Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Bất bình đẳng giới ở việt nam nhìn từ khía cạnh thu nhập của người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

TRƯƠNG HỮU BẢO

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ KHÍA CẠNH
THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

TRƯƠNG HỮU BẢO

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ KHÍA CẠNH
THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HỒI



Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ đề tài “Bất bình đẳng giới ở Việt Nam nhìn
từ khía cạnh thu nhập của người lao động” là nghiên cứu khoa học do chính tơi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Những số liệu và thông tin được
sử dụng trong luận văn này được tổng hợp trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định. Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác cho tới thời điểm hiện tại.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2020
Học viên

Trương Hữu Bảo


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.4. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BẤT BÌNH
ĐẲNG GIỚI THEO THU NHẬP ................................................................................. 6
2.1. Các khái niệm ........................................................................................................ 6
2.2. Lý thuyết về hàm thu nhập của người lao động .................................................... 8
2.3. Phương pháp phân tách Oaxaca-Blinder (1973) ................................................. 12


2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................... 14
2.5. Các kế thừa và khác biệt đề xuất từ nghiên cứu .................................................. 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 25
3.1. Khung phân tích ................................................................................................... 25
3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động ............................. 25
3.1.2. Bất bình đẳng giới trong thu nhập giữa nam và nữ ...................................... 30
3.2. Mơ hình kinh tế lượng ......................................................................................... 31
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 36
3.3.1. Bộ dữ liệu VHLSS .......................................................................................... 36
3.3.2. Xử lý dữ liệu .................................................................................................. 36
3.4. Phương pháp ước lượng....................................................................................... 37
3.4.1. Dạng mơ hình và phương pháp ước lượng ................................................... 37
3.4.2. Các kiểm định ................................................................................................ 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 41
4.1. Phân tích hiện trạng về thu nhập và bình đẳng giới ở Việt Nam......................... 41
4.2. Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer năm 2014 ............................................... 51
4.3. Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer năm 2016 ............................................... 56

4.4. Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer năm 2018 ............................................... 58
4.5. Kết quả phân tích bất bình đẳng giới trong thu nhập giữa nam và nữ bằng phương
pháp Oaxaca-Blinder .................................................................................................. 61
4.6. So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả từ các nghiên cứu trước ....................... 63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................. 65


5.1. Kết luận ................................................................................................................ 65
5.1.1. Kết luận từ hiện trạng thu nhập và bình đẳng giới Việt Nam ....................... 65
5.1.2. Kết luận từ nghiên cứu thực nghiệm 2014 - 2018 ......................................... 65
5.2. Gợi ý chính sách .................................................................................................. 67
5.3. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt


: Cao Đẳng

ĐH

: Đại học

THPT

: Trung học phổ thông


UBND

: Ủy ban nhân dân

Tiếng Anh
CEDAW : Committee on the Elimination of Discrimination against
Women – Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ
FDI

: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

GII

: Gender Inequality Index – Chỉ số bất bình đẳng giới

GSO

: General Statistics Office – Tổng cục Thống kê

HDI

: Human Development Index – Chỉ số phát triển con người

OLS


: Ordinary Least Square – Bình phương tối thiểu thông thường

SGDs

: Sustainable Development Goals – Mục tiêu phát triển bền vững

UN

: United Nations – Liên Hiệp Quốc

VHLSS

: Vietnam Household Living Standard Survey – Khảo sát mức
sống hộ gia đình Việt Nam.

VLSS

: Vietnam Living Standard Survey – Khảo sát mức sống dân cư
Việt Nam

WHO

: World Heath Organization – Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm bất bình đẳng giới trong thu nhập tại
Việt Nam ........................................................................................................................ 17
Bảng 3.1 Bảng quy đổi số năm đi học theo các bậc học ................................................ 32

Bảng 3.2 Tổng hợp các biến độc lập trong mơ hình và dấu kỳ vọng ............................ 34
Bảng 3.3 Số lượng mẫu nghiên cứu sau khi xử lý dữ liệu ............................................. 37
Bảng 4.1 Phân bố lực lượng lao động theo trình độ giáo dục ........................................ 44
Bảng 4.2 Phân bố lượng lao động phân theo giới tính và trình độ giáo dục.................. 44
Bảng 4.3 Phân bố lực lượng lao động theo trình độ chun mơn, kỹ thuật................... 45
Bảng 4.4 Phân bố lực lượng lao động theo giới và trình độ chun mơn, kỹ thuật ...... 45
Bảng 4.5 Phân phối lao động có bằng nghề và khơng có bằng nghề ............................. 46
Bảng 4.6 Phân phối lao động theo khu vực kinh tế ....................................................... 47
Bảng 4.7 Phân bố lao động theo khu vực sinh sống ...................................................... 47
Bảng 4.8 Phân bố lao động theo lĩnh vực kinh tế .......................................................... 48
Bảng 4.9 Thu nhập trung bình của nam và nữ theo nhóm lao động .............................. 50
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer năm 2014 ........................................ 52
Bảng 4.11 Bảng ngành kinh tế của lao động nữ năm 2014 ........................................... 56
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer năm 2016 ........................................ 57
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer năm 2018 ........................................ 59
Bảng 4.14 Kết quả phân tích bất bình đẳng giới theo thu nhập bằng phương pháp OaxacaBlinder giai đoạn 2014-2018 .......................................................................................... 61


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập và số năm đi học ......................... 9
Hình 3.1 Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động ...................... 26
Hình 3.2 Sơ đồ phân tách sự khác biệt thu nhập giữa nam và nữ .................................. 30
Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 1986 đến nay ............................... 41
Hình 4.2 GDP bình quân đầu người ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay ........................ 42
Hình 4.3 Tỉ lệ lao động theo giới ở Việt Nam những năm 2014, 2016 và 2018 ........... 43
Hình 4.4 Thu nhập trung bình theo giới năm 2014, 2016 và 2018 ................................ 49


TĨM TẮT
Để trả lời cho câu hỏi: “Liệu cịn tồn tại bất đẳng giới trong thu nhập tại Việt

Nam hay khơng? Và mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập thay đổi như thế nào
trong các năm qua?”, nghiên cứu đã xây dựng mơ hình hồi quy dựa trên mơ hình thu
nhập của Mincer (1974), sử dụng phươnng pháp hồi quy bình phương tối thiểu thơng
thường (OLS) và bộ dữ liệu tổng hợp từ kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình ở Việt
Nam (VLHSS) qua 3 năm 2014, 2016 và 2018 để tìm hiểu sự khác biệt trong thu nhập
của nam và nữ. Phương pháp phân tách Oaxaca-Blinder (1973) được sử dụng để tìm hiểu
mức độ bất bình đẳng trong thu nhập của nam và nữ.
Kết quả cho thấy nữ giới có năng suất cao hơn so với nam giới trong giai đoạn
nghiên cứu và có tồn tại sự bất bình đẳng giới về thu nhập. Chính sự phân biệt đối xử về
giới trong thu nhập đã cho nam giới mức thu nhập cao hơn nữ giới mặc dù nam giới có
năng suất thấp hơn. Nghiên cứu cịn chỉ ra rằng mức độ bất bình đẳng khơng có xu hướng
giảm trong giai đoạn trên chứng tỏ rằng các chính sách về bình đẳng giới chưa thật sự
dẫn đến một kết quả tích cực.
Từ khóa: Bất bình đẳng, giới tính, thu nhập, phân biệt đối xử.


ABSTRACT
To answer the question: “Is gender inequality in income in Vietnam still? And
how has the level of gender inequality in income changed over the pass few years? ”,
The study built a regression model based on the income model of Mincer (1974), using
the Ordinary Least Squares (OLS) and data aggregated from the Vietnam Household
Living Standard Survey (VLHSS) over 3 years: 2014, 2016 and 2018 to find out the
difference in male’s and female’s income. The Oaxaca-Blinder (1973) decomposition
method was used to investigate the income inequality of men and women.
The results show that women are more productive than men during the study
period and that gender inequality exists in terms of income. It is the gender
discrimination in income that gives men a higher income than women even though men
are less productive. The research also shows that the level of inequality does not tend to
decrease in the above period, which shows that the gender equality policies have not
actually led to a positive result.

Keywords: Inequality, gender, income, discrimination.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương này sẽ giới thiệu về vấn đề nghiên cứu và tại sao lại cần phải thực hiện
nghiên cứu này. Sau đó, tác giả sẽ trình bày một số nội dung cơ bản của nghiên cứu như
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi của nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cần
phải trả lời.
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Vào tháng 8 năm 2015, Liên hiệp quốc (UNDP) đã thông qua 17 mục tiêu liên
quan đến sự phát triển quốc tế đến năm 2030 được gọi là Các mục tiêu toàn cầu về phát
triển bền vững (SGDs) và đã được 193 quốc gia đồng ý thông qua1. Các mục tiêu này
bao hàm nhiều vấn đề trong sự phát triển kinh tế - xã hội như về tự nhiên (khí hậu, đại
dương, các nguồn tài nguyên,..); về mặt kinh tế (lao động, việc làm, đô thị, quan hệ quốc
tế,…) lẫn về mặt xã hội (giáo dục, sức khoẻ, việc làm, hồ bình, cơng lý,…). Trong số 17
mục tiêu đó, mục tiêu thứ 5 của Liên hiệp quốc: Bình đẳng giới là một mục tiêu quan
trọng trong sự phát triển xã hội hiện đại của các quốc gia.
Bất bình đẳng giới vốn là vấn đề đã tồn tại rất lâu trong các xã hội cũ của các
quốc gia trên thế giới. Mặc dù hiện nay trong các xã hội hiện đại, vấn đề bất bình đẳng
giới khơng cịn nặng nề như trước và các quốc gia đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao
vai trị và vị trí của phụ nữ nhưng vẫn ln có tình trạng phân biệt đối xử giữa nam và
nữ trong các hoạt động kinh tế, xã hội và trong định kiến của người dân.
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Châu Á với lịch sử hơn 1000 năm Bắc
thuộc và nhiều triều đại phong kiến khác nhau. Do vậy, người Việt Nam chịu ảnh hưởng
khá nhiều bởi văn minh Trung Hoa, của tư tưởng Nho giáo. Trong đó điển hình là tư
tưởng trọng nam khinh nữ: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong
việc đạt được mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao vai trị, vị trí của phụ nữ trong xã hội


1

Nguồn: />

2

nhất là trong những năm trở lại đây. Theo xếp hạng của Liên hiện quốc năm 2018, Việt
Nam được xếp hạng 68 về chỉ số bất bình đẳng giới (Gender Inequality Index - GII)2
mặc dù chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) cùng năm của
Việt Nam chỉ được xếp thứ hạng 118 trên thế giới3. Điều này cho thấy nỗ lực của Việt
Nam trong việc thu hẹp khoảng cách về giới trong xã hội và phụ nữ là đối tượng quan
trọng trong chiến lược phát triển con người ở Việt Nam.
Tuy nhiên, mặc dù Chính phủ đã có nhiều quy định và chính sách nhằm bảo vệ
sự phát triển của phụ nữ và xoá bỏ phân biệt giới tính trong xã hội nhưng những định
kiến và quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn luôn tồn tại trong tư tưởng của một bộ phận
người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhu
cầu cao về năng suất đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo giới. Điều này mang lại nhiều
thách thức trong việc đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong xã hội.
Để đánh giá được tình trạng bất bình đẳng giới tại Việt Nam hiện nay, địi hỏi
phải có những nghiên cứu mang tính chất định lượng thay vì những chỉ số tương đối và
giản đơn như tỉ lệ lao động nữ, tỉ lệ chủ doanh nghiệp là nữ, .... Bất bình đẳng giới có
thể được đánh giá qua nhiều mặt trong xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này,
sự phân biệt đối xử với nữ sẽ được đánh giá qua thu nhập bởi vì cách trả lương thể hiện
sự đánh giá của người sử dụng lao động đối với những giá trị mà lao động đó mang lại
cho đơn vị mình, nó bao hàm cả những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm,… của người
lao động và cả những suy nghĩ mang tính chủ quan của người sử dụng lao động như định
kiến về giới. Mặt khác, thu nhập của lao động nữ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định
về tiêu dùng, chi tiêu giáo dục, sức khỏe của lao động nữ đó. Khi lao động nữ được trả
lương bình đẳng như nam giới, họ sẽ có cùng cơ hội như nam giới để chi tiêu cho các

mặt khác ngoài tiêu dùng như giáo dục, đào tạo nghề, kỹ năng hoặc chi cho sức khoẻ,
góp phân nâng cao chất lượng của bản thân nói riêng và lực lượng lao động nói chung.

2
3

Nguồn: />Nguồn: />

3

Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu rằng “Liệu có cịn sự phân biệt đối xử trong việc trả
lương giữa lao động nam và lao động nữ trong những năm gần đây hay không và mức
độ phân biệt đối xử thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian nghiên cứu?”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của nghiên cứu là bắt nguồn từ sự khác biệt trong thu nhập giữa nam
và nữ, tìm hiểu xem liệu có sự phân biệt đối xử trong việc trả lương đối với lao động nữ
hay khơng. Việc này địi hỏi phải loại trừ các yếu tố khác nhau giữa nam và nữ có ảnh
hưởng đến lương của một cá nhân như trình độ, kỹ năng,… Sau khi đã loại trừ các yếu
tố khác nhau này ra. Sự chênh lệch thu nhập (nếu có) sẽ cho thấy sự phân biệt đối xử
giữa lao động nữ so với lao động nam. Nếu sau khi đã loại bỏ các yếu tố khác nhau, phần
còn lại là giống nhau thì điều này đồng nghĩa khơng có sự phân biệt trong việc trả lương
giữa nam và nữ.
Sau đó, nghiên cứu sẽ so sánh mức độ phân biệt đối xử qua các giai đoạn từ năm
2014 - 2018 ở Việt Nam để tìm hiểu sự thay đổi của phân biệt đối xử theo thời gian. Liệu
các chính sách của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây có phát huy tác dụng
làm giảm sự phân biệt đối xử với nữ giới?
Dựa trên kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, gợi ý
chính sách để thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, phân tích hiện trạng thu nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam .
Thứ hai, phân tách sự chênh lệch thu nhập trung bình của nam và nữ để tìm ra
tác động của sự phân biệt đối xử về giới tính trong thu nhập.
Thứ ba, đề xuất một số gợi ý chính sách về bình đẳng giới ở Việt Nam trong giai
đoạn tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là thu nhập bình quân theo giờ của người lao động tại
Việt Nam trong 3 năm 2014, 2016 và 2018, trong đó chia ra thành 2 phần là thu nhập
bình qn của nam và thu nhập bình quân của nữ để nghiên cứu sự khác biệt. Ngồi ra,
nghiên cứu cịn tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập như trình độ giáo dục của
đối tượng, tình trạng hơn nhân, kỹ năng,…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong việc trả lương
của người lao động ở Việt Nam qua những năm gần đây. Trong đó:
- Về thời gian: nghiên cứu bất bình đẳng giới về thu nhập trong 3 năm 2014,
2016 và 2018 của lao động nam và nữ.
- Về không gian: nghiên cứu áp dụng với tất cả người lao động tại Việt Nam.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính: “Mức độ phân biệt
đối xử trong thu nhập giữa nam và nữ những năm gần đây (2014-2018) thay đổi như thế
nào?”
Để trả lời được câu hỏi này, nghiên cứu cũng sẽ từng bước trả lời các câu hỏi
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Có sự phân biệt đối xử trong thu nhập giữa nam và nữ trong các năm 20142018 hay không?
- Mức độ phân biệt đối xử tăng hay giảm qua các năm từ 2014 đến 2018?

1.4. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về vấn đề nghiên cứu, tại sao tác giả lại chọn
nghiên cứu đề tài này. Đồng thời trình bày mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
của đề tài. Chương 1 cũng nêu ra các câu hỏi nghiên cứu chính để nghiên cứu trả lời.


5

Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu và các nghiên cứu thực
nghiệm trong quá khứ. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các kết quả của những nghiên cứu
trước, tác giả sẽ rút ra một số kinh nghiệm để áp dụng trong nghiên cứu này.
Chương 3: Là chương trình bày phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
sẽ được sử dụng để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Chương 3 cũng sẽ trình bày về bộ dữ liệu
và cách xử lý dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày kết quả ước lượng mơ hình hồi quy đã giới thiệu ở Chương
3 và kết quả phân tích mức độ bất bình đẳng trong thu nhập giữa nam và nữ. Tác giả sẽ
sử dụng kết quả ở chương này để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ban đầu và
bàn luận một số vấn đề liên quan rút ra từ kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận lại những phát hiện chính của nghiên cứu và đưa ra một số
gợi ý chính sách. Chương 5 sẽ trình bày một số hạn chế của nghiên cứu này, từ đó gợi ý
hướng phát triển của đề tài trong tương lai.


6

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BẤT
BÌNH ĐẲNG GIỚI THEO THU NHẬP
Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu như các khái niệm
liên quan về giới và bất bình đẳng giới; lý thuyết về hàm thu nhập và phương pháp phân

tách để tính tốn mức độ bất bình đẳng giới. Chương này cũng sẽ trình bày các nghiên
cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện trong quá khứ. Từ
đó, tác giả sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm để làm cơ sở thực hiện cho nghiên cứu này.
2.1. Các khái niệm
Giới và giới tính:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “giới tính” là thuật ngữ để ám chỉ các đặc
điểm sinh học và sinh lý để xác định nam và nữ; “giới” là thuật ngữ để ám chỉ các đến
vai trò, hành vi, hoạt động và các đặc tính khác mà xã hội xem là phù hợp cho nam giới
và nữ giới4.
Tại Việt Nam, Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 định nghĩa: giới chỉ đặc
điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Cịn giới tính chỉ
các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
Như vậy, các định nghĩa về giới và giới tính đều phân biệt 2 khái niệm này với
nhau. Khái niệm giới tính là khái niệm thiên về lĩnh vực khoa học tự nhiên, gắn liền với
các đặc điểm sinh học của cơ thể để xác định một người là nam giới hay nữ giới. Còn
khái niệm giới là khái niệm thiên về lĩnh vực khoa học xã hội, gắn với sự phát triển của
xã hội loài người. Khái niệm giới được phát triển rộng hơn khái niệm giới tính ở điểm
nó cịn xét đến những đặc điểm khác ngồi đặc điểm sinh học, xét đến cơng việc, vị trí,
và vai trị của nam và nữ. Do khái niệm giới phụ thuộc vào đánh giá của xã hội về những

4

Nguồn: Truy cập
vào tháng 6/2020.


7

thứ được cho là phù hợp với nam và nữ nên khái niệm này thường không giống nhau
giữa các xã hội trên thế giới, giữa các thời kỳ phát triển trước và sau.

Bình đẳng giới:
Trên thế giới chưa có một tổ chức nào công bố một định nghĩa cụ thể cho khái
niệm bình đẳng giới. Tuy nhiên theo Liên hiệp quốc, bình đẳng giới là khái niệm để ám
chỉ sự bình đẳng về quyền, trách nhiệm và cơ hội giữa nam và nữ. Bình đẳng giới khơng
có nghĩa là nam và nữ trở nên giống nhau mà có nghĩa là các quyền, trách nhiệm và cơ
hội của một người không phụ thuộc vào việc người đó làm nam hay nữ. Điều này ngụ ý
rằng lợi ích, nhu cầu và ưu tiên của cả nam và nữ đều được xem xét, thừa nhận sự đa
dạng giữa các nhóm khác nhau của cả nam và nữ. Bình đẳng giới khơng phải là vấn đề
của riêng phụ nữ mà là vấn đề liên quan đến cả nam và nữ.5
Định nghĩa tại Việt Nam, “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”,
Luật Bình đẳng giới (2006).
Bất bình đẳng giới, hay phân biệt đối xử về giới:
Theo Cơng ước xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)
năm 1979 của Liên hiệp quốc (UN) thì phân biệt đối xử với phụ nữ nghĩa là bất kỳ sự
phân biệt, loại trừ hoặc sự hạn chế nào dựa trên yếu tố giới tính với mục đích gây thiệt
hại hoặc loại bỏ sự cơng nhận, hưởng thụ hoặc hoạt động của phụ nữ đối với các quyền
con người và các quyền tự do cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố, dân sự hoặc
bất kỳ lĩnh vực nào khác; không phân biệt tình trạng hơn nhân của họ.
Định nghĩa tại Việt Nam, “Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ,
không công nhận hoặc không coi trọng vai trị, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng
5

Nguồn: Truy cập tháng 6/2020


8

giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”, Luật Bình đẳng

giới (2006).
Bất bình đẳng giới trong thu nhập:
Theo Del Río và cộng sự (2006) thì bất bình đẳng giới theo thu nhập là sự phân
biệt trong thu nhập của lao động nam và nữ mặc dù các đặc tính lao động và năng suất
là giống nhau.
Như vậy, bất bình đẳng giới trong thu nhập chỉ hướng đến một khía cạnh của
bất bình đẳng giới đó là thu nhập. Nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá bất bình đẳng
giới trong khía cạnh thu nhập mà khơng đánh giá đến các khía cạnh khác vì như đã trình
bày ở phần đầu, thu nhập sẽ thể hiện cách đánh giá của người sử dụng lao động đến giá
trị của người lao động (bao gồm cả yếu tố năng suất và yếu tố phân biệt đối xử) và sẽ
ảnh hưởng đến các mặt khác trong cuộc sống của người lao động.
2.2. Lý thuyết về hàm thu nhập của người lao động
Mincer (1974) nghiên cứu mối quan hệ giữa học vấn (được đo bằng số năm đi
học) với thu nhập của người lao động. Theo đó, số năm đi học sẽ tỉ lệ thuận với thu nhập
của lao động trong tương lai. Mối quan hệ này được biểu diễn bằng đường thu nhập theo
số năm đi học được trình bày trong Hình 2.1.
Mức thu nhập của người lao động khi không đi học là Yo. Khi số năm đi học
tăng lên S1 thì thu nhập của người lao động cũng sẽ tăng lên Y1>Yo. Đường thu nhập
theo số năm đi học là một đường cong có độ dốc dương và giảm dần khi số năm đi học
tăng lên. Nghĩa là tác động tăng thu nhập của số năm đi học sẽ giảm dần khi ta tiếp tục
tăng số năm đi học lên. Khi số năm đi học tăng từ 0 lên S1, ta thấy thu nhập của lao động
tăng đáng kể từ Yo lên Y1, nhưng để tăng thu nhập từ Y1 lên cùng một khoảng cách như
trước từ Y1 lên Y2 (hay Y2 - Y1 = Y1 - Yo) thì số năm đi học phải tăng từ S1 lên S2 một
khoảng cách lớn hơn khoảng cách ban đầu (S2 - S1 > S1). Cần lưu ý rằng số năm đi học


9

và thu nhập của lao động được đo ở hai thời điểm khác nhau: Số năm đi học là giá trị
trong quá khứ, còn thu nhập là giá trị hiện tại khi lao động đã kết thúc việc đi học.


Hình 2.1 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập và số năm đi học
Nguồn: Tác giả mô tả lại từ Mincer (1974)
Số năm đi học của một cá nhân sẽ đại diện cho khoản đầu tư của cá nhân đó vào
giáo dục trong quá khứ, và kết quả của việc đầu tư này là thu nhập ở hiện tại của lao
động đó khi kết thúc việc học và bắt đầu đi làm. Cá nhân đủ tuổi lao động theo quy định
của pháp luật sẽ có 2 lựa chọn: Lựa chọn thứ nhất là đi làm ngay và tạo ra thu nhập ngay
lập tức; Lựa chọn thứ hai là lao động có thể tiếp tục đầu tư vào giáo dục và khơng tạo ra
thu nhập ngay tức thì, lao động sẽ đi làm ngay sau khi kết thúc quá trình học tập. Chi phí
cho khoản đầu tư này được đo bằng số năm đi học và lợi ích của khoản đầu tư này được
đo bằng mức thu nhập lớn hơn trong tương lai. Theo Mincer (1974), mỗi năm đi học
tăng thêm sẽ làm giảm đúng 1 năm thời gian đi làm, điều này có thể hiểu Mincer đang


10

áp dụng giả định người lao động chỉ có thể làm một việc một lúc, tức là nếu đi học thì
khơng thể đi làm và ngược lại, nếu đi làm thì khơng thể đi học.
Theo đó, mơ hình cơ bản về quan hệ giữa số năm đi học và thu nhập của lao
động được Mincer (1974) trình bày có dạng sau:
lnY = α + β.S

(1)

Trong đó:
Y là thu nhập của người lao động;
lnY là logarit của thu nhập;
S là số năm đi học;
α là tung độ góc, mơ tả logarit của thu nhập ứng với số năm đi học =0;
β là hệ số hồi quy cho thấy mức ảnh hưởng đến thu nhập khi số năm

đi học tăng 1 năm (β > 0).
Mơ hình hàm thu nhập Mincer tiếp tục được phát triển bởi Borjas (2005) cho
rằng người lao động sẽ quyết định số năm dựa trên nguyên lý cơ bản trong kinh tế học
là mọi người đều đưa ra quyết định nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của họ. Trong
trường hợp này, người lao động sẽ quyết định số năm đi học để để làm tối đa hóa thu
nhập của họ. Tối đa hóa thu nhập khơng có nghĩa là đạt được mức thu nhập cao nhất có
thể bởi vì điều này đồng nghĩa với việc tiếp tục tăng số năm đi học lên vô cùng. Mặt
khác, tối đa hóa thu nhập nghĩa là lựa chọn phương án có dịng thu nhập cao nhất khi
quy về hiện tại tương ứng một giá trị tỉ suất sinh lợi mong muốn của việc đầu tư vào giáo
dục (hay suất chiếu khấu của giáo dục). Tỉ suất sinh lợi của giáo dục khác nhau giữa các
cá nhân, do vậy quyết định của mỗi cá nhân cũng sẽ khác nhau mặc dù có cùng các điều
kiện khác.


11

Mơ hình thu nhập của Mincer cịn được Borjas (2005) phát triển và củng cố bằng
việc thêm vào yếu tố vốn con người. Vốn con người được Borjas cụ thể bằng kinh
nghiệm tiềm năng của lao động. Theo đó, thu nhập của lao động không những phụ thuộc
vào số năm đi học mà còn phụ thuộc và kinh nghiệm tiềm năng của lao động. Quá trình
giáo dục và đào tạo khơng chỉ giúp lao động có thêm kiến thức mà cịn giúp tích lũy kinh
nghiệm, kỹ năng cho lao động đó. Điều này cũng góp phần trong việc nâng cao thu nhập
cho lao động sau này. Mặt khác, kinh nghiệm có thể tích lũy từ q trình học hỏi, đào
tạo sau khi dừng đi học và quá trình này phải trả bằng chi phí.
Đồng thời ngồi các biến chính của mơ hình hàm thu nhập Mincer, Borjas (2005)
cịn đề xuất các yếu tố khác có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động như tuổi tác,
tình trạng hơn nhân, các yếu tố về giáo dục, ngành nghề lao động, loại hình tổ chức, và
các yếu tố về vị trí địa lý của lao động.
Mơ hình thu nhập của Mincer dạng tổng quát được đề xuất như sau:
lnY=α + β1.S + β2.t + β3.t2 + các biến độc lập khác


(2)

Trong đó:
Y là thu nhập của người lao động
S là số năm đi học;
t là kinh nghiệm tiềm năng;
t2 là kinh nghiệm tiềm năng bình phương;
α là tung độ góc, mơ tả logarit của thu nhập ứng với các biến độc lập
có giá trị =0;
βi là các hệ số hồi quy tương ứng với các biến độc lập.
Hệ số của biến số năm đi học và kinh nghiệm tiềm năng có dấu dương vì thu
nhập tỉ lệ thuận với số năm đi học và kinh nghiệm tiềm năng (β1, β2 > 0). Hệ số của biến


12

kinh nghiệm tiềm năng bình phương có dấu âm (β3 < 0) cho thấy mức độ suy giảm của
thu nhập biên khi kinh nghiệm tăng lên.
2.3. Phương pháp phân tách Oaxaca-Blinder (1973)
Phương pháp Oaxaca-Blinder (1973) là phương pháp được sử dụng phổ biến và
rộng rãi để nghiên cứu sự khác nhau giữa giá trị trung bình của 2 nhóm nghiên cứu. Theo
Oaxaca-Blinder (1973), sự khác biệt giữa 2 nhóm được chia làm 2 phần: Một là sự khác
biệt có thể giải thích được (explained) và thành phần khơng thể giải thích được
(unexplained).
Phần giải thích được là sự khác biệt được tạo ra từ các đặc điểm khác nhau giữa
hai nhóm nghiên cứu. Phần khơng giải thích được được giải thích là do sự phân biệt đối
xử (discrimination) giữa hai nhóm.
Trong trường hợp của nghiên cứu này, phương pháp Oaxaca-Blinder (1973) sẽ
được sử dụng để so sánh sự khác biệt thu nhập giữa hai nhóm là nam và nữ. Khác biệt

này cũng được chia làm hai phần: phần có thể giải thích được là sự khác biệt do các đặc
điểm về năng suất giữa hai nhóm. Phần khơng thể giải thích được chính là sự phân biệt
đối xử về thu nhập giữa nam và nữ.
Phương pháp Oaxaca-Blinder (1973) áp dụng trong so sánh thu nhập giữa nam
và nữ được thực hiện như sau:
̅ M và 𝑊
̅ F lần
Lực lượng lao động được chia làm hai nhóm là nam và nữ. Gọi 𝑊
lượt là thu nhập trung bình của nam và thu nhập trung bình của nữ. Khi đó khoảng cách
thu nhập giữa nam và nữ sẽ là:

̅𝑀 − 𝑊
̅𝐹
𝛥𝑊
̅ = 𝑊

(3)

Áp dụng kết quả hồi quy hàm Mincer (1974) cơ bản cho nam và nữ:
Hàm hồi quy Mincer cho nam:

WM = αM + βM.SM (4)

Hàm hồi quy Mincer cho nữ:

WF = αF + βF.SF

(5)

Với W là thu nhập và S là số năm đi học

Áp dụng kết quả từ mơ hình (4) và (5) vào mơ hình so sánh khoảng cách thu
nhập (3) ta được kết quả như sau:


13

̅ − (𝛼𝐹 + 𝛽𝐹 . 𝑆𝐹̅ )
𝛥𝑊
̅ = 𝛼𝑀 + 𝛽𝑀 . 𝑆𝑀
̅ − 𝛼𝐹 − 𝛽𝐹 . 𝑆𝐹̅
𝛥𝑊
̅ = 𝛼𝑀 + 𝛽𝑀 . 𝑆𝑀
Thêm và bớt 𝛽𝑀 . 𝑆𝐹̅ vào mơ hình ta được:
̅ − 𝛼𝐹 − 𝛽𝐹 . 𝑆𝐹̅ + 𝛽𝑀 . 𝑆𝐹̅ − 𝛽𝑀 . 𝑆𝐹̅
𝛥𝑊
̅ = 𝛼𝑀 + 𝛽𝑀 . 𝑆𝑀
̅ − 𝛽𝐹 . 𝑆𝐹̅ ) + (𝛽𝑀 . 𝑆𝑀
̅ − 𝛽𝑀 . 𝑆𝐹̅ )
𝛥𝑊
̅ = (𝛼𝑀 − 𝛼𝐹 ) + (𝛽𝑀 . 𝑆𝐹

̅ + (𝑆𝑀
̅ − 𝑆𝐹̅ )𝛽𝑀
𝛥𝑊
̅ = (𝛼𝑀 − 𝛼𝐹 ) + (𝛽𝑀 − 𝛽𝐹 )𝑆𝐹
Khác biệt do phân biệt đối xử

Khác biệt do

Phân tích kết quả của phương pháp Oaxaca – Blinder: Nếu ta lấy thu nhập của

nam làm cơ sở để đánh giá mức độ phân biệt đối xử thì sự khác biệt thu nhập giữa nam
và nữ sẽ bao gồm 2 phần:
̅ − 𝑆𝐹̅ )𝛽𝑀 là phần thu nhập chênh lệch được
- Phần khác biệt do kỹ năng: (𝑆𝑀
̅ ≠ 𝑆𝐹̅ . Nhóm nào có số
tạo ra khi số năm đi học của nam khác số năm đi học của nữ 𝑆𝑀
năm đi học nhiều hơn sẽ nhận được thu nhập cao hơn với hệ số hồi quy tương ứng là 𝛽𝑀 .
̅ = 𝑆𝐹̅ thì sẽ khơng có sự chênh lệch
Nếu số năm đi học giữa 2 nhóm là bằng nhau 𝑆𝑀
thu nhập giữa 2 nhóm (cơng bằng).
- Phần khác biệt do phân biệt đối xử: (𝛼𝑀 − 𝛼𝐹 ) + (𝛽𝑀 − 𝛽𝐹 )𝑆𝐹̅ là phần chênh
lệch thu nhập giữa nam và nữ luôn tồn tại bất kể kỹ năng của 2 nhóm này là khác nhau
̅ = 𝑆𝐹̅ = 0) thì 𝛥𝑊
hay giống nhau. Giả sử cả nam và nữ đều không đi học (𝑆𝑀
̅ = 𝛼𝑀 −
𝛼𝐹 chính là sự phân biệt đối xử trong thu nhập giữa nam so với nữ bất kể học vấn của
họ. Nếu 𝛼𝑀 > 𝛼𝐹 chứng tỏ người sử dụng lao động xem trọng nam hơn so với nữ và
ngược lại.
Giá trị (𝛽𝑀 − 𝛽𝐹 )𝑆𝐹̅ cho ta thấy được người sử dụng lao động xem trọng học
̅ = 𝑆𝐹̅ , nhóm nào có hệ số hồi quy β lớn hơn
vấn của ai hơn. Với cùng số năm đi học 𝑆𝑀
sẽ có thu nhập cao hơn. Nếu 𝛽𝑀 > 𝛽𝐹 chứng tỏ người sử dụng lao động xem học vấn
của nam có giá trị hơn học vấn của nữ và ngược lại.


14

Bằng cách phân tách và định lượng sự khác biệt trong thu nhập giữa 2 nhóm
nam và nữ. Ta có thể tìm hiểu được có hay khơng sự phân biệt đối xử trong thu nhập của
2 nhóm này.

2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh sự tồn tại của phân biệt đối xử trong
thu nhập của nam và nữ ở Việt Nam. Liu (2004a) sử dụng phương pháp Oaxaca-Blinder
(1973) và Neumark (1988) cho số liệu VLSS ở Việt Nam trong 2 giai đoạn 1992-1993
và 1997-1998 để so sánh sự thay đổi trong chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ. Kết quả
cho thấy khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ đã giảm 6% trong giai đoạn 1993-1998.
Đồng thời chỉ ra rằng phụ nữ sẽ kiếm được thu nhập cao hơn nhờ giáo dục so với nam
giới.
Tại Việt Nam, Hoàng Thuỷ Yến và Phạm Ngọc Tồn (2013) đã sử dụng mơ hình
mở rộng của phương pháp Oaxaca-Blinder do Daymont và Andrisani (1984) đề xuất để
đánh giá bất bình đẳng giới tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2010. Kết quả cho thấy
khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ chủ yếu là do sự phân khúc trong thị trường lao
động. Các yếu tố giáo dục, nơi làm việc,… có xu hướng tạo ra sự cơng bằng trong thu
nhập giữa nam và nữ và làm giảm khoảng cách thu nhập. Trong khi đó, có tồn tại định
kiến của xã hội đối với nữ (phân biệt đối xử với nữ) có tác động làm tăng khoảng cách
thu nhập. Nghiên cứu cũng chỉ ra một kết quả hết sức thú vị rằng nếu chỉ xét trên các
yếu tố về nguồn lực thì nữ giới có khả năng kiếm được thu nhập cao hơn nam giới với
cùng các đặc điểm tương đồng. Tuy nhiên do sự phân biệt đối xử với nữ vẫn cao đã dẫn
đến việc khi xét tất cả các yếu tố thì nữ giới vẫn thiệt thịi trong thu nhập trên thị trường
lao động hơn so với nam giới.
Mới đây nhất, Nguyễn Hoàng Oanh và Hoàng Thu Hằng (2018) sử dụng cùng 1
phương pháp với số liệu năm 2012-2014 của Việt Nam. Kết quả cho thấy chênh lệch thu
nhập giữa nam và nữ đã giảm 7,6 điểm % trong giai đoạn 2012-2014. Các đặc điểm quan


×