Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Các nhân tổ ánh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC KHANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC KHANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã số: 8310107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN TRÃI


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay
vốn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tỉnh Bắc Giang” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. NGUYỄN VĂN TRÃI. Cơ sở lý thuyết được tham khảo từ các tài liệu
thu thập từ sách, báo, các bài nghiên cứu được đăng tải trên những tạp chí quốc tế
và được nêu ra trong phần tài liệu tham khảo. Dữ liệu phân tích trong luận văn là
thơng tin sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát được phỏng vấn từ các
khách hàng có sử dụng dịch vụ vay vốn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn này hồn tồn là trung thực
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của toàn bộ luận văn này.
TP.HCM, ngày 26 tháng 6 năm 2020
Học viên

NGUYỄN ĐỨC KHANH


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU.......................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................. 3
2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân ......................................................................................... 4
2.1.1 Tín dụng ngân hàng ............................................................................................... 4
2.1.2 Tín dụng cá nhân ................................................................................................... 4
2.2 Cơ sở lý luận về cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại ..................................... 4
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay cá nhân......................................................... 4
2.2.2 Phân loại cho vay cá nhân của các ngân hàng thương mại ................................... 6
2.2.3 Khác biệt giữa khách hàng cá nhân với khách hàng doanh nghiệp. ...................... 8
2.3 Lý thuyết nền về ý định hành vi của khách hàng ......................................................... 9
2.3.1Thuyết hàn h động hợp lý TRA .............................................................................. 9
2.3.2 Thuyết hành vi có kế hoạch - Mơ hình TPB (Theory of Planned Behavior) ........ 9
2.3.3 Mơ hình chấp nhận công nghệ ( TAM — Technology acceptance model) ........ 10

2.4 Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan .........................11
2.4.1 Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi......................................................11
2.4.2 Các cơng trình nghiên cứu liên quan trong nước ......................................17
2.5 Tổng hợp các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.............................................18
2.5.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu .........................................................18


2.5.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................19
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................22
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................23
3.2.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................23
3.2.2 Nghiên cứu định lượng ..............................................................................25

3.3 Cơng cụ nghiên cứu .........................................................................................26
3.4 Thu thập dữ liệu ...............................................................................................26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................30
4.1 Tổng quan đặc điểm tư nhiên tự nhiên kinh tế xã hội Bắc Giang ...................30
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên. ...................................................................................30
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................30
4.2 Tóm tắt mẫu nghiên cứu ..................................................................................31
4.3 Phân tích cronbach alpha .................................................................................33
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................38
4.4.1 Phân tích EFA cho biến độc lập ................................................................39
4.4.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ............................................................43
4.5 Phân tích tương quan mối quan hệ các biến nghiên cứu .................................45
4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ......................................................................46
4.7 Kiểm định t-test, ANOVA ...............................................................................53
4.7.1 Kiểm định T-test cho các nhóm giới tính về Ý định vay vốn ...................53
4.7.2 Kiểm định ANOVA Sự khác biệt về ý định vay vốn theo thu nhập .......54
4.7.3 Kiểm định ANOVA Sự khác biệt về ý định vay vốn theo tuổi...............56
4.7.4 Kiểm định ANOVA Sự khác biệt về ý định vay vốn theo nghề nghiệp .58
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ....................................................................60
5.1 Kết luận. ...........................................................................................................60
5.2 Hàm ý cho yếu tố niềm tin ngân hàng .............................................................60
5.3 Hàm ý yếu tố lãi suất tiền vay .........................................................................61
5.4 Hàm ý yếu tố chất lượng dịch vụ .....................................................................62
5.5 Hàm ý yếu tố ảnh hưởng xung quanh ..............................................................63
5.6 Hàm ý về yếu tố chính sách tín dụng...............................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 tổng hợp các nghiên cứu liên quan ............................................................18

Bảng 3.1 thang đo dự kiến cho luận văn ...................................................................23
Bảng 4.1 tóm tắt thơng tin mẫu nghiên cứu ..............................................................32
Bảng 4.2 Tóm tắt kết quả phân tích cornbach alpha .................................................35
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập ................................39
Bảng 4.4 Ma trận xoay nhân tố phân tích EFA các biến độc lập lần đầu ................41
Bảng 4.5 Ma trận xoay nhân tố lần cuối phân tích EFA cho các biến độc lập .........42
Bảng 4.6 Tóm tắt phân tích EFA cho biến phụ thuộc ...............................................44
Bảng 4.7 Ma trận nhân tố phân tích EFA cho biến phụ thuộc ..................................44
Bảng 4.8 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu ........45
Bảng 4.9 Model summary .........................................................................................47
Bảng 4.10 ANOVA ...................................................................................................47
Bảng 4.11 hệ số hồi quy ............................................................................................47
Bảng 4.12 Bảng Model Summary .............................................................................48
Bảng 4.13 Bảng ANOVA .........................................................................................48
Bảng 4.14 Hệ số hồi quy khi bỏ yếu tố không có ý nghĩa trong mơ hình ...............49
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .........................................53
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định T-test các nhóm giới tính về quyết định vay vốn.....54
Bảng 4.17 Test of Homogeneity of Variances thu nhập ...........................................54
Bảng 4.18 Kết quả ANOVA các nhóm thu nhập ......................................................55
Bảng 4.19 Phân tích sâu ANOVA cho các nhóm thu nhập ......................................55
Bảng 4.20 Test of Homogeneity of Variances theo tuổi ...........................................57
Bảng 4.21 Kết quả ANOVA các nhóm tuổi..............................................................57
Bảng 4.22 Phân tích sâu NAOVA cho các nhóm tuổi ..............................................57
Bảng 4.23 Test of Homogeneity of Variances nghề nghiệp .....................................58
Bảng 4.24 Kết quả ANOVA các nhóm nghề nghiệp ................................................58
Bảng 4.25 Phân tích sâu NAOVA cho các nhóm nghề nghiệp ................................58


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mơ hình thuyết TRA ....................................................................................9

Hình 2.2 Mơ hình lý thuyết TPB...............................................................................10
Hình 2.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM .........................................................11
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố Wang và cộng sự (2003) ........................14
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố Praja Podder ...........................................15
Hình 2.6 mơ hình nghiên cứu Srinivasa Rao Behara & M.V.Sury anarayana .........16
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu Ali Saleh Al-Ajam & Khalil Md Nor .......................17
Hình 2.8 Mơ hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................19
Hình 3.1 quy trình nghiên cứu ..................................................................................22
Hình 4.1 phân phối chuẩn của phần dư chuẩn hóa ...................................................50
Hình 4.2 Biểu đồ P- P plot phân tán phần dư chuẩn hóa .........................................51
Hình 4.3 Mối liên hệ tuyến tính phần dư chuẩn hóa và giá trị dự báo chuẩn hóa ....51


TĨM TẮT
1.Lý Do Chọn Đề Tài
Việc tăng trưởng tín dụng cá nhân là mục tiêu cần đẩy mạnh của các ngân
hàng. Do đó, vấn đề đặt ra là các ngân hàng phải làm gì để tiếp cận được nhu cầu
vay vốn rất lớn của các cá nhân và thực hiện được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cá
nhân. Bên cạnh đó, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng tín
dụng trở thành một trong những thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây. Để khắc phục phần nào thực
trạng trên, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam chuyển hướng tập trung
phát triển khách hàng cá nhân với nhu cầu phong phú, đa dạng và với lợi nhuận cao
hơn; bằng nhiều biện pháp khác nhau như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
vay, ưu đãi, cắt giảm lãi suất, thủ tục vay vốn đơn giản,... được sử dụng đề tăng
trưởng tín dụng . Vấn đề đặt ra là khách hàng cá nhân sẽ dựa trên các nhân tố nào
lựa chọn ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nào để vay vốn? Với mục tiêu
tìm kiếm câu trả lời cho vấn để trên tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Các nhân tổ ánh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại các
ngân hàng thương mại tỉnh Bắc Giang”

2.Mục Tiêu Nghiên Cứu
• Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá
nhân (sử dụng phương pháp kiểm định cronbach alpha, phân tích EFA của
phần mềm SPSS)
• Xác định mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thuộc tỉnh Bắc Giang . (kết hợp phân
tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính bội của phần mềm SPSS)
• Căn cứ vào kết quả nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp nhằm duy trì và
thu hút thêm khách hàng vay mới cho các ngân hàng.
3.Phương Pháp Nghiên Cứu


Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi , được thực hiện thông
qua phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính kết hợp (phương pháp hỗn
hợp). Mẫu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát có được từ nghiên cứu
định tính, với hình thức khảo sát lấy mẫu thuận tiện. Phân tích nhân tố khám phá
EFA và kiểm định độ tin cậy thang đo cronbach alpha nhằm xác định được các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân. Sử dụng kết hợp
phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính bội dưới sự hổ trợ của phần
mềm SPSS nhằm Xác định mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định vay vốn của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bắc Giang.
4. Kết quả nghiên cứu
Bài nghiên cứu thực hiện khảo sát với số phiếu phát ra dự kiến ban đầu là
350, sau khi thực hiện khảo sát và thu về với số phiếu là 327, trong số này có 19
bảng hỏi khơng đạt u cầu và còn lại 308 bảng hỏi đạt yêu cầu được đưa vào phân
tích định lượng chính thứcThơng qua kiểm định độ tin cậy thang đo cho các khái
niệm nghiên cứu của luận văn,hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát
thuộc các khái niệm đều đạt yêu cầu (>0.3), như vậy các biến quan sát này sẽ được
đưa vào phân tích EFA. Sau khi phân tích EFA cho biến phụ thuộc và biến độc lập,
có 30 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA , kết quả có 2 biến quan sát

NTNH3, CLDV5 vi phạm hệ số tải nhân tố và bị loại khỏi quá trình phân tích EFA,
cịn lại 28 biến quan sát được đưa vào để thực hiện các phân tích tiếp theo ( tương
quan, hồi quy), 28 biến quan sát này đo lường cho 6 nhân tố tương ứng với 6 khái
niệm trong luận văn, các biến quan sát này sẽ được phân tích tiếp theo để nhằm
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ tác động của các yếu tố
lên quyết định vay vốn.
5. Kết Luận và Hàm Ý, Hàm ý yếu tố chất lượng dịch vụ, Hàm ý về yếu tố chính
sách tín dụng, Hàm ý cho yếu tố sự tin tưởng, Hàm ý yếu tố lãi suất tiền vay, Hàm ý
yếu tố ảnh hưởng xung quanh
6. Từ khóa: Bắc Giang, Ý định, Ý định vay vốn, ảnh hưởng ý định vay vốn, Ngân hàng.


ABSTRACT
1.Reason For Wrting
The growth of personal credit is the goal to accelerate the banks. Therefore,
the problem is that banks have to do to approach the huge loan needs of individuals
and fulfill the target of personal credit growth. Besides, under the impact of the
economic crisis, credit growth has become one of the major challenges for joint
stock commercial banks in Vietnam recently. To partially overcome the above
situation, Vietnamese joint stock commercial banks shifted their focus to
developing individual customers with diversified and diversified demands and with
higher profits; by various measures such as improving the quality of customer
service, incentives, interest rate cuts, simple loan procedures, ... are used for credit
growth. The problem is that, based on what factors will individual banks select
Vietnam joint stock commercial banks to borrow? With the goal of finding the
answer to the above problem, the author decided to choose the research topic "The
individuals affected the decision to borrow capital from individual customers at
banks of Bac Giang province"
2. Problem
Identify factors influencing individual customers' loan decisions (using cronbach

alpha test method, EFA analysis of SPSS software)
Determining the importance of the factors affecting individual customers' loan
decisions at banks in Bac Giang province. (Combining Pearson correlation analysis
and multiple linear regression of SPSS software)
Based on the research results, propose some solutions to maintain and attract more
new borrowers to banks.
3. Methods
The study used the questionnaire survey method, conducted through a
combination of quantitative and qualitative research methods (mixed method). The


sample was collected through a survey questionnaire obtained from qualitative research,
with a simple random survey form EFA discovery factor analysis and cronbach alpha
scale reliability test to identify the Factors influencing individual customers' loan
decisions. Using Pearson correlation analysis and multiple linear regression with the
support of SPSS software to determine the importance of factors affecting the intention
of borrowing for individual customers in Bac Giang .
4. Result
The study carried out the survey with an initial expected number of 350 votes, after
conducting the survey and collecting with 327 votes, of which 19 unsatisfactory
questionnaires and the remaining 308 pounds. Satisfactory questioning is included in the
official quantitative analysis Through the reliability test of the scale for the research
concepts of the dissertation, the total correlation coefficient of the observed variables
belonging to the concepts all meet the requirements. (> 0.3), so these observed variables
will be included in the EFA analysis. After EFA analysis for dependent and independent
variables, 30 observed variables were included in the EFA analysis, resulting in two
observed variables NTNH3, CLDV5 violating factor load factors and excluded from the
division process. EFA analysis, the remaining 28 observed variables are included to
perform the next analysis (correlation, regression), these 28 observed variables measure
for 6 factors corresponding to 6 concepts in the thesis, the This observation variable will

be further analyzed to test the research hypotheses and measure the impact of the factors
on loan decision
5.Conclusion Implications for service quality factors, Implications for credit policy
factors, Implications for trust factors, Implications for loan interest rates,
Implications for surrounding factors
6. Keyword: Bac Giang, Intention, Loan intention, influence loan intent, Bank.


1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay lượng khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại không gia
tăng đáng kể, nguyên nhân bị chi phối bởi các nguồn cho vay khác, với lượng dư nợ
và số lượng khách hàng cá nhân như vậy cho thấy một phần khách hàng cá nhân có
thể đang gặp vấn đề với tín dụng đen, ngun nhân vì sao khách hàng khơng thể
tiếp cận được nguồn tín dụng của các ngân hàng đó là một phần vấn đề khi thực
hiện, do đóng vai trị quan trọng trong yếu tố doanh thu của ngân hàng nên việc
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vay vốn cá nhân cần được đảm bảo tốt hơn,
ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến việc cho vay cho các khách hàng cá nhân,
điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Tỉnh Bắc Giang với số lượng dân 1.803.950 người và người sử dụng dịch vụ ngân
hàng khá nhiều, nhằm nắm bắt được thị trường tiềm năng đòi hỏi ngân hàng phải có
chính sách và hàm ý phù hợp nhằm đạt được sự mong đợi của khách hàng, đặc thù
của ngành ngân hàng dường như các dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp có sự
tương đồng với nhau, nếu ngân hàng khơng có sự khác biệt vượt trội. Việc tăng
trưởng tín dụng cá nhân là mục tiêu cần đẩy mạnh của các ngân hàng. Do đó, vấn đề
đặt ra là các ngân hàng phải làm gì để tiếp cận được nhu cầu vay vốn rất lớn của các
cá nhân và thực hiện được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó,
dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhất là dịch bệnh Covid-19 hiện nay

tăng trưởng tín dụng trở thành một trong những thách thức lớn đối với các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây. Để khắc phục
phần nào thực trạng trên, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam chuyển
hướng tập trung phát triển khách hàng cá nhân với nhu cầu phong phú, đa dạng và
hướng tới lợi nhuận cao hơn; bằng nhiều biện pháp khác nhau như nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng vay, ưu đãi, cắt giảm lãi suất, thủ tục vay vốn đơn
giản,... được sử dụng để tăng trưởng tín dụng. Vấn đề đặt ra là khách hàng cá nhân
sẽ dựa trên các nhân tố nào lựa chọn ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nào
để vay vốn? Với mục tiêu tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề trên tác giả quyết định lựa


2

chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tổ ánh hưởng đến quyết định vay vốn của
khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tỉnh Bắc Giang”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
+ Khám phá/nhận diện các yếu tố tác động tới quyết định sử dụng dịch vụ
vay vốn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bắc Giang.
+ Dựa trên những lý thuyết đo lường các yếu tố tác động tới quyết định sử
dụng dịch vụ vay vốn ngân hàng để xem xét, tìm hiểu các mối liên hệ giữa các yếu
tố đó và sự tác động của các yếu tố đó tới quyết định vay vốn ngân hàng của khách
hàng cá nhân, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp gia tăng số lượng khách hàng cá
nhân tham gia sử dụng dịch vụ vay vốn ngân hàng cũng như góp phần thỏa mãn tốt
nhất nhu cầu vay vốn ngân hàng của khách hàng cá nhân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng dịch vụ vay
vốn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bắc Giang.
+ Xác định tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ra quyết
định của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ vay vốn ngân hàng của khách hàng cá

nhân tại tỉnh Bắc Giang.
+ Khám phá sự khác biệt về mức độ ra quyết định vay vốn của khách hàng cá
nhân theo các đặc điểm cá nhân.
+ Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và giúp
gia tăng số lượng khách hàng cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ vay vốn ngân hàng .

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
+ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá
nhân ?
+ Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của
khách hàng cá nhân?
+ Những kiến nghị nào thích hợp nhằm duy trì và thu hút thêm khách hàng
vay mới cho các ngân hàng.


3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của
khách hàng cá nhân .
+ Phạm vi nghiên cứu: Tại một số Ngân hàng thương mại Tỉnh Bắc Giang.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ 01/2020- 04/2020
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi, được thực hiện thông
qua phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính kết hợp (phương pháp hỗn
hợp). Mẫu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát có được từ nghiên cứu
định tính, với hình thức khảo sát lấy mẫu thuận tiện.
Phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định độ tin cậy thang đo cronbach
alpha nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách
hàng cá nhân. Sử dụng kết hợp phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính

bội dưới sự hổ trợ của phần mềm SPSS nhằm Xác định mức độ quan trọng của các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bắc Giang.
Cơ sở dữ liệu: Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu chính là dữ liệu sơ cấp từ bảng
khảo sát các cá nhân đang vay vốn tại các ngân hàng tỉnh Bắc Giang.


4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN
CỨU
2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân
2.1.1 Tín dụng ngân hàng
Theo Sayan (2015) thì tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền
sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng với một thời gian nhất định và một khoản
chi phí nhất định
Theo luật các tiêu chuẩn tín dụng năm 2010, cấp tín dụng là việc để tổ chức,
cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả bằng hoạt động cho vay,
chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
cấp tín dụng khác.
2.1.2 Tín dụng cá nhân
Từ những khái niệm về tín dụng, và trong phạm vi nghiên cứu của để tài,
khách hàng cá nhân là đối tượng bao gồm các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể có
đăng ký kinh doanh hoặc khơng. Vì vậy, Vay tín dụng cá nhân là gói vay dành cho
các khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính, nhằm tạo điều kiện cho mọi người
có thể trang trải được các nhu cầu cá nhân trong cuộc sống. Gói vay này gồm nhiều
hình thức vay khác nhau với lãi suất vay tín dụng cá nhân khác nhau, tín dụng cá
nhân là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thương mại chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn cho một đối tượng khách hàng cá nhân nêu trên.
2.2 Cơ sở lý luận về cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại

2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay cá nhân
2.1.1.1 Khái niệm cho vay cá nhân
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền đề sử dụng vào mục đích xác định trong một


5

thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi” (khoản
16 điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12 ngày 16/06/2010).
Như vậy, có thể hiểu “Cho vay cá nhân là hình thức cấp tín dụng, theo đó
bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi”
2.1.1.2 Đặc điểm của cho vay cá nhân
Đối tượng cho vay là cá nhân thường có quy mơ khoản vay nhỏ, số lượng
nhiều mang lại lợi nhuận cao: So với tín dụng doanh nghiệp, giá trị của các khoản
tín dụng cá nhân khơng lớn. Đó là do giá trị hàng hố, dịch vụ hay vốn cho các đầu
tư mang tính chất nhỏ lẻ (hộ kinh doanh) không cao. Mặc dù quy mô các khoản tín
dụng này của ngân hàng là nhỏ nhưng tổng quy mô lại khá lớn, lãi suất cho vay
luôn cao hơn so với lãi suất cho vay doanh nghiệp nên thông thường lợi nhuận
mang lại từ hoạt động này khá cao.
Có chí phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng: Quy mơ của
mỗi khoản tín dụng thường nhỏ thậm chí đối với các khoản tín dụng tín chấp thì lại
nhỏ khơng đáng kể nhưng số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập
nhật về các thơng tin cá nhân lại khó có thể được thực hiện một cách đầy đủ và
chính xác.
Ngân hàng phải xử lý rất nhiều bước trong suốt q trình cấp tín dụng từ lúc
tiếp cận khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định các nội dung chính sách liên quan
của Ngân hàng về khách hàng, giải ngân khoản tín dụng cho đến lúc trả dứt khoản

tín dụng này.
Chất lượng các thơng tin tài chính của khách hàng vay thường khơng cao và
khơng đầy đủ: Do thói quen thanh tốn và nhận bằng tiền mặt trong các giao dịch cá
nhân vẫn còn khá phổ biến nên việc khách hàng cá nhân kê khai ít hơn hoặc nhiều
hơn so với thực tế hay việc giả mạo, kê khai khống các nguồn thu nhập trong hồ sơ
vay vốn là một thực trạng khá phổ biến tại các ngân hàng thương mại.


6

Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế,
nhu cầu này tăng lên trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh và giảm khi chu kỳ kinh tế
suy thoái.
Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào
quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với cơng việc của những người này.
Quy trình xét duyệt cho vay và hồ sơ khách hàng cá nhân thường đơn giản
hơn so với doanh nghiệp, tổ chức.
Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết
định sự hoàn trả của khoản vay.
2.2.2 Phân loại cho vay cá nhân của các ngân hàng thương mại
2.2.2.1 Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với
khách hàng là cá nhân để thanh tốn các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.
Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động dịch vụ khác (sau đây
gọi là hoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là
cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, bao gồm nhu cầu vốn của cá nhân đó và nhu
cầu vốn của hộ kinh doanh mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh.
2.2.2.2 Căn cứ vào phương thức hồn trả
Cho vay trả góp: là hình thức cho vay trong đó khách hàng cá nhân đi vay

trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng một số tiền bằng nhau nhất định trong suốt thời
hạn vay. Phương thức này thường áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, người
đi vay ít quan tâm đến lãi suất mà chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng của khoản
vay, số tiền và kỳ hạn của khoản vay sao cho phù hợp với khả năng thanh tốn của
khách hàng.
Cho vay thơng thường: là khoản vay mà hàng tháng khách hàng cá nhân đi
vay phải trả cho ngân hàng một khoản vốn gốc và tiền lãi vay, trong đó tiền lãi vay


7

được tính theo số dư nợ thực tế. Đây là hình thức cho vay chủ yếu hiện nay của các
ngân hàng thương mại.
Cho vay tuần hoàn: là các khoản cho vay mà ngân hàng cho phép cho khách
hàng cá nhân đi vay sử dụng các loại thẻ tín dụng, các loại thẻ ATM, thấu chi dựa

trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này thì ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng
một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian
này khách hàng có quyền vay và trả nợ nhiều lần.
2.2.2.3 Căn cứ theo thời hạn khoản vay
Theo tiêu chí này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thời gian của các
khoản vay như là thời gian giải ngân, thời gian thu nợ, ... Qua đó các ngân hàng có
thể quản lý tốt khả năng thanh khoản của mình.
Ngắn hạn: các khoản vay cá nhân có thời gian vay từ 12 tháng trở xuống, chủ
yếu nhằm mục đích tài trợ cho các tài sản lưu động, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn
của cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Ngân hàng có thể áp dụng
cho vay món hay hạn mức, có hoặc khơng có tài sản đảm bảo.
Trung và dài hạn: các khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm được xếp vào
khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở lên là các khoản cho vay dài hạn. Các khoản
vay này thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay cá nhân của các

ngân hàng thương mại, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay mang lại.
2.2.2.4 Căn cứ theo hình thức bảo đảm
Cho vay có tài sản bảo đảm: Nghĩa vụ trả nợ của khách hàng cá nhân được
cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản thế chấp của người đi vay hoặc bảo lãnh
bằng tài sản của bên thứ ba.
Cho vay khơng có tài sản bảo đảm: ngân hàng căn cứ vào uy tín của khách
hàng hoặc được bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba và các nhân tố liên quan khác
để cấp quyết định cho vay.


8

2.2.2.5 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
Cho vay trực tiếp: Khách hàng cá nhân và ngân hàng trực tiếp đàm phán, ký
kết hợp đồng tín đụng để nhận tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyển khoản vào các
doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ. Hình thức này ngân hàng trực tiếp
thẩm định khách hàng và chịu mọi tổn thất khi có rủi ro xảy ra.
Cho vay gián tiếp: Ngân hàng cho khách hàng cá nhân vay thông qua các tổ
chức trung gian như Hội Nông dân, Hội phụ nữ.
2.2.3 Khác biệt giữa khách hàng cá nhân với khách hàng doanh nghiệp.
Tổ chức các ngân hàng thương mại phân biệt bên đi vay thành 2 nhóm khách
hàng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, tổ chức. Vì đặc điểm của
2 nhóm này có sự khác nhau, sự phân biệt này nhằm mục đích chun mơn hóa
trong tiếp cận khách hàng cũng như việc quản lý khoản cho vay, đồng thời hạn chế
những rủi ro cho ngân hàng.
Khách hàng doanh nghiệp, tổ chức thường có nhu cầu vay các khoản lớn,
nhu cầu có tính ổn định cao. Vì các khoản dư nợ lớn nên mỗi khoản vay đòi hỏi
ngân hàng phải thẩm định rất chặt chẽ, quy trình thẩm định, phân tích và kiểm soát
khoản vay nghiêm ngặt.
Khách hàng cá nhân thường vay các khoản vay nhỏ lẻ, không thường xuyên

và không ổn định. Các khoản vay này thông thường phát sinh từ nhu cầu chi tiêu
của cá nhân, do đó đáp ứng nhu cầu tức thời cho nhóm đối tượng khách hàng cá
nhân là mục tiêu của các ngân hàng thương mại hướng tới. Việc cho vay khách
hàng cá nhân cũng giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng thơng qua việc cấp tín
dụng cho nhiều món vay với nhiều khách hàng hơn. Đối tượng được xếp vào nhóm
này khơng phải căn cứ vào giá trị khoản vay lớn hay nhỏ mà căn cứ vào pháp lý của
bên đi vay trước pháp luật.
Trong quan hệ vay này ngân hàng và khách hàng cá nhân có quan hệ trực
tiếp với nhau, trực tiếp ký kết vào các hợp đồng tín dụng và các văn bản liên quan
đến việc vay vốn. Còn cho vay đối với doanh nghiệp, tổ chức thì việc ký kết các


9

hợp đồng và các văn bản liên quan đến khoản vay là người đại điện cho doanh
nghiệp, tổ chức đó.

2.3 Lý thuyết nền về ý định hành vi của khách hàng
2.3.1Thuyết hàn h động hợp lý TRA
Thuyết hành động hợp lý TRA được Martin Fishbcin và Icek Ajzen (1975)
phát triển, là một trong những lý thuyết nền tảng, được sử dụng để dự đoán hành vi
của con người trong các lĩnh vực khác nhau. Thuyết hành động hợp lý TRA có thể
áp dụng trong nghiên cứu ý định vay vốn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Theo
TRA thì hành vi người tiêu dùng được quyết định bởi ý định hành vi (Behavior
Intension) và ý định hành vi được hình thành từ thái độ và quy chuẩn chủ quan. Ý
định hành vi là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng. Ý định hành vi bị
ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ và ảnh hưởng xã hội (quy chuẩn chủ quan). Lý
thuyết cho rằng ý định hành vi được quyết định bởi thái độ của người tiêu dùng đối
với việc mua hay sử dụng một sản phẩm hàng hóa thơng qua sự ảnh hưởng của quy
chuẩn chủ quan (Fishbein & Ajzen , 1975). Đối với dịch vụ cho vay khách hàng cá

nhân sẽ cảm nhận như thế nào, tiêu cực hay tích cực đối với dịch vụ này khi có ý
định sử dụng.

Các niềm tin và sự
đánh giá

Thái độ

Niềm tin quy chuẩn
và động cơ thực
hiện

Quy chuẩn
chủ quan

Ý Định
hành vi

Hành vi
thực sự

(Nguồn, Ajzen 1975)
Hình 2.1 Mơ hình thuyết TRA
2.3.2 Thuyết hành vi có kế hoạch - Mơ hình TPB (Theory of Planned Behavior)
Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được Ajzen đề xuất để hoàn thiện khả
năng dự đoán của Thuyết hành động hợp lý (TRA) bằng việc đưa thêm vào yếu tố


10


nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural comrol) đại diện cho các nguồn
lực cần thiết của một người để thực hiện một công việc bất kỳ, đề cập đến nguồn tài
nguyên sẵn có, những kỹ năng, cơ hội cũng như nhận thức của riêng từng người
hướng tới việc đạt được kết quả (Ajzen, 1991). Theo TPB, thái độ đối với hành vi,
các quy chuẩn chủ quan (ảnh hưởng xã hội) và nhận thức kiểm soát hành vi cùng
nhau định hình ý định hành vi. Ý định hành vi sẽ thúc đẩy hành vi cá nhân, trong đó
có hành vi quyết định sử dụng dịch vụ vay vốn của khách hàng cá nhân.

Các niềm tin và
sự đánh giá

Thái độ
Ý Định
Hành Vi

Niềm tin quy
chuẩn và động cơ
thực hiện

Quy chuẩn
chủ quan

Niềm tin quy
chuẩn và động cơ
thực hiện

Nhận thức
kiểm soát
hành vi


Hành Vi
Thực sự

(Nguồn, Ajzen 1991)

Hình 2.2 Mơ hình lý thuyết TPB
2.3.3 Mơ hình chấp nhận công nghệ ( TAM — Technology acceptance model)
Mô hình chấp nhận cơng nghệ - TAM, ban đầu mơ hình TAM được đề xuất
bởi Davis vào năm 1986 và sau đó được hồn thiện bởi Davis, Bagozzi và Warshaw
năm 1989. TAM được mô phỏng dựa vào Lý thuyết hành động hợp lý TPB của
Fishbein và Ajzen (1975) chuyên sử dụng để giải thích và dự đốn về sự chấp nhận
và sử dụng một công nghệ. TAM là một trong những mơ hình được sử dụng rộng
rãi trong những nghiên cứu về các yếu tố ý định chấp nhận hệ thống thơng tin, cơng
nghệ thơng tin, trong đó có các nghiên cứu liên quan về ý định vay vốn của khách
hàng cá nhân.


11

TAM giả định, ý định hành vi của một cá nhân chấp nhận một hệ thống được
xác định bởi hai yếu tố cơ bản của mơ hình là cảm nhận sự hữu ích và cảm nhận sự
dễ sử dụng. So với hai mơ hình TRA và TPB thì mơ hình TAM phù hợp hơn trong
việc giải thích hành vi vay vốn ngân hàng thương mại của khách hàng cá nhân.
Các niềm tin
và sự đánh giá
Thái
độ sử
dụng

Biến

bên
ngoài

Ý định
hành vi

Hành vi
thực sự

Niềm tin quy
chuẩn và động
cơ thực hiện
(Nguồn Davis vào năm 1986)

Hình 2.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM
2.4 Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan
2.4.1 Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Hầu hết các tài liệu nghiên cứu về những tiêu chí lựa chọn của người tiêu
dùng đều liên quan đến hàng hóa lâu bền (Beatty và Smith, 1987). Những kết quả
này không thể được mở rộng trực tiếp cho các sản phẩm dịch vụ, vì những tính năng
đặc biệt của hàng hóa dịch vụ như là không thể chạm, không thể chia nhỏ và sự hiện
diện của các thuộc tính kinh nghiệm - những thuộc tính kinh nghiệm là những tính
năng mà chỉ có thể được đánh giá trong tiêu thụ. Khi tỷ lệ của các thuộc tính kinh
nghiệm tăng lên, việc ra quyết định theo xu hướng đánh giá cảm tính (Lutz, 1986).
Hơn nữa, người tiêu dùng đánh giá sản phẩm dịch vụ dựa trên cơ sở 3 yếu tố: thứ
nhất là dịch vụ này có đáp ứng cho một loạt các nhu cầu đã được họ xác định trước,
thứ hai là việc thỏa mãn mong đợi trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ giữa người
mua người bán và cuối cùng là kết quả của dịch vụ mang lại. Kỳ vọng cơ bản của
một dịch vụ mà nó cung cấp là những lời hứa hẹn về kết quả khi sử dụng nó.



12

Đây là "độ tin cậy" của các dịch vụ được cung cấp (Gabbott & Hogg, 1994;
Boscarino & Stelber. 1982). Dịch vụ tài chính, đối với nhiều khách hàng rất khó
đánh giá ngay cả sau khi mua và tiêu thụ (cái gọi là hàng hóa niềm tin), được đặc
trưng bởi thêm hai đặc thù (Bcckctt, 2000): ủy thác trách nhiệm (nói cách khác là
khách hàng mua một tập hợp các lời hứa và phải tin tưởng các nhà cung cấp) và trao
đổi thông tin (một loạt các giao dịch thường xuyên giữa các bên, thường là trải qua
một khoảng thời gian dài).
Điều quan trọng là làm thế nào người tiêu dùng nhận thức nhiều hay ít khi sử
dụng một danh mục các quy tắc để đánh giá và so sánh giữa các lựa chọn thay thế.
Theo Bettman và các đồng sự (1998), các quy tắc được lựa chọn hướng đến đáp ứng
phù hợp với các đặc tính của việc ra quyết định (ví dụ: số lượng các nhà cung cấp
và các sản phẩm có sẵn căn cứ kiến thức và khả năng của người ra quyết định). Để
xác định các tính năng liên quan đến việc thay thế, Zcithaml (1988), Lec và Lou
(1996) nhấn mạnh tầm quan trọng các đặc tính của bản thân sản phẩm, mô tả một sự
phân biệt giữa các thuộc tính nội tại và các thuộc tính bên ngồi. Những thuộc tính
nội tại là sản phẩm cụ thể, và không thể thay đổi ngoại trừ thay đổi bản chất của bản
thân sản phẩm, chúng được “tiêu thụ" như sản phẩm được tiêu thụ. Thuộc tính bên
ngồi thì liên quan đến sản phẩm nhưng không thuộc về bản thân sản phẩm,chúng
là những cái bên ngoài sản phẩm. Giá cả, thương hiệu, mức độ quảng cáo, bảo đảm
là các thuộc tính bên ngồi đặc trưng của hàng hóa và dịch vụ.
Theo Boyd và các đồng sự (1994) nghiên cứu phỏng vấn qua điện thoại với
188 hộ kinh doanh được lựa chọn ngẫu nhiên tại đông nam nước Mỹ: nhân tố
thương hiệu, vị trí, thời gian hoạt động, lãi suất và dịch vụ tiện ích ảnh hưởng mạnh
đến quyết định lựa chọn ngân hàng. Nhân tố nhân viên nhân hàng và cơ sở vật chất
ít ảnh hưởng hơn.
Tại Hồng Kơng, Kaynak và Kucukemiroglu (1992) các nhân tố chính ảnh
hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng như: vị trí thuận lợi, bãi đỗ xe gần ngân hàng, sự

đa dạng trong sản phẩm tín dụng và tài sản thể chấp, sử dụng phương pháp hồi quy
tuyến tính bội cùng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS với mẫu 283 quan sát.


13

Một nghiên cứu đối với 209 sinh viên đại học ở Maryland, Mỹ được tiến
hành bởi Kazeh và Decker (1993) cho ra kết quả các nhân tố chính ảnh hưởng đến
sự lựa chọn ngân hàng là phí dịch vụ, danh tiếng ngân hàng, lãi suất cho vay, thủ
tục cho vay nhanh chóng và sự thân thiện của nhân viên ngân hàng.
Theo Yuc và Tom (1995) những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn
ngân hàng bao gồm: dịch vụ tiện ích, danh tiếng ngân hàng, phí ngân hàng, vị trí
thuận tiện, lãi suất (tiết kiệm và vay vốn), nghiên cứu được thực hiện dưới sự hỗ trợ
của phần mềm AMOS cùng kỹ thuật phân tích SEM để có thể đi đến kết luận trên
việc khảo sát mẫu là 317 quan sát.
Theo kết quả nghiên cứu của Kennington và các đồng sự (1996) chỉ ra rằng
nhân tố quan trọng cho việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng ở Ba Lan là danh
tiếng ngân hàng, lãi suất (lãi suất thấp đối với vay vốn và lãi suất cao đối với tiết
kiệm) và chất lượng dịch vụ, dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, số quan sát cho
mẫu nghiên cứu là 287 quan sát, phương pháp cronbach alpha, EFA, tương quan,
Hồi quy được thực hiện nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Devlin (2002) nghiên cứu đối với 6.700 đối tượng tại Anh cho thấy rằng
trong nhiều trường hợp dịch vụ tài chính: lãi suất hoặc phí (trong điều kiện giá cả
nói chung), có thể được coi là thuộc tính nội tại. Năm 2005, Devlin và Gerrard
nghiên cứu cho 495 đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Anh thì dịch vụ và
điều kiện giá cả trong ngân hàng là nhân tố ảnh hưởng chính đến quyết định lựa
chọn của khách hàng.
Omella Ricci và Massimo Caratelli (2013) thì thuộc tính giá (lãi suất và phí
dịch vụ) khơng phải là nhân tố quyết định đến sự lựa chọn ngân hàng khi khách
hàng cá nhân vay vốn, không phân biệt người đi vay về trình độ hiểu biết tài chính

cũng như thời gian đã từng quan hệ giao dịch với ngân hàng. Nhân tố quyết định
đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng là vị trí thuận tiện và các mối quan hệ
của khách hàng. Nghiên cứu được thực hiện tại Malaysia cùng với số quan sát là


14

315, phương pháp hồi quy tuyến tính bội được thực hiện nhằm kiểm định các giả
thuyết nghiên cứu.
Nghiên cứu của Wang và cộng cự (2003), thì ngồi các yếu tố của mơ hình
TAM, hai yếu tố là Chất lượng dịch vụ và sự lựa chọn khoản vay tác giả còn đưa ra
yếu tố mới ảnh hưởng đến việc lựa chọn một dịch vụ như là ngân hàng, yếu tố
“chính sách marketing”. Wang và cộng sự mở rộng mơ hình TAM dựa trên hệ
thống ngân hàng cung cấp dịch vụ thông qua Internet và họ cho rằng, ý định hành vi
có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong mô hình. Nghiên cứu được thực hiện tại
trung quốc với 287 khách hàng cá nhân, thông qua sự hổ trợ của phần mềm SPSS,
với các công cụ nghiên cứu định lượng được thực hiện như cronbach alpha, EFA,
Tương quan, hồi quy
Chất lượng dịch vụ

Chính sách tín dụng

Hình ảnh ngân hàng

Ý định vay
vốn
Lãi suất tiền vay

Ảnh hưởng xung
quanh

(Wang và cộng sự 2003),

Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố Wang và cộng sự (2003)
Praja Podder (2005) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp
nhận vay vốn của khách hàng tại New Zealand”. Trong nghiên cứu của tác giả có sử
dụng mơ hình TAM mở rộng thêm hai biến là giá cả khoản vay, với việc khảo sát
316 khách hàng sử dụng dịch vụ vay vốn, thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp được sử dụng, các kỹ thuật như cronbach alpha, EFA, Hồi quy, kiểm định T-


×