Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel ii tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 78 trang )

57‘

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THANH LINH TUYỀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THANH LINH TUYỀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số:


8340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Khoa Ngân hàng của
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ
những kiến thức cho tơi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại Trường.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến Cô TS. Trần Thị Mộng Tuyết, Cơ
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên đang
công tác tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long đã nhiệt
tình hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập dữ liệu cũng như chia sẻ những kinh
nghiệm thực tiễn để giúp tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q Thầy Cơ Khoa Ngân hàng của Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ TS. Trần Thị Mộng Tuyết, Ban Giám đốc và cán
bộ nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long luôn
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Trân trọng cảm ơn./.


ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long” là quá trình
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là
trung thực. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng,
được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.

Tác giả

Bùi Thanh Linh Tuyền


iii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.....................................................................................................x
TÓM TẮT .........................................................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................1
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát.............................................................................2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể..................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................3
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu…………….......................................3
1.6.1 Ý nghĩa khoa học………………………………………………………………..3
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn…………………………...……………………………………3
1.7 Kết cấu của luận văn...................................................................................................3


iv

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH VĨNH LONG VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH VĨNH LONG…..5
2.1 Giới thiệu khái quát về hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam……...5
2.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh……
Vĩnh Long………………………………...…………………...……..………………..6
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………………....6
2.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức…………………………….…………………………….7
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn....8
2.4 Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II ………………………..……9
2.4.1 Sự cần thiết của quản trị RRTD theo Basel II……………………….………….9
2.4.2 Triền khai quản trị RRTD theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam……………………………………….……………………………………………….10
2.4.3 Triển khai quản trị RRTD theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Long………………………………………………………...12
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP
ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................15
3.1 Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng……
Thương mại.......................................................................................................................15
3.1.1 Khái niệm QTRRTD theo quan điểm của Ủy ban Basel.................................15
3.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng Thương mại....16
3.1.3 Lợi ích khi thực hiện quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II………..............29
3.2 Tổng quan các nghiên cứu trước...............................................................................32
3.2.1 Các nghiên cứu trong nước..............................................................................32


v

3.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài..............................................................................33
3.3 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................34
3.3.1 Quy trình nghiên cứu.......................................................................................34
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................34
3.4 Dữ liệu thu thập.......................................................................................................35
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC
BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH VĨNH LONG......................................................................36
4.1 Tình hình dư nợ của VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn…………………
2014-2018…………………………………………………………………….………....36
4.2 Phân tích thực trạng RRTD theo Hiệp ước Basel II tại VietinBank - Chi nhánh…….
Vĩnh Long ……………………………………………………………………………....39
4.2.1 Tình hình nợ xấu …...………………….……………………………………..93
4.2.2 Tình hình nợ quá hạn……………………………………………....................42
4.3 Thực trạng quản trị RRTD tại VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long……………........44
4.3.1 Giai đoạn trước khi áp dụng Hiệp ước Basel II 2014-2015……………….......45
4.3.2 Giai đoạn sau khi áp dụng Hiệp ước Basel II 2016-2018………………..........46
4.3.3 So sánh sự khác biệt trước và sau khi áp dụng Hiệp ước Basel II…….............47
4.4 Đánh giá chung thực trạng QTRRTD theo Hiệp ước Basel II……….........................48

4.4.1 Những kết quả đạt được…………………………………………………….....48
4.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân…………………………………………..…...49
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RRTD THEO HIỆP ƯỚC
BASEL II TẠ I NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH VĨNH LONG……………………….......................................52
5.1 Định hướng hoạt động quản trị RRTD tại VietinBank- Chi nhánh Vĩnh Long……….
trong thời gian tới……………………………...…………………………………………52


vi

5.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung………………………………………52
5.1.2 Định hướng hoạt động quản trị RRTD…………...……………………………..53
5.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại VietinBank…….….
- Chi nhánh Vĩnh Long……………………………….……………………………..….54
5.2.1 Hồn thiện cơng tác quản lý RRTD……………………………………………54
5.2.2 Hồn thiện mơ hình tổ chức……………………………………………………54
5.2.3 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực………………………………55
5.2.4 Thực hiện phân tán rủi ro trong cho vay……………………………………….56
5.2.5 Tăng cường sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn………………...57
5.3 Kế hoạch thực hiện………………………………...……..…….…….…………......57
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................59
5.4.1 Hạn chế của đề tài...............................................................................................59
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................59
KẾT LUẬN.......................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................61
PHỤ LỤC 01 ……………………………………………………………….…….…......63


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên nghĩa

Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

BIDV

Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam

CBTD

Cán bộ tín dụng

DN
DNVVN
GHTD
HĐQT

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Giới hạn tín dụng
Hội đồng quản trị

KHCN


Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng Doanh nghiệp

KT-KSNB

Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGD
QTRR
QTRRTD

Phòng giao dịch
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng


TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

TSC

Trụ sở chính

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VietinBank

Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội bộ


viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số thứ
tự sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

7

3.1

Các trụ cột của Basel II

16

3.2

Mơ hình “3 vịng kiểm sốt” rủi ro tín dụng của NHTM

22

3.3

Qui trình và thủ tục quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II


25


ix

DANH MỤC BẢNG
Số thứ

Tên bảng

Trang

2.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank- Chi
nhánh Vĩnh Long

8

4.1

Dư nợ phân theo kỳ hạn của VietinBank - Chi nhánh
Vĩnh Long

36

4.2

Dư nợ phân theo TSBĐ của VietinBank- Chi nhánh Vĩnh

Long

38

4.3

Tình hình nợ xấu tại VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long

39

4.4

Cơ cấu nhóm nợ xấu tại VietinBank- Chi nhánh Vĩnh
Long

40

4.5

Tình hình nợ quá hạn tại VietinBank - Chi nhánh Vĩnh
Long

42

tự bảng


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số thự tự
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Dư nợ phân theo kỳ hạn của VietinBank - Chi nhánh Vĩnh
Long

37

4.2

Dư nợ phân theo TSBĐ của VietinBank- Chi nhánh Vĩnh
Long

38

4.3

Diễn biến nợ xấu tại VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long

41

4.4

Diễn biến dư nợ và nợ quá hạn tại VietinBank - Chi nhánh

Vĩnh Long

43


xi

TÓM TẮT
Hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và thử thách
trong điều kiện hội nhập như rủi ro tín dụng dẫn đến nợ xấu, trình độ quản trị cịn hạn
chế, thiếu chun nghiệp, thơng tin thiếu minh bạch và khơng đầy đủ, … Vì vậy, để
quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, ngân hàng cần phải xây dựng một mơ hình quản trị
theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện hội nhập. Các nguyên tắc Basel về
quản lý rủi ro tín dụng chính là nền tảng xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại
các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam. Ở tỉnh Vĩnh Long, Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Long đã áp dụng hệ thống quản
trị rủi ro theo hiệp ước Basel II từ năm 2016. Kết quả là hoạt động của ngân hàng đã
đạt được một số hiệu quả và gặp phải một số hạn chế. Do đó, mục tiêu của q trình
nghiên cứu này là đánh giá thực trạng áp dụng Hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh
Long.
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phương
pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp
tổng hợp,… về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp hiệu quả để khắc phục hạn chế và nâng cao
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương
Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long được đề cập đến.
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, Quản trị rủi ro tín dụng, Basel II.



xii

ABSTRACT
The banking system in Viet Nam is facing lots of difficulties and challenges in
the integrational context such as credit risk leading to bad debt, limited management
ability, lack of profession, incorrect and inadequate information, etc … Therefore, in
order to manage the credit risk effectively, the bank needs to build an administrative
model which follows the international standards and is suitable to the integrational
conditions. The Basel principles on credit risk management are the main foundation for
building a model of credit risk management at Viet Nam Joint Stock Commercial
Bank. In Vinh Long, Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade
has applied the Basel II risk management system since 2016. As a result, the bank
gained some effective results and dealt with some limitations. Hence, the purpose of
this research was to evaluate the reality of applying Basel II Treaty into credit risk
management at Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Vinh
Long Branch.
The methods were used in the process of implementing this research thesis
including statistic research method, analyzing method, comparative method, synthetic
method, etc… of credit risk and credit risk management
Finally, some effective solutions to overcome the limitation and enhance the
activities of the credit risk management at Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for
Industry and Trade - Vinh Long Branch were mentioned.

Keywords: Credit risk, Credit risk management, Basel II, VietinBank


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trị quan trọng đối với NHTM Việt Nam
và đạt được nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề mà các NHTM đang
gặp phải: RRTD như rủi ro từ sự không trung thực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng
sai mục đích, khách hàng bị phá sản, do đạo đức của cán bộ ngân hàng, .…. Điều có
thể biến một khoản vay thành một khoản nợ khó địi dẫn đến khả năng bị mất vốn.
Hiệp ước Basel II là thỏa thuận của các Ngân hàng Trung ương của các nước thành
viên Ủy ban Basel về một cơ chế quản lý, điều hành, giám sát hoạt động ngân hàng nhằm
tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD. Tại Việt Nam, ngày 20/3/2014,
NHNN đã có chủ trương chính thức triển khai Basel II bằng công văn 1601/NHNNTTGSNH. Theo công văn này, 10 NHTM Việt Nam trong đó có Ngân hàng TMCP Cơng
thương Việt Nam được chọn triển khai thí điểm theo lộ trình. Trải qua hơn 3 năm kể từ
khi triển khai chương trình Basel II, nhiều dự án quan trọng về quản trị rủi ro đã được
hoàn thành. Đến nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã sẵn sàng đáp ứng
phương pháp luận tính vốn cho các rủi ro trọng yếu. Bên cạnh đó là sự hồn thiện
phương pháp đo lường và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng
phù hợp với hướng dẫn của NHNN và theo chuẩn quốc tế.
Trên thực tiễn, hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam- Chi nhánh Vĩnh Long thời gian qua cho thấy RRTD của đơn vị chưa được kiểm
soát tốt và ngày một gia tăng. Vì vậy để quản trị RRTD tại Chi nhánh đạt hiệu quả hơn,
giảm thiểu được rủi ro, tăng thêm lợi nhuận kinh doanh, góp phần nâng cao uy tín và
tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (1).

(1 ) VietinBank- Chi nhánh Vĩnh Long, Báo cáo thường niên các năm 2014-2018


2

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước
Basel II tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Long” để
nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện RRTD theo Hiệp ước Basel II tại tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Long.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Tìm hiểu về thực trạng quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại VietinBank- Chi
nhành Vĩnh Long.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại
VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long: Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
- Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại
VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại VietinBank - Chi nhánh
Vĩnh Long hiện nay như thế nào?
- Kết quả đạt được và những hạn chế tại VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long áp
dụng Hiệp ước Basel II trong cơng tác quản trị RRTD?
- Giải pháp nào có thể góp phần khắc phục hạn chế trong quản trị RRTD theo Hiệp
ước Basel II tại VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Rủi ro tín dụng và quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại VietinBank - Chi
nhánh Vĩnh Long.


3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu QTRRTD theo Hiệp ước Basel II tại VietinBank - Chi
nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2018.

1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn gồm: Thống kê, phân tích, so sánh
và phương pháp tổng hợp,…., luận văn cũng đã sử dụng và vận dụng những lý thuyết
cơ bản, các lý luận khoa học về RRTD và quản trị RRTD.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa khoa
Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo những người quan tâm đến lĩnh
vực tín dụng về quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu, đánh giá và phân tích thực trạng quản trị RRTD, tác giả cũng
đưa ra được những giải pháp để hồn thiện cơng tác quản trị RRTD theo Hiệp ước
Basel II nhằm bổ sung cho cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín
dụng phù hợp với ngân hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế, từ đó nâng cao
được hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh.
1.7 Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn gồm 05 chương:

Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Long và Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước
Basel II tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh
Vĩnh Long.
Chương 3: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại
Ngân hàng Thương mại và Phương pháp nghiên cứu.


4

Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Long.

Chương 5: Giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Cơng thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Long.

Tóm tắt chương 1
Nêu ra sự cần thiết, xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn làm cơ sở cho tồn bộ
q trình nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra tác giả cũng nêu kết cấu đề tài giúp người đọc
có thể khái quát đến toàn bộ đề tài nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH VĨNH LONG
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM- CHI NHÁNH VĨNH LONG
2.1 Giới thiệu khái quát về hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là một trong những NHTM
Nhà nước lớn nhất Việt Nam.
VietinBank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 26/03/1988, trên
cơ sở tách ra từ NHNN Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Hiện nay, VietinBank là một trong 04 ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước hay còn
gọi là “Big 4”. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng giữ vị trí quan
trọng trong ngành ngân hàng Việt Nam. Với hệ thống mạng lưới trải rộng khắp trên đất
nước gồm 01 sở giao dịch chính tại Trung tâm Hà nội, 151 Chi nhánh lớn nhỏ khác và hơn
1000 phịng giao dịch.
Hoạt động chính của VietinBank là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy
động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân trên cơ sở

tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. Thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân
và thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế. Ngoài ra cịn có
các hoạt động như: Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các
dịch vụ ngân hàng khác được NHNN Việt Nam cho phép (2).

(2 ) />

6

2.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh

Vĩnh Long.
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long (Ngân hàng
Công thương Vĩnh Long) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1/1988.
Ban đầu Ngân hàng Công thương Vĩnh Long chỉ là Chi nhánh của Ngân hàng Nhà
nước tỉnh Vĩnh Long. Bản thân Ngân hàng Công thương Vĩnh Long không là đơn vị
kinh doanh độc lập nhưng phụ thuộc vào NHNN tỉnh Vĩnh Long. Vì vậy hoạt động tín
dụng của ngân hàng rất hạn chế theo cơ chế bao cấp, theo chỉ thị Nhà nước đưa xuống
còn cứng nhắc, kém hiệu quả.
Cùng với sự phát triển và đổi mới của nền kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng cũng có sự thay đổi. Để phù hợp với tình hình kinh tế mới, Nghị quyết đại
hội Đảng lần thứ VI chỉ rõ: “Bên cạnh nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ, NHNN nên
thiết lập một hệ thống Ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ, hạch
tốn theo chế độ kinh tế độc lập”. Ngày 06/03/1988, Nghị định số 53/HĐBT của Hội
đồng bộ trưởng đã quyết định chuyển hệ thống Ngân hàng từ 1 cấp thành 2 cấp. Chính
vì thế, Ngân hàng Cơng thương Vĩnh Long đã tổ chức lại thành 2 cấp, Ngân hàng Nhà
nước chỉ có nhiệm vụ quản lý.
Tháng 8/2009 Ngân hàng Cơng thương Vĩnh Long chuyển sang Ngân hàng TMCP

Công thương Vĩnh Long (theo giấy phép thành lập và hoạt động số 0100111948039 do
Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp ngày
19/8/2009, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 5/9/2012) (3).

( 3 ) Phòng Tổ chức Hành chánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Long


7

2.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG
BAN

CÁC PHỊNG GIAO
DỊCH

Phịng tổ chức hành
chánh

Phịng giao dịch
Phước Thọ

Phịng Bán lẻ

Phịng GD
Mỹ Thuận

Phòng khách doanh

nghiệp

Phòng giao dịch
Hòa Phú

Phòng Tiền tệ - Kho quỹ

Phịng GD Vũng Liêm

Phịng Kế tốn

Phịng GD Bình Tân

Phịng Tổng hợp

Phịng Hỗ Trợ tín dụng

Phịng giao dịch
Bình Minh
Phịng giao dịch Số 2
Phòng giao dịch Số 4
Phòng giao dịch Trà Ơn
Phịng giao Tam Bình
Phịng giao Măng Thít

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh Ngân hàng TMCP Công Thương- Chi nhánh Vĩnh Long)


8


Ngồi trụ sở chính, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh
Long có 11 Phịng Giao dịch nằm rải rác trên địa bàn của tỉnh.
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2014-2018 được thể hiện
như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank
- Chi nhánh Vĩnh Long
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2015/2014
+/-

%

2017/2016
+/-

%


+/-

%

16,11

82.659

61,74

7,99

70.133

60,64

15,70 10.014 121,94

12.526

68,73

Tổng doanh
thu

95.146 113.210 115.316 133.889 216.548

18.064


18,99 18.573

Tổng chi
phí

88.240 105.220 107.104 115.663 185.796

16.980

19,24

Lợi nhuận
trước thuế

6.906

7.990

8.212

18.226

30.752

1.084

2018/2017

8.559


(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long)
Trong 05 năm gần đây, hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng từ năm 2014 đến năm
2018 tăng liên tục. Doanh thu năm 2018 (216.548 tỷ đồng) tăng 121.402 tỷ đồng so với
doanh thu năm 2014 (95.146 tỷ đồng). Tuy nhiên, đi cùng với việc doanh thu tăng, chi
phí hoạt động cũng tăng tương ứng, tăng từ 88.240 tỷ đồng lên 185.796 tỷ đồng cụ thể
là tăng 97.556 tỷ đồng. Từ số liệu phát sinh thực tế theo bảng 2.1 cho chúng ta thấy lợi
nhuận trước thuế tăng đều qua các năm, đặc biệt giai đoạn tăng trưởng vượt bậc là từ
2017 đến năm 2018. Kết quả kinh doanh năm 2017 tăng gấp 2 lần năm 2016 và giữ
nguyên tỷ lệ tương đương vào năm 2018. Điều này chính là sự phấn đấu nỗ lực của Chi
nhánh trong các hoạt động và cải tiến nâng cao chất lượng. Tạo đà tăng trưởng liên tục,


9

dần từng bước khẳng định thương hiệu của mình trên địa phương tỉnh Vĩnh Long, có
tính cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.
Hiệu quả kinh doanh của ngành ngân hàng trong những năm trở lại đây gặp rất
nhiều khó khăn, tuy nhiên các chỉ tiêu kinh doanh đề ra gần như hoàn thành và lợi
nhuận đều đạt mức tốt. Nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là từ nguồn cho vay, điều
này chứng tỏ tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng là rất tốt. Chi phí cũng tăng
do Chi nhánh đã đa dạng hóa được các loại hình sản phẩm, dịch vụ, mở rộng được các
loại hình cho vay. Kết quả kinh doanh phát triển một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo
các chỉ tiêu theo quy định của NHNN.
Tóm lại, để đạt được kết quả kinh doanh tốt, ngân hàng cần giảm chi phí, hạn chế
đến mức thấp nhất các khoản chi phí khơng cần thiết, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động
dịch vụ, tăng thu dịch vụ và đặc biệt ngân hàng cần kiểm sốt tốt các hoạt động tín
dụng, giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng xảy ra, các chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả kinh doanh của VietinBank - Chi nhánh Vĩnh Long. Từ đó, mới đạt được mục
tiêu phát triển vững mạnh.
2.4 Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II

2.4.1 Sự cần thiết của quản trị RRTD theo Basel II
Quản trị RRTD là q trình kiểm sốt tác động của các sự kiện liên quan đến
RRTD trên cơ sở tài chính, bao gồm các công việc xác định, đo lường mức độ tổn thất
tiềm năng và thực hiện các biện pháp thích hợp để giảm thiểu nguy cơ thiệt hại cho các
tổ chức tài chính. Theo cách hiểu tại các ngân hàng Việt Nam thì “RRTD là khả năng
xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng
thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Vì vậy,
quản trị RRTD theo Basel II là một yêu cầu tất yếu trong công tác quản trị rủi ro.
Tại Chi nhánh, để quản trị RRTD đạt hiệu hơn, giảm thiểu được rủi ro, tăng lợi
nhuận kinh doanh, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các
ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Do đó, Chi nhánh cần phải triển khai


10

và áp dụng quản trị RRTD theo Basel II phù hợp với thông lệ chuẩn mực quốc tế của
ngân hàng.
Các nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản trị RRTD:
Thứ nhất, nhận diện và phân loại rủi ro: phải theo dõi, xem xét môi trường hoạt
động kinh doanh và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân đã
xảy ra và dự báo những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.
Thứ hai, đánh giá mức độ rủi ro: cần phải thu thập số liệu và phân tích dựa trên
các tiêu chuẩn đã đặt ra. Các đối tượng cần đánh giá mức độ rủi ro bao gồm: nội bộ
ngân hàng, khách hàng, danh mục đầu tư.
Thứ ba, phòng chống và dự phòng rủi ro: theo BIS (2000), kiểm soát rủi ro là
việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt
động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro.
Thứ tư, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro: việc
báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắc lực trong cơng tác
kiểm tra kiểm sốt nội bộ, quản trị rủi ro.

2.4.2 Triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam (VietinBank, 2019).
Trong số 10 NHTM được NHNN Việt Nam chọn thí điểm thực hiện Basel II và
chủ động. Hiện nay, VietinBank cũng là ngân hàng đạt những kết quả đáng ghi nhận về
việc triển khai Basel II và định hình xây dựng một ngân hàng ngang tầm khu vực, phát
triển bền vững theo chuẩn mực quốc tế.
Sau khi cổ phần hóa (năm 2008), hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần,
VietinBank đã chủ trương đổi mới tồn diện hệ thống quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD
theo hướng phù hợp với chuẩn mực Basel II. Để thực hóa chủ trương này, năm 2009
Ban lãnh đạo VietinBank đã giao cho một nhóm cán bộ được đào tạo chuyên sâu ở
nước ngoài tập trung nghiên cứu phương pháp luận quản trị RRTD theo Basel II. Đồng
thời xây dựng và triển khai dự án tổng thể hiện đại hóa công nghệ thông tin giai đoạn


11

2010- 2015 với 15 dự án về công nghệ. Trong đó có thể kể đến các dự án gắn liền với
việc hoàn thiện quản trị RRTD theo Basel II: dự án thay thế core-banking, dự án kho
dữ liệu doanh nghiệp, dự án quản trị RRTD theo chuẩn Basel II….
Năm 2012 VietinBank thực hiện hàng loạt các biện pháp, trong đó có việc tái cấu
trúc các Khối kinh doanh, chuẩn bị cho việc đổi mới toàn diện quản trị RRTD theo
Basel II. Bao gồm:
- Thành lập khối quản lý rủi ro, tách bạch KT-KSNB, kiểm toán nội bộ, Khối
quan hệ khách hàng nhằm thiết lập “3 vịng kiểm sốt” theo u cầu của Basel II. Đổi
mới cơ chế quản lý RRTD song song với việc thực hiện mơ hình quản lý rủi ro tập trung.
- Đổi mới mơ hình cấp tín dụng: tập trung hóa cơng tác thẩm định tín dụng và đánh
giá, quản lý TSĐB, chun mơn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng cường kiểm soát
RRTD.
- Ký hợp đồng với công ty CMCSoft để mua phần mềm thống kê hỗ trợ việc xây
dựng và phát triển mơ hình đo lường RRTD theo Basel II.

- Ký hợp đồng với công ty Ernst&Young Singapore tư vấn xây dựng hệ thống quản
lý RRTD của VietinBank để xây dựng mơ hình đo lường các chỉ tiêu PD, EAD, LGD
cho khách hàng cá nhân, hỗ trợ mua sắm công nghệ cũng như hệ thống giải pháp quản
trị RRTD toàn diện.
Năm 2014, VietinBank tiến hành xây dựng lộ trình triển khai Basel II đến năm
2018: Tháng 6/2014 hồn thành dự án phân tích thực trạng và lập kế hoạch Basel II,
tháng 9/2014 ký hợp đồng với Emst&Young để xây dựng lộ trình triển khai Basel II và
chính thức triển khai Basel II.
Hiện nay, VietinBank đang tích cực hồn thiện cơ sở dữ liệu, nâng cấp và hoàn
thiện hệ thống XHTDNB, tổ chức các đợt khảo sát, chia sẻ kinh nghiệm Basel II với
các NHTM lớn tại Đức và Mỹ, nội dung cơ bản bao gồm: đo lường vốn, hồn thiện dữ
liệu và cơng nghệ, mơ hình quản trị RRTD.


×