Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá chất lượng môi trường tại dự án sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện cao lộc, lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PTNT
TRƢỜNG
ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN HANH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG TẠI DỰ ÁN
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN GẮN VỚI TIÊU THỤ SẢN
PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC, LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN QUANG BẢO

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kì cơng trình nghiên cứu


nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa
QLTNR&MT, trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội. Em đã được chọn đề tài:
“Đánh giá chất lượng môi trường tại Dự án Sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ
sản phẩm trên địa bàn huyện Cao Lộc, Lạng Sơn”, để làm luận văn nghiên cứu
nhằm nâng cao hiểu biết và rèn luyện kỹ năng chuyên môn của bản thân. Trong
thời gian triển khai và làm luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn giảng
viên PGS.TS. Trần Quang Bảo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hồn
thành khóa luận này. Bên cạnh đó em cũng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo
Phịng Sau đại học và tồn thể chuyên viên Ban quản lý Dự án Sản xuất rau an
toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Cao Lộc, Ủy ban nhân dân xã
Gia Cát và Tân Liên, HTX rau củ quả sạch Gia Cát, HTX sản xuất rau an toàn
Tân Liên đã tạo điều kiện tốt nhất để em trong quá trình thực tập và nghiên cứu
đề tài.
Bản thân Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cơ giáo
trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, những người đã trực tiếp giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức chuyên mơn, đó là nền tảng để em hồn thành tốt cơng việc
trong q trình nghiên cứu cũng như là hành trang bổ sung kiến thức cho bản thân
trong cuộc sống cũng như công việc chuyên môn. Mặc dù bản thân đã cố gắng
nghiên cứu và tìm hiểu nhưng do kinh nghiệm và năng lực của cá nhân còn hạn

chế nên bản luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cơ giáo để bài
luận văn của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Học viên

Nguyễn Văn Hanh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trƣờng......................................... 3
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 3
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động mơi trường ....................... 3
1.1.3. Công tác ĐTM tại Việt Nam. ............................................................. 6
1.2. Tổng quan về sản xuất rau an toàn ........................................................ 9
1.3. Tác động mơi trƣờng của sản xuất rau an tồn. ................................. 14
1.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón ............................................ 14
1.3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV tới môi trường đất nước 20
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................ 26

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 26
2.1.1. Mục tiêu tổng quát: .......................................................................... 26
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................ 26
2.1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 26
2.1.4. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu .................................................... 26
2.1.5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 27
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 27
2.3.1 Phương pháp điều tra: ...................................................................... 27


iv

2.3.2 Phương pháp lấy mẫu dung lượng mẫu 06 mẫu và phân tích trong
phịng thí nghiệm ........................................................................................ 28
2.3.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu và phân tích, tổng hợp số liệu.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá. ............................................................... 28
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 29
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 29
3.1.1. Vị trí địa lý huyện Cao Lộc .............................................................. 29
3.1.2. Đặc điểm địa hình - đất đai ............................................................. 29
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... 30
3.3. Thông tin dự án sản xuất sau an toàn huyện Cao Lộc ....................... 30
3.3.1. Thông tin chung................................................................................ 30
3.3.2. Các văn bản, quyết định của của các cấp có thẩm quyền về dự án. 31
3.4. Quy mô, nội dung dự án ........................................................................ 34
3.4.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng ......................................................................... 34
3.4.2. Nhà lưới vòm (đầu tư năm 2016) ..................................................... 34
3.4.3. Nhà lưới sản xuất rau an toàn quanh năm: ..................................... 35

3.4.4. Đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm: ........................................................ 35
3.4.5. Hố thu rác: ....................................................................................... 35
3.4.6. Nhà sơ chế:....................................................................................... 35
3.4.7. Nhà lưới sản xuất giống :................................................................. 36
3.4.8. Đầu tư hệ thống điện ........................................................................ 36
3.4.9 Hỗ trợ bê tông ................................................................................... 36
3.6. Xây dựng mô hình sản xuất rau an tồn .............................................. 36
3.6.1 Mơ hình: ............................................................................................ 36
3.6.2. Phương án kỹ thuật .......................................................................... 37
3.6.3. Hệ thống điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt .................................. 42
3.6.4. Nước sinh hoạt: ................................................................................ 42


v

3.6.5. Vệ sinh môi trường ........................................................................... 42
3.6.6. Mục tiêu của dự án ........................................................................... 43
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 45
4.1. Thực trạng hoạt động sản xuất rau an toàn tại khu vực nghiên cứu 45
4.1.1. Hiện trạng sản xuất rau an toàn tại khu vực nghiên cứu ................ 45
4.1.2. Những ưu điểm của sản xuất rau an tồn ........................................ 46
4.2. Đánh giá hiện trạng mơi trƣờng ở khu vực nghiên cứu ..................... 48
4.2.1. Hiện trạng môi trường khơng khí..................................................... 48
4.2.2. Hiện trạng mơi trường nước phục vụ dự án .................................... 50
4.2.3. Hiện trạng môi trường đất ............................................................... 50
4.3. Các nguyên nhân tác động đến môi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí .... 52
4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đất .................................... 52
4.3.2. Các tác nhân ảnh hưởng đến môi trường nước ............................... 56
4.3.3 Các tác nhân gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí ............................. 56
4.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và

khơng khí tại khu vực dự án......................................................................... 57
4.4.1. Xử lý nước thải ................................................................................. 57
4.4.2. Xử lý chất thải rắn: .......................................................................... 58
4.4.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phịng ngừa,
ứng phó rủi ro, sự cố của dự án ................................................................. 59
4.4.4. Biện pháp quản lý, phịng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
.................................................................................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 66
1. Kết luận ...................................................................................................... 66
2. Kiến nghị .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Viết tắt

Nội dung

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2


BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

BOD

Biochemical oxygen Demand (nhu cầu oxi
sinh học)

4

COD

Chemical oxigen Demand (nhu cầu oxi hóa
học)

5

CTR

Chất thải rắn

6

CNC

Cơng nghệ cao

7


CNH HĐH

Cơng nghệ hóa, hiện đại hóa

8

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

9

NCKT

Nghiên cứu khả thi

10



Quyết định

11

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

12


TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

13

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

14

TVMT

Tài nguyên môi trường

15

UBND

Ủy bản nhân dân

16

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

17


RAT

Rau an toàn

3


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng phân bón vơ cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm ................... 15
Bảng 1.2: Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được ................... 22
Bảng 1.3: Thời gian bán huỷ của một số hóa chất BVTV trong mơi trường đất.. 22
Bảng 3.1. Tổng hợp khối lượng hạ tầng đầu tư khu sản xuất rau an tồn ............ 34
Bảng 3.2: Cơng suất dự án (1 năm)....................................................................... 37
Bảng 3.3: Nhu cầu tưới của các loại rau trong khu quy hoạch ............................. 38
(Số ngày tưới/đợt (ngày): 2; Số lần tưới/ngày (lần): 2) ........................................ 38
Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lượng khơng khí xung quanh(1) ...................... 49
Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng khơng khí xung quanh (2) ..................... 49
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước mặt Sơng Kỳ Cùng ................................. 50
tại vị trí đặt trạm bơm, Nước ao chứa, nước giếng ............................................... 50
Bảng 4.4: Kết quả hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng rau an toàn............. 51
tại xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. .................................................... 51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển sản phẩm rau có chứng nhận chất lượng, đặc biệt là sản xuất an

toàn là xu hướng phát triển tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị
trường cả trong nước và xuất khẩu. Trong điều kiện hiện nay, đây là điều kiện tối
thiểu để tham gia vào các kênh phân phối chất lượng cao như: siêu thị, xuất
khẩu... Tuy nhiên, sản xuất rau ở huyện Cao Lộc theo các chứng nhận an tồn cịn
hạn chế, chưa có khu vực nào duy trì và phát triển sản xuất theo xu hướng này.
Ngoài ra, các sản phẩm rau Lạng Sơn được người tiêu dùng trong nước, đặc biệt
là khách du lịch đến Lạng Sơn rất ưa chuộng, tuy nhiên vẫn chưa được xây dựng
thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá, chưa được phân phối rộng rãi đến các
thành phố lớn, cũng như xuất khẩu. Do đó, để phát triển, nâng cao hiệu quả, giá
trị sản phẩm rau một cách bền vững, việc hình thành các vùng sản xuất có chứng
nhận là cần thiết và cấp bách ở thời điểm hiện nay.
Trong 5 năm trở lại đây, huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn đã chuyển dịch mạnh
về cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh rau đặc
sản, rau an tồn. Nhờ áp dụng các mơ hình sản xuất mới, áp dụng khoa học và công
nghệ vào sản xuất nên năng suất rau xanh ở huyện Cao Lộc tăng từ 6.700,08 tạ/1ha
năm 2001 lên gần 15.292 tạ/1ha năm 2012. Hàng năm, huyện Cao Lộc đã gieo trồng
được trên 1.155 ha rau xanh các loại với mức sản lượng trên 17.662 tấn. Hiện nay,
vùng phát triển sản xuất rau xanh của huyện Cao Lộc tập trung chủ yếu tại 16 xã, thị
trấn, trong đó vùng tập trung nhiều nhất là 2 xã Tân Liên, Gia Cát.
Dự án “Sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện
Cao Lộc, Lạng Sơn” được thực hiện nhằm xây dựng ngành sản xuất rau của
huyện từng bước phát triển bền vững trên cơ sở liên kết chuỗi giá trị, sản xuất gắn
với thị trường, mang lại lợi ích cho người sản xuất, người tiêu dùng không chỉ ở
huyện Cao Lộc, Lạng Sơn nói riêng mà cịn đối với người tiêu dùng ở các địa
phương khác nói chung, đồng thời làm mơ hình điểm phát triển sản xuất nơng
nghiệp bền vững để nhân rộng trên địa bàn.
Bên cạnh những mục tiêu tích cực đặt ra trong q trình phát triển dự án


2


các hoạt động trong quá trình xây dựng, vận hành và khai thác dự án sẽ có ảnh tác
động tiêu cực tới mơi trường đất, nước, khơng khí … ảnh hưởng cảnh quan hệ
sinh thái khu vực.
Việc đánh giá lựa chọn phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp cho
Phát triển sản xuất an tồn nói chung trong hoạt động sản xuất rau an tồn nói
riêng mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Do vậy tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Đánh giá chất lượng môi trường tại Dự án Sản xuất rau an toàn gắn với
tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Cao Lộc, Lạng Sơn”.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trƣờng
1.1.1. Khái niệm
Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nội dung và khơng có định
nghĩa thống nhất. Một số định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu
dưới đây:
Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 23/6/2014 định nghĩa “Đánh giá tác động mơi trường là việc
phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện
pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”
Chương trình Mơi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 1991): “ĐTM là
quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự
án phát triển”.
Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP, 1990): “ĐTM
là quá trình xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách
đến mơi trường”.

Ngân hàng Thế giới (WB, 2011): “ĐTM là công cụ để nhận dạng và đánh
giá các tác động tiềm năng đến môi trường của 1 dự án được đề xuất, đánh giá
các phương án thay thế và thiết kế các biện pháp giảm thiểu, quản lý và giám sát
phù hợp”.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2009): “Đánh giá môi trường là thuật
ngữ dùng để mơ tả q trình phân tích mơi trường và lập kế hoạch xem xét các
tác động và rủi ro về mơi trường liên quan với dự án...”
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động mơi trường
ĐTM có thể đạt được nhiều mục đích, trong giáo trình Đánh giá tác động


4

mơi trường - Phạm Ngọc Hồ và Hồng Xn Cơ đã chỉ ra vai trị, mục đích của
ĐTM trong phát triển kinh tế - xã hội với 10 điểm chính sau:
(1) ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại
đến mơi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó
góp phần loại trừ cách “đóng cửa ra quyết định” như trước đây vẫn thường làm,
khơng tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.
(2) ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính
phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt mơi trường, nhằm
ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay khơng.
(3) Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận
thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể
giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường.
(4) ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho q trình
ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra
quyết định. Cơng chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp
cơng khai hoặc trong việc hịa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và
bên chịu tác động).

(5) Với ĐTM, tồn bộ q trình phát triển được cơng khai để xem xét một
cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng
đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
(6) Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu
hướng tự loại trừ, khơng phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự
chất vấn của công chúng.
(7) Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện
những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc,
giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
(8) Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công


5

nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
(9) ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt
hơn, trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
(10) Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải
khí nhà kính cũng như việc sử dụng khơng hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy,
nghĩa là chấp nhận vì sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Qua phân tích mục đích, vai trị của ĐTM ta thấy rõ ý nghĩa to lớn của nó
trong sự phát triển chung của nhân loại, thể hiện ở chỗ ĐTM là công cụ quản lý
mơi trường quan trọng. Song nó khơng nhằm thủ tiêu, loại trừ, gây khó dễ cho
phát triển kinh tế - xã hội như nhiều người lầm tưởng mà hỗ trợ phát triển theo
hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ mơi trường. Vì vậy, nó góp phần vào
mục tiêu phát triển bền vững.
Có thể tóm tắt ý nghĩa của ĐTM là: Làm cơng việc này tốt thì quản lý mơi
trường tốt, quản lý mơi trường tốt thì cơng việc giữ gìn, bảo vệ mơi trường sẽ tốt,
đặc biệt là trong tương lai. Điều đó thể hiện qua một số điểm cụ thể sau:
ĐTM khuyến khích cơng tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng dự

án và những dự án có khả năng thay thế từ cơng tác ĐTM sẽ giúp cho dự án hoạt
động có hiệu quả hơn.
ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển lâu
dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra
quyết định ở giai đoạn quy hoạch, mà các cơ sở và Chính phủ tránh được những
chi phí khơng cần thiết, đơi khi tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắc
phục trong tương lai.
ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ
hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động có thể
nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Thực hiện công tác
ĐTM tốt có thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng trong tương lai. Thông


6

qua các kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm
được sự đe dọa của suy thối mơi trường đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái.
1.1.3. Công tác ĐTM tại Việt Nam.
Quá trình phát triển hệ thống ĐTM tại Việt Nam có thể chia thành 4 giai
đoạn sau :
+ Giai đoạn 1 (trước ngày 27/12/1993):
Từ năm 1983, Chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi
trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM. Năm 1985, trong Nghị
quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã quy định trong xét duyệt luận chứng kinh
tế - kỹ thuật của các cơng trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội quan trọng cần tiến hành ĐTM. Cơ quan phụ trách vấn đề này ở
cấp Trung ương là Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (năm 1992 được đổi
tên thành Bộ KHCN&MT). Cục Môi trường là cơ quan thường trực quản lý các
vấn đề môi trường ở cấp quốc gia bao gồm cả ĐTM. Ở cấp địa phương lần lượt

được thành lập Sở KHCN&MT và trong bộ máy có Phịng Mơi trường.
Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần làm
ngay về BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành, các địa phương khi
xây dựng các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài, đều phải thực
hiện nội dung ĐTM trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật”. Cho đến ngày 10
tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm
thời về ĐTM”. Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là đã hình thành được
cơ sở khoa học, phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ
thống pháp luật về ĐTM cho các giai đoạn tiếp theo.
+ Giai đoạn 2 (từ ngày 27/01/1993 đến ngày 01/07/2006):
Trong giai đoạn này, Việt Nam cơ bản đã hình thành được hệ thống pháp
luật về ĐTM, trong đó các quy định về đối tượng thực hiện ĐTM, quy trình thực


7

hiện ĐTM, nội dung của báo cáo ĐTM, thời gian thẩm định, thủ tục, trách
nhiệm… đã được thiết lập, thông qua một số hệ thống văn bản pháp luật như sau:
Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006.
Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 về hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ môi trường.
Thông tư số 1420/MTg của Bộ KHCN&MT ngày 26 tháng 11 năm 1994 về
hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động.
Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ
KHCN&MT về hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư.
Quyết định số 1806/QĐ-MTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép
môi trường.
Việc thực hiện lập báo cáo ĐTM ở nước ta trong giai đoạn này đã chậm hơn

các nước trên thế giới một bước. Điều đó đã gây nên một số khó khăn và bất cập,
ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện ĐTM của nước ta.
+ Giai đoạn 3 (từ ngày 01/7/2006 đến ngày 31/12/2014):
Tiếp theo Luật BVMT năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật BVMT (được bổ sung bởi Nghị định số 21/2008/NĐCP ngày 28 tháng 02 năm 2008) và sau này được thay thế bởi Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9
năm 2006, tiếp đó được thay thế bằng Thơng tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày
08 tháng 12 năm 2008 và sau này là Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18
tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-


8

CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Trong
giai đoạn này, ĐTM vẫn như một thủ tục để hợp thức hóa q trình thẩm định
và phê duyệt các dự án, hoạt động đầu tư. Quy định luật pháp cũng chưa thực
sự chặt chẽ. Tuy vậy, với một đất nước vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến
tranh thì những nỗ lực nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của nước
ta là không thể phủ nhận.
+ Giai đoạn 4 (từ ngày 01/01/2015 đến nay):
Luật BVMT 2014 được ra đời thay thế cho Luật BVMT 2005. Tiếp theo
Luật BVMT năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường để thay thế Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011. Bộ
TN&MT đã ban hành Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm

2015 để thay thế Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011.
Trải qua các giai đoạn sửa đổi việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM được
phân cấp mạnh, khơng những cho các UBND cấp tỉnh mà cịn giao trách nhiệm
cho cả các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đối với các dự án thuộc thẩm quyền
quyết định, phê duyệt của mình. Nhiều dự án trước khi đi vào vận hành chính
thức đã được xác nhận việc thực hiện các cơng trình bảo vệ mơi trường theo u
cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Điều này làm cho ĐTM được thiết
thực hơn và gắn trách nhiệm của Chủ dự án trong công tác bảo vệ môi trường.
Nội dung và chất lượng của báo cáo ĐMC, ĐTM, CBM ngày càng rõ ràng,
khoa học hơn và chi tiết hơn (gần đây Thơng tư 27/2015/TT-BTNMT đã có
những tiến bộ đáng kể). Thông qua kết quả ĐTM, việc giám sát công tác BVMT
đối với các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án khai thác bauxite ở Tây
Nguyên, dự án sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh, đã được tiến hành một cách chặt chẽ.


9

Nhiều dự án có tác động nhạy cảm đến mơi trường được dư luận đặc biệt quan
tâm như dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã được Tổng cục Môi trường tổ chức
khảo sát thực tế, lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia và Bộ
TN&MT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định báo cáo
ĐTM của 02 dự án này. Đặc biệt, cũng thông qua công cụ ĐTM, đưa ra cảnh báo
về những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái của các dự án thuỷ điện,
thơng báo và u cầu các địa phương phải có giải pháp khắc phục kịp thời. Theo
thống kê từ 2005 đến nay, hơn 100 dự án đầu tư các lĩnh vực khác nhau đã phải
thay đổi địa điểm hoặc bị từ chối vì lý do khơng đảm bảo các u cầu về BVMT.
1.2. Tổng quan về sản xuất rau an toàn
Tại Việt Nam, rau an toàn là yêu cầu cấp bách và là sự quan tâm của người
tiêu dùng, của cả cộng đồng. Đối với người sản xuất vừa là trách nhiệm trước xã
hội, vừa đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm do mình sản xuất ra tăng sức cạnh tranh

trong thị trường, vừa đảm bảo tốt môi trường sản xuất và duy trì sản xuất nơng
nghiệp bền vững. Đề cập đến sản xuất rau an toàn tại Việt Nam, cần kể đến sự
quan tâm của các cấp, các ngành thuộc cơ quan và các tổ chức nước ngoài đã
quyết tâm triển khai và phát động các chương trình rau an tồn tại thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh vào các năm 1996, 1997, 2005, 2007…sau đó
chương trình rau an toàn lan rộng ra một số tỉnh trong cả nước như: Vĩnh Phúc,
Hải Phòng, Bắc Giang, Tiền Giang, Huế…Những thơng tin của sản xuất rau an
tồn được bắt đầu từ năm 1996 sau khi Hội đồng khoa học bao gồm các thành
viên của Bộ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT đã phê chuẩn các quy trình kĩ thuật sản
xuất rau an toàn do Viện nghiên cứu rau quả kết hợp với Viện BVTV và Viện
Nơng hố Thổ nhưỡng xây dựng. Sau đó một số tổ chức quốc tế cũng đã trợ giúp
dưới hình thức các khố đào tạo trực tiếp (FAO của Liên Hợp Quốc, ADDA của
Đan Mạch) hoặc các cuộc hội thảo (CIRID của Pháp) cho người trồng rau, nắm
bắt thêm về kiến thức để hồn thiện những quy trình cho từng vùng. Tính đến


10

thời điểm hiện nay, diện tích trồng rau an tồn lớn phải kể đến các tỉnh như Vĩnh
Phúc, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cịn đối với các tỉnh Bắc Giang, Bắc
Ninh, Huế…diện tích sản xuất rau cịn chưa đáng kể, mới triển khai thử nghiệm
dưới dạng mơ hình. Về chủng loại rau: các loại rau an toàn được sản xuất phụ
thuộc theo các quy trình sản xuất rau an tồn được ban hành. Trong giai đoạn
đầu chỉ có một số quy trình được đưa vào sản xuất như cải bắp, cà chua và một số
loại đậu, nhưng cho đến thời điểm hiện nay thì đã có trên 30 quy trình được ban
hành, dễ hiểu, dễ áp dụng (Nguyễn Quốc Vọng, 2008). So sánh với những năm
đầu 1996 - 1998 thì hiện nay, chủng loại rau cao cấp được sản xuất theo quy trình
trên gia tăng như ớt ngọt, cải bắp trái vụ, dưa chuột bao tử, sup lơ xanh, măng tây,
và cả một số loại rau gia vị: tía tơ, thìa là,… Về đào tạo, tập huấn kĩ thuật: hàng
chục nghìn người đã tham gia vào các khố tập huấn và các hội thảo về kĩ thuật

trồng rau an tồn. Các trung tâm khuyến nơng và các tổ chức có liên quan của các
thành, các tỉnh đã tham gia phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng như đài, báo, tờ rơi…về kĩ thuật trồng rau an tồn và các thơng tin
có liên quan về rau an toàn. Người trồng rau nhận thấy, sản xuất rau an tồn đầu
tư khơng q cao, cơng nghệ phù hợp với trình độ nơng dân, sử dụng hố chất
nông nghiệp giảm nên tác động tốt đến môi trường và sức khoẻ con người. Các
mơ hình trồng rau an toàn dưới các dạng khác nhau được ra đời như trồng rau
trong nhà che phủ ở mức hiện đại và đơn giản thích nghi với điều kiện của từng
loại hộ, mơ hình phịng chống sâu bệnh hại tổng hợp IPM, NNS…Nói chung, từ
năm 1996 đến nay, tổng số vốn đầu tư cho các chương trình sản xuất rau an tồn
trong cả nước ước tính đã lên tới hàng trăm tỷ đồng (tính cả vốn của địa phương
và vốn được tài trợ). Với toàn bộ các địa điểm, địa bàn triển khai sản xuất rau an
tồn đều dùng nguồn kinh phí này sử dụng phần lớn vào việc xây dựng nhà lưới,
kênh dẫn nước không ô nhiễm, khoan giếng, và tổ chức các khoá tập huấn cho
người trồng rau.


11

Dưới đây là một số thông tin về sản xuất rau an toàn của các địa phương
trong thời gian qua:
- Địa bàn Hà Nội là nơi thí điểm sản xuất rau an toàn đầu tiên trong cả nước,
năm 1996 đã bắt đầu và việc triển khai từ sản xuất đến tiêu thụ đã được UBND
thành phố chỉ đạo và giao trực tiếp cho Sở Nông nghiệp tổ chức triển khai, đến
năm (2009), quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của Thành phố lên tới gần
10.000 ha (Ngô thị Thuận, 2010).
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 10.000 hộ trồng rau, diện tích rau
an tồn tập trung ở các huyện Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh. Tính đến tháng
8/2006, tổng diện tích gieo trồng rau đạt trên 300 ha. Khả năng sản xuất rau an
toàn trên địa bàn thành phố mới chỉ đạt 50% nhu cầu, 50% còn lại phải nhập từ

các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An…. Hiện nay, việc sản xuất
rau an tồn ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào nề nếp, có tổ chức giao sản phẩm
rau trực tiếp đến một số của hàng rau an toàn, nên số lượng rau tiêu thụ hàng
ngày càng ổn định. Việc tổ chức tiêu thụ rau an toàn tương đối đa dạng: dạng mơ
hình chun kinh doanh rau an tồn như các siêu thị; dạng mơ hình chun kinh
doanh nhưng nhận hàng trực tiếp từ người sản xuất rau sau đó sơ chế đóng gói và
bán ln cho khách hàng; dạng mơ hình vừa sản xuất vừa kinh doanh, sản phẩm
được sơ chế bán cho các đơn vị kinh doanh hoặc bán trực tiếp cho người tiêu
dùng. Thành phố Hồ Chí Minh đang đề ra kế hoạch đưa 100% diện tích trồng rau
hiện nay trở thành vùng rau an toàn. Đồng thời xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh
tiêu thụ rau an tồn như xây dựng các chợ đầu mối nơng sản có kho chứa và bảo
quản theo cơng nghệ mới, tổ chức các mạng lưới phân phối rau an toàn đến các
hệ thống siêu thị, nhà hàng. (Đào Thế Anh và cộng sự)
Tại Đà Lạt, đây là địa bàn lý tưởng cho nhiều cơ sở trong nước và tổ chức
nước ngoài muốn "xây dựng" điểm làm rau an toàn và cả rau hữu cơ. Công ty
rau Golden Garden được thành lập từ năm 1995 với vốn đầu tư nước ngoài. Năm


12

2006, quy mô sản xuất của công ty là 30 ha và được trên 100 hộ nông dân tham
gia. Hiện nay, cơ sở này tập trung vào các loại rau có trong bữa ăn của người
phương Tây như các loại xà lách, ớt ngọt, súp lơ, cần tây, đậu Pháp, củ cải đỏ…
Tuy nhiên, do chi phí vận chuyển, phân bổ khấu hao tài sản cao, người tiêu dùng
phải mua với giá khá cao nên số người có thể chấp nhận sản phẩm của cơng ty
cịn chưa nhiều.( Đào Thế Anh và cộng sự)
Tại Hải Phòng, đây là địa bàn đã tham gia chương trình sản xuất rau an tồn
ngay trong năm 1997. Sở Nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông đã chuyển
giao công nghệ mới tới người trồng rau, trước hết là những huyện ven đơ, sau đó
lan ra các huyện thuần nông xa hơn như An Lão, Kiến Thụy ( Đào Thế Anh và

cộng sự)
Tại Vĩnh Phúc, là một trong những tỉnh đi đầu về sản xuất rau an tồn trong
cả nước. Đã có nhiều tổ chức KHCN trong nước và quốc tế (trên 20 nước) về
tham quan trên địa bàn tỉnh và dự hội nghị và hội thảo khoa học về công nghệ sinh
học và nông nghiệp hữu cơ tổ chức tại Việt Nam. Họ đánh giá cao cách làm rau
sạch có tính sáng tạo theo mơ hình rau sạch cộng đồng. Nói rau sạch tại Vĩnh Phúc
là mơ hình rau sạch cộng đồng vì người trồng rau làm rau sạch đại trà ngoài đồng,
chủ trương của Vĩnh Phúc là trước hết đầu tư về kỹ thuật thay vì đầu tư cơ sở vật
chất, đảm bảo cả lợi ích của người sản xuất lẫn lợi ích của người tiêu dùng; kỹ
thuật sản xuất rau an toàn là kỹ thuật cao nhưng phương thức chuyển giao kỹ thuật
phải đơn giản; thực hiện quản lý nghiêm ngặt chất lượng rau ở khâu sản xuất và
tăng cường việc quản lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. (Vũ Thị Hòa, 2011)
Tại Bắc Giang, đã xây dựng nhiều mơ hình sản xuất rau an toàn, đặc biệt từ vụ
hè thu năm 2003 tới nay với các loại rau: su hào, cải bắp, súp lơ và cà chua. Theo
đánh giá của người sản xuất, cà chua trái vụ cho thu hoạch 700 - 800 kg/sào, sau khi
trừ chi phí cho lãi từ 2 - 2,5 triệu đồng. Tính ra 1 ha cà chua cho thu nhập thấp
nhất 55 triệu đồng. (Marcus Merenther và cộng sự , 2006)


13

- Như vậy, trong thời gian nghiên cứu, sản xuất rau an toàn vừa qua, đã
nghiên cứu và ban hành hàng chục quy trình sản xuất rau theo các mùa trong năm,
đặc biệt là một số chủng loại rau thường có dư lượng tích lũy cao như bắp cải, cải
xanh, cà chua, đậu đỗ, dưa chuột… và đã được điều chỉnh phù hợp theo từng
vùng, từng bước giúp người sản xuất thay đổi tập quán canh tác, áp dụng các biện
pháp canh tác mới phù hợp với yêu cầu sản xuất rau an toàn như việc sử dụng các
giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng hoặc hạn chế sâu
bệnh, ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng
hợp IPM; người trồng rau an tồn đã nắm vững cơng thức "5 điều cấm trong sản

xuất rau an toàn". Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành quyết định 99/2008/QĐ- BNN về việc quản lý sản xuất và kinh doanh rau
an toàn là cơ sở pháp lý rất cần thiết để các địa phương trong cả nước quy hoạch
phát triển, tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn nhằm từng bước tiến tới toàn
bộ diện tích trồng rau đều là rau an tồn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
trong nước cũng như xuất khẩu, đảm bảo an toàn cho người sản xuất, hạn chế ơ
nhiễm mơi trường góp phần vào việc giữ gìn sản xuất nơng nghiệp bền vững. Đặc
biệt Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định 379/QĐBNN- KHCN ngày 28 tháng 1 năm 2008 về việc ban hành quy trình thực hành
sản xuất nơng nghiệp tốt (GAP) cho sản xuất rau, quả an toàn đã là cơ sở pháp lý
quan trọng để các địa phương trong cả nước xây dựng các điều kiện cần thiết cho
sản xuất rau an toàn trong thời gian tới. Quy trình nơng nghiệp tốt (Good
Agricultural Practices - GAP) đã được triển khai tại rất nhiều quốc gia trên thế
giới, đã và đang mang lại hiệu quả to lớn trong sản xuất nơng sản thực phẩm an
tồn nói chung và rau an tồn nói riêng. Quy trình GAP là một quy trình hướng
dẫn, kiểm sốt và ngăn chặn những mối nguy có thể xảy ra trong tất cả các khâu
sản xuất nông sản, từ khâu đầu tiên sửa soạn vườn trại, gieo trồng, chăm sóc,
thu hoạch cho đến khâu sau thu hoạch, bao bì và cuối cùng là khâu bầy bán ở


14

chợ. Ngày nay, trong bối cảnh thị trường toàn cầu hố, GAP trở nên vơ cùng quan
trọng, đặc biệt là đối với thị trường xuất nhập khẩu. Mặc dù có nhiều quy trình
GAP có tên gọi khác nhau nhưng các quy trình vẫn có các điểm chung được thế
giới cơng nhận đối với việc xuất khẩu nông sản, bao gồm:
- Sử dụng hố chất.
- Phân bón và phụ gia cho đất.
- Sử dụng nước.
- Địa điểm sản xuất và điều kiện đất đai.
- Trang thiết bị và vật liệu gieo trồng.

- Thiết bị làm sạch và điều khiển sinh vật gây hại.
- Vệ sinh cá nhân.
- Phương tiện vận chuyển, trang thiết bị đóng gói và bảo quản.

Nhìn chung, cùng với những kết quả nghiên cứu khoa học, công tác quản lý,
tổ chức cũng như cơ sở pháp lý phục vụ phát triển sản xuất rau an toàn thời gian
qua đã tương đối đồng bộ, tạo cơ sở cho các địa phương phát triển sản xuất rau an
toàn phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân
1.3. Tác động môi trƣờng của sản xuất rau an toàn.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của sản xuất rau tới môi trường đất, nước.
1.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón
Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%,
nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517%. Theo tính tốn, lượng phân vơ cơ
sử dụng tăng mạnh trong vòng 20 năm qua, tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng
N+P2O5+K2O năm 2007 đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với lượng sử
dụng của năm 1985. Ngồi phân bón vơ cơ, hàng năm nước ta còn sử dụng
khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại. (Cục
BVTV , 2006)


15

Bảng 1.1: Lƣợng phân bón vơ cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)

Năm

N

P2O5


K2O

NPK

2007

1357,5

551,2

516,5

179,7

2017

2400,0

850,0
950,0
400.0
Nguồn Báo cáo ngành phân bón năm 2016

Xét về tỷ lệ sử dụng phân bón cho các nhóm cây trồng khác nhau cho thấy tỷ
lệ phân bón sử dụng cho lúa chiếm cao nhất đạt trên 65%, các cây công nghiệp
lâu năm chiếm gần 15%, ngô khoảng 9% phần còn lại là các cây trồng khác. Tuy
nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, lượng phân bón sử dụng
trên một đơn vị diện tích gieo trồng ở nước ta vẫn còn thấp, năm cao nhất mới chỉ
đạt khoảng 195 kg NPK/ha.

a. Lượng phân bón cho cây trồng chưa sử dụng được.
Theo số liệu tính tốn của các chun gia trong lĩnh vực nơng hố học ở Việt
Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30 - 45%, lân từ 40 45% và kali từ 40 - 50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương
pháp bón, loại phân bón… Như vậy, cịn 60 - 65% lượng đạm tương đương với
1,77 triệu tấn urê, 55 - 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và
55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón
vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.
Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần cịn lại ở trong đất,
một phần bị rửa trơi theo nước mặt do mưa, theo các cơng trình thuỷ lợi ra các
ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị rửa trôi theo
chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ
hay q trình phản nitrat hố gây ơ nhiễm khơng khí
Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa
sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân


16

bón bị lãng phí, với tổng thất thốt lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính theo giá
phân bón hiện nay.
Xét về mặt môi trường, trừ một phần các chất dinh dưỡng có trong phân bón
được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau, hàng năm
một lượng lớn phân bón bị rửa trơi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản
xuất nơng nghiệp và mơi trường sống, đó cũng là những tác nhân gây ơ nhiễm
nguồn nước, khơng khí. Trong số đó phân do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô
nhiễm môi trường là vấn đề đáng được quan tâm nhất, vì hàng năm một lượng lớn
phân bón được dành cho sản xuất lúa.
b. Những tác động của phân bón tới mơi trường
- Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân khơng đúng cách:
+ Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ơ nhiễm mơi trường

phải kể đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng
được hoặc do bón khơng đúng cách… như đã được tính toán ở phần trên. Do tập
quán canh tác, do chưa được đào tạo, tập huấn rất nhiều nông dân hiện nay bón
phân chưa đúng lượng và đúng cách. Hầu hết người nơng dân hiện nay đều bón
q dư thừa lượng đạm, gây nên hiện tượng lúa lốp, tăng quá trình cảm nhiễm với
sâu bệnh, dễ bị đổ ngã. Biểu hiện của việc bón dư thừa đạm qua quan sát bằng
mắt thường cho thấy màu lá cây thường xanh mướt hoặc nếu quá dư thừa thì lá
màu xanh đậm. Nếu sử dụng bảng so màu lá thì độ đậm của màu lá càng được
thấy rõ hơn. Chương trình 3 giảm, 3 tăng cũng là những minh chứng cho việc lạm
dụng bón quá dư thừa lượng đạm.
+ Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được
vùi vào trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo âm (-) còn
các yếu tố dinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân vào đất,
được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra một
cách từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây.


17

Như vậy, bón phân có vùi lấp khơng chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng,
tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà cịn làm giảm bớt ơ nhiễm mơi trường. Các
nghiên cứu cho thấy việc bón phân có vùi lấp làm tăng hiệu suất sử dụng phân
bón của cây trồng có thể đạt được từ 70 - 80% so với bón rải trên bề mặt chỉ đạt
được từ 20 - 30%.
+ Các yếu tố dinh dưỡng vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết
cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống
chịu cho cây trồng. Ở một số vùng đất và một số cây trồng, loại cây trồng biểu
hiện triệu chứng thiếu ding dưỡng Zn hoặc Cu khá rõ rệt. Tuy nhiên khi lạm dụng
các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng
cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc. Hiện nay với kỹ thuật sử dụng

phân bón lá các loại phân bón vi lượng trong đó có Cu và Zn được bón trực tiếp
cho cây dưới dạng Chelate (dạng mạch vòng) hoặc kết hợp với các chất mang
khác để quá trình hấp thu vào cây được nhanh và thuận lợi, nâng cao hiệu quả
sử dụng phân bón. Tuy nhiên nếu sử dụng cho các loại cây rau ăn lá, cho chè
và các loại quả khơng có vỏ bóc mà khơng chú ý tới thời gian cách ly và liếu
lượng sử dụng theo đúng quy thì các yếu tố dinh dưỡng trên lại trở thành các yếu
tố độc hại cho người tiêu dùng.
- Phân bón có chứa một số chất độc hại
+ Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc
hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật
gây hại, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy
định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì
(Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong phân bón
gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột
nguy hiểm. Phân bón có chứa kim loại nặng và vi sinh vật gây hại thường gặp
trong những hợp sau đây:


×