Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái tp đà lạt, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tạ Quang Trung

Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số

: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009


LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giáo viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS Phạm Xuân Hậu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Khoa học Công nghệ và Sau
đại học, Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Ban giám
hiệu, Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân, Sở thương mại – du lịch,
Sở văn hố thơng tin, Cục thống kê, Sở Khoa học công nghệ và môi trường tỉnh
Lâm Đồng đã cung cấp cho em nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề
tài.


Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ rất lớn từ gia đình, bạn bè trong suốt khố
học và q trình thực hiện luận văn.
Xin nhận nơi em lòng biết ơn sâu sắc.
Tác giả luận văn
Tạ Quang Trung


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng và xã hội hóa cao: là một ngành có khả
năng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho xã hội, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển nhiều
ngành kinh tế khác, tạo việc làm cho người lao động.
Trong những năm gần đây ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng có bước tăng trưởng khá, nhịp độ tăng
trưởng hằng năm 10,4%. Chỉ tính từ 2005 – 2007 đã đón và phục vụ cho hơn 4.084.042 lượt khách,
tổng giá trị đầu tư đạt khoảng 350 tỷ đồng. Doanh thu xã hội từ du lịch của tỉnh khoảng 900 tỷ đồng,
đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động trong ngành
du lịch và 7.000 lao động xã hội. (Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng, 2007). Trình độ tay nghề,
nghiệp vụ của cán bộ quản lý và đội ngũ lao động từng bước được nâng cao, chất lượng sản phẩm du
lịch ngày càng được cải thiện.
Thành phố Đà Lạt, với những đặc trưng của mình: là trung tâm du lịch của khu vực Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ, sự đa dạng của các dân tộc và tài nguyên du lịch… từ lâu đã trở thành một trong
những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tuy nhiên hoạt động du lịch chưa xứng đáng với tiềm năng
vốn có của nó. Thực lực kinh tế và cơ sở vật chất hạn chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lặp, nghèo
nàn, chất lượng phục vụ cịn yếu kém, mơi trường tự nhiên xuống cấp ngày một trầm trọng hơn. Nhìn
chung, hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp và đây cũng là vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với phát
triển du lịch thành phố Đà Lạt trong tương lai của tỉnh Lâm Đồng.
Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên hết sức phong phú và đa dạng, đó cũng là
tiền đề để phát triển du lịch thành phố Đà Lạt, đặc biệt là du lịch sinh thái. Vậy tài nguyên du lịch
thành phố Đà Lạt bao gồm những gì ? Ngành du lịch thành phố Đà Lạt đang phát triển như thế nào và
có theo hướng bền vững hay khơng? Chúng ta sẽ phải làm gì để du lịch thành phố Đà Lạt phát triển

theo hướng bền vững? Đề tài “Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt (Tỉnh
Lâm Đồng)” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.
2. Lược sử nghiên cứu
Theo nghiên cứu thì vấn đề phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt chưa có
nhiều và không tập trung đầy đủ, chủ yếu là nghiên cứu một phần. Có những cơng trình nghiên cứu
sau:
 Những nghiên cứu chuyên về các điểm du lịch của Sở du lịch, các công ty du lịch khai thác.
 Định hướng chung trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.
 Hà Thị Lý – Nghiên cứu và đánh giá sự thay đổi của môi trường tự nhiên Thành phố Đà Lạt
trong quá trình phát triển du lịch – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.


Chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về phát triển bền vững du lịch sinh thái
thành phố Đà Lạt.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các định hướng phát triển bền vững du lịch thành
phố Đà Lạt. Đây là nguồn kiến thức, thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch thành phố Đà Lạt
nghiên cứu, điều chỉnh các hoạt động du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại
hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát
triển lâu dài.
3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch thành phố Đà Lạt theo
hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái.
4. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Đề tài được giới hạn trong phạm vi địa giới của thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm
Đồng).
 Thời gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong thời gian từ
năm 1996 đến năm 2007 (các số liệu được thu thập để phục vụ cho đề tài).
 Nội dung: Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt trên

quan điểm bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững.
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm


Tổng hợp – Hệ thống
Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt không thể tách khỏi hệ thống

kinh tế - xã hội của cả nước. Các yếu tố cần được nghiên cứu, đánh giá trong mối quan hệ khăng khít
chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và cả nước.


Quan điểm lãnh thổ
Việc nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở thành phố Đà Lạt không thể tách rời

với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Do quá trình phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt
là một phần trong quá trình phát triển du lịch với vùng Đơng Nam Bộ, Tây Nguyên và cả nước.


Quan điểm lịch sử
Mọi sự vật, hiện tượng đều có q trình phát sinh, vận động và biến đổi. Q trình ấy có thể bắt

đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử,
phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về
xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai


đoạn chủ yếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ thống lãnh
thổ.



Quan điểm sinh thái
Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm sinh thái cho thấy sự

cần thiết phải bảo vệ tính tồn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá tác động của du lịch đến môi trường và
khả năng chịu đựng của môi trường trước sự phát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.


Quan điểm phát triển bền vững
Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu

hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo
các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai.
5.2. Phương pháp nghiên cứu


Phân tích tổng hợp
Thơng tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với mục

đích của từng phần. Q trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao qt về du lịch thành phố Đà Lạt. Qua
phân tích, các thơng tin được chắt lọc với độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao nhất.


Thống kê
Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu

trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
cũng như ngành du lịch thành phố Đà Lạt.



Thực địa
Đây là phương pháp khơng thể thiếu nhằm tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển

và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình thực hiện luận văn, phương pháp này rất
được coi trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề tài mà luận văn nghiên cứu.


So sánh
Đây là phương pháp sử dụng dùng để so sánh các số liệu thống kê thu thập từ đó đưa ra những

nhận định cần thiết (rút ra kết luận). Phương pháp này còn được dùng để so sánh sự phát triển du lịch
của thành phố Đà Lạt qua các năm.


Bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của địa lý. Sử dụng các bản đồ, biểu đồ làm tăng tính trực quan

của đề tài, khơng chỉ cho biết đặc điểm, phân bố, mạng lưới mà còn thể hiện một số kết quả của cơng
trình nghiên cứu.
6. Cấu trúc của luận văn
Mở Đầu
Nội Dung


Chương 1.

Cơ sở lý luận và phát triển bền vững du lịch

Chương 2.


Những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển bền vững du lịch sinh thái thành
phố Đà Lạt

Chương 3.

Định hướng và các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt

Kết Luận – Kiến nghị


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Du lịch
Du lịch là một hoạt động đã có từ lâu, nhưng trước đây nó khơng được hiểu là du lịch. Du lịch
ban đầu chỉ là việc con người bắt đầu mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài bằng các cuộc di
chuyển. Ban đầu chỉ là khám phá tìm vùng đất mới, sau đó là các hoạt động đi lại gắn liền với bn
bán và thường thì sẽ lưu trú lại tại nơi đó một khoảng thời gian ngắn.
Với sự phát triển của công nghiệp ngày càng mạnh mẽ từ thế kỷ XVIII, hàng loạt các phương
tiện di chuyển hiện đại được phát minh thì nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu… trở nên dễ
dàng hơn với mọi người. Chính vì lẽ đó hoạt động du lịch có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Năm 1925, hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (Internation of Union Official Travel
Organization) được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái
niệm về du lịch. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời
khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay
chữa bệnh.
Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm
nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hố hoặc thể
thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.

Tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organization) định nghĩa: “Du lịch theo nghĩa
hành động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các
dịch vụ xung quanh hoạt động này. Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng
đường tối thiểu là 80km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí tiêu khiển”.
Ở Việt Nam, theo luật du lịch ban hành từ tháng 6 thăm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1
năm 2006: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường
xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời
gian nhất định”.
Như vậy, qua các khái niệm nêu trên chúng ta thấy được rằng có rất nhiều cách hiểu khác nhau
về du lịch, song ta cũng có thể thấy rằng đa số các ý kiến đều cho rằng du lịch là loại hình có liên quan
đến việc di chuyển và lưu lại tạm thời ở ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích tham quan,
nghĩ dưỡng…
1.1.2. Du lịch sinh thái


“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được
sự quan tâm của nhiều người từ những lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng được hiểu khác
nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với một số người “Du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự
kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “Du lịch” và “Sinh thái” vốn đã quen thuộc với nhiều người. Song đứng
ở góc nhìn rộng hơn, tổng qt hơn thì một số người quan niệm “Du lịch sinh thái” là du lịch thiên
nhiên mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1800 (Ashton, 1993). Với khái niệm này mọi
hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi... đều được hiểu là “Du lịch sinh
thái”.
Có thể nói cho đến nay khái niệm về “Du lịch sinh thái” vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm
đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về “Du lịch sinh thái”, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc
tế chính thức về “Du lịch sinh thái” đều cho rằng “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được
hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận
được những giá trị thiên nhiên và văn hố mà khơng gây ra những tác động không thể chấp nhận đối

với các hệ sinh thái và văn hoá bản địa.
“Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới những mơi
trường cịn tương đối ngun vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu
các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm
bảo tồn phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương. Là hình thức du lịch có trách nhiệm
khơng làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần
duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương.
Khái quát lại có thể coi “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
- Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) thiên nhiên và văn hố bản địa.
- Được quản lý bền vững về mơi trường sinh thái.
- Có giáo dục và diễn giải về mơi trường.
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về “Du lịch sinh thái” lần đầu tiên được Hector CeballosLascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi
với những mục đích đặc biệt : nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những
giá trị văn hoá được khám phá”
Cùng với thời gian, định nghĩa về “Du lịch sinh thái” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa
ra, điển hình là: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm
hiểu về lịch sử mơi trường tự nhiên và văn hố mà khơng làm thay đổi sự tồn vẹn của các hệ sinh thái.


Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính
cho người dân địa phương.” (Wood, 1991)
Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục
cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh
thái tạo được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức đưọc giáo dục để
biến chính khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển “Du
lịch sinh thái” sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hố và mơi trường, đảm bảo cho
địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài
chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen, 1993)
Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách

nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa
phương “.
Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội dung của định nghĩa về
“Du lịch sinh thái” đã có sự thay đổi: từ chỗ đơn thuần coi hoạt động “Du lịch sinh thái” là loại hình du
lịch ít tác động đến mơi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn theo đó “Du lịch sinh thái” là loại
hình du lịch có trách nhiệm với mơi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp
cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Ở Việt Nam, “Du lịch sinh thái” là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 song
đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và mơi trường. Do trình độ
nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về “Du lịch sinh thái” cũng còn
nhiều điểm chưa thống nhất. Định nghĩa về “Du lịch sinh thái” ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là một
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho
nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Như vậy, qua các khái niệm nêu trên chúng ta thấy được rằng có rất nhiều cách hiểu khác nhau
về du lịch sinh thái, song ta cũng có thể thấy rằng đa số các ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng Du
lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi
dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái.
1.1.3. Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm
bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.
Du lịch bền vững đòi hỏi quản lý tất cả các dạng tài nguyên để có thể đáp ứng:
- Nhu cầu kinh tế - xã hội.
- Duy trì bản sắc văn hoá của các dân tộc trên lãnh thổ.
- Đảm bảo sự sống, đa dạng sinh học.


1.1.4. Phát triển bền vững
Phát triển là một quy luật tất yếu của nhân loại. Do dân số gia tăng ngày một nhanh, nên để đáp
ứng được những nhu cầu của cuộc sống thì sự gia tăng các nhu cầu về sử dụng môi trường, hệ sinh thái
một tăng hơn. Để đáp ứng được thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho

các nhu cầu đó là khơng thể tránh khỏi. Chính vì lẽ đó dẫn đến việc tài nguyên thiên nhiên ngày càng
cạn kiệt, hệ sinh thái bị phá hủy, môi trường xuống cấp.
Khái niệm “Phát triển bền vững” được ra đời vào năm 1987 trong báo cáo “Tương lai của chúng
ta” do Ủy ban môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới. Trong khái niệm có nêu: Phát triển bền
vững là làm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu trong tương
lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định. Phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội mà cịn đảm bảo những điều kiện môi trường cho con người đang tồn tại và cho thế hệ mai
sau.
Phát triển bền vững nhằm mục đích đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn của con người trong hiện tại
và cho các thế hệ mai sau. Do đó, nó đồng thời phải đạt được 4 mục tiêu sau:
- Tiến bộ xã hội đáp ứng nhu cầu của mọi người.
- Bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Sử dụng các nguồn tài nguyên thận trọng, hợp lý.
- Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững.
Phát triển bền vững khơng phải là sự hài hồ một cách cố định mà là một quá trình thay đổi,
trong đó con người đóng vai trị đặc biệt quan trọng.
Khái niệm bao gồm tất cả những vấn đề thách thức mọi quá trình phát triển nhằm giải quyết
những vấn đề phức tạp mà lồi người phải đối mặt. Địi hỏi chúng ta phải:
- Duy trì nền tảng mọi nguồn tài nguyên, tránh sự thay đổi sinh quyển.
- Thực hiện khuôn khổ dân chủ, đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người trên trái đất.
- Đảm bảo rằng chúng ta có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho con cháu và đời sau nữa, và
không chỉ riêng con người mà cho tất cả các loài sinh vật khác.
1.1.5. Phát triển bền vững du lịch
Ngay từ thập kỷ 1980, nhận thức được nguy cơ suy thối mơi trường, mất cân bằng xã hội trong
quá trình phát triển kinh tế, Hội nghị của ủy ban thế giới về phát triển và môi trường (WCED) đã đưa
ra khái niệm về “phát triển bền vững”. Khái niệm này mới chỉ xem xét phát triển bền vững từ góc độ
kinh tế nên tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất tại Rio, chương trình nghị sự 21 đã bổ sung khái niệm
phát triển bền vững. Theo đó, phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa
hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa – xã hội.



Dựa trên những nguyên tắc phát triển bền vững, Hội đồng Lữ hành Du lịch thế giới (WTTC),
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Trái đất (Earth Council) xây dựng Chương trình Nghị
sự 21 với 10 nguyên tắc hướng tới “phát triển bền vững du lịch”. Khái niệm phát triển bền vững du lịch
trong du lịch được hiểu là “Hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa
mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong dài hạn trong khi
vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự tồn vẹn về văn
hóa để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức
sống của cộng đồng dân cư địa phương”.
1.2. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch
1.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài
nguyên thiên nhiên không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng. Có nghĩa là ngăn ngừa
trước những thay đổi không thể tránh được đối với những tài sản mơi trường khơng có khả năng thay
thế, tính vào chi phí hoạt động kinh tế các dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch
vụ này khơng phải là “hàng hố cho không”.
Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với các tài nguyên nhân văn. Cần trân trọng các
nền văn hoá địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai mà người ta dựa vào để sống.
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này đang ngày càng được nhìn nhận
như là vấn đề sống cịn đối với việc quản lí hợp lí mang tính tồn cầu và nó cũng khiến cho kinh doanh
phát triển lâu dài.
1.2.2. Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
Sự tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn đến sự huỷ hoại mơi trường trên tồn cầu của
chúng ta và đi ngược lại với sự phát triển bền vững lâu dài cuả du lịch. Kiểu tiêu thụ này là một đặc
trưng của các nước có nền cơng nghiệp phát triển nhưng lại lan rộng rất nhanh trên toàn cầu như là
phong cách sống phương Tây. Các dự án du lịch được triển khai mà khơng có đánh giá tác động môi
trường hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã dẫn đến sự tiêu
dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí và khơng cần thiết. Chính điều
này gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hoá và xã hội.
Khai thác, sử dụng quá mức tài ngun và khơng kiểm sốt lượng chất thải từ du lịch góp phần

dẫn đến suy thối mơi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển khơng bền vững của du lịch nói riêng
và kinh tế xã hội nói chung.
Việc giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc
phục hồi tổn hại về mơi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.


1.2.3. Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng
Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hố và xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia nhằm thoả mãn
nhu cầu đa dạng của du khách cũng như sản phẩm của du lịch. Đa dạng cũng là sự sống còn để tránh
việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc để lại cho thế hệ mai sau sự đa dạng cả về thiên
nhiên và nhân văn khơng ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng. Chiến lược bảo tồn thế giới
nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn đa dạng nguồn gen. Từ đó, mục đích đã được mở rộng, trong đó có sự
đa dạng cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hố.
Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hố và xã hội là rất quan trọng đối
với du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
1.2.4. Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, vì vậy mọi phương án khai
thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. Du lịch được lập
kế hoạch đúng đắn sẽ tăng cường giá trị về tài sản mơi trường, bảo vệ các lồi q hiếm và mang lại sự
cải thiện đối với cộng đồng địa phương. Những nơi mà du lịch không phối hợp với các ngành khai thác
thơng qua quy hoạch có chiến lược thì du lịch sẽ bung ra một cách nhanh chóng và khó kiểm sốt được
nền kinh tế địa phương mỏng manh.
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa
phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.
1.2.5. Chia sẻ lợi ích đối với cộng đồng địa phương
Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng, việc khai thác các tài
nguyên là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi
ích của mình mà khơng có sự hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻ quyền lợi đối với cộng
đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn.

Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tài nguyên của mình, làm đẩy nhanh
quá trình cạn kiệt tài nguyên và tổn hại đến môi trường sinh thái. Kết quả là những tác động tiêu cực
đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng. Do đó, du lịch
phải làm nền cho sự đa dạng hoá kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Sự đầu tư có kế hoạch
đúng đắn về hạ tầng cơ sở như đường xá, điện, nước, thơng tin liên lạc có thể phục vụ cho sự phát triển
không phải là phát triển du lịch nhưng vẫn củng cố và thúc đẩy công nghiệp du lịch.
Du lịch cần lưu tâm đến các chức năng kinh tế có tính chất quan trọng và hợp nhất các giá trị
mơi trường trong các quyết định đầu tư.


Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí
về mặt mơi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn thất về mơi
trường.
1.2.6. Khuyến khích tham gia của cộng đồng địa phương
Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch: Người dân địa phương, nền văn hố,
mơi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến một
điểm du lịch. Nó đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hoá
của họ. Ngược lại, sự tham gia thực sự của cộng đồng có thể làm phong phú thêm loại hình và sản
phẩm du lịch.
Hơn thế nữa khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra
được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng sở tại là chủ nhân và là người có
trách nhiệm chính với tài ngun và mơi trường khu vực. Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài
của du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch được thực hiện thông qua
việc khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, các cơ sở vật chất của mình để phục vụ khách du lịch
như chuyên chở, thuyết minh hướng dẫn du khách, cho thuê nhà để ở, nấu ăn cho khách, sản xuất các
hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm.
Khuyến khích cộng đồng địa phương cùng làm du lịch khơng chỉ qua những việc làm có thu
nhập thấp, theo mùa và những việc phục vụ như bồi bàn, dọn phòng mà nên có cả những cơng việc ở
mức cao hơn và những cơng việc quản lí có thu nhập cao thường do người nước ngồi làm thì cũng có
thể được đảm đương bởi người địa phương mà kinh nghiệm và sự hiểu biết đặc biệt về địa phương

mình của họ sẽ có phần góp phần khơng nhỏ cho du lịch.
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ khơng chỉ mang lại lợi ích cho họ và
mơi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch.
1.2.7. Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có
liên quan
Tham khảo ý kiến quần chúng là một q trình nhằm dung hồ giữa phát triển kinh tế với những
mối quan tâm lớn hơn của người dân địa phương và tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường
tự nhiên, xã hội và văn hoá. Ý kiến của người dân địa phương là cần thiết để đánh giá một dự án phát
triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hố sự đóng góp tích cực của quần chúng
địa phương.
Du lịch còn đem lại sự tiếp xúc trực tiếp giữa du khách với người dân bản địa có các tập qn
văn hố và tín ngưỡng khác họ. Do đó, du lịch bền vững cần tham khảo ý kiến và thông báo cho người
dân địa phương về những thay đổi tiềm ẩn do sự thay đổi nhanh chóng của ngành du lịch. Tham khảo ý


kiến trên diện rộng với các chính quyền địa phương cũng như người dân để khuyến khích sự tham gia
đóng góp ý kiến, lồng ghép các lợi ích của cá nhân và quần chúng.
1.2.8. Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
Một lực lượng lao động được đào tạo và có kĩ năng thành thạo khơng những đem lại lợi ích về
kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch. Việc đào tạo đúng mức và nhận
thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch sẽ giúp cho việc nâng cao lòng
tự hào nghề nghiệp và tăng cường sản phẩm của du lịch đối với cả du khách, chủ nhà và ngành du lịch.
Việc đào tạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hoá nhằm tăng cường sự hiểu biết và cảm nhận
khác nhau về văn hoá và làm cho nhân viên du lịch và học viên nắm được nhu cầu của cả “khách” và
“chủ nhà”. Điều đó cũng giúp loại bỏ những thành kiến và tính bài ngoại.
Lợi ích lâu dài cho mọi người đòi hỏi việc đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương.
Điều này được áp dụng đặc biệt đối với cán bộ tổ chức và hướng dẫn viên du lịch có kiến thức sâu
rộng và mối quan tâm lớn trong vùng và việc tham gia của họ sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ. Đào tạo
nhân viên người địa phương không chỉ nên hạn chế trong những cơng việc đơn giản, có vị trí thấp và
mức lương thấp.

Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc,
cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch.
1.2.9. Tăng cường quảng bá, tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm
Tiếp thị và quảng cáo là những vũ khí lợi hại cho việc bán thành cơng bất cứ sản phẩm nào.
Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm, bao gồm cả tác
động của chúng đối với nhân viên và mơi trường. Điều đó nhằm nâng cao chất lượng môi trường tự
nhiên, nhân tạo và mức sống có tính đến giá thành của những giá trị mơi trường. Nó xét đến nhu cầu
của các thế hệ hiện tại và mai sau.
Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh giá và ln rà sốt lại
mặt cung của những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và những nguồn lực khác, cũng như khía cạnh
cung – cầu.
Do sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan mà tiếp thị du lịch đặc biệt
có tính chất cạnh tranh. Nó mang tính chất độc nhất và người tiêu thụ mua sản phẩm một cách “mù” vì
người ta khơng thể khảo sát điểm tham quan trước khi mua, do đó, người tiêu thụ đến với sản phẩm và
tiêu thụ nó ngay tại nguồn, chứ khơng phải ngược lại.
Tiếp thị và quảng cáo du lịch một cách đầy đủ và có trách nhiệm giúp nâng cao hiểu biết, sự
cảm kích, lịng tơn trọng văn hố và mơi trường địa phương, và cũng làm tăng sự thoả mãn tồn diện
của du khách.
1.2.10. Thường xun tiến hành cơng tác nghiên cứu


Để ngành du lịch phát triển và tồn tại một cách bền vững, điều cốt yếu là cần có dự đốn vấn đề
và nắm được trước chi phí giải quyết vấn đề. Tốc độ phát triển nhanh của du lịch tại những khu vực dễ
bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và xã hội, những môi trường này thường có ít số liệu do khó
khăn trong việc thu thập, cho thấy rằng cần cấp bách nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo không chỉ
cho hiệu quả kinh doanh mà còn cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế, chính sách,
với việc bảo vệ tài ngun, mơi trường. Việc nghiên cứu tồn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa ngành du
lịch với các trường đại học, các viện nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kĩ
năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và cam kết về nghiệp vụ.
Tiếp tục nghiên cứu và giám sát ngành du lịch thơng qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả

các số liệu là cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và mang đến lợi ích cho
các điểm tham quan, cho cộng đồng địa phương, cho du lịch và cho du khách.
Tóm lại những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ đảm bảo chắc chắn cho
sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, phát triển bền vững chính là chìa khố cho sự thành cơng
lâu dài của ngành du lịch.
1.3. Sơ lược tình hình phát triển du lịch sinh thái một số nước trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Một số nước trên thế giới
1.3.1.1. Ở Trung Quốc
Trung Quốc trong cuối thập niên 1990 đã nỗi lên như một quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch
hàng đầu thế giới. Ngành du lịch Trung Quốc đã có bước phát triển nhảy vọt, những kết quả khả quan
đạt được là nhờ ngành du lịch Trung Quốc đã có q trình định hướng chiến lược phát triển trong 20
năm qua. Nếu nghiên cứu kỹ, có thể thấy ngành du lịch Trung Quốc đã chọn cho mình một hướng đi
đúng. Đó là sự nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao
thơng thuận lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề rất đa dạng. Đặc biệt trong thập kỷ gần
đây Chính phủ Trung quốc đã chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du lịch
bền vững, thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng các quy hoạch tổng thể về du lịch; quản lý
phát triển du lịch bền vững bao gồm công tác chỉ đạo, điều phối và kiểm soát, nhằm gắn kết các nguồn
lực dành cho xây dựng và thực hiện các chính sách du lịch quốc gia. Thúc đẩy và tạo điều kiện thu hút
nhiều sự tham gia của khu vực tư nhân và sự hợp tác giữa khu vực nhà nước với các thành phần kinh tế
khác.
“Du lịch xanh” là một chủ đề chính của du lịch Trung Quốc, được ra đời từ năm 1999, từ đó,
Chính phủ đã khơng ngừng quan tâm bảo vệ môi trường. Họ đã tổ chức các hội thảo về phát triển du
lịch bền vững; về quản lý và phát triển du lịch sinh thái của từng địa phương; xây dựng và truyền bá
những thuận lợi của tiện nghi du lịch…Kết quả của những hội thảo ấy là hướng Trung Quốc đi vào


việc phát triển du lịch sinh thái và xem đây là một trong những cách tác động trực tiếp và tích cực đến
việc phát triển bền vững.
Vào thời điểm năm 2000, Trung Quốc đã bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 10. Chính phủ
Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra

những sản phẩm sạch và xanh, thu hồi chất phế thải, đồng thời Chính phủ đã xây dựng và quản lý sâu
rộng hệ thống xanh của đất nước. Họ cố gắng hướng du lịch trở thành một bộ phận khơng thể thiếu và
có mối quan hệ bền chặt với môi trường. Những định hướng và hoạch định kế hoạch thực hiện của
Trung Quốc nêu trên là những kinh nghiệm quý báu cho chúng ta tham khảo.
1.3.1.2. Ở Thái Lan
Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Thái Lan là một nơi thu hút khách du lịch nhiều
nhất chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia. Thành cơng mang lại ngồi những lợi thế về tài ngun du
lịch và mơi trường hiện có, cịn phải kể đến các chính sách, chiến lược phát triển bền vững của quốc
gia mà Chính phủ Thái Lan đã áp dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thái Lan giai đoạn 1997-2003, quốc gia này đã tập
trung vào hai hướng ưu tiên chính là bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch phục vụ
phát triển bền vững lâu dài và để thế giới công nhận là một điểm du lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ được
bản sắc riêng của nền văn hoá Thái Lan. Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan (TAT) hỗ trợ các cộng
đồng bản địa trong việc duy trì sức hấp dẫn của các điểm tham quan du lịch. TAT đã xây dựng các quy
hoạch tổng thể và hỗ trợ về kỹ thuật, trong một số trường hợp còn hỗ trợ về tài chính nhằm giúp các
địa phương phát triển du lịch. Chính phủ Thái Lan đã có nhiều sáng kiến độc đáo và sáng tạo, triển
khai những chương trình phát triển du lịch bền vững có chất lượng như “chương trình loại trừ tác động
của xã hội”. TAT cịn phối hợp với Cục Bảo tồn Rừng và các cơ quan liên quan ở địa phương triển
khai 13 dự án giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và nhân dân địa phương về giá trị
của các di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như lối sống của họ.
Cơ quan Du lịch quốc gia Thái Lan (TAT) đã khuyến cáo và đưa ra 8 biện pháp bảo vệ môi
trường thiên nhiên của các khu du lịch gồm:
 Hạn chế số lượng khách du lịch trên cơ sở sức chứa của khu du lịch
 Có biện pháp quản lý sự ra vào các khu bảo tồn
 Giảm lượng chất thải và nâng cao mức độ trong sạch
 Huy động vốn đóng góp
 Thành lập trung tâm điều phối
 Quản lý chất lượng dịch vụ
 Phân chia khu vực
 Ký hiệu chỉ dẫn thông tin chi tiết rõ ràng tại các địa điểm



Điển hình tại vườn quốc gia Khao Yai, là vườn quốc gia lớn nhất ở Thái Lan, nằm gần thủ đơ
Bangkok thu hút số lượng lớn du khách đến vì mục đích tham quan cảnh quan thiên nhiên, xem các
lồi động thực vật hoang dã, đi bộ, leo núi, cắm trại. Ban quản lý vườn quốc gia có nguồn thu từ lệ phí
vào cửa và từ kinh doanh một số cơ sở lưu trú, hoặc thu các phí đặc biệt do cấp phép kinh doanh cho 4
nhà hàng trong địa phận của vườn. Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch hướng về thiên nhiên ở Khao
Yai đã đem lợi ích kinh tế mà vẫn duy trì bảo tồn được tài nguyên do lượng khách đến vẫn tăng lên
nhưng chỉ được phép đến tham quan 10% diện tích khu vực.
Tại Thái Lan các hoạt động đã được tiến hành nhằm giữ gìn vệ sinh mơi trường, giữ gìn kiến
trúc truyền thống và áp dụng tiêu chuẩn “lá xanh” để đánh giá việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với
các khách sạn.
Đối với hoạt động phát triển du lịch sinh thái văn hố tại Thái Lan, Chính phủ và các cơ quan
hữu quan đã bắt đầu phát động một phong trào nhằm khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hoá và
đất nước Thái Lan. Trung tâm của phong trào là phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi
trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước. Chính phủ Thái Lan kêu gọi các khu làng
mạc ở vùng nông thôn hãy giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của mình, bảo vệ cây cối và giảm tiếng ồn,
gìn giữ phong cách kiến trúc Thái Lan.
Trong mối quan hệ của cộng đồng với sự nghiệp phát triển du lịch sinh thái. Thái Lan đã thông
qua hiến pháp mới nhằm công nhận sự tham gia của người dân địa phương vào việc bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người dân địa phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn
lực của mình vì lợi ích phát triển của cộng đồng, điều này tạo cơ sở cho người dân địa phương tham
gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
1.3.1.3. Ở Philippines
Philippines là quốc gia có đặc điểm lãnh thổ phân bố thành quần đảo rộng lớn, đia hình phong
phú, đa dạng và bị chia cắt bởi nhiều núi non, là một quốc gia có lợi thế về cảnh quan biển đảo thơ
mộng nên Philippines đã tận dụng được lợi thế này để phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển.
Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong chiến lưọc phát triển du lịch cho từng vùng cụ thể của quốc gia
này, nhưng những kinh nghiệm thành công của ngành du lịch Philippines cũng cần cho các nước có
điều kiện phát triển tương đồng tham khảo. Về thành cơng, đó là Chính phủ chủ trương đẩy mạnh

“phát triển du lịch bền vững trên quan điểm bảo vệ môi trường”. Ngồi ra Chính phủ Philippines cịn
quan tâm đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm vào đó là
những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm; các hải đảo đều được quy hoạch rõ ràng và được
bao phủ bởi những thảm xanh của các vườn cây ăn trái .
Bên cạnh đó để phục hồi các giá trị văn hố truyền thống của dân tộc phục vụ cho hoạt động du
lịch, Chính phủ cịn tiến hành các chương trình phục hồi các di sản văn hoá và lịch sử nhằm thông qua


việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản phẩm du lịch văn hoá bền vững đặc hữu. Điển
hình là việc quy hoạch khu du lịch thị trấn Vigan, định hướng quy hoạch được xây dựng với mục tiêu
tăng trưởng gắn bó mật thiết với việc phục hồi lại các di sản văn hoá và lịch sử. Bộ Du lịch Philippines
đã ban hành một loạt các bộ luật mang nội dung bảo tồn các địa danh văn hố lịch sử có giá trị cho
phát triển du lịch, xác định rõ Vigan là điểm du lịch văn hoá quan trọng. Hoạt động du lịch ở đây
khơng chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hố truyền thống của Vigan phục vụ cho mục
đích phát triển bền vững, mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phục hồi và tái phát
triển các ngành công nghiệp và ngành nghề thủ công truyền thống trong khu vực như sản xuất gốm sứ
(Burnay), gạch Vigan cổ, dệt thủ cơng, nghề nhuộm vải…
Ngồi ra, Chính phủ ban hành chính sách kêu gọi tư nhân hợp tác với chính phủ nhằm đảm
trách các vấn đề về vệ sinh và quản lý môi trường. Song song với hoạt động này, việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường được tiến hành rộng rãi. Các khoá đào tạo dài hạn, ngắn hạn được tổ chức thường
xuyên, tài liệu được in ấn gồm nhiều hình ảnh đẹp, minh hoạ rõ và có tính giáo dục cao, được phát
miễn phí có tác dụng khơi dậy ý thức bảo vệ mơi trường trong lịng mỗi người dân. Đây có thể nói là
những nhân tố góp phần thúc đẩy ngành du lịch của Philippines tăng trưởng nhanh trong các năm qua.
1.3.1.4. Ở Úc (Australia)
Để định hướng và quản lý hoạt động ngành du lịch, Chính phủ Úc chủ động đóng góp và sự
nghiệp phát triển du lịch thông qua đầu tư vào các dự án phục vụ cho phát triển du lịch bền vững, thiết
lập các mối liên kết và mạng lưới hoạt động mang tính chiến lược giữa các ngành và chính phủ, cung
cấp thơng tin, phát triển cơng tác đào tạo và giáo dục nhận thức trong ngành du lịch và các cơ quan
khác thuộc Chính phủ. Đúc kết từ những dự án đã thực hiện, Chính phủ chỉ đạo tập trung vào các lĩnh
vực :

 Giám sát chặt chẽ và hạn chế tác động của khách du lịch đối với các nguồn tài nguyên du
lịch đặc biệt trong các mùa cao điểm.
 Tổ chức các khoá đào tạo cho cán bộ quản lý, điều hành hoạt động du lịch, cung cấp các
tài liệu phục vụ công tác tự nghiên cứu…
 Thiết lập hệ thống sử dụng các nguồn tài nguyên và xử lý chất thải hiệu quả, và huấn
luyện đội ngũ làm công tác bảo dưỡng các thiết bị xử lý chất thải.
 Cần có sự tham gia của cộng đồng bản địa vào quá trình phát triển du lịch.
Ngồi ra, Chính phủ Úc cịn quan tâm đặt ra các vấn đề cơ bản đối với phát triển du lịch bền
vững có liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, các nội dung
đề cập gồm :
 Quy hoạch tổng hợp vùng lãnh thổ
 Tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên


 Hạ tầng cơ sở
 Giám sát tác động
 Tiếp thị du lịch
 Giáo dục nội dung hoạt động du lịch sinh thái
 Quan tâm đến sự công bằng
1.3.1.5. Ở Indonesia
Giống như Philippines, Indonesia là một quốc gia với quần đảo rộng lớn, rừng nhiệt đới có diện
tích lớn nhất so với các nước Đơng Nam Á, Indonesia có nhiền thiên đường biển đảo đẹp, nỗi tiếng
trên thế giới. Chính phủ Indonesia đã sớm đề ra chiến lược du lịch định hướng thiên nhiên, bảo tồn và
duy trì đa dạng sinh học, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc hướng tới phát triển du lịch bền
vững.
Chính phủ Indonesia đã xây dựng thành cơng nhiều mơ hình du lịch sinh thái, nỗi tiếng và thành
công hơn cả phải kể đến mơ hình phát triển du lịch bền vững Bali
Năm 1990, dưới sự hỗ trợ của tổ chức UNDP, dự án quy hoạch tổng thể khu du lịch được xây
dựng, và được Chính phủ thơng qua.
Dự án phát triển du lịch bền vững của Bali nhằm quản lý du lịch và quy hoạch phát triển toàn

diện. Quy hoạch nhằm tạo ra sự phát triển cân bằng, đã tập trung định hướng thành 16 vùng hiện có,
đồng thời bổ sung các vùng mới, vùng biển, đất liền. Ở 16 vùng được chia làm ba loại chính: vùng biển
phía Nam Bali, các vùng biển khác, vùng đất liền. Ba loại vùng được phân biệt về cơ bản theo các đặc
trưng: tài nguyên thiên nhiên, cường độ phát triển, các loại hoạt động, đặc điểm nguồn khách. Mỗi
vùng đều có chính sách phát triển khác nhau dựa trên đặc trưng cơ bản.
Dự án bao gồm ba đặc điểm và bảy tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững gồm:
 Ba đặc điểm :
- Duy trì các nguồn tài nguyên sản xuất
- Giữ vững bản chất văn hoá và sự cân bằng trong văn hố
- Phát triển là một q trình tăng chất lượng cuộc sống
 Bảy tiêu chuẩn đánh giá:
- Hệ sinh thái
- Hiệu quả
- Công bằng
- Bản sắc văn hoá
- Cộng đồng
- Cân bằng
- Phát triển


Dự án du lịch Bali hội đủ các cơ hội phát triển bền vững:
 Nền văn hoá đặc sắc, giàu bản sắc, nhiều đền chùa, các điệu nhảy, âm nhạc, nghệ thuật
truyền thống
 Môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng
 Môi trường cuộc sống hấp dẫn, sống động
 Các hoạt động thúc đẩy du lịch.
Dự án cũng đứng trước những thách thức :
 Phải hòa giải mâu thuẫn giữa ưu tiên quốc gia và ưu tiên địa phương.
 Phải giải quyết cácvấn đề mất cân đối trong vùng thơng qua đa dạng các loại hình, quy
mơ phát triển du lịch một cách thích hợp.

 Phải tăng cường liên kết tích cực giữa du lịch và các thành phần kinh tế khác, quản lý sự
cạnh tranh giữa các ngành trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, đảm bảo thu lợi và phân
phối đồng đều trong cộng đồng.
 Phải đảm bảo chất lượng mơi trường tự nhiên được duy trì, giải quyết các vấn đề xói mịn
biển, cung cấp và chất lượng nguồn nước, cung cấp năng lượng và xử lý chất thải, sự thay
đổi của đất, sự phá huỷ rừng.
 Phải tính tốn, theo dõi các quản lý các chuyển biến về văn hoá xã hội.
 Phải nâng cấp cơ sở hạ tầng.
 Phải cân bằng giữa nhu cầu của khách và dân địa phương.
Các chính sách làm cơ sở cho phát triển du lịch:
 Loại hình thu hút : văn hố, tự nhiên và giải trí.
 Sự phân bổ giữa đất liền và bờ biển.
 Các đặc điểm của vùng: có ba loại tiềm năng du lịch khác nhau là điểm, tuyến, phạm vi
rộng.
 Thực trạng phát triển: phát triển nhanh, phát triển và kém phát triển.
Chính phủ Indonesia đã thực hiện quy hoạch phát triển bền vững toàn vùng Bali rồi mới quy
hoạch bền vững chi tiết ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất từ vùng đến địa phương.
Với nỗ lực của Chính phủ và sự hưởng ứng hỗ trợ của cộng đồng sở tại, dự án du lịch bền vững
Bali được các chuyên gia du lịch quốc tế đánh giá là một trong những dự án du lịch bền vững tốt và
thành công nhất trong khu vực. Bali hiện trở thành một trung tâm du lịch nhộn nhịp hàng đầu ở Đông
Nam Á, hàng năm mang về cho Indonesia một lượng ngoại tệ đáng kể từ du lịch, đóng góp tích cực
cho phát triển kinh tế quốc gia.
1.3.2. Ở Việt Nam


Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu quốc tế, Việt Nam có điều kiện để phát triển giao thơng cả về
đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không nối với các quốc gia trên thế giới.Tài nguyên du
lịch Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, nước nóng, nước khống,
đảo, lớp phủ thực vật và thế giới động vật quí hiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo điển hình...) lẫn
nhân văn (các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trức, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền

thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc...) tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhiều loại hình du lịch
phong phú, hấp dẫn như: nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival... dài
ngày và ngắn ngày.
Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch
Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Số
doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều thành
phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch.
Trong những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc tế và nội địa) tăng không
ngừng từ 250.000 khách quốc tế năm 1990 lên 3,58 triệu lượt khách vào năm 2006. Thu nhập từ du
lịch năm 1990 đạt 13 nghìn tỷ đồng, đến năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng. (Nguồn:
Tổng cục thống kê, 2007).
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng phát triển và đa dạng nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu của khách du lịch với các loại hình khác nhau. Đến nay, cả nước có 8.556 cơ sở lưu trú du lịch với
tổng số 170.551 phòng, tăng 25 lần so với năm 1990 với tốc độ tăng trưởng bình qn là 12,6%/năm
(trong khi đó trên phạm vi tồn thế giới tốc độ tăng cơ sở lưu trú du lịch bình quân 3%). Cùng với sự
phát triển về số lượng, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh về chất
lượng. Đến nay, cả nước đã có tổng số 4283 cơ sở lưu trú du lịch được xếp từ hạng đạt tiêu chuẩn kinh
doanh đến hạng 5 sao, cụ thể: 25 khách sạn 5 sao với 7167 phòng, 69 khách sạn 4 sao với 8.800 phòng,
144 khách sạn 3 sao với 10.307 phòng, 590 khách sạn 2 sao với 24.041 phòng, 632 khách sạn 1 sao với
16.976 phòng và 2.830 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 42.697 phịng.
Tồn ngành du lịch hiện có 230.000 lao động trực tiếp trong đó lao động làm việc trong trong hệ
thống cơ sở lưu trú du lịch là 120.000 lao động. (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007).


Chương 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT (TỈNH LÂM ĐỒNG)
2.1. Khái quát về Thành phố Đà Lạt
Tọa độ:


11052' - 12004' vĩ độ Bắc
108020' - 108035' kinh độ Đông

Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Về phía Bắc,
Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đơng và Đơng Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía
Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Hàng trăm năm trước đây, thành phố Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, hay toàn bộ cao
nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:


Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816m), Tây Bắc dựa vào chân

dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sin
(1.408 m).


Phía Đơng là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.



Phía Đơng Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).



Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
Đà Lạt được mệnh danh là thiên đường của hoa, của du lịch, đó là một điều hồn tồn khơng

sai. Bởi khi bắt đầu bước chân lên đến đây chúng ta mới cảm nhận rằng thiên nhiên đã quá ưu đãi cho
Đà Lạt với những ngọn thác đẹp, hùng vĩ, những cánh rừng thông bạt ngàn trong làn sương. Những hồ
nước, nhựng ngọn đồi đẹp đến quyến rũ một cách lạ thường đối với mỗi người khi bước chân đến đây.

Dân số năm 2007 của thành phố Đà Lạt là 200.730 người với nhiều dân tộc cùng sinh sống.
Trong đó đơng nhất là người Kinh (chiếm 96%). Ngồi ra cịn có các dân tộc thiểu số khác như Cơ Ho,
Tày, Mạ, Thổ, M’Nông, Thái, Chu Ru, Mường, Nùng, Hoa... Các dân tộc thiểu số sống tập trung với
nhau trong các buôn, làng ở các khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực rừng núi. Mật độ trung bình là 510
người/km2. Dân số phân bố khơng đều. Trong đó, dân số sống ở khu vực thành thị là 90,62%, ở các
khu vực nông thôn là 9,38%.
Kinh tế: Tổng doanh thu năm 2006 của tỉnh Lâm Đồng đạt 14.145,53 tỉ đồng, trong đó thành
phố Đà Lạt đạt mức 3.999,9 tỉ đồng (chiếm 28,3% tổng doanh thu toàn tỉnh) (Nguồn: Thực trạng cơ sở
kinh tế, hành chính, sự nghiệp tỉnh Lâm Đồng – Cục thống kê Lâm Đồng – 9/2008)
Từ các điều kiện về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, khí hậu, dân cư – lao động, hoạt động kinh
tế đã giúp thành phố Đà Lạt có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Thành
phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm; cách các
đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi. Thành phố Đà Lạt có nhiều cảnh quan


thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thơng, bên cạnh đó là các cơng trình kiến trúc
mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách. Thành phố Đà Lạt hiện có 1
sân gơn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000
khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao. Thành phố Đà Lạt được
coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
2.2.1. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1.1. Địa hình
Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo
Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m).
Bên trong cao nguyên, địa hình thành phố Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:


Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lịng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh trịn,


dốc thoải có độ cao tương đối 25 - 100 m, lượn sóng nhấp nhơ, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình
khoảng 1.500 m.


Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai

che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đơng Bắc có hai núi thấp: hịn Ơng (Láp Bê Bắc 1.738 m) và
hịn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang
Biang) hùng vĩ, cao 2.165 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim)
đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đơng án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây
Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt
(1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên
dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.
2.2.1.2. Khí hậu
Nhiệt độ trung bình cả năm 180C, nhiệt độ trung bình hàng năm của thành phố chỉ dao động từ
17,50C đến 18,20C. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (vào khoảng 15,60C).
Tháng 5 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (19,50C). Điều này chứng tỏ nền nhiệt độ ổn
định qua các tháng và các mùa trong năm. Đặc biệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thường
trung bình năm là 90C. Các tháng mùa khơ có biên độ nhiệt lớn (tháng 1 đến tháng 4) với trị số dao
động từ 11,20 đến 13,20C. Các tháng mùa mưa lại có biên độ giảm chỉ còn 60 đến 70C. Nhiệt độ mặt đất
trung bình hàng năm của thành phố Đà Lạt là 20,60C.
Chế độ mưa ở thành phố Đà Lạt cũng ôn hòa thường bắt đầu giữa tháng 4. Khi trường gió Tây
Nam ổn định và mạnh lên dần từ tháng 6 thì bắt đầu xuất hiện những đợt mưa kéo dài. Mùa mưa ở
thành phố Đà Lạt thường kết thúc vào tháng 10, đôi khi giữa tháng 11. Lượng mưa trung bình năm của


thành phố Đà Lạt đạt mức 1.755mm. Lượng mưa trong năm phân bố không đều theo thời gian. Tháng
9 là tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 300mm.
Độ ẩm của khơng khí thành phố Đà Lạt khá lớn: trong mùa mưa, độ ẩm tương đối các tháng đạt

trên 85%. Riêng các tháng 7, 8, 9 có độ ẩm trung bình đạt từ 90% đến 92%. Mùa khơ độ ẩm giảm
xuống dưới 80%.
So với các tỉnh Tây Nguyên, lượng mây ở đây có phần ít hơn rất nhiều, nhưng chính lượng mây
đã chi phối số giờ nắng của thành phố Đà Lạt. Theo thống kê, số giờ nắng toàn năm lên đến 2.340 giờ.
Tháng 9 là tháng có giờ nắng ít nhất (100 – 130 giờ). Tháng 1, 2, 3 là tháng ít mây nên số giờ nắng đã
tăng lên 250 – 270 giờ. Các tháng còn lại số giờ nắng thơng thường trên 200 giờ.
Ngồi ra, thành phố Đà Lạt cịn có những hiện tượng thời tiết lạ so với các nơi khác như: sương
mù, dông, mưa đá và sương muối. Mỗi năm ở thành phố Đà Lạt sương mù xuất hiện khoảng 80 ngày
tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 với mật độ trung bình từ 8 đến 16 ngày/tháng. Các tháng cịn lại cũng
có sương mù xuất hiện nhưng không đáng kể.
Cứ vào dịp gần tết Nguyên Đán (tháng1, 2) là ở thành phố Đà Lạt lại xuất hiện sương muối khá
nhiều ở các vùng lịng chảo, khuất gió do nhiệt độ hạ thấp về đêm. Dịp Noel và đầu tháng 3 tuy cũng
có sương muối nhưng mức độ nhẹ hơn. Chính sương muối là tác nhân gây ra việc hư hỏng đối với rau
và hoa. Do vậy vào những tháng này, bà con nhà vườn thường phải tưới nước từ mờ sáng để tránh thiệt
hại.
Nhìn chung, khí hậu thành phố Đà Lạt tuy mang những đặc điểm chung nhất của khí hậu cận
nhiệt đới gió mùa, song lại có đặc điểm riêng của vùng cao ngun nên khá ơn hịa. Nói về mặt nhiệt
độ thì rõ ràng thấp hơn so với nhiều nơi trong cả nước. Với khí hậu này, cùng với nhiều yếu tố khác về
địa hình và mơi trường, chứng tỏ thành phố Đà Lạt đã có đủ điều kiện để xây dựng thành một thành
phố nghỉ dưỡng và sản xuất các loại rau hoa, cây đặc sản ôn đới mà khơng nơi nào ở Việt Nam có thể
sánh được.
2.2.1.3. Nguồn nước
Thành phố Đà Lạt có một nguồn nước khá dồi dào và phong phú là nhờ có nhiều dải núi rừng
rậm vây bọc, có nhiều hồ, suối lớn...
Ở phía Bắc thành phố Đà Lạt có khá nhiều con suối lớn đổ vào hồ Suối Vàng theo hướng Đông
Nam - Tây Bắc, cịn phía Đơng lại có khá nhiều con suối nhỏ đổ vào thượng nguồn sơng Đa Nhim.
Nhờ đó, mới có thể tạo nên hồ Đa Nhim và nhà máy thủy điện nổi tiếng Đa Nhim. ở phía Nam phần
lớn các con suối thường chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ về suối Đạ Tam như dòng Đatanla,
dòng Prenn góp phần tạo nên nhiều khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cho thành phố Cao nguyên này.



Chảy qua khu trung tâm thành phố Đà Lạt có suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đơng Bắc thành
phố, xuôi về hồ Đa Thiện đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly, chảy ngang qua huyện Lâm
Hà và nhập vào sơng Đạ Đờng; diện tích lưu vực xấp xỉ 50km2.
Thành phố Đà Lạt nổi tiếng là thành phố của hồ và thác, song phần lớn hồ ở đây lại là hồ nhân
tạo. Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Lạt có một số Hồ Lớn nhỏ như: Đa Thiện, Than Thở, Tuyền
Lâm, Xuân Hương, Suối Vàng, Đankia,…
Trước đây nguồn nước sinh hoạt của thành phố Đà Lạt chủ yếu lấy từ hồ Xuân Hương, hồ
Chiến Thắng, hồ Than Thở. Mấy năm nay, nước sinh hoạt cho cư dân thành phố Đà Lạt được đưa về từ
hồ Đankia. Từ trung tâm thành phố đi về hướng Bắc theo đường Lạc Dương, vượt qua những đoạn
đường đất đỏ gập ghềnh sỏi đá và núi đồi chập chùng dài chừng 12km, du khách sẽ đến được Đankia
và hồ Suối Vàng - nơi mà cách đây hơn 100 năm bác sĩ Yersin từng ngẩn ngơ trước vẻ tươi đẹp, thơ
mộng đến lạ kỳ của thiên nhiên, để rồi sau đó nẩy sinh ý định đề nghị với tồn quyền Doumer cho xây
dựng một thành phố nghỉ dưỡng tại khu vực này.
Đứng ở hồ Suối Vàng chúng ta có thể nhìn thấy thấp thống xa xa những rừng thơng xanh mơn
mởn, nổi rõ trên những quả đồi tròn trịa như chiếc bát úp, chạy tít tắp đến tận chân trời. Trên cao là hai
ngọn núi Lang Biang duyên dáng và xinh xắn như bộ ngực căng đầy nhựa sống của một thiếu nữ đang
khoe những đường cong tuyệt mỹ với đất trời. Phía dưới quanh năm nước chảy uốn lượn qua những
qủa đồi im ắng.
Hồ Suối Vàng bao gồm 2 hồ: Đankia ở trên và Ankroet ở dưới. Hồ Đankia có diện tích lưu vực
khoảng 141 km2. Hồ Suối Vàng có diện tích lưu vực 145 km2. Bên cạnh chúng là dịng thác trắng xố
đổ ồ ạt suốt ngày đêm. Thật ra, hồ Suối Vàng là hồ nhân tạo được hình thành bởi 2 con đập ngăn dịng
chảy của sơng Đạ Đờng phát xuất từ núi Lang Biang. Thác Ankroet được toàn quyền Decoux chọn làm
nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của thành phố Đà Lạt và cũng là của Việt Nam vào năm
1942.
Hiện nay, hồ Suối Vàng có sức chứa khoảng 21 triệu m3 nước. Ngồi việc cung cấp nước uống
cho nhân dân thành phố Đà Lạt, còn được dùng để chạy máy phát điện cho nhà máy thủy điện Ankroet
với công suất thiết kế 3.100kW/giờ. Bên cạnh đó, hồ Suối Vàng cịn là nơi có nhà máy nước Suối
Vàng khá hiện đại do Đan Mạch giúp thành phố Đà Lạt xây dựng. Qua kiểm nghiệm chất nước tại nhà
máy này, các cơ quan chức năng đều xác nhận nguồn nước ở đây đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết.

Riêng hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố có diện tích vào khoảng 0,4 km2. Chiều rộng
mặt hồ trung bình 200m và diện tích lưu vực là 21 km2. Hồ Than Thở nằm ở phía Bắc thành phố Đà
Lạt có diện tích mặt hồ khoảng 0,09 km2 và hồ Đa Thiện có diện tích 0,06 km2, hồ Chiến Thắng 0,065
km2. Phía Nam thành phố Đà Lạt cịn có hồ Tuyền Lâm với diện tích mặt hồ xấp xỉ 3,2 km2. Đây là


×