Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Ảnh hưởng của lòng tin, công bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức trong các công ty tự động hóa tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ TẤN TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA LỊNG TIN,
CƠNG BẰNG TƯƠNG TÁC, QUYỀN SỞ HỮU TÂM LÝ
VÀ VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA GẮN KẾT CẢM XÚC
ĐẾN HÀNH VI CHIA SẺ TRI THỨC TRONG CÁC CƠNG
TY TỰ ĐỘNG HĨA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Võ Xuân Vinh

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính Tơi thực hiện,
chưa có cơng trình nào tương tự đã được nghiên cứu tại Việt Nam cho đến thời
điểm này. Mọi tham khảo và trích dẫn đều được thực hiện theo đúng chuẩn quy
định.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của tồn bộ luận
văn này.

Tác giả


Ngơ Tấn Tài



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ............................................................1
1.1

Xác định vấn đề nghiên cứu .................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................5

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................6

1.4

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................6


1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..............................................................................7

1.6

Kết cấu báo cáo nghiên cứu ..................................................................................8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................9
2.1

Định nghĩa khái niệm ............................................................................................9
2.1.1 Hành vi chia sẻ tri thức ...............................................................................9
2.1.2 Lòng tin ....................................................................................................11
2.1.3 Gắn kết cảm xúc ........................................................................................12
2.1.4 Quyền sở hữu tâm lý .................................................................................13
2.1.5 Công bằng tương tác ................................................................................14

2.2

Các lý thuyết nền .................................................................................................15
2.2.1 Lý thuyết trao đổi xã hội (SET) .................................................................15
2.2.2 Lý thuyết công bằng (ET) .........................................................................16

2.3

Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..................................................................17
2.3.1 Nghiên cứu của Hameed và các cộng sự (2019) .......................................17
2.3.2 Nghiên cứu của Naeem và các cộng sự (2019) .........................................18
2.3.3 Nghiên cứu của Dey và Mukhopadhyay (2018)........................................20



2.3.4 Nghiên cứu của X.Li và các cộng sự (2017) .............................................22
2.3.5 Nghiên cứu của J.Li và các cộng sự (2015) ..............................................24
2.3.6 Nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Mai và cộng sự (2019) ............................26
2.4

Mơ hình nghiên cứu đề xuất & các giả thuyết nghiên cứu ..................................28
2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................28
2.4.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................47
3.1

Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................47

3.2

Phát triễn thang đo nháp ......................................................................................49

3.3

Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................49
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ .........................................................................49
3.3.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ ..........................................................................50

3.4

Nghiên cứu chính thức.........................................................................................60
3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu ...........................................................................60

3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ..................................................................60
3.4.3 Thu thập mẫu nghiên cứu ..........................................................................61
3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................61

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................63
4.1

Phân tích thống kê mơ tả .....................................................................................63

4.2

Đánh giá mơ hình đo lường .................................................................................65

4.3

Đánh giá mơ hình cấu trúc...................................................................................68
4.3.1 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ...........................................................68
4.3.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ...........................................69

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .....................................................79
5.1

Kết luận................................................................................................................79

5.2

Hàm ý quản trị .....................................................................................................80

5.3


Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC

Affective Commitment

Gắn kết cảm xúc

AT

Affective Trust

Lịng tin cảm xúc

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

CT

Cognitive Trust

Lịng tin nhân thức


DJ

Distributive Justice

Cơng bằng phân phối

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tố nhân tố khám phá

ET

Equity Theory

Lý thuyết công bằng

HRM

Human Resource Management

Quản trị nguồn nhân lực

IJ

Interactional justice

Công bằng tương tác


KS

Knowledge Sharing

Chia sẻ tri thức

KSB

Knowledge Sharing Behaviour

Hành vi chia sẻ tri thức

KSI

Knowledge Sharing Intention

Ý định chia sẻ tri thức

OC

Orginizational Commitment

Gắn kết tổ chức

OJ

Orginizational Justice

Công bằng tổ chức


PJ

Procedural Justice

Công bằng thủ tục

PO

Psychological Ownership

Quyền sở hữu tâm lý

TĐH

Tự động hóa

TM-DV

Thương mại và dịch vụ

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

SET

Social Exchange Theory

Lý thuyết trao đổi xã hội




DANH MỤC CÁC B ẢNG
Bảng 2.1: Tổng kết nghiên cứu liên quan khái niệm “ Công bằng” đến hành vi chia
sẻ tri thức .............................................................................................................. 38
Bảng 2.2: Tổng kết nghiên cứu liên quan khái niệm “ Gắn kết ” đến hành vi chia sẻ
tri thức ................................................................................................................... 39
Bảng 2.3: Tổng kết nghiên cứu liên quan khái niệm “ Lòng tin ” đến hành vi chia sẻ
tri thức .................................................................................................................. 42
Bảng 2.4: Tổng kết nghiên cứu liên quan khái niệm “ Quyền sở hữu tâm lý ” đến
hành vi chia sẻ tri thức........................................................................................... 45
Bảng 3.1: Thang đo Quyền sở hữu tâm lý .............................................................. 51
Bảng 3.2: Thang đo Lòng tin cảm xúc ................................................................... 52
Bảng 3.3: Thang đo Lòng tin nhận thức ................................................................. 54
Bảng 3.4: Thang đo Công bằng tương tác .............................................................. 56
Bảng 3.5: Thang đo Gắn kết cảm xúc .................................................................... 57
Bảng 3.6: Thang đo Hành vi chia sẻ tri thức .......................................................... 59
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp các biến quan sát theo nhân tố ....................................... 59
Bảng 4.1 Thống kê phân loại, sàng lọc mẫu. .......................................................... 63
Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................. 64
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả đánh giá mơ hình đo lường ......................................... 66
Bảng 4.4 Bảng kết quả HTMT ............................................................................... 68
Bảng 4.5 Tổng hợp hệ số VIF của các biến quan sát .............................................. 69
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định giả thuyết .................................................................. 70
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định giả thuyết nhóm nhân viên và tổ/ nhóm trưởng ......... 73
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định giả thuyết nhóm nhân viên và trưởng/ phó phịng...... 73
Bảng 4.9 Kết quả đánh giá mức độ phù hợp R2...................................................... 74
Bảng 4.10 Kết quả đánh giá hệ số tác động f2 ........................................................ 74
Bảng 4.11 Kết quả đánh giá hiệu ứng trung gian ................................................... 75

Bảng 4.12 Kết quả hiệu ứng trung gian nhóm nhân viên và tổ/ nhóm trưởng ......... 76
Bảng 4.13 Kết quả hiệu ứng trung gian nhóm nhân viên và trưởng/ phó phịng ..... 76


Bảng 5.1 Bảng thống kê giá trị trung bình biến Gắn kết cảm xúc ........................... 81
Bảng 5.2 Bảng thống kê giá trị trung bình biến Lịng tin nhận thức ....................... 82
Bảng 5.3 Bảng thống kê giá trị trung bình biến Lòng tin cảm xúc ......................... 83
Bảng 5.4 Bảng thống kê giá trị trung bình biến Cơng bằng tương tác ................... 85
Bảng 5.5 Bảng thống kê giá trị trung bình biến Quyền sở hữu tâm lý ................... 86


DANH MỤC CÁC H ÌNH VẼ
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của Hameed và các cộng sự (2019)........................ 17
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Naeem và các cộng sự (2019).......................... 19
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Dey và Mukhopadhyay (2018) ........................ 21
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu của X.Li và các cộng sự (2017) ............................. 22
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu của J.Li và các cộng sự (2015)............................... 25
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Mai và cộng sự (2019) ............. 26
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu đề xuất................................................................... 37
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 47
Hình 4.1: Mơ hình kết quả nghiên cứu ................................................................... 77



TĨM TẮT
Nghiên cứu mơ tả tầm quan trong ngày càng tăng của tri thức trong môi
trường cạnh tranh ngày nay, mà đặc biệt là sự phát triển của ngành tự động hóa
trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0. Chia sẻ tri thức luôn được thừa nhận là
một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của tổ chức, sự cải thiện của nhân viên và
điều quan trọng là các tổ chức phải đưa ra tất cả các chiến lược để thực hiện một hệ

thống quản lý tri thức thành cơng. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét ảnh
hưởng của lịng tin, cơng bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý và vai trò trung gian
gắn kết cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong các cơng ty tự
động hóa đang hoạt động tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 266 phiếu khảo sát đã phản hồi từ các nhân
viên công tác tại hơn 30 công ty tư nhân hoạt động chính là lĩnh vực thương mại,
dịch vụ và chế tạo máy móc trong ngành từ động hóa trên địa bàn TP.HCM. Trong
266 phiếu khảo sát phản hồi thì có 30 phiếu vi phạm tính nhất quán, 2 phiếu khác
ngành và chỉ còn 234 phản hồi phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu để
tiến hành phân tích. Kết quả phân tích mơ hình đo lường trên phần mềm SmartPLS
đã loại thêm 2 biến quan sát vì hệ số tải nhân tố khơng đạt. Cuối cùng, kết quả phân
tích mơ hình cấu trúc đã cho kết quả 6 trong số 9 giả thuyết được chấp nhận và chỉ
ra ảnh hưởng trung gian của gắn kết cảm xúc trong mối quan hệ giữa công bằng
tương tác và hành vi chia sẻ tri thức. Thêm vào đó, tác giả thực hiện phân tích đa
nhóm PLS-MGA đã tìm thấy sự khác nhau giữa nhóm nhân viên và trưởng/ phó
phịng trong mối quan hệ giữa gắn kết cảm xúc và hành vi chia sẻ tri thức cũng như
hiệu ứng trung gian gắn kết cảm xúc giữa công bằng tương tác và hành vi chia sẻ tri
thức. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các ý kiến thảo luận riêng về kết quả nghiên cứu,
hàm ý quản trị, các hạn chế cũng như các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương
lai.
Từ khóa : Hành vi chia sẻ tri thức, Quyền sở hữu tâm lý, Lòng tin nhận thức, Lòng
tin cảm xúc, Công bằng tương tác, Gắn kết cảm xúc



ABSTRACT
The study describes the growing importance of knowledge in today's
competitive environment, especially the development of automation industry in the
context of the industrial revolution 4.0. Knowledge sharing has been consistently
acknowledged as a critical factor in the organizational development, the betterment

of employees and it becomes vital for organizations to unfold all the strategies for
implementation of a successful knowledge management system. The purpose of this
study is to examine the effects of trust, interactional justice, psychological
ownership, and the mediating influence of affective commitment on employees'
knowledge sharing behaviour in automation companys are operating in Ho Chi
Minh city.
The study used data from 266 respondents from the employees who are
working in more than 30 private companies with the main field of activity is trade,
service, machinery manufacturing in the automation industry in Ho Chi Minh city.
Out of 266 survey responses, there were 30 responses for inconsistency violation, 2
in different industry and only 234 responses that were suitable for the subject and
scope of the study to be analyzed. The analysis results of the measurement model on
SmartPLS software have excluded 2 observed variables because the factor load
factor is not suitable. Finally, the results of structural model analysis showed 6
accepted hypotheses out of 9 proposed hypotheses and showed the mediating effect
of affective commitment in the relationship between interactional justice and
knowledge sharing behavior. In addition, the PLS-MGA multi-group analysis found
differences between the staff group and the head/ deputy manager in the
relationship between affective commitment and knowledge sharing behavior as well
as the mediating effect of the affective commitment between interactional justice
and knowledge sharing behavior. The author also gives private discussions about
the research results, implications, limitations and future scope of the study.
Keywords: Knowledge sharing behavior, Psychological ownership, Cognitive trust,
Affective trust, Interactional justice, Affective commitment.



1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương 1 trình bày về lý do để xác định đề tài nghiên cứu, mục tiêu và câu
hỏi nghiên cứu, đồng thời chỉ rõ đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu cũng
như ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của đề tài.
1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu.
Ngày nay, tri thức chính là nguồn lực vơ hình quan trọng nhất, yếu tố then
chốt để duy trì và tồn tại của các tổ chức tập trung vào tri thức trong môi trường
cạnh tranh và năng động cao theo các nghiên cứu Nonaka và Takeuchi (1995),
Martin-Perez và Martin-Cruz (2015), Reychav và Weisberg (2010). Kết quả nghiên
cứu của Tan và Wong (2015), Xu và Quaddus (2012) cho thấy chia sẻ tri thức trong
các tổ chức là hành vi đáng được quan tâm đúng mức để tạo nên sự đổi mới và lợi
thế cạnh tranh, từ đó có thể làm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Các nhà
quản lý cần phải có quan điểm tích cực hướng đến q trình chia sẻ tri thức, công ty
cần phải thực hiện các kế hoạch chiến lược trong việc quản lý thực tiễn vượt qua
được các rào cản trong hệ thống quản lý tri thức tổ chức theo Bloice và Burnett
(2016), cho phép các nhân viên chia sẻ tri thức hiệu quả cùng với các hành vi tích
cực trong tổ chức theo Wu và Lee (2017), điều này sẽ dẫn đến sự đổi mới trong tổ
chức trong kết quả nghiên cứu của Bretschneider và Zogaj (2016), Schwaer và cộng
sự (2012).
Tuy nhiên, quá trình chia sẻ tri thức trong tổ chức không diễn ra một cách tự
phát mà quan trọng là cần sự sẵn lòng của các nhân viên tham gia chia sẻ tri thức.
Các yếu tố nội tại và ngoại lai sẽ tác động đến động cơ chuyển giao tri thức trong
nhân viên theo Gagné (2009), Twum-Darko và Harker (2017). Một lĩnh vực nghiên
cứu quan trọng trong quản trị tri thức là xác định các ảnh hưởng thúc đẩy hành vi
tích cực của nhân viên hướng đến chuyển giao tri thức theo Chowdhury (2005) và
các chiến lược của tổ chức nhằm cải thiện sự sẵn lòng của nhân viên hướng đến chia
sẻ tri thức của họ theo Stenius và các cộng sự (2016). Nghiên cứu của Cabrera và
Cabrera (2002), Marouf và Khalil (2015) cho thấy mặc dù có nhiều lợi ích từ việc


2


chuyển giao tri thức nhưng các nhân viên không thể chia sẻ tri thức của họ với đồng
nghiệp trong tổ chức vì các tình huống khác nhau. Thơng thường, q trình chia sẻ
tri thức khơng phải lúc nào cũng diễn ra mà cần được kích thích bởi các yếu tố
ngoại lai ( cấu trúc tổ chức, văn hóa tổ chức..) hay các yếu tố nội tại ( quan điểm
tâm lý cá nhân) theo Scovetta (2017), Tan và Wong (2015). Nhiều tổ chức ở Việt
Nam đã cố gắng sử dụng các hệ thống khen thưởng để kích thích hành vi chia sẻ tri
thức nội bộ của nhân viên. Như đã nhấn mạnh trong nghiên cứu trước đây, việc chia
sẻ tri thức thường không thể được thưởng một cách rõ ràng hoặc trực tiếp do tính vơ
hình của nó theo Lin (2007). Do đó, các hệ thống quản lý tri thức cần tập trung vào
giải quyết các vấn đề liên quan đến cá nhân và mối quan hệ giữa các cá nhân trong
tổ chức.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, tồn cầu hóa sẽ ảnh
hưởng khơng nhỏ đến các công ty thương mại và dịch vụ mà đặc biệt là trong ngành
tự động hóa tại TP.HCM. Điều này địi hỏi các cơng ty cần cập nhật liên tục tri
thức, công nghệ, sản phẩm mới và không những chia sẻ nó đến các nhân viên trong
tổ chức hiệu quả nhất mà cịn chia sẻ cho khách hàng của cơng ty. Việc cạnh tranh
giữa các công ty đối thủ, mà dễ gặp nhất là việc chảy máu chất xám, các chuyên gia
giỏi ra đi mang theo kinh nghiệm, tri thức, bí quyết nghề nghiệp… gây ảnh hưởng
khơng nhỏ đến lợi ích chung của cơng ty. Điều này hồn tồn có thể tránh khỏi nếu
nhà quản lý biết cách xây dựng mơ hình quản lý tri thức hợp lý cùng với các giải
pháp cải tiến liên tục. Do đó, vấn đề tìm ra các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến hành
vi chia sẻ của nhân viên trong công ty là rất cần thiết.
Q trình tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định
các nhân tố nội tại ảnh hướng đến hành vi chia sẻ tri thức đã được tác giả tiến hành
thực hiện. Van Dyne và Pierce (2004) đã kết luận rằng nhận thức về quyền sở hữu
tâm lý và gắn kết tổ chức có liên quan tích cực và nó có thể làm nảy sinh tinh thần
vị tha, góp phần vào hành vi ngồi vai trò nhân viên như hành vi chia sẽ tri thức.
Giả thuyết này đã được các nghiên cứu của Hameed và cộng sự (2019) kiểm định ở
Pakistan trong ngành thực phẩm, W.-L. Wu và cộng sự (2017) và J. Li và cộng sự



3

(2015) kiểm định ở Trung Quốc trong cộng đồng giáo dục trực tuyến và cơng ty
cơng nghệ cao đều có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, lại có các nghiên cứu về giả
thuyết này khơng có ý nghĩa thống kê như của Steinheider và cộng sự (2017) kiểm
định tại Mỹ trong cộng đồng cá nhân, Han và cộng sự (2010) kiểm định ở Đài Loan
trong ngành công nghệ cao. Ta nhận thấy quyền sở hữu tâm lý ảnh hưởng đến hành
vi chia sẻ tri thức tại các quốc gia khác nhau, các ngành khác nhau lại có kết quả
khác nhau ( chi tiết tổng hợp bảng 2.4 ), đặc biệt chưa có nghiên cứu nào ở Việt
Nam thực hiện kiểm định tác động này, do đó việc nghiên cứu nhân tố này tại Việt
Nam trong ngành tự động hóa là cần thiết.
Tiếp theo, nghiên cứu của Rempel (1985) cho rằng lòng tin bao gồm lòng tin
của cá nhân về người khác cũng như sự sẵn lòng của họ đối với việc chia sẻ tri thức.
Tác động này đã được rất nhiều nghiên cứu kiểm định tại các quốc gia như tại
Pakistan trong ngành giáo dục của Naeem và cộng sự (2019), Bibi và Ali (2017),
ngành ngân hàng của Gillani và cộng sự (2018), tại Hàn Quốc trong các ngành
thuộc khu vực công của S. S.Kim và cộng sự (2018), tại Mỹ trong nguồn nhân lực
liên bang của Choi ( 2016), tại Trung Quốc trong ngành xây dựng của Ma và cộng
sự (2008). Tuy vậy, tác giả cũng tìm thấy trong các nghiên cứu khác cùng một quốc
gia, khác ngành nghề hoặc các quốc gia khác nhau lại có kết quả kiểm định khơng
có ý nghĩa thống kê về tác động này tại Malaysia trong ngành công nghệ thông tin
của Anwar và cộng sự (2019), trong các tập đoàn đa quốc gia của Jain và cộng sự
(2015), tại Iran trong cộng đồng sử dụng Mobiles của gần đây các nghiên cứu của
Jami Pour và Taheri (2019), tại Ấn Độ trong các công ty tư nhân của Dey và
Mukhopadhyay (2018). Ta nhận thấy lòng tin ảnh hưởng rất lớn đến hành vi chia sẻ
tri thức tại các quốc gia khác nhau, các ngành khác nhau lại có kết quả khác nhau (
chi tiết tổng hợp bảng 2.3 ), do đó tác giả cho rằng việc nghiên cứu kiểm định tác
động này tại Việt Nam trong ngành tự động hóa là cần thiết.

Là một trong những yếu tố vơ hình quan trọng, cơng bằng tương tác đóng vai
trị dự báo mạnh mẽ về hành vi chia sẻ tri thức cá nhân do ảnh hưởng tích cực của
nó đối với sự gắn kết và lòng tin của cấp dưới đối với tổ chức hoặc giám sát viên


4

của họ theo Wang và Noe (2010). Trong nghiên cứu của Hameed và cộng sự (2019)
tại Pakistan trong lĩnh vực thực phẩm, Akram và cộng sự (2017) với nghiên cứu tại
Trung Quốc trong ngành viễn thông, Tamta và Rao (2017) với nghiên cứu tại Ấn
Độ trong lĩnh vực ngân hàng, Yeşil và Dereli (2013) với nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ
trong 3 lĩnh vực khác nhau đã cho thấy ảnh hưởng của công bằng tương tác đến
hành vi chia sẽ tri thức có ý nghĩa thống kê và tác động rất lớn. Tuy vậy, J. Li và
cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu tại Trung Quốc trong ngành năng lượng, Ma
và cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu trong ngành xây dựng lại khơng tìm thấy ý
nghĩa thống kê hỗ trợ cho tác động này. Điều này một lần nữa cho ta thấy công
bằng tương tác ảnh hưởng rất lớn đến hành vi chia sẻ tri thức tại cùng quốc gia
nhưng trong các ngành khác nhau lại có kết quả khác nhau ( chi tiết tổng hợp bảng
2.1 ), mặt khác kết quả các nghiên cứu cho thấy công bằng tương tác là nhân tố vơ
hình rất quan trọng tác động trực tiếp đến hành vi chia sẻ tri thức. Từ đó, tác giả cho
rằng việc nghiên cứu kiểm định tác động của nhân tố này này tại Việt Nam trong
ngành tự động hóa là cần thiết.
Cuối cùng, dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội, Eisenberger và cộng sự (1986)
lập luận rằng các nhân viên có mức độ quan tâm và hỗ trợ cao đối với tổ chức của
họ có nhiều khả năng cảm thấy có trách nhiệm với hành vi làm việc và gắn kết cảm
xúc với tổ chức. Gắn kết cảm xúc xác định mối quan tâm tích cực đối với tổ chức,
điều này kích thích mong muốn của người lao động đối với thành công của tổ chức
theo Becker và Kernan (2003), không chỉ thông qua hiệu suất cơng việc, mà cịn
bằng cách từ bỏ lợi ích cá nhân bằng cách chia sẻ tri thức có giá trị của họ theo
nghiên cứu của Choi (2006). Ngoài ra, trong quá trình tổng hợp thống kê các nghiên

cứu gần đây tác giả phát hiện ra rằng gắn kết cảm xúc cịn đóng vai trị trung gian
giữa lịng tin và hành vi chia sẻ tri thức theo Naeem và cộng sự (2019), Dey và
Mukhopadhyay (2018), giữa công bằng tương tác và hành vi chia sẻ tri thức theo X.
Li và cộng sự (2017), giữa quyền sở hữu tâm lý và hành vi chia sẻ tri thức theo Han
và cộng sự (2010). Từ đó, tác giả cho rằng ngồi việc nghiên cứu kiểm định tác


5

động trực tiếp đến hành vi chia sẻ tri thức, cần xem xét thêm vai trò trung gian của
gắn kết cảm xúc trong mối quan hệ này.
Từ những cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của lịng
tin, cơng bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý và vai trò trung gian gắn kết
cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức trong các công ty tự động hóa tại thành
phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này tập trung kiểm tra ảnh hưởng các yếu tố tác
động đến hành vi chia sẻ tri thức mà cụ thể đó là lịng tin, cơng bằng tương tác,
quyền sở hữu tâm lý và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến các hành vi thực
tế của nhân viên hướng đến chia sẻ tri thức trong các cơng ty tự động hóa đang hoạt
động tại địa bàn TP.HCM.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mối quan hệ tác động của lịng tin, cơng bằng tương tác, quyền sở

hữu tâm lý và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của lịng tin, cơng bằng tương tác, quyền sở hữu
tâm lý và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức trong
các cơng ty tự động hóa tại địa bàn TP.HCM.
Đề xuất một số hàm ý quản trị rút ra từ kết quả nghiên cứu để gia tăng hành vi

chia sẻ tri thức của nhân viên trong các công ty tự động hóa tại địa bàn TP.HCM.


Câu hỏi nghiên cứu
Mối quan hệ tác động của lịng tin, cơng bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý

và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức được xác định
như thế nào?
Mức độ ảnh hưởng của lịng tin, cơng bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý và
vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức trong các công ty
tự động hóa tại địa bàn TP.HCM được đo lường như thế nào?
Cần làm gì và như thế nào để gia tăng hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên
trong các cơng ty tự động hóa tại địa bàn TP.HCM ?


6

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:
Mối quan hệ tác động của lịng tin, cơng bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý

và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức trong các cơng
ty tự động hóa tại địa bàn TP.HCM.


Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung, là các lý thuyết và các nghiên cứu về mối quan hệ tác động của


lịng tin, cơng bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý và vai trò trung gian của gắn kết
cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức.
Về không gian, nghiên cứu được kiểm định tại các công ty tự động hóa đang
hoạt động trên địa bàn TP.HCM với các loại hình chủ yếu là cơng ty dịch vụ tư vấn,
thiết kế giải pháp tự động hóa trong cơng nghiệp, cơng ty dịch vụ sửa chữa, bảo trì
hệ thống máy móc cơng nghiệp, cơng ty thương mại, dịch vụ cung cấp lắp đặt thiết
bị máy móc cơng nghiệp. Trong đó, dữ liệu được thu thập thơng qua phương pháp
lấy mẫu thuận tiện, theo hình thức phỏng vấn qua bảng khảo sát nhân viên làm việc
tại các công ty này.
Về thời gian, nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 6 tháng.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các phương pháp sau:


Giai đoạn tổng quan nghiên cứu, lý thuyết nền.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả thông qua kỹ thuật tham chiếu, đối

chiếu để tổng kết nghiên cứu, lý thuyết về mối quan hệ tác động của lịng tin, cơng
bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến
hành vi chia sẻ tri thức.
Từ đó, tìm ra lỗ hổng nghiên cứu và cơ sở nền để xây dựng mơ hình nghiên
cứu đề xuất và thang đo nháp cho các yếu tố này.


Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận 2 nhóm ( nhóm 1

gồm 5 chuyên gia ; nhóm 2 gồm 5 nhân viên ) đang làm việc trong các công ty tự



7

động hóa trên địa bàn TP.HCM nhằm thẩm định mối quan hệ tác động của lịng tin,
cơng bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc
đến hành vi chia sẻ tri thức. Đồng thời, điều chỉnh nội dung, ý nghĩa và từ ngữ phù
hợp với chuyên môn trong ngành tự động hóa.


Giai đoạn nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu định lượng được thực hiện để kiểm định mơ hình đo lường và mơ

hình cấu trúc nghiên cứu đề xuất về mối quan hệ tác động của lịng tin, cơng bằng
tương tác, quyền sở hữu tâm lý và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến hành
vi chia sẻ tri thức trong các cơng ty tự động hóa tại địa bàn TP.HCM. Trong đó, các
bước thực hiện nghiên cứu định lượng như sau:
-

Thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát bằng gửi trực tiếp và trả lời

online.
-

Xây dựng và thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát bằng gửi trực tiếp

và trả lời online.
-

Nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu ( loại bỏ các mẫu không phù hợp theo ngành

nghề và tính nhất quán trong câu trả lời bằng phần mềm Excel và SPSS).

-

Đánh giá mơ hình đo lường nhằm kiểm định độ tin cậy và độ giá trị thang

đo phù hợp với mơ hình nghiên cứu và kiểm định mơ hình cấu trúc nhằm xác
định, đo lường tác động của lịng tin, cơng bằng tương tác, quyền sở hữu tâm
lý và vai trò trung gian của gắn kết cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức.( Sử
dụng phần mềm SmartPLS để tiến hành ).
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu
-

Xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết và thang đo mối quan hệ tác

động của của lòng tin, công bằng tương tác, quyền sở hữu tâm lý và vai trò
trung gian của gắn kết cảm xúc đến hành vi chia sẻ tri thức trong các công ty
tự động hóa tại địa bàn TP.HCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
-

Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở, tài liệu tham khảo cho các nghiên

cứu tiếp theo về hành vi chia sẻ tri thức.


8




Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
-

Kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo cho các nhà quản trị cơng ty có

thêm những kiến thức mới về hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức mình. Thấy
rõ được tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến hành vi này, từ đó cơng ty
sẽ có định hướng, kế hoạch, giải pháp tốt hơn nhằm nâng cao năng lực quản lý
tri thức và quản trị nhân sự trong nội bộ tổ chức, vì mục tiêu phát triển chung
của công ty.
1.6 Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu nhằm mục đích chỉ rõ lý
do nào để xác định đề tài nghiên cứu, mục tiêu cần đạt được đối với các đối tượng,
phạm vi nghiên cứu phù hợp với phương pháp cụ thể. Chương này chỉ ra được ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời giới thiệu kết cấu trình
bày luận văn.


9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất bao
gồm các khái niệm về hành vi chia sẻ tri thức, lòng tin, quyền sở hữu tâm lý, công
bằng tương tác và gắn kết cảm xúc và mối quan hệ với nhau; các lý thuyết có liên
quan đến các khái niệm trên đó là lý thuyết trao đổi xã hội và lý thuyết công bằng;
tổng hợp và trình bày các nghiên cứu có liên quan gần đây trên cơ sở đó tìm ra lỗ
hổng nghiên cứu và đề xuất mơ hình cho đề tài nghiên cứu.
2.1 Định nghĩa các khái niệm .
2.1.1 Hành vi chia sẻ tri thức
Davenport và Prusak (1998, trang 5) đã định nghĩa “ Tri thức (Knowledge) là
tập hợp bao gồm kinh nghiệm, giá trị, thông tin theo ngữ cảnh, hiểu biết chuyên
môn được đánh giá, kết hợp thành kinh nghiệm và thơng tin mới. Nó được tạo ra và
ứng dụng trong bộ óc những người sở hữu. Trong tổ chức, tri thức khơng chỉ được
tích hợp trong các tài liệu hoặc văn bản mà còn ở trong các hoạt động hàng ngày,
quy trình, chuẩn mực, nguyên tắc của tổ chức”. Theo quan điểm về bản chất động
của tri thức McInerney (2002) cho rằng tri thức là tích lũy thơng tin có ý nghĩa và
có tổ chức thơng qua kinh nghiệm, giao tiếp hoặc suy luận.
Trong cơng trình nghiên cứu lý thuyết q trình quốc tế hóa, Penrose (1959)
đã phân biệt giữa tri thức khách quan và tri thức kinh nghiệm. Tri thức khách quan
là rõ ràng (ví dụ: dữ liệu thị trường, luật pháp …) và có thể được giao dịch trên thị
trường. Mặt khác tri thức kinh nghiệm được thu nhận và sở hữu bởi các cá nhân, là
bối cảnh cụ thể ( thị trường xác định) và không thể mã hóa.
Polanyi đã phân biệt tri thức trong tổ chức thành loại đó là tri thức ngầm (tacit
knowledge) và tri thức hiện (explicit knowledge). Tri thức ngầm là tri thức được tạo
ra trong tâm trí con người thơng qua kinh nghiệm và q trình làm việc. Trong khi
đó tri thức hiện là tri thức được mã hóa và số hóa trong sách, tài liệu, báo
cáo…Theo Polanyi (1966), Nonaka và Takeuchi (1995) đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của tri thức ngầm trong tổ chức và sử dụng từ tri thức ngầm cho tri thức có giá



×