Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại tòa án nhân dân thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.8 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN TRUNG NGHĨA

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN - THỰC TIỄN TẠI
TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN TRUNG NGHĨA

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC
GIẢ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN - THỰC TIỄN TẠI TỊA ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành
Hướng đào tạo
Mã số

: Luật Kinh tế
: Hướng nghiên cứu
: 8380107


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MAI TRÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Trung Nghĩa – là học viên lớp Cao học Khóa 28 - 2 chuyên
ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả
của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền tác
giả tại Tòa án nhân dân - Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”
(Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tơi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

NGUYỄN TRUNG NGHĨA


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN - ABSTRACT
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu .............................................................................2
2.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................2
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2
3. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................2
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................5
4.1 Mục đích nghiên cứu .......................................................................................5
4.2 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................6
4.3 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................6
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu ................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài...................................................7
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN .............................................................9
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN TÁC GIẢ..............................9
1.1.1. Khái niệm về quyền tác giả .............................................................................9
1.1.2. Các đặc điểm của quyền tác giả ....................................................................11
1.1.2.1. Đặc điểm của Quyền nhân thân trong Quyền tác giả............................14
1.1.2.2. Quyền tài sản trong Quyền tác giả ........................................................15
1.1.3. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.......................................16
1.1.4. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả với các nước ...21
1.1.4.1. So sánh với Luật bản quyền Hoa Kỳ ......................................................21


1.1.4.2. So sánh với Luật bản quyền Nhật Bản ...................................................24
1.2. KHÁI QUÁT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN TÁC GIẢ...............................27

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp về quyền tác giả ..............................27
1.2.1.1. Khái niệm của tranh chấp về quyền tác giả...........................................27
1.2.1.2. Đặc điểm của tranh chấp về quyền tác giả ............................................27
1.2.2. Phân loại các tranh chấp về quyền tác giả ....................................................28
1.2.2.1. Các tranh chấp quyền tác giả liên quan đến quyền nhân thân .............30
1.2.2.2. Các tranh chấp quyền tác giả liên quan đến quyền tài sản ...................31
1.3. QUYỀN KHỞI KIỆN DÂN SỰ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ CỦA TÒA ÁN .................32
1.3.1. Quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả .....................................................32
1.3.2. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về quyền tác giả ......................................34
1.3.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân Việt Nam
.................................................................................................................................35
1.4. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ
TẠI TÒA ÁN .........................................................................................................38
1.4.1. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh
chấp Quyền tác giả ..................................................................................................38
1.4.1.1. Chứng minh chủ thể quyền tác giả ........................................................38
1.4.1.2. Xác định yếu tố lỗi và thiệt hại trên cơ sở hành vi xâm phạm Quyền tác
giả ............................................................................................................................40
1.4.2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa
án .............................................................................................................................41
1.4.2.1. Nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật trong giải quyết tranh chấp
quyền tác giả tại Tòa án ..........................................................................................41
1.4.2.2. Nguyên tắc áp dụng các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia trong
giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án ......................................................42
Tiểu kết chương 1....................................................................................................44
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC
GIẢ TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ



GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN ........................................................................45
2.1. THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI
TÒA ÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................45
2.1.1. Thực tiễn về khai thác, sử dụng và các tranh chấp phát sinh về quyền tác giả
tại Việt Nam ............................................................................................................45
2.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền tác giả từ năm 2015 đến nay tại Thành
phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................47
2.1.2.1. Số liệu về giải quyết tranh chấp tại Tòa án thành phố Hồ Chí Minh ....47
2.1.2.2. Một số vụ án điển hình về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................52
2.1.3. Những khó khăn, bất cập trong việc giải quyết tranh chấp quyền tác giả của
Tòa án và một số nguyên nhân ................................................................................60
2.1.3.1. Những khó khăn, bất cập .......................................................................60
2.1.3.2. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập ...........................................65
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN ............................................68
2.2.1. Giải pháp về tổ chức, hoạt động của Tòa án .................................................68
2.2.1.1. Giải pháp xây dựng Tòa chuyên trách và Thẩm phán chuyên trách về sở
hữu trí tuệ ................................................................................................................68
2.2.1.2. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả cho
việc giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án ...............................................71
2.2.1.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn pháp luật về quyền tác giả, tháo
gỡ các khó khăn, bất cập trong quá trình xét xử ....................................................73
2.2.2. Giải pháp nâng cao vai trị các cơ quan bổ trợ tư pháp .................................73
2.2.3. Giải pháp đối với xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tranh
chấp quyền tác giả tại Tòa án ..................................................................................75
Tiểu kết chương 2....................................................................................................80
KẾT LUẬN .................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

QTG

Quyền tác giả

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TAND

Tịa án nhân dân
Luật Sở hữu trí tuệ số: 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm

Luật SHTT

Nghị định 22

2005 do Quốc hội ban hành; được sửa đổi, bổ sung năm 2009
và năm 2019
Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về

quyền tác giả, quyền liên quan ngày 23 tháng 02 năm 2018

Thông tư 02

Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBVHTT&DL-BKH&CN-BTP về hướng dẫn áp dụng một số
quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp
về quyền sở hữu trí tuệ tại Tồ án nhân dân ngày 03 tháng 04
năm 2008


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ, việc dân sự sơ thẩm
Bảng 2.2: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ, việc kinh doanh thương mại sơ thẩm
Bảng 2.3: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ, việc về sở hữu trí tuệ sơ thẩm
Bảng 2.4: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ, việc về quyền tác giả sơ thẩm


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân
– Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”.
Thời gian gần đây, các tranh chấp về quyền tác giả đã xuất hiện ngày một
nhiều và phức tạp hơn. Tuy nhiên, số lượng các vụ án này được giải quyết thơng qua
Tịa án nhân dân nói chung và tại Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
chưa nhiều. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc các quy
định pháp luật chưa chặt chẽ, rõ ràng; hoạt động xét xử của Tòa án còn chậm, chưa
đáp ứng được kỳ vọng của xã hội.
Từ thực tế nêu trên, Tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Pháp luật về giải
quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân – Thực tiễn tại Tịa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
Mục tiêu của đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận trong giải quyết tranh chấp

quyền tác giả tại Tòa án theo quy định pháp luật hiện hành, đánh giá thực tiễn việc
giải quyết các tranh chấp này tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ
sở đó, tìm ra những nguyên nhân những hạn chế, tồn tại. Từ đó đề ra các giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại
Tòa án nhân dân trong thời gian tới.
Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh để hệ thống hóa quy
định pháp luật. Ngồi ra, bằng việc thống kê, nghiên cứu hồ sơ để đánh giá thực tiễn
những tranh chấp quyền tác giả đã được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
giải quyết từ năm 2015 đến nay.
Kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp quyền
tác giả của Tịa án nhân dân nói chung và Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng đồng thời là tài liệu tham khảo nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam nói chung và quyền tác giả nói riêng.
Từ khóa: Quyền tác giả, Tranh chấp quyền tác giả, Toà án nhân dân.


ABSTRACT
Subject: "Laws on resolving copyright disputes in the People's Court Practice at the People's Court of Ho Chi Minh City".
Recently, copyright disputes have become more and more
complicated. However, cases resolved through the People's Court in general and the
People's Court of Ho Chi Minh City in particular are too few. This situation stems
from many reasons, including the lack of strict and clear regulations. The Court's
adjudication activities are still slow, not meeting societal expectations.
From the said reality, the author decided to pursue the topic: "Laws on
settlement of copyright disputes in the People's Court - Practice at the People's Court
of Ho Chi Minh City" as the research topic. .
The objective of the topic is to clarify theoretical issues in the settlement of
copyright disputes at the Court in accordance with current law and practical
assessment of the settlement of these disputes at the City People's Court Ho Chi
Minh. On that basis, the research will venture find out the causes of the limitations,

shortcomings and propose solutions and recommendations to improve the efficiency
of resolving copyright disputes in the People's Court in the coming time.
The author uses analysis and comparison to the legal system. In addition, the
author also uses statistic and researching records to assess the reality of copyright
disputes that have been resolved by the People's Court of Ho Chi Minh City from
2015 to present.
The research hopefully will contribute to improving the effectiveness of
copyrights settlement of the People's Court in general and the People's Court of Ho
Chi Minh City in particular, and is a reference for research and improvement of the
system. legal system of Vietnam in general and copyright in particular.
Key words: Copyrights, Copyrights Disputes, People's Court.


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian gần đây, sở hữu trí tuệ đặc biệt là quyền tác giả có vai trị quan trọng
trong hoạt động phát triển kinh tế đất nước. SHTT là một trong những nội dung cơ
bản và quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các nước nhất là
trong các tổ chức thế giới và khu vực mà Việt Nam có tham gia như: WTO, APEC,
ASEAN… Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn coi trọng việc xây
dựng phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHTT nói chung và
QTG nói riêng. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng đã được Đảng và Nhà
nước ta xác định trong việc phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập với quốc tế và
khu vực.
Chính vì vậy, hệ thống pháp luật về QTG đã được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm từng bước hồn thiện bằng nhiều giải pháp cụ thể thơng qua các hoạt động quản
lý nhà nước về vấn đề này. Các quy định của Luật SHTT đã công nhận và bảo hộ
QTG bằng các quy định cụ thể, các quy định này đã góp phần hồn thiện hơn quy

định về QTG, từ đó, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên
quan. Thực tiễn đã chứng minh, việc bảo hộ quyền SHTT ngày càng thể hiện rõ là
công cụ phát triển kinh tế hiệu quả ở Việt Nam. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO,
hoạt động bảo vệ quyền SHTT nói chung và QTG nói riêng đã được quan tâm và
bước đầu sử dụng, khai thác hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì trong thực tế tình
trạng vi phạm các quy định về QTG vẫn còn diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng đến
lợi ích tác giả. Việc ban hành và áp dụng quy định về QTG ngồi những kết quả đạt
được thì cịn những khó khăn, vướng mắc, bất cập như: q trình áp dụng trong thực
tế chưa đạt hiệu quả cao, các quy định về vấn đề này cịn nhiều thiếu sót và hạn chế
bởi tác động của các nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Trong khi đó, các tranh chấp
về QTG được thụ lý, giải quyết tại Tòa án nhân dân nói chung và TAND Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng không nhiều. Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hồ
Chí Minh thì số các vụ án tranh chấp về QTG đã được thụ lý, giải quyết chỉ chiếm tỷ
lệ rất nhỏ (chỉ chiếm 0,02%) trong tổng số các vụ án dân sự mà TAND Thành phố
Hồ Chí Minh thụ lý, giải quyết. Vì vậy, việc tìm hiểu thực tiễn để tìm ra nguyên nhân
tồn tại, hạn chế từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp về QTG


2

tại TAND là việc làm cần thiết, góp phần thúc đẩy quá trình sáng tạo nghệ thuật, bảo
vệ quyền, lợi ích chính đáng của tác giả.
Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quy định của pháp luật về
giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân - Thực tiễn tại Tòa án nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật học chuyên ngành
Luật kinh tế.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thiết nghiên cứu được đặt ra trong mối quan hệ đó là u cầu hồn thiện về
Quyền SHTT nói chung và QTG nói riêng. Đồng thời, xem xét hoạt động giải quyết

tranh chấp hiện nay bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn cịn những khó khăn,
vướng mắc trong q trình thi hành dẫn đến hiệu quả giải quyết tranh chấp về QTG
tại TAND ở nước ta chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu :
Thứ nhất: Cơ sở lý luận về các tranh chấp QTG thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND?
Thứ hai: Những tranh chấp về QTG được giải quyết tại TAND Thành phố Hồ
Chí Minh thời gian qua. Những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của những tồn tại hạn chế đó?
Thứ ba: Đề xuất kiến nghị hồn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết
tranh chấp QTG tại TAND nói chung và TAND Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng?
3. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các quy định pháp luật
liên quan đến quyền SHTT nói chung và QTG nói riêng, các cơng trình nghiên cứu
đã tổng kết được cơ sở lý luận về QTG theo quy định pháp luật Việt Nam qua các
thời kỳ cũng như những bất cập trong thực tế áp dụng các quy định này trong thực tế,
có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu:


3

- Điêu Ngọc Tuấn (2005), “Giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Toà án
nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự” đăng trên Tạp chí Tồ án nhân dân. Toà án
nhân dân tối cao, Số 14/2005. Bài viết giới thiệu khái quát về giải quyết tranh chấp
QTG theo thủ tục tố tụng dân sự tại toà án theo các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành, trên cơ sở đó đưa ra một số bình luận và kiến nghị về nâng cao chất lượng
giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả tại toà án.
- Nguyễn Như Quỳnh (2010), “Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp sở hữu
trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự”. Bài viết có nội dung: Đề cập đến những vấn đề

pháp lý cơ bản, những quy định chưa rõ, chưa đầy đủ trong việc giải quyết tranh chấp
SHTT theo thủ tục tố tụng dân sự như thẩm quyền giải quyết tranh chấp về SHTT,
những người có quyền khởi kiện tranh chấp SHTT, chứng cứ giám định và xác định
mức bồi thường trong giải quyết tranh chấp về SHTT. Đăng trên Website:
< ngày 21/07/2010, [truy cập ngày 12/09/2020].
- Phương Loan (2012), “Có nên lập Tịa SHTT?”. Bài viết có nội dung: Nêu lên
vấn đề số lượng vụ việc giải quyết tranh chấp về SHTT của Tòa án còn quá ít với với
các lực lượng hải quan, quản lý thị trường, cơng an. Đồng thời nêu ra những khó khăn
và nhu cầu về thành lập tòa chuyên trách về SHTT. Trên cơ sở đó, đưa ra các hướng
để từng bước xây dựng Tòa chuyên trách về SHTT – đăng trên Website:
< ngày 04/06/2012, [truy cập
ngày 12/09/2020].
- Nguyễn Hợp Toàn, Trần Văn Nam, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), “Thực
trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 và
một số đề xuất tiếp tục hồn thiện và thực thi về quyền sở hữu trí tuệ”. Bài viết có
nội dung: Nêu lên thực trạng trong việc khai thác QTG trong đó có các hoạt động như
đăng ký, chuyển giao QTG, thực trạng các tổ chức thực hiện nhận ủy thác từ tác giả
trong các hoạt động khai thác QTG. Bài viết đã nêu ra được các vụ việc tiêu biểu
trong khoảng thời gian từ năm 2006-2012 với các hành vi xâm phạm QTG. Các biện
pháp để xử lý hành vi xâm phạm như xử lý hành chính, khởi kiện dân sự và hình sự
đã được phân tích. Từ đó, đã tổng kết được một số nguyên nhân khiến cho việc xử lý
các hành vi xâm phạm quyền tác giả chưa được triệt để như năng lực xét xử của hệ
thống Tòa án, các quy định về SHTT chưa rõ ràng làm khó khăn trong cơng tác xét
xử. Đăng trên website:


4

< ngày 19/05/2013 [truy cập ngày:
13/10/2020]

- Lê Ngọc Lâm (2016), “Cần thiết thành lập Tòa chuyên trách về sở hữu trí
tuệ”. Bài viết có nội dung: Qua thực tiễn cho thấy, thực trạng thời gian qua Tòa án
giải quyết tranh chấp về SHTT cịn rất ít, một trong những ngun nhân là do sự thiếu
hụt Tòa án chuyên trách SHTT cũng như thẩm phán chuyên trách về SHTT. Đăng
trên website: < ngày 16/10/2016 [truy cập ngày:
13/10/2020]
- Đỗ Thị Minh Thủy (2017), “Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ tại Tổ chức Thương mại thế giới và kinh nghiệm cho các nước đang phát triển”
đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật.Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 9/2017. Bài
viết đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp bảo hộ quyền
SHTT Tổ chức Thương mại thế giới qua việc phân tích một số vụ việc cụ thể, từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
trong xây dựng và thực thi chính sách bảo hộ quyền SHTT.
- Nguyễn Hải An (2018), “Thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ thơng qua hoạt
động xét xử tại Tịa án”. Bài viết có nội dung: Bàn về các vấn đề thực thi pháp luật
trong lĩnh vực SHTT bằng biện pháp dân sự, bao gồm: thẩm quyền giải quyết vụ án
dân sự tranh chấp về quyền SHTT tại Tòa án, xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng
biện pháp dân sự, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, xác định thiệt hại do hành vi
xâm phạm quyền SHTT, giám định SHTT, năng lực của Tòa án trong giải quyết tranh
chấp quyền SHTT. Đăng trên Website: />[Ngày 01/03/2018]
- Đỗ Thị Hồng Hạnh (2018), “Bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ
thuật của Việt Nam trong môi trường kỹ thuật số”. Luận văn thạc sĩ luật Đại học Luật
Hà Nội. Luận văn trình bày một số vấn đề lí luận về quyền tác giả, bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm nghệ thuật trong môi trường kỹ thuật số. Nghiên cứu pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nghệ thuật
trong mơi trường kỹ thuật số. Phân tích thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo hộ quyền


5


tác giả đối với tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam trong mơi trường kỹ thuật số; từ đó
đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn
đề này.
- Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2018), “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc trong môi trường Internet ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên
thế giới”. Luận văn thạc sĩ luật Đại học Luật Hà Nội. Luận văn trình bày khái quát
về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường Internet. Phân
tích thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường
Internet ở Việt Nam hiện nay và rút ra kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới,
từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt
động này tại Việt Nam.
- Nguyễn Văn Luật (2020), “Nhu cầu thành lập Tịa sở hữu trí tuệ ở Việt Nam”.
Bài viết có nội dung: Trên thế giới một số nước đã thực hiện việc thành lập Tòa án
chuyên trách về SHTT giúp cho việc xử lý các tranh chấp về SHTT được thực hiện
tốt hơn. Dự báo, tranh chấp về SHTT ở Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển cả về
số lượng cũng như giá trị các tranh chấp, thực tế này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải
thành lập Tòa án SHTT trong hệ thống tư pháp nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết
tranh chấp về SHTT cho các cá nhân và tổ chức. Đây là nhu cầu khách quan và thực
tế trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện cải cách ngành tư pháp và hoàn thiện cơ
chế pháp lý đảm bảo cho việc bảo vệ quyền SHTT nói riêng ở Việt Nam thời điểm
hiện
tại

trong
tương
lai.
Đăng
trên
Website:
< ngày 06/01/2020 [Truy cập ngày: 17/08/2020]

Nhìn chung, các cơng trình này đã đưa ra cái nhìn tổng qt về các quy định
của pháp luật đối với SHTT nói chung và QTG nói riêng cũng như các góc nhìn khác
nhau trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến SHTT và QTG.
Các cơng trình này chính là cơ sở khoa học để tác giả kế thừa và phát triển trong đề
tài nghiên cứu của mình.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Trong những năm gần đây, quy định về QTG và giải quyết tranh chấp QTG
tại TAND là vấn đề đang được nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng quan tâm.


6

Nó được xem xét dưới nhiều góc độ: chính trị, kinh tế - xã hội, pháp luật,… Chọn
QTG và giải quyết tranh chấp QTG tại TAND làm đối tượng nghiên cứu, tác giả có
điều kiện đi sâu phân tích những vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật
về QTG và giải quyết tranh chấp QTG tại TAND, khẳng định tính tất yếu khách quan
của việc bảo vệ QTG và giải quyết tranh chấp QTG tại TAND trong đời sống kinh
tế, xã hội nước ta hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật cũng như đánh giá
các số liệu thực trạng giải quyết tranh chấp QTG tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả làm rõ các quy định pháp luật về QTG qua đó phân tích tính chất, đặc điểm
trong việc giải quyết tranh chấp về QTG tại TAND. Từ thực trạng giải quyết tranh
chấp QTG tại TAND thành phố Hồ Chí Minh tác giả rút ra được những hạn chế, tồn
tại và nguyên nhân của những bất cập này. Từ nghiên cứu của mình đưa ra các đề
xuất, giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật tốt hơn và nâng cao hiệu quả của
giải quyết tranh chấp về QTG của TAND.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết
tranh chấp QTG tại TAND Việt Nam. Cụ thể trên cơ sở làm rõ các quy định của pháp

luật về QTG và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 2015-2020 để xác định nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết
tranh chấp về QTG của TAND.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Các quy định pháp luật và thực tiễn về giải quyết tranh
chấp dân sự về QTG tại TAND.
Về không gian: Tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 05 năm 2020.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài này lấy nền tảng tri thức về luật dân sự, tổ chức hoạt
động và vai trò nhiệm vụ của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự từ
trước đến nay thể hiện thông qua các công trình mà tác giả đã kế thừa từ các cơng
trình nghiên cứu trước đây để tiếp cận nghiên cứu đề tài của mình.
Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ
trương, quan điểm của Đảng là phương pháp luận chủ yếu của tác giả. Trong đó trọng


7

tâm là phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
là phương pháp chủ đạo xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài nhằm đảm bảo
tính khách quan, khoa học cho những nhận định của mình.
- Phương pháp phân tích, so sánh, chứng minh và tổng hợp: Các phương pháp
này dùng để phân tích rõ về mặt lý luận nhằm thống nhất nhận thức và cách hiểu
chung về các vấn đề cơ bản. Các phương pháp này được sử dụng rải rác trong tất cả
các Chương của luận văn và được tập trung nhiều nhất tại Chương 1 của luận văn;
Các phương pháp này giúp rút ra bản chất của các khái niệm, các quan điểm, quy
định pháp luật của QTG và hoạt động thực tiễn trong việc giải quyết tranh chấp QTG
tại TAND thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những dự báo, kiến nghị hoàn thiện
pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp

QTG tại TAND.
- Phương pháp thống kê, nghiên cứu hồ sơ: Dùng để đánh giá thực tiễn những
tranh chấp về QTG đã được TAND Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết thời gian qua.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2 của luận văn.
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng xun suốt tồn bộ
luận văn. Nhằm trình bày nội dung theo một trình tự bố cục hợp lý, chặt chẽ có sự
gắn kết kế thừa phát triển các vấn đề để đạt được mục đích yêu cầu đã được xác định
trong luận văn.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn kết hợp chặt chẽ giữa các phương
pháp trong suốt quá trình nghiên cứu của luận văn. Tùy thuộc vào đối tượng nghiên
cứu của từng chương, mục trong luận văn mà tác giả vận dụng, chú trọng các phương
pháp khác nhau cho phù hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo
một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về hoạt động bảo về QTG và giải quyết tranh chấp
QTG tại TAND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, thơng qua q trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt được thì
luận văn có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn, hệ
thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về vai trò bảo về QTG và giải quyết tranh
chấp QTG tại TAND theo quy định của pháp luật cũng như những chính sách của
Đảng và Nhà nước đề ra.


8

Điểm mới của luận văn chính là trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các cơng
trình khoa học, bài viết nghiên cứu có liên quan, luận văn đã tiến hành phân tích, tổng
hợp, đưa ra dẫn chứng từ đó rút ra kết luận về sự phù hợp của các quy định pháp luật
trong vai trò bảo vệ QTG và giải quyết tranh chấp QTG tại TAND được đối chiếu
thực tiễn tại TAND thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các nhà hoạch định chính sách,

các nhà ban hành pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật, phát hiện của đề tài của
những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi cũng như các
kiến nghị nêu ra có thể được xem là sự đánh giá, là ý kiến đóng góp được cân nhắc
kỹ lưỡng, góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho họ trong công tác chuyên môn trong
công tác bảo vệ QTG và giải quyết tranh chấp QTG tại TAND trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, đối với sinh viên ngành luật, kết quả của đề tài là nguồn tài liệu có
giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các báo cáo khoa
học cấp khoa, cấp trường trong công tác nghiên cứu về QTG. Ngồi ra, đề tài cịn có
ý nghĩa thiết thực đối với một số đối tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này ở nước
ta hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn được cấu trúc thành 2 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại
Tòa án
Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại TAND thành phố
Hồ Chí Minh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
quyền tác giả tại Tòa án


9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN TÁC GIẢ
1.1.1. Khái niệm về quyền tác giả
Theo từ điển Luật học: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc
một phần các tác phẩm như văn học, nghệ thuật, khoa học. Những người có hoạt động
sáng tạo sau đây cũng được cơng nhận là tác giả:

1) Người thực hiện dịch tác phẩm của người khác từ ngôn ngữ này sang một
ngôn ngữ khác thì được cơng nhận là tác giả của tác phẩm dịch đó;
2) Người thực hiện hoạt động phóng tác từ một tác phẩm đã có, người thực
hiện cải biên, chuyển thể một tác phẩm từ loại hình này sang một loại hình khác là
tác giả của tác phẩm sau khi phóng tác, cải biên, chuyển thể;
3) Người thực hiện biên soạn, chú giải hoặc tuyển chọn tác phẩm của người
khác có tính sáng tạo của cá nhân người thực hiện là tác giả của các tác phẩm biên
soạn, chú giải đó. Tác phẩm được nhiều người cùng thực hiện sáng tạo thì những
người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm đó sẽ là đồng tác giả đối với tác phẩm đó”.1
Quyền tác giả đã được đề cập trong các văn bản pháp luật của Việt Nam từ
rất sớm, cụ thể:
- Theo quy định tại Điều 745 của Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: "Tác giả
là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm, người thực hiện dịch
tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngơn ngữ khác, người thực hiện phóng tác, cải biên,
chuyển thể từ tác phẩm đã có, người biên soạn, chú giải, tuyển chọn từ những tác
phẩm của người khác thành một tác phẩm có tính sáng tạo cũng được công nhận là
tác giả”. Khái niệm này chưa thể hiện được tính khái quát mà chỉ mới mang tính
thống kê vì vậy chưa liệt kê được đầy đủ các nội dung liên quan đến tác giả.
- Để khái quát hơn về tác giả, Bộ luật dân sự năm 2005 đã từng bước khái quát
về QTG tại Điều 736 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về tác giả “1. Người sáng
tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác

1

Từ điển Luật học (2010) Nhà xuất bản Bách Khoa


10

giả của tác phẩm đó. Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng

tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả. 2. Người sáng tạo ra tác
phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn
ngữ này sang ngơn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn,
chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.”, qua khái niệm trên có
thể thấy người mà có hoạt động sáng tạo ra các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ
thuật (có thể gọi chung là tác phẩm) thì sẽ là tác giả của các tác phẩm đó. Trong các
trường hợp mà tác phẩm được sáng tạo ra từ hai hoặc nhiều người trực tiếp thực hiện
thì những người thực hiện sáng tạo sẽ được gọi là đồng tác giả. Ngoài ra, các hoạt
động từ việc dịch sang ngơn ngữ khác, phóng tác, chuyển thể, cải biên, biên soạn từ
những tác phẩm của người khác mà mang tính sáng tạo thì người thực hiện những
hoạt động này sẽ là tác giả cho tác phẩm mang tính sáng tạo của mình, các tác phẩm
này sẽ được gọi là tác phẩm phái sinh. Bộ luật dân sự năm 2005 đã có cách tiếp cận
về khái niệm tác giả mang tính phù hợp với thơng lệ quốc tế hơn.
- Luật SHTT đã đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về QTG theo Khoản
2 Điều 4 quy định “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Ở đây, ngoài chủ thể là cá nhân thì tổ chức cũng đã
được quy định trong luật, mở rộng phạm vi với cách hiểu tác phẩm không chỉ đơn
thuần được thực hiện bởi một người mà cịn bởi một nhóm người, mặt khác đối tượng
tổ chức cũng đã phần nào định hình rõ hơn việc cơng nhận sự đóng góp khơng chỉ
đơn thuần là sáng tạo mà còn là cả việc đầu tư về vật chất để tạo ra tác phẩm, từ đó
các mối quan hệ về sở hữu và các lợi tức từ tác phẩm mang lại cũng sẽ được bảo vệ.
Để việc triển khai thực hiện được dễ dàng và thống nhất tại Điều 6 Nghị định
22 về hướng dẫn Luật SHTT về QTG, quyền liên quan, có hiệu lực thi hành từ ngày
10/04/2018 đã thể hiện rõ hơn quy định của Luật SHTT về việc công nhận tác giả
không chỉ đơn thuần là một cá nhân mà cịn có thể là một nhóm người cùng có cơng
sức sáng tạo ra tác phẩm. Cụ thể như sau:
- Về khái niệm tác giả thì tiếp tục khẳng định việc sáng tạo của bản thân đối
với tác phẩm là đóng góp lớn nhất. Đồng thời làm rõ hơn về khái niệm đóng góp một
phần của tác phẩm của các đồng tác giả, ở đây có thể thấy việc quy định rõ về cơng
sức đóng góp cho tác phẩm đã giúp cho việc xác định tác giả và đồng tác giả dễ dàng

hơn.


11

- Nghị định 22 đã quy định những hoạt động như hỗ trợ, cung cấp tư liệu hoặc
góp ý kiến cho người khác trong hoạt động sáng tạo ra tác phẩm thì sẽ khơng được
xác định là tác giả hoặc đồng tác giả đối với tác phẩm2. Đây là một quy định tiến bộ
và phù hợp với thực tiễn giúp giảm bớt các tranh chấp phát sinh về sau liên quan đến
QTG. Việc chỉ công nhận sự sáng tạo trực tiếp cũng đúng theo nguyên tắc ban đầu là
bảo hộ sự sáng tạo cống hiến cho tác phẩm.
Với quy định như trên thì Luật SHTT trong thực tế đã điều chỉnh một cách
tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến pháp luật SHTT nói chung và QTG nói
riêng ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về tác giả của các nhà
nghiên cứu thì pháp luật Việt Nam đã đưa ra một khái niệm về tác giả một cách hoàn
thiện phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Tạo ra nền tảng pháp lý cơ sở cho
các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong cơng tác quản
lý nhà nước về QTG, phịng chống các hành vi vi phạm về pháp luật về SHTT nói
chung và QTG nói riêng ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế - quốc tế.
1.1.2. Các đặc điểm của quyền tác giả
Quyền tác giả là một phần của khái niệm quyền dân sự, bởi vì theo quy định
tại khoản 4 Điều 8 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Kết quả của lao động, sản xuất,
kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.”, qua
quy định này có thể thấy quyền SHTT cũng là một trong những căn cứ xác lập quyền
dân sự và theo Luật SHTT, QTG là một trong những quyền SHTT bao gồm quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc nhận sở hữu từ việc
giao dịch, chuyển nhượng, ủy thác... tác phẩm. QTG được ghi nhận dựa trên cơ sở là
tác phẩm do họ trực tiếp sáng tạo ra dưới các hình thức như: tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm
điện ảnh, … . QTG tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới

một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã
đăng ký hay chưa đăng ký3. Dưới góc độ quốc tế, QTG là quyền không yêu cầu tuân
thủ các thủ tục hành chính để được bảo hộ4.
Quyền tác giả có các đặc điểm chung sau:

2

Điều 6 Nghị định 22 về hướng dẫn Luật SHTT
Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT
4
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, 2004. Những điều chưa biết về Sở hữu trí tuệ, Tr.25
3


12

Một là, đối tượng của quyền tác giả luôn là tác phẩm và phải mang tính chất
của việc sáng tạo, việc bảo hộ QTG không phụ thuộc vào giá trị của tác phẩm như
nội dung hoặc nghệ thuật. Đối tượng của QTG là các tác phẩm được thể hiện bằng
nhiều khía cạnh như văn học, nghệ thuật hoặc khoa học. Các thành quả lao động sáng
tạo của tác giả khi được thể hiện dưới dạng một hình thức nhất định sẽ được gọi là
tác phẩm. Việc bảo hộ QTG thể hiện quan điểm tôn trọng quyền sáng tạo trong nhiều
lĩnh vực như: văn học, nghệ thuật, khoa học của mọi cá nhân. Khi cá nhân sáng tạo
ra các sản phẩm trí tuệ, khơng nhất thiết phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật
đều có QTG đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Pháp luật về QTG bảo hộ dưới
dạng định hình chứ khơng bảo hộ các ý tưởng. Tác phẩm là kết quả của sự lao động
trí tuệ của tác giả, việc sao chép tác phẩm của người khác là hành vi bị cấm. Ngoài
ra, việc bảo hộ QTG vẫn phải tuân theo các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự
như: nội dung trong tác phẩm khơng được đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc,
không được ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác; các nội dung mang

tính chất trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục… sẽ không được bảo
hộ. Các tác phẩm từ lao động trí tuệ có tính chất đột phá, có khả năng trường tồn theo
thời gian. Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến và mang giá trị cao nếu có nội dung
phù hợp với xã hội, việc bảo hộ QTG như một hình thức hồn trả một phần cơng sức
sáng tạo của tác giả cho những giá trị mà họ mang đến cho xã hội. Việc đánh giá giá
trị của tác phẩm khơng làm ảnh hưởng đến QTG có được bảo hộ hay khơng, đây là
một cách nhìn nhận tích cực giúp cơng nhận và kích thích tính sáng tạo trong xã hội
cho dù thành quả đó có được cơng nhận vào thời điểm sáng tạo ra tác phẩm hay
không. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất của quyền tác giả.
Hai là, quyền tác giả tập trung bảo hộ về mặt hình thức thể hiện của các tác
phẩm. Pháp luật về QTG chỉ bảo hộ tác phẩm khi nó được định hình và đã được thể
hiện dưới dạng vật chất nhất định, QTG không bảo hộ ý tưởng sáng tạo tác phẩm.
Việc không bảo hộ ý tưởng của tác giả khi tác phẩm chưa được định hình dựa trên
việc khơng một ai có thể biết được cụ thể suy nghĩ của người khác. Mặt khác những
ý tưởng về việc thực hiện, sắp xếp, trình bày tác phẩm trong suy nghĩ của mình nhưng
chưa được thể hiện ra bên ngồi dưới dạng hữu hình thì việc xác định căn cứ để bảo
hộ tác phẩm là điều không thể thực hiện được trên thực tế. QTG không chỉ đem cho
tác giả việc cơng nhận đối với tác phẩm của mình mà cịn chống lại các hành vi xâm
phạm đến tác phẩm của họ như: sao chép, sử dụng tác phẩm không xin phép tác giả...


13

Ba là, quyền tác giả được xác lập dựa theo cơ chế bảo hộ tự động, nghĩa là
QTG được xác định dựa vào việc sáng tạo ra tác phẩm của tác giả. Việc bảo hộ này
không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. Như vậy, pháp luật quy định về QTG không
bắt buộc đối các nghĩa vụ đăng ký, nộp đơn yêu cầu bảo hộ QTG từ chính tác giả
sáng tác ra tác phẩm. Quyền này là một loại quyền “tuyên nhận”5, quyền này tự động
phát sinh khi tác phẩm của tác giả được định hình dưới dạng vật chất nhất định. Hoạt
động đăng ký QTG không phải là chứng cứ để chứng minh cho việc phát sinh QTG,

nó chỉ có giá trị là nguồn chứng cứ, chứng minh của đương sự khi có tranh chấp phát
sinh về QTG. Điều này khác với một số quyền về SHTT khác như: quyền sở hữu
công nghiệp được xác lập dựa trên thủ tục đăng ký và quyết định của các cơ quan có
thẩm quyền thơng qua các hoạt động đăng ký, xét duyệt và cấp văn bằng bảo hộ như:
nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… cho chủ sở hữu các đối tượng đó.
Bốn là, quyền tác giả khơng phải là một quyền được bảo hộ tuyệt đối như một
số quyền sở hữu công nghiệp khác. Điều này thể hiện ở chỗ việc bảo hộ QTG chỉ
nhằm đảm bảo cho tác giả được đền bù một phần công sức phải bỏ ra để sáng tạo tác
phẩm, cho nên công chúng được quyền tiếp cận tác phẩm nếu nó khơng làm ảnh
hưởng đến việc khai thác tác phẩm của tác giả; khơng gây xâm hại đến các quyền và
lợi ích hợp pháp của tác giả… Điều này được cụ thể hóa tại Điều 25, 26 Luật SHTT.
Đặc tính này thể hiện các nhà làm luật thừa nhận tác phẩm không chỉ đơn thuần là tài
sản của riêng tác giả mà còn là tài sản chung của toàn xã hội, việc ghi nhận này giúp
tăng khả năng kích thích sáng tạo của toàn xã hội.
Năm là, quyền tác giả là một quyền dân sự nhưng lại được phân chia khá cụ
thể về mặt tinh thần và vật chất. Cụ thể trong Luật SHTT đã phân chia thành Quyền
nhân thân và Quyền tài sản trong mối quan hệ chung của QTG6. Việc phân chia như
vậy một phần do tác phẩm có tính chất vừa là danh dự của tác giả vừa mang yếu tố
vật chất thể hiện trong việc khai thác kinh tế từ tác phẩm là nguồn động lực quan
trọng để tác giả sáng tạo cũng như tái đầu tư cho việc tạo ra các tác phẩm khác. Đây
là một tính chất đặc biệt quan trọng trong QTG với các mối quan hệ pháp luật khác.
Theo Tổ chức SHTT thế giới WIPO, quyền tác giả là quyền bảo hộ độc quyền sử

5

“Khoản 1 Điều 15 Cơng ước Berne, Nếu khơng có bằng chứng ngược lại thì tác giả của tác
phẩm văn học và nghệ thuật chỉ cần ghi tên mình trên tác phẩm như thông lệ là đã được thừa nhận
là tác giả và được sự bảo hộ.”
6
Điều 18 Luật SHTT



14

dụng hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm theo các hình thức như: Tái bản,
phân phối, cho thuê, biểu diễn trước cơng chúng, sao chép, phát sóng, dịch…7.
1.1.2.1. Đặc điểm của Quyền nhân thân trong Quyền tác giả
Điều 18 Luật SHTT quy định: “Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại
Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.”
Quyền nhân thân trong QTG bao gồm các quyền sau: “Đặt tên cho tác phẩm,
đứng tên tác phẩm, công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và bảo vệ
sự toàn vẹn của tác phẩm"8. Có thể thấy đặc điểm của quyền nhân thân thường mang
tính chất cơng nhận của tác giả đối với việc đã sáng tạo ra tác phẩm, các quyền này
mang tính chất ghi nhận cũng như vinh danh các cá nhân đã có đóng góp sự sáng tạo
của mình.
Qua các quy định trong Luật SHTT, tác giả có thể nêu ra các đặc điểm quyền
nhân thân trong quyền tác giả như sau:
Một là, quyền nhân thân là quyền chỉ thuộc về riêng cá nhân tác giả, có ba
quyền trong quyền nhân thân không thể chuyển giao cho bất kỳ ai, dưới bất kỳ hình
thức nào bao gồm: “quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự
tồn vẹn của tác phẩm.”9 Dưới góc độ quyền nhân thân của tác giả gắn với tác phẩm
chúng ta có thể ví von tác phẩm như là một đứa con tinh thần của tác giả, quyền nhân
thân như là việc cha mẹ được đặt tên cho con, thừa nhận con mình và bảo vệ con
mình khỏi sự xâm phạm từ bên ngồi. Quyền nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến
danh dự, uy tín của chính tác giả, nó được tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài
sản và luôn gắn liền với tác giả, kể cả trong trường hợp tác phẩm đã được chuyển
giao quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm cho người khác. Quyền nhân thân được bảo
hộ vô thời hạn trong trường hợp không gắn với tài sản, đó là sự khác biệt của quyền
nhân thân với các quyền khác trong quyền tác giả được bảo hộ có thời hạn.
Hai là, việc bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm trong QTG chính là sự bảo vệ

“nội dung tác phẩm” chứ không phải là “phương thức thể hiện tác phẩm”. Việc một
nhà văn, nhà thơ có bản thảo gửi đến nhà xuất bản thì việc nhà xuất bản chỉnh sửa
các lỗi chính tả trong tác phẩm (trong trường hợp đó khơng phải ý đồ của tác giả)

7

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, 2004. Những điều chưa biết về Sở hữu trí tuệ, Tr. 69
Điều 19 Luật SHTT
9
Khoản 2 Điều 45 Luật SHTT
8


15

hoặc dàn trang, chỉnh sửa khổ giấy của cuốn sách khơng bị coi là xâm phạm đến sự
tồn vẹn của tác phẩm. Tuy nhiên, ranh giới của những việc này rất khó xác định có
việc xâm phạm hay khơng nên dễ xảy ra tranh chấp vì việc bảo hộ QTG không dựa
vào chất lượng hay dở của tác phẩm, cho nên việc các tổ chức, cá nhân chỉnh sửa tác
phẩm với mục đích làm tác phẩm hay hơn nhưng khơng được sự đồng ý của tác giả
thì khơng căn cứ để để chứng minh khơng có hành vi xâm phạm.
Ba là, việc tách quyền tác giả thành 02 quyền gồm: quyền nhân thân và quyền
tài sản là một điểm đặc biệt của pháp luật Việt Nam. Bản chất của QTG vẫn là quyền
cho phép hoặc không cho phép người khác trình bày tác phẩm của mình, quyền này
thể hiện rất rõ sự độc quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình. Việc tách rời
quyền nhân thân và quyền tài sản trong QTG đã giúp cho tác giả có thể thương mại
hóa tác phẩm của mình nhưng vẫn khơng làm mất đi hoàn toàn quyền của tác giả đối
với đứa con tinh thần của mình.
1.1.2.2. Quyền tài sản trong Quyền tác giả
Quyền tài sản là quyền bao gồm được sử dụng và hưởng thù lao phát sinh từ

tác phẩm mà tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nhận được. Thông thường chủ sở hữu
tác phẩm sẽ là bên được hưởng được quyền sử dụng trong khi đó, tác giả sẽ là người
được hưởng thù lao hoặc giải thưởng mang lại từ tác phẩm đó. Bản chất của tiền thù
lao là để trả công, bù đắp cho những nỗ lực sáng tạo của tác giả theo các thỏa thuận
hay hợp đồng lao động; tiền thù lao cũng nhằm trả cho các chi phí về vật chất mà tác
giả đã phải bỏ ra trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì quyền tài sản bao gồm các hành vi
như: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm; sao chép tác phẩm; phân phối bản
gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền tải tác phẩm đến với công chúng bằng các công
cụ, phương tiện như vơ tuyến, mạng thơng tin điện tử… Tóm lại, quyền tài sản chính
là quyền được sử dụng tác phẩm.
Quyền tài sản là quyền gắn liền với quyền tác giả, nên có các đặc điểm sau:


×