Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của chi cục thuế huyện lương sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ THỊ NHƢ QUỲNH

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CHI CỤC THUẾ HU ỆN
LƢƠNG SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

C u nn n

Kin t Nông nghiệp

M số 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN QUANG HÀ

H N

2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,


kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./.
Lƣơng Sơn, ngày 29 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ T ị N ƣ Quỳnh


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng,
kết hợp với kinh nghiệm công tác thực tiễn của bản thân trong thời gian công
tác tại Chi cục Thuế huyện Lƣơng Sơn đến nay và sự hỗ trợ của thầy, cô
trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng Đào
tạo Sau Đại học, Phòng Đào tạo - Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã giúp đỡ tơi
hồn thành q trình học tập và thực hiện luận văn của mình. Đặc biệt, tơi
xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Hà là ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn khoa học và đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình nghiên cứu hồn thành
luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công
tác tại Chi cục Thuế, phịng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê huyện
Lƣơng Sơn và các cá nhân tham gia phỏng vấn đã tạo điều kiện thuận lợi và
cung cấp những thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực
hiện đề tài.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhƣng luận văn không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý thầy, cô

giáo; bạn bè và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Lương Sơn, ngày tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ T ị N ƣ Quỳnh


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
C ƣơn 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN4
1.1. Tổng quan về thuế TNCN .............................................................................. 4
1.1.1.Khái niệm thuế TNCN ............................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của thuế TNCN......................................................................... 6
1.1.3. Vai trò của thuế TNCN:............................................................................ 7
1.1.4. Giới thiệu khái quát về Luật Thuế TNCN ...................................... 9
1.2. Tổng quan về quản lý thu thuế TNCN ............................................... 17
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu và nguyên tắc quản lý thu thuế
TNCN ................................................................................................................17
1.2.2. Nội dung quản lý thu thuế TNCN .............................................. 20
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân .. 26
1.3.1.Chính sách thuế của Nhà nước và tính nghiêm minh trong việc

thực hiện luật pháp của người nộp thuế ............................................. 27
1.3.2 Cơ sở vật chất của ngành thuế................................................... 28
1.3.3 Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế ........ 28
1.3.4. Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư ....................... 29
1.3.5. Tình hình kinh tế và mức sống của người dân ......................... 29
1.3.6. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế ............. 30
1.3.7. Sự phối hợp của các cơ quan liên quan với cơ quan thuế trong
quản lý thuế thu nhập cá nhân ............................................................ 32
1.4. Kinh nghiệm quản lý thu thuế TNCN ................................................ 32


iii
1.4.1. Thuế TNCN của một số nước trên thế giới .............................. 32
1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về công tác
quản lý thuế thu nhập cá nhân ............................................................ 34
1.5. Bài học cho quản lý thu thuế TNCN ở chi cục Thuế Lƣơng Sơn ................... 36
1.6. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............... 37
C ƣơn 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 38
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Lƣơng Sơn................................................................ 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn .................. 38
2.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện đến hoạt động quản lý thuế TNCN........................................................ 43
2.1.3. Tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế huyện Lương Sơn ................ 43
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 46
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 46
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích ................................................ 48
2.2.3. Hệ thống tiêu chí nghiên cứu ................................................................. 48
C ƣơn 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 51
3.1. Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN của Chi cục Thuế huyện Lƣơng
Sơn, tỉnh Hòa Bình. ................................................................................................ 51

3.1.1. Cơng tác lập dự tốn và một số kết quả về thực hiện thu thuế TNCN51
3.1.2. Công tác tuyên truyền hƣớng dẫn Luật thuế TNCN .......................54
3.1.3. Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế thuế TNCN ..................................54
3.1.4. Tình hình nộp thuế TNCN ..................................................................61
3.1.5. Tình hình hồn thuế TNCN................................................................63
3.1.6. Thực trạng công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN ......... 65
3.1.7. Thực trạng công tác kiểm tra đối tƣợng nộp thuế TNCN ....................70
3.1.8. Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập.........................................................76
3.1.9. Kết quả mẫu phiếu điều tra ...................................................................77
3.1.10. Hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế………….……………..78


iv
3.1.11. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế TNCN ................80
3.1.12. Tổ chức cán bộ trong quản lý thuế TNCN ........................................81
3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế TNCN của Chi cục Thuế huyện
Lƣơng Sơn, tỉnh Hịa Bình. ..................................................................................... 81
3.2.1. Các yếu tố từ phía pháp luật, chính sách thuế......................................... 81
3.2.2. Các yếu tố từ phía cơ quan Thuế. ........................................................82
3.2.3. Các yếu tố từ phía NNT ................................................................ 82
3.3. Đánh giá chung công tác quản lý thu thuế TNCN của Chi cục Thuế huyện
Lƣơng Sơn tỉnh Hòa Bình ....................................................................................... 83
3.3.1 Những kết quả đạt được: ............................................................................ 83
3.3.2. Những hạn chế: .............................................................................. 85
3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế: ......................................................................... 87
3.4. Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNCN của Chi
cục Thuế huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hịa Bình. ............................................... 88
3.4.1 Chống thất thu thuế từ các cá nhân có nguồn thu nhập trên internet .88
3.4.2 Thực hiện các chiến dịch hỗ trợ NNT, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm nộp chậm HSKT .......................................................................................... 89

3.4.3. Xây dựng phương án xử lý nợ thuế ................................................. 90
3.4.4. Trao đổi nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng quản lý thuế TNCN, lập nhóm
xác minh chứng minh thư trên mail của ngành thuế ................................ 91
3.4.5. Xác minh thu nhập của cá nhân thông qua hệ thống viễn thông .........93
3.4.6. Thay đổi phƣơng thức thanh toán ..........................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 101


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ vi t tắt

Diễn giải

BCTC

Báo cáo tài chính

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBCC

Cán bộ cơng chức

CQT


Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

HSKT

Hồ sơ khai thuế

KBNN

Kho bạc nhà nƣớc

MST

Mã số thuế

NNT

Ngƣời nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

QLT

Quản lý thuế


QT

Quyết toán

TCCTTN

Tổ chức chi trả thu nhập

TLTC

Tiền lƣơng tiền công

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNCT

Thu nhập chịu thuế

TNCN

Thu nhập cá nhân

TS

Thuế suất

UBND


Ủy ban nhân dân


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Biểu thuế lũy tiến từng phần ....................................................................... 16
Bảng 1.2: Biểu thuế toàn phần ..................................................................................... 16
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2015-2017 ............. 40
Bảng 2.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Lƣơng Sơn qua 3 năm
(2015-2017)................................................................................................................... 42
Bảng 2.3: Số lƣợng NNT điều tra................................................................................ 47
Bảng 2.4: Số phiếu điều tra đối với cán bộ thuế ......................................................... 48
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2015 –
2017 ............................................................................................................................... 52
Bảng 3.2 Tình hình cấp MST cho NNT giai đoạn 2015-2017 .................................. 55
Bảng 3.3 Các loại tờ khai thuế TNCN giai đoạn năm 2015 -2017 ........................... 56
Bảng 3.4 Số lƣợng tờ khai thuế TNCN giai đoạn năm 2015-2017.......................... 57
Bảng 3.5 Tình hình nộp tờ khai Thuế TNCN giai đoạn 2015-2017 ......................... 58
Bảng 3.6 Tình hình xử phạt vi phạm HSKT thuế TNCN 3 năm 2015-2017 ........... 59
Bảng 3.7 Tình hình số lƣợng tờ khai thuế phát sinh thuế TNCN 3 năm 2015-201760
Bảng 3.8 Tình hình nộp thuế TNCN 3 năm 2015-2017 ............................................ 61
Bảng 3.9: Tổng hợp chi tiết dự toán và kết quả thu thuế TNCN theo nguồn thu nhập
giai đoạn 2015-2017 ..................................................................................................... 53
Bảng 3.10: Tổng hợp tình hình hồn thuế giai đoạn năm 2015-2017 ...................... 64
Bảng 3.11: Tổng hợp số nợ thuế TNCN giai đoạn 2015-2017 ................................. 65
Bảng 3.12: Tổng hợp chi tiết các khoản nợ của thuế TNCN giai đoạn 2015-2017 . 67
Bảng 3.13: Tổng hợp khoản nợ khó thu của thuế TNCN giai đoạn 2015-2017 ...... 68
Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra giai đoạn 2015-2017..................................................... 70
Bảng 3.15: Kết quả kiểm tra thuế TNCN tại một số doanh nghiệp năm 2017 ....... 73

Bảng 3.16: Kết quả khảo sát độ tin cậy với HSKT .................................................... 78
Bảng 3.17: Hành vi vi phạm của NNT tại chi cục thuế huyện Lƣơng Sơn ............. 79
Bảng 3.18:Điều kiện áp dụng các biện pháp cƣỡng chế. ........................................... 91


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ quản lý thuế TNCN ........................................................................... 21
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện Lƣơng Sơn ....................... 44
Biểu đồ 2.1 Tình hình lao động Chi cục Thuế huyện Lƣơng Sơn ........................ 45
Biểu đồ 3.1: Thể hiện tỷ trọng thu từ các nguồn thu nhập giai đoạn 2015-2017 ..... 63
Biểu đồ 3.2 Chi tiết của từng tuổi nợ giai đoạn năm 2015-2017............................... 66
Biểu đồ 3.3 Chi tiết nợ của từng loại NNT giai đoạn năm 2015-2017 ..................... 68
Hình 3.3: Hình ảnh ứng dụng quản lý thuế tập trung của ngành thuế ...................... 80


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thi t của vấn đề nghiên cứu
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nƣớc, vừa đảm bảo nguồn thu
cho NSNN, vừa là công cụ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế. Thuế gồm có thuế trực
thu và thuế gián thu. Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thơng qua giá cả
hàng hóa, dịch vụ nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập
khẩu; Thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản
của ngƣời nộp thuế bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập của cá
nhân. Về mặt kinh tế học, thuế gián thu làm méo mó thị trƣờng hàng hóa, tạo
ra khoản mất khơng của xã hội, cịn thuế trực thu khơng làm méo mó thị
trƣờng hàng hóa (tuy có làm méo mó thị trƣờng nhân tố sản xuất) và đƣợc coi
là đảm bảo tốt hơn nguyên tắc công bằng trong phân phối. Đối với các nƣớc
đang phát triển (do nền kinh tế chủ yếu là tiền mặt) nên việc đánh thuế gián

tiếp thƣờng dễ hơn nhiều so với đánh thuế trực tiếp, vì việc đo chính xác thu
nhập của cá nhân trên thực tế là rất khó. Đây là ngun nhân chính dẫn đến
việc chính phủ các nƣớc đang phát triển thích sử dụng thuế gián thu hơn thuế
trực thu.
Trong một vài năm gần đây, xu hƣớng cải cách các khoản thu bắt buộc
diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nƣớc nhất là các quốc gia phát triển (OECD, 2016),
các khoản thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm ở hầu hết các quốc gia do q
trình tự do hóa thƣơng mại (UNESCAP, 2014). Cơ cấu thu thuế của Việt Nam
cũng có một số điểm chung với xu hƣớng trên khi mà số thu từ xuất khẩu và
từ thuế TNDN cũng giảm đi một cách tƣơng đối. Ngồi ra, số thu từ đất đai,
dầu thơ cũng khơng ổn định và có rủi ro giảm mạnh trong những năm tới. Do
vậy, thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu mà Việt Nam có thể kỳ vọng để thay
thế cho các khoản thu bị sụt giảm và mang tính bền vững lâu dài.Ở hầu hết
các quốc gia có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trƣờng đều coi thuế


TNCN là một loại thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu
cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội. Những cố gắng của Bộ Tài
chính về cải cách quản lý thuế đã góp phần tích cực cho việc tăng số thu thuế
từ thuế thu nhập cá nhân năm 2015 lên gần 10%.
Hiện nay, bộ máy quản lý thuế TNCN đƣợc hình thành theo hệ thống
dọc từ cấp Tổng cục Thuế đến cấp Cục Thuế và Chi cục Thuế. Với bộ máy
hiện tại cùng các điều kiện pháp lý và ứng dụng công nghệ tin học, bƣớc đầu
công tác quản lý thuế TNCN đã đáp ứng nhiệm vụ đƣợc giao. Cùng với ngành
thuế cả nƣớc, Chi cục Thuế huyện Lƣơng Sơn cũng đang triển khai thực hiện
Luật Quản lý thuế, trong đó có cơng tác quản lý thuế TNCN. Trong những
năm qua, công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện Lƣơng Sơn luôn đạt đƣợc
những kết quả đáng phấn khởi với chỉ số thu liên tục tăng. Tuy nhiên do chính
sách cịn chƣa đồng bộ, cơ chế quản lý còn thiếu sự đồng nhất, trình độ cán bộ
cịn hạn chế, ý thức chấp hành của một số tổ chức, cá nhân nộp thuế chƣa cao,

tình trạng trốn thuế và chiếm dụng tiền thuế vẫn diễn ra phổ biến, gây thất thu
lớn cho NSNN. Do đó, việc tìm kiếm giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý thu thuế TNCN của Chi cục Thuế huyện Lƣơng Sơn là một địi hỏi tất
yếu nhằm góp phần hồn thiện hiệu quả cơng tác quản lý thuế nói chung,
cơng tác quản lý thu thuế TNCN nói riêng. Đặc biệt, trong điều kiện nhận
thức về pháp luật thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế còn rất hạn chế thì
việc thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế TNCN một cách hiệu quả, xử
phạt nghiêm các trƣờng hợp không chấp hành đúng pháp luật thuế sẽ là những
yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, đảm bảo sự công bằng, minh bạch về
nghĩa vụ thuế của NNT vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Giải pháp hồn thiện cơng
tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân của Chi cục Thuế huyện Lương Sơn,
tỉnh Hịa Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp trình độ Thạc sỹ kinh tế nhằm
hoàn thiện kết quả thu thuế TNCN của Chi cục Thuế huyện Lƣơng Sơn.


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN của Chi cục
Thuế huyện Lƣơng Sơn luận văn đề xuất các giải pháp góp phần hồn thiện
cơng tác quản lý thuế TNCN của Chi cục Thuế huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hịa
Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế TNCN.
- Phân tích thực trạng quản lý thuế TNCN của Chi cục Thuế huyện
Lƣơng Sơn, tỉnh Hịa Bình trong 3 năm 2015 - 2017.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN của Chi cục
Thuế huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hịa Bình những năm tới.
3. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đố tƣợng nghiên cứu
Các nội dung quản lý thuế Thu nhập cá nhân.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Thực trạng công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân.
- Phạm vi khơng gian: Chi cục Thuế huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hịa Bình.
- Phạm vi thời gian: Tập trung các số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian
từ năm 2015 - 2017. Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2017.
4. N i dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế TNCN.
- Thực trạng quản lý thuế TNCN của Chi cục Thuế huyện Lƣơng Sơn,
tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015- 2017.
- Giải pháp hồn thiện công tác quản lý thuế TNCN của Chi cục Thuế
huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hịa Bình đến năm 2020.


C ƣơn 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1. Tổng quan về thu TNCN
Thuế TNCN đã có hơn 200 năm lịch sử. Bắt nguồn từ nƣớc Anh ở cuối
thế kỷ 18, khi nƣớc này xảy ra cuộc chiến tranh với Pháp, ngân sách tài chính
của chính phủ Anh lâm vào tình trạng thâm hụt một cách trầm trọng. Năm
1798, để vay mƣợn tài chính, thủ tƣớng Anh khi ấy là William Pitt (17591806) đã ban hành một sắc thuế mới đánh vào thu nhập của một số ngƣời có
thu nhập cao, nhằm mục đích trang trải chiến phí với hồng đế Napoleon.
Ơng chính là ngƣời sáng lập ra thuế TNCN nhƣng cha đẻ của hai nguyên tắc
mà thuế TNCN hiện đại vẫn đang áp dụng đó là: thuế đƣợc khấu trừ tại nguồn
(witholding at source) và thuế đánh trên từng loại thu nhập (schedule of
income tax) lại là Henry Addington (1757-1844) thủ tƣớng kế nhiệm sau khi
William Pitt từ chức vào năm 1801. Thuế đƣợc đánh theo bậc và thu nhập
trên 60 Bảng Anh. Tuy nhiên, Thuế TNCN khi ấy khơng đƣợc chú trọng nó
chỉ đƣợc ban hành khi chính phủ cần tài chính để trang trải chi phí cho chiến
tranh, khi hết chiến tranh nó lại bị hủy bỏ. Từ năm 1798 đến năm 1816 nó bị
hủy bỏ 2 lần, ngân sách nƣớc Anh khi ấy chỉ trông cậy chủ yếu vào nguồn thu

thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu.
Nói chung trong vịng khoảng một thế kỷ kể từ lần đầu tiên đƣợc áp
dụng, thuế TNCN là loại thuế không phổ biến và vai trị đóng góp nguồn thu
ngân sách mang tính tình thế (temporary tax); chỉ từ cuối thế kỷ XIX và đầu
thế kỷ XX thì loại thuế này mới thực sự trở thành một nguồn thu ổn định và
đƣợc luật hóa trong hệ thống thu hàng năm của ngân khố thông qua hệ thống
khấu trừ thuế tại nguồn có tên là "chi trả thuế theo thu nhập "- PAYE (Pay as
you earn).
Hiện nay thuế TNCN là một loại thuế phổ biến và trở thành một bộ phận
quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của nhiều nƣớc trên thế giới. Đến


nay, đã có khoảng 180 nƣớc áp dụng nhƣ: Anh - 1799, Đức - 1887, Mỹ - 1903,
Nhật Bản - 1887, Pháp - 1916, Nga - 1922. Các nƣớc Châu Á nhƣ: Thái Lan 1939, Philipin - 1945, Hàn Quốc - 1948, In-đô-nê-xia - 1949, Trung quốc 1984,....Các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển đều coi thuế TNCN là
một trong những sắc thuế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc huy động
nguồn thu ngân sách, thực hiện phân phối công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế.
1.1.1. Khái niệm thuế TNCN
Theo định nghĩa của Đức thì thuế TNCN là thuế đƣợc tính trên toàn bộ
thu nhập thực hiện bởi các thể nhân trong một năm. Còn định nghĩa theo quan
điểm của Pháp thì thuế TNCN là loại thuế duy nhất đánh trên tổng thể của
ngƣời dân trong một năm nhất định. Mỗi nƣớc dựa vào chính sách thuế
TNCN của mình mà đƣa ra một định nghĩa riêng. Nhƣng tất cả các nƣớc đều
định hƣớng chính sách thuế dựa trên sự phân biệt thu nhập dƣới các giác độ
kinh tế và thu nhập trong các luật thuế.
Ở Việt Nam cũng có nhiều lý luận về định nghĩa thuế TNCN. Các định
nghĩa đƣợc đƣa ra vào thời điểm nƣớc ta bắt đầu làm quen với thuế TNCN
nên vẫn còn nhiều hạn chế. Khái niệm về thuế TNCN nhƣ sau: Thuế TNCN là
loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong kỳ tính
thuế, kỳ tính thuế có thể là năm, quý, tháng hay từng lần phát sinh.

Thu nhập chịu thuế của cá nhân phát sinh trong kỳ tính thuế là thu nhập
mà cá nhân nhận đƣợc trong kỳ sau khi đã giảm trừ các khoản chi phí liên
quan để tạo ra thu nhập, các khoản giảm trừ mang tính chất xã hội và các
khoản giảm trừ khác.
Nói tóm lại, thuế TNCN : “Thuế thu TNCN là loại thuế chủ yếu đánh
vào thu nhập của cá nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội, động viên một
phần thu nhập của cá nhân vào NSNN và có thể đƣợc sử dụng để điều tiết vĩ
mô nền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi, thơng


qua việc thu hay không thu thuế đối với các khoảng thu nhập từ kinh doanh,
đầu tƣ,…”1
1.1.2. Đặc điểm của thuế TNCN
Thuế TNCN có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập đến
mức phải chịu thuế của NNT, NNT đồng nhất với ngƣời chịu thuế nên khó có
thể chuyển gánh nặng thuế sang cho ngƣời khác, cho nên tâm lý của ngƣời
chịu thuế thƣờng nặng nề hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế này so với các loại
thuế gián thu.
Thứ hai, thuế TNCN là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan
trực tiếp đến lợi ích cụ thể của NNT và liên quan đến số lƣợng lớn cá nhân
trong xã hội. Thuế đánh vào cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh
doanh. Đặc điểm này xuất phát từ tính trực thu của thuế TNCN.
Thứ ba, thuế TNCN là loại thuế ln gắn liền với chính sách xã hội của
mỗi quốc gia. Khi tính thuế có xem xét đến hoàn cảnh cá nhân của NNT bằng
việc quy định một số khoản đƣợc giảm trừ có tính chất xã hội trƣớc khi tính
thuế.
Thứ tư, thuế TNCN mang tính luỹ tiến cao (thu nhập càng cao càng
phải nộp thuế nhiều). Thuế TNCN đƣợc đánh theo nguyên tắc “khả năng nộp
thuế” và cũng xuất phát từ vai trò chủ yếu là điều tiết mạnh ngƣời có thu nhập

cao, động viên sự đóng góp của những ngƣời có thu nhập thấp, thu nhập trung
bình trong xã hội.
Thứ năm, thuế TNCN khơng bóp méo, khơng tác động đến giá cả hàng
hố, dịch vụ, không cấu thành trong giá bán (giá thanh tốn) hàng hố, dịch
vụ nên khơng tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hoá, dịch vụ.
Thứ sáu, thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu
1

Giáo trình luật tài chính 2, Ts Lê Nguyệt châu, tr. 22


nhập bao gồm: công dân nƣớc sở tại và ngƣời nƣớc ngồi cƣ trú thƣờng
xun hay khơng thƣờng xun tại nƣớc đó và hầu nhƣ tất cả số thu nhập có
đƣợc của các cá nhân đều phải tính thuế khơng kể nguồn thu nhập phát sinh
trong nƣớc hay ngoài nƣớc. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân
sách của thuế TNCN rất cao.
Thứ bảy, nguồn thu nhập chịu thuế đa dạng, phân tán và rất phức tạp,
nhất là đối với các nƣớc áp dụng hệ thống đánh thuế trên tổng thể (Global
Income Taxes) cho nên Thuế TNCN đòi hỏi trình độ quản lý rất cao và bao
quát.
Thứ tám, chi phí hành thu của thuế TNCN thƣờng rất cao, điều này làm
cơ sở để áp dụng biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn chi trả (Witholding at
source), đó cũng là một biện pháp để giảm chi phí hành thu.
Thuế TNCN là một loại thuế phức tạp. Việc quản lý thuế, thu thuế địi
hỏi trình độ, kỹ thuật cao, chi phí quản lý thuế lớn. Cơ quan quản lý thuế phải
nắm đƣợc các nguồn thu nhập của ngƣời chịu thuế, tình trạng cƣ trú, vv…
1.1.3. Vai trị của thuế TNCN:
Thuế TNCN là một bộ phận trong hệ thống thuế, thuế vừa mang vai trị
chủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trị riêng mà các loại thuế khác
khơng có được.

Đối với nền kinh tế- xã hội
- Thuế là nguồn thu chủ yếu, tạo lập nguồn tài chính ổn định cho
NSNN. Thuế TNCN đƣợc tính với diện rộng, có độ co giãn theo thu nhập
tƣơng đối lớn. Nên khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời
cũng khơng ngừng tăng lên, nếu có chính sách động viên hợp lý, ổn định thì
khơng cần phải thƣờng xun thay đổi mà vẫn thu đƣợc một mức thu mong
muốn. Do sự ổn định trong mức huy động thuế đã tạo ra một môi trƣờng phù
hợp với mục tiêu đầu tƣ kinh tế dài hạn của quốc gia, góp phần khuyến khích,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận nhiều, tạo ra


mức thu nhập ngày càng cao từ đó tạo nguồn thu ngày càng tăng trƣởng cho
NSNN.
- Góp phần thực hiện cơng bằng xã hội: đó là một trong những vai trị
quan trọng của thuế nói chung, ngồi ra với thuế TNCN cùng với việc thực
hiện biểu thuế luỹ tiến từng phần, mức điều tiết về thuế tăng dần đều, ngƣời
có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều.
- Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm: thuế TNCN cũng có tác
dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Loại thuế này điều tiết trực tiếp TNCN nên
một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh
tốn của các cá nhân bị giảm.Từ đó cầu hàng hoá, dịch vụ sẽ giảm làm tác
động đến sản xuất. Thông qua mức thuế TNCN và chế độ miễn giảm thuế có
thể khuyến khích đầu tƣ và tiết kiệm.
- Góp phần quản lý thu nhập dân cƣ phát hiện thu nhập bất hợp pháp: thực
tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận đƣợc từ việc
thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những khe hở của
pháp luật mà nhà nƣớc khơng kiểm sốt đƣợc nhƣ tham ơ, nhận hối, buôn bán
hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nƣớc và công
dân…
Đối với hệ thống thuế

- Góp phần khắc phục nhƣợc điểm của một số loại thuế khác: một số
thuế gián thu nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhƣợc
điểm là có tính luỹ thối và ảnh hƣởng đến ngƣời nghèo nhiều hơn ngƣời giàu
vì khi tiêu thụ cùng một lƣợng hàng hố mọi ngƣời khơng phân biệt giàu
nghèo và đều phải chịu thuế nhƣ nhau. Nếu tính thuế TNCN theo phƣơng
pháp luỹ tiến từng phần sẽ góp phần khắc phục đƣợc nhƣợc điểm này.
- Góp phần hạn chế sự thất thu thuế TNDN: trong doanh nghiệp thƣờng
tồn tại cả thuế TNDN và thuế TNCN. Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại
mối quan hệ gắn bó với nhau. Thuế TNCN cịn góp phần khắc phục sự thất thu


thuế TNDN khi có sự thơng đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp
với cá nhân. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi
phí phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp để
trốn thuế TNDN thì các cá nhân nhận đƣợc những khoản trả nói trên sẽ phải nộp
thêm thuế TNCN đối với phần thu nhập nhận đƣợc kê khai tăng thêm đó. Thu
nhập của doanh nghiệp tăng thƣờng kéo theo sự tăng lên của thuế TNCN và thuế
TNDN.
Tóm lại, Thuế TNCN đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vì cơng tác quản lý thuế TNCN cịn nhiều hạn chế nên
những vai trò này vẫn chƣa thực sự đƣợc phát huy ở những nƣớc đang phát triển.
1.1.4. Giới thiệu khái quát về Luật Thuế TNCN
1.1.4.1. Các văn bản pháp quy quy định về thuế TNCN từ khi ra đời đến nay.
1) Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11, ngày 24/3/2004 của Ủy ban
thƣờng vụ Quốc Hội của thuế thu nhập dành đối với ngƣời có thu nhập cao.
2) Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội
khóa 12
3) Thơng tƣ số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính
hƣớng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày

27/06/2013 của Chính phủ.
4) Thông tƣ số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính
hƣớng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cƣ trú có hoạt
động kinh doanh;
Ngồi ra có rất nhiều văn bản, cơng văn khác bổ sung, hƣớng dẫn thực
hiện thông tƣ và giải đáp các vƣớng mắc liên quan đến luật thuế TNCN.
1.1.4.2. Các nội dung cơ bản của Luật thuế TNCN
a) Người nộp thuế TNCN
Đối tƣợng nộp thuế TNCN là cá nhân cƣ trú có thu nhập chịu thuế phát


sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân khơng cƣ trú có thu nhập
chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam2.
Ngƣời nộp thuế TNCN là thể nhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm nộp
thuế TNCN cho Nhà nƣớc. Nhiều trƣờng hợp ngƣời có trách nhiệm nộp thuế
chính là ngƣời chịu thuế, nhƣng cũng có trƣờng hợp NNT không phải là
ngƣời chịu thuế nhƣ tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ
và nộp thay cho ngƣời chịu thuế.
b) Thu nhập chịu thuế
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm: thu nhập từ kinh doanh;
thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công; thu nhập từ đầu tƣ vốn; thu nhập từ chuyển
nhƣợng vốn; thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản; thu nhập từ trúng
thƣởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhƣợng quyền thƣơng mại; thu
nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng3.
- Thu nhập từ kinh doanh: là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá
nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật:
nhƣ bác sĩ, họa sĩ; Cá nhân cho thuê nhà, tài sản, nhà đất máy móc,... Trừ
trƣờng hợp cá nhân có thu nhập từ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu
đồng/năm trở xuống không chịu thuế.

- Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công: là thu nhập ngƣời lao động nhận
đƣợc từ ngƣời sử dụng lao động, bao gồm: Tiền lƣơng, tiền công và các
khoản có tính chất tiền lƣơng, tiền cơng dƣới các hình thức bằng tiền hoặc
khơng bằng tiền; các khoản phụ cấp, trợ cấp.
- Thu nhập từ đầu tƣ vốn: là khoản TNCN nhận đƣợc dƣới các hình
thức: Tiền lãi nhận đƣợc từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình,
2

Điều 3, Luật thuế TNCN, 2007

3

Điều 3, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, 2013


cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc
thỏa thuận vay; cổ tức nhận đƣợc từ việc góp vốn mua cổ phần; lợi tức nhận
đƣợc do tham gia góp vốn liên doanh, liên kết; thu nhập nhận đƣợc từ lãi trái
phiếu, tín phiếu; các khoản thu nhập nhận đƣợc từ đầu tƣ vốn dƣới các hình
thức khác; thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng
vốn.
- Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn: là khoản TNCN nhận đƣợc bao
gồm: Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn góp trong cơng ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng
nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác; Thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng
khoán; Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn dƣới các hình thức khác.
- Thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản: là khoản thu nhập nhận
đƣợc bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất; thu nhập từ
chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thu nhập từ
chuyển nhƣợng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tƣơng lai; thu

nhập từ chuyển nhƣợng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nƣớc; thu nhập khi góp
vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thu nhập từ việc uỷ
quyền quản lý bất động sản mà ngƣời đƣợc uỷ quyền có quyền chuyển nhƣợng
bất động sản hoặc có quyền nhƣ ngƣời sở hữu bất động sản theo quy định của
pháp luật; các khoản thu nhập khác nhận đƣợc từ chuyển nhƣợng bất động sản
dƣới mọi hình thức.
- Thu nhập từ trúng thƣởng: là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân
nhận đƣợc dƣới các hình thức sau đây: Trúng thƣởng xổ số do các công ty xổ số
phát hành trả thƣởng; trúng thƣởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia
mua bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của Luật Thƣơng mại; trúng thƣởng
trong các hình thức cá cƣợc, đặt cƣợc đƣợc pháp luật cho phép; trúng thƣởng
trong các casino đƣợc pháp luật cho phép hoạt động; trúng thƣởng trong các trò


chơi, cuộc thi có thƣởng và các hình thức trúng thƣởng khác do các tổ chức kinh
tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đồn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ
chức.
- Thu nhập từ bản quyền: là thu nhập nhận đƣợc khi chuyển nhƣợng,
chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tƣợng của quyền sở hữu trí
tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ
theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.
- Thu nhập từ nhƣợng quyền thƣơng mại: Nhƣợng quyền thƣơng mại là
hoạt động thƣơng mại, theo đó bên nhƣợng quyền cho phép và yêu cầu bên
nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo
các điều kiện của bên nhƣợng quyền tại hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại.
Thu nhập từ nhƣợng quyền thƣơng mại là các khoản thu nhập mà cá nhân
nhận đƣợc từ các hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại nêu trên, bao gồm cả
trƣờng hợp nhƣợng lại quyền thƣơng mại theo quy định của pháp luật về
nhƣợng quyền thƣơng mại.

- Thu nhập từ nhận thừa kế: là khoản thu nhập mà cá nhân nhận đƣợc
theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể nhƣ sau:
Đối với nhận thừa kế là chứng khoán; đối với nhận thừa kế là phần vốn
trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; đối với nhận thừa kế là bất
động sản; đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ: Ơ tơ; xe gắn
máy, xe mơ tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả
du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.
- Thu nhập từ nhận quà tặng: là khoản thu nhập của cá nhân nhận đƣợc
từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, cụ thể nhƣ sau: Đối với nhận quà
tặng là chứng khoán; đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh; đối với nhận quà tặng là bất động sản; đối với nhận quà
tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ


quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ: Ơ tơ; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà
lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng
thể thao.
c) Thu nhập được miễn thuế
Các khoản thu nhập đƣợc miễn thuế4 bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành
trong tƣơng lai, cơng trình xây dựng hình thành trong tƣơng lai theo quy định
pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với
con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố
vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu
ngoại; anh chị em ruột với nhau.
- Thu nhập từ chuyển nhƣợng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn
liền với đất ở của cá nhân trong trƣờng hợp ngƣời chuyển nhƣợng chỉ có duy
nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao

đất không phải trả tiền hoặc đƣợc giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở,
cơng trình xây dựng hình thành trong tƣơng lai theo quy định của pháp luật về
kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi,
mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con
rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em
ruột với nhau.
- Thu nhập từ chuyển đổi đất nơng nghiệp để hợp lý hố sản xuất nơng
nghiệp nhƣng khơng làm thay đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp, đƣợc Nhà nƣớc giao để sản xuất.
- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động
4

Điều 3, Thông tƣ 111/2013/T-BTC, 2013


sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
chƣa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thƣờng chƣa chế biến thành sản
phẩm khác.
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nƣớc ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu
Chính phủ
- Thu nhập từ kiều hối là khoản tiền cá nhân nhận đƣợc từ nƣớc ngoài
do thân nhân là ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam đi lao
động, cơng tác, học tập tại nƣớc ngồi gửi tiền về cho thân nhân ở trong nƣớc.
- Thu nhập từ phần tiền lƣơng, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm
giờ đƣợc trả cao hơn so với tiền lƣơng, tiền công làm việc ban ngày, làm việc
trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Tiền lƣơng hƣu nhận đƣợc hàng tháng từ Quỹ hƣu trí tự nguyện, tiền
lƣơng hƣu đƣợc trả từ nƣớc ngoài.

- Thu nhập từ học bổng, bao gồm: Học bổng nhận đƣợc từ NSNN, nhận
đƣợc từ tổ chức trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Thu nhập từ bồi thƣờng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo
hiểm sức khỏe; tiền bồi thƣờng tai nạn lao động; tiền bồi thƣờng, hỗ trợ theo quy
định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ; các khoản bồi thƣờng Nhà
nƣớc và các khoản bồi thƣờng khác theo quy định của pháp luật về bồi thƣờng
Nhà nƣớc.
- Thu nhập nhận đƣợc từ các quỹ từ thiện đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền cho phép thành lập hoặc cơng nhận, hoạt động vì mục đích từ
thiện, nhân đạo, khuyến học khơng nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Thu nhập nhận đƣợc từ các nguồn viện trợ của nƣớc ngồi vì mục
đích từ thiện, nhân đạo dƣới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ đƣợc cơ
quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.


-Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công của thuyền viên là ngƣời Việt
Nam làm việc cho các hãng tàu nƣớc ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận
tải quốc tế. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu từ
hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ seo vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai
thác, đánh bắt thủy sản xa bờ và thu nhập của thuyền viên làm việc trên tàu.
d) Các khoản giảm trừ
Khi tính thu nhập chịu thuế chính sách thuế TNCN quy định những
khoản giảm trừ nhƣ giảm trừ gia cảnh, giảm trừ cho ngƣời phụ thuộc hoặc
gắn với chính sách nhƣ giảm trừ cho mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến
học...
- Giảm trừ gia cảnh: Là số tiền đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế trƣớc
khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công
của NNT là cá nhân cƣ trú. Giảm trừ gia cảnh cho bản thân NNT, giảm trừ gia
cảnh cho ngƣời phụ thuộc. Ngƣời phụ thuộc là ngƣời mà NNT có trách nhiệm
ni dƣỡng nhƣ con cái, cha mẹ... theo quy định của pháp luật. Mức giảm trừ

gia cảnh, đối với NNT là 9 triệu đồng trên tháng, 108 triệu đồng trên năm, đối
với mỗi ngƣời phụ thuộc là 3,6 triệu đồng trên tháng5.
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo (bao gồm:
đóng góp vào cơ sở chăm sóc, ni dƣỡng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn, ngƣời khuyết tật, ngƣời già khơng nơi nƣơng tựa); các khoản đóng góp
vào quỹ khuyến học; các khoản đóng bảo hiểm (bao gồm: Bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp); quỹ
hƣu trí tự nguyện.
e) Thuế suất
- Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, từ
tiền lƣơng, tiền công tại bảng 1.1
5

Điều 9, Thông tƣ số 111/2013/TT-BTC, 2013


- Biểu thuế toàn phần áp dụng đối thu nhập từ đầu tƣ vốn, chuyển
nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng bất động sản, trúng thƣởng, tiền bản quyền,
nhƣợng quyền thƣơng mại, nhận thừa kế, quà tặng. Biểu thuế toàn phần quy
định tại bảng 1.1
Bảng 1.1: Biểu thu lũ t n từng phần
Bậc

Phần thu nhập tính

Phần thu nhập tính

Thu suất

thu


thu /năm (tr ệu đồng)

thu /tháng (triệu đồng)

(%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15


4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80


35

(Nguồn t eo Đ ều 23, Luật thu TNCN, 2007)
Bảng 1.2: Biểu thu tồn phần
Thu nhập tính thu

Thu suất (%)

a) Thu nhập từ đầu tƣ vốn

5

b) Thu nhập từ bản quyền, nhƣợng quyền thƣơng mại

5

c) Thu nhập từ trúng thƣởng

10

d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

10

đ) Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn

20

Thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán


0.1

e) Thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản

2

(Nguồn theo Khoản 7, Điều 2, Luật 71/2014)


×