Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân tích phương pháp quản trị rủi ro tại doanh nghiệp Nestle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.65 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
TÊN HỌC PHẦN :QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỀ TÀI: Chọn doanh nghiệp mà anh/chị yêu thích
(cụ thể) tìm hiểu và phân tích phương pháp
quản trị rủi ro tại doanh nghiệp đó (Nestle).

MÃ LỚP HỌC PHẦN: H2002BMGM0411
Nhóm thực hiện: 07
Giáo viên giảng dạy: Ths. Đào Hồng Hạnh

HÀ NỘI – 2020

0


BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đào Hồng Hạnh
Mã lớp học phần: H2002BMGM0411
Nhóm: 07
Đề tài : Chọn doanh nghiệp mà anh/chị yêu thích (cụ thể) tìm hiểu và phân tích
phương pháp quản trị rủi ro tại doanh nghiệp đó ( Nestle).
Bảng đánh giá điểm cho các thành viên:
ST
T
61

Họ và tên
Lê Khánh Huyền


62

Vũ Thị Minh
Khuê

63

Trần Tuấn Kiệt

64

Lê Thị Ngọc Lan

65

Trần Bảo Lân

66

Hà Thị Thúy Linh

67

Hoàng Thùy Linh

68

Lưu Diệu Linh

69


Ngô Thị Thùy
Linh

70

Nguyễn Thị Linh

Phân công công việc
Lý thuyết quy trình quản
trị rủi ro và thuyết trình
Nhận dạng và phân tích rủi
ro tình huống quản trị rủi
ro tại doanh nghiệp Nestle
Kiểm sốt rủi ro trong tình
huống quản trị rủi ro tại
doanh nghiệp Nestle
Tài trợ rủi ro và nhận xét
trong tình huống quản trị
rủi ro tại doanh nghiệp
Nestle
Nhận dạng và phân tích rủi
ro tình huống quản trị rủi
ro tại doanh nghiệp Nestle
Tài trợ rủi ro và nhận xét
trong tình huống quản trị
rủi ro tại doanh nghiệp
Nestle
Giới thiệu về công ty sữa
Nestle

Lý thuyết tổng quan về rủi
ro và tổng hợp word
Tóm tắt thực trạng rủi ro
sữa Nestle NAN HA Gold
gây dị ứng nặng cho trẻ em
và làm slide
Nhận dạng và phân tích rủi
ro tình huống quản trị rủi
ro tại doanh nghiệp Nestle
1

Nhóm trưởng
đánh giá
B
A
B
B

B
B

B
A
A

B

Giáo viên
đánh giá



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
Học phần: Quản trị rủi ro
Giáo viên giảng dạy: Th.S Đào Hồng Hạnh
Nhóm: 07
Đề tài thảo luận: Chọn doanh nghiệp mà anh/chị u thích (cụ thể) tìm hiểu và phân
tích phương pháp quản trị rủi ro tại doanh nghiệp đó ( Nestle).
Thành viên trong nhóm:
61 – Lê Khánh Huyền (Thư ký)
62 – Vũ Thị Minh Khuê
63 – Trần Tuấn Kiệt
64 – Lê Thị Ngọc Lan
65 – Trần Bảo Lân
66 – Hà Thị Thúy Linh
67 – Hoàng Thùy Linh
68 – Lưu Diệu Linh (Nhóm trưởng)
69 – Ngơ Thị Thùy Linh
70 – Nguyễn Thị Linh
Tiến trình buổi thảo luận:
Địa điểm, thời gian: Phịng học G204, ngày 6/7/2020, các thành viên có mặt đầy đủ.
Nội dung thảo luận:
 Các thành viên xây dựng đề tài thảo luận.
 Chọn doanh nghiệp, tình huống và viết dàn ý của đề tài.
 Phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên.
Công việc về nhà: Mọi người làm phần việc mình đã được phân cơng.
( hạn nộp: 22h00 ngày 10/7/2020 )

Biên bản đã được đọc trước tất cả các thành viên trong nhóm. Cả nhóm đồng ý với
những điều đã viết như trên.
Thư ký

Nhóm trưởng

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh việc đổi mới sản phẩm, kinh doanh một sản phẩm mới là chiến
lược hiệu quả của doanh nghiệp để mở rộng thị trường, tăng thị phần tăng thêm sức
mạnh cạnh tranh trên thị trường. Tìm hiểu được, biết được người tiêu dùng cần gì,
muốn gì để đưa ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ sẽ mang lại cho doanh nghiệp
những cơ hội mới và hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Mặt hàng mới được tạo ra sẽ mang
lại những tiện ích và lợi thế mới cho doanh nghiệp, thuận lợi hơn để thâm nhập vào
những thị trường còn trống.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nói trên thì việc tạo ra sản phẩm mới, sản
phẩm khan hiếm để thâm nhập thị trường và kinh doanh cũng tiềm ẩn những khó khăn
và rủi ro nhất định. Rủi ro là xảy của biến cố không lường trước hay không chắc chắn.
Nguy cơ rủi ro là tình huống được tạo ra bất kỳ lúc nào có thể gây nên tổn thất hay lợi
ích có thể có mà con người khơng thể tiên đốn trước được. Một khi những rủi ro xảy
ra doanh nghiệp đều phải hứng chịu những tổn thất hay mất mát về tài sản, nhân lực
và có thể chịu trách nhiệm pháp lý. Thời đại bây giờ, rủi ro có thể xảy đến bất ngờ đối
với các doanh nghiệp từ nhiều phía như việc bị khách hàng khiếu nại doanh nghiệp về
việc thu chi phí dịch vụ quá cao hay doanh nghiệp bị khiếu nại vì sản phẩm khơng
đảm bảo chất lượng,…. Chính vì vậy, việc nhận dạng, phân tích, kiểm sốt và tài trợ
những rủi ro là không thể thiếu trong công tác kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác
quản trị rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những rủi ro gặp phải để tồn tại,
phát triển lâu dài trên thị trường kinh doanh hiện tại.


3


MỤC LỤC
A. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................5
I.

Tổng quan về rủi ro:............................................................................................5

1. Rủi ro và phân loại rủi ro........................................................................................5
2. Quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro............................................................5
II. Quy trình quản trị rủi ro:....................................................................................5
1. Nhận dạng rủi ro:....................................................................................................5
2. Phân tích rủi ro:......................................................................................................6
3. Kiểm sốt rủi ro:.....................................................................................................6
4. Tài trợ rủi ro:..........................................................................................................6
B. Thực tiễn quản trị rủi ro tại doanh nghiệp Nestle................................................7
I.

Giới thiệu về công ty sữa Nestle...........................................................................7

II. Thực trạng rủi ro sữa Nestle NAN HA Gold gây dị ứng nặng cho trẻ em.......7
1. Thực trạng rủi ro sữa Nestle NAN HA Glod gây dị ứng nặng cho trẻ em...............7
2. Nhận dạng và phân tích rủi ro................................................................................8


Nhận dạng rủi ro:....................................................................................................8




Nguy cơ rủi ro:.......................................................................................................8



Phân tích rủi ro:......................................................................................................9

3. Kiểm sốt rủi ro....................................................................................................10


Giảm thiểu rủi ro:.................................................................................................10



Ngăn ngừa rủi ro:.................................................................................................10

4. Tài trợ rủi ro.........................................................................................................11

4


BÀI THẢO LUẬN
A. Cơ sở lý thuyết.
I. Tổng quan về rủi ro:
1. Rủi ro và phân loại rủi ro.
- Khái niệm: Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất
cho con người hoặc tổ chức nào đó.
- Tùy thuộc vào các tiêu thức mà rủi ro được phân loại khác nhau:
+ Phân loại rủi ro theo nguyên nhân gây ra rủi ro bao gồm rủi ro sự cố và rủi ro cơ
hội.

+ Phân loại rủi ro theo kết quả/hậu quả thu nhận được. Trong đó được phân thành
hai loại là rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
+ Phân loại rủi ro theo nguồn gốc của rủi ro. Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro có thể
phân rủi ro thành các loại: rủi ro có nguồn gốc từ mơi trường vĩ mơ (như rủi ro chính
trị, rủi ro pháp lý, rủi ro kinh tế, rủi ro văn hóa, rủi ro xã hội, rủi ro cơng nghệ,…); rủi
ro có nguồn gốc từ môi trường vi mô (như rủi ro khách hàng, rủi ro từ nhà cung cấp,
rủi ro từ đối thủ cạnh tranh,…) và rủi ro từ môi trường bên trong (nhân lực, vật chất,
tài chính,…)
+ Phân loại rủi ro theo đối trượng chịu rủi ro bao gồm có rủi ro nhân lực, rủi ro tài
sản, rủi ro trách nhiệm pháp lý.
2. Quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro.
- Khái niệm: Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích,
đo lường những rủi ro và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quả
của quản trị rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực
trong tổ chức.
- Cùng với quản trị chiến lược và quản trị hoạt động, quản trị rủi ro ngày nay được coi
là chức năng tất yếu của quản trị doanh nghiệp, với các vai trò cơ bản:
+ Thứ nhất, nhận dạng và giảm thiểu, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro
kinh doanh trong hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp, tạo dựng môi trường bên trong
và bên ngoài an toàn cho doanh nghiệp.
+ Thứ hai, han chế, xử lý cách tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mọng
muốn khi rủi ro xảy ra (mà doanh nghiệp không thể né tránh được), giúp doanh nghiệp
nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
+ Thứ ba, tạo điều kiện cho tổ chức/doanh nghiệp thực hiện tốt nhất mục tiêu đề ra,
tổ chức triển khai các chiến lược hoạt động của tổ chức, chiến lược và chính sách kinh
doanh.
+ Thứ tư, tận dụng cơ hội kinh doanh, biến “cái rủi” thành “cái may” nhằm sử dụng
tối ưu các nguồn lực của tổ chức/ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
II.


Quy trình quản trị rủi ro:
1. Nhận dạng rủi ro:
5


- Khái niệm: Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tức là xác định một danh sách các rủi
ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu gồm cả các rủi ro, sự cố cũng như các rủi ro gắn
với quá trình ra quyết định.
- Nhận dạng rủi ro bao gồm 3 thành phần:
+ Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng tổn thất và mức
độ của rủi ro suy thoái.
+ Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất.
+ Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hoặc hậu quả.
- Nhiệm vụ: Xác định danh sách các hoạt động rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động
của doanh nghiệp sắp xếp, phân loại, phân nhóm chỉ ra các rủi ro đặc biệt nghiêm
trọng.
2. Phân tích rủi ro:
- Khái niệm: Là q trình phân tích hiểm họa, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trên
cơ sở đó tìm ra các biện pháp phịng ngừa.
- Có 3 cách tiếp cận để phân tích:
+ Dựa trên các cơ sở liên quan đến con người.
+ Quan điểm liên quan đến kĩ thuật.
+ Kết hợp cả hai cách trên.
- Nhiệm vụ: phân tích các rủi ro đánh giá mức độ thiệt hại so rủi ro xảy ra cũng như
xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phịng ngừa loại
bỏ, hạn chế giảm nhẹ thiệt hại rủi ro.
3. Kiểm soát rủi ro:
- Là việc sử dụng các biện pháp bao gồm: kỹ thuật, cơng cụ, chiến lược, chương trình,

… để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể có của tổ chức khi rủi ro
xảy ra thực chất đó là phịng chống hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất trong quản trị hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kiểm sốt rủi ro địi hỏi có những biện pháp đồng bộ, toàn diện:
+ Tham gia bảo hiểm rủi ro.
+ Tổ chức ký thuật của nhà quản trị.
+ Các biện pháp nhận dạng, đo lường phân chia và san sẻ rủi ro.
- Nội dung của kiểm soát rủi ro:
 Né tránh rủi ro: là chủ động né tránh các hoạt động trước khi rủi ro xảy ra hay
loại bỏ nguyên nhân gây ra từ rủi ro.
 Ngăn ngừa rủi ro: là sử dung các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độ
rủi ro khi chúng xảy ra. Các hoạt động thường tập trung vào ba mắt xích là mối
hiểm họa, yếu tố mơi trường và sự tương tác.
 Giảm thiểu rủi ro: là tìm ra các thực thể khác nhau để cùng nhau gánh chịu
những rủi ro.
- Nhiệm vụ: là việc sử dụng các kỹ thuật, cơng cụ khác nhau nhằm né tránh phịng
ngừa, giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của
tổ chức.
4. Tài trợ rủi ro:
- Là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bù đắp những tổn thất khi
xảy ra rủi ro.
6


- Các biện pháp tài trợ rủi ro:
+ Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp các rủi ro
bằng chính vốn của mình hoặc vốn đi vay.
+ Chuyển giao rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác và có
hai loại là chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm.
- Nhiệm vụ: là quá trình tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những

phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy
ra, gây quỹ dự phòng để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích
cực.
B. Thực tiễn quản trị rủi ro tại doanh nghiệp Nestle.
I. Giới thiệu về công ty sữa Nestle.
Công ty TNHH Nestle Việt Nam được thành lập năm 1995, là công ty 100% vốn
đầu tư nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Nestle S.A. – là tập đoàn thực phẩm và đồ
uống lớn nhất thế giới hiện có mặt tại 191 nước với 328.000 nhân viên trên tồn cầu,
có trụ sở đặt tại Vevey – Thụy Sĩ. Nestle cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống và
góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Với cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam, trong những năm qua tập đồn Nestlé đã
khơng ngừng đầu tư xây mới, mở rộng dây chuyền sản xuất tại các nhà máy và đa
dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu về thực phẩm, dinh dưỡng và sống vui khỏe
cho người tiêu dùng Việt Nam.
Hiện nay Nestle Việt Nam đang điều hành 04 nhà máy sản xuất các sản phẩm thực
phẩm và đồ uống đặt tại Đồng Nai và Hưng Yên và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên
trên toàn quốc. Tất cả các nhà máy của Nestle tại Việt Nam đều được thiết kế và xây
dựng nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng thống nhất trong cả tập
đoàn, đồng thời luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam về bảo vệ mơi trường, phịng ngừa ơ
nhiễm và áp dụng những sáng kiến nhằm giảm phát thải ra môi trường, tiết kiệm
nước, hướng đến mục tiêu Zero về chất thải ra mơi trường trong sản xuất (Path to
Zero). Ngồi 04 nhà máy nêu trên, tập đồn Nestlé cịn có 02 nhà máy sản xuất nước
khoáng La Vie đặt tại Long An và Hưng Yên.
Sản phẩm: Nestle là công ty chuyên về ngành FMCG, đây được coi là như nhóm
ngành hàng chủ chốt của công ty liên quan đến thực phẩm, đồ dùng hàng ngày dành
cho mỗi người trong gia đình. Mỗi sản phẩm mà hãng tạo ra ứng với nhu cầu của từng
người trong một gia đình, điển hình như: Các sản phẩm từ sữa (Sữa MOM&me,
Nestle NAN Kid 4, Nestle GẤU Complete, Nestle MILO…); Socola (Kitkat, Munch,
Polo,...); Đồ uống (nước khoáng LaVie, NESCAFE, Trà Chanh NESTEA); Bột ngũ
cốc dinh dưỡng CERELAC và Các sản phẩm MAGGI (như Maggi Pasta, nước sốt

Maggi);…
Thành tựu đạt được: Cơng ty đã đóng góp ngân sách nhà nước và đóng góp cho
sự phát triển kinh tế xã hội, Nestle Việt Nam cũng tăng cường đẩy mạnh những hoạt
động và dự án “tạo giá trị chung” vì sự phát triển bền vững cho cộng đồng và cho địa
phương. Công ty đã được trao tặng chứng nhận “Vì mơi trường xanh quốc gia”, bằng
khen về giải thưởng mơi trường, bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong công
tác giáo dục thể chất cho học sinh phổ thông, năm 2017 là năm thứ 5 liên tiếp công ty
nhận bằng khen vì có thành tích chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế. Tháng 11
năm 2017, Cơng ty Nestle Việt Nam được vinh dự xếp hạng trong danh sách TOP 100
7


doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2017 do Phịng Thương mại & Cơng nghiệp
Việt Nam phối hợp thực hiện cùng các Bộ ngành liên quan (Bộ Tài Nguyên Môi
trường, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Bộ Công thương…). Đây là những ghi
nhận cho những nỗ lực và đóng góp của Cơng ty TNHH Nestle Việt Nam cho sự phát
triển kinh tế xã hội và cam kết vì sự phát triển bền vững của Việt Nam và cho người
dân Việt Nam.
II. Thực trạng rủi ro sữa Nestle NAN HA Gold gây dị ứng nặng cho trẻ em.
1. Thực trạng rủi ro sữa Nestle NAN HA Glod gây dị ứng nặng cho trẻ em.
Tháng 10/2012
Neslte đang phải đối mặt với sự tức giận của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại Úc bởi cáo
buộc sản phẩm sữa công thức I Nestle NAN HA Gold ảnh hưởng đến sức khỏe của
trẻ.
Neslte đang phải đối mặt với sự tức giận của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại ÚC bởi cáo
buộc sản phẩm sữa công thức I Nestle NAN HA Gold ảnh hưởng đến sức khỏe của
trẻ. Các bà mẹ cho rằng Nestle đã đổi công thức của sản phẩm sữa công thức T Nestle
NAN HA mà không ghi rõ trên bao bì, nhãn mác; và cũng khơng thử nghiệm đầy đủ
sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Cô Sarah Knispel hiện đã dừng cho Cleo, con
gái 8 tháng tuổi uống sữa Nestle NAN HA Gold. Cô cho biết bé Cleo được cho uống

sữa công thức I Nestle NAN HA Gold loại cũ khơng xảy ra vấn đề gì nhưng khi đổi
sang loại mới được 3 bình thì bắt đầu bị dị ứng nặng. Bé Cleo được đưa đến bệnh viện
và bác sỹ chẩn đoán bệnh do loại sữa có cơng thức bé đang dùng.
Hàng nghìn bà mẹ đã đồng loạt gửi đơn đến công ty Nestle và bộ Y tế Úc với yêu
cầu Nestle phải thu hồi toàn bộ sản phẩm sữa công thức I Nestle NAN HA trên thị
trường, hoặc ít nhất phải dán nhãn cảnh bảo đã thay đổi công thức để người tiêu dùng
cẩn trọng khi mua sữa. Ngay sau đó, Nestle đã tiến hành thử nghiệm lại sản phẩm này
để bảo cáo lên bộ Y tế Úc. Kết quả thử nghiệm cho thấy sữa cơng thức I Nestle NAN
HA an tồn và khơng có vấn đề gì nghiêm trọng. Bộ y tế Úc vẫn tiếp tục theo dõi và
điều tra nếu có trẻ bị tương tự với loại sữa này. Nestle đang tiến hành bồi thường cho
các bà mẹ có trẻ bị dị ứng với số tiền tương đương với giá bán lẻ của sản phẩm sữa, từ
20-30 đơ la Úc.
Tuy Nestle bồi hồn lại tiền mua sản phẩm nhưng người tiêu dùng vẫn khơng hài
lịng với việc Nestle khơng thu hồi sữa cơng thức I Nestle NAN HA.
Theo các bác sỹ tại bệnh viện trung tâm Sydney, trẻ bị dị ứng khi uống loại sữa
quen thuộc được thay đổi thành phần, công thức hoặc uống loại sữa mới là việc khá
phổ biến. Do vậy, khi trẻ có biểu hiện dị ứng hoặc thay đổi hành vi, cha mẹ nên kiểm
tra sữa và ngừng sử dụng nếu sữa lạ hoặc được thay đổi công thức.

8


2. Nhận dạng và phân tích rủi ro.
 Nhận dạng rủi ro:
Hiểm họa
- Công thức của sản phẩm sữa công
thức I Nestle NAN HA Gold
khơng ghi rõ trên bao bì, nhãn mác.
- Công tác nghiên cứu thành phần
sữa chưa tốt, không thử nghiệm đầy

đủ sản phẩm trước khi tung ra thị
trường.
-

Bộ phận bán hàng kém chuyên môn
nghiệp vụ trong việc tư vấn và
cung cấp thông tin cho khách hàng.

-

-

Nguy hiểm
Cơ thể trẻ nhỏ mẫn cảm với
thành phần của sữa hoặc bị dị
ứng khi uống loại sữa quen
thuộc nhưng được thay đổi
thành phần, cơng thức.

Cơng ty khơng có những thơng
báo về việc thay đổi thành phần
sữa.

 Nguy cơ rủi ro:
Tài sản

-

-


Chi phí bồi thường cho khách hàng mỗi khách hàng là từ 2030 đơ la Úc
Chi phí kiểm định sản phẩm
Chi phí kiện tụng
Thiệt hại về doanh thu khi sản phẩm bán đi với số lượng ít
hơn.
Tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh
Mất uy tín, hình ảnh của thương hiệu

Trách nhiệm
pháp lý

-

Có thể bị chịu kiện tụng kéo dài từ phía người tiêu dùng

Nhân lực

-

Mất khách hàng trung thành
Nhân viên mất tinh thần và động cơ làm việc
Giảm lòng tin sự tin cậy của nhân viên.
Mất đối tác.

-

 Phân tích rủi ro:
Mỗi một công ty khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nhiều rủi ro
khác nhau, đặc biệt là rủi ro xuất phát từ hiện tượng lỗi sản phẩm hay những vấn đề
liên quan đến sản phẩm. Khi xuất hiện những vấn đề liên quan đến sản phẩm thì cơng

ty mình phải tìm cách giải quyết nó. Sau khi nhận dạng được những nguyên nhân dẫn
đến rủi ro, công ty cần tiếp tục đi sâu phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro để có thể
đưa ra được các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Với tình huống ở trên, chúng ta
sẽ lần lượt phân tích từng nguyên nhân và tổn thất mà rủi ro gây ra cho công ty. Vấn
9


đề của Nestle là sản phẩm sữa công thức I Nestle NAN HA Gold gây dị ứng cho trẻ
em.
- Mất khách hàng, giảm thị phần, sản phẩm của công ty bị mất khả năng cạnh tranh,
giảm doanh thu, giảm lợi nhuận.
Đối với mỗi cơng ty thì khách hàng là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự thành
công hay thất bại của cơng ty đó. Nestle đã đưa ra một loại sữa với công thức mới mà
không ghi rõ công thức trên bao bì, nhãn mác. Cơng tác nghiên cứu thành phần sữa
chưa tốt. Nestle chưa thử nghiệm điều kiện của sản phẩm trước khi tung ra thị trường
nên dẫn đến việc cơ thể trẻ nhỏ bị mẫn cảm với thành phần sữa hoặc bị dị ứng khi
uống sữa quen thuộc nhưng được thay đổi thành phần công thức. Việc đó dẫn đến
Nestle bị khách hàng cáo buộc khiến cho công ty bị mất đi một phần lớn khách hàng,
không chỉ là khách hàng hiện tại mà còn cả khách hàng tiềm năng, đây là một tổn thất
lớn đối với công ty Nestle.
Mất khách hàng, thị phần giảm sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho cơng ty Nestle.
Lượng hàng bán ra sẽ ngày càng giảm hơn khiến doanh thu và lợi nhuận của công ty
cũng bị giảm theo. Công ty Nestle từ trước vẫn độc quyền trên thị trường, khách hàng
đến với Nestle mua hàng đã trở nên quen thuộc, vậy mà Nestle lại có thể dễ dàng mất
khách hàng chỉ vì cáo buộc sữa cơng thức I NAN HA Gold gây dị ứng cho trẻ em.
Điều này đòi hỏi Nestle phải xem xét, đánh giá lại toàn bộ các hoạt động của cơng ty
để từ đó có những biện pháp đối phó kịp thời, lâu dài để lấy lại niềm tin của khách
hàng.
Doanh thu và lợi nhuận giảm khiến việc chi trả tài chính của Nestle trở nên khó
khăn hơn. Tài chính chính là huyết mạch của cơng ty , gặp khó khăn trong tài chính sẽ

khiến cho cơng ty càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kinh doanh.
- Nestle có một đội ngũ nhân viên bán hàng chưa chuyên nghiệp.
Bộ phận bán hàng là nơi tư vấn cũng như cung cấp thông tin trực tiếp cho khách
hàng mà đội ngũ nhân viên bán hàng của Nestle đã không thông báo cho khách hàng
biết về sự thay đổi trong thành phần sữa dẫn đến việc công ty bị kiện.
3. Kiểm soát rủi ro.
Khi rủi ro về việc sữa công thức I Nestle NAN HA Gold của công ty gây ra dị ứng
đối với trẻ em thì đã gây cho Nestle những tổn thất, rủi ro và gây nên những ảnh
hưởng không tốt tới bản thân Doanh nghiệp. Từ đó, Nestle đã đưa ra những biện pháp
ngăn ngừa, giảm thiểu các tổn thất được phát sinh từ rủi ro trên.
 Giảm thiểu rủi ro:
Sau khi nhận được những phản hồi từ người tiêu dùng, “Nestle đã tiến hành thử
nghiệm lại sản phẩm này để báo cáo lên Bộ Y Tế Úc. Kết quả thử nghiệm cho thấy
sữa cong thức I Nestle NAN HA an tồn và khơng có vấn đề gì nghiêm trọng”. Điều
này đã làm giảm sự nghi ngờ của một số người tiêu dùng đang sử dụng hãng sữa này,
và sự tin cậy của khách hàng đối với chính hãng sữa này nói riêng cũng như uy tín của
Doanh nghiệp nói chung cũng sẽ được cải thiện, giảm bớt phần nào những tổn thất
mà rủi ro trên đem lại.
 Ngăn ngừa rủi ro:
Rủi ro

Kiểm soát
10


- Công thức của sản phẩm sữa công thức I - Nestle đã chú ý hơn trong việc ghi các
Nestle NAN HA Gold không ghi rõ trên công thức, thành phần khơng chỉ của sản
bao bì, nhãn mác.
phẩm sữa Cơng thức I Nestle NAN HA
Gold mà tất cả các sản phẩm của Doanh

nghiệp mình Nestle cũng đều ghi chú, giải
thích rõ ràng cụ thể để tránh tiếp tục gây
nên, cũng như hạn chế sự xuất hiện của
rủi ro này.
- Công tác nghiên cứu thành phần sữa - Tăng cường công tác kiểm nghiệm chất
chưa tốt, không thử nghiệm đầy đủ sản lượng của sữa, lập các đội ngũ chuyên gia
phẩm trước khi tung ra thị trường.
giám sát theo dõi, điều hành, kiểm
nghiệm từng khâu trong quá trình sản
xuất sản phẩm từ việc nhập nguyên liệu
đầu vào cho đến khi tạo thành sản phẩm
hoàn chỉnh, xuất kho.
- Bộ phận bán hàng kém chuyên môn - Đào tạo, huấn luyện lại đội ngũ nhân sự
nghiệp vụ trong việc tư vấn và cung cấp và đặc biệt là đội ngũ bán hàng, vì họ là
thông tin cho khách hàng.
những người sát sao, gần gũi nhất với
khách hàng, hiểu và biết được thị hiếu
cũng như nhu cầu của khách hàng.
- Cơng ty khơng có những thông báo về - Đưa ra các quy định và chính sách cho
việc thay đổi thành phần sữa.
bộ phận marketing trong việc chuẩn bị
các công tác giới thiệu, quảng cáo, quảng
bá sản phẩm tới người tiêu dùng trước khi
sản phẩm được tung ra thị trường, giúp
khách hàng hiểu rõ hơn trong việc chọn
lựa sản phẩm hay điều chỉnh, thay đổi
hướng sử dụng sản phẩm.
- Cơ thể trẻ nhỏ mẫn cảm với thành phần - Nestle đưa ra các khuyến nghị, tuyên
của sữa hoặc bị dị ứng khi uống loại sữa truyền về vấn đề sử dụng sữa cho trẻ nhỏ
quen thuộc nhưng được thay đổi thành và đặc biệt khuyến khích và ủng hộ việc

phần, cơng thức.
các bà mẹ nên ni con bằng sữa mẹ, vì
sữa mẹ giúp củng cố cho giai đoạn phát
triển đầu đời của trẻ nhỏ, giúp trẻ xây
dựng đề kháng tốt,… và sữa mẹ cũng góp
phần giúp bảo vệ bé giảm nguy cơ dị ứng.
4. Tài trợ rủi ro.
Nestle đã tiến hành bồi thường cho các bà mẹ có trẻ bị dị ứng sữa với số tiền tương
đương với giá bán lẻ của sản phẩm, từ 20-30 đô la Úc. Việc bồi thường này khiến cho
Nestle tốn một khoản chi phí tổn thất. Để bù đắp những tổn thất này Nestle có tiến
hành hoạt động tài trợ rủi ro bằng cách:
- Tự tài trợ: số tiền tài trợ được lấy nguồn kinh phí từ vốn tự có hoặc quỹ dự phịng
của cơng ty để tiến hành tài trợ.
=> Nhận xét:

11


+ Qua sự việc rủi ro trên ta thấy được công tác quản trị rủi ro tại Nestle chưa thực sự
tốt. Công tác nhận dạng rủi ro chưa tốt nên không lường trước được những rủi ro khi
thay đổi công thức sữa của sản phẩm sữa công thức I Nestle NAN HA cũng như
không cảnh báo việc thay đổi công thức và nghiên cứu, ghi chú những thành phần sữa
có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ có cơ địa mẫn cảm. Cơng tác kiểm sốt cũng chưa được
thực hiện tốt nên đã gây tốn kém chi phí cho cơng ty. Tuy nhiên việc Nestle không thu
hồi sản phẩm sữa cơng thức I Nestle NAN HA cũng có thể để lại rủi ro cho cơng ty
khi có thể đánh mất khách hàng của mình khơng hài lịng với cách làm này của công
ty.
+ Công tác quản trị rủi ro ngay từ bước đầu đã chưa được tốt, để tránh sự cố khơng
đáng có này lặp lại thêm một lần nữa, Nestle nên thu hồi lại sản phẩm sữa được làm
theo công thức I Nestle NAN HA, kiểm nghiệm lại và nghiên cứu kỹ hơn để hoàn

thiện một cách tốt nhất, để tránh sự cố khơng đáng có này xảy ra một lần nữa, gây tổn
thất cho công ty và giảm uy tín của cơng ty trong mắt người tiêu dùng.

HẾT

12



×