Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuyen de bao luc hoc duong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.24 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PGD&ĐT huyện Trảng Bom
Trường THCS Võ Thị Sáu
GV: Phan Mến


<b>CHUYÊN ĐỀ: </b>

<b>BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG</b>



<b>I. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:</b>


Gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một
hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về
chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhầm giải
quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên
<i><b>nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên, đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về</b></i>
<i><b>dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa</b></i>
<i><b>quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức</b></i>
<i><b>học sinh</b>”</i>. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm
thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà
trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy-cô giáo, không
thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách của
học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, người giáo viên chủ nhiệm
cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con
người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài?


<i><b>1/ Bạo lực học đường là gì ?</b></i>


Bạo lực học đường đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu
quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường, nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh
làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm
hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo
viên đối với học sinh và ngược lại…Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự
của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực


ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường.
Hành vi đánh nhau ở học sinh thời gian gần đây có hiện tượng gia tăng. Những vụ học
sinh đánh nhau “ đánh hội đồng” thường xảy ra ở trong va ngoài trường. Các em khơng
chỉ đánh nhau mà cịn quay camera, tung lên mạng internet. Hành động này đã gây tổn
thương về tâm lý, tinh thần cho các bạn cùng trang lứa và gây bức xúc trong xã hội. Tính
chất và mức độ nghiêm trọng của một số việc xảy ra cho thấy sự xuống cấp về đạo đức,
lối sống, văn hóa ứng xử của một bộ phận học sinh hiện nay.


<i><b>2/ Dưới đây là một số hình ảnh liên quan đến vấn nạn này:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>




Ở huyện Trảng Bom, tình trạng bạo lực học đường trong thời gian gần đây cũng cĩ xảy
ra như vụ em Hà Thanh Huy trường THCS Nguyễn Văn Trỗi bị đâm trước cổng
trường hồi tháng 5


<i> Em Hà Thanh Huy đang điều trị tại bệnh viện.</i>


Ngày 6/5/2010, Công an xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, Đồng Nai đã chuyển hồ sơ
vụ án em Hà Thanh Huy, học sinh lớp 84, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Sơng
Thao, ngụ tại khu 2, ấp Thuận Hịa, xã Sơng Thao bị một số đối tượng đánh, đâm gây
thương tích vào lúc 11h30' ngày 28/4/2010. Đến Đội CSĐT tội phạm về TTXH-Công an
huyện Trảng Bom để thụ lý, tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý.


Vào thời điểm trên, em Hà Thanh Huy và một số bạn cùng lớp vừa ra khỏi cổng trường
để đi bộ về nhà thì bị một số đối tượng đuổi đánh. Em Huy và bạn bỏ chạy, nhưng em
Huy bị rơi cặp quay lại lấy thì bị các đối tượng trên đánh và dùng dao cạo vỏ hạt điều
đâm 3 nhát vào lưng gây thương tích (hiện em Huy đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi
Đồng Nai).



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đó có 09 đối tượng ngụ tại xã Bàu Hàm và 02 đối tượng ngụ tại xã Sông Thao, huyện
Trảng Bom


Điều đáng nói là 11 đối tượng này phần lớn sinh năm 1995, chỉ có 01 đối tượng sinh
năm 1993, hiện tại có 4 đối tượng đang đi học ở Trường THCS-THPT Bàu Hàm, còn lại
đã bỏ học. Khi được Công an xã Sông Thao mời đến làm việc, 11 đối tượng tham gia vụ
đánh, gây thương tích cho em Huy đều thừa nhận hành vi của mình và cho rằng "đánh
nhầm người".


Chiều 6/5/2010, Trung tá Nguyễn Thanh Hải, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về
TTXH-Công an huyện Trảng Bom cho biết: Vụ gây thương tích cho em Hà Thanh Huy
sẽ được điều tra làm rõ về hành vi vi phạm của từng đối tượng tham gia và nguyên nhân
dẫn đến vụ gây thương tích. Sau khi em Huy điều trị lành vết thương ra viện, cơ quan
CSĐT Công an huyện Trảng Bom sẽ đưa em đi giám định tỷ lệ thương tích


Vụ một em HS nam lớp 12 trường THPT nội trú thuộc xã Bàu Hàm bị đâm trước cổng
trường trong tháng 10 vừa qua... Tuy nhiên, con số đó khơng nhiều và chưa đến mức
nghiêm trọng. Nhưng khơng vì lẽ đó mà chúng ta thờ ơ với tình trạng này. Vậy nguyên
nhân bạo lực học đường là do đâu?


Hiện nay, bạo lực học đường đã và đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Bạo lực học
đường ngày một gia tăng cả về số lượng cũng như quy mô với hậu quả khôn lường. Đây
không phải là trách nhiệm của riêng một ai mà là của gia đình, nhà trường và tồn xã hội.


<b>II. NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG?</b>


<i><b>1/ Nguyên nhân khiến tình trạng học sinh đánh nhau có hiện tượng gia tăng là xuất</b></i>
phát từ đặc điểm tâm lý của một số học sinh muốn tự thể hiện mình, thiếu kỹ năng sống.
Cha mẹ ít quan tâm đến con cái, nhà trường còn chưa sát sao trong việc quản lý, giáo dục


lối sống cho học sinh. Nhiều em học sinh bị ảnh hưởng do tiếp xúc với các loại hình văn
hố khơng lành mạnh, bị lơi cuốn bởi những trò chơi bạo lực, games online…


Nhiều học sinh đánh bạn vì lý do “nhìn mặt thấy ghét”, “ỷ học giỏi mà chảnh”, có nhóm
học sinh bắt nạt, trấn lột học sinh khác buộc em này phải lấy cắp tiền bạc, tài sản của gia
đình cống nạp...Tất cả những điều ấy cảnh báo không cẩn thận thì tư duy bạo lực đang
ngấm dần vào các em và dễ dàng bộc phát bất cứ lúc nào…


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhiều khó khăn, bất hạnh (gia đình lam lũ, gia đình thuộc diện đói-nghèo, cha mẹ ly hơn,
rượu chè, cờ bạc, hung bạo…) thiếu sự quan tâm đến con cái hoặc giáo dục không đúng
cách.


Trong thực tế hàng ngày như chúng ta vẫn thấy tình trạng bạo lực học đường xảy ra ở
mọi lúc, mọi nơi. Từ bậc tiểu học đến THCS, THPT, cao đẳng, đại học,…mà ngun
nhân chính đơi khi chỉ là những xích mích rất nhỏ thế nhưng do không được giáo dục đến
nơi, đến chốn nên từ những xích mích nhỏ đó đã dẫn đến lời qua, tiếng lại, rồi xố xát, rồi
đâm chém nhau,…


Đặc biệt, bạo lực học đường không chỉ xảy ra đối với học sinh cá biệt, mà đơi khi có cả
những em học sinh giỏi, có hạnh kiểm tốt. Tuy nhiên đại đa số bạo lực học đường xảy ra
vẫn là các em có học lực yếu-kém, trong đó nam có, nữ cũng có.Từ học lực yếu-kém nên
các em nản học dẫn đến mê chơi, xa vào con đường nghiện ngập, xì ke, ma túy, mại dâm.
Máu côn đồ dần dần ngấm vào cơ thể. Thiếu thốn tình cảm của gia đình, bạn bè nên sống
khép mình dẫn đến bất mãn, bất cần đời. Hơn thế nữa, thiếu sự kèm cặp của gia đình nên
sống bng thả. Khi thiếu thốn vật chất dẫn đến nói dối cha mẹ, lường gạt bạn bè rồi
trộm cắp, cướp của, giết người.




<i><b>3/ Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên có nhiều</b></i>


nguyên nhân gây ra. Song, xuất phát từ thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống vi
phạm và tội phạm, đồng thời thông qua hoạt động thống kê tội phạm, có thể rút ra bốn
nguyên nhân cơ bản sau:


<i><b>3.1. Từ phía gia đình. </b></i>


Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi mơi trường sống trong gia đình có tác
động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Vai trò
của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em; đặc biệt là vai trò của cha-mẹ là hết sức
quan trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi
đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được mơi trường giáo
dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc
sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, mơi trường giáo
dục trong gia đình khơng tốt sẽ là ngun nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp
luật. Những thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b> Hai là</b>,</i> gia đình thiếu trách nhiệm, khơng quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con
cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xa
thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của
con cái. Có trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có
hành vi vi phạm pháp luật mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được thơng báo
của cơ quan cơng an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi việc đã muộn.


<i><b> Ba là</b>,</i> một số gia đình có hồn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành
án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết sớm, sống với dì ghẻ hoặc bố dượng, mồ cơi cả bố mẹ các
em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một mình, sống lang thang. Những trẻ em
rơi vào hoàn cảnh này thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình
cảm, thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng
khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội.



<i><b>3.2. Từ phía nhà trường</b></i>


Hiện nay, hầu hết các trường học đều tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không
vi phạm pháp luật, nhưng thực tế đây cũng chỉ có tính hình thức. Trong khi đó, các
chương trình giáo dục pháp luật lại chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản
lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh chưa ngoan. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi
phạm kỷ luật thì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình thức này khi áp dụng lại vơ tình tạo
ra khoảng trống thiếu vắng sự quản lý, giáo dục nên dễ đưa học sinh vào con đường vi
phạm pháp luật.


Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt
chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc tìm niềm vui qua các trò chơi điện
tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường và gia đình khơng hay biết. Đây là điều
kiện để các đối tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi kéo các em vào con đường vi
phạm pháp luật.


<i><b>3.3. Từ phía xã hội</b></i>


Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những thiếu sót trong
việc quản lý văn hóa – xã hội của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, vì vậy chúng
ta chưa đánh giá hết tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạm
người chưa thành niên để đề ra những chủ trương, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và
đấu tranh phù hợp.


Hệ thống pháp luật về trẻ em và người chưa thành niên thiếu đồng bộ, việc thi hành
chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật cịn thiếu chặt
chẽ, các ngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết
trách nhiệm của mình trong cơng tác phịng, chống vi phạm pháp luật của người chưa
thành niên, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>3.4. Từ chính bản thân người chưa thành niên</b></i>


Người chưa thành niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng cịn chưa được
hồn thiện về thể chất và tinh thần. ở độ tuổi này, họ ln hướng tới sự ham thích mới lạ,
hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn
thiếu thiện cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu
trong xã hội kích động, lơi kéo vào con đường vi phạm pháp luật.


<b>III. GIẢI PHÁP </b>


<i><b>1/ Phương hướng</b></i>


- Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn bộ hệ thống chính
trị, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các
tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh các loại tội phạm, tệ nạn xã
hội nói chung và các hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên nói riêng.
- Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật;
nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của các cơ sở Đảng, các cơ quan nhà nước,
các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị-xã hội. Xây dựng lực lượng công an nhân dân
và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai
trị nịng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa
thành niên.


- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo dục ý
thức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho cơng cuộc đấu tranh
phịng, chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản
lý giáo dục, cải tạo người chưa thành niên bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ,
hồn lương, tái hịa nhập gia đình và cộng đồng xã hội.



- Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương hàng năm phải sơ kết và có kế hoạch
tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội.


- Đặt nhiệm vụ phòng, chống vi phạm, tội phạm của người chưa thành niên thành
Chương trình quốc gia có mục tiêu và nội dung cụ thể, nhằm huy động sức mạnh tổng
hợp của tồn xã hội vào cơng tác phịng, ngừa, từng bước làm giảm tình hình vi phạm, tội
phạm. Xây dựng môi trường sống lành mạnh trong xã hội, nâng cao ý thức tôn trọng
pháp luật và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Trước mắt phải ngăn chặn kịp thời một số
loại tội phạm nguy hiểm do người chưa thành niên thực hiện, đẩy lùi một bước các loại tệ
nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>2/ Giải pháp</b></i>


Thứ nhất, tăng cường vai trị của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm
pháp luật của người chưa thành niên.


- Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng,
tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động hằng
ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động,
không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần
thiết.


- Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn
xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và
khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm
pháp luật, mắc nghiện ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân,
gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào để họ có
định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái.



- Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi
phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh tế gia
đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học
hành.


Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ
quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng chống vi phạm pháp
luật của học sinh, sinh viên. Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục
học sinh, sinh viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy
định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học; phối
hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật
tự trong khu vực nhà trường.


Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của
các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây:


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp
luật, trách nhiệm cơng dân trong phịng, chống vi phạm tội phạm; thơng qua các loại hình
văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thời
những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành
vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng
không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh các
hành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình
hình tội phạm, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.


- Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc
làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc


làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái
hịa nhập với cộng đồng


<i><b>3/ Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện</b></i>


Trước tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường diễn biến phức tạp, Sở Giáo dục
-đào tạo Đồng Nai vừa có cơng văn chỉ đạo các trường, đơn vị trực thuộc tăng cường hơn
nữa công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, theo lãnh
đạo Sở Giáo dục - đào tạo, nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương cần có sự
phối hợp chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo an ninh trật tự môi trường học đường cũng như
quản lý học sinh và sinh viên khi các em rời khỏi cổng trường học. Trong đó, người lớn
phải kịp thời phát hiện để giải tỏa các học sinh có biểu hiện mâu thuẫn, vi phạm pháp
luật, xu hướng bạo lực và ngăn ngừa tình trạng mang hung khí, chất nổ, vật nguy hiểm
vào trường học. "Ngồi ra, chúng tơi đã chỉ đạo cho các trường, đơn vị nhanh chóng tập
hợp các vụ việc, số liệu và đánh giá nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
gửi về Sở. Từ đó, Sở sẽ báo cáo chuyên đề đánh giá thực trạng nạn bạo lực học đường và
có giải pháp hạn chế, khắc phục"-ơng Nguyễn Thiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục-đào tạo
nói.


Ở một góc nhìn khác, ơng Phan Đình Chương, Chánh văn phịng Sở Giáo dục - đào tạo
thì cho biết, cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ngoài tập trung thực hiện
phong trào thi đua "Trường lớp thân thiện, học sinh tích cực", các trường học phải cụ thể
hóa bằng nhiều hình thức, phong trào rèn luyện chân - thiện - mỹ, xây dựng sự yêu
thương, gắn kết giữa thầy và trò, học đường với xã hội và phụ huynh học sinh. Ơng
Chương cho rằng, tuổi học trị rất hồn nhiên, trong sáng nên công tác giáo dục phải đầy
ắp tình thương, sự bao dung, hướng thiện và liên tục hình thành nhân cách sống tích cực
cho các em. Vì vậy, ơng Chương nói: "Trước tiên, nhà trường phải xây dựng hình ảnh
người thầy chuẩn mực, mơi trường giáo dục tiến bộ và lên án lối giáo dục bạo lực của
người thầy".



<i>Được truyền đạt kiến thức là cần thiết,</i>
<i>nhưng các em còn cần được giáo dục kỹ</i>
<i>năng sống. (Ảnh minh họa)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một hành động thiết thực. Mơi
trường lành mạnh, trong sáng, thân thiện, hịa đồng, cùng giúp đỡ lẫn nhau. Tạo khơng
khí vui chơi mà học, học mà chơi.


Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ.
Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến
mơi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.


Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương,
giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba mơi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã
hội.


Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp
hành luật pháp của mọi người dân.


Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trị, vị trí của người thầy, quyền hạn và
trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải
được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.


Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.


Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học
đường.



<b>IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG: </b>


<i><b>1/ Ngăn chặn Bạo lực học đường: Phải bắt đầu từ gia đình</b></i>


TS. Võ Văn Nam-Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì cho rằng: “Ngay
trong gia đình cha mẹ vẫn dùng bạo lực với nhau. Bước ra khỏi nhà, trẻ gặp hàng xóm
bạo lực, bạo lực từ trên phim đến ngoài đời nên trẻ thường thấy: “mạnh được, yếu thua”.
Vì thế, khó tránh cảnh HS đánh nhau. Chung quy lại, HS chỉ là nạn nhân chứ không phải
là thủ phạm, các em đáng thương hại hơn là đáng trách…”.


Nhiều ý kiến khác cũng khẳng định, BLHĐ không phải là chuyện mới lạ trong trường
học. Cái mới hiện nay chính là học sinh đã biết sử dụng vũ khí để đánh nhau, thậm chí
cịn mời gọi “giang hồ” bên ngồi vơ trường để “xử” bạn. Hậu quả là có khơng ít trường
hợp bị thương tật, nguy hiểm hơn là chết người.


<i><b>2/ Đừng bỏ rơi trẻ!</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

tình cảm của lứa tuổi “trẻ con thì đã qua mà người lớn lại chưa tới”. Theo đó, bà cho
rằng: “Bạo lực học đường là hậu quả của một q trình cơ đơn, bế tắc”. Trẻ bây giờ
thường xuyên bị cha mẹ bỏ rơi (do cha mẹ bận làm ăn hoặc có những mối bất hịa). Vì
khơng được yêu thương nên trẻ tự ti, dễ bị bạn bè ăn hiếp, đến khi bị dồn vào chân
tường, trẻ sẽ phản kháng lại bằng bạo lực… Nhấn mạnh đến giải pháp phải bắt đầu từ gia
đình, TS. Bích Hồng phát biểu thêm: “Mỗi ngày hãy hỏi xem con mình đi đâu, làm gì,
với ai… để biết con có những mối quan hệ bất thường mà bảo vệ. Đừng “khoán trắng”
trách nhiệm dạy con cho nhà trường”. Không chỉ cô đơn trong nhà, trẻ cịn cơ đơn ở
trường. “Một lớp học nếu chỉ có 20-30 học sinh thì quan hệ thầy trò là quan hệ nhân văn.
Nhưng khi lớp học có tới 50-60 học sinh thì quan hệ thầy trị sẽ là quan hệ hành chính.
Với một mối quan hệ hành chính như vậy, liệu thầy cơ giáo có thể quan tâm, sâu sát đến
từng học sinh? Sự cô đơn trong trường học khiến học sinh xa lánh thầy cô, có chuyện gì
cũng tự “xử lý”, “giải quyết” với nhau chứ hiếm khi tâm sự cùng thầy cô”, TS. Minh


khẳng định: Ra ngồi xã hội, trẻ cũng cơ đơn, các em thấy mình lạc lõng trong đám đơng.
Nếu các em có bỏ học lang thang ngồi đường cũng chẳng người lớn nào thèm hỏi. Đáng
trách hơn khi 5-7 học sinh đánh nhau, người lớn thấy cũng chỉ… đứng nhìn. Sự vô cảm
của người lớn đã biến các em thành những đứa trẻ chỉ thích sử dụng nắm đấm… Biện
pháp phịng chống BLHĐ hiệu quả mà theo TS. Bích Hồng chính là giải tỏa sự cô đơn
cũng như củng cố niềm tin ở trẻ”.


<i><b>3/</b><b>Giáo dục kỹ năng sống cho HS, cần lắm!</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

cũng rất đáng được quan tâm: “Không trường nào khơng có học sinh xích mích, quan
trọng là chúng ta phải phát hiện sớm để ngăn chặn. Người phát hiện không chỉ là thầy cô
giáo, bảo vệ… mà còn là các bạn trong lớp. Để học sinh giúp giáo viên phát hiện những
vụ xích mích này, bắt buộc nhà trường phải giáo dục kỹ năng sống cho các em”. Theo
ơng Lê Ngọc Trung, Phó ban hoạt động ngồi trời Trường Thiếu sinh quân thì giáo viên
cũng nên dạy về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, chẳng hạn đặt ra các tình huống cụ thể
như “nhìn mặt thằng này thấy ghét” thì giải quyết như thế nào để bớt ghét. Kỹ năng sống
không chỉ đợi đến bậc THCS, THPT mới dạy mà ngay từ mầm non cũng phải giáo dục
cho các bé…”.


<i><b>4/ Trao đúng thứ các em cần.</b></i>


<i><b>4.1. Tổ chức giao lưu rộng rãi giữa các lớp, các trường, các tổ chức, đoàn thể. </b></i>


Trong lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan, dã ngoại để giáo dục tinh
thần tập thể cho mỗi học sinh. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa
các lớp trong toàn khối, toàn trường để các em hiểu và gần gũi nhau hơn. Giáo viên cần
phối hợp với gia đình và các tổ chức như Đoàn thanh niên của trường phát hiện ra thủ
lĩnh của các nhóm khơng chính thức trong tập thể học sinh để giao những nhiệm vụ cụ
thể của trường, lớp nhằm phát huy vai trò “chỉ huy” của những cá nhân đó. Đồng thời,
phải kịp thời định hướng, điều chỉnh các hành vi của những em này vào các hoạt động


tích cực của tập thể.


<i><b>4.2. Tổ chức các giờ chơi “đóng kịch” về tình huống bày tỏ lịng u thương và sự tôn</b></i>
<i><b>trọng nhau. </b></i>


Ban đầu thầy cơ, hoặc cha mẹ có thể thiết kế nhiều tình huống “đóng kịch” để chơi với
các em. Sau đó, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em, người lớn tạo điều kiện
cho các em tự thiết kế các tình huống. Sau mỗi lần diễn kịch, cần có sự phân tích, đánh
giá mỗi cách ứng xử, giúp các em lựa chọn cách ứng xử tốt nhất. Đây là cách làm hay để
hình thành kỹ năng sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức cho các em.


<i><b>4.3. Làm gương cho các em. </b></i>


Ở lứa tuổi học sinh phổ thông, từ ngưỡng mộ tới thần tượng chỉ là một bước ngắn. Vì
thế, thầy cơ giáo, cha mẹ phải làm gương cho các em thấy cách ứng xử khéo léo của
mình để các em khâm phục và làm theo một cách có ý thức. Nhà trường cần tổ chức các
cuộc thi ứng xử sư phạm và huy động nhiều giáo viên và học sinh tham gia. Qua đó, các
em sẽ cảm nhận và thẩm thấu những ứng xử có văn hố. Tơi khơng đồng tình với ý kiến
của khơng ít người cho rằng, thầy cơ hiện nay khơng cịn là tấm gương nữa, và cũng
không phải hầu hết giáo viên đều chạy theo thành tích mà quên học sinh của mình. Cịn
có biết bao gương giáo viên đã lo từng cái ăn cái mặc cho học sinh mà chúng ta hàng
ngày được thấy trên tivi và các phương tiện thông tin đại chúng.


<i><b>5/ Nhà trường và công an cần ngăn chặn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>



Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức học sinh, nắm
bắt được tâm tư, tình cảm của từng học sinh lớp mình chủ nhiệm. Chính vì thế, một biểu
hiện “bất thường” của một học sinh “cá biệt” cũng có thể không qua được “con mắt” của


GVCN. Ban cán sự lớp là lực lượng nòng cốt của GVCN trong việc phát hiện và trao đổi
với GVCN về vấn đề này. Nếu tình trạng sự việc xảy ra thì GVCN là người đầu tiên
đứng ra giải quyết. Chính vì thế cần phải “phòng” hơn là “chống” .


Đối với học sinh cá biệt thì GVCN cần có thời gian với các em nhiều hơn. Phải thật
khôn khéo: “mềm nắn, rắn buông” , thường xuyên theo dõi, động viên, nhắc nhở là chính
hơn là dùng biện pháp kỷ luật.


Kết hợp tốt với đoàn, đội cùng giáo dục các em. Tăng cường cho tham gia các hoạt động
đoàn thể cũng như các phong trào văn nghệ, TDTT và các trò trơi giải trí lành mạnh, tạo
khơng khí vui tươi, thân thiện, gần gũi với các em. Có như vậy các em mới dễ thổ lộ tâm
tư, tình cảm của mình với thầy cô, bạn bè,…


Kết hợp với hội cha mẹ học sinh cùng giáo dục các em học sinh cá biệt của lớp mình, vì
đại diện cha mẹ học sinh sẽ có lời nói mang tính thuyết phục, cũng như đề xuất những
hướng giải quết kịp thời, mang tính “pháp lí” hơn. Kết hợp tốt với gia đình cũng là một
biện pháp thiết thực.


<i><b>6/ Hơn nữa, bạo lực học đường không chỉ xảy ra trên địa bàn huyện Trảng Bom, mà</b></i>
<i><b>còn xảy ra hầu hết trên các địa bàn khác thuộc tình Đồng Nai và một số tình- thành</b></i>
<i><b>lân cận. Cụ thể:</b></i>


<i><b>6.1. Vụ học sinh đâm chết bạn tại Đồng Nai: Xích mích nhỏ, hậu quả lớn</b></i>


Chiều 27/32010, chỉ vì mâu thuẩn, một học sinh lớp 10 C

8

, Trường THPT



dân lập Hồng Bàng, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, đã dùng dao thủ sẵn trong


người đâm bạn học cùng lớp tử vong. Án mạng xảy ra trong giờ ra chơi trước


sự chứng kiến của hàng chục học sinh… là tiếng chng báo động tình trạng


bạo lực học đường.




Nát lòng cha mẹ...



Ngày 28-3, hàng trăm thầy cơ, bạn bè, hàng xóm láng giềng đã đến chia sẻ nỗi đau với


gia đình

học sinh Lưu Thanh Tú. Có mặt tại đám tang Tú, khơng ai cầm được nước mắt.


Mẹ và chị gái Tú trước mất mát quá lớn chỉ còn biết ngất lên ngất xuống (ảnh), lúc tỉnh
lại thì ơm riết di ảnh của Tú mà kêu gào “Tú ơi về đây với mẹ, với chị”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

được chở tới Bệnh viện huyện Xuân Lộc vào lúc 14h50 và đã tử vong trước khi nhập
viện, do đứt cuống tim.


Còn tại gia đình học sinh La Đức Hiến
(hung thủ dùng dao đâm bạn), một ngày
sau khi xảy ra vụ việc là một bầu khơng
khí nặng nề bao trùm. Bố mẹ Hiến hai
ngày qua đến giờ bỏ hết công việc trong
gia đình để vừa thăm ni con lại vừa đi
làm việc với cơ quan điều tra. Gặp chúng
tôi sau khi thăm Hiến về, trong trạng thái
thất thần, mệt mỏi cha mẹ của Hiến (ông
La Văn Quýnh và bà Ngô Thị Thanh
Thuỷ) vừa khóc vừa nói: “Tủi hổ và ân
hận lắm em ơi. Nhà chỉ có mình nó là
con trai, bao nhiêu kỳ vọng dành cho
cháu. Ai ngờ…cháu nó dại thế”!


Theo người dân ở ấp Trung Lương xã Xuân Trường huyện Xn Lộc, Hiến thường
ngày cũng rất ít nói, khá hiền lành. Thường ngày buổi sáng, bố mẹ chở đi đón về đến


chiều thì Hiến mới đi học bằng xe buýt. Đi học về là Hiến ở nhà phụ mẹ tách hạt điều.
Mấy ngày trước gia đình cũng khơng thấy cháu nó có biểu hiện gì bất thường.


<b>6.2. Đe dọa từ bên ngồi cổng trường</b>


Ơng Thái Đình Ngữ, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu xã Xuân Tâm,
huyện Xuân Lộc kể, vào năm 2009, ngay trước cổng trường này xảy ra một vụ án mạng
giữa hai nhóm thanh thiếu niên trên địa bàn xã. Hậu quả là một học sinh của trường (đã
bỏ học) bị nhóm thanh niên "đối phương" dùng mã tấu chém chết tại chỗ. Nguyên nhân
của vụ án là do hai nhóm (tuổi chưa thành niên) ghen tức chuyện tình cảm. Cũng theo
ơng Ngữ, những vụ việc như thế gây tâm lý không tốt, không an tâm cho học sinh, phụ
huynh và nhà trường. Song, do không có chức năng, nên những vụ gây mất an ninh trật
tự xảy ra bên ngồi cổng thì nhà trường chỉ biết trấn an học sinh và trơng chờ vào chính
quyền, cơng an địa phương giải quyết ổn thỏa.


Cịn bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, TP.
Biên Hòa, cho biết: bạo lực học đường cịn do chính học sinh đe dọa lại giáo viên. Ví dụ
như vừa rồi, có học sinh của trường vi phạm nội quy học tập nên bị giáo viên thể dục
trách phạt và nhà trường đình chỉ học tập em này 1 tuần. Sau đó, học sinh ấy đã cùng bạn
kéo đến cổng trường để tìm thầy giáo thể dục để hành hung. "Đó là hành vi cơn đồ, thiếu
lễ phép của học trò với giáo viên cần phải được xử lý và giáo dục để làm gương" - bà
Huệ nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

sinh bị xin đểu, trấn lột tiền của, nhiều bậc phụ huynh còn phản ảnh, hiện tại có khơng ít
học sinh hay mang các vật sắc nhọn trong người, như: dao bấm (loại thời trang), kiếm gỗ,
mã tấu... đến lớp học, nhưng chưa được gia đình, nhà trường phát hiện và ngăn chặn kịp
thời.


Ơng Nguyễn Cơng Danh, Trưởng phịng Giáo dục - đào tạo huyện Xuân Lộc cho biết, ở
lứa tuổi học sinh tiểu học và THCS các em tuy ngỗ nghịch, suy nghĩ cịn bồng bột, dễ bị


lơi kéo, tác động nhưng cũng dễ uốn nắn. Do đó, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo cần
quan tâm hơn để giúp các em không sa ngã vào con đường phạm pháp hoặc bị đe dọa,
hành hung.


Sau khi tan học 2 học sinh này rủ nhau
ra đồng hoang gây sự.


Bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, các em học
sinh cần được sự quan tâm giúp đỡ, bảo vệ an tồn
sức khỏe, tính mạng (ảnh minh họa).


<i><b>6.3. Một thầy giáo bị đâm trước cổng trường</b></i>


<i><b>Công an P.2, Q.10, TP.HCM, đang lấy lời khai và điều tra vụ việc thầy Trần Hồi</b></i>
<i><b>Trung(ảnh)-giảng viên kiêm bí thư Đoàn trường Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM,</b></i>
<i><b>bị một thanh niên đâm bị thương khi đang làm việc tại “Hội trại thanh niên vì ngày</b></i>
<i><b>mai” do trường tổ chức.</b></i>


Trao đổi với PV tại Bệnh viện Chợ Rẫy
khi đã hồi phục sức khỏe, thầy Trung, 27
tuổi, cho biết khoảng 15h ngày 28/3, khi
đang đứng kiểm soát sinh viên ra vào dự
hội trại tại cổng trường, thì thầy bị một
thanh niên xơng vào, dùng dao đâm liên
tiếp vào người.


“Vụ việc diễn ra q bất ngờ nên khơng
ai kịp phản ứng, người đó lao vào đâm
tơi rồi nhanh chóng chạy bộ ra đường,
leo lên xe đồng bọn chờ sẵn tẩu thoát”


-thầy Trung nhớ lại. Sau khi bị trọng
thương, thầy Trung được sinh viên và
đồng nghiệp đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy
cấp cứu. Lúc này thầy Trung đã ngất đi
vì mất quá nhiều máu. Vết thương ở tay
trái là nặng nhất, gây đứt động mạch chủ
và dây thần kinh mạch máu, phải phẫu
thuật để nối lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Rất nhiều lần em bị một nhóm học sinh ở trường khác hiếp đáp khi cùng đi học bằng xe
bt. Ban đầu vì sợ, em khơng dám báo vụ việc cho thầy cô, cha mẹ. Nhưng sau đó, nhờ
ban giám hiệu can thiệp và vận động nên em thay đổi phương tiện đi học bằng xe đạp thì
tình hình mới được cải thiện. Qua chuyện của em, em mong sao thầy cô giáo quan tâm
nhiều hơn đến những tâm tư, tình cảm cũng như những khó khăn, trắc trở của chúng em
nhiều hơn. Tất nhiên, bản thân chúng em cũng cần mạnh dạn báo những sự việc nghiêm
trọng đến cha mẹ, thầy cô để được can thiệp, bảo vệ kịp thời.


<i><b>6.5. Chị Trần Thị Liên, ngụ tại phường Tân Hiệp (TP.Biên Hịa): "</b><b>Phụ huynh cần ứng</b></i>
<i><b>xử có văn hóa"</b></i>


Tơi từng chứng kiến cảnh một nhóm phụ huynh học sinh xơng vào trường chửi bới,
hành hung giáo viên, khi giáo viên ấy dùng thước bảng đánh vào tay học sinh. Tôi cật lực
phản đối lối hành xử thiếu văn hóa, khơng tơn sư trọng đạo của một vài phụ huynh học
sinh như thế. Điều đáng trách hơn là dù con em họ đánh bạn, vi phạm kỷ luật nhà trường,
thay vì dạy dỗ con em mình thì họ lại kéo nhau vào trường hành hung thầy cô giáo và
học sinh. Theo tôi, khi phụ huynh có hành vi bạo lực học đường, xúc phạm thầy cơ giáo,
nhà trường cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc như: đề nghị chính quyền nơi phụ
huynh đó cư trú xử lý, hoặc nhà trường phải dùng biện pháp ngăn cản, buộc họ cam kết
khơng tái phạm...



<i><b>6.6. Ơng Hà Huy Kiểm, Hiệu trưởng Trường THPT Thống Nhất B (huyện Thống</b></i>
<i><b>Nhất): "</b><b>Cần sự hợp tác của học sinh và phụ huynh"</b></i>


Để xây dựng môi trường học đường thân thiện, không bạo lực, lãnh đạo trường phải
giải quyết tốt mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh. Mối quan hệ này
được xây dựng thân thiện hay chưa phụ thuộc vào kết quả của các bên có tích cực hợp
tác hay khơng. Chẳng hạn như do áp lực chuyên môn mà giáo viên gây áp lực với học
sinh, hành xử thô bạo với các em là hành vi kém thân thiện. Học sinh khơng tìm thầy cô
giáo giải bày tâm sự là do thiếu sự cộng tác. Phụ huynh học sinh với nếp sống không
chuẩn mực tại cộng đồng nên con em bị viêm nhiễm... Những điều đó, lâu dần tạo ra áp
lực và dễ xuất hiện bạo lực trong học đường, với học sinh. Vì vậy, chúng tơi cố gắng làm
hết sức mình tạo sự thân thiện, để bảo vệ an toàn cho học sinh. Chúng tơi cũng ln mời
gọi sự hợp tác tích cực từ học sinh, phụ huynh, mong muốn các bên cùng nhau đối thoại,
giải quyết những gút mắc liên quan đến bạo lực học đường.


<i><b>6.7. Nhà giáo ưu tú Tơ Hồn Lộc, ngun Hiệu trưởng Trường THPT Ngơ Quyền</b></i>
<i><b>(TP.Biên Hịa): "</b><b>Thầy cơ phải thương và q trị như con mình"</b></i>


Khi xã hội giao trọng trách trồng người cho mình, thì giáo viên phải thương yêu học
sinh như thương u con mình. Thương có nghĩa là hiểu, thông cảm, sẻ chia và thân
thiện uốn nắn, giúp đỡ khi các em mắc khuyết điểm. Đừng cho rằng, trách nhiệm rèn
luyện nhân cách học sinh do gia đình là chính và do mơi trường xã hội tác động. Thầy cô
luôn phải chịu trách nhiệm trước những hành vi chưa ngoan của học trị do mình giáo
dục, vun trồng. Chỉ có như vậy thầy cơ giáo mới góp phần hạn chế bạo lực học đường.
<i><b>6.8. Ơng Ngơ Văn Hải, Phó chủ tịch UBND xã Phú Lợi (huyện Định Quán): "</b><b>Trường</b></i>
<i><b>học là mục tiêu cần được bảo vệ"</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

mang hung khí vào lớp học, tụ tập đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trong, ngoài cổng
trường và tại nơi cư trú. Khi trường học và chính quyền địa phương phối hợp tốt trong
việc bảo đảm an ninh trật tự trường học thì các cơng tác khác có liên quan như: phối hợp


xử lý các hành vi bạo lực với học sinh ngoài cổng trường, phổ biến pháp luật cho học
sinh, giáo dục học sinh cá biệt, bỏ học... cũng dễ dàng thực hiện. Và, một khi chính
quyền xác định trường học là mục tiêu quan trọng cần bảo đảm tốt an ninh trật tự thì bạo
lực học đường mới được hạn chế, ngăn chặn.


<i><b>6.9. Anh Nguyễn Thành Nam, Bí thư Đồn trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh</b></i>
<i><b>(TP.Biên Hịa): "</b><b>Cán bộ Đồn và giáo viên chủ nhiệm là nơi chia sẻ"</b></i>


Các em học sinh cần được nhà trường, gia đình tạo điều kiện để chia sẻ, bày tỏ nỗi
niềm. Ở độ tuổi của các em, việc được bày tỏ những gút mắc qua ban cán sự lớp, cán bộ
Đoàn và giáo viên chủ nhiệm là dễ dàng nhất. Do đó, tổ chức Đồn trong lớp, trường học
phải thật sự là "hộp thư" cho các em phản ánh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm cần dành
nhiều thời gian hơn để tìm hiểu tâm tư, tình cảm của học trị mình. Bên cạnh đó, cán bộ
Đoàn của lớp, trường phải là những người đồng hành với các em, cùng các em giải quyết
tất cả những mâu thuẫn lớn nhỏ trong và ngoài lớp học.


<i><b>6.10. Anh Trần Đăng Ninh, Trưởng ban Thanh niên nông thôn-an ninh quốc phịng</b></i>
<i><b>(Tỉnh đồn Đồng Nai): "</b><b>Xây dựng gương sáng học đường"</b></i>


Song hành với những biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường, nhà trường và tổ chức
Đoàn trong khối giáo dục cần phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức nhiều hình thức,
hoạt động vui chơi, giải trí để thu hút các em vào sân chơi lành mạnh. Qua các phong
trào đó, tình cảm bạn bè, thầy cô thêm thắt chặt, gắn kết, thân thiện. Đồng thời, mục tiêu
của phong trào này cần được gắn liền với việc xây dựng hình ảnh giáo viên tiêu biểu,
chuẩn mực; học sinh thì năng động, tích cực và gia đình thì nề nếp, mẫu mực.


<i><b>7/ Ngay từ bây giờ chúng ta cần làm gì?</b></i>


Khi phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực” từ đầu năm học đến nay
đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của tồn xã hội vì sự hướng đến giáo


dục một nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai. Tuy nhiên, để tới đích, vẫn
có khơng ít khó khăn, trở ngại. Nhất là trong thời gian gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn
tiếp tục xâm nhập vào trường học, trong đó, đáng báo động là tình trạng bạo lực học
đường có chiều hướng gia tăng ở tất cả các bậc học, cấp học. Nhận thức rõ điều này, mới
đây, UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức một buổi toạ đàm với ngành
GD&ĐT và Công an thành phố bàn giải pháp phối kết hợp “Ngăn chặn và phòng chống
bạo lực học đường”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ án có liên
quan đến học sinh.


Nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi bạo lực nguy hiểm kể trên? Đại diện các cơ
quan chức năng đã nêu lên những ngun nhân có tính biện chứng: Lứa tuổi HS phổ
thơng dễ bốc đồng và khó tự chủ, thường bị bạn bè kích động. Các em chịu ảnh hưởng
rất nhiều những thơng tin bạo lực từ bên ngồi như phim ảnh, internet, game,… dần dần
nhiễm các tư tưởng bạo lực, thích thể hiện, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Do đó, có
những lý do tưởng chừng như rất đơn giản vẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường như
khơng tiền tiêu vặt, bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp, bị bạn phụ tình…Phần lớn
HS tham gia vào các vụ bạo lực học đường là con em những gia đình có nhiều khó khăn,
bất hạnh (lam lũ, đói nghèo, ly hơn, rượu chè, cờ bạc, hung bạo…) thiếu sự quan tâm đến
con em hoặc GD không đúng cách.


Từ sự trao đổi, bàn bạc những giải pháp nhằm mục tiêu kiềm chế việc vi phạm pháp
luật trong CB, GV, HS; ngăn chặn tận gốc sự phát sinh hành vi bạo lực trong nhà trường,
Lãnh đạo UBND Tỉnh QN đã chỉ đạo: Tăng cường trách nhiệm, sự chủ động phối hợp
của lực lượng CA các cấp và các cơ quan quản lý GD, các cơ sở GD. Ngành Giáo dục và
Công an tỉnh đẩy mạnh việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2002 giữa Bộ GD&ĐT và
Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh trong trường học và cơ sở giáo dục. Đáng chú ý
hơn cả là việc giao trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở GD lên
kế hoạch và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể, gia


đình HS, đặc biệt là lực lượng CA; định kỳ tổ chức giao ban với công an địa phương và
các cơ quan chức năng để nắm tình hình, bàn biện pháp phối hợp phòng ngừa bạo lực
học đường; phát động sâu rộng trong HS ý thức ngăn ngừa và phòng chống bạo lực trong
trường, lớp bằng những việc làm cụ thể như khuyên ngăn bạn không gây bạo lực, trực
tiếp hoặc gián tiếp (qua điện thoại, hộp thư góp ý) thơng báo cho thầy cô giáo, cho phụ
huynh biết để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những cá nhân, băng nhóm gây bạo
lực.


Ý kiến của phần đơng đại diện có trách nhiệm đều đề nghị chính quyền địa phương có
biện pháp mạnh với các băng nhóm thanh thiếu niên hư hỏng tại địa phương, các băng
nhóm được hình thành có tổ chức và quan hệ với nhau rộng rãi qua mạng internet. Quản
lý chặt chẽ các điểm dịch vụ internet (về giờ giấc truy cập, nội dung truy cập, đối tượng
truy cập); có biện pháp kịp thời khi có sự việc xảy ra.




Trên đây là một số nguyên nhân, giải pháp, phòng chống tình trạng “bạo lực học đường”.
Quá trình thực hiện chuyên đề chắc hẳn khơng thể tránh được những sai sót, tơi rất mong
được sự đóng góp ý kiến q đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×