Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vấn đề độc quyền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.27 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
KINH TẾ VI MÔ

Chủ đề:

VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM

Cần Thơ, 5/2005


I-M ở đ ầu
Độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng đều gây
hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Độc quyền trong kinh doanh dẫn đến hình thành giá cả
độc quyền, giá cả lũng đoạn ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Ở hầu hết các nước
đều tồn tại các loại độc quyền tự nhiên, độc quyền nhà nước. Ở nước ta, với xuất phát điểm
thấp và một số đặc điểm nội tại của nền kinh tế- xã hội nên vẫn còn một số ngành và lĩnh
vực tồn tại độc quyền nhà nước. Tuy nhiên nhà nước cũng đang dần hồn thiện các cơ chế
pháp luật để kiểm sốt nhằm hạn chế hiện tượng cửa quyền, lũng đoạn, lạm dụng vị trí độc
quyền để tránh gây hậu quả xấu cho xã hội.
Mặc dù nhà nước ta thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế và khẳng định
quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật nhưng khi thực hiện, nhiều cơ
quan nhà nước đã khơng thực sự tn thủ quy định nầy. Tình trạng phân biệt đối xử giữa các
thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khu vực tư
nhân là phổ biến. Bên cạnh đó, do quyền lợi địa phương, cục bộ, một số cơ quan nhà nước
bằng mệnh lệnh hành chánh của mình gián tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, tạo lợi thế cho một hay một số doanh nghiệp vẫn đang diễn ra, đây là vấn đề
làm nẫy sinh độc quyền hiện nay tại nước ta.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về độc quyền ta sẽ tìm hiểu thực hư của vấn đề độc


quyền ở Việt Nam hiện nay như thế nào và liệu xem chúng ta có biện pháp tích cực nào sắp
tới hay khơng.

II-Cơ sở lý luận về độc quyền
Một thị trường được xem như là độc quyền khi chỉ có một nhà cung ứng trên thị
trường đó. Đường cung của nhà sản xuất cũng chính là ngành; đường cầu của thị trường
chính là đường cầu đối với nhà độc quyền. Vì đường cầu có xu hướng dốc xuống về phía
phải, nên để bán được nhiều hàng hố hơn nhà độc quyền phải giảm giá bán.
Khơng giống như trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn, mọi quyết định của nhà cung
ứng về mặt số lượng có ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường. Một ngành được xem là độc
quyền hồn tồn khi nó thoả mãn hai điều kiện sau:
a)Những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành.
b)Khơng có những sản phẩm thay thế tương tự.
1-Các nguyên nhân xuất hiện độc quyền: Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện độc
quyền ở một ngành nào đó là do các doanh nghiệp
khác không thể tồn tại hay không thể gia nhập vào
ngành đó. Do vậy, những hàng rào ngăn cản sự
gia nhập ngành là nguồn gốc của sự độc quyền.
Chúng ta có thể phân loại ra những loại rào cản
sau.
1.1.Chi phí sản xuất: Thơng thường độc quyền
xuất hiện trong những ngành có tính kinh tế nhờ quy mơ. Trong những ngành này đường chi
phí trung bình (AC) giảm dần khi sản lượng cao hơn (hình 1). Những doanh nghiệp có quy
mơ lớn thường là những doanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp hơn những doanh nghiệp


khác nhờ vào kinh nghiệm, tính kinh tế của quy mơ, v.v. Do đó, những doanh nghiệp lớn có
khả năng loại trừ những doanh nghiệp khác ra khỏi ngành bằng cách cắt giảm giá (mà vẫn
có thể thu được lợi nhuận), từ đó tạo ra thế độc quyền cho mình.
Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp

khác sẽ rất khó khăn, bởi vì những doanh nghiệp mới thường sản xuất ở mức sản lượng thấp
và như vậy phải chịu chi phí (trung bình) cao. Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà
độc quyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá. Sự độc quyền hình thành từ con đường
cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên.
1.2. Pháp lý : Nhiều nhà độc quyền được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý chứ không
phải từ nguyên nhân kinh tế như trên. Chúng ta có thể thấy pháp luật tạo ra sự độc quyền
dưới dạng hai hình thức sau:
1.2.1.Pháp luật bảo hộ bằng phát minh, sáng chế. Bằng phát minh, sáng chế được
pháp luật bảo vệ là một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng
chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở
thành nhà độc quyền.
1.2.2.Pháp luật bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Các ngành
cơng nghiệp cơng ích như điện, nước, thơng tin liên lạc, một số kênh phát thanh, truyền
hình, v.v. sẽ được bảo hộ hay độc quyền bởi nhà nước vì chúng có vai trị quan trọng đối với
an ninh quốc gia. Những ngành này thường là các ngành có chi phí sản xuất trung bình giảm
dần khi quy mơ tăng. Do vậy, chính phủ cho rằng chi phí trung bình sẽ càng thấp khi sản
lượng gia tăng và nó sẽ đạt mức thấp nhất chỉ khi tổ chức ngành này như là một nhà độc
quyền
1.3.Xu thế sáp nhập của các công ty lớn: Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế
sáp nhập của các công ty lớn. Xu thế này diễn ra do những nguyên nhân sau:
1.3.1. Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Việc sáp nhập của các công ty sẽ giúp
mở rộng thị trường cho từng công ty. Các công ty, sau khi sáp nhập, sẽ tận dụng được mạng
lưới phân phối có sẵn của mình và của cả những cơng ty trong liên minh để nâng cao thị
phần của mình và chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp thu tóm thị trường và hình thành vị thế độc quyền.
1.3.2. Giảm chi phí sản xuất - kinh doanh. Việc sáp nhập sẽ làm mở rộng thị trường
của các doanh nghiệp nên có thể làm tăng quy mô sản xuất cho từng doanh nghiệp. Điều
này có thể tạo ra tính kinh tế nhờ quy mơ của q trình sản xuất. Do vậy, sự sáp nhập có thể
giúp doanh nghiệp sử dụng tài nguyền về nhân lực, tiền của, v.v. có hiệu quả hơn.
1.4.Tình trạng kém phát triển của thị trường: Sự kém phát triển của thị trường sẽ

dẫn đến hàng hố khơng được lưu thơng một cách thơng suốt. Do hàng hố khơng lưu thông
tốt trên thị trường cho nên nhà cung ứng nào có điều kiện cung ứng hàng hố cho một thị
trường nào đó mà các nhà cung ứng khác khơng thể với tới thì sẽ trở thành độc quyền trên
thị trường đó. Đây là hình thức độc quyền có tính cục bộ và xảy ra ở quy mô nhỏ. Sự độc
quyền như vậy thường xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hay hải đảo,
v.v. .


2.Đường cầu và đường doanh thu biên: Là do người cung ứng duy nhất một hàng hố nào
đó, nhà độc quyền đối diện với đường cầu của thị
trường, và đường cầu thị trường có xu hướng dốc
xuống từ trái sang phải. Khác với một doanh
nghiệp cạnh tranh phải chấp nhận giá thị trường,
nhà độc quyền là người định giá. Nhà độc quyền có
thể chọn sản xuất tại bất kỳ một mức sản lượng nào
trên đường cầu thị trường nhưng phải đánh đổi
giữa sản lượng và giá bán sản phẩm. Nhà độc
quyền cung ứng càng nhiều thì giá cả sẽ càng giảm.
Ta có thể mơ tả sự đánh đổi giữa giá và sản lượng
của một doanh nghiệp độc quyền ở hình 2.
Để tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ chọn sản xuất mức sản lượng mà tại đó
. Sau đó, nhà độc quyền kiểm tra xem ở
mức sản lượng này giá cả (hay doanh thu bình
qn) có trang trải được các chi phí hay khơng.
Hình 4 biểu diễn ngun tắc tối đa hoá lợi nhuận
của nhà độc quyền.
Nhà độc quyền sẽ chọn mức sản lượng tối
ưu q1, tại đó đường MR cắt đường MC. Với đường
cầu D, nhà độc quyền sẽ định mức giá là P1, tương
ứng với điểm B, để bán hết sản lượng q1 được sản xuất ra.

3.Chỉ số Lerner:Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền là người
ấn định giá. Sau khi đã quyết định sản xuất q1, nhà độc quyền niêm yết giá P1 vì biết rằng
người tiêu dùng sẽ tiêu thụ đúng q1. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng trong khi doanh nghiệp
cạnh tranh định giá bằng với chi phí biên thì nhà độc quyền định giá cao hơn chi phí biên do
giá cả của nhà độc quyền lớn hơn doanh thu biên. Do vậy, để đo lường sức mạnh độc quyền
các nhà kinh tế xem xét mức độ chênh lệch giữa giá độc quyền và chi phí biên ở tại mức sản
lượng mà nhà độc quyền có lợi nhuận là tối đa. Cụ thể, sức mạnh độc quyền được biểu hiện
bằng chỉ số Lerner (tại điểm tương ứng với lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền) như sau:
.
trong đó: L là chỉ số Lerner. Chỉ số Lerner ln có giá trị nằm giữa 0 và 1. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, ở mức sản lượng tương ứng với lợi nhuận tối đa thì


nên

. Đối với nhà độc quyền, L ln dương

. Nếu L càng lớn, sức mạnh độc quyền càng lớn vì khi đó giá bán càng lớn hơn MC

4.Lợi nhuận độc quyền: Lợi nhuận độc quyền
có thể được xem như là phần trả cơng cho các nhân tố
hình thành nên sự độc quyền như: phát minh, sáng
chế, vị trí thuận lợi hay sự năng động của nhà độc
quyền. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp khác sẽ sẵn
sàng trả một số tiền để sang nhượng bản quyền các
phát minh, sáng chế, v.v. nhằm kiếm được lợi nhuận
tiềm năng của vị thế độc quyền. Một khi quyền độc
quyền được sang nhượng thấp hơn giá trị thị trường
thực tế, người được sang nhượng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, vị thế độc quyền không bảo



đảm cho doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận. Điều này còn phụ thuộc vào mối quan
hệ giữa chi phí trung bình và đường cầu đối với sản phẩm của nhà độc quyền. Hình 4 cho
thấy nhà độc quyền có thể thu được lợi nhuận độc quyền khi chọn mức sản lượng tối đa hoá
lợi nhuận. Tại mức sản lượng này, đường AC của nhà độc quyền nằm dưới đường cầu. Bây
giờ, chúng ta sẽ xem xét trường hợp nhà độc quyền không thể thu được lợi nhuận độc quyền
do đường AC nằm trên đường cầu (hình 5).
5.Khơng có đường cung trong độc quyền: Trong thị trường cạnh tranh hồn hảo,
đường cung của doanh nghiệp chính là đường chi phí
biên. Tổng hợp đường cung của từng doanh nghiệp ta
có đường cung của ngành. Trong độc quyền, cách xây
dựng đường cung như trên không thể thực hiện được.
Mức cung của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào đường
cầu và doanh thu biên. Với một đường cầu cố định,
"đường cung" độc quyền chỉ là một điểm, điểm kết hợp
giữa giá và sản lượng tại đó MR = MC (điểm B trong
các hình 4 và 5). Nếu đường cầu dịch chuyển, đường
MR sẽ dịch chuyển theo và một mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận mới sẽ được chọn. Tuy
nhiên, nối các điểm cân bằng này lại để hình thành một "đường cung" sẽ khơng có ý nghĩa.
Hình dạng đường này sẽ rất kỳ lạ, phụ thuộc vào độ co giãn của đường cầu thị trường khi nó
dịch chuyển. Như vậy, doanh nghiệp độc quyền khơng có một "đường cung" xác định (hình
6).
5. Độc quyền và vấn đề phân bổ nguồn tài nguyên xã hội Sự xuất hiện của độc
quyền có thể làm giảm đi tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn tài ngun xã hội bởi vì nhà
độc quyền có thể giảm sản lượng để có giá cao hơn. Việc
giảm sản lượng có thể làm cho doanh nghiệp có lợi hơn
nhưng người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại. Bây giờ, chúng ta hãy
so sánh giá cả và sản lượng của doanh nghiệp độc quyền và
ngành cạnh tranh để từ đó xác định c"hi phí xã hội của độc
quyền".

Để có thể so sánh, chúng ta giả định rằng một thị
trường độc quyền có thể vận hành như một ngành cạnh
tranh. Giả sử thị trường cạnh tranh và nhà độc quyền có
cùng một đường chi phí biên (MC). Trong thị trong cạnh
tranh, giá bằng với chi phí biên, tương ứng với giá cạnh tranh PC và sản lượng QC, tại đó
đường MC cắt đường cầu (P = MC) (hình 7). Khi xuất hiện độc quyền, nhà độc quyền chọn
mức sản lượng qM mà tại đó MR = MC, nên giá độc quyền PM sẽ cao hơn chi phí biên hay
giá cạnh tranh. Sức mạnh độc quyền dẫn đến giá cao hơn và sản lượng bị giảm còn QM. Do
giá cao hơn nên người tiêu dùng giảm lượng mua từ QC xuống còn QM và như vậy, thặng
dư tiêu dùng bị mất đi một khoảng tương đương với diện tích (A+B) trên hình 7.
Ngồi ra, xã hội cịn có thể phải chịu chi phí khác ngồi phần thiệt hại xã hội B và C.
Đó là, doanh nghiệp cịn có thể phải chi thêm một khoản chi phí lớn khơng hiệu quả về mặt
xã hội để dành duy trì hoặc để thể hiện sức mạnh độc quyền của mình. Chi phí này có thể
bao gồm chi phí quảng cáo, vận động hành lang và những tranh thủ pháp lý để tránh sự điều
tiết của chính phủ hay chống "Luật chống độc quyền". Nhà độc quyền cũng có thể lắp đặt
thêm những nhà máy thừa cơng suất để tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô, v.v.


6.Độc quyền và vấn đề phân biệt giá cả:Khác với thị trường cạnh tranh, một nhà
độc quyền có khả năng ấn định các mức giá khác nhau đối với nhiều người tiêu dùng khác
nhau. Ta gọi trường hợp này là phân biệt giá. Sự phân biệt giá có thể làm tăng lợi nhuận của
nhà độc quyền so với việc định một mức giá duy nhất cho tất cả sản phẩm của mình.
6.1.Chính sách phân biệt giá hồn tồn: là chính sách mà trong đó nhà độc quyền ấn
định cho mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà người đó có thể trả . Mức giá đó
gọi là giá sẵn sàng trả hay giá đặt trước của người tiêu dùng.
Nếu nhà độc quyền có thể xác định rõ nhu cầu của từng khách hàng hay từng nhóm
khách hàng của mình, họ có thể định giá cao nhất mà (nhóm) khách hàng của mình có thể
trả. Với cách định giá này, nhà độc quyền sẽ “bòn rút” hết thặng dư tiêu dùng của người tiêu
dùng bởi vì nhà độc quyền định cho mỗi khách hàng mức giá tối đa mà họ có thể trả.
+ Bán Q1 sản phẩm với giá P1, (Q2 – Q1)

với giá P2, ...

sản phẩm

+ MR = P nhưng không phải giảm giá cho các đơn vị
sản phẩm trước đó.
+ Đường MR cũng chính là đường cầu.
+ Q4: sản lượng tương ứng với LNmax.
+ Lợi nhuận tăng lên so với trường hợp khơng phân
biệt giá.
6.2.Chính sách phân biệt giá đối với hai thị
trường riêng biệt
Nhà độc quyền sẽ định giá cao hơn ở các thị
trường có hệ số co giãn thấp hơn (thị
trường 1).

7.Chính sách hạn chế độc quyền :là việc làm cần thiết vì độc quyền gây ra thiệt hại
đối với nền kinh tế. Hạn chế độc quyền là một trong những vấn đề quan trọng trong kinh tế
học ứng dụng. Các ngành công nghiệp phục vụ tiện ích như điện lực, viễn thơng, v.v.
thường bị khống chế bằng luật pháp để nhằm buộc các ngành này hoạt động trong phương
thức có lợi nhất về phương diện xã hội để hạn chế phần thiệt hại do độc quyền. Ta có một số
cách để hạn chế độc quyền như sau:
8.Điều tiết giá: Do xã hội bị tổn thất, các quốc gia phải sử dụng một phương cách để
hạn chế sức mạnh độc quyền, trong đó có phương thức điều tiết giá. Chính phủ ấn định một
mức giá trần nào đó thấp hơn mức giá độc quyền. Chính sách này có thể làm giảm được tổn
thất do sức mạnh độc quyền.
9.Điều tiết trong thực tế:Những quy định về độc quyền thường dựa trên tỷ lệ lãi thu
được từ vốn. Cơ quan điều tiết cho phép nhà độc quyền định một mức giá nhất định để đạt
được một mức lãi sao cho mức lãi này, theo nghĩa nào đó, là “cạnh tranh” hay “công bằng”.



Phương pháp này gọi là điều tiết theo lợi tức. Mức giá cao nhất được phép dựa trên mức lãi
đầu tư kỳ vọng mà doanh nghiệp sẽ thu được. Chẳng hạn, chính phủ cho phép nhà độc
quyền định giá sản phẩm của mình để đạt một mức lợi nhuận bằng 10% số vốn đầu tư của
doanh nghiệp vì chính phủ cho đó là mức lãi trung bình của các ngành trong nền kinh tế.
10.Luật chống độc quyền:Một biện pháp đơn giản và hữu hiệu để chống độc quyền
là ban hành các quy định, luật lệ nhằm ngăn cản ngay từ đầu các doanh nghiệp trong việc
giành được sức mạnh thị trường quá mức. Một số nước trên thế giới có nền kinh tế thị
trường phát triển đã ban hành “Luật chống độc quyền” như Mỹ, các nước EU, v.v. một cách
hoàn chỉnh.

III-Thực tiễn ở Việt Nam
Vấn đề là độc quyền hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là độc quyền nhà nước, các cơng
ty tư nhân chưa có khả năng và tiềm lực kinh tế để chiếm vị trí thống lĩnh hay độc quyền
trong các ngành kinh tế chính. Bên cạnh đó, cùng với q trình mở cửa thị trường thông qua
việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất
hiện các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam. Những công ty nầy, với sức mạnh
kinh tế của mình, có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền và trong bối cảnh đó, các
doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang bị loại dần khỏi đời sống kinh tế.
Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường thiết lập vị thế độc quyền như có những
cơng ty đem hàng trăm tấn sản phẩm để biếu hoặc bán phá giá làm cho khơng một doanh
nghiệp trong nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động sản xuất bình thường.
Thực trạng vấn đề độc quyền ở Việt nam hiện đang nỗi lên vấn đề lạm dụng độc
quyền để trục lợi, biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp; hành xử "độc
quyền", mang tính ban phát; độc quyền điện, nước, xăng dầu, viễn thông, hàng không… tự
quy định giá cả bắt buộc các doanh nghiệp phải đẩy chi phí kinh doanh lên cao, hậu quả
duy trì ưu đãi các dự án khơng có hiệu quả kinh tế đã dẫn tới hậu quả tỉ lệ tăng trưởng kinh
tế tính trên vốn đầu tư của VN suy giảm khoảng 25% trong các năm gần đây. Chúng ta có
thể tham khảo qua các bài báo để hiểu rõ hơn:
“Dự luật cạnh tranh đang được Quốc hội thảo luận. Dự luật này cũng được các

doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế chú ý. Ý kiến dưới đây bàn thêm về hiệu quả quản lý
hoạt động cạnh tranh với những tập đoàn, tổng công ty nhà nước độc quyền.
Theo các Quyết định 90 và 91-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương thành
lập các tập đồn kinh doanh, Chính phủ đã cho thành lập một loạt các tổng cơng ty và tập
đồn kinh doanh nhà nước: Tổng cơng ty Bưu chính viễn thơng, Dầu khí, Dệt may, Hố
chất, Điện lực, Than, Thép, Ximăng..
.
Nhiều tổng công ty trong số này là các doanh nghiệp (DN) độc quyền hoặc được ưu
đãi đặc biệt của Chính phủ. Như vậy, về cơ bản hiện trạng độc quyền ở VN chủ yếu là độc
quyền nhà nước. Các cơng ty tư nhân chưa có khả năng và tiềm lực kinh tế để chiếm vị trí
thống lĩnh hay độc quyền trong các ngành kinh tế chính
.
Thật ra vấn đề khơng có gì khó hiểu - độ lớn, tầm ảnh hưởng và vị trí của các DN
độc quyền nhà nước được xây dựng trên chủ trương của Chính phủ và phí độc quyền do
người tiêu dùng - khơng có lựa chọn nào khác - trả chứ không phải trên hiệu quả quản lý
và khả năng cạnh tranh của các DN độc quyền nhà nước
.


Khi ra thị trường quốc tế, các biện pháp bảo hộ kiểu “chăn êm nệm ấm” như vậy
không thể áp dụng được nữa. Muốn tồn tại, các DN phải có khả năng cạnh tranh thật sự
thể hiện qua khả năng quản lý và tổ chức kinh doanh, khả năng giảm giá thành, tăng năng
suất, giao hàng đúng hẹn, đảm bảo chất lượng và nhanh nhạy linh hoạt đáp ứng yêu cầu
thị trường
.
Tình trạng duy trì ưu đãi cho các DN nhà nước và tài trợ cho các tập đoàn kinh
doanh quốc doanh đầu tư vào các dự án khơng có hiệu quả kinh tế đã dẫn tới hậu quả là
trong khi tỉ lệ tăng trưởng GDP của VN ở mức 7,4% thì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế tính trên
vốn đầu tư của VN (chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư) suy giảm khoảng 1/4 hay 25% trong
các năm gần đây. Theo UNDP, trong vài năm tới nếu tiếp tục tập trung vốn đầu tư cho các

DN nhà nước các ngành độc quyền thì VN khơng thể có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ
công cộng cho thành phố và nông thôn
.
Cách xây dựng các tổng công ty - tập đồn kinh doanh khơng có gì là mới và có thể
thấy ở nhiều nơi mà điển hình ở châu Á có thể thấy tại Singapore và Hàn Quốc. Tuy nhiên
tính hiệu quả và mức độ thành cơng trong cạnh tranh của các cơng ty này thì mỗi nơi mỗi
khác tuỳ thuộc phương pháp quản lý của chính phủ các quốc gia
.
Kinh nghiệm thực tế ở VN cũng như các quốc gia khác cho thấy các công ty độc
quyền sẽ không bao giờ tự nguyện từ bỏ các đặc quyền, đặc lợi của mình trừ khi chúng bị
luật pháp kiểm soát chặt chẽ và người tiêu dùng giám sát
.
Dự luật cạnh tranh qui định hoạt động của các công ty độc quyền nhà nước sẽ chịu
sự quản lý về giá cả, khối lượng và chất lượng của Nhà nước; tuy nhiên về mặt hiệu quả
kinh tế, đây chưa hẳn là biện pháp tối ưu do để quản lý được hết các hoạt động độc quyền
nhà nước cần một cơ quan quản lý cạnh tranh cực lớn, hệ thống pháp luật hết sức phức tạp
và thường xuyên có những lĩnh vực cơ quan quản lý không thể quán xuyến hết nổi.
VN chưa ở mức độ phát triển này, song việc tính tốn hiệu quả của việc quản lý nhà
nước vào hoạt động cạnh tranh cần được duy trì ở mức hạn chế, tránh tình trạng để cơ
quan quản lý cạnh tranh trở nên quá tải do can thiệp quá sâu vào thị trường, hay quay trở
lại phương pháp quản lý bao cấp với các hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường. ( Phùng
Tuấn, Báo Tuổi trẻ,2-11-2004 )

“Đã và đang xuất hiện tình trạng lạm dụng độc quyền Nhà nước để biến thành độc quyền
doanh nghiệp, một số quan chức và chuyên gia tham gia quá trình thực hiện đổi mới, sắp
xếp lại doanh nghiệp nhà nước và xây dựng mơi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng,
vừa cảnh báo.
Theo đánh giá của ông Phạm Viết Muôn, thành viên Ban chỉ đạo đổi mới và phát
triển DNNN, Nhà nước chủ trương giữ độc quyền trong sản xuất kinh doanh một số ngành,
lĩnh vực như: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia,

mạng trục thông tin trong nước và quốc tế, in bạc và chứng chỉ có giá trị, thuốc lá điếu...
thơng qua các doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước. Thế nhưng trên thực tế, độc quyền
Nhà nước đã và đang biến thành độc quyền của các doanh nghiệp này.
Ơng Mn dẫn chứng, Nhà nước độc quyền trong kinh doanh thuốc lá điếu thông qua
việc thành lập các DNNN thuộc các địa phương như TP HCM, Khánh Hồ, Đồng Nai, Hải
Phịng, Đà Nẵng. Trong khi đó, hiện đang có xu hướng sáp nhập các doanh nghiệp thuốc lá


ở địa phương vào Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra, sẽ
dẫn tới độc quyền doanh nghiệp.
Các chuyên gia còn cho rằng, việc các Tổng công ty vẫn nắm giữ một thị phần áp đảo
và chưa có sự cạnh tranh của các đối thủ ở thành phần kinh tế khác cũng đang tạo "đất
sống" cho độc quyền doanh nghiệp. Cụ thể, thị phần trong nước của Tổng công ty (TCT)
Than hiện nay là 97%, của TCT Điện là 93%, của TCT Thép là 60%, của TCT Xi măng là
59%, TCT Giấy là 50%... Trong khi đó, ở một số thị trường lớn, nếu một doanh nghiệp có
thị phần 35% đã bị xem xét; có thị phần trên 50% sẽ bị coi là đã thống lĩnh thị trường và
hành vi của doanh nghiệp này sẽ được kiểm soát nhằm hạn chế việc cạnh tranh khơng bình
đẳng.
Trong tương lai các TCT nêu trên sẽ tạo thế độc quyền thông qua thị phần lớn mặc
dù các TCT này không hoạt động trong lĩnh vực mà Nhà nước giữ thế độc quyền.
Từ thực tế này, việc tạo cơ chế để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham
gia cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc các TCT khơng chỉ góp phần thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế mà còn tác động nâng cao khả năng cạnh tranh của các TCT. Cịn theo
ơng Mn, đối với các sản phẩm không thuộc độc quyền Nhà nước, mà cả nước chỉ có một
số ít doanh nghiệp sản xuất, cần kiểm soát độc quyền doanh nghiệp bằng cách cho phép
nhập khẩu từ nước ngồi.
Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, không nhập khẩu hoặc đánh thuế nhập khẩu
cao đối với những mặt hàng trong nước cũng đang tạo điều kiện cho độc quyền doanh
nghiệp tồn tại và gây thiệt thòi cho người tiêu dùng nội địa.” ( Đầu tư 15-6-2004)
“ Dư luận trước và sau Tết Nguyên đán đã ồn ả lên chuyện các ngành điện, viễn

thơng, nước sinh hoạt đã có lối hành xử theo kiểu độc quyền khi phải đối mặt với những
sai lầm do chính họ gây ra. Nào là ngành điện tự ý áp đặt cách tính giá điện mới phi lý,
thiếu cơng bằng, chỉ có lợi cho mình mà khơng nghĩ đến quyền lợi của người mua; nào là
hai mạng điện thoại di động lớn nhất nước cậy thế "chủ đạo", phớt lờ những lời kêu ca của
khách hàng về chất lượng dịch vụ, khi bị báo chí lên án thì lại đổ lỗi cho ông... "khách
quan"; nào là ngành nước lại rục rịch tăng giá, trong khi bán cả nước bẩn cho người dân..
.
Vì sao lại có thái độ coi thường các "thượng đế" giữa thời buổi kinh tế thị trường
"thuận mua vừa bán" như vậy? Câu trả lời thật giản đơn và có lẽ ai cũng biết: Chỉ vì 3
ngành này cịn độc quyền hồn tồn, hoặc nắm giữ thị phần q lớn nên cậy quyền ép dân.
Thì đó, các ngành điện, nước tuy đã rục rịch bàn đến chuyện sẽ cổ phần hoá hoặc sẽ cho
tự do kinh doanh một số khâu (nhất là khâu kinh doanh) để tạo thế cạnh tranh. Nhưng "ý
định tốt" này xem ra triển khai quá chậm và kết cục là ở thời điểm này họ vẫn chưa chịu
chia sẻ "miếng bánh" cho ai, nên vẫn một mình một chợ, tự tung, tự tác. Bởi vậy, mới có
chuyện khi mất điện, mất nước hay nước bẩn thì các ngành khơng hề có ý bồi thường,
nhưng nếu dân chậm nộp tiền điện, nước vài ngày là họ sẵn sàng cắt! Riêng mạng điện
thoại di động thì với tiềm lực của người chỉ đi tiên phong, lại được nhiều ưu ái của Nhà
nước, nên dù gần đây có xuất hiện thêm 2 - 3 đối thủ, nhưng với thị phần chỉ vài ba phần
trăm thì sân chơi thực sự vẫn thuộc về kẻ mạnh. Cũng bởi thế, khi nghẽn mạch, mất sóng,
họ vẫn lớn tiếng: Đây là chuyện thường ngày ở... mạng!
.
Buồn là chuyện cửa quyền sinh ra từ độc quyền trên đây không chỉ xảy ra với 3


ngành trên. Người dân đi máy bay, tàu hoả vẫn bị trễ giờ và chất lượng đôi khi không tốt
vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt kể cả khi nhà bay, nhà tàu không một lời xin lỗi!
Dĩ nhiên là Nhà nước chia sẻ với một số lĩnh vực nhạy cảm nên những năm qua ít
nhiều vẫn có những động thái ưu ái, bảo hộ. Song, quan điểm bảo hộ này là rất rõ ràng:
Bảo hộ có điều kiện, có thời hạn và có lựa chọn. Một lộ trình xố bỏ bảo hộ đã được vạch
ra, nhưng rất tiếc một số ngành quen thói ỷ lại, khơng muốn rời bầu sữa bao cấp nên vẫn

mang nặng căn bệnh cửa quyền. Hơn nữa, Luật Cạnh tranh vừa được Quốc hội ban hành,
cũng đã thể hiện rất rõ quan điểm: Chống lợi dụng độc quyền nhà nước để biến thành độc
quyền doanh nghiệp. Bởi vậy, rất mong 3 ngành trên hãy thấu hiểu quan điểm bảo hộ của
Nhà nước, cũng như thấm nhuần tinh thần của Luật Cạnh tranh, để có những hành xử tiến
dần với cơ chế thị trường. Đừng lợi dụng sự ưu ái của Nhà nước để duy trì kiểu hành xử
"độc quyền", mang tính ban phát. (Theo Lao Động -Ngày 22/2/2005)
“Các cơ quan độc quyền như điện, nước, xăng dầu… tự quy định giá cả bắt buộc
các doanh nghiệp phải đẩy chi phí kinh doanh lên cao, làm mất đi sức cạnh tranh. Đây là ý
kiến của các doanh nghiệp TP HCM với Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam
(VCCI) để chuẩn bị ý kiến trình Thủ tướng chính phủ sáng nay.
Ơng Hồng Văn Minh, Tổng Giám đốc Tổng cơng ty thương mại Sài Gịn, cho rằng
những mặt hàng chủ lực như điện, xăng dầu... nhà nước lại thả nổi giá. Hiện nay, giá các
loại mặt hàng này đang cao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy có chính sách bù giá
nhưng khơng biết bao giờ doanh nghiệp mới nhận được. Ông đề nghị VCCI nên có kiến
nghị để các sở ngành tham mưu cho chính phủ có chính sách đặc biệt nhằm giảm giá những
mặt hàng trên.
Theo ơng Nguyễn Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam, vấn đề độc
quyền là một cản trở cho các doanh nghiệp, vì vậy các chính sách nhà nước cần phải cởi
mở, thơng thống hơn, nhất là đối với đơn vị ngoài quốc doanh.
Bên cạnh độc quyền, các vấn đề về cổ phần hố, chính sách thuế, nhà đất cũng được
các doanh nghiệp đề cập tới. Ông Đồng Văn Khiêm, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty
Phong Lan, cho biết, hiện nay chính phủ cứ hối thúc các doanh nghiệp cổ phần hoá nhưng
sau khi cổ phần hố thì bỏ mặc. Khi đó, việc đi vay vốn, thủ tục xin thuê đất… đều tự nhiên
khó khăn lên, làm cho các doanh nghiệp "hoảng sợ" không dám cổ phần hố. Ơng đề nghị
phải có chính sách cổ phần hố rõ ràng, phải có một hội nghị để các lãnh đạo nghe ý kiến
doanh nghiệp tạo ra chính sách thích hợp sau cổ phần hố.
Ơng Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, hứa sẽ ghi nhận mọi ý kiến của các doanh nghiệp
để làm báo cáo trình lên Thủ tướng. Ông cũng đề nghị các doanh nghiệp nên phản ánh
thường xuyên hơn các vấn đề lên các bộ, ngành.(Theo Tuổi Trẻ Thứ năm, 6/5/2004 )


IV-Kết luận và phương hướng cải tiến
Mặc dù không chuyên nghiên cứu về vấn đề độc quyền, nhưng qua tìm hiểu cơ bản về
độc quyền và bằng cảm nhận thực tế về vấn đề độc quyền ở Việt Nam thông qua các hoạt
động đời sống kinh tế-xã hội đang diễn ra hằng ngày cùng với tham khảo các bài báo viết


vấn đề độc quyền ở Việt Nam; ta nhận thấy một thực tế là do nhà nước bảo hộ những ngành
có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia: điện, vận tải, viễn thông, xăng dầu,hàng không và thực
tế hiện nay ở nước ta chưa có một doanh nghiệp nào giành được thế độc quyền bằng tự do
cạnh tranh mà tất cả đều nhờ vào những quyết định mang tính hành chính và do đó chỉ là
độc quyền nhà nước.
Trong nền kinh tế kế hoạch hố tập trung trước đây khơng diễn ra cạnh tranh, nhưng
trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay thì cạnh tranh lại là yếu tố quan
trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới
chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đã xuất hiện
cạnh tranh, trong đó khơng loại trừ việc cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu
cực đến nền kinh tế. Do q trình hội nhập, tự do hố thương mại cho nên hiện nay đã xuất
hiện các công ty tham gia vào các lĩnh vực độc quyền nhà nước như các hãng hàng không
quốc tế mà gần đây nhất là các hãng hàng không giá rẽ của Singapore và Thuỵ Điển, các
công ty viễn thông trong nước và quốc tế cũng đua nhau cạnh tranh....như vậy liệu chúng ta
có cịn giữ được mãi thế độc quyền mang tính ban phát hay không!
.
Để cải thiện vấn đề độc quyền hiện nay ở Việt Nam, theo quan điểm cá nhân tơi thì
trước hết nhà nước phải thể hiện một bước đột phá từ tầm nhìn vĩ mơ, như :
-Tạo cơ hội bình đẳng, khơng phân biệt đối xử, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh
trong khuôn khổ pháp luật;
-Nhà nước bảo vệ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh, khuyến khích cạnh
tranh lành mạnh;
-Ngăn chặn hành vi phi cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Thuận theo qui luật muốn phát phát triển thì phải đổi mới, chúng ta tin tưởng những
khuất tắt trong vấn đề độc quyền hiện nay ở Việt Nam sẽ được cải thiện, và vấn đề cần phải
cải thiện trước mắt là:
- Nên kiểm soát chặt chẽ việc định giá đối với một số sản phẩm dịch vụ hiện nay
còn độc quyền như điện, vận tải, viễn thông, hàng không, để giá giảm xuống ngang mức
trung bình cùng loại của các nước khu vực.
-Để tăng tính cạnh tranh, hạn chế và từng bước xoá bỏ độc quyền kinh doanh: nên
tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực điện,
vận tải, viễn thông, hàng khơng và nên tiến hành kiểm tốn định kỳ đối với doanh nghiệp
nhà nước còn độc quyền .
-Giảm dần những đơn vị hoạt động khơng hiệu quả, khơng có khả năng phát triển
nhất làdoanh nghiệp nhà nước, mà trước nay được bao cấp dưới nhiều hình thức như
khoanh, xố nợ, cho vay ưu đãi... thì nên thực hiện bán, khốn, cho thuê, giải thể, phá sản.
Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI,
kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
7 năm 2005. Khi đang trình bày vấn đề nầy thì vẫn cịn trên 02 tháng nữa Luật cạnh tranh
mới có hiệu lực thi hành, ngay lúc nầy chúng ta chưa đủ căn cứ để phán đoán là Luật nầy


có đủ sức tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hay khơng, thơi thì chúng ta hãy
chờ thời gian trả lời.

Tài liệu tham khảo:
1-Ts Lê Khương Ninh, 9/200, Kinh tế học vi mô
2-Ts Lê Bảo Lâm, NXB Thống kê ,10/99, Kinh tế vi mô
3-Công báo, số 1/01/2005, Luật Cạnh tranh
4-Báo Tuổi Trẻ, báo Đầu Tư, báo Lao Động
5-Wesite: www.mpi.gov.vn, www.vinaseek.com, www.cvp.gov.vn,




×