Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN ĐÌNH TỒN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Đồng Nai, năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin
cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả


ii
LỜI CÁM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều đồng
nghiệp, bạn bè và ngƣời thân. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về
những giúp đỡ to lớn của Ban giám hiệu; các trƣởng phó phịng khoa; giáo
viên nhà trƣờng; các em HSSV Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh BR-VT; các cán
bộ ở các doanh nghiệp; các thầy cô trực tiếp giảng dạy trong 2 năm học và
bạn bè lớp K21A.2.1-Cao học Kinh tế nơng nghiệp khóa 21 đã cung cấp nhiều
thơng tin chính xác và tài liệu tham khảo quí giá.
Đặc biệt, thành cơng của luận văn này có đƣợc là nhờ sự hƣớng dẫn tận
tình của PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp luận văn, đã
hƣớng dẫn, định hƣớng và đƣa ra những ý kiến góp ý, định hƣớng giúp tác giả
đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong luận văn. Tác giả xin dành trọn tình cảm kính
trọng và lịng biết ơn sâu sắc của mình đối với PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn,
ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp luận văn đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình chuẩn bị đề cƣơng, sữa chữa, hoàn chỉnh và bảo vệ đề tài.
Do điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế, tác giả xin chân thành
biết ơn và lắng nghe những chỉ dẫn, đóng góp để luận văn ngày càng hoàn
thiện hơn.
Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................ iix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ....... 4
VÀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chất lƣợng đào tạo nghề ............................. 4
1.1.1. Đào tạo nghề ................................................................................................ 4
1.1.1.1. Khái niệm về nghề ................................................................................... 4
1.1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề ....................................................................... 6
1.1.1.3. Quá trình đào tạo nghề ............................................................................. 8
1.1.2. Chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng dạy nghề ............................................ 9
1.1.2.1. Khái niệm chất lƣợng ............................................................................... 9
1.1.2.2. Chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng dạy nghề ...................................... 10
1.1.2.3. Chất lƣợng sản phẩm đào tạo nghề ........................................................ 13


iv
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng dạy
nghề ................................................................................................................ 14
1.1.3.1. Nhóm các yếu tố bên ngồi .................................................................... 14
1.1.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong .................................................................... 14

1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề trƣờng dạy nghề ...... 15
1.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động đào tạo nghề ..................... 15
1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng của hợp tác quốc tế ............................ 17
1.1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng phục vụ, hỗ trợ .................................. 17
1.1.5. Quản lý chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng dạy nghề ............................. 17
1.1.5.1. Quản lý chất lƣợng ................................................................................. 17
1.1.5.2. Quản lý chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng dạy nghề ......................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn về đào tạo nghề ................................................................... 19
1.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề các nƣớc trên thế giới ..................................... 19
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam ........................................................ 22
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 25
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................. 25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên (vị trí địa lý, điều kiện đất đai…) ................................. 25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 25
2.2. Giới thiệu về Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh BR-VT ........................................ 27
2.3. Đánh giá chung về đặc điểm cơ bản của tỉnh BR –VT ảnh hƣởng đến chất
lƣợng đào tạo nghề .............................................................................................. 30
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 30
2.4.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................... 30
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................... 31
2.4.2.1. Thu thấp số liệu thứ cấp ......................................................................... 31
2.4.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp........................................................................... 31
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu..................................................... 33
2.4.3.1. Phƣơng pháp xử lý số liệu...................................................................... 33


v
2.4.3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................... 33
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 34
3.1. Thực trạng đào tạo nghề của Trƣờng Cao đẳng nghề BR-VT ...................... 34

3.1.1. Học sinh sinh viên ..................................................................................... 34
3.1.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý....................................................... 37
3.1.3. Chƣơng trình và giáo trình ........................................................................ 41
3.1.4. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ................................................................... 43
3.1.5. Hoạt động dạy và học ................................................................................ 47
3.1.6. Môi trƣờng giáo dục .................................................................................. 48
3.1.7. Quản lý tài chính ....................................................................................... 50
3.1.8. Hợp tác quốc tế .......................................................................................... 53
3.1.9. Hoạt động phục vụ và hỗ trợ ..................................................................... 54
3.2. Thực trạng chất lƣợng đào tạo nghề của Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh BRVT ....................................................................................................................... 55
3.2.1. Chất lƣợng đào tạo nghề qua đánh giá đánh giá của các cơ sở sử dụng
lao động ............................................................................................................... 55
3.2.2. Chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh R-VT qua
đánh giá của cơ sở đào tạo ................................................................................... 60
3.2.3. Chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh R-VT qua
đánh giá của HSSV.............................................................................................. 62
3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao
đẳng nghề tỉnh R-VT ........................................................................................ 72
3.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề ................................ 72
3.3.2. Đánh giá thang đo (nhân tố) bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha .......... 73
3.3.3. Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................. 80
3.4. Các giải pháp nhằm năng cao chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao
đẳng nghề tỉnh BR-VT......................................................................................... 89
3.4.1. Tăng cƣờng công tác quản lý đào tạo ........................................................ 89
3.4.2. Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, ăn, ở phục vụ cho HSSV .................. 89


vi
3.4.3. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên giảng dạy .................................... 90
3.4.4. Đổi mới nội dung chƣơng trình học .......................................................... 90

3.4.5. Đầu tƣ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất ........................................... 91
3.4.6. Tăng kinh phí mua vật tƣ thực hành .......................................................... 91
3.4.7. Tăng cƣờng công tác giám sát thi .............................................................. 92
3.4.8. Xây dựng, bổ sung giáo trình tài liệu học tập ............................................ 92
3.4.9. Chú trọng cơng tác biên soạn giáo trình .................................................... 92
3.4.10. Hình thành các cơ sở sản xuất và liên kết với doanh nghiệp ................... 93
3.4.11. Quản lý chất lƣợng đầu ra ....................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 95
1. Kết luận ........................................................................................................... 95
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 100


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng số liệu tuyển sinh qua các năm .................................................. 35
Bảng 3.2. Bảng số liệu tuyển sinh và tốt nghiệp qua các khóa............................ 36
ảng 3.3. Tình hình đội ngũ Cán bộ, giáo viên nhà trƣờng ................................ 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ HSSV/GV qua các năm gần đây ................................................ 39
Bảng 3.5. Tổng hợp số giờ vƣợt các khoa năm 2014 - 2015 ............................... 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ GV/tổng số cán bộ cơ hữu qua các năm .................................... 40
Bảng 3.7. Các cơng trình kiến trúc năm 2015 ..................................................... 44
Bảng 3.8. Nguồn tài chính của trƣờng qua các năm ............................................ 51
Bảng 3.9. Phân bổ tài chính qua các năm ............................................................ 52
Bảng 3.10. Danh sách các doanh nghiệp khảo sát ............................................... 56
Bảng 3.11. Đánh giá của doanh nghiệp về văn hóa nghề .................................... 57
Bảng 3.12. Đánh giá của DN về kỹ năng thực hành chuyên môn ......................... 58
Bảng 3.13.Đánh giá của DN về đào tạo lại sau khi tuyển dụng. ......................... 58
Bảng 3.14. Đánh giá của DN về năng lực tổng hợp của HSSV. ......................... 59

Bảng 3.15. Thang điểm chuẩn đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề. ...................... 61
Bảng 3.16. Đánh giá của HSSV về quá trình đào tạo tại trƣờng ......................... 63
Bảng 3.17. Đánh giá của HSSVvề chƣơng trình đào tạo .................................... 64
Bảng 3.18. Đánh giá của HSSV về đội ngũ GV, phƣơng pháp giảng ................. 65
Bảng 3.19. Đánh giá của HSSV về giáo trình và tài liệu học tập ........................ 66
Bảng 3.20. Đánh giá của HSSV về cơ sở vật chất, thiết bị thực hành................. 67
Bảng 3.21. Đánh giá của HSSV về quản lý và phục vụ đào tạo.......................... 68
Bảng 3.22. Đánh giá về việc rèn luyện sinh viên ................................................ 69
Bảng 3.23. Mức độ HSSV tham gia các hoạt động khác .................................... 70
Bảng 3.24. Đánh giá chung của HSSV về chất lƣợng đào .................................. 70
ảng 3.27. Kiểm định KMO và artlett's ........................................................... 75
ảng 3.28. Tổng phƣơng sai trích ....................................................................... 75


viii
ảng 3.29. Kết quả Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) .......... 77
Bảng 3.30. Mơ hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích
nhân tố khám phá................................................................................................. 80
ảng 3.31. ảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy. ...................................... 82
Bảng 3.32. Bảng tóm tắt mơ hình ........................................................................ 83
ảng 3.33. Phân tích phƣơng sai ......................................................................... 83
ảng 3.34. ảng hệ số eta (đƣợc sắp xếp theo thứ tự tăng dần) ....................... 84
ảng 3.36. Vị trí quan trọng của các yếu tố ........................................................ 87


ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Quá trình đào tạo nghề ......................................................................... 8
Sơ đồ 1.2. Đánh giá miền chất lƣợng đào tạo nghề ............................................. 12

Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề. ............................... 13
Sơ đồ 1.4: Các cấu quản lý chất lƣợng ............................................................... 18
Sơ đồ1.5: Hệ thống quản lý dạy nghề ................................................................. 23
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Trƣờng Cao đẳng nghề.............................................. 28
Hình 3.1: Mơ hình chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao đẳng nghề ............. 81


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ
BR-VT
CBQL

CDN
CGKL
CNH-HĐH
CNPT
CNKT
CNTT
ĐCN
ĐH
GD&ĐT
GV

HSSV
KTML&DHKK
LĐT &XH
LTCB&VHC
LTMT

NĐ-CP
PGS. TS
QTTB
TCHC
TCKT
TCN
THCS
THPT
TT
UBND

AN TOÀN LAO ĐỘNG
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
CÁN BỘ QUẢN LÝ
CAO ĐẲNG
CAO ĐẲNG NGHỀ
CẮT GỌT KIM LOẠI
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
CƠNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
ĐẠI HỌC
GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN
HÀN ĐIỆN
HỌC SINH SINH VIÊN
KỸ THUẬT MÁY LẠNH & ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ
LAO ĐỘNG THƢƠNG INH & XÃ HỘI
LÝ THUYẾT CƠ ẢN & VĂN HÓA CHUNG

LẬP TRÌNH MÁY TÍNH
NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ
PHĨ GIÁO SƢ, TIẾN SĨ
QUẢN TRỊ THIẾT BỊ
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
TÀI CHÍNH KẾ TOAN
TRUNG CẤP NGHỀ
TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÔNG TƢ
ỦY BAN NHÂN DÂN


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Nguồn lực con ngƣời là một trong những nguồn lực quan trọng trong

phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển
nhƣ Việt Nam. Trong mục tiêu phát triển kinh tế và tăng trƣởng kinh tế thì
cơng tác tạo nguồn nhân lực chất lƣợng nói chung và cơng tác đào tạo nghề
nói riêng, có vai trị hết sức quan trọng, nó góp phần đẩy nhanh sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều trƣờng dạy nghề đang thực
hiện công tác đào tạo nghề với quy mô tƣơng đối lớn và cơ cấu ngành nghề
đào tạo rất là đa dạng. ên cạnh những kết quả đạt đƣợc và những cơ hội phát
triển, đào tạo nghề đã và đang đứng trƣớc những thác thức mới, bộc lộ nhiều
hạn chế, đó là chất lƣợng và hiệu quả của cơng tác đào tạo nghề cịn thấp,

nhiều bất cập và chƣa đáp ứng đƣợc nhƣ cầu thị trƣờng lao động, phát triển
kinh tế-xã hội của đất nƣớc.
Trên thực tế trong những năm qua, hầu hết các trƣờng dạy nghề đặc
biệt là ở các trƣờng cao đẳng, trung cấp nghề trên cả nƣớc chƣa thực sự chú
trọng đến chất lƣợng đầu ra của công tác đào tạo nghề mà chỉ cốt sao cho
tuyển sinh đƣợc nhiều, để mở nhiều ngành nghề. Hậu quả của vấn đề đó là rất
nhiều HSSV sau khi tốt nghiệp ra trƣờng không đáp ứng đƣợc yêu cầu công
việc tại doanh nghiệp hoặc chỉ đáp ứng đƣợc một phần.
Khi doanh nghiệp nghiệp tuyển dụng thì phải “đào tạo lại hoặc có thời
gian học việc dài”. Điều này, chỉ ra rằng vấn đề đào tạo nghề của chúng ta
đang có vấn đề, nó vừa gây ra lãng phí nguồn nhân lực cho đất nƣớc cũng nhƣ
tiền của, thời gian, công sức của ngƣời học và thời cơ phát triển kinh tế của
đất nƣớc. ên cạnh đó, hiện nay số lƣợng HSSV đi học nghề tại các trƣờng
đang có xu hƣớng giảm cũng nhƣ chất lƣợng HSSV đâu vào yếu kém, do phải


2
cạnh tranh với các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chun nghiệp chính
vì thế cơng tác tuyển sinh tại các trƣờng dạy nghề ngày càng khó khăn.
Những vấn đề trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân
cơ bản và chủ yếu chính là xuất phát từ chất lƣợng đào tạo nghề, không đáp
ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp, dẫn HSSV tốt nghiệp ra trƣờng khơng có
việc làm. Chính vì vậy, việc phân tích đánh giá chính xác thực trạng đào tạo
nghề hiện nay tại các trƣờng dạy nghề nói chung và Trƣờng Cao đẳng nghề
tỉnh R-VT nói riêng trở thành một vấn đề rất cấp thiết đối với công tác tạo
tạo nguồn nhân lực của nƣớc ta hiện nay, nhằm đƣa ra các biện pháp để hồn
hiện và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, đó là sự tồn tại sống còn và phát
triển của nhà trƣờng trên con đƣờng hội nhập và phát triển. Với lý do đó, tác
giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường
Cao đẳng nghề tỉnh BR-VT ” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao đẳng nghề
tỉnh R-VT.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề và chất
lƣợng đào tạo nghề.
Đánh giá đƣợc thực trạng chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao
đẳng nghề tỉnh R-VT.
Chỉ ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề tại
Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh R-VT.
Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng
Cao đẳng nghề tỉnh R-VT.


3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác đào tạo nghề và thực trạng chất lƣợng đào tạo nghề
tại Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh R-VT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung.
- Trong luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu các khía cạnh của công tác
đào tạo nghề, nhằm đƣa ra các giải pháp, đó là:
o

Năng lực của cơ sở đào tạo.

o


Sự hài lòng của ngƣời học.

o

Sự hài lòng của ngƣời sử dụng lao động.

- Những nghề đào tạo trong nhà trƣờng đƣợc nghiên cứu trong luận văn
đó là: HĐ, CNOT, CGKL, ĐCN, KTML&ĐHKK, LTMT, KTSC&LRMT.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh
BR-VT là trƣờng nghề trong hệ thống đào tạo dạy nghề của ộ LĐT &XH.
Phạm vi về thời gian:
- Số liệu tổng hợp thu nhập cho công tác nghiên cứu chủ yếu các năm
học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015.
- Các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong khoảng thời gian năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề và chất lƣợng đào tạo nghề.
- Thực trạng và kết quả đào tạo nghề tại Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh
BR-VT.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao
đẳng nghề tỉnh R-VT.
- Giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao đẳng
nghề tỉnh R-VT.


4
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
VÀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chất lƣợng đào tạo nghề
1.1.1. Đào tạo nghề

1.1.1.1. Khái niệm về nghề
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào
tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của xã hội.
Nghề nghiệp trong xã hội không phải là cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp
cũng giống nhƣ một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong.
Trong cơ chế thị trƣờng, nhất là trong nền kinh tế tri thức tƣơng lai, sức
lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này
tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của ngƣời lao động. Xã
hội đón nhận thứ hàng hóa này nhƣ thế nào là do “hàm lƣợng chất xám” và
“chất lƣợng sức lao động” quyết định. Khái niệm phân công công tác sẽ mất
dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trƣờng. Con ngƣời phải chủ động
chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để
rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm,…Để hiểu 2 khái niệm nghề và chuyên
môn. Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào
tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao
động sản xuất hẹp mà ở đó, con ngƣời bằng năng lực thể chất và tinh thần của
mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lƣơng thực, công cụ lao
động,…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với
tƣ cách là những phƣơng tiện sinh tồn và phát triển của xã hội. Trên thế giới


5
hiện nay có trên dƣới 2000 nghề với hàng chục nghìn chun mơn. Ở Liên Xơ
trƣớc đây, ngƣời ta đã thống kê đƣợc 15.000 chun mơn, cịn ở nƣớc Mỹ,
con số đó lên tới 40.000.
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lƣợng nghề và chun mơn
nhiều nhƣ vậy nên ngƣời ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều

nghề chỉ thấy có ở nƣớc này nhƣng lại không thấy ở nƣớc khác. Hơn nữa, các
nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa
học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng nhƣ
về phƣơng pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hƣớng
đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị
đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nƣớc ta, mỗi năm ở cả 3 hệ
trƣờng (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên
dƣới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chun mơn khác nhau. [1]
* Phân theo lĩnh vực quản lí, lãnh đạo có 10 nhóm nghề:
Lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể và các bộ phận trong
các cơ quan Đảng; Lãnh đạo doanh nghiệp; Cán bộ kinh tế, kế hoạch tài
chính, thống kê, kế tốn...; Cán bộ kỹ thuật công nghiệp; Cán bộ kỹ thuật
nông, lâm nghiệp; Cán bộ khoa học giáo dục; Cán bộ văn hóa nghệ thuật; Cán
bộ y tế; Cán bộ luật pháp, kiểm sát; Thƣ ký các cơ quan và một số nghề lao
động trí óc khác,… [2]
* Phân theo lĩnh vực sản xuất:
Nếu phân loại nghề theo lĩnh vực sản xuất thì có 23 nhóm nghề đƣợc
phân loại nhƣ sau: Làm việc trên các thiết bị động lực; Khai thác mỏ, dầu,
than, hơi đốt, chế biến than (không kể luyện cốc); Luyện kim, đúc, luyện cốc;
Chế tạo máy, gia công kim loại,kỹ thuật điện và điện tử; Vô tuyến điện; Cơng
nghiệp hóa chất; Sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy, bìa; Sản xuất vật liệu
xây dựng, bêtơng, sứ, gốm, thủy tinh; Khai thác và chế biến lâm sản; In; Dệt;


6
May mặc; Công nghiệp da, da lông, da giả; Công nghiệp lƣơng thực và thực
phẩm; Xây dựng; Nông nghiệp –Lâm nghiệp; Nuôi và đánh bắt thủy sản Vận tải; Bƣu chính viễn thơng; Điều khiển máy nâng, chuyển; Thƣơng
nghiệp, cung ứng vật tƣ, phục vụ ăn uống; Phục vụ công cộng và sinh hoạt;
Các nghề sản xuất khác,… [2]
1.1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề

Hiện nay, đang tồn tại nhiều định nghĩa về đào tạo nghề (hay gọi là dạy
nghề). Một số khái niệm về dạy nghề nhƣ sau:
Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ban hành ngày 29/11/2006. Trong đó
viết: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm
hoặc từ tạo việc làm sau khi hồn thành khố học”[28,tr 02].
Đào tạo nghề: “ Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng
cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và
trong tƣơng lai” (Phạm Xuân Điều, 2000). [3]
Đào tạo nghề bao gồm hai q trình có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là:
Dạy nghề: Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học viên có đƣợc một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp.
Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của ngƣời lao động để đạt đƣợc một trình độ nghề nghiệp nhất định”. [3]
Nhƣ vậy, đào tạo nghề cho ngƣời lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất
cho ngƣời lao động để họ nắm vững đƣợc nghề nghiệp, chuyên môn, bao gồm
đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề.
Qua đó, ta có thể thấy dạy nghề là khâu quan trọng trong việc giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động, tuy nó khơng tạo ra việc làm ngay nhƣng
nó lại là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện


7
cơng việc. Dạy nghề giúp cho ngƣời lao động có kiến thức chuyên môn, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thể xin làm việc trong các cơ
quan, doanh nghiệp, hoặc có thể tự tạo ra cơng việc sản xuất cho bản thân.Có
thể nói, tay nghề là chìa khóa then chốt giúp cho ngƣời lao động có nhiều cơ
hội trong tìm kiếm việc làm, đồng thời đây chính là yếu tố quyết định đến sự
ổn định về việc làm và thu nhập của ngƣời lao động. Do đó, đào tạo nghề cho

ngƣời lao động đƣợc xác định là một nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
Hiện nay, Dạy nghề mang tính tích hợp giữa lí thuyết và thực hành. Sự
tích hợp thể hiện ở chỗ nó địi hỏi ngƣời học hôm nay, ngƣời thợ trong tƣơng
lai phải vừa chuyên sâu về kiến thức, vừa phải thành thục về kỹ năng tay
nghề. Đây là điểm khác biệt lớn trong dạy nghề so với dạy văn hoá.
Dạy nghề cung cấp cho HSSVnhững kiến thức và kỹ năng, thái độ nghề
nghiệpcần thiết của một nghề. Về kiến thức HSSVhiểu đƣợc cơ sở khoa học
về vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, quy trình cơng nghệ, biện pháp tổ chức
quản lí sản xuất để ngƣời cơng nhân kỹ thuật có thể thích ứng với sự thay đổi
cơ cấu lao động trong sản xuất và đào tạo nghề mới. HSSVđƣợc cung cấp
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp nhƣ kỹ năng sử dụng công cụ gia công vật
liệu, các thao tác kỹ thuật, lập kế hoạch tính tốn, thiết kế và khả năng vận
dụng vào thực tiễn. Đó là những cơ sở ban đầu để ngƣời HSSV-ngƣời cán bộ
kỹ thuật tƣơng lai hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát huy tính sáng
tạo hình thành kỷ luật,tác phong lao động cơng nghiệp.Nguyên lý và phƣơng
châm của dạy nghề: Học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập kỹ năng
nghề làm chính; coi trọng giáo dục đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp,rèn luyện
ý thức tổ chức kỷ luật,tác phong công nghiệp của ngƣời học, đảm bảo tính
giáo dục tồn diện.Dạy nghề hiện nay có ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp
nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Hình thức dạy nghề bao gồm dạy


8
nghề chính quy, dạy nghề thƣờng xun.
1.1.1.3. Q trình đào tạo nghề
Đào tạo nghề gồm 2 q trình có quan hệ hữu cơ với nhau (sơ đồ 1.1).
* Dạy nghề: Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học viên có đƣợc một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thực hành nhất định về nghề nghiệp.

* Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của ngƣời lao động để đạt đƣợc một trình độ nghề nghiệp nhất định.
Đầu vào

Quá trình đào tạo
Quá trình đào
tạo (hoạt
động đào tạo
nghề của cơ
sở đào tạo)

Học sinh có
nhu cầu học
nghề

Kết quả đào tạo trong

Kết quả đào
tạo ngồi

Học sinh tốt
nghiệp đào
tạo nghề

Chất lƣợng bên trong

Hiệu quả trong

Công
nhân kỹ

thuật

Chất lƣơng bên ngồi

Hiệu quả ngồi

Sơ đồ 1.1. Q trình đào tạo nghề
Các hình thức đào tạo nghề: Hiện nay quá trình đào tạo nghề tại nƣớc ta
gồm có 3 cấp trình độ:
+ Sơ cấp nghề: Dạy nghề trình độ sơ cấp trang bị cho ngƣời học nghề
năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công
việc của một nghề. Thời gian học từ 3 tháng đến dƣới 1 năm. Kết thúc chƣơng
trình ngƣời học đƣợc cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
+ Hệ Trung cấp nghề: Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho
ngƣời học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các cơng việc của
một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào


9
công việc. Thời gian học từ 1-2 năm tùy theo nghề đào tạo đối với ngƣời tốt
nghiệp THPT, 3-4 năm tùy theo nghề đào tạo đối với ngƣời tốt nghiệp THCS.
Kết thúc chƣơng trình ngƣời học đƣợc cấp bằng trung cấp nghề.
+ Hệ Cao đẳng nghề: Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho
ngƣời học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc
của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm,
có khả năng sáng tạo và ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc; giải
quyết đƣợc các tình huống phức tạp trong thực tế. Thời gian từ 2-3 năm tùy
theo nghề đào tạo với ngƣời tốt nghiệp THPT, 1-2 năm tùy theo nghề đào tạo
với ngƣời tốt nghiệp trung cấp nghề cùng nghề đào tạo (hình thức này gọi là
liên thơng). Kết thúc chƣơng trình ngƣời học đƣợc cấp bằng cao đẳng nghề.

1.1.2. Chất lượng đào tạo nghề của trường dạy nghề
1.1.2.1. Khái niệm chất lượng
"Chất lƣợng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác
nhau.Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lƣợng. Hiện nay có một số
định nghĩa về chất lƣợng đã đƣợc các chuyên gia chất lƣợng đƣa ra nhƣ sau:
"Chất lƣợng là sự phù hợp với nhu cầu" theo Giáo sƣ Juran (Mỹ).
"Chất lƣợng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định"
Theo Giáo sƣ Crosby.
"Chất lƣợng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trƣờng với chi phí thấp nhất"
Theo Giáo sƣ ngƣời Nhật – Ishikawa.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều
quan điểm về chất lƣợng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất
lƣợng đƣợc thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu
chuẩn hố Quốc tế, là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc
tính vốn có".


10
Chất lƣợng là khái niệm đặc trƣng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng đƣợc nhu cầu
của khách hàng thì bị coi là kém chất lƣợng cho dù trình độ cơng nghệ sản
xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lƣợng cao hay thấp phải
đứng trên quan điểm ngƣời tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng nhƣ nhau,
sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lƣợng cao hơn.
Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ thƣờng là: tốt,
đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá cả phù hợp [4]. Tóm lại, chất lƣợng là
khái niệm trừu tƣợng, phức tạp nhƣng chung nhất là khái niệm phản ánh bản
chất của sự vật, dùng để so sánh sự vật này với sự vật khác.
1.1.2.2. Chất lượng đào tạo nghề của trường dạy nghề
Khái niệm chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng dạy nghề nói riêng và

chất lƣợng giáo dục nói chung cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nguyên
nhân bắt đầu từ nội hàm phức tạp của khái niệm “chất lƣợng” với sự trừu
tƣợng, tính đa diện, đa chiều của khái niệm này.
Có thể xác định 5 đối tƣợng khách hàng chính tham gia trong quá trình
đàotạo nghề và những đối tƣợng này đều có những ƣu tiên khác nhau khi xem
xét về chất lƣợng đào tạo nghề:
- Trƣớc hết, phụ huynh HSSV là khách hàng khi họ là ngƣời bảo trợ, tài
trợ với mong muốn con em mình có đủ kiến thức, kỹ năng tự lập sau đào tạo.
- Các tổ chức tuyển dụng HSSV tốt nghiệp, ngƣời sử dụng khai thác
trực tiếp kết quả đào tạo. Khi nói về chất lƣợng, họ sẽ nói về kiến thức, kỹ
năng và đạo đức trong suốt quá trình học tập, sản phẩm bị thử thách chính là
những cơng nhân.
- Giáo viên, những ngƣời đƣợc mời sử dụng dịch vụ dạy nghề để giảng
dạy, truyền đạt kiến thức và kỹ năng. Họ sẽ định nghĩa chất lƣợng nhƣ là “đào


11
tạo tốt trên cơ sở chuyển giao kiến thức tốt, môi trƣờng học tập tốt và quan hệ
tốt giữa giảng dạy và nghiên cứu”.
- Chính quyền hay xã hội với tƣ cách là ngƣời thiết lập, vận hành chính
sách, hỗ trợ tài chính để đảm bảo sự đóng góp hữu hiệu của kết quả đào tạo
vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi chính phủ xem xét chất lƣợng, trƣớc hết
họ nhìn vào tỷ lệ đậu/rớt, những ngƣời bỏ học và thời gian học tập. Chất
lƣợng dƣới con mắt chính phủ có thể miêu tả nhƣ “càng nhiều HSSV kết thúc
chƣơng trình theo đúng hạn qui định, với chất lƣợng tiêu chuẩn quốc tế và với
chi phí thấp nhất”.
- HSSV là ngƣời có quyền chọn trƣờng và trực tiếp tiêu thụ các dịch vụ
mà nhà trƣờng cung ứng. Chất lƣợng liên hệ đến mức độ đáp ứng của nhà
trƣờng đối với các nhu cầu trong quá trình học tập, đóng góp vào sự phát triển
cá nhân, chuẩn bị cho một vị trí xã hội.

Mặc dù khó có thể đƣa ra định nghĩa về chất lƣợng đào tạo nghề của
một trƣờng dạy nghề mà mọi ngƣời đều thừa nhận, song bản thân tác giả đồng
ý với ý kiến cho rằng “Chất lƣợng đào tạo nghề của một trƣờng dạy nghề là
sự phù hợp với mục tiêu”. Cơ sở của cách tiếp cận này xem chất lƣợng là một
khái niệm mang tính tƣơng đối, động, đa chiều và với những ngƣời ở các
cƣơng vị khác nhau có thể có những ƣu tiên khác nhau khi xem xét nó.
Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của
những ngƣời quan tâm nhƣ các nhà quản lý, nhà giáo, các nhà nghiên cứu
giáo dục. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm sự đáp ứng hay vƣợt qua các
chuẩn mực đã đặt ra trong lĩnh vực dạy nghề. Sự phù hợp với mục tiêu cũng
đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tƣ.
Mỗi trƣờng dạy nghề cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu trên
cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trƣờng tại thời điểm xác định mục tiêu đào tạo
của mình. Sau đó chất lƣợng là vấn đề làm sao để đạt đƣợc các mục tiêu đó.


12
Đối với trƣờng dạy nghề, để đảm bảo chất lƣợng đào tạo, các yếu tố
đảm bảo chất lƣợng cần thiết cho quá trình đào tạo nghề phải xây dựng phù
hợp. Theo thông tƣ 19/2010/TT- LĐT XH ban hành ngày 07/7/2010 về quy
định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng trung tâm dạy nghề,
các yếu tố đảm bảo chất lƣợng bao gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ; tổ chức và
quản lý; hoạt động dạy và học; giáo viên và cán bộ quản lý; chƣơng trình,
giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị;đồ dùng dạy học; thƣ viện; quản lý tài
chính; dịch vụ cho ngƣời học nghề. Bên cạnh đó chất lƣợng đào tạo nghề của
một trƣờng dạy nghề phụ thuộc vào 3 yếu tố:
-

Hoạch định mục tiêu.


-

Tổ chức quá trình đào tạo.

-

Sử dụng lao động.

Với 3 yếu tố thể hiện trong sơ đồ đánh giá miền chất lƣợng đào tạo
nghề theo sơ đồ 1.2 miền chất lƣợng là vùng chập. Miền chất lƣợng càng lớn
chứng tỏ nhà trƣờng đã tổ chức tốt quá trình đào tạo nghềphù hợp với mục
tiêu thiết kế ban đầu và đạt hiệu quả cao.
Sử dụng lao động

Đầu ra

Quá trình đào tạo nghề

\

Đầu vào

Sơ đồ 1.2. Đánh giá miền chất lượng đào tạo nghề
Chất lƣợng đào tạo nghề bao gồm chất lƣợng đầu vào, chất lƣợng của
quá trình đào tạo nghề và chất lƣợng đầu ra. Có thể đánh giá chất lƣợng đào
tạo ở 3 khâu, thể hiện sơ đồ 1.3.


13
Đầu vào


Quá trình đào tạo nghề

\

Đầu ra

Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn đánh giá chất lượng đào tạo nghề.
Khâu thứ 1: Đánh giá trình độ của HSSV khi đƣợc tuyển vào trƣờng.
Khâu thứ 2: Kiểm định điều kiện và quá trình đảm bảo chất lƣợng đào
tạo tại trƣờng.
Khâu thứ 3: Đánh giá trình độ, năng lực của HSSV khi tốt nghiệp.
1.1.2.3. Chất lượng sản phẩm đào tạo nghề
Chất lƣợng đào tạo nghề của một trƣờng dạy nghề tập trung và chủ yếu
nhất đó là chất lƣợng của sản phẩm đào tạo, nhằm để chỉ chất lƣợng các công
nhân kỹ thuật đƣợc đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục
tiêu và chƣơng trình đàotạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác
nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất mức độ chấp nhận của thị trƣờng lao
động, của xã hội đối với kết quả đào tạo. Chất lƣợng sản phẩm đào tạo nghề
là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng dạy
nghề. Chất lƣợng sản phẩm đào tạo nghề gồm 2 phần cơ bản: Phần cứng và
phần mềm.
Phần cứng bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ (ý thức tổ chức,
tinh thần trách nhiệm,...).
Phần mềm bao gồm năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với mơi
trƣờng và những biến động của sản xuất và thị trƣờng sức lao động.
Chất lƣợng sản phẩm đào tạo nghề trƣớc hết phải là kết quả của quá
trình đào tạo và đƣợc thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của ngƣời tốt
nghiệp. Tuy nhiên q trình thích ứng với thị trƣờng lao động khơng chỉ phụ
thuộc vào chất lƣờng đào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị

trƣờng: quan hệ cung-cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử dụng lao động.
Vì vậy ý kiến doanh nghiệp sử dụng lao động về việc làm và sự phát


14
triển nghề nghiệp của ngƣời tốt nghiệp là quan trọng trong việc đánh giá chất
lƣợng sản phẩm đào tạo nghề của nhà trƣờng.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của trường dạy
nghề
1.1.3.1. Nhóm các yếu tố bên ngồi
- Các yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước: Đƣờng lối, chính
sách, chủ trƣơng của Nhà nƣớc về các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề.
- Mơi truờng: Xu thế tịan cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi chất
lƣợng đào tạo nghề của Việt Nam phải đƣợc nâng lên để thích ứng với cơng
nghệ hiện đại của thế giờ và nhanh chóng tiếp cận trình độ nghề nghiệp tiên
tiến của thế giới.
- Kinh tế: Mức độ phát triển của vùng, miền đối với lĩnh vực đào tạo
nghề.
- Văn hóa: Tâm lý, quan niệm chung của ngƣời dân về học nghề.
Các yếu tố này ảnh hƣởng rất lớn đến qui mô, số lƣợng, cơ cấu ngành
nghề, trình độ đào tạo và ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy và học.
1.1.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong
Đây là nhóm các yếu tố bên trong trƣờng dạy nghề có ảnh hƣởng trực
tiếp đến chất lƣợng đào tạo nghề.
* Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (Manpower-M1)
Đầu vào HSSV tham gia chƣơng trình đào tạo nghề (Material-M2)
+ Cở sở vật chất, trang thiết bị (Machino-equipment-M3).
+ Nguồn tài chính (Money-M4).
+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích HSSV theo học giáo dục

nghề nghiệp (Marketing-M5).
+ Các nhân tố trên đƣợc gắn kết bởi nhân tố quản lý (Management-M).


×