Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

RÀO cản kĩ THUẬT của HOA kì đối với mặt HÀNG THỦY sản XUẤT KHẨU của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.53 KB, 64 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Hoa Kì là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong đó
thủy sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Trong
thời gian qua sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam có
sự đóng góp khơng nhỏ của thị trường Hoa Kì vì đây là nhóm hàng chiếm tỉ trọng
lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kì.
Tuy nhiên, những mặt hàng thủy sản có lợi thế của Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kì cũng chính là những mặt hàng mà nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới, đặc biệt là các nước trong Asean, Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để
xuất khẩu sang thị trường Hoa Kì. Đồng thời đây cũng là một trong những thị
trường có chính sách quản lí hàng hóa nhập khẩu phức tạp nhất. Mặt hàng thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp phải nhiều rào cản khi thâm nhập thị trường Hoa
Kì do chưa đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như các tiêu
chuẩn kĩ thuật khắt khe khác của Hoa Kì.
Trước bối cảnh hiện nay thì cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt và đặc
biệt những yêu cầu khắt khe về hàng rào kĩ thuật thương mại đối với hàng thủy sản
nhập khẩu vào Hoa Kì. Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường này
trong thời gian qua tuy có nhiều thành tựu nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu
kém trong cạnh tranh, chưa đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu của thị trường
Hoa Kì, chưa phát huy hết những lợi thế và khả năng của đất nước để duy trì và mở
rộng thị phần trên thị trường Hoa Kì. Mặt khác, Hoa Kì được coi như là thịtrường
truyền thống và luôn chiếm thị phần lớn nhất trong việc nhập khẩu thủy sản của
Việt Nam. Do đó việc duy trì chỗ đứng trên thị trường Hoa Kì là một yêu cầu mang
tính cấp thiết đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Vì vậy em cho rằng việc nghiên
cứu đề tài “Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của
Việt Nam.” là hết sức cần thiết.
Bài viết là sự kế tiếp các công trình nghiên cứu trước đây trong việc phân
tích thực trạng hang thuỷ sản Việt Nam, các hàng rào kĩ thuật của Hoa Kì áp dụng
đối với mặt hàng thuỷ sản nói chung và thuỷ sản Việt Nam nói riêng trong những
năm gần đây, thêm vào đó bài viết đi vào phân tích những rào cản kĩ thuật mà Việt


Nam chưa vượt qua để đưa ra những giải pháp thiết thực chủ yếu từ phía nhà nước

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kì một cách
thuận lợi trong thời kì hậu khủng hoảng.
2. Đối tượng nghiên cứu;
Là các rào cản kĩ thuật thương mại Mỹ đối với mặt hàng thủy sản nhập
khẩu từ Việt Nam và tác động của nó đến việc xuât khẩu thủy sản của Việt Nam
sang Hoa Kì
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích là nghiên cứu và phân tích tác động của rào cản kĩ thuật thương
mại Hoa Kì đối với hàng thủy sản của Việt Nam và đề xuất các giải pháp vượt rào
cản kĩ thuật thương mại Hoa Kì nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủy sản của Việt
Nam sang Hoa Kì.
Để thực hiện mục tiêu này, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng quan về rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với hàng thủy sản nhập
khẩu
- Phân tích, đánh giá tác động của các rào cản kĩ thuật thương mại Hoa Kì
đối với xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp vượt rào cản kĩ thuật thương mại Hoa Kì để đẩy
mạnh xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng từ 2001 đến nay và giải pháp cho
tới năm 2015
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của rào cản kĩ thuật thương
mại Hoa Kì đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kì để từ đó

đứng trên giác độ cơ quan quản lí nhà nước đề xuất các giải pháp nhằm vượt qua
các rào cản kĩ thuật thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kì.

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


5. Phương pháp nghiên cứu:
-Thực hiện nghiên cứu tài liệu trên cơ sở các nguồn tài liệu là sách, báo,
websites.
- Phuơng pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp.
6. Kết cấu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, chuyên đề
có 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Viện nghiên cứu thương mại
Chương 2: Thực trạng rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với hàng thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp vượt qua các rào cản kĩ thuật của Hoa
Kì đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU
THƯƠNG MẠI VÀ KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN KĨ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KÌ

1.1. Q trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu Thương mại
- Tên doanh nghiệp: Viện Nghiên cứu Thương mại
- Tên tiếng Anh: Vietnam institute for trade (VIT)
- Địa chỉ: 17 Yết Kiêu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Điện thoại: (04) 38 262 721
- Fax: (04) 38 248 279
- Email: ệt Nam
- Hình thức pháp lý: Đơn vị sự nghiệp hành chính
- Tên giao dịch trong hoạt động của Viện là tên tiếng việt: Viện Nghiên cứu
Thương mại.
- Ngành nghề kinh doanh chính của Viện: Nghiên cứu khoa học về kinh tế thương mại.
Viện Nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học
quốc gia được thành lập theo Quyết định số 721/TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 8/11/1995 trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế kỹ thuật Thương mại và Viện Kinh
tế Đối ngoại mà tiền thân là:
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp (1983 - 1992)
- Viện Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế vật tư (1983 - 1992)
- Viện Kinh tế Đối ngoại (1982 - 1995)
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (1992 - 1995)
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại
1.2.1. Chức năng
Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu những vấn đề
khoa học về kinh tế - thương mại như: nghiên cứu các chiến lược và quy hoạch phát
triển thương mại; nghiên cứu các cơ chế, chính sách phát triển thương mại; nghiên
cứu thị trường trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thị trường
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B



hàng hoá và dịch vụ thế giới cũng như Việt Nam; nghiên cứu các vấn đề về thương
mại liên quan đến môi trường, hội nhập kinh tế của Việt Nam; tổ chức đào tạo trên
đại học, đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ và cung cấp các dịch
vụ tư vấn, thông tin thương mại, thông tin thị trường…
1.2.2. Nhiệm vụ
Là một đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, nằm trong hệ thống các viện
nghiên cứu khoa học quốc gia nên Viện Nghiên cứu Thương mại có những nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển thương mại và thị trường;
- Nghiên cứu đổi mới và hồn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương
mại;
- Nghiên cứu kinh tế và thương mại thế giới, các tổ chức kinh tế và thương
mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của Việt Nam;
- Nghiên cứu và dự báo về thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ trong
nước và quốc tế;
- Nghiên cứu vềhội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
- Nghiên cứu những vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường của
Việt Nam;
- Tổ chức đào tạo trên đại học chuyên ngành kinh tế thương mại;
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chun
mơn, cơng nghệ thơng tin và ngoại ngữ cho cán bộ thương mại;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp và
cá nhân cả trong và ngoài nước về những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Viện;
- Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi thông tin khoa học thương mại
với các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoài
nước...
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện Nghiên cứu Thương mại
Các mơ hình tổ chức phổ biến hiện nay là mơ hình trực tuyến chức năng và
trực tuyến tham mưu. Đối với Viện nghiên cứu Thương mại, mơ hình tổ chức quản

lý cũng mơ hình trực tuyến chức năng và trực tuyến tham mưu.

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện
Viện trưởng

Các phó viện trưởng

Ban nghiên cứu
chiến lược phát
triển thương mại

Phịng quản lý
khoa học và đào
tạo

Ban nghiên cứu
chính sách và cơ
chế quản lý

Phịng hợp tác
quốc tế

Ban nghiên
cứu thị trường


Phịng thơng
tin tư liệu

Phân viện nghiên
cứu TM tại
TPHCM

Ban nghiên cứu
thương mại mơi
trường

Phịng nghiên cứu
phát triển dự án

Trung tâm tư vấn
và đào tạo kinh tế
thương mại

Văn phịng

Phịng tài
chính kế tốn

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương mại)
Người Lãnh đạo đứng đầu Viện là Viện trưởng. Viện trưởng là người đứng
đầu cơ quan, có thẩm quyền cao nhất, có quyền quyết định và bổ nhiệm các Trưởng,
Phó các Phịng, Ban. Có nhiệm vụ tổ chức triển khai toàn bộ hoạt động của Viện, là
người chịu trách nhiệm về hoạt động cua Viện với cơ quan quản lý cấp trên.
Các Phó Viện trưởng, có nhiệm vụ tham mưu, quản lý giúp Viện trưởng
trong phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ mình phụ trách.

Tiếp đến là các Phịng, Ban chun mơn và nghiệp vụ. Mỗi một Phịng,
Ban có chức năng và nhiệm vụ riêng, thực hiện các công việc của cấp trên giao
xuống.
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


1.3.1. Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại
A. Chức năng, nhiệm vụ của Ban
- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược
và qui hoạch phát triển thương mại;
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển thương mại các
vùng lãnh thổ, địa phương và quốc gia theo đề tài, dự án khoa học do Bộ hoặc các
cơ quan yêu cầu.
B. Cơ cấu tổ chức của Ban
Cơ cấu tổ chức của Ban gồm 1 trưởng ban, các phó trưởng ban, các nhóm
nghiên cứu. Hiện nay, Ban có 11 cán bộ khoa học, trong đó có 2 Tiến sĩ, 7 cử nhân
và 2 kỹ sư, tổ chức hoạt động nghiên cứu theo ban nhóm:
- Thương mại và phát triển;
- Phát triển thị trường và thương mại quốc tế;
- Phát triển thị trường và thương mại trong nước.
1.3.2. Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại
A. Chức năng
Nghiên cứu về chính sách và cơ chế quản lý thương mại, tiến trình đổi mới
và hồn thiện chính sách, cơ chế quản lý thương mại để thực hiện nhiệm vụ do Bộ
Thương mại và Viện giao.
B. Nhiệm vụ
Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại có các nhiệm
vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hồn thiện chính
sách và cơ chế quản lý thương mại;
- Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học trong tiến trình đổi mới và hồn
thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại;
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ về hoạch định chính sách và cơ chế quản
lý thương mại.
- Nghiên cứu chính sách phát triển thương mại nội địa, thương mại quốc tế
và hội nhập.
C. Cơ cấu tổ chức
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


Hiện nay Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại có 9
cán bộ nghiên cứu khoa học, trong đó có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 6 cử nhân kinh tế và
luật.
- Lãnh đạo ban: Gồm trưởng Ban và các phó trưởng Ban
- Các nhóm nghiên cứu:
Nhóm 1: Chính sách phát triển ngành hàng tư liệu sản xuất, cơng nghiệp
tiêu dùng, hàng nơng sản.
Nhóm 2: Chính sách hội nhập khu vực và thế giới.
Nhóm 3: Cơ chế quản lý thương mại.
Nhóm 4: Chính sách phát triển thương mại với thị trường ngồi nước (Mỹ,
EU, ASEAN).
Nhóm 5: Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hồn
thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại.
1.3.3. Ban Nghiên cứu Thị trường
A. Chức năng và nhiệm vụ của Ban
- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung cầu, xu hướng phát triển thị trường trong nước và quốc tế;

- Nghiên cứu và đánh giá các chính sách trong nước và quốc tế đối với
từng mặt hàng, từng thị trường cụ thể;
- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến thị trường trong và ngoài nước;
- Là đầu mối phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài Viện nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến thương mại, thị trường trong nước và quốc tế;
- Tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoàinước.
B. Cơ cấu tổ chức của Ban
Ban nghiên cứu thị trường gồm 8 thành viên, trong đó có 1 nghiên cứu viên
chính, 7 nghiên cứu viên. Trong 8 thành viên có 3 thạc sĩ và 5 cử nhân. Lãnh đạo
Ban gồm: 1 trưởng ban và 2 phó trưởng ban. Ban Nghiên cứu thị trường hình thành
các nhóm nghiên cứu theo đối tượng nghiên cứu là thị trường hàng hoá và dịch vụ,
các phân nhóm hàng hố, dịch vụ; theo khu vực địa lý là thị trường thế giới, thị
trường khu vực, thị trường từng nước và thị trường nội địa.

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


1.3.4. Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường
A. Chức năng và nhiệm vụ
- Nghiên cứu các vấn đề thương mại môi trường liên quan đến hoạt động
thương mại trong nước và quốc tế của Việt Nam;
- Tư vấn về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động thương mại
trong nước và quốc tế;
- Là đầu mối trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài Viện
nghiên cứu các vấn đề thương mại môi trường.
B. Cơ cấu tổ chức
Ban Nghiên cứu Thương mại mơi trường gồm có 7 thành viên, 1 trưởng
ban và 1 phó trưởng ban. Trong đó có 3 thạc sĩ và 4 cử nhân kinh tế.

1.3.5. Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo
A. Chức năng, nhiệm vụ
Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại
có chức năng thăm mưu, giúp Viện trưởng về công tác quản lý các hoạt động nghiên
cứu khoa học và đào tạo của Viện.
Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch nghiên cứu khoa học và
đào tạo của Viện;
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề tài đúng tiến độ và các qui chế về
quản lý khoa học do Nhà nước ban hành;
- Quản lý các hoạt động đào tạo của Viện. Tổ chức và quản lý các khoá đào
tạo sau đại học theo đúng quy chế của Nhà nước;
- Thực hiện các quan hệ công tác với các cơ quan quản lý cấp trên, các tổ
chức và cá nhân trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến công tác quản
lý khoa học và đào tạo của Viện;
- Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật của phòng theo sự phân cấp
quản lý của Viện, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác quản lý khoa học và đào tạo
của Viện;
- Được sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Viện phục vụ cho các hoạt
động quản lý khoa học và đào tạo; được chủ động khai thác và sử dụng các nguồn
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


kinh phí hỗ trợ khác ngồi nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo hạn mức hàng năm.
B. Tổ chức bộ máy của phòng
- Lãnh đạo phòng gồm trưởng phòng và 1 phó trưởng phịng;
- Các chun viên nghiệp vụ.
1.3.6. Phịng Hợp tác quốc tế

A. Chức năng và nhiệm vụ của phịng
Phịng Hợp tác quốc tế có chức năng tổ chức các hoạt động hợp tác nghiên
cứu khoa học và đào tạo, trao đổi thông tin khoa học, thương mại với các tổ chức
nghiên cứu và các nhà khoa học ngoài nước.
Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng là:
- Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các khu
vực thị trường và các nước nhằm phát triển thương mại Việt Nam;
- Tổ chức hoạt động hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, các doanh nghiệp và
các nhà khoa học để phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế thương mại;
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu hợp tác quốc tế.
B. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo phòng: 1 Trưởng phịng
- Các nhóm cơng tác:
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ nêu trên, Phòng Hợp tác quốc tế được chia
thành các nhóm sau đây:
Nhóm 1: Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức
quốc tế và các viện khoa học khu vực châu á - Thái Bình Dương bao gồm các nước
và các tổ chức như ASEAN, diễn đàn APEC, ASEM...
Nhóm 2: Nghiên cứu hợp tác quốc tế với các nước, khu vực thị trường châu
úc, châu Phi.
Nhóm 3: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Âu và ITC.
Nhóm 4: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Mỹ, hoạt động cửa các
tổ chức WTO, WB, ADB.
1.3.7. Phịng Thơng tin tư liệu
A. Chức năng

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B



Chức năng của Phòng là tổ chức hiện hoạt động thông tin thư viện và ngân
hàng dữ liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu của Bộ Thương mại, Viện Nghiên cứu
Thương mại các tổ chức có liên quan; Hợp tác nghiên cứu trao đổi thông tin khoa
học thương mại với các nhà khoa học, các tổ chức thông tin trong và ngồi nước.
B. Phịng có các nhiệm vụ sau
- Tổ chức bổ sung và khai thác có hiệu quả các tư liệu, tài liệu chuyên
ngành thương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống thư viện; xây dựng thư
viện điện tử nhằm đáp ứng nhiệm vụ thông tin thư viện trong bối cảnh mới;
- Là đầu mối cập nhật trang tin về các cơng trình nghiên cứu khoa học về
lĩnh vực thương mại của Bộ Thương mại;
- Cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất theo yêu cầu. Phát hành
kỷ yếu khoa học giới thiệu các cơng trình nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên
cứu Thương mại. Phát hành các ấn phẩm thông tin tư liệu phục vụ công tác nghiên
cứu của các cơ quan chức năng thuộc Bộ và Viện, hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp;
- Tổ chức ngân hàng dữ liệu, trao đổi thông tin với các tổ chức nghiên cứu
và các nhà khoa học trong nước và quốc tế;
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động công nghệ thông
tin, thương mại điện tử và tổ chức hoạt động thông tin phục vụ ngành thương mại.
C. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo Phịng: gồm trưởng phịng và các phó trưởng phịng
- Các nhóm chun mơn:
Nhóm 1: Nhóm thư viện: Bổ sung, quản lý và khai thác các tài liệu trong
và ngồi nước phục vụ cho cơng tác nghiên cứu của Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Viện và
các nghiên cứu viên trong Viện; Tổ chức giới thiệu sách mới, tóm tắt nội dung tài
liệu theo yêu cầu; Cung cấp các bản sao tài liệu gốc.
Nhóm 2: Nhóm tư liệu: Cung cấp những tài liệu, tư liệu cần thiết theo yêu
cầu của Lãnh đạo; Lập hệ thống hồ sơ tư liệu về tình hình kinh tế, xã hội, đặc biệt là
các vấn đề về phát triển kinh tế, thương mại trong nước và các khu vực trong thị

trường ngoài nước và trên thế giới.
Nhóm 3: Nhóm ấn phẩm: Tập hợp các cơng trình nghiên cứu khoa học về
thương mại, tổ chức kỷ yếu giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học ngành thương mại.
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


Huy động thơng tin từ mọi nguồn trong và ngồi Viện, chịu trách nhiệm về việc tổ
chức và biên soạn các ấn phẩm định kỳ, các chuyên đề về thị trường, các chính sách
phát triển thương mại trong và ngồi nước.
Nhóm 4: Nhóm cơng nghệ thơng tin: tổ chức cơ sở dữ liệu và cập nhật các
thông tin cần thiết theo yêu cầu của lãnh đạo; Quản lý hệ thống mạng LAN của
Viện Nghiên cứu Thương mại; Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động quản lý và khai thác nguồn thông tin; Quản lý và cập nhật trang tin về kết quả
nghiên cứu khoa học các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Thương mại:
ệt Nam
1.3.8. Phòng Nghiên cứu và Phát triển dự án
A. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng
Chức năng của phòng:
- Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện trong việc xây dựng và thực hiện
các chương trình, kế hoạch xúc tiến các dự án hợp tác và liên kết thuộc chức năng
và nhiệm vụ của Viện với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
- Nghiên cứu và phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Viện với các
đối tác trong và ngoài nước;
- Tư vấn, tham mưu cho Lãnh đạo Viện về công tác quản lý các dự án hợp
tác và liên kết của Viện;
- Thực hiện các dự án của Viên khi được lãnh đạo Viện phân cơng.
Nhiệm vụ của Phịng:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về xúc tiến các dự án hợp tác

và liên kết với các đối tác trong và ngoài nước theo định hướng phát triển các hoạt
động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện trình Lãnh đạo Viện phê duyệt;
- Nghiên cứu và đề xuất phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Viện
cho lãnh đạo Viện;
- Tổ chức phát triển các dự án của Viện đã được lãnh đạo Viện phê duyệt;
- Tư vấn và giúp lãnh đạo Viện trong việc quản lý các dự án hợp tác và liên
kết của Viện đảm bảo chất lượng, thời gian và hiệu quả kinh tế;
- Chủ trì thực hiện các dự án được Lãnh đạo Viện giao;

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


- Tổ chức các mối quan hệ công tác giữa Phòng với các đơn vị, cá nhân
thuộc Viện trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến, nghiên cứu phát triển
và quản lý thực hiện các dự án của Viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng
lực của từng đơn vị, cá nhân.
1.3.9. Văn phòng
Đây là bộ phận có trách nhiệm thực hiện chức năng tham mưu giúp Viện
trưởng về các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, bảo vệ chính
trị nội bộ, xây dựng cơ bản, hành chính, quản trị, cơng tác đối nội và đối ngoại theo
qui định về lề lối làm việc của Viện.
Văn phòng còn phải tổng hợp và giúp Viện trưởng trong việc phối hợp các
hoạt động của Viện đúng quy định về lề lối và quan hệ công tác trong Viện, giúp
Viện trưởng tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, duy trì việc thực hiện các chế
độ chính sách, luật lao động... trong Viện.
1.3.10. Phịng Tài chính kế tốn
A. Chức năng
- Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện trong công tác xây dựng dự toán

thu chi hàng năm đối với từng loại nguồn kinh phí;
- Báo cáo thường xuyên, kịp thời cho Lãnh đạo tình hình sử dụng kinh phí
tại Viện. Tư vấn, đề xuất với Lãnh đạo Viện trong việc tạo thêm nguồn kinh phí
hoạt động cũng như việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
B. Nhiệm vụ
- Thu nhận, xử lý và cung cấp các thơng tin về nguồn vốn, nguồn kinh phí
được cấp, được tài trợ, được hình thành từ các nguồn khác nhau và tình hình sử
dụng các khoản vốn, kinh phí và nguồn thu khác phát sinh ở Viện theo đúng đối
tượng, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành;
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các hoạt động kinh tế phát sinh tại
Viện vào sổ sách kế tốn theo đúng nguồn kinh phí;
- Kiểm tra giám sát tình hình chấp hành dự tốn thu, chi, tình hình thực
hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài
sản của các đơn vị thuộc Viện, tình hình chấp hành kỷ luật thu, chi, nộp, kỷ luật
thanh tốn, tín dụng và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước; phát hiện và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán;
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh phí;
- Theo dõi và kiểm sốt tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị cấp
dưới, tình hình chấp hành dự tốn, quyết tốn của đơn vị cấp dưới;
- Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý
cấp trên và các cơ quan tài chính; tổ chức phân tích tình hình thực hiện dự tốn để
cung cấp thơng tin kịp thời chính xác và trung thực, phục vụ cho việc quản lý điều
hành của lãnh đạo Viện, công khai tài chính theo chế độ quy định.
C. Quyền hạn
- Phịng tài chính Kế tốn được chủ động giải quyết các cơng việc trong

phạm vi hoạt động nghiệp vụ của mình theo Luật Kế Toán hiện hành;
- Được Viện tạo điều kiện sử dụng các phương tiện và điều kiện làm việc
thuận lợi
1.3.11. Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị
trực thuộc Viện, là tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo giúp Viện
trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc
xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển, chính sách, cơ chế quản lý, xúc tiến
thương mại, đào tạo và dịch vụ... của Viện tại các tỉnh phía Nam.
- Tổ chức của Phân Viện gồm có Phân Viện trưởng, các Phó Phân Viện
trưởng và các nghiên cứu viên có trình độ đại học và trên đại học. Ngồi ra, phân
viện cịn có đội ngũ cộng tác viên gồm các nhà khoa học kinh tế ở trong vàngồi
ngành đang cơng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.12. Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và tổ chức áp dụng kết quả nghiên cứu các vấn đề về kinh tế
đối ngoại, thị trường, mặt hàng, chính sách và cơ chế quản lý, vận dụng kinh
nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế vào việc ghép mối, cung cấp thông tin
nhằm xúc tiến các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học cơng nghệ giữa các doanh
nghiệp trong và ngồi nước;
- Thực hiện công tác tư vấn về hoạt động kinh tế đối ngoại cho các cơ quan
và các doanh nghiệp có nhu cầu;

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


- Tổ chức báo cáo chuyên đề, hội thảo về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh
tế đối ngoại;

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm
công tác kinh tế đối ngoại.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại gồm:
Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, Phòng Nghiên
cứu triển khai, Phòng Đào tạo, Phòng Tư vấn và Hợp tác phát triển.
1.4. Khái quát về rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kì
1.4.1. Các rào cản phi thuế quan (NTBs)
Rào cản phi thuế quan tthực chất là những biện pháp kỹ thuật hiện đã được rất
nhiều nước phát triển đã áp dụng trong đó quốc gia sử dụng nhiều nhất phải kể đến
là Mỹ, Mỹ đã sử dụng các rào cản phi thuế quan nhằm để thay thế cho các quy định
cắt giảm thuế quan của WTO. Các rào cản thuế quan ngày nay rất đa dạng, các rào
cản này bao gồm
-

Các biện pháp kỹ thuật

-

Các loại thuế và phí trong nước

-

Các quy định và thủ tục hải quan

-

Các hạn chế trong việc tiếp cận thị trường liên quan đến cạnh tranh

-


Các hạn chế về định lượng nhập khẩu

-

Các thủ tục và quy trình hành chính (nói chung)

-

Các thực tiễn về mua sắm của Chính phủ

-

Trợ cấp và các hỗ trợ của Chính phủ

-

Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu

-

Quy định hoặc chi phí vận chuyển

-

Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung)

-

Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hoặc người lao động


-

Các công cụ bảo hộ thương mại ( chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền
tự vệ)

-

Các quy định của thị trường trong nước.

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


Ngày nay, có rất nhiều “ vũ khí ” phục vụ cho mục tiêu bảo hộ thương mại. Ví dụ,
các hàng rào phi thuế quan của Mỹ đã dập tắt cơ hội đối với các sản phẩm như đồ
chơi trẻ em, bật lửa và thuốc đông y của Trung Quốc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Điển hình như tiểu bang California của Mỹ đã quy định rõ trên 110 loại
thuốc đơng y của Trung Quốc có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho
phép theo tiêu chuẩn về nước uống ở California và yêu cầu tất cả các vị thuốc đông
y này phải dán nhãn “độc dược” Các hàng rào phi thuế quan khác có thể thấy là Đạo
luật chống khủng bố sinh học năm 2002 có quy định áp dụng các quy định nghiêm
ngặt đối với công ty xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ, theo đó họ phải đăng ký với cơ
quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tất cả các cơng ty nước ngồi sản
xuất, chế biến, đóng gói các thực phẩm phục vụ cho người và vật nuôi ở Mỹ phải
đăng ký với cơ quan này trước ngày 12/12/2004. Các doanh nghiệp nào khơng tn
thủ quy định này thì hàng hố của họ sẽ không được phép nhập vào các cảng của
Mỹ và các nhà xuất khẩu này sẽ phải chịu các chế tài nhất định.
1.4.2. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại Mỹ ( TBTs)
Tiếp theo việc cắt giảm thuế quan trên quy mơ tồn cầu, trọng tâm của WTO

và các hiệp ước quốc tế khác đã chuyển thành việc loại trừ các rào cản phi thuế
quan trong thương mại. Trong số các rào cản phi thuế quan, các rào cản kỹ thuật
trong thương mại hiện chưa được xác định một cách rõ ràng. Các hàng rào kỹ thuật
đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy định một cách khác
nhau. Những tiêu chuẩn này cũng có thể tác động đến việc hạn chế thương mại. Các
tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thơng số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hố có thể
do cơ quan chính quyền hoặc các tổ chức 2 tư nhân đặt ra. Mặc dù tuân thủ theo các
thông số kỹ thuật này có thể khơng phải là bắt buộc nhưng những ai khơng tn thủ
thì thị trường tẩy chay. Các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể địi hỏi các sản phẩm phải đạt
được những yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường. Các thơng số kỹ
thuật có thể đóng vai trị như các rào cản thương mại, đặc biệt khi nó quy định khác
nhau giữa các nước. Để phù hợp với các tiêu chuẩn này vừa khó khăn vừa tốn kém
nên xét về mặt kinh tế không thể vừa thực hiện vừa duy trì được sức cạnh tranh trên
thị trường nước ngoài

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA
HOA KÌ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì
2.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu
Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì với khối lượng 70.930 tấn
thủy sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD.
Năm 2002, khối lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kì tăng
lên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm khoảng32,4% tổng giá trị xuất khẩu
của Việt Nam. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kì bắt đầu có

hiệu lực, theo đó thuế nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kì giảm 30-40 % tạo
điều kiện thuận lợi nâng cao tính cạnh tranh về giá cả cho hàng hóa Việt Nam trên
thị trường Hoa Kì.
Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 777 triệu USD, đây là giai đoạn
Hoa Kì kiện Việt Nam về việc bán phá giá cá tra và cá basa khiến cho nhiều doanh
nghiệp Việt Nam chịu nhiều tổn thất.
Tính từ cuối năm 2004, các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) đối với cá
tra, cá basa và tôm Việt Nam dẫn đến mức thuế thu nhập của mặt hàng tăng lên rất
cao, khiến các nhà nhập khẩu Hoa Kì khơng thể chịu được và các nhà xuất khẩu
Việt Nam thì khơng đủ khả năng để đóng ký quỹ thuế chống bán phá giá vì nó quá
lớn và khả năng thanh khoản thấp. Điều này dẫn đến tình trạng kim ngạch thủy sản
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì giảm mạnh, từ 20% xuống (-24%), Hoa Kì dần trở
thành nhà nhập khẩu đứng thứ hai rồi thứ ba. Năm 2004, thủy sản xuất sang Hoa Kỳ
có tổng kim ngạch 565 triệu USD.
Năm 2005 tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ đã
lấy lại đựơc sự ổn định và dần phát triển khả quan. Chúng ta đã đề ra một số biện
pháp , trong đó quan trọng nhất là tạo nên những sản phẩm cá có chất lượng. Vì vậy,
hàng loạt các hoạt động về ghi nhãn mác đối với các sản phẩm cá đơng lạnh xuất
khẩu đã được triển khai. Ngồi ra, những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểm soát
dư lượng kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu là rất đáng ghi nhận. Hiện nay,
với việc tăng cường kiểm tra hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canada (kiểm
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


sốt 100% các lơ hàng thuộc 3 nhóm sản phẩm thịt cua ghẹ, tôm và cá da trơn với 4
chỉ tiêu kháng sinh, thời gian tối thiểu 4 tháng), Việt Nam đã củng cố vững chắc
niềm tin về chất lượng hàng thủy sản cho tất cả các thị trường , nhất là thị trường
mỹ

Năm 2006, giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 664,340
triệu USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 03 sau Nhật & E.U.
Năm 2005 và 2006 là những năm có diễn biến thuận lợi về vấn đề đánh giá
hành chính cá tra và cá basa, nhiều doanh nghiệp đã được hưởng mức thuế chống
bán phá giá giảm tương đối. Thuế chống bán phá giá và đóng ký quỹ cho Hải quan
Hoa Kì ngày càng được ổn định, đơn giản hơn, mức thuế chống bán phá giá đối với
tôm Việt Nam thấp hơn so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kì,
tạo điều kiện cải thiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kì.
Sang đến năm 2007, thủy sản Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi đáng kể
trên thị trường Hoa Kì. Mức tăng trưởng khá mạnh 18,4% từ quý II sang quý III rồi
sang quý IV, dẫn đến tăng trưởng cả năm tăng lên 8,5% về giá trị. Kểtừ thời kì suy
thối 2004, 2005 và giai đoạn phục hồi 2006, 2007 thì năm 2007 được coi là năm có
mức tăng trưởng cao nhất. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu gần 100 nghìn tấn thủy sản, trị giá hơn
720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% giá trị so với
năm2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sau
EU là 25,7%, Nhật Bản là 21,1% và trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản Việt
Nam lớn thứ 3.

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


Bảng 2.1 Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kì 2001-2009

Năm

Khối lượng
(tấn)


Tăng trưởng
(%)

2001

70.931

2002

98.665

39

655.654.511

34

2003

123.472

25

782.238.334

19

2004


89.768

-27

592.824.065

-24

2005

91.674

2

633.984.549

7

2006

98.883

8

664.339.579

5

2007


99.769

1

720.524.455

8

2008

108.064

8.3

744.623.000

3.3

2009

103.206

-4,5

711.145.746

-4,5

Giá trị (USD)


Tăng trưởng
(%)

489.034.963

Nguồn: Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
()
Sang năm 2008, thủy sản xuất khẩu cả nước tăng 20% về giá trị nhưng đây là
một năm thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu của Tổng cục Hải
Quan, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,2 triệu tấn với trị giá trên 4,5 tỷ USD, tăng
33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm 2007. Do là trung tâm của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Hoa Kì tụt xuống vị trí thứ 3 về nhập khẩu thủy sản
Việt Nam với trị giá khoảng 744 triệu USD, tỷ trọng giảm từ 20,4% xuống 16,5%.
Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự sụt giảm về sản lượng cũng
như giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì.
Trước hết, đó là do từ giữa năm 2007, nền kinh tế Hoa Kì khủng hoảng,
người tiêu dùng Hoa Kì đã giảm dần sức mua, đặc biệt là mặt hàng tôm vốn là mặt
hàng cao cấp bị liệt vào danh sách tiết giảm. Báo cáo của Cục khí quyển và hải
dương quốc gia Hoa Kì (NOAA) chỉ ra rằng năm 2007, người tiêu dùng Hoa Kì tiêu
thụ 2,23 triệu tấn thủy sản, giảm 0,7% so với năm 2006 là 2.247 triệu tấn.
Thứ hai, đó là do từ năm 2007, ngân hàng Hoa Kì thắt chặt tín dụng gây ra
tình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kì thiếu vốn mua hàng, phải nợ tiền
hàng của các doanh nghiệp Việt Nam và thanh toán khi bán xong hàng. Nhiều thời
điểm đồng Việt Nam khan hiếm, doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn trong việc
chuyển đổi tiền, doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản đều thiếu vốn đầu tư.
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B



Thêm vào đó, năm 2008 là năm diễn biến thất thường, nhiều mưa bão, áp
thấp nhiệt đới gây thiệt hại nặng cho nhiều người nuôi thủy sản và ngư dân khai
thác.
Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung nhưng số
liệu của Tổng cục thống kê cho thấy xuất khẩu thủy sản cả nước mang lại kim
ngạch khoảng 4,2 tỷ USD, giảm 6,2% (tương đương 276,6 triệu USD) so với thực
hiện cả năm 2008. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa
Kỳ là 711.145.746 USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch.
Biểu đồ 2.1: Thị trường xuất khẩu chính của thuỷ sản Việt Nam 2009

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thủy
sản trong 3 tháng đầu năm 2010 ước đạt 771 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ
năm trước. Trên thị trường, hầu hết các loại thủy sản vẫn đang xu hướng tăng và giá
ở mức khá cao do nguồn cung yếu.
2.1.2 Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Hiện nay, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam
trong đó tơm, cá tra, cá basa vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu sang Hoa Kì
năm 2009

Nguồn:
Đối với mặt hàng cá tra, cá basa
Tuy Hoa Kì nhập khẩu cá da trơn từ nhiều nguồn khác nhau như Trung

Quốc, Thái Lan, Indonesia nhưng mặt hàng cá da trơn của Việt Nam vẫn chiếm ưu
thế lớn.
Theo số liệu thống kê Bộ Nơng Nghiệp Hoa Kì, khối lượng cá da trơn nhập
khẩu vào Hoa Kì tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2006, lượng cá
da trơn nhập khẩu vào thị trường này tăng gấp đôi so với năm 2005 ở mức 74,964
triệu pound. Năm 2007 là 84,605 triệu pound,năm 2008 là năm kỉ lục nhất kể từ
năm 1994 với khối lượng là 102,428 triệu pound. ( Nguồn: Báo cáo Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn).
Nhưng trong thời gian gần đây, cá tra và cá basa của Việt Nam đang bị đe
dọa khi mà đạo luật Farm Bill đã được Quốc hội Hoa Kì thơng qua và chuẩn bị đưa
vào thực hiện, trong đó quy định mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam nằm trong
nhóm cá Catfish . Theo đạo luật này, cá tra Việt Nam được xem là cá da trơn và
phải tuân thủ những điều kiện sản xuất tương đương tại Mỹ thì mới có thể xuất khẩu
được vào thị trường này. Đạo luật Farm Bill đã được thơng qua và khi chính thức có
hiệu lực thì nhiều khả năng cá tra Việt Nam sẽ hết đường vào Mỹ bởi những rào cản
kỹ thuật hết sức khắt khe, nhất là phải tuân thủ các điều kiện như phải nuôi ở ao
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


nông, nước giếng khoan, khác hẳn môi trường nuôi trên sơng Mê Kơng hiện nay ở
Việt Nam .
Chính vì vậy các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam phải có ngay kế hoạch
để ứng phó, can thiệp nhằm hạn chế những điều luật thiệt thịi cho người ni cá
Việt Nam . Trong trường hợp xấu nhất, nông dân Việt Nam phải tự thay đổi tập
quán sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của nước nhập
khẩu”.
Năm 2009, sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủy
sản lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ với kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 88

triệu USD, chiếm 9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Kể từ sau vụ kiện
chống bán phá giá “Cat fish” ở Mỹ năm 2002 đến này, kim ngạch xuất khẩu loại cá
này không ngừng tăng và thị trường cũng được mở rộng rất nhiều nước. Thị trường
Mỹ mặc dù không tăng mạnh như các thị trường khác nhưng vẫn đạt tốc độ tăng
khả quan. Đây vẫn là một thị trường lớn cho xuất khẩu cá tra và basa lớn của Việt
Nam dù cho đến tháng 6/2009, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vẫn quyết
định duy trì thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 14.368 tấn cá tra, ba sa
sang Mỹvà hiện là nước có sản lượng cá ba sa xuất khẩu hàng đầu sang thị trường
nước này. Năm 2008 xuất khẩu cá basa vào Mỹ đạt khoảng 44.200 tấn tăng khoảng
27% so với năm 2007. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và do
Mỹ áp đặt kiểm soát chặt chẽ nhưng tiềm năng phát triển của cá tra, cá basa vào thị
trường này vẫn rộng mở, do sản phẩm của Việt Nam có chất lượng cao và giá cả rất
cạnh tranh. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, các Hiệp hội ngành hàng cần chú trọng hơn
nữa trong việc hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi trồng cá tra, cá basa của Việt
Nam nhằm kiểm soát chặt chẽ yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của
người tiêu dùng Mỹ.

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


Biểu đồ 2.3: Xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam sang Hoa Kì 2001-2009
(tấn)

Xuất khẩu cá tra và cá ba sa sang Hoa Kỳ

(Nguồn: Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn)
Đối với mặt hàng tôm

Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu
thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì với mức tổng kim ngạch xuất khẩu được duy trì
tương đối ổn định, trên 30 nghìn tấn.
Vụ kiện bán phá giá đối với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam bị Hoa Kì
khởi kiện vào 31/12/2003 đã làm kim ngạch tôm đông lạnh Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kì giảm mạnh. Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu tơm sang HoaKì đạt
52.439 tấn trị giá 513 triệu USD thì năm 2004 giảm 23,5% về giá trị. Sang đến năm
2005, 2006 thì thị trường xuất khẩu tơm đã có dấu hiệu phục hồi trở lại.

SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


60000

600000000

50000

500000000

40000

400000000

30000

300000000


20000

200000000

10000

100000000

0

USD

T?n
Tấn

Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kì 2001 – 2009

Khối
Kh?i lượng
lư?ng
Giá
Giátrị
tr?

0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguồn:
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, đến cuối năm 2008, xuất khẩu tôm sang
Hoa Kì đạt 46.629 tấn với trị giá khoảng 467.279 triệu USD. So với năm 2007 mặc

dù sản lượng có tăng 15,3%nhưng giá trị xuất khẩu tôm lại giảm khoảng 3%.
Nguyên nhân là do sự giảm sút về kinh tế của cường quốc kinh tế này, khi Hoa Kì
rơi vào khủng hoảng thì người dân cũng cắt giảm chi tiêu trong đó mạt hàng tơm
được liệt vào mặt hàng xa xỉ bị cắt giảm. Sang đến năm 2009, lượng tôm xuất khẩu
sang Hoa Kì hầu như khơng thay đổi, khoảng 46.812 tấn nhưng giảm về mặt giá trị
do giá thấp hơn giá thị trường tôm thế giới.
Tuy nhiên, năm 2009 Hoa Kì vẫn là thị trường xuất khẩu tơm thứ hai của
Việt Nam sau Nhật Bản. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch 7 tháng
năm 2009 đạt 185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản (242 triệu USD).
Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tơm của Việt Nam.
Báo cáo của văn phịng Khoa học cơng nghệ, Cục nghề cá biển quốc gia Hoa
Kì – NMFS 2007 cho biết tổng nhập khẩu tôm của Hoa Kì trị giá khoảng 2,33 tỉ
USD, giảm 0,4% so với cùng kì năm 2006. Trong đó Việt Nam trởthành nhà cung
cấp lớn nhất về tôm cỡ lớn từ 15 trở xuống, đạt khối lượng 3.800 tấn với trị giá 62,4
triệu USD, tăng 21,7% về mặt giá trị.
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


Bảng 2.2: Nhập khẩu tơm của Hoa Kì 2003-2009
(đơn vị: 1000 tấn)
Nhập khẩu tơm của Hoa Kì
2003

2004

2005

2006


2007

2008

2009

Thái Lan

190,1

289,3

201,3

216

269,3 237,3 247,5

Inđơnêxia

38,9

37,8

90,9

118,3 93,9

148,7 149,6


Việt Nam

34,2

43,8

38,9

35,5

40,2

46,6

47,5

Ecuađo

53,4

62,1

65,6

86,7

88,7

90,6


91,7

Mêhico

58,8

48,6

58,5

56,5

63,2

67,4

67,4

T.Quốc

53,8

124,9

45,3

60

83,6


60,5

61,7

Malaixia

3,1

2,1

22,2

30,1

31,5

41,9

42,8

Bănglađét

9,9

11,9

20,3

37


33,7

31,1

36,2

Ấn Độ

102,8

124,6

69,8

62,9

39

27,1

28,5

Pêru

3,3

3,1

5,8


6,3

7,8

9,9

10,5

Venezuela

18,8

22,2

19,2

14,3

14,6

9,1

9,8

Ghaina

12,6

8,4


7,1

10,8

8,8

8,9

9,2

Nước khác

94,8

73,7

61,3

64

43,2

34,3

35,5

Tổng cộng

674,5


852,5

706,2

798,4 817,5 813,4 837,9

2.1.3 Về khả năng cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam tại
thị trường Hoa Kì
Theo báo cáo của Cục khí quyển và Hải dương quốc gia Hoa Kì (NOAA),
Hoa Kì nhập khẩu khoảng 84 % lượng thủy sản tiêu dùng trong đó ít nhất ½ là thủy
sản nuôi, tuy vậy ngành thủy sản trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 5,7 % nhu
cầu tiêu dùng, chính vì vậy Hoa Kì trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các
doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu đang gặp khó khăn như hiện
nay, khả năng tiêu thụ ở thị trường Hoa Kì giảm nhẹ, tiêu thụ thủy sản theo đầu
người của Hoa Kì năm 2009 đạt 7,41kg, giảm 1.7% so với năm 2008.
Mặc dù vậy, xu hướng là ngày càng có nhiều nước tham gia hoạt động xuất
khẩu thủy sản vào Hoa Kì. Hiện nay có đến hơn 40 nước xuất khẩu tơm vào Hoa Kì
so với vài nước như trước đây, nhiều nhà xuất khẩu mới xuất khẩu cá vào Hoa Kì
như Ecuado, Peru, Srilanka… chính điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh
SV: Dương Kim Trang

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B


×