Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích các yếu tố tâm lý trong môi trường làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty tnhh mtv dịch vụ công ích thanh niên xung phong(besco)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 94 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---*---

TRỊNH PHƯƠNG THÁI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ
TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
VĂN PHỊNG TẠI CƠNG TY TNHH MTV
DỊCH VỤ CƠNG ÍCH THANH NIÊN XUNG PHONG
(BESCO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRỊNH PHƯƠNG THÁI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ
TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
VĂN PHỊNG TẠI CƠNG TY TNHH MTV
DỊCH VỤ CƠNG ÍCH THANH NIÊN XUNG PHONG


(BESCO)
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Hệ điều hành cao cấp)
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. NGUYỄN TRỌNG HỒI

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tâm lý trong mơi
trường làm việc của nhân viên văn phịng tại Cơng ty TNHH MTV Dịch vụ cơng
ích TNXP” là đề tài nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn
Trọng Hồi. Cơ sở lý thuyết và các tài liệu đã tham khảo cho luận văn được trích
dẫn theo quy định và thể hiện đầy đủ ở phần Tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết
quả được trình bày trong luận văn do chính tơi trực tiếp thu thập thống kê và xử lý,
đảm bảo tính trung thực, nhất quán và chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện
thông tin nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với cam kết trên.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

TRỊNH PHƯƠNG THÁI


năm 2021


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT

1

ABSTRACT

2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

3

1.1. Lý do chọn đề tài

3

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


4

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

5

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

5

1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

6

1.4.3. Phương pháp chuyên gia

6

1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

6

1.5. Kết cấu của luận văn

7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU MƠI
TRƯỜNG TÂM LÝ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY BESCO 8
2.1. Cơ sở khoa học về những yếu tố cấu thành môi trường làm việc
2.1.1. Khái niệm về môi trường làm việc
2.1.2. Thành phần của môi trường làm việc
2.2. Các nghiên cứu trước đây có liên quan

8
8
11
12


2.2.1. Nghiên cứu của Steven P Brown & Thomas W Leigh (1996)

12

2.2.2. Nghiên cứu của Armenio Rego & Miguel Pina E Cunha (2008)

14

2.2.3. Nghiên cứu của D’Amato & Alessia (2011)

17

2.3. Thành phần mơi trường làm việc và khung phân tích đề xuất

18

2.3.1. Các thành phần của môi trường làm việc


18

2.3.4. Khung phân tích nghiên cứu đề xuất

24

2.4. Quy trình nghiên cứu

24

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

25

2.4.2. Kết quả nghiên cứu định tính

26

2.5. Thang đo

27

2.5.1. Thang đo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

27

2.5.2. Thang đo sự thân thiện

28


2.5.3. Thang đo sự tín nhiệm và niềm tin vào cấp trên

29

2.5.4. Thang đo sự giao tiếp thẳng thắn và cởi mở

29

2.5.5. Thang đo cơ hội học hỏi và phát triển bản thân

30

2.5.6. Thang đo sự ủng hộ của cấp trên

31

2.6. Lựa chọn mẫu

31

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT MÔI
TRƯỜNG TÂM LÝ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CƠNG TY BESCO

3.1. Tổng quan về cơng ty TNHH MTV Dịch vụ cơng ích TNXP

32
32

3.1.1. Giới thiệu về cơng ty TNHH MTV Dịch vụ cơng ích TNXP


32

3.1.2. Chiến lược phát triển của công ty

33

3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

33

3.2.1. Kết quả khảo sát độ tuổi

33

3.2.2. Kết quả khảo sát về giới tính

34

3.2.3. Kết quả khảo sát thu nhập

35

3.2.4. Kết quả khảo sát về thâm niên công tác

36

3.3. Kết quả thống kê mô tả

37



3.4. Phân tích thực trạng MTLV của nhân viên tại cơng ty TNHH MTV Dịch vụ
cơng ích TNXP

39

3.4.1. Cơ hội học hỏi và phát triển bản thân

39

3.4.2. Sự giao tiếp thẳng thắn và cởi mở

40

3.4.3. Sự ủng hộ của cấp trên

42

3.4.4. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

43

3.4.5. Sự tín nhiệm và niềm tin vào cấp trên

44

3.4.6. Sự thân thiện

45


3.5. Phát hiện từ nghiên cứu
3.5.1. Phát hiện hạn chế/ưu điểm của từng thành phần

47
47

3.5.2. Phát hiện hạn chế/nguyên nhân của hạn chế từng thang đo yếu của từng
thành phần

47

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TÂM
LÝ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY BESCO
4.1. Các giải pháp đề xuất

49
49

4.1.1. Giải pháp hoàn thiện yếu tố cơ hội học hỏi và phát triển bản thân

49

4.1.2. Giải pháp hoàn thiện yếu tố sự giao tiếp thẳng thắn và cởi mở

54

4.1.3. Giải pháp hoàn thiện yếu tố sự ủng hộ của cấp trên

56


4.1.4. Giải pháp hoàn thiện yếu tố sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống 58
4.1.5. Giải pháp hồn thiện yếu tố sự tín nhiệm và niềm tin vào cấp trên

65

4.1.6. Giải pháp hoàn thiện yếu tố sự thân thiện

68

4.2. Kết luận

70

4.3. Sự hạn chế của luận văn nghiên cứu này

71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cơ hội HH&PTBT

Cơ hội học hỏi và phát triển bản thân

MTV

Một thành viên


MTLV

Môi trường làm việc

Sự CBGCV&CS

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Sự GTTT&CM

Sự giao tiếp thẳng thắn và cởi mở

Sự TT

Sự thân thiện

Sự TN&NTVCT

Sự tín nhiệm và niềm tin vào cấp trên

Sự UHCCT

Sự ủng hộ của cấp trên

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNXP


Thanh niên xung phong


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mơ hình của Brown & Leigh nghiên cứu(1996)

13

Hình 2.2. Mơ hình của Armenio Rego & Ctg, 2008 nghiên cứu

15

Hình 2.3. Mơ hình của D’Amato & Alessia, 2011

17

Hình 2.4. Khung phân tích đề xuất

24

Hình 2.5. Quy trình của nghiên cứu

24


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thang đo sự CBGCV&CS

28


Bảng 2.2. Thang đo sự TT

28

Bảng 2.3. Thang đo sự TN&NTVCT

29

Bảng 2.4. Thang đo sự GTTT&CM

30

Bảng 2.5. Thang đo cơ hội HH&PTBT

30

Bảng 2.6. Thang đo sự UHCCT

31

Bảng 3.7. Kết quả mô tả giá trị từng biến của các yếu tố

37

Bảng 3.8. Kết quả mô tả giá trị chung của các yếu tố

38

Bảng 3.9. Tổng hợp giá trị trung bình của thành phần HH&PTBT


39

Bảng 3.10. Tổng hợp giá trị trung bình của thành phần sự GTTT&CM

40

Bảng 3.11. Tổng hợp giá trị trung bình của thành phần sự UHCCT

42

Bảng 3.12. Tổng hợp giá trị trung bình của thành phần sự CBGCV&CS

43

Bảng 3.13. Tổng hợp giá trị trung bình của thành phần sự TN&NTVCT

44

Bảng 3.14. Tổng hợp giá trị trung bình của thành phần sự TT

45


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Khảo sát về độ tuổi

34

Biểu đồ 3.2. Khảo sát về mức thu nhập


35

Biểu đồ 3.3. Khảo sát về số năm làm việc

36


1

TĨM TẮT
Mơi trường làm việc (MTLV) là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng
trực tiếp đến đến chất lượng công việc, năng suất lao động của nhân viên trong một
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có MTLV tốt sẽ giúp nhân viên làm việc đạt hiệu quả
và giúp giữ chân cũng như chiêu mộ được người tài. Thế thì người lao động và
doanh nghiệp sẽ bị tác động như thế nào bởi MTLV? Và một MTLV tốt sẽ tùy
thuộc vào những thành phần nào?
Có cơ sở để xác định rằng, MTLV của nhân viên có tác động rất nhiều đến
thành quả của một doanh nghiệp. Có được một MTLV tốt sẽ tạo điều kiện cho nhân
viên phát triển và thúc đẩy họ có thêm động lực để tận tụy hết mình cho doanh
nghiệp. Đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tâm lý trong môi trường làm việc
của các nhân viên văn phịng tại cơng ty BESCO” với GS. TS Nguyễn Trọng
Hồi hướng dẫn để góp phần xây dựng MTLV của người lao động tại công ty
BESCO được ngày càng tốt hơn. Nội dung đề tài gồm có ba phần chính như sau:
- Phần thứ nhất là nghiên cứu định tính bằng các phương pháp khảo sát, thu
thập, tổng hợp và đánh giá tài liệu. Cùng với đó là thảo luận, chọn lựa mơ hình và
thiết lập thang đo dựa theo thang đo của Armenio Rego & ctg, 2008, bao gồm sáu
thành phần, mỗi thành phần với năm biến quan sát. Các thành phần và biến quan sát
được diễn giải vào bảng hỏi để thực hiện việc khảo sát cho nghiên cứu định lượng.
- Phần tiếp theo là phân tích mơ tả được lấy trên 100 mẫu khảo sát đạt u cầu

tại cơng ty BESCO. Sau đó phân tích thống kê mô tả các thành phần liên quan đến
MTLV của người lao động tại công ty BESCO.
- Cuối cùng dựa trên kết quả của nghiên cứu định lượng cùng với căn cứ tình
hình thực tế tại cơng ty để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm xây dựng một
MTLV của nhân viên tại BESCO được tốt hơn.


2

ABSTRACT
Working environment is one of the leading factors that directly affects the
quality of work and employee productivity in an enterprise. Business with a good
working environment will help employees work efficiently and help retain and
recruit talented people. How, then, will employees and businesses be affected by the
working environment? And on what ingredients does a good work environment
depend on?
There are grounds to determine that the employee's working environment has
a great impact on the performance of a business. Having a good working
environment will create conditions for employees to grow and motivate them to
have more motivation to devote themselves to the business. Research topic
"Analysis of psychological factors in the working environment of the office staff at
BESCO" with Prof. Dr. Nguyen Trong Hoai instructs to contribute to building the
working environment of employees in BESCO company to be better and better. The
content of the topic consists of three main parts as follows:
- The first part is qualitative research using survey methods, collecting,
synthesizing and evaluating documents. Along with that is discussing, selecting the
model and setting the scale based on the scale of Armenio Rego et al. 2008,
including six components, each with five observed variables. The observed
components and variables were interpreted into the questionnaire to carry out the
survey for quantitative research.

- The next part is the descriptive analysis taken over 100 satisfactory survey
samples at BESCO. Then analyze the descriptive statistics of the components
related to the working environment of employees in BESCO.
- Finally based on the results of the quantitative study together with the actual
situation at the company to come up with appropriate solutions to build a better
working environment for employees in BESCO.


3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng, là bộ phận
chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó
mơ hình quản trị yếu kém, cơng nghệ sản xuất lạc hậu, môi trường làm việc bất bình
đẳng được xem là những tác nhân chính gây nên hiệu quả lao động thấp ở doanh
nghiệp. Việc này ít nhiều đã mang lại những thiệt hại trong kinh doanh và ảnh
hưởng khá lớn đến niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên Xung Phong (BESCO)
tiền thân là Công ty Dịch vụ cơng ích Thanh niên xung phong được thành lập năm
1997. Thế mạnh của công ty là hoạt động cơng ích, hoạt động đầu tư, kinh doanh
bất động sản, đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy uy tín và thương
hiệu của cơng ty trên thị trường hiện nay. Tiêu chí hàng đầu của cơng ty là luôn sẵn
sàng cung cấp những sản phẩm dịch vụ cơng ích và bất động sản nổi bật như: giữ xe
chun nghiệp, chăm sóc cơng viên cây xanh, căn hộ, trung tâm thương mại, văn
phịng cho th, khu cơng nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu về môi trường sống, làm
việc hiện đại, an cư, khu vui chơi, giải trí thân thiện, lành mạnh, đẳng cấp.
Trong những năm qua, cùng với sự phấn đấu BESCO đã đạt được những
thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đã tận dụng mọi cơ hội, khai thác, phát huy
tối đa các tiềm năng lợi thế. Những năm gần đây, cán bộ công nhân viên của công

ty đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ
để đáp ứng yêu cầu đổi mới của công ty. Song trên thực tế nguồn nhân lực của cơng
ty cịn có những hạn chế về hiệu quả lao động, năng lực thực tiễn chưa đáp ứng
được yêu cầu tình hình mới đặt ra, ảnh hưởng chung đến kết quả kinh doanh của
công ty. Điều đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những ngun nhân
chính là do mơi trường tâm lý làm việc, cụ thể như những bất cập về lương; đãi
ngộ; thăng tiến; mối quan hệ xã hội; tâm lý nơi làm việc. Những hạn chế này đã và
đang ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty.


4

Ngoài ra, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên tại công ty trong các năm gần đây luôn
dao động và ở mức khá cao, cụ thể trong 3 năm gần nhất như sau: năm 2017 là
20%; năm 2018 là 29% và năm 2019 là 15,9% (theo các báo cáo năm 2017, 2018 và
2019 của Phịng Tổ chức – Hành chính cơng ty BESCO) và có thể sẽ tiếp tục khơng
ổn định và có khả năng ngày càng tăng ở các năm sau nữa. Đây là một vấn đề báo
động đáng quan tâm về mối nguy cơ nghỉ việc tại công ty và sự việc này cũng sẽ
ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của công ty.
Vấn đề hiệu quả lao động của nhân viên trong công ty đặt ra nhiều nhiệm vụ
mới cần tiếp tục nghiên cứu. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học
để cải thiện môi trường làm việc của nhân viên tại công ty sẽ có ý nghĩa hết sức
quan trọng, để thấy được những khó khăn, vướng mắc và tìm giải pháp hồn thiện
môi trường tâm lý làm việc cho nhân viên công ty BESCO góp phần giữ chân và ổn
định lực lượng lao động của công ty để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của
BESCO.
Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tâm lý trong
mơi trường làm việc của các nhân viên văn phịng tại công ty BESCO” làm đề
tài nghiên cứu và tập trung phân tích các yếu tố tâm lý của MTLV tại công ty để
làm cơ sở đề xuất các giải pháp xây dựng một MTLV cho người lao động tại công

ty được tốt hơn.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng, phân tích những yếu tố
cấu thành MTLV, và dựa trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm xây
dựng một MTLV cho người lao động tại Công ty BESCO ngày càng tốt hơn. Và
cũng từ đó, người quản lý cơng ty sẽ biết được thực tế và mức độ tác động đến hiệu
quả công việc cũng như nhằm nâng cao sự gắn kết của người lao động với nhau.
Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này như sau:
+ Phân tích các yếu tố cấu thành MTLV tại công ty BESCO;


5

+ Đề xuất các giải pháp để xây dựng một MTLV hoàn thiện nhằm nâng cao
sự thỏa mãn và tận tụy của lực lượng nhân sự tại công ty BESCO.
- Các câu hỏi nghiên cứu:
Căn cứ mục tiêu nghiên cứu, tác giả đề ra một số câu hỏi để nghiên cứu sau:
+ Những yếu tố nào cấu thành nên MTLV tại công ty?
+ Các yếu tố cấu thành nên MTLV đang diễn ra ở mức độ nào?
+ Cần phải làm gì để xây dựng một MTLV tốt tại cơng ty để nâng cao hiệu
quả công việc của nhân viên?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các thành phần tâm lý cấu thành nên MTLV của người lao
động tại cơng ty BESCO, do đó các đối tượng và phạm vi được tác giả xác định như
sau:
Đối tượng nghiên cứu: là môi trường tâm lý làm việc của nhân viên tại công ty.
Phạm vi nghiên cứu: là môi trường tâm lý làm việc của nhân viên tại công ty.
Đối tượng khảo sát: lý do chọn đối tượng khảo sát để phù hợp với mục tiêu

nghiên cứu là chỉ nghiên cứu các yếu tố tâm lý trong môi trường làm việc của nhân
viên, do đó chỉ khảo sát các nhân viên văn phòng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Để có phương hướng thực hiện đề tài, tác giả áp dụng phương pháp nghiên
cứu định tính. Trong phương pháp này tác giả áp dụng một số phương pháp như:
Tổng hợp các báo cáo, tài liệu, sách, bài báo, tạp chí, Internet, các nghiên cứu trước
đó đã xem xét, đánh giá về cán bộ công nhân viên,…); tranh thủ ý kiến của các cán
bộ lãnh đạo, quản lý của công ty và tham khảo một số công nhân viên đang làm
việc tại công ty, để trên cơ sở đó nắm được thực trạng thời gian qua.


6

1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp về thực trạng nghỉ việc tại công ty BESCO từ năm
2017 – 2019 từ các báo cáo công ty; báo cáo ngành của công ty để phân tích thực
trạng nghỉ việc tại cơng ty trong thời gian qua.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp từ phỏng vấn sâu; phỏng vấn nhóm; khảo sát thu
thập thơng qua các câu hỏi đã được chuẩn hoá khi phỏng vấn cán bộ công nhân viên
đang làm việc ở công ty, danh sách lấy ngẫu nhiên một số người để phân tích các
yếu tố cấu thành MTLV tại công ty. Các câu hỏi với mục đích xác định được các
nhân tố cấu thành nên MTLV như lương; đãi ngộ; thăng tiến; môi trường; mối quan
hệ xã hội; tâm lý làm việc. Từ đó chỉ ra được hạn chế và nguyên nhân, giúp nhà
quản trị cao cấp tìm ra nhân tố nào (nguyên nhân nào) là quan trọng.
- Qua thu thập số liệu, tác giả phân tích, thống kê và áp dụng phương pháp
diễn dịch và qui nạp để diễn giải các nguyên tắc chung, phổ biến đến từng trường
hợp cụ thể nhằm chứng minh tính đúng đắn của vấn đề.
1.4.3. Phương pháp chuyên gia
Nguyên tắc số chuyên gia/nhóm được phỏng vấn từ đầu cho đến khi khơng

cịn phát hiện gì thêm nhân tố mới.
Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm và am
hiểu về MTLV, nhân tố cấu thành và đưa ra những định hướng, giải pháp hồn
thiện MTLV trong cơng ty. Việc tham khảo ý kiến được thực hiện thông qua việc
tiến hành phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo, quản lý của công ty để đánh giá những
vấn đề có tính ước định, đặc biệt là tận dụng những kinh nghiệm và tri thức chuyên
sâu của các chuyên gia để làm sáng tỏ các vấn đề có tính phức tạp và những nhận
định làm căn cứ đưa ra những kết luận có tính khoa học và thực tiễn.
1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu qua thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê và xử lý
trên máy tính, với chương trình Excel.


7

1.5. Kết cấu của luận văn
Đề tài nghiên cứu bao gồm có 04 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu mơi trường tâm lý làm việc
của nhân viên tại công ty BESCO;
Chương 3: Phân tích thực trạng và kết quả khảo sát môi trường tâm lý làm
việc của nhân viên tại công ty BESCO;
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tâm lý làm việc của
nhân viên tại công ty BESCO.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU MÔI
TRƯỜNG TÂM LÝ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY

BESCO
2.1. Cơ sở khoa học về những yếu tố cấu thành môi trường làm việc
2.1.1. Khái niệm về môi trường làm việc
Theo Armenio Rego & ctg, 2008 MTLV là những biểu lộ, thể hiện tâm cảnh
chung của một tổ chức, qua thần thái tâm lý của các cá nhân, được bộc lộ ra ngoài
qua cách ứng xử, giao thiệp, thái độ trong lúc làm việc giữa các cá nhân. MTLV
được phát sinh thông qua sự quan hệ trong làm việc giữa nhà quản lý với nhân viên,
giữa nhân viên với nhau, và giữa thái độ của nhân viên đối với công việc (Brown &
Leigh, 1996).
Những biểu lộ, thể hiện của một MTLV tốt trong cơ quan, đơn vị là (Armenio
Rego & ctg, 2008): sự thoải mái trong tiếp xúc, cơng việc đạt hiệu quả cao, có sự
tơn trọng, giúp đỡ và chia sẻ với nhau, lợi ích chung ln được đặt lên trên lợi ích
của riêng cá nhân. Sự tự giác hoàn tất nhiệm vụ và tự giác chấp hành quy định.
Khơng có trường hợp bất mãn.
MTLV của một cơng ty chịu sự tác động của hai nhóm thành phần, một là
nhóm thành phần mơi trường bên ngồi bao gồm: thiết chế, sách lược và các chủ
trương, biện pháp, tình trạng phát triển kinh tế, điều kiện lịch sử hoặc hồn cảnh xã
hội chung; hai là nhóm các thành phần bên trong bao gồm: mối quan hệ với người
quản lý như tư cách, phẩm chất con người, sự giao tiếp ứng xử, quá trình hướng dẫn
cho mọi hoạt động chung diễn ra theo một đường lối, chủ trương nhất định, phong
thái lãnh đạo, mối quan hệ của người lao động, cách làm việc của người lao động
(Armenio Rego & ctg, 2008).
Vì vậy, có thể nhận định MTLV như là cội nguồn sức mạnh của một tổ chức,
là trung tâm liên kết mọi nhân viên trong cơ quan, đơn vị thành một sức mạnh hợp
nhất (D’Amato & Alessia, 2011). Sức mạnh của tập thể không phải là sự cộng gộp
sức mạnh từng người mà là sự hợp nhất hữu cơ và biện chứng cho phép tập thể đó


9


giải quyết được những nhiệm vụ mà khi ở từng người sẽ không thể làm được. Chỉ
khi nào người lao động đạt được một thể tâm lý thực sự thoải mái, hạnh phúc và vui
vẻ, thì lúc đó sức sáng tạo và khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được
để áp dụng vào thực tế làm việc mới phát huy được tính hiệu quả của nó.
MTLV thân thiện là ở đó mỗi nhân viên đều muốn gắn kết, xây dựng và mến
yêu nhau. Theo Parker & ctg (2003), một mơi trường hồn thiện là sự mường tượng
của cá nhân về cách kiến trúc, cách làm việc của một tập thể có ý nghĩa đối với họ.
Cịn theo Armenio Rego & ctg 2008, thì MTLV là sự nhận ra và biết được, hiểu
được của các cá nhân về tác dụng những nguồn lực trong tập thể, thể hiện ở tâm
trạng vui vẻ, sự thoải mái hay căng thẳng trong q trình lao động. Nó hỗ trợ nhân
viên đạt được những mục đích, đem lại niềm vui và những hứng khởi trong công
việc. Theo Armenio Rego & ctg 2008, MTLV gồm có năm yếu tố là sự tín nhiệm và
niềm tin vào cấp trên, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự thân thiện, cơ
hội học hỏi và phát triển cá nhân, sự giao tiếp thẳng thắn và cởi mở. MTLV của một
tập thể được nhận định giá trị bằng sự nhận thức của cá nhân chứ khơng phải chính
tự nó qua thái độ, xúc cảm và cử chỉ phản ứng lại của họ với MTLV.
Tóm lại, trên thế giới hai nghiên cứu nêu trên đã chứng minh có mối liên quan
giữa MTLV với hiệu quả cơng việc. Steven P Brown & Thomas W.Leigh (1996),
đã khám phá ra sáu yếu tố MTLV tác động đến sự dấn thân vào công việc, sự cố
gắng làm việc và năng suất lao động. Các thành phần đó là:
1/ Sự ủng hộ của cấp trên (sự UHCCT);
2/ Tính rõ ràng của trách nhiệm trong công việc;
3/ Sự giao tiếp thẳng thắn và cởi mở (sự GTTT&CM);
4/ Sự đóng góp cá nhân vào mục tiêu tổ chức;
5/ Sự thừa nhận thỏa đáng về năng lực;
6/ Cơ hội học hỏi và phát triển cá nhân.
Còn theo Armenio Rego & Miguel Pina E Cunha (2008) cũng đã khám phá
sáu yếu tố khơng khí tâm lý tại nơi làm việc và đo lường mức độ tác động của các
yếu tố đó tác động đến hiệu quả cơng việc. Sáu yếu tố đó là:



10

1/ Sự thân thiện (sự TT);
2/ Sự tín nhiệm và niềm tin vào cấp trên (sự TN&NTVCT);
3/ Sự GTTT&CM;
4/ Cơ hội học hỏi và phát triển cá nhân;
5/ Sự công bằng;
6/ Sự cân bằng giữa cơng việc và gia đình.
Kết quả kiểm định cho thấy có năm trong sáu thành phần tác động đến trạng
thái tâm lý của nhân viên, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cơng việc, thành phần sự
cơng bằng có ảnh hưởng khơng ý nghĩa đến hiệu quả công việc.
Đối với Công ty BESCO chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ cơng ích là
loại hình dịch vụ khá đặc biệt, sản xuất và tiêu dùng là xảy ra đồng thời, khơng thể
tách rời. Do đó nhân viên có ảnh hưởng rất nhiều và chủ yếu đến kết quả dịch vụ
trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ. Vì vậy việc tạo ra một MTLV tốt, lành mạnh
trong tổ chức sẽ dẫn đến hiệu quả cao trong công việc và đem lại chất lượng dịch vụ
tốt cho khách hàng. Đó là lý do tác giả vận dụng quan điểm của Brown & Leigh,
1996 và Armenio Rego & ctg, 2008 về MTLV để làm cơ sở nghiên cứu.
Ngồi ra, tác giả cịn vận dụng Nghiên cứu của D’Amato & Alessia, 2011 theo
đó thì có bốn yếu tố tác động đến hiệu quả công việc, bao gồm:
1/ Sự TT,
2/ Sự công bằng,
3/ Sự GTTT&CM,
4/ Sự hỗ trợ của cấp trên.
Mặc dù cũng đã có nhiều nghiên cứu khám phá, kiểm định các yếu tố MTLV
tác động đến năng suất lao động, nhưng vẫn mong muốn ngày càng có nhiều nghiên
cứu sâu hơn, phân tích trong từng lĩnh vực cụ thể để có được những ứng dụng thiết
thực trong cuộc sống và trong kinh doanh (Brown & Leigh, 1996; Barkhi & Kao,
2011; D’Amato & Alessia, 2011; Armenio Rego & ctg, 2008).

Tài liệu của Haynes (2008) đã nêu ra rằng: MTLV là một trong những thành
phần quyết định kết quả, phẩm chất, giá trị công việc hoặc nghiên cứu của Shrestha


11

(2007) thì cho rằng MTLV hồn thiện sẽ mang lại nhiều ích lợi cho cơng ty như:
năng suất cao hơn, hiệu quả cao hơn, ổn định hơn, nhân viên gắn bám với doanh
nghiệp hơn và sức khỏe tốt hơn.
2.1.2. Thành phần của môi trường làm việc
Chỗ người lao động làm việc có thể được xem như là ngơi nhà thứ hai của họ
(Armenio Rego & ctg, 2008), mỗi ngày người lao động làm việc và sinh hoạt nhằm
gây dựng cho mình một tương lai bền vững. Có một mơi trường tốt sẽ hỗ trợ tạo nên
kết quả lao động được tốt hơn, nó đồng nghĩa với việc đời sống mỗi cá nhân có sự
chuyển biến tốt hơn, sức khỏe của họ được tăng lên, góp phần tạo điều kiện, động lực
cho hoạt động của doanh nghiệp phát triển mạnh hơn.
Tạp chí phát triển nhân lực đã thống kê được rằng các doanh nghiệp Việt Nam
bình quân chỉ tận dụng được khoảng 40% năng suất nguồn lao động, tỷ lệ này ở
nhóm nhân viên văn phịng cịn thấp hơn nữa do những tác động nhất định của tâm
trạng bất ổn và do sức ép cơng việc và những phiền tối trong cuộc sống thường
ngày tạo ra.
MTLV gồm có mơi trường vật chất và phi vật chất (John M. Ivancevich,
2010). Một môi trường đầy đủ vật chất là phương tiện sẽ giúp nhiều trong việc hồn
thành cơng việc. Tuy vậy, để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao hay tạo
ra cơng việc có hiệu quả thì mơi trường phi vật chất phản ánh các yếu tố ảnh hưởng
đến tinh thần làm việc của nhân viên lại có tác dụng quan trọng (Brian Tracy, 2008).
Một MTLV vui vẻ, thoải mái sẽ là sự động viên lớn lao cho tinh thần lao động hăng
hái, say mê, và cũng là tình cảnh tốt nhất để đội ngũ người lao động phát huy tính
sáng tạo, lao động tốt cũng nhờ vào những kế hoạch của tập thể và cá nhân
(D’Amato & Alessia, 2011). Điều đó sẽ tạo ra cho tổ chức sự phát triển và tạo nên

những ưu thế cạnh tranh giữa các cơng ty với nhau.
Nếu khơng có sự góp sức, cống hiến của các nhân viên trong doanh nghiệp thì
doanh nghiệp đó cũng khơng thể thành cơng mặc dù có người quản lý giỏi, có tầm
nhìn chiến lược. Và ngược lại doanh nghiệp sẽ đạt được năng suất lao động cao, sẽ


12

đạt được mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của tập thể nếu mỗi nhân viên có ý
thức vun vén cho nơi làm việc của mình trở nên đáng u, gắn bó, thì họ sẽ u mến
cơng việc của mình mà hăng hái, say mê lao động.
Những khó khăn của người lao động nếu được các cấp lãnh đạo thấu hiểu, hỗ
trợ, động viên họ để tìm ra những cách giải quyết tốt nhất, sẽ góp phần giải tỏa
được sự căng thẳng và công việc sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn (Armenio Rego & ctg,
2008). Thành phần tâm lý có tác dụng, chức năng rất quan trọng trong việc tác động
đến sự hành động, suy nghĩ của người lao động trong quá trình làm việc. Ngành y
cũng đã chứng minh rằng trung tâm là bộ não thông qua các giây thần kinh kết nối
với thần kinh trung ương điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người. Vì vậy
MTLV sẽ tác động trực tiếp đến tâm trạng, cùng sẽ tác động trực tiếp đến sự suy
nghĩ và điều khiển mọi hành vi con người, ảnh hưởng đến tổ chức và người lao động.
Qua các nghiên cứu sau đây Armenio Rego & ctg 2008, Brown & Leigh 1996,
D’Amato & Alessia 2011 đã chứng minh mối quan hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng
giữa MTLV và hiệu quả công việc.
2.2. Các nghiên cứu trước đây có liên quan
2.2.1. Nghiên cứu của Steven P Brown & Thomas W Leigh (1996)
Brown & Leigh (1996) cho rằng MTLV theo hai khía cạnh là an toàn và ý
nghĩa là sự nhận ra và hiểu được của con người về MTLV. Điều quan trọng doanh
nghiệp mang lại cho người lao động đó là sự ủng hộ của cấp trên (sự UHCCT),
trách nhiệm công việc rõ ràng, sự GTTT&CM. Những cảm giác ý nghĩa đó là sự
cống hiến vào mục đích của tổ chức, sự cơng nhận thích đáng về năng lực, cơ hội

học hỏi và phát triển cá nhân. Mơ hình của Brown & Leigh gồm 6 yếu tố của
MTLV tác động đến sự tập trung làm việc, sự cố gắng và kết quả lao động của
người lao động được thể hiện ở hình 2.1.


13

Hình 2.1. Mơ hình của Brown & Leigh nghiên cứu(1996)
Sự ủng hộ là sự hỗ trợ trong công việc từ người lãnh đạo, nhân viên có thể
được phép thử nghiệm và có thể bị sai mà khơng lo lắng sợ hãi sợ phải bị phạt. Sự
UHCCT rất quan trọng đến trạng thái tâm lý được an toàn của người lao động, nếu
lãnh đạo mong muốn đạt hiệu quả với chất lượng cao khi giao việc, hoặc cho phép
sự hoàn thành mục tiêu với cách phù hợp và được đánh giá cao.
Trách nhiệm công việc rõ ràng biểu hiện ở hai mặt là sự phân công nhiệm vụ
và sự đặt ra những mục tiêu cụ thể để người lao động biết mà làm việc. Tâm lý của
người lao động sẽ không an tâm công tác nếu công việc và mục tiêu chưa rõ ràng sẽ
dẫn đến sự mâu thuẫn vì họ khơng chắc rằng những việc mình làm có đúng khơng,
và những kết quả đạt được có đáp ứng được yêu cầu của công ty không.
Sự GTTT&CM là người lao động có thể trình bày ý kiến một cách tự do,
thẳng thắn, tự nhiên, khơng gị bó. Trao đổi cơng việc giữa nhân viên với nhân viên
và nhân viên với cấp trên được cởi mở, thoải mái nêu ý kiến của mình, sẵn sàng tỏ
rõ thái độ, đề nghị cách giải quyết cơng việc. Lúc đó khoảng cách giữa nhân viên
với lãnh đạo và từ chính nhân viên đến vai trị công việc của họ sẽ được thu hẹp lại.


14

Sự GTTT&CM có ảnh hưởng thuận tới sự tập trung cho công việc và kết quả công
việc.
Sự cống hiến vào mục đích của tổ chức biểu hiện ở sự nhận ra và hiểu được

mức ý nghĩa của nhân viên đó trong một tổ chức (Brown & Leigh, 1996). Nếu công
lao của họ được công nhận, được tưởng thưởng tương xứng thì thường họ sẽ tích
cực làm việc hơn và là niềm khích lệ to lớn đến tinh thần lao động của họ. Hơn thế
nữa họ cịn có thể đem lại những lợi ích khác cho doanh nghiệp.
Sự cơng nhận thích đáng về năng lực là sự tưởng thưởng, động viên đối với
người lao động cân xứng với năng lực và sự cống hiến của họ (Brown & Leigh,
1996). Lãnh đạo nếu có khả năng phát huy dồi dào sức sáng tạo và tinh thần tích cực
của người lao động sẽ khiến cho họ thực sự cùng hòa nhập vào tập thể và huy động
được tối đa năng lực và giá trị của người lao động.
Cơ hội học tập và phát triển cá nhân là sự nhận ra và hiểu được của người lao
động về mơi trường tập thể có nhận biết được ưu điểm của mỗi nhân viên để xác
định phương hướng đào tạo và phát triển cho nhân viên để họ có cơ hội được học
tập, phát triển và thăng chức khi công tác ở đây.
Sau khi nghiên cứu được kiểm định kết quả cho rằng các yếu tố của MTLV
đều có tác động đến sự dấn mình vào công việc. Một khi đã bắt tay vào công việc
với tâm trạng thoải mái thì người lao động sẽ cố gắng làm việc và kết quả lao động
sẽ cao hơn. Việc xây dựng một MTLV hoàn thiện sẽ hỗ trợ cho người lao động
hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được mục đích cá nhân và mục tiêu của tập thể, đó
cũng chính là ý muốn của các tổ chức.

2.2.2. Nghiên cứu của Armenio Rego & Miguel Pina E Cunha (2008)
Armenio Rego & ctg (2008) đã tiến hành nghiên cứu sự liên quan qua lại với
nhau giữa MTLV và tâm trạng hạnh phúc hay căng thẳng trong khi làm việc, năng
suất lao động đối với người lao động làm công việc văn phòng.
Tác giả Armenio Rego & Ctg nhận định rằng, MTLV được biểu hiện qua cảm
xúc và tình cảm của người lao động, thể hiện qua các tâm trạng hạnh phúc hay trạng


15


thái căng thẳng trong khi làm việc. Chúng chi phối hành vi của người lao động, làm
biến đổi tâm sinh lý của họ, cùng với đó chúng có thể gây nên tâm trạng hưng phấn,
căng thẳng hay thậm chí là chán nản. Người lao động sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ
và lạc quan khi được lao động trong một mơi trường hồn thiện và từ đó cơng việc
sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Kết quả do Armenio Rego & Ctg nghiên cứu đã đúc
kết được một mơ hình gồm 5 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động,
ngoài ra các thành phần của MTLV cũng ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất lao
động thông qua tâm trạng hạnh phúc hay căng thẳng trong khi làm việc (hình 2.2).

Hình 2.2. Mơ hình của Armenio Rego & Ctg, 2008 nghiên cứu
Sự TT sẽ được biểu hiện là sự nhận ra và hiểu được về khả năng hội nhập vào
tổ chức của mỗi cá nhân, có tính chất xã hội cao (Armenio Rego & Ctg, 2008). Ở
thành phần này, mọi nhân viên đều có thể đóng góp vào việc tạo dựng nên một môi
trường thân thiện ở tại chỗ làm việc. Chúng được biểu hiện qua sự quan tâm, hiệp
tác, hỗ trợ lẫn nhau trong đơn vị, tiến đến một tinh thần lao động cộng tác đội nhóm
hịa thuận, hỗ trợ qua lại nhằm đem lại cơng việc đạt hiệu quả cao.
Sự tín nhiệm và niềm tin của cấp trên là sự đánh giá cao và sự đồng tình của
cấp trên đối với nhân viên, tầm ảnh hưởng của cấp trên đối với nhân viên cũng cao


×