Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG PHÚC TRUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG NƯỚC.
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP
THAM GIA NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ĐIỆN GIA DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG PHÚC TRUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NHÀ
CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG NƯỚC. NGHIÊN
CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA NHẬP
KHẨU HÀNG HÓA ĐIỆN GIA DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã số: 8340121



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI THANH TRÁNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước. Nghiên cứu trường hợp
các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Bùi Thanh Tráng - Người hướng dẫn khoa học. Đề tài nghiên cứu một
cách trung thực, không sao chép bất kỳ luận văn nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn

Dương Phúc Trung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT CÁC TỪ NGỮ
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT - ABSTRACT

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................... 6
2.1 Tổng quan về th ngồi “outsourcing”........................................................... 6
2.1.1 Khái niệm về thuê ngoài ..................................................................... 6
2.1.2 Mức độ th ngồi .............................................................................. 6
2.1.3 Mơ hình th ngồi ............................................................................. 7
2.1.4 Lý do thuê ngoài.................................................................................. 8
2.2 Tổng quan về dịch vụ logistics....................................................................... 10
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ......................................................... 10
2.2.2 Mơ hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL ........................................ 11
2.2.3 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ logistics .......................................... 12
2.2.4 Tình hình phát triển logisitics Việt Nam........................................... 12
2.3 Lý thuyết về hành vi mua của tổ chức ........................................................... 13
2.3.1 Khái niệm hành vi mua của tổ chức .................................................. 13
2.3.2 Mô hình chung hành vi mua của tổ chức .......................................... 13


2.3.3 Mơ hình đưa ra q trình quyết định mua sản phẩm.........................16
2.3.4 Các tình huống mua của doanh nghiệp .............................................17
2.4 Một số nghiên cứu liên quan ..........................................................................18
2.4.1 Các yếu tố chính trong việc lựa chọn một cơng ty giao nhận vận
chuyển hàng hóa quốc tế (IFF) (Yael Perlman, Tzvi Raz và Livnat Moshka,
2009) ...........................................................................................................18
2.4.2 Lựa chọn nhà cung cấp logistics tại Thái Lan: Quan điểm của chủ

hàng, Ruth và Nucharee (2011) ...................................................................19
2.4.3 Các tiêu chí cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics tại TP. HCM (Đặng Nguyễn Tất Thành, 2014) ................19
2.4.4 Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải
của công ty Expolanka Việt Nam (Cao Thị Đường, 2014)..........................20
2.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics của
các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương (Nguyễn
Thị Hồng Gấm, 2017) ..................................................................................21
2.5 Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ............................22
2.5.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................22
2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................24
2.5.2.1 Mối liên hệ giữa Tin cậy và Quyết định chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics trong nước ..........................................................................24
2.5.2.2 Mối liên hệ giữa Đáp ứng và Quyết định chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics trong nước ..........................................................................25
2.5.2.3 Mối liên hệ giữa Hữu hình tác động tích cực đến Quyết định chọn
lựa nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước ......................................26
2.5.2.4 Mối quan hệ giữa Chi phí và và Quyết định chọn lựa nhà cung
cấp dịch vụ logistics trong nước ............................................................26
2.5.2.5 Mối quan hệ giữa Quan điểm của nhà quản trị và và Quyết định
chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước .............................27


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 29
3.1 Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 29
3.2 Thang đo gốc, thang đo đề xuất các khái niệm nghiên cứu ........................... 29
3.2.1 Tin cậy (Reliability) .......................................................................... 30
3.2.2 Đáp ứng (Responsiveness) ................................................................ 31
3.2.3 Hữu hình (Tangible) .......................................................................... 32
3.2.4 Chi phí (Cost) .................................................................................... 32

3.2.5 Quan điểm nhà quản trị (Management Expectation) ........................ 33
3.2.6 Quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước (Domestics
logistics service provider decision) .............................................................. 34
3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 35
3.3.1 Cách thức thực hiện nghiên cứu định tính ........................................ 35
3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................ 35
3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 43
4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................... 43
4.2 Đánh giá thang đo .......................................................................................... 49
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................. 49
4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .............. 51
4.3 Kiểm định mơ hình nghiên cứu ...................................................................... 57
4.3.1 Phân tích tương quan......................................................................... 57
4.3.2 Phân tích hồi quy............................................................................... 58
4.4 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính đến Quyết định chọn nhà cung
cấp dịch vụ logistics trong nước ........................................................................... 61
4.4.1 Kiểm định sự khác biệt về Quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics trong nước theo số năm kinh nghiệm làm việc của người được khảo
sát

........................................................................................................... 61

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt về Quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics trong nước với chức vụ của người được khảo sát ......................... 62


4.4.3 Kiểm định sự khác biệt về Quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics trong nước với đặc điểm của doanh nghiệp ...................................63
4.4.4 Kiểm định sự khác biệt về Quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ

logistics trong nước với quy mô vốn của doanh nghiệp .............................65
4.4.5 Kiểm định sự khác biệt về Quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics trong nước với quy mô lao động của doanh nghiệp ......................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................68
5.1 Các kết quả nghiên cứu ..................................................................................68
5.1.1 Kết quả chính của nghiên cứu ...........................................................70
5.1.2 Đề xuất một số giải pháp ...................................................................70
5.2 Hạn chế của đề tài, hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT CÁC TỪ NGỮ
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

TP. HCM

Nghĩa Tiếng Việt
Thành phố Hồ Chí Minh

XNK

Xuất nhập khẩu

NCC

Nhà cung cấp


DV

Dịch vụ

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

IFF

International

Cơng ty giao nhận vận chuyển hàng

Freight

Forwarders

hóa quốc tế

EDI

Electronic Data Interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

3PL


Third Party logistics

Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba

B2B

Business-to-Business

Doanh nghiệp với doanh nghiệp

SPSS

Statistical Package

for the

Phần mềm thống kê dùng trong công

Social Sciences

tác nghiên cứu khoa học xã hội

Analysis of variance

Phân tích phương sai

EFA

Exploratory Factor Analysis


Phân tích nhân tố khám phá

KMO

Kaiser - Meyer - Olkin

Hệ số kiểm định sự phù hợp của mơ

ANOVA

hình
VIF
Sig (p-

Variance Inflation Factor
Significance of Testing

value)

Hệ số phóng đại phương sai
Mức ý nghĩa của phép kiểm định

EXW

Ex Works

Giao hàng tại xưởng

FCA


Free Carrier

Giao cho nhà chuyên chở

FOB

Free on Board

Giao lên tàu

FAS

Free Along Ship

Giao dọc mạn tàu

CIF

Cost, Insurance & Freight

Phí tổn, cước và bảo hiểm

CFR

Cost and Freight

Phí tổn và cước


CIP


Carriage & Insurance Paid to

Trả cước và bảo hiểm tới

CPT

Carriage Paid To

Trả cước tới

DAP

Delivered At Place

Giao tại địa điểm

DAT

Delivered At Terminal

Giao tại bến

DDP

Delivered Duty Paid

Giao đã trả thuế



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo Tin cậy
Bảng 3.2 Thang đo Đáp ứng
Bảng 3.3 Thang đo Hữu hình
Bảng 3.4 Thang đo Chi phí
Bảng 3.5 Thang đo Quan điểm nhà quản trị
Bảng 3.6 Thang đo Quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước
Bảng 4.1 Thống kê mô tả về số năm kinh nghiệm làm việc
Bảng 4.2 Thống kê mô tả về chức vụ người được khảo sát
Bảng 4.3 Thống kê mơ tả về loại hình doanh nghiệp
Bảng 4.4 Thống kê mô tả về đặc điểm của doanh nghiệp
Bảng 4.5 Thống kê mô tả về quy mô vốn hiện nay của doanh nghiệp
Bảng 4.6 Thống kê mô tả về quy mô lao động hiện nay của công ty
Bảng 4.7 Thống kê dịch vụ logistics sử dụng
Bảng 4.8 Thống kê các điều kiện Incoterms công ty thường sử dụng
Bảng 4.9 Kiểm định các thang đo biến độc lập bằng hệ số Cronbach's Alpha
Bảng 4.10 Kiểm định thang đo biến phụ thuộc bằng hệ số Cronbach's Alpha
Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố lần 1
Bảng 4.12 Kết quả phân tích nhân tố lần 2
Bảng 4.13 Kết quả phân tích cho biến phụ thuộc
Bảng 4.14 Mơ hình nghiên cứu chính thức
Bảng 4.15 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu
Bảng 4.16 Phân tích hồi quy
Bảng 4.17 Hệ số hồi quy
Bảng 4.18 Kiểm định ANOVA với biến số năm kinh nghiệm làm việc
Bảng 4.19 Kiểm định ANOVA với biến chức vụ của người được khảo sát
Bảng 4.20 Bảng thống kê mô tả chức vụ của người được khảo sát
Bảng 4.21 Kiểm định ANOVA với biến đặc điểm của doanh nghiệp
Bảng 4.22 Bảng thống kê mô tả đặc điểm của doanh nghiệp



Bảng 4.23 Kiểm định ANOVA với biến quy mô vốn của doanh nghiệp
Bảng 4.24 Kiểm định ANOVA với biến quy mô lao động của doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình th ngồi thành cơng
Hình 2.2 Mơ hình hành vi mua hàng của tổ chức
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của Yael Perlman, Tzvi Raz và Livnat Moshka (2009)
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu của Ruth và Nucharee (2011)
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu của Đặng Nguyễn Tất Thành (2014)
Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu của Cao Thị Đường (2014)
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Gấm (2017)
Hình 2.8 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất
Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu chính thức


TĨM TẮT
Mục đích của đề tài nghiên cứu là xác định mức độ tác động các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước. Nghiên cứu
trường hợp các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trong
và ngoài nước, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu với năm nhân tố tác động gồm:
Tin cậy, Đáp ứng, Hữu hình, Chi phí và Quan điểm nhà quản trị thông qua hai mươi
mốt biến quan sát và một nhân tố phụ thuộc Quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics trong nước. Tiếp theo thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo
luận trực tiếp để điều chỉnh thang đo nghiên cứu. Sau đó thực hiện nghiên cứu định
lượng bằng bảng câu hỏi khảo sát 151 doanh nghiệp và xử lý dữ liệu bằng phần mềm
SPSS để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố EFA. Các biến tạo ra

từ phân tích nhân tố tiếp tục được sử dụng để phân tích hồi quy và kiểm định sự khác
biệt. Kết quả nghiên cứu khẳng định 5 nhân tố: Tin cậy, Đáp ứng, Hữu hình, Chi phí
và Quan điểm nhà quản trị đều có tác động thuận chiều đến Quyết định chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics trong nước. Trong đó, nhân tố Đáp ứng tác động lớn nhất,
kế tiếp là nhân tố Tin cậy, nhân tố Chi phí, nhân tố Hữu hình và cuối cùng là nhân tố
Quan điểm nhà quản trị có tác động thấp nhất. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số
giải pháp quản trị giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước khắc phục
các hạn chế để điều chỉnh chiến lược doanh nghiệp góp phần nâng cao uy tín doanh
nghiệp, thu hút sự lựa chọn của khách hàng.
Từ khóa: Dịch vụ logistics, Chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics, Nhập khẩu
hàng điện gia dụng.


ABSTRACT
The purpose of the research is to determine the impact of factors affecting the
decision to choose domestic logistics service providers. Case study of enterprises
participating in the import of electrical appliances in Ho Chi Minh City. Based on the
theoretical basis and related studies in Viet Nam and abroad, the author proposes a
research model with 5 impact factors, including: Reliability, Response, Tangible,
Cost, and Management Expectation. Through 21 observed variables and 1 dependent
factor Choosing domestic logistics service provider decision. Next, doing qualitative
research by direct discussion method to adjust the data measurement scales. Then,
doing quantitative research with survey questionnaire (151 enterprises) and data
processing using SPSS software to check the reliability of the scale and exploratory
factor analysis. Variables generated from exploratory factor analysis continue to be
used for regression analysis and analysis of variance (ANOVA). The research results
confirm 5 factors: Reliability, Response, Tangible, Cost, and Management
Expectation all have a positive impact on choosing a domestic logistics service
provider decision. Specifically, Response factor has the highest impact, followed by
Reliability, Cost, Tangible and finally Management Expectation has the lowest

impact. On that basis, the author proposes a number of administrative implications to
help domestic logistics service providers overcome their limitations to adjust their
business strategies to improve corporate reputation and attract customer's choice.
Keywords: logistics Services, Choosing logistics service provider, Imported
Electrical Appliances.



1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Logistics là hoạt động phát sinh từ yêu cầu của cuộc sống con người. Nó đã
được hình thành và xuất hiện từ hàng ngàn năm nay với mục đích tối ưu hóa các hoạt
động. Ngày nay, logistics được vận dụng mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt vào
việc phát triển kinh tế. Logistics thay đổi theo sự phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới và đến nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã đem đến rất
nhiều sự thay đổi cho logistics. Càng ngày tính tối ưu hóa của logistics càng được thể
hiện ở mức cao hơn đáp ứng càng cao các yêu cầu cuộc sống của con người. Việt
Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế phải vận dụng và phát triển logistics vào công
cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước.
Đối với hoạt động thương mại quốc tế việc sử dụng các dịch vụ logistics là
yếu tố không thể thiếu. Hơn nữa, Việt Nam là đất nước ủng hộ mạnh mẽ tồn cầu hóa
thương mại quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tỷ trọng
xuất nhập khẩu năm 2019 là trên 500 tỷ đơ la, tuy nhiên chi phí logistics Việt Nam
vẫn còn cao. Việc tăng cường phát triển tạo thuận lợi cho ngành logistics sẽ giúp cho
Việt Nam giảm chi phí trong quá trình thương mại quốc tế đồng thời tăng tính cạnh
tranh.
Đối với doanh nghiệp việc sử dụng dịch vụ của công ty logistics đồng nghĩa
với tận dụng được thế mạnh của dịch vụ logistics hiện có để đem lại lợi ích cho doanh

nghiệp như tiết kiệm chi phí, tận dụng nguồn nhân lực, kinh nghiệm bên ngoài, cũng
như các trang thiết bị, kho bãi, phương tiện vận tải và đặc biệt để doanh nghiệp tập
trung vào việc phát triển các nguồn lực thế mạnh bên trong của chính doanh nghiệp.
Về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam, theo Báo cáo
logistics Việt Nam 2019, số doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngồi khoảng
25 doanh nghiệp, cịn doanh nghiệp logistics trong nước có khoảng 3000 doanh
nghiệp. Mặc dù chiếm số lượng áp đảo nhưng thị phần thì lại ngược lại, 70% thuộc
về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.


2

Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đối với việc thuê ngoài dịch vụ
logistics ngày càng rõ ràng hơn. Quy mơ của các doanh nghiệp ngày càng lớn thì việc
tận dụng logistics để tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp ngày càng trở thành
một nhu cầu tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các
doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ logistics trong thương mại quốc tế thì họ có
thói quen sử dụng dịch vụ logistics là nhập khẩu theo phương thức CIF, xuất khẩu
theo phương thức FOB điều này tác động đến sự lớn mạnh, phát triển của các doanh
nghiệp logistics nội địa. Thói quen này làm cho các doanh nghiệp logistics nội địa
chỉ có thể phát triển các dịch vụ trong nước chứ chưa thể mở rộng dịch vụ ra thị
trường quốc tế.
Đối với các doanh nghiệp FDI, việc đầu tư, phát triển ở đâu trên thế giới thì
các dịch vụ logistics quốc tế của đất nước họ cùng phát triển đến đó. Ngồi ra, doanh
nghiệp logistics quốc tế đã có thời gian hoạt động lâu đời nên mạng lưới dịch vụ quốc
tế tạo nên lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường quốc tế.
Qua đó cho thấy việc chọn sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ
logistics sẽ góp phần vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa thúc đẩy ngành
logistics phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào nghiên cứu
các nhân tố tác động đến việc chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics một cách chung

chung mà chưa có nghiên cứu đến việc chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong
nước. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước có số lượng rất lớn
nhưng mức độ chiến lĩnh thị phần còn hạn chế, đặc biệt là phát triển thị phần quốc tế.
Do đó, nghiên cứu việc chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước sẽ là một cơ
sở để đưa ra giải pháp nâng cao khả năng thu hút, chọn lựa của khách hàng, góp phần
phát triển ngành logistics và kéo giảm chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam. Do
điều kiện nghiên cứu hạn chế, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu đối tượng là các
doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng. Qua đó, căn cứ vào tính
cấp thiết trong tình hình logistics Việt Nam hiện nay, tác giả muốn thực hiện một
nghiên cứu chính thức với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước. Nghiên cứu trường hợp các doanh


3

nghiệp tham gia nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics trong nước trong nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng.
- Xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics.
- Một số giải pháp cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng
trong việc ra quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào tác động đến việc ra quyết định chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics trong nước?
- Mức độ tác động của từng nhân tố đối với quyết định chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics trong nước như thế nào?
- Có hay khơng có sự khác biệt về việc chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics

trong nước giữa người được khảo sát với số năm kinh nghiệm làm việc khác nhau
hay chức vụ làm việc khác nhau?
- Có hay khơng có sự khác biệt về việc chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
trong nước giữa các nhóm khác nhau trong quy mô vốn doanh nghiệp hay quy mô
lao động doanh nghiệp hay đặc điểm doanh nghiệp?
- Giải pháp nào cần thực hiện nhằm thu hút khách hàng chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics trong nước?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước trong
nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng.
- Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu là các doanh nghiệp nhập khẩu hàng
hóa điện gia dụng.


4

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối với loại
hình nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Phương pháp nghiên cứu định tính để xây dựng mơ hình nghiên cứu
và bảng câu hỏi nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu trên cơ sở các đề tài nghiên cứu
trước đó để tổng hợp thu thập các thông tin, kết quả nghiên cứu liên quan đến việc ra
quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Bao gồm các bước thu thập, phân
tích tài liệu và nêu tóm tắt kết quả nghiên cứu trước đó.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia là những người có kinh nghiệm, năng
lực về lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng, chuyên gia logistics để thu thập
các nhận định, xem xét đối với việc ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ

logistics.
Bước 2: Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mơ hình nghiên
cứu và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu đến quyết định chọn
nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nhập khẩu hàng hóa điện gia dụng.
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Đề tài nhằm đưa ra những mong đợi, nhu cầu của khách hàng nhập khẩu
hàng hóa điện gia dụng đối với nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước giúp doanh
nghiệp nhập khẩu chọn được nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng được tốt nhu cầu của
mình.
- Đối với nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước thơng qua đề tài sẽ nhìn
nhận ra những điểm yếu, điểm mạnh của mình để từ đó có chiến lược hồn thiện mình
hơn đáp ứng u cầu của khách hàng.
- Đề tài đề cập đến quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Đối
với doanh nghiệp logistics nước ngồi họ có nhiều lợi thế hơn so với trong nước về
kinh nghiệm, nguồn lực, mạng lưới... Thơng qua đề tài, doanh nghiệp trong nước sẽ
có dữ liệu so sánh cụ thể trong một lĩnh vực cụ thể về nhập khẩu thì sẽ là cơ sở để


5

doanh nghiệp trong nước có thêm động lực để thúc đẩy mình thu hẹp khoảng cách so
với đối thủ nước ngồi hoặc có các chiến lược liên kết cùng hợp tác và tận dụng thế
mạnh của đôi bên.
- Tài liệu tham khảo cho sinh viên, nhà nghiên cứu về lĩnh vực logistics nói
chung và về hành vi quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nhập khẩu
hàng hóa điện gia dụng.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 nêu lên tính cấp thiết của đề tài khi nền kinh tế Việt Nam có những
biến chuyển thuận lợi rõ rệt về mọi mặt đặc biệt là tình hình thương mại xuất nhập
khẩu giữa Việt Nam và thế giới. Đề tài nghiên cứu về ngành hàng điện gia dụng có

tác động rất lớn đến người tiêu dùng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là
gợi ý quản trị cho các nhà nhập khẩu cũng như nhà cung cấp dịch vụ logistics trong
nước.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về thuê ngoài “outsourcing”
2.1.1 Khái niệm về th ngồi
Th ngồi ngày càng mang tính phổ biến và tất yếu. Sự biến đổi to lớn và
tồn cầu hóa của môi trường kinh doanh đã dẫn đến sự phổ biến của thuê ngoài như
là một tiêu chuẩn chiến lược hơn là một ngoại lệ hoặc khác biệt (Musteen, 2016;
Larsen, 2016). Thuê ngoài được áp dụng trong nhiều ngành lĩnh vực khác nhau và
dựa vào các góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau nên có nhiều khái niệm khác nhau.
Khái niệm thuê ngoài lần đầu tiên được giới thiệu vào 1980 (Hussey and Jenster,
2003). Một số khái niệm về thuê ngoài như sau:
Perry (1997) xác định thuê ngoài như: “nhân viên của một công ty khác thực
hiện các nhiệm vụ của nhân viên cơng ty mình ”
Sharpe (1997) định nghĩa “thuê ngoài là chuyển giao cho một nhà cung cấp
những hoạt động bên ngoài năng lực cốt lõi của tổ chức”
Deavers (1997) nhận xét “thuê ngoài được sử dụng để mô tả nhiều loại hành
động khác nhau của công ty: tất cả các mối quan hệ hợp đồng phụ giữa các cơng ty,
tất cả sản xuất nước ngồi của các công ty, thuê người lao động trong các công việc
phi truyền thống như lao động hợp đồng, tạm thời và công nhân bán thời gian, v.v. ”
Từ các khái niệm trên có thể tổng hợp “Th ngồi là chuyển giao một chức
năng, công việc một cách chọn lọc cho cơng ty chun mơn hóa bên ngồi thực hiện
với kỳ vọng đạt hiệu quả tốt hơn so với tự thực hiện”.
Các chức năng, cơng việc có chọn lọc được th ngồi thường khơng phải là
các hoạt động năng lực cốt lõi của cơng ty. Các cơng ty bên ngồi (bên thứ ba) có thể

là cơng ty trong nước hoặc nước ngồi. Động lực thúc đẩy các cơng ty th ngồi là
do các kỳ vọng khác nhau như giảm chi phí, tiết giảm nguồn lực cơng ty, tối ưu hóa
hoạt động …
2.1.2 Mức độ th ngồi
Có ba cấp độ th ngồi là chiến thuật, chiến lược và chuyển đổi (Brown và
Wilson, 2005).


7

Th ngồi chiến thuật được cơng ty sử dụng giải quyết các vấn đề cụ thể mà
công ty phải đối mặt như không đủ năng lực để quản lý nội bộ, muốn giảm quy mơ
hoặc nguồn lực tài chính hạn chế. Kết quả của thuê ngoài chiến thuật là giải quyết
các vấn đề đặt ra để tiết kiệm nguồn vốn giúp đầu tư cho tương lai.
Thuê ngoài chiến lược là một phần của quá trình xác định lại tổ chức để tập
trung vào các hoạt động cốt lõi. Đối với hình thức th ngồi này, cơng ty đã có sự
tin tưởng đối với nhà cung cấp dịch vụ. Công ty sẽ xây dựng giá trị lâu dài với số ít
nhà cung cấp dịch vụ tích hợp tốt nhất thay vì sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ để
hoàn thành cơng việc.
Th ngồi chuyển đổi thường được sử dụng để xác định lại doanh nghiệp
(Linder, 2004). Là giai đoạn thứ 3 của các giai đoạn sau: giai đoạn thứ nhất th ngồi
là thực hiện theo các quy tắc hiện có; giai đoạn thứ hai thuê ngoài là sử dụng hoạt
động th ngồi như một phần của q trình xác định lại doanh nghiệp (tin tưởng vào
hoạt động thuê ngoài để doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi) và giai đoạn thứ
ba thuê ngoài chuyển tiếp là sử dụng hoạt động thuê ngoài để xác định lại hoạt động
kinh doanh (lúc này hoạt động th ngồi có thể đem đến sự đổi mới để công ty xác
định lại hoạt động kinh doanh, xem thuê ngoài như đồng minh với sự hỗ trợ, tư vấn
của các chuyên gia thuê ngoài đem lại sự đổi mới). Công ty tập trung vào tạo giá trị
thay vì tập trung giảm chi phí, hỗ trợ quản lý bất ổn thay vì thiết lập sự kiểm sốt…
2.1.3 Mơ hình th ngồi

Mơ hình th ngồi thành cơng của Brown and Wilson đã được trích dẫn trong
nghiên cứu của tác giả Bhimrao Ghodeswar and Janardan Vaidyanathan (2008).
- Giai đoạn chiến lược: xác định mục tiêu và phạm vi, tính khả thi của th
ngồi. Xây dựng kế hoạch định hướng tổng thể về mặt thời gian, tài chính và các
nguồn lực thiết yếu cho việc thuê ngoài.
- Giai đoạn xác định phạm vi: xác định các dịch vụ th ngồi nào được cung
ứng từ phía nhà cung cấp. Thực hiện các yêu cầu đề xuất đối với nhà cung cấp để thu
thập và phân tích phản hồi từ nhà cung cấp và điều này giúp thu thập các thông tin
chi tiết khác nhau của các cam kết thuê ngoài. Kết thúc giai đoạn này với việc lựa


8

chọn nhà cung cấp.

Hình 2.1 Mơ hình th ngồi thành công
Nguồn: Brown and Wilson (2005)
- Giai đoạn đàm phán: thực hiện đàm phán và tham vấn với nhà cung cấp
được chọn cho đến khi đạt được thỏa thuận. Ký kết hợp đồng thuê ngoài giữa 2 bên.
- Giai đoạn triển khai thực hiện: chuyển đổi từ việc cung cấp dịch vụ nội bộ
sang dịch vụ thuê ngoài.
- Giai đoạn quản lý: bao gồm sự nỗ lực hợp tác để thực hiện hợp đồng thuê
ngoài và bao gồm cả việc điều chỉnh, sửa đổi các nội dung thuê ngoài nếu phát sinh
để chắc chắn về một kết quả thành công.
- Giai đoạn hoàn thành và hỗ trợ: đưa ra đánh giá kết quả thuê ngoài. Quyết
định tiếp tục sử dụng dịch vụ hoặc chọn nhà cung cấp mới. Ngoài ra, một sự lựa chọn
có thể được thực hiện trong giai đoạn này là khơng tiếp tục th ngồi và để nội bộ
tự thực hiện.
2.1.4 Lý do th ngồi
Có nhiều lý do để chọn th ngồi thay vì tự nội bộ thực hiện, sau đây là một

số lý do phổ biến nhất mà các cơng ty quyết định chọn th ngồi:
- Lý do quản lý: có một số vấn đề về quản lý như doanh thu thấp, sản phẩm
chất lượng chưa cao, hay khó khăn trong quản lý thời gian, nhân viên thiếu kinh


9

nghiệm... khi đó việc tìm người quản lý có thể giải quyết các vấn đề này một cách
kinh nghiệm nhất là một giải pháp khả thi. Trong quá trình hoạt động của cơng ty có
rất nhiều vấn đề phát sinh nhất là khi quy mô của công ty ngày càng tăng, th ngồi
được xem là một phương án, một cơng cụ để khắc phục, cải thiện các khía cạnh đó.
Kết quả tùy thuộc vào năng lực của nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài, hoàn thành đúng
hoặc sớm hơn so với mong đợi.
- Lý do công nghệ và chất lượng: thuê sẽ giúp công ty tránh nguồn vốn đầu
tư vào các công nghệ đắt đỏ hoặc phải đào tạo chuyên mơn nghiệp vụ cho nhân viên.
Trong khi cơng nghệ có thể thay đổi một cách nhanh chóng có thể dẫn đến gây lãng
phí. Giúp cải thiện kết quả hoạt động cơng ty nhanh chóng do nội bộ thường thực
hiện theo lối mịn khó thay đổi hay thiếu kỹ năng chun mơn để thực hiện. Cịn đối
với nhà cung cấp dịch vụ cho th ngồi, khi đầu tư cơng nghệ và các nhân sự với chi
phí lớn họ sẽ hướng đến phục vụ nhóm đối tượng khách hàng với số lượng lớn. Đồng
thời, khi đó dịch vụ th ngồi sẽ trở nên chuyên nghiệp và có các chuyên gia giàu
kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn mà các công ty riêng lẻ khó có được. Ngồi
ra, đối với các cơng ty có nhu cầu nhanh chóng phát triển một sản phẩm mới cho một
thị trường mới hoặc cần chuyển đổi hoạt động nhanh chóng sang một cơng nghệ mới
hoặc thực hiện một số thay đổi lớn và chắc chắn không thể hồn thành nếu khơng có
sự giúp đỡ từ bên ngồi do nguồn lực nội bộ khơng thể đáp ứng thì th ngồi là một
giải pháp tối ưu và cơng ty lúc này chỉ cần tập trung vào hoạt động cốt lõi của mình
và đó cũng chính là tạo lợi thế cạnh tranh cho cơng ty khi có được các cam kết chắc
chắn về kết quả hoạt động và chất lượng.
- Lý do kinh tế: Không phải tất cả các công ty sử dụng dịch vụ th ngồi

nhằm mục đích giảm chi phí. Tuy nhiên yếu tố chi phí là thành phần quan trọng để
các công ty quyết định sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Khi sử dụng dịch vụ thuê ngồi
các cơng ty sẽ khơng phải mua các trang thiết bị, công nghệ để thực hiện các chức
năng công ty. Điều này đồng nghĩa với chi phí cố định sẽ chuyển sang chi phí biến
đổi để th ngồi, giúp cơng ty hoạt động có vẻ tiết kiệm hơn và các chi phí biến đổi
do th ngồi sẽ cụ thể và có kiểm sốt hơn.


×