể, qua
kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nuôi ốc hương là kết hợp
với việc khảo sát thực tế hoạt động nuôi ốc hương đã có những nhận định chung về
tình hình và hiệu quả hoạt động nuôi ốc hương của các nơng hộ ở thị xã Ninh Hịa tỉnh
Khánh Hịa như sau: Thị xã Ninh Hòa là vùng ốc hương nguyên liệu quan trọng của
tỉnh Khánh Hòa, người dân tham gia sản xuất ốc hương do điều kiện địa lý phù hợp
với đặc điểm sinh trưởng của con ốc hương và con ốc hương là loại hải sản có giá trị
kinh tế cao. Theo kết quả nghiên cứu, sản xuất ốc hương của nơng hộ tại thị xã Ninh
Hịa, tỉnh Khánh Hịa đạt hiệu quả về mặt tài chính các tỷ số tài chính trung bình, thu
nhập/ha (chỉ số mà nơng hộ rất quan tâm trong ngắn hạn) và lợi nhuận biên đều
dương. Chi phí sản xuất ốc hương trung bình vẫn cịn cao trong đó, chi phí giống và
xii


chi phí thức ăn là hai khoản chi phí cao nhất; tiếp đến là chi phí thu hoạch và chi phí
lao động. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy ni ốc hương có mật độ cao đều
làm giảm thu nhập/ha cũng như lợi nhuận biên. Việc sử dụng chi phí biến đổi cũng

chưa tới mức bão hịa nên việc gia tăng chi phí biến đổi/ha đều làm tăng thu nhập/ha
và lợi nhuận biên. Quy mô trang trại và tham gia tập huấn VietGap có ảnh hưởng đến
chỉ số lợi nhuận biên nhưng khơng ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập/ha.
Chương trình triển khai VietGap cho ni ốc hương cần được xem xét, rà sốt và đánh
giá cẩn trọng để phù hợp với nghề nuôi ốc hương của địa phương.
Từ khóa: Ốc hương, Khả năng sinh lợi, Ninh Hòa.

xiii



CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm vừa qua đã có bước phát triển vượt
bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thuỷ hải sản nhanh trên thế giới.
Trong đó, ni trồng thuỷ sản có tốc độ phát triển nhanh, góp phần quan trọng trong việc
nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu, giảm bớt áp lực khai thác thuỷ sản tự nhiên và tạo
nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là vùng nơng thơn ven biển.
Theo lãnh đạo Phịng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, hiện nay, trên địa bàn thị xã
người dân thả nuôi gần 350 ha ốc hương. Từ đầu năm đến đầu tháng 4/2017, Phòng
Kinh tế thị xã ghi nhận tình trạng ốc hương chết rải rác ở một số địa phương, trong đó
nặng hơn cả là phường Ninh Hà. Ngoài ra, một số trại sản xuất ốc hương giống ở địa
bàn xã Ninh Phước cũng xuất hiện tình trạng ốc hương giống bị chết. Từ cuối tháng
4/2017 đến nay, ốc hương được người dân thả nuôi phát triển tương đối ổn định, tỷ lệ
hao hụt thấp. Nguyên nhân khiến ốc hương chết không phải do dịch bệnh, mà có thể
do thời tiết, mơi trường và cả chất lượng con giống.
Một thực trạng đáng báo động hiện nay đối với nghề nuôi ốc hương tại thị xã
Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hồ là: vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, ơ nhiễm nguồn
nước dẫn đến tình trạng ốc hương mắc bệnh và chết, người dân thiếu vốn, thiếu trình
độ chun mơn, giá bán đầu ra chưa ổn định, khả năng sinh lợi chưa cao. Vì vậy,

khơng ít hộ dân đã bỏ nuôi ốc hương và chuyển sang ni các loại thuỷ sản khác, thậm
chí có nhiều hộ gia đình đã bỏ hẳn nghề ni trồng thủy sản để đi làm nghề khác trên
địa bàn và các tỉnh lân cận. Thực trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận từ
nguồn ni trồng thủy sản nói chung và từ ni ốc hương nói riêng. Đây là thực tế cần
được sự quan tâm của tất cả các ngành, chính quyền địa phương trong tỉnh. Xuất phát
từ thực tế đó, tơi đã lựa chọn chủ đề ‘‘Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lợi của các hộ ni ốc hương tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hoà” làm
đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là: Phân tích khả năng sinh lợi và tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của các hộ nuôi ốc hương tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh
Khánh Hồ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi
của hoạt động nuôi ốc hương tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hồ.
1


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đo lường khả năng sinh lợi (thu nhập/ha và lợi nhuận biên) của các hộ ni ốc
hương tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hồ.
- Xác định và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi (thu nhập/ha
và lợi nhuận biên) của các hộ nuôi ốc hương tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hồ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng khả năng sinh lợi của các hộ nuôi ốc
hương tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hồ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cung cấp số liệu về thực trạng nuôi ốc hương thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa,
làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý, định hướng phát triển nghề nuôi này theo
hướng bền vững.
Số liệu của đề tài là tư liệu tham khảo cho các hộ nuôi ốc hương thị xã Ninh
Hịa, tỉnh Khánh Hịa, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nuôi

ốc hương, tạo công ăn việc làm ổn định.
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu
Khả năng sinh lợi của nghề nuôi ốc hương tại Thị xã Ninh Hòa hiện đang như thế nào?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nghề ni ốc hương thị xã
Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hịa?
Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi của nghề ni ốc hương thị
xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hòa?
1.5. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các hộ nuôi ốc
hương phân theo quy mơ diện tích tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hồ.
Về khơng gian: Lựa chọn xã ni ốc hương tập trung có diện tích ni ốc
hương lớn và đặc trưng của Vùng (xã Ninh Hà, Ninh Phú và Ninh Phước).
Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp là số liệu điều tra hộ nuôi ốc
hương thực hiện trong năm 2018 tại thị xã Ninh Hòa, các số liệu thứ cấp là số liệu của
giai đoạn 2017 - 2018 (Phòng NN&PTNT và Thị Xã Ninh Hòa).
1.6. Kết cấu của luận văn
Ngồi các phần như: Trích yếu luận văn, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
phụ lục... Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
2


Tóm tắt chương 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày về tính cấp thiết của đề tài, Mục tiêu nghiên
cứu, Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu, kết cấu của đề tài.


3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lợi của đơn vị sản xuất
2.1.1. Lý thuyết cơ bản về khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi (profitability) được định nghĩa là thước đo hiệu quả bằng
tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính, việc đánh giá khả
năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh
lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con
người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lợi có thể
áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản (trích theo Lê Kim Long, 2017). Một cách
khái quát nhất, khả năng sinh lợi chính là kết quả của Đầu ra/Đầu vào của hoạt động
sản xuất. Nhìn chung, tùy theo mục tiêu phân tích, khả năng sinh lợi có thể được đại
diện bởi nhiều nhóm chỉ số. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường ở
phạm vi doanh nghiệp, khi dữ liệu được lưu trữ đầy đủ và minh bạch, thì các chỉ tiêu
phản ánh chỉ tiêu sinh lợi tiêu biểu là:
ROA - Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay
vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA từ các chữ
cái đầu của cụm từ tiếng Anh là Return on Assets, là một tỷ số tài chính dùng để đo
lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Cách tính: Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận
sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo( có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một
năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về
lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh.
Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế tốn. Chính vì lấy từ bảng cân
đối kế tốn, nên cần tính giá trị bình qn tài sản doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x Lợi nhuận rịng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Bình qn tổng giá trị tài sản

Vì lợi nhuận rịng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh
thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên
còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vịng quay tổng tài sản
Ý nghĩa: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ
số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Cịn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì
4


doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình
quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành
nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này
trong so sánh doanh nghiệp với bình qn tồn ngành hoặc với doanh nghiệp khác
cùng ngành và so sánh cùng một, thời kỳ.
ROE - Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đơng hay
Chỉ tiêu hồn vốn cổ phần của cổ đơng (có thể viết tắt là ROE từ các chữ cái đầu của
cụm từ tiếng Anh là Return on Equity) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên
mỗi đồng vốn cổ phần ở một cơng ty cổ phần.
Cách tính: Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ
báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1
tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x

Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Bình qn vốn cổ phần phổ thơng

Vì lợi nhuận rịng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì

doanh thu thuần chia cho giá trị bình qn tổng tài sản thì bằng số vịng quay tổng tài
sản và vì bình quân tổng tài sản chia cho bình qn vốn cổ phần phổ thơng thì bằng hệ
số địn bẩy tài chính, nên cịn có cơng thức tính thứ 2 như sau:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng
tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính
Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên
nhân với số vịng quay tổng tài sản, nên ta có:
ROE = ROA x Hệ số địn bẩy tài chính
Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ
sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang
giá trị dương tức là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm tức là công ty làm ăn
thua lỗ.
2.1.2. Các chỉ số sinh lợi thường dùng trong lĩnh vực nông nghiệp
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do tài nguyên thiên nhiên như đất, nước là
các đầu vào rất quan trọng trong sản xuất. Thực sự, việc định giá các tài sản này là rất
5


khó. Hơn nữa, nơng dân do kiến thức hạn chế, họ thường chỉ quan tâm trong năm một
đơn vị diện tích đất sẽ mang lại cho họ bao nhiêu tiền. Do vậy các chỉ số về khả năng
sinh lợi thường được sử dụng là :
Thu nhập/ha: Là doanh thu/ha trừ đi chi phí biến đổi và các chi phí cố định
(chưa tính khấu hao đất, cơng lao động của nơng hộ). Đây là cách tính lãi truyền thống
của nơng hộ khi họ thường cho rằng “lấy công làm lãi”. Chỉ số này dương cho thấy
nơng hộ có đủ khả năng tái đầu tư trong ngắn hạn, cho chu kỳ sản xuất kế tiếp.
Lợi nhuận/ha: Là thu nhập/ha trừ đi khấu hao đất và cơng lao động của nơng hộ.
Đây chính là lợi nhuận thực sự của nông hộ. Chỉ số này dương cho thấy nơng hộ có đủ
khả năng tái đầu tư trong dài hạn. Sự bền vững của sản xuất chỉ thực sự đạt được nếu
lợi nhuận/ha dương.
Trong sản xuất nơng nghiệp việc tính tốn và phân tích khả năng sinh lợi của các

hộ tham gia sản xuất nông nghiệp cịn có thể dựa trên các tỷ số sau đây:
Lợi nhuận biên (lợi nhuận hoặc thu nhập) trên doanh thu:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy
lợi nhuận rịng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ
Lợi nhuận hoặc thu nhập
Tổng doanh thu
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết lợi nhuận hoặc thu nhập chiếm bao nhiêu phần
Lợi nhuận biên

= 100% x

trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là nông hộ có lãi, tỷ số càng
lớn nghĩa là lãi càng lớn, tỷ số mang giá trị âm nghĩa là hộ nuôi thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ
số này phụ thuộc vào đặc điểm của từng nghề. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi
của nơng hộ, người ta so sánh tỷ số này của nơng hộ với tỷ số bình qn của tồn nghề
mà nơng hộ đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng
ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu
nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
2.2. Đặc điểm sinh học của ốc hương
Đặc điểm dinh dưỡng của ốc hương thay đổi theo giai đoạn phát triển. Ốc
hương cịn có tên khoa học là: Babylonia areolata) là một loài động vật thân
mềm thuộc họ Babyloniidae sống ở vùng biển nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở biển Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương, độ sâu từ 5 – 20 m, sống tại chất đáy cát hoặc bùn cát
pha lẫn vỏ động vật thân mềm. Đây là loài nhuyễn thể chân bụng quen thuộc không
chỉ với người dân miền biển mà cả với những người ở vùng khác và có giá rất cao trên
6


thị trường. Ốc hương thuộc loại ốc xoắn, vỏ màu vàng điểm các chấm nâu, phân bố
khắp các miền cận biển với đáy cát pha bùn, Ốc hương thường có kích thước trung

bình khoảng 4-6cm, con lớn nhất dài khơng q 10 cm và nặng khoảng 60g. Nhìn bề
ngồi, ốc hương có màu lốm đốm xanh trắng vàng rất sạch đẹp.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
(i) Đặc điểm hình thái: Ốc hương có vỏ mỏng nhưng chắc chắn, thắp vỏ bằng
1/2 chiều dài của vỏ. Mặt ngoài da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến ván màu
tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật, hình thoi. Trên tầng thân có ba hàng phiến vân màu,
trên mỗi vòng xoắn ở tháp vỏ chỉ có một hàng. Lỗ miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt
trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng.
(ii) Điều kiện môi trường sống: Ốc hương trưởng thành sống chủ yếu ở nền đáy
cát, cát bùn hoặc cát có pha lẫn vỏ động vật thân mềm. Chúng thường vùi mình trong
đáy và chỉ ngoi lên khi đi kiếm mồi hoặc kết cặp trong quá trình sinh sản. Chất đáy
cứng như san hô, đá sỏi, vùng đáy bùn hoặc bùn cát gần cửa sông hoặc bãi bồi khơng
có ốc hương phân bố. Ốc hương con thường kết cặp ờ vùng đáy cát có lớp bùn mềm
trên bề mật, ở độ sâu thấp hơn so với ốc trưởng thành. Ốc thường vùi tập trung thành
đám dày hoặc phân bố rải rác dưới lớp cát bề mặt.
2.2.2. Quy trình nuôi ốc hương thương phẩm
Ảnh hưởng của giống ốc hương: Giống ốc hương ảnh hưởng đến năng suất,
đến khả năng sinh lời. Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một
giống ốc hương hay một số giống nhất định. Vì vậy để có ngun liệu phục vụ chế
biến, tạo ra ốc hương thành phẩm có chất lượng cao và để góp phần đa dạng hố sản
phẩm ốc hương, tận dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái địi hỏi phải có nguồn
giống thích hợp.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của nơng hộ ni ốc hương
Hiện nay có 4 loại hình ni ốc hương thương phẩm: ni trong đăng, ni lồng,
nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí của
từng vùng mà chọn loại hình ni cho thích hợp. Cụ thể:
u cầu điều kiện ni: Phải chọn nơi có vùng nước trong sạch, không bị ô
nhiễm để đặt lồng hoặc cắm đăng nuôi ốc. Cần phải quan tâm đến các điều kiện sau:
Chất đáy: chất đáy phải là cát hoặc san hơ, ít bùn; Độ mặn: độ mặn của nước ổn định
trong khoảng 25-35‰; Nguồn nước: nước phải trong sạch và không bị ảnh hưởng của

7


nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa; độ sâu: độ sâu đặt lồng hoặc cắm
đăng từ 1,5m nước trở lên.
Thả giống: Chọn giống: ốc giống có kích cỡ tối thiểu từ 8.000 - 10.000 con/kg
trở lên; Mật độ thả giống khoảng 500 - 1000 con/m2; Cách thả giống: Trước khi thả ốc
hương giống cần phải để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ
nước, không được thả ngay để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt cho ốc.
Chế độ cho ăn: Thức ăn của ốc hương bao gồm cá, cua, ghẹ, trai nước ngọt…;
Cho ăn: mỗi ngày ốc hương ăn một lần vào buổi chiều tối, lượng thức ăn tùy theo
tháng tuổi. Tháng thứ nhất: lượng thức ăn chiếm 15-20% trọng lượng ốc ni.
Chế độ chăm sóc: Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp.
Vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu, cá, vỏ sò… ra khỏi lồng để tránh ô nhiễm nước;
Thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời địch hại để diệt trừ, thường xuyên làm
vệ sinh lồng lưới, thu lượm rác rưởi mắc trên lưới để nước lưu thông; Trường hợp đáy
lồng quá bẩn và có mùi hơi thì sẽ làm cho ốc hương không ăn và yếu dần. Gặp trường
hợp này cần chuyển lồng sang vị trí mới. Đối với ni trong đăng cắm cố định thì cần
ngăn thành nhiều ngăn, chuyển ốc hương sang ngăn mới khi đáy ngăn cũ nuôi lâu
ngày bị bẩn. Thời gian nuôi:Thời gian nuôi ốc hương khoảng từ 5 - 6 tháng, tùy theo
điều kiện môi trường ni và q trình quản lý, chăm sóc.
(iii) Ảnh hưởng của công nghệ thu hoạch và bảo quản ốc hương.
- Thu hoạch ốc hương: Khi ốc ni đạt kích thước khoảng từ 90-150 con/kg thì
có thể thu hoạch để bán thương phẩm. Cách thu hoạch: Ốc hương nuôi trong đăng thu
hoạch bằng cách đặt bẫy hoặc lặn bắt. Nuôi trong lồng thu hoạch bằng cách nhấc lồng
lên rồi nhặt ốc. Ốc hương sau khi thu hoạch cần nhốt trong giai hoặc trong bể từ 1-2
ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ trước khi xuất bán.
- Vận chuyển và bảo quản ốc hương: Để vận chuyển ốc hương sống, đây không
phải là một điều đơn giản khi người ni khơng có kinh nghiệm và kỹ thuật. Ốc
Hương là một lồi ốc biển, vì vậy khi vận chuyển ốc Hương có 2 điều cần đảm bảo đó

là oxi và độ ẩm. Như vậy, để chuyển ốc đi người ni cần cho ốc vào một túi ni lơng
có lót vài miếng giấy giữ ẩm để đảm bảo đảm độ ẩm cho ốc và đóng thêm khí oxi, sau
đó cột kín miệng bao ni lơng lại rồi cho vào thùng xốp dán kín bằng băng keo. Như
vậy, bạn có thể vận chuyển ốc hương đi xa mà không cần lo lắng về cách bảo quản ốc
Hương sống.
8


2.3.3. Điều kiện xã hội
Ở Việt Nam, ốc hương được coi là một loài ốc biển quý, sống rải rác theo dọc
bờ biển. Từ xưa, ốc hương được biết đến là một món ăn quý với hương vị đặc trưng và
thường dành cho các bậc vua chúa. Ốc hương có hương thơm đặc trưng tập trung ở
đuôi ốc và được nhiều người lựa chọn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt ốc giòn,
mềm và hương thơm tự nhiên, hấp dẫn. Hiện nay, nguồn lợi ốc hương tự nhiên ngày
càng cạn kiệt do tình trạng khai thác q mức. Để khơi phục lại nguồn ốc hương này,
từ năm 1998-2000, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã nghiên cứu thành cơng
quy trình sản xuất giống và ni thương phẩm ốc hương.
Vùng biển Khánh Hịa dốc, sâu và ít có các cửa sơng nên độ trong cao. Nước
biển Khánh hịa ấm quanh năm và khơng có biến độ lớn, nhiệt độ trung bình từ 24 29oC. Biển Khánh Hịa có trên 600 lồi hải sản với sản lượng ước tính vào khoảng
150.000 tấn/năm. Chính điều kiện tự nhiên thích hợp và thức ăn phong phú tạo nên
tính đặc thù của ốc hương Khánh Hòa.
Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để đẩy mạng sự phát triển các ngành kinh tế như
công nghiệp chế biến, thương mại và du lịch... giải quyết công ăn việc làm cho người
dân huyện đảo, tạo tâm lý ổn định và tin tưởng cho người sản xuất và kinh doanh ốc
hương trong việc giữ gìn hình ảnh của ốc hương trong đời sống kinh tế, văn hóa và
tinh thần.
2.4. Tổng quan một số nghiên cứu, tài liệu lược khảo có liên quan đến đề tài
Lê Kim Long và cộng sự (2012) “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và
khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại thị xã Ninh Hịa,
tỉnh Khánh Hịa”. Nhóm tác giả đã Nghiên cứu đo lường khả năng sinh lợi cho các hộ

nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dựa trên 2 chỉ tiêu là
thặng dư của người sản xuất và lợi nhuận trên một hec-ta nuôi. Kết quả điều tra 248 hộ
nuôi trong năm 2011 cho thấy bình quân lợi nhuận trên đơn vị hec-ta là âm, - 9.810
ngàn đồng/ha, giá trị nhỏ nhất - 857.217 ngàn đồng/ha, giá trị lớn nhất 831.636 ngàn
đồng/ha với độ lệch chuẩn là 235.394, trong đó chỉ có 40,73% số hộ là có lãi. Dù vậy,
bình qn thặng dư của người sản xuất, chỉ tiêu ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sản
xuất hay ngừng, là dương 142.434 ngàn đồng/ha, giá trị nhỏ nhất là -339.875 ngàn
đồng/ha, giá trị lớn nhất là 1.050.000 ngàn đồng/ha, độ lệch chuẩn là 235.394. Kết quả
nghiên cứu hàm ý rằng mặc dù nghề nuôi đang gặp khó khăn (lợi nhuận bình qn/ha
âm) nhưng các hộ vẫn tiếp tục tham gia nuôi (thặng dư người sản xuất/ha dương), đây
là nghề rủi ro lớn (độ lệch chuẩn lớn và các giá trị min của cả 2 chỉ tiêu đều âm) nhưng
9


×