Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tim hieu Betthoven

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.98 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trường : THCS Hà Huy Tập</b>


<b>Lớp : 7/11</b>



<b>Họ và tên : Phạm Bá Kim. </b>



<i><b>Bài nộp : </b></i>



<i><b>Tìm hiểu về danh nhân lịch sử </b></i>


<b>Ludwig van Beethoven</b>



<b>Ludwig van Beethoven</b>


Chân dung bởi Joseph Karl Stieler năm 1820


<b>Sinh</b> 17 tháng 12 năm 1770


Bonn, Đức


<b>Mất</b> 26 tháng 3, 1827 (56 tuổi)


Berlin, Đức


<b>Nguyên nhân mất</b> Sức khỏe kiệt quệ


<b>Nơi an táng</b> Hàng ngàn người đưa tiễn


<b>Nơi cư trú</b> Viên, Áo


<b>Tên khác</b> <i>Không</i>


<b>Quốc tịch</b> Đức



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Ludwig van Beethoven</b> (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người
Đức. Phần lớn thời gian ơng sống ở Wien, Áo. Ơng là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn
giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ơng có thể được coi là người dọn đường
(<i>Wegbereiter</i>) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại
nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.


Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng
số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng
quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như <i>Für </i>
<i>Elise</i> và các sonata <i>Bi tráng (Pathétique)</i>, <i>Ánh trăng (Moonlight)</i>, Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê
(Appasionata)... các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer... các Piano Concerto số 2, số 3, số 5
Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major... các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont... và
vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.


<b>1. Cuộc đời</b>



<i><b>a. Gia đình</b></i>



Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven (1740-1792), người gốc Vlaanderen, và mẹ là
Magdalena Keverich van Beethoven (1744-1787). Cho đến tận thời gian gần đây, nhiều công trình tham khảo
coi ngày 16 tháng 12 là "ngày sinh" của Beethoven, với lý do là ông được rửa tội vào ngày 17 tháng 12 và trẻ
con vào thời đó thường được rửa tội vào ngày hơm sau ngày sinh. Tuy nhiên, các học giả hiện đại không đồng
ý dựa trên giả định như vậy.


Thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven là cha ông, là nhạc sĩ tại cung của Hầu-Tuyển đế ở Bonn, tuy nhiên
cha ông cũng là người nghiện rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần
đồng, như Mozart. Tuy nhiên, tài năng của Beethoven sớm được mọi người chú ý. Beethoven được Christian
Gottlob Neefe dạy bảo và nhận vào làm, cũng như được Hầu-Tuyển đế hỗ trợ về tài chính. Mẹ của Beethoven
mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng vài năm ông chịu trách nhiệm ni dưỡng hai người em trai của mình.


Ludwig van Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, tuy nhiên tổ tiên là những người nông dân và thợ
thủ cơng có nguồn gốc từ Vlaanderen. Chữ "van" trong tên ơng khơng có nghĩa là xuất thân từ dòng dõi quý
tộc (<i>adlige Herkunft</i>) mà đơn thuần chỉ là từ để chỉ nguồn gốc địa phương (<i>örtliche Herkunft</i>). Ông nội của
ông là người Hà Lan, cũng mang tên Ludwig van Beethoven, là một người chỉ huy dàn nhạc cung đình ở
Bonn, qua đời lúc Beethoven ba tuổi. Cha ông, Johann van Beethoven, là một ca sĩ giọng tenor trong giáo
đường hoàng gia ở Bonn, biết chơi violon và piano. Mẹ của Beethoven là Maria Magdalena Keverich, là con
gái một người đầu bếp cung đình, từng làm tớ gái, sau lấy tớ trai, không lâu sau lại thành vợ của ông Johann.
Bà là người ngoan ngỗn, dịu hiền, chăm chỉ. Tuy cả gia đình chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi từ ơng Johann để
sống qua ngày nhưng nhờ có sự đảm đang chống đỡ của bà nên vẫn duy trì được. Ludwig van Beethoven là
con trai đầu trong gia đình. Ơng sinh ngày 16 (hoặc 17) tháng 12 năm 1770, làm lễ rửa tội ngày 17 tháng 12
năm 1770.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để
tập trung vào âm nhạc.


Cuộc sống của Beethoven cũng có rất nhiều khó khăn. Cha ơng là một người nghiện rượu và thô lỗ, mẹ ông
lại hay đau ốm. Trong sáu anh chị em của Beethoven chỉ cịn có hai người sống sót. Trong khi mối quan hệ
giữa Beethoven với cha rất căng thẳng và xa cách thì ông lại rất thương yêu mẹ. Vào khoảng 5 tuổi ông bị
chứng viêm tai giữa nhưng bố mẹ ông không biết. Do vậy ông đã không được điều trị hoặc điều trị khơng
đúng cách. Có lẽ đây là nguyên nhân làm ông bị điếc về sau này.


May mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven. Mọi người tìm
cách thuyết phục cha Beethoven cho phép để Beethoven được tiếp tục theo học nhạc với các thầy dạy nhạc
khác. Trong số các thầy dạy của Beethoven, có thể kể tên Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại
phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm).


Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu
luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá
chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.



Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven,
bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph
Dressler". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện
cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14
tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm
trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập
dương cầm.


<i><b>b. Học hành</b></i>


Đây là hình chân dung năm 1804, bởi W.J. Mähler


Để tiếp tục học hỏi, năm 1787, Beethoven đến Wien. Trong túi áo, ơng có một giấy giới thiệu của Tuyển hầu
tước (<i>Kurfürst</i>) Maximilian Franz, em trai út của Hồng đế Joseph II. Mục đích chính của chuyến đi là được
theo học Wolfgang Amadeus Mozart. Vào thời điểm ấy, rất nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng như Joseph Haydn
đã biến thủ đô của Áo thành trung tâm âm nhạc của cả châu Âu.


Tuy nhiên ước mơ theo học Mozart đã khơng thực hiện được vì lúc đó nhà soạn nhạc thiên tài này quá bận
bịu. Hơn nữa, Beethoven cũng chỉ ở Wien được hai tháng thì mẹ ơng bị bệnh nặng nên ơng đành quay về
Bonn. Không bao lâu sau khi ông trở về Bonn thì mẹ ơng cũng qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho
gia đình nên ơng khơng có điều kiện học thêm mà phải vừa đi biểu diễn vừa đi dạy học để kiếm tiền.


Khi 19 tuổi (năm 1789), Beethoven bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây và đặc biệt là thông qua
Eulogius Schneider, ông đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi
của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng được phản ánh trong các tác phẩm của ông sau
này, đặc biệt là trong vở nhạc kịch <i>Fidelio</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Năm 22 tuổi, lần thứ hai Ludwig van Beethoven lại đến Wien và lần này ông không bao giờ quay trở lại
Bonn, thành phố quê hương của ông, nữa. Cha ông đã qua đời. Lãnh địa của vương hầu nơi đây đã bị diệt
vong bởi sự xâm chiếm của người Pháp. Vào thời điểm đó, Wolfgang Amadeus Mozart cũng đã qua đời trong
lặng lẽ. Tuy nhiên Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ sự giới thiệu cũng


như thiên tài của mình, Beethoven đã được những người có thế lực bậc nhất của Wien như Nam tước van
Swieten và nữ vương hầu Lichnowski nhận đỡ đầu.


<i><b>c. Tình u</b></i>



Cuộc sống riêng tư có một sự kiện gây cho Beethoven nỗi đau khôn xiết đó là vào mùa xn 1809, khi ơng
gần ngót 40 tuổi thì đem lịng u cơ học trị xinh đẹp là nàng <i>Theresa de Brunowick</i> mới 18 tuổi, con gái điền
chủ Malfati người Hungary. Nhờ sự khuyến khích của nàng, Beethoven sáng tác <i>Bản Giao hưởng Số 6 Đồng </i>
<i>q</i> vì ơng đã lầm tưởng sự tận tụy và lịng kính mến của cơ gái đó với nghệ thuật là tình u. Mùa hè 1810,
cơ gái kiên quyết khước từ lời cầu hôn của nhạc sĩ. Niềm hy vọng kết hôn tan vỡ..


<i><b>d. Những đau đớn thể xác</b></i>



Trong cuộc đời của mình, Ludwig van Beethoven đã phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn về mặt thể xác.
Nguyên nhân bệnh tật của ông cho đến hôm nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Có một
thời người ta cho rằng Ludwig van Beethoven mắc bệnh giang mai bẩm sinh.


Vào đầu tháng 12 năm 2005, Phịng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago đã đưa ra bằng chứng là ngay từ
thời thanh niên Ludwig van Beethoven đã bị nhiễm độc chì rất nặng. Cơng bố này dựa vào sự phân tích một
mẫu xương sọ của Ludwig van Beethoven bằng X quang. Như vậy có thể nói ngay từ khi ơng mới 20 tuổi
Ludwig van Beethoven đã chịu đựng tác động rất nặng của tình trạng nhiễm độc chì.


Tài liệu lịch sử cịn cho biết, ngay từ khoảng 20 tuổi, tính cách của Ludwig van Beethoven đã bắt đầu thay
đổi. Cùng thời gian đó, ơng cũng thường than phiền về chứng đau bụng khơng rõ ngun do của mình.


Tuy nhiên người ta vẫn chưa rõ liệu chứng điếc của ông có phải do nhiễm độc chì hay khơng. Vào khoảng 30
tuổi, Ludwig van Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ hóa thính giác và triệu
chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có cách gì cứu vãn. Đến năm 1819 thì ơng điếc hồn tồn chính vì vậy
ơng khơng cịn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc được. Việc giao tiếp lúc này đối với ông
cũng cực kỳ khó khăn.



Giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc Đại học San Jose (Hoa Kỳ) chính thức
tun bố đã tìm ra hộp sọ của Beethoven. Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul Kaufmann (người
gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California, Hoa Kỳ).


Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh (2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh nhỏ) được khai
quật năm 1863 rồi được cất giữ tại Pháp trước khi được chuyển giao cho Paul
Kaufmann vào năm 1990.


Qua nghiên cứu hộp sọ (có so sánh DNA với các mẫu tóc của Beethoven), một số
giả thuyết về cái chết của Beethoven đã bị bác bỏ (bệnh Crohn) hoặc được củng cố
(hàm lượng chì cao).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Beethoven năm 1823; bản sao của chân dung bởi Ferdinand Georg Waldmüller bị phá


Đến 1818, Beethoben điếc hẳn cả hai tai và sáng tác <i>Bản Giao hưởng Số 8</i>, ông lang thang ngồi phố, dáng
điệu trơng thảm thương. Gặp một người bạn quen, Beethoven sĩ rút ra trong túi một cây viết chì, một cuốn sổ
con rồi nói: <i>"muốn nói chuyện với tơi thì cứ viết lên mặt giấy này!"</i>. Cái rủi này dồn dập đến cái không may
khác. Trong lúc đó, người anh của Beethoven qua đời, để lại một đứa con tên là Charles, nhờ Beethoven nuôi
dưỡng. Charles là một đứa trẻ tinh nghịch, đủ tật xấu, nói dối, cịn trẻ mà lại be bét rượu chè.


Và lúc ấy, Beethoven đã 50 tuổi. Nhạc sĩ vẫn tiếp tục sáng tác. <i>Bản Giao hưởng Số 9</i> ra đời, sau đó cịn sáng
tác thêm <i>Bản Lễ ca</i> trang trọng, những <i>sonata</i> cuối cùng: <i>Liên tấu cho đàn piano</i> và <i>Tứ tấu</i>. Trong toàn bộ di
sản của Beethoven, những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngồi các truyền thống
cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm.


Cuộc sống buồn chán lại tiếp diễn. Thỉnh thoảng, nghệ sĩ lại có chuyện bực mình với đứa cháu, lại lo lắng về
tiền bạc, trong lúc con bị <i>đau dạ dày</i>. Năm 1826, Beethoven về sống với người em tên là Johann, để hưởng
chút khí trời trong lành nhưng qua tháng 11 năm ấy, Beethooven bị gọi về Wien gấp, vì đứa cháu bị cảnh sát
Wien bắt.



Beethoven đi nhờ trên chiếc xe bò của một người bán sữa đến thành Wien. Gặp trời giá lạnh, sức khỏe lúc này
đã kiệt quệ, nghệ sĩ run cầm cập vì giá lạnh, hơi thở khó khăn. Beethoven khạc ra từng đống máu. Charles,
đứa cháu vô phúc chẳng thiết gọi bác sĩ. Đến ngày 5 tháng 1 năm 1827, Beethoven tuyên bố để lại cho cháu
tất cả di sản của ông. Bác sĩ tin cho nhạc sĩ biết cái chết gần kề. Beethoven không buồn, trái lại cảm thấy nhẹ
người, tuyên bố với bạn bè: <i>"các bạn hãy vỗ tay đi! màn bi kịch đã đến lúc hạ rồi!"</i>.


Vào lúc 6 giờ tối ngày 20 tháng 3 năm 1827, nhạc sĩ danh tiếng nhất thế kỉ 19 trút hơi thở cuối cùng. Đám
tang của ơng có hàng ngàn người đưa tiễn và ngày sau đó tồn bộ tài sản Beethoven để lại, kể cả bản thảo, đều
bị đem bán đấu giá. Tất cả đều rơi vào tay hai nhà xuất bản sách là thương gia Gaflinger và Actari với giá rẻ
mạt.


<b>2. Sự nghiệp</b>



Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời
gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn. Năm 1782 chính Neefe đã cho
xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "<i>Các variation cho clavecin của bản march của Ernst </i>


<i>Christoph Dressler</i>". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc
hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ
chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.
Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản <i>Concerto cung do trưởng</i>. Nhưng chẳng
may từ năm 1780 ông bắt đầu bị lãng tai. Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều
kiện sống và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

người chồng của mình chống lại sự xấu xa bạo tàn, và trong khúc Missa Solemnis là lời cầu nguyện để giải
thốt khỏi đau thương chiến tranh.


<b>3. Thơng tin về hộp sọ của Beethoven</b>




Giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc Đại học San Jose (Hoa Kỳ) chính thức
tun bố đã tìm ra hộp sọ của Beethoven. Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul Kaufmann (người
gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California, Hoa Kỳ).


Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh (2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh nhỏ) được khai quật năm 1863 rồi được cất
giữ tại Pháp trước khi được chuyển giao cho Paul Kaufmann vào năm 1990.


Qua nghiên cứu hộp sọ (có so sánh DNA với các mẫu tóc của Beethoven), một số giả thuyết về cái chết của
Beethoven đã bị bác bỏ (bệnh Crohn) hoặc được củng cố (hàm lượng chì cao).


<b>4. Tác phẩm</b>



<b>Lưu ý : Các số ở đầu dòng là số tác phẩm:</b>


<b>a. Tác phẩm dành cho dàn nhạc</b>



Beethoven nổi tiếng nhất về chín bản giao hưởng của ơng. Ơng cũng soạn vài concerto, phần nhiều để ơng
trình diễn, cũng như nhạc dàn nhạc khác, nhất là ouverture và nhạc nền cho kịch tại nhà hát, và những tác
phẩm để kỷ niệm những sự kiện đặc biệt.


<i><b>Giao hưởng</b></i>


21.Giao hưởng số 1 cung Đơ trưởng (soạn 1799–1800, trình diễn 1800)


36.Giao hưởng số 2 cung Rê trưởng (soạn 1801–1802, trình diễn 1803)


55.Giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng (<i>Eroica</i>, "Anh hùng ca"; soạn 1802–1804, trình diễn 1805)


60.Giao hưởng số 4 cung Si giáng trưởng (soạn 1806, trình diễn 1807)



67.Giao hưởng số 5 cung Đô thứ ( "Định Mệnh" soạn 1804–1808, trình diễn 1808)


68.Giao hưởng số 6 cung Fa trưởng (<i>Pastoral</i>, "Đồng quê"; soạn 1803–1807, trình diễn 1808)


92.Giao hưởng số 7 cung La trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1813)


93.Giao hưởng số 8 cung Fa trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1814)


123. Giao hưởng số 9 cung Rê thứ (<i>Choral</i>, "Thánh ca"; soạn 1817–1824, trình diễn 1824)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>Concerto</b></i>


15.Concerto cho dương cầm số 1 cung Đô trưởng (1796–1797)


19.Concerto cho dương cầm số 2 cung Si giáng trưởng (1798)


37.Concerto cho dương cầm số 3 cung Đô thứ (1803)


56.Concerto cho ba đàn vĩ cầm, hồ cầm, và dương cầm cung Đô trưởng (1805)


58.Concerto cho dương cầm số 4 cung Sol trưởng (1807)


61.Concerto cho vĩ cầm cung Rê trưởng (1806)


- Opus 61a: Bản chuyển soạn của Opus 61 cho dương cầm, đôi khi được gọi Concerto cho dương cầm số 6


73.Concerto cho dương cầm số 5 cung Mi giáng trưởng (<i>Emperor</i>, "Hoàng đế"; 1809)


<i><b>Bản khác dành cho người đơn ca và dàn nhạc</b></i>



40.Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 1 cung Sol trưởng (1802)


50.Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 2 cung Fa trưởng (1798)


80."Khúc phóng túng thánh ca" (Khúc phóng túng cung Đô thứ cho dương cầm, đồng ca, và dàn nhạc;
1808)


<i><b>Ouverture và nhạc thỉnh thoảng</b></i>


43.<i>The Creatures of Prometheus</i>, ouverture và nhạc kịch múa (1801)


62.Ouverture <i>Coriolan</i> (1807)


72.Các ouverture được soạn cho opera <i>Fidelio</i> của Beethoven:
o Opus 72: Ouverture <i>Fidelio</i> (1814)


o Opus 72a: Ouverture <i>Leonore</i> "số 2" (1805)
o Opus 72b: Ouverture <i>Leonore</i> "số 3" (1806)
o Opus 138: Ouverture <i>Leonore</i> "số 1" (1807)


84.<i>Egmont</i>, ouverture và nhạc nền (1810)


91.<i>Chiến thắng của Wellington</i> ("Giao hưởng Trận đánh"; 1813)


113. <i>Die Ruinen von Athen</i> ("Tàn tích của Athens"), ouverture và nhạc nền (1811)


117. <i>Kưnig Stephan</i> (Quốc vương Stephen), ouverture và nhạc nền (1811)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

124. Ouverture <i>Die Weihe des Hauses</i> ("Hiến dâng Nhà"; 1822)



<b>b. Tác phẩm nhạc phòng</b>



Các tứ tấu đàn dây của Beethoven gần như nổi tiếng như các giao hưởng. Ông cũng soạn nhạc phòng cho vài
loại đồng diễn khác, bao gồm các bộ ba dương cầm, bộ ba đàn dây, và sonata cho vĩ cầm và hồ cầm với
dương cầm, cũng như các tác phẩm có kèn sáo.


<i><b>Tứ tấu đàn dây</b></i>


<b>- Sớm</b>


18.Sáu tứ tấu đàn dây


1. Tứ tấu đàn dây số 1 cung Fa trưởng (1799)


2. Tứ tấu đàn dây số 2 cung Sol trưởng (1800)


3. Tứ tấu đàn dây số 3 cung Rê trưởng (1798)


4. Tứ tấu đàn dây số 4 cung Đô thứ (1801)


5. Tứ tấu đàn dây số 5 cung La trưởng (1801)


6. Tứ tấu đàn dây số 6 cung Si giáng trưởng (1801)
<b>-Giữa</b>


59.Ba tứ tấu đàn dây số ("Rasumovsky"; 1806)


1. Tứ tấu đàn dây số 7 cung Fa trưởng


2. Tứ tấu đàn dây số 8 cung Mi thứ



3. Tứ tấu đàn dây số 9 cung Đô trưởng


74.Tứ tấu đàn dây số 10 cung Mi giáng trưởng ("Đàn hạc") (1809)


95.Tứ tấu đàn dây số 11 cung Fa thứ (<i>Serioso</i>, "Nghiêm chỉnh"; 1810)


<b>- Trễ</b>


<i>Bài chi tiết: Tứ tấu đàn dây số 12–16 và Grosse Fuge, Opus 127, 130–135 (Beethoven)</i>


127. Tứ tấu đàn dây số 12 cung Mi giáng trưởng (1825)


130. Tứ tấu đàn dây số 13 cung Si giáng trưởng (1825)


131. Tứ tấu đàn dây số 14 cung Đô thăng thứ (1826)


132. Tứ tấu đàn dây số 15 cung La thứ (1825)


133. Große Fuge cung Si giáng trưởng – mới đầu là chương cuối của Opus 130 (1824–1825)


134. Bản chuyển soạn của Große Fuge, Opus 133, cho bộ đôi dương cầm (bốn tay; 1826)


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

29.Ngũ tấu đàn dây cung Đô trưởng (1801)


104. Ngũ tấu đàn dây cung Đô thứ


137. Fuga cho ngũ tấu đàn dây cung Rê trưởng


<i><b>Tam tấu</b></i>



<b>- Tam tấu dương cầm</b>


1. Ba tam tấu dương cầm (1795)


o Tam tấu dương cầm số 1 cung Mi giáng trưởng
o Tam tấu dương cầm số 2 cung Sol trưởng
o Tam tấu dương cầm số 3 cung Đô thứ


11.Tam tấu dương cầm số 4 cung Si giáng trưởng ("Gassenhauer"; 1797; bản có vĩ cầm)


70.Hai tam tấu dương cầm (1808)


o Tam táu dương cầm số 5 cung Rê trưởng ("Ma")
o Tam táu dương cầm số 6 cung Mi giáng trưởng


97.Tam táu dương cầm số 7 cung Si giáng trưởng ("Hoàng tử"; 1811)
<b>- Tam tấu đàn dây</b>


3. Tam tấu đàn dây số 1 cung Mi giáng trưởng (1794)


9. Ba tam tấu đàn dây (1798)


o Tam tấu đàn dây 2 cung Sol trưởng
o Tam tấu đàn dây 3 cung Rê trưởng
o Tam tấu đàn dây 4 cung Đơ thứ
<b>- Nhạc phịng có kèn sáo</b>


11.Tam tấu dương cầm số 4 cung B-flat major ("Gassenhauer"; 1797; bản có kèn dăm đơn)



16.Ngũ tấu cho dương cầm và kèn sáo cung Mi giáng trưởng (1796)


20.Thất tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, kèn dăm kép, vĩ cầm, vĩ cầm trầm, hồ cầm, và Đại Hồ cầm
cung Mi giáng trưởng (1799)


71.Lục tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, và kèn dăm kép cung Mi giáng trưởng (1796)


87.Tam tấu cho hai kèn Ô-boa và kèn Anh cung Đô trưởng (1795)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>Sonata cho dụng cụ solo và dương cầm</b></i>


<b>- Sonata cho vĩ cầm</b>


12.Ba sonata cho vĩ cầm (1798)


1. Sonata cho vĩ cầm số 1 cung Rê trưởng


2. Sonata cho vĩ cầm số 2 cung La trưởng


3. Sonata cho vĩ cầm số 3 cung Mi giáng trưởng


23.Sonata cho vĩ cầm số 4 cung La thứ (1801)


24.Sonata cho vĩ cầm số 5 cung Fa trưởng ("Mùa xuân"; 1801)


30.Ba sonata cho vĩ cầm (1803)


1. Sonata cho vĩ cầm số 6 cung La trưởng


2. Sonata cho vĩ cầm số 7 cung Đô thứ



3. Sonata cho vĩ cầm số 8 cung Sol trưởng


47.Sonata cho vĩ cầm số 9 cung La trưởng ("Kreutzer"; 1803)


96.Sonata cho vĩ cầm số 10 cung Sol trưởng (1812)
<b>-Sonata cho hồ cầm</b>


5. Hai sonata cho hồ cầm (1796)


o Sonata cho hồ cầm số 1 cung Fa trưởng
o Sonata cho hồ cầm số 2 cung Sol thứ


69.Sonata cho hồ cầm số 3 cung La trưởng (1808)


102. Hai sonata cho hồ cầm (1815)


o Sonata cho hồ cầm số 4 cung Đô trưởng
o Sonata cho hồ cầm số 5 cung Rê trưởng
<b>-Sonata cho kèn thợ săn</b>


17.Sonata cho kèn thợ săn cung Fa trưởng (1800)

<b>c. Tác phẩm dành cho dương cầm solo</b>



<b>- Sonata cho piano</b>


 32 bản Các khúc biến tấu
 3 tập


<b>- Bagatelle : </b>

<b>4 tập</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>

<!--links-->
<a href=' />

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×