Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.71 KB, 7 trang )

Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và
quyền sử dụng đất khi ly hôn

Nguyễn Thị Thanh Xuân

Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự; Mã số 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phương Lan
Năm bảo vệ: 2013


Abstract. Nghiên cứu những vấn đề lý luận trong việc giải quyết tranh chấp nhà ở và
quyền sử dụng đất của vợ chồng. Luận văn phân tích những quy định của pháp luật
làm căn cứ giải quyết tranh chấp, nguyên tắc giải quyết tranh chấp, cơ chế giải quyết
tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn; phân tích tính kế thừa
và phát triển, cũng như những điểm mới qui định về giải quyết tranh chấp nhà ở và
quyền sử dụng đất khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000 từ
đó nêu lên ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly
hôn đối với gia đình và xã hội. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh
chấp nhà ở và quyền sử dụng đất qua hoạt động xét xử của Tòa án. Qua đó, đánh giá
về những thành công và hạn chế của việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh
chấp tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn; Trên cơ sở phân tích nội dung và thực tiễn
áp dụng giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
theo luật thực định, luận văn nêu một số kiến nghị đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các
qui định trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh
chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.

Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Quyền sử dụng đất.

Content
MỞ ĐẦU



1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) cho thấy gắn
liền với việc giải quyết các quan hệ nhân thân là các quan hệ về tài sản của vợ chồng mà cụ
thể là việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng… Có thể nói, trong vụ kiện ly
hôn có yêu cầu chia tài sản là nhà, đất luôn là loại việc thường xảy ra tranh chấp gay gắt. Bởi
vì đối với người Việt Nam, nhà ở và quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ
về mặt giá trị mà đó là nơi trú ngụ, là nguồn sống, nguồn kinh tế cơ bản, chủ yếu của bản thân
và gia đình. Ngoài ra, việc phân chia nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn không chỉ đụng
chạm đến quyền lợi thiết thân của các bên đương sự về mặt vật chất mà còn liên quan đến
quyền lợi của người thứ ba, thậm chí của Nhà nước. Cho nên nếu giải quyết vấn đề này không
hợp tình, hợp lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cá nhân, gây nên tình trạng mất đoàn
kết giữa các bên đương sự, đồng thời ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội.
Do đó muốn giải quyết đúng đắn vấn đề tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi
ly hôn, Tòa án phải tiến hành điều tra, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các bên đương sự,
phải nắm vững nguồn gốc nhà và đất, hoàn cảnh sống của con cái, tình trạng sinh sống cụ thể
của gia đình mới có thể ra quyết định đúng đắn trong mỗi bản án của mình. Ngoài ra, trong
việc áp dụng pháp luật, Tòa án cũng phải xem xét kỹ lưỡng, vận dụng nhiều văn bản quy
phạm pháp luật không chỉ là Luật HN&GĐ, Luật Đất đai (LĐĐ) mà còn phải xem xét Bộ luật
Dân sự (BLDS), Luật Nhà ở, Luật Cư trú… và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giải quyết đúng đắn các vụ kiện ly hôn về tranh chấp
nhà ở và quyền sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt to lớn. Việc giải quyết tranh chấp về bất động
sản khi ly hôn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ như: Nguyên tắc bình
đẳng giữa vợ và chồng, nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người vợ và con chưa thành niên,
nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em… khẳng định quyền sở hữu của cá nhân trong BLDS,
đồng thời đảm bảo sự công bằng về lợi ích của các bên đương sự, góp phần bình ổn xã hội
dân sự, đảm bảo thống nhất quản lý đất đai của nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp nhà ở và
quyền sử dụng đất trong các vụ án ly hôn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Một phần do quy
định chồng chéo của các văn bản pháp luật, một phần do trình độ yếu kém, chưa đồng đều của

các cán bộ Tòa án. Điều đó, dẫn đến tình trạng các đương sự không đồng ý với bản án sơ
thẩm và nộp đơn phúc thẩm tạo nên sự quá tải của tòa cấp phúc thẩm, từ đó kéo theo một số
hệ lụy khác như: Việc giải quyết án chậm, kém chất lượng, gây tốn kém tiền của, công sức…
Nhận thấy việc giải quyết các tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ án
ly hôn có vai trò quan trọng, là một đề tài phong phú, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống nên
tôi đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly
hôn" làm luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tà
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các qui định của luật thực
định về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, tìm hiểu
thực tiễn áp dụng luật thực định để giải quyết các tranh chấp về nhà ở và quyền sử dụng đất
trong hoạt động xét xử ly hôn của Tòa án. Từ đó, tìm hiểu những qui định bất cập, chưa cụ
thể, trên cơ sở đó có những nhận xét, kiến nghị về hướng hoàn thiện pháp luật trong việc giải
quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.
Luận văn được thực hiện với các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận trong việc giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền
sử dụng đất của vợ chồng. Luận văn phân tích những quy định của pháp luật làm căn cứ giải
quyết tranh chấp, nguyên tắc giải quyết tranh chấp, cơ chế giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền
sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn; phân tích tính kế thừa và phát triển, cũng như những điểm
mới qui định về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn theo Luật
HN&GĐ năm 2000 từ đó nêu lên ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử
dụng đất khi ly hôn đối với gia đình và xã hội.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng
đất qua hoạt động xét xử của Tòa án. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của
việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn;
- Trên cơ sở phân tích nội dung và thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp nhà ở và
quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo luật thực định, luận văn nêu một số kiến nghị
đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các qui định trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhằm hoàn thiện
pháp luật giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.
Từ những nhiệm vụ trên đây, luận văn được nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi luật

thực định qui định và việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền
sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật hiện hành trong
giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn và việc vận dụng
các quy định đó thông qua nghiên cứu một số án trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
- Phạm vi nghiên cứu: Giải quyết tranh chấp về nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly
hôn thực chất là xác định và chia tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly
hôn, cũng như xác định tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất của người thứ ba có liên quan
trong các giao dịch về tài sản với vợ chồng khi giải quyết ly hôn. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu
của đề tài là các quy định có liên quan đến tài sản là bất động sản của vợ chồng trong Luật
HN&GĐ năm 2000, BLDS năm 2005, LĐĐ năm 2003
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay, ở nước ta có rất nhiều đề tài nghiên cứu về
vấn đề ly hôn trong đó bao gồm vấn đề tranh chấp tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất của
vợ chồng. Đề tài "Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn" đã
được nghiên cứu, tìm hiểu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau dưới nhiều hình thức như luận
văn; khóa luận tốt nghiệp như: Đề tài "Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử
dụng đất của vợ chồng trong tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn" của nhóm A
1
-
HS30A Trường Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra, vấn đề này còn được nghiên cứu, bình luận, trao
đổi thông qua các bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lập pháp, Luật
học, Dân chủ và pháp luật, Nhà nước và pháp luật
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách tổng thể những khía cạnh pháp lý trong việc
giải quyết tranh chấp tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn và thực tiễn
áp dụng pháp luật là một cách tiếp cận mới về vấn đề này mà hiện nay chưa được khai thác sẽ
là nét riêng của luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan
đến pháp luật giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn và
khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn;
+ Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu qui định của pháp luật hiện
hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật của một số nước khác
qui định về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn. Qua đó, nêu lên ý
nghĩa của việc giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn đối
với gia đình và xã hội;
+ Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động
xét xử của ngành Tòa án, với các số liệu cụ thể giải quyết các tranh chấp từ quan hệ HN&GĐ
liên quan đến tài sản giữa vợ và chồng đặc biệt là nhà ở và quyền sử dụng đất. Tìm ra mối liên
hệ giữa các qui định của pháp luật với thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chưa? Các lý do? Từ
đó xem xét nội dung qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng
đất của vợ chồng khi ly hôn, với thực tiễn của đời sống xã hội nhằm nâng cao hiệu quả điều
chỉnh của pháp luật về vấn đề này.
6. Ý nghĩa khoa học và điểm mới của đề tài
- Luận văn nghiên cứu và chỉ ra những cơ sở lý luận cơ bản trong việc giải quyết các
tranh chấp về nhà ở, quyền sử dụng đất giữa vợ chồng khi ly hôn. Đó là căn cứ, nguyên tắc,
cơ chế giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn và ý nghĩa của
việc giải quyết này đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Luận văn đã phân tích và chỉ ra những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật giải
quyết tranh chấp về nhà ở, quyền sử dụng đất giữa vợ chồng khi ly hôn, qua việc phân tích
các vụ án xét xử trong thực tế tại các Tòa án. Sự phân tích thực tế xét xử các vụ việc cụ thể
qua hoạt động xét xử của Tòa án đảm bảo tính thực tiễn và thuyết phục cho việc đưa ra các
kiến nghị sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
- Ngoài ra luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu
và học tập khoa học Luật HN&GĐ.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử
dụng đất giữa vợ chồng khi ly hôn.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về nhà ở, quyền sử
dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.
Chương 3: Những vướng mắc bất cập và kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả việc giải
quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất giữa vợ chồng khi ly hôn.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp (2003), Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP này 14/7 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về
tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ
chồng, Hà Nội.
2. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10 quy định chi tiết thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
3. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10 quy định chi tiết về đăng ký
kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000, Hà Nội.
4. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai
năm 2003, Hà Nội.
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành luật nhà ở, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà
Nội.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 về đăng ký giao dịch bảo
đảm, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Cường (2008), "Thực tiễn giải quyết tranh chấp về bất động sản và những
yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về đăng ký bất động sản", luathoc.cafeluat.com, ngày
13/5.
10. Nguyễn Hồng Hải (2007), "Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành", Luật học, (5).
11. Hoàng Khuê (2010), "Năng lực của thẩm phán vẫn là vấn đề quan ngại", vnexpress.net.
12. Nguyễn Phương Lan (2002), "Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân", Luật học, (6).
13. Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án dân sự và hôn nhân gia đình, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
14. Tưởng Duy Lượng (2007), "Giải quyết quyền lợi của vợ chồng đối với nhà, đất thuê của
Nhà nước", Khoa học pháp lý, 2(39).
15. Nguyễn Hồng Nam (2004), "Chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn",
luathoc.cafeluat.com.
16. Định Thị Mai Phương (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
18. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
19. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
20. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
21. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về thi hành Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000, Hà Nội.
22. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
23. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
24. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
25. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
26. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.
27. Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau cách mạng tháng
tám, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
28. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Chỉ thị số 69/TATC ngày 24/12 của Chánh án Tòa án

nhân dân tối cao về việc giải quyết vấn đề nhà, đảm bảo chỗ ở cho các đương sự sau khi
ly hôn, Hà Nội.
29. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
30. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/10 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải
quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
31. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2005, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao năm 2005, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo số 48/TANDTC-TK ngày 17/3 của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao về việc trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp thứ 29
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo số 09/2010/BC-TANDTC ngày 9/8 tổng kết 5
năm thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
35. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục địa chính (2002),
Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03/01 hướng dẫn
về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến
quyền sử dụng đất, Hà Nội.
36. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Giáo
trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở,
Hà Nội.

×