Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Giáo trình Bảo hiểm (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 156 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: BẢO HIỂM
NGÀNH: KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-CĐKTKT
ngày
tháng
năm 20 của Hiệu trưởng Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20…


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: BẢO HIỂM
NGÀNH: KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

THƠNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Lâm Ánh Nguyệt


Học vị: Thạc sỹ
Đơn vị: Khoa Kế tốn Tài chính
Email:
TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG
BỘ MƠN

CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI

HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20….


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


Bảo hiểm
LỜI GIỚI THIỆU
Bảo hiểm là môn học chuyên ngành, nhằm giúp cho học sinh ngành Kế tốn doanh
nghiệp có thể có những kiến thức cơ bản về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp…giúp thuận lợi hơn cho việc tiếp cận thực tiễn công việc sau khi tốt nghiệp.
Giáo trình Bảo hiểm được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương trình mơn học

bậc trung cấp; là tài liệu cần thiết cho học sinh ngành Kế tốn doanh nghiệp, đáp ứng chương
trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh.
Giáo trình Bảo hiểm bậc trung cấp ngành Kế toán doanh nghiệp gồm 7 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm
Chương 2: Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm
Chương 3: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Chương 4: Thị trường bảo hiểm
Chương 5: Tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm
Chương 6: Bảo hiểm xã hội
Chương 7: Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản
Ở mỗi chương ngồi nội dung lý thuyết, cịn có hệ thống bài tập để người học củng cố
lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Nội dung kiến thức cơ bản đã được tác giả cập nhật
theo quy định hiện hành của Nhà nước về Pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực bảo
hiểm.
Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và
hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình này
được hồn thiện hơn trong q trình sử dụng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ……. Năm……
Chủ biên:
Lâm Ánh Nguyệt


Bảo hiểm
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM ...................................... 11
1.1. Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro ............................................................... 11
1.1.1. Tổn thất và khả năng tổn thất .......................................................................... 11
1.1.2. Rủi ro và mức độ rủi ro ................................................................................... 12

1.1.3. Hiểm họa và nguy cơ ...................................................................................... 14
1.1.4. Một số phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ và tổn thất...................................... 15
1.2. Quản trị rủi ro .................................................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro ................................................................................. 19
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ................................................... 19
1.2.3. Lựa chọn phương thức xử lý rủi ro và quản trị rủi ro ...................................... 21
1.3. Bảo hiểm ........................................................................................................... 22
1.3.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 22
1.3.2. Vai trò tác dụng của bảo hiểm ......................................................................... 22
1.3.3. Bản chất của bảo hiểm .................................................................................... 24
1.3.4. Phân loại bảo hiểm .......................................................................................... 24
1.4. Câu hỏi củng cố ................................................................................................. 30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA BẢO HIỂM ............................................... 31
2.1. Cơ sở kỹ thuật quan trọng của bảo hiểm ............................................................ 31
2.1.1. Sự ra đời và phát triển Luật số lớn .................................................................. 31
2.1.2. Luật yếu và Luật mạnh.................................................................................... 32
2.1.3. Luật yếu và sự vận dụng trong bảo hiểm ......................................................... 32
2.1.4. Thống kê tần suất xảy ra rủi ro ........................................................................ 34
2.2.1. Tập hợp số lớn các rủi ro đồng nhất ................................................................ 35
2.2.2. Dàn trải rủi ro ................................................................................................. 36
2.2.3. Phân chia rủi ro ............................................................................................... 36
2.3. Hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm .................................................................. 50


Bảo hiểm
2.3.1. Khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm ................................................................. 50
2.3.2. Quản lý quỹ bảo hiểm ..................................................................................... 51
2.4. Câu hỏi củng cố/Bài tập chương 2 ..................................................................... 51
CHƯƠNG 3. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO
HIỂM ....................................................................................................................... 54

3.1. Sự cần thiết phải có kiểm tra của Nhà nước ....................................................... 54
3.2. Các nguyên tắc và nội dung kiểm tra ................................................................. 55
3.2.1. Các nguyên tắc kiểm tra .................................................................................. 55
3.2.2. Nội dung kiểm tra ........................................................................................... 56
3.2.3. Sự cần thiết có các định chế pháp lý ............................................................... 57
3.2.4. Các mối quan hệ bị điều chỉnh ........................................................................ 57
3.3. Khung pháp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam ........................ 57
3.3.1. Luật kinh doanh bảo hiểm ............................................................................... 57
3.3.2. Bộ Luật dân sự ................................................................................................ 58
3.3.3. Một số Luật và quy định có liên quan ............................................................. 58
3.4. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm .......................... 58
3.4.1. Quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm ......................................................... 58
3.4.2. Quy định hướng dẫn của Bộ, ngành ................................................................ 60
3.5. Câu hỏi củng cố ................................................................................................. 60
CHƯƠNG 4. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM ................................................................ 61
4.1. Sự ra đời và phát triển ........................................................................................ 61
4.1.1. Thị trường bảo hiểm thế giới........................................................................... 63
4.1.2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ....................................................................... 64
4.2. Các nhân tố cấu thành thị trường bảo hiểm ........................................................ 66
4.2.1. Cung của dịch vụ bảo hiểm ............................................................................. 66
4.2.2. Cầu của dịch vụ bảo hiểm ............................................................................... 68
4.3. Môi trường ngành bảo hiểm ............................................................................... 69
4.3.1. Môi trường vĩ mô ............................................................................................ 69


Bảo hiểm
4.3.2. Môi trường vi mô ............................................................................................ 72
4.4. Thị trường bảo hiểm Việt Nam .......................................................................... 73
4.4.1. Bảo hiểm phi lợi nhuận ................................................................................... 73
4.4.2. Bảo hiểm thương mại ...................................................................................... 74

4.5. Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm .......................................................................... 76
4.5.1. Sự cần thiết ..................................................................................................... 76
4.5.2. Vai trò............................................................................................................. 76
4.5.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 76
4.6. Câu hỏi củng cố ................................................................................................. 77
CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ HỢP ĐỒNG
BẢO HIỂM .............................................................................................................. 78
5.1. Tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm ........................................................................ 78
5.1.1. Các yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp bảo hiểm ........................................... 78
5.1.2. Các hình thức chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm ......................................... 79
5.1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm..................................................... 80
5.1.4. Cách thức tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm ................................................ 81
5.2. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm ............................................................... 82
5.2.1. Định phí bảo hiểm .......................................................................................... 82
5.2.2. Khai thác bảo hiểm ......................................................................................... 82
5.2.3. Giải quyết các khiếu nại chi trả, bồi thường .................................................... 82
5.2.4. Các hoạt động khác ......................................................................................... 82
5.3. Hoạt động trung gian bảo hiểm .......................................................................... 83
5.4. Tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam ..................................... 85
5.5. Hợp đồng bảo hiểm ............................................................................................ 90
5.5.1. Định nghĩa Hợp đồng bảo hiểm ...................................................................... 90
5.5.2. Tính chất của Hợp đồng bảo hiểm ................................................................... 91
5.5.3. Hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm .................................................................... 92
5.5.4. Các yếu tố của Hợp đồng ................................................................................ 93


Bảo hiểm
5.5. Câu hỏi củng cố ................................................................................................. 94
CHƯƠNG 6. BẢO HIỂM XÃ HỘI........................................................................... 95
6.1. Một số nội dung cơ bản...................................................................................... 95

6.2. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội ............................................................................... 97
6.3. Cơ chế quản lý bảo hiểm xã hội ......................................................................... 98
6.4. Quyền và trách nhiệm của người lao động ......................................................... 99
6.5. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động ...........................................100
6.6. Quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội ..........................................100
6.7. Quyền và trách nhiệm của các cơ quan khác có liên quan. ................................102
6.8. Bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................................................................103
6.8.1. Chế độ ốm đau ...............................................................................................103
6.8.2. Chế độ thai sản ..............................................................................................105
6.8.3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ....................................................109
6.8.4. Chế độ hưu trí ................................................................................................111
6.9. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ...............................................................................120
6.9.1. Chế độ hưu trí ................................................................................................120
6.9.2. Chế độ tử tuất ................................................................................................121
6.10. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội ............................................121
6.10.1. Đối với người lao động ................................................................................121
6.10.2. Đối với người sử dụng lao động ...................................................................123
6.11. Hồ sơ bảo hiểm xã hội ....................................................................................124
6.12. Bài tập chương 6/câu hỏi củng cố ...................................................................128
CHƯƠNG 7. NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÀI SẢN ..................................................130
7.1. Vấn đề chung về nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.....................................................130
7.1.1. Tổng quan ......................................................................................................130
7.1.2. Những đặc trưng của bảo hiểm tài sản ...........................................................131
7.2. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển .....................132
7.2.1. Người được bảo hiểm.....................................................................................132


Bảo hiểm
7.2.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm ...........................................132
7.2.3. Phạm vi bảo hiểm ..........................................................................................133

7.2.4. Giám định và bồi thường tổn thất hàng hóa ....................................................133
7.2.4.1. Giám định tổn thất hàng hóa .......................................................................134
7.2.4.2. Bồi thường tổn thất hàng hóa ......................................................................136
7.2.5. Hiệu lực bảo hiểm ..........................................................................................137
7.2.6. Hợp đồng bảo hiểm ........................................................................................138
7.3. Bảo hiểm cháy ..................................................................................................138
7.3.1. Đối tượng bảo hiểm .......................................................................................138
7.3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm ...........................................138
7.3.3. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm ..........................................................139
7.3.4. Trách nhiệm bảo hiểm và giải quyết bồi thường.............................................140
7.4. Bảo hiểm xe cơ giới ..........................................................................................141
7.4.1. Đối tượng bảo hiểm .......................................................................................141
7.4.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm ...........................................141
7.4.3. Rủi ro có thể được bảo hiểm và các trường hợp loại trừ .................................142
7.4.4. Giám định và bồi thường ...............................................................................142
7.5. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt................................................................................143
7.5.1. Rủi ro trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. ....................................................144
7.5.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng ........................................................144
7.5.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm lắp đặt............................................................145
7.6. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ............................................................................150
7.6.1. Trách nhiệm dân sự và cơ sở pháp lý .............................................................150
7.6.2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự ...................................................150
7.6.3. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới .............................150
7.7. Bài tập chương 7 ...............................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................155
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................156


Bảo hiểm
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

Tên mơn học: Bảo hiểm
Mã mơn học: MH2104072
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Mơn học Bảo hiểm thuộc nhóm các mơn học chun mơn được bố trí giảng dạy
sau khi đã học xong các mơn học chung.
- Tính chất: Môn học bảo hiểm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nền tảng liên
quan đến bảo hiểm như khái niệm, quản trị rủi ro và những phương thức xử lý rủi ro…Những
nguyên tắc và kỹ thuật của bảo hiểm, hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực bảo hiểm.
Những vấn đề cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm đồng thời giới thiệu về hệ thống bảo hiểm
trong nước. Bên cạnh đó cung cấp các kiến thức về bảo hiểm xã hội, đặc điểm và nguyên tắc
của một số sản phẩm bảo hiểm tiêu biểu.
Mục tiêu của mơn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về bảo hiểm, cách thức tổ chức hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, các quy định pháp lý chi phối hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam.
+ Trình bày được những nội dung về hợp đồng bảo hiểm và cách thức thực hiện hợp
đồng bảo hiểm.
+ Trình bày được các nghiệp vụ bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Về kỹ năng:
+ Tính được quỹ bảo hiểm, xác định được cách tính phí theo quy định của Nhà nước.
+ Xác định được hiệu lực của hợp đồng và tính được tỷ lệ tổn thất xảy ra tại các trường
hợp.
+ Tính được mức phí bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp bảo hiểm xã hội trong từng trường
hợp.
+ Vận dụng tính tốn được mức phí bảo hiểm đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm và số
tiền bảo hiểm được bồi thường trong các trường hợp gặp tổn thất.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình
bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương.

+ Rèn luyện tư duy Logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu
về phương pháp tính tốn, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập.


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM

Giới thiệu:
Trong chương 1 bao gồm các nội dung: Các loại tổn thất, rủi ro, phân loại rủi ro, định
nghĩa bảo hiểm và giới thiệu chung về các loại hình bảo hiểm hiện nay.
Mục tiêu:
+ Trình bày được các khái niệm liên quan đến rủi ro, các phương thức xử lý và quản trị
rủi ro.
+ Trình bày được định nghĩa về bảo hiểm, vai trò, bản chất của bảo hiểm.
+ Phân loại được các loại hình bảo hiểm.
Nội dung chính:
1.1. Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro
1.1.1. Tổn thất và khả năng tổn thất
1.1.1.1. Khái niệm
Tổn thất là sự thiệt hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến số bất ngờ ngoài
ý muốn của chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng).
Ví dụ: Những đập nước bị nứt vỡ, các con đường lồi lõm, nhiều tịa nhà, nhà máy đổ
sập…. Trung Quốc ước tính tổng mức độ thiệt hại do thảm họa động đất xảy ra hồi tháng
5/2008, ước tính lên tới hơn 20 tỉ USD.
Trong thuật ngữ “tổn thất”, yếu tố “không cố ý” là rất quan trọng.
Nguyên nhân tổn thất
Do sự cố khách quan làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản vật chất của doanh nghiệp và của
cá nhân.

Do sự cố gây hư hại về mặt vật chất làm mất hoặc giảm giá trị sử dụng, đồng thời giảm
giá trị của đối tượng bị gây hại.
Phân loại tổn thất
Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại tổn thất được chia làm 3 loại:
Tổn thất tài sản: là sự giảm sút hoặc mất hẳn giá trị của tài sản phát sinh từ một sự số bất
ngờ, khơng cố ý

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

11


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

Tổn thất con người: là sự thiệt hại tính mạng, thân thể con người dẫn đến thiệt hại một
khoản giá trị (các khoản chi phí bằng tiền) nhằm khắc phục, điều trị hoặc dẫn đến việc khiếm
khuyết một khoản thu nhập nhất định
Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự: là việc phát sinh trách nhiệm dân sự (theo ràng
buộc của luật dân sự) dẫn đến phải bồi thường bằng tiền những thiệt hại bằng tài sản, tính
mạng, thân thể, có khi cả thiệt hại về mặt tinh thần gây ra cho người thứ ba khác do lỗi của
mình.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện tổn thất được chia làm 2 loại:
Tổn thất động: là trường hợp khơng có sự hủy hoại vật chất, đối tượng vẫn nguyên giá trị
sử dụng nhưng giá trị bị giảm sút. Đây là tổn thất nẩy sinh do tác động của yếu tố thị trường
Tổn thất tĩnh: loại tổn thất mà vật thể bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại về mặt vật chất. Tổn
thất này phát sinh vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị sử dụng vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị của
đối tượng.
Căn cứ vào khả năng lượng hóa tổn thất được chia làm 2 loại:

Tổn thất có thể tính tốn: là những tổn thất, khi phát sinh, có thể tính tốn, xác định được
dưới hình thái tiền tệ. Tổn thất này cịn gọi là tổn thất tài chính. Có hai trường hợp:
+Tổn thất lường trước được
+Tổn thất không lường trước được
Ví dụ: Virus làm tổn thất hơn 2 nghìn tỷ đồng trong năm 2007. Một cuộc khảo sát do
Trung tâm BKIS thực hiện với 8.000 người cho thấy các loại mã độc đã gây thiệt hại cho người
dùng máy tính ở Việt Nam khoảng 591.000 đồng. Trong khi đó, có ít nhất 4 triệu PC đang được
sử dụng thường xuyên trên cả nước.
Tổn thất khơng thể tính tốn: là những tổn thất, khi phát sinh, khơng thể lượng hóa bằng
tiền. Tổn thất này còn gọi là tổn thất phi tài chính.
Ví dụ: tổn thất về mặt “tinh thần”
Tuy nhiên, việc lượng hóa được hay khơng lượng hóa được bằng tiền cũng cịn tùy thuộc
vào mức độ “thị trường hóa”, mức độ phát triển của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, ranh giới
giữa hai loại tổn thất này khơng giống nhau ở mọi nơi, mọi lúc.
1.1.2. Rủi ro và mức độ rủi ro
Khái niệm rủi ro:
Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về rủi ro. Ngay cả trong lĩnh
vực nghiên cứu, các tác giả cũng đã xây dựng rất nhiều định nghĩa khác nhau về “rủi ro”

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

12


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

Theo Frank Knight-Nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng thế kỷ XX cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc
có thể đo lường được”

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại”
Theo Viện kiểm sốt nội bộ của Mỹ: “Rủi ro là tính bất thường (tính khơng chắc chắn)
của một sự kiện xuất hiện mà nó có thể gây ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu
Theo từ điển Dictionaire d’assurance (Từ điển bảo hiểm Pháp-Việt) của nhiều tác giả thì:
Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra khơng chắc chắn. Để chống
lại điều đó người ta có thể u cầu bảo hiểm
Nhìn chung, các định nghĩa trên đều đề cập đến 2 vấn đề:
+ Sự không chắc chắn (yếu tố bất trắc)
+ Một khả năng xấu, một biến cố không mong đợi, sự tổn thất
Ví dụ: Một người nhảy từ lầu 20 của tịa nhà cao tầng xuống mặt đất tự tử thì chắc chắn
sẽ chết. Ở đây có xảy ra mất mát nhân mạng nhưng đây khơng phải là rủi ro vì cái chết đã được
thấy trước. Trường hợp khác, một diễn viên đóng thế cũng nhảy từ lầu cao xuống đất bằng dù.
Nếu bình thường anh ta sẽ khơng bị thương. Tuy nhiên, anh ta vẫn có thể bị tai nạn, thậm chí
là chết. Ở trường hợp này, có sự khơng chắc chắn về hậu quả, tức là có rủi ro trong hành động
của người diễn viên đóng thế này. Như vậy, nói đến rủi ro, khơng thể bỏ qua khái niệm về xác
suất (hay là khả năng xảy ra mất mát).
Có hai loại xác suất sau đây:
Xác suất khách quan (xác suất tiên nghiệm): được xác định bằng phương pháp diễn dịch,
tư duy logic
Ví dụ 1: Xác suất sấp hay ngửa của đồng tiền rơi là 50%
Tuy nhiên, xác suất khách quan có khi khơng thể xác định bằng tư duy logic.
Ví dụ 2: Xác suất gây tai nạn của người lái xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ
tuổi tài xế, xe cũ hay xe mới,….
Xác suất chủ quan: là ước tính của từng cá nhân đối với khả năng xảy ra mất mát khác
nhau. Vì thế, xác suất chủ quan của từng người cũng khác nhau
Ví dụ 3: kỳ vọng về xác suất trúng thưởng vé số,…
Nguyên nhân rủi ro:
Nguyên nhân khách quan: còn gọi là nguyên nhân bất khả kháng, độc lập với hoạt động
của con người như: động đất, bão lụt, hạn hán, sóng thần, dịch bệnh,...


KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

13


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

Nguyên nhân chủ quan: sự rủi ro xảy ra do hậu quả từ hoạt động của con người trong điều
hành kinh tế, khai thác thiên nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình…
Liên quan đến rủi ro, trong các đơn bảo hiểm cịn dùng một thuật ngữ đó là “hiểm họa”.
“Hiểm họa” biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt hại cho một đối tượng hoặc
một sự cố khơng chắc chắn nào đó có thể ảnh hưởng đến nhiều người với tư cách khác nhau….
Ví dụ: hiểm họa ma túy, hiểm họa hàng hải,…
1.1.3. Hiểm họa và nguy cơ
Hiểm họa
Hiểm họa (Peril) được hiểu la nguồn gơc của tổn thất, là ngun nhân chính khiến cho tổn
thất phát sinh. Thơng thường thì yếu tố hiểm họa sẽ nằm ngồi tầm kiểm sốt của những người
có liên quan. Để tiện hình dung, chúng ta có thể lấy ví dụ về một căn nhà khơng may bị cháy,
khi ấy thì lửa chính là hiểm họa – ngun nhân gây ra hỏa hoạn. Hsy cũng ví dụ về một căn
nhà nhưng lần này bị lũ lụt cuốn trôi, lúc này yếu tố lũ cuốn chính là hiểm họa khi nó là nguồn
gốc gây ra tổn thất cho căn nhà.
Nguy cơ
Nguy cơ (Hazard) được xác định là nhân tố tác động làm xuât hiện hoặc gia tăng khả năng
tổn thất. Được sử dụng cũng rất phổ biến và đôi khi gây lẫn lộn với thuật ngữ “hiểm họa” tuy
vậy về mặt ý nghĩa thì “nguy cơ” hồn tồn khơng đồng thất với “hiểm họa” khi nó chính là
nhân tố làm cho hiểm họa đến gần với hiện thực hơn để rồi tổn thất phát sinh với mức độ cao
hơn . Bản thân nguy cơ không phải là nguyên nhân dẫn đến tổn thất , ví dụ như nguy cơ người
lái xe say sĩn khi tham gia thông , nguy cơ căn nhà nằm sát bờ sông và dễ bị nước lũ cuốn trôi

đều không phải là nguyên nhân dẫn đến tổn thất mà chỉ là điều kiện hay chất xúc tác làm cho
tổn thất phát sinh và gia tang mà thơi.
Nguy cơ dẫn đến tổn thất có thể là nguy cơ vật chất , nguy cơ tinh thần và nguy cơ đạo
đức. Cụ thể :
Nguy cơ vật chất (Physical hazard) là nhân tố về mặt vật chất làm xuất hiện và gia tang
khả năng tổn thất . Điển hình như cơng trình thi cơng xây dựng khơng được trang bị rào chắn
dễ dẫn đến các tai nạn lao động đáng tiếc , hệ thống máy tính cũ kỹ và xuốn cấp có thể làm sai
lệch mất đi thơng tin dữ liệu,… điều liên quan đến nhân tố vật chất .
Nguy cơ tinh thần (Moral hazard) là nột yếu tố tinh thần không cố ý nhưng vẫn làm tang
khả năng gia tang tổn thất , nói cách khác nó chính là sự thờ ơ , thiếu cẩn trọng và không có đủ
quan tâm cần thiết của con người . Yếu tố khơng có chủ đích và khơng dự tính từ trước là điểm
đặc trưng của loại nguy cơ này .Ví dụ như một người nào đó lắp ráp thiếu phụ kiện sau khi sữa

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

14


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

chữa máy móc, ai đó quên tắt bếp gas sau khi sử dụng đều là những hành vi mang tính bất cẩn
thuộc về tinh thần mà từ đó có thể rất dễ xảy ra thiệt hại.
Nguy cơ đạo đức (Morale hazard) là một yếu tố hoàn toàn chủ quan liên quan đến sự cố
ý làm gia tăng khả năng tổn thấ , bắt nguồn từ hành vi thiếu trung thực hay đạo đức bị khiếm
khuyết của con người gây nên. Chẳng hạn như trong lĩnh vực tài chính, hành động cố tình lừa
đảo và cung cấp thơng tin , hồ sơ sai sự thật khi có nhu cầu xin vay ngân hàng dẫn đến công
tác thẩm định và phê duyệt không được chính xác , gây ra những tổn thất rất lớn. Hay như
trong lĩnh vực bảo hiểm , hành vi cố tình lừa dối để tham gia bảo hiểm và hơn nữa là trong tác

khiếu nại để nhận tiền bồi thường bảo hiểm được xem là một trong những nguy cơ đặc thù mà
hoạt động bảo hiểm chứa đựng.
Tổng quát lại, cần phải phân biệt được nội dung của các khái niệm như vừa trình bày và
cả mối quan hệ qua lại giữa chúng. Rõ ràng có thể thấy rủi ro không phải là tổn thất – thiệt hại
phát sinh từ biến cố , không phải là hiểm họa –nguyên nhân gây ra thiệt hại , và cũng không
phải là nguy cơ – chất xúc tác cho tổn thất xảy ra với khả năng cao hơn . Một ví dụ sẽ giúp dễ
hình dung và chốt lại vấn đề. Trở lại với tình huống một căn nhà có khả năng gặp hỏa hoạn.
Lúc đó ta gọi tình trạng chung căn nhà là rủi ro khi mà hỏa hoạn xảy ra là điều có thể và khơng
chắc chắn. Trong khi đó thì các nhân tố liên quan là hiểm họa – lửa chính là nguyên nhân ; là
nguy cơ – các nhân tố có thể làm xúc tác như sự vơ ý thức của chủ nhà , các chất kích thích
lửa; và sau cùng sẽ gây ra tổn thất – căn nà bị hỏa hoạn và thiêu trụi đồ đạc , tài sản thậm chí
gây ra thiệt hại về người.
1.1.4. Một số phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ và tổn thất
Các rủi ro đó do nhiều ngun nhân, ví dụ như: các rủi ro do môi trường thiên nhiên: Bão,
lụt, động đất, rét, hạn, sương muối, dịch bệnh v.v...
Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học và kỹ thuật. Khoa học và kỹ
thuật phát triển, một căn nhà thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của
con người: nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn ô tô, hàng không, tai
nạn lao động v.v...
Các rủi ro do môi trường xã hội: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro
cho con người. Chẳng hạn, nếu xã hội tổ chức quản lí chặt chẽ - mọi người làm việc và sống
theo pháp luật thì sẽ khơng gây ra hiện tượng thất nghiệp, trôm cắp, nếu làm tốt công tác chăm
sóc sức khỏe sẽ hạn chế được rủi ro khơng đáng có như hỏa hoạn, bạo lực, v.v...
Rủi ro thường xuyên để lại những hậu quả hoặc những kết quả ngồi ý muốn cho con
người. Việc đối phó với rủi ro là việc rất thiết và từ đó mà người ta đã có nhiều biện pháp khác
nhau nhằm phịng tránh, kiểm soát và khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra. Lịch sử đã ghi nhận

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

15



Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

rất nhiều biện pháp đối phó với rủi ro và phổ biến nhất trong số này phải kể đến các biện pháp
được trình bày sau đây:
Né tránh rủi ro
Có thể nói đây là một biện pháp rất đơn giản, được áp dụng thường xuyên trong đời sống
nghề nghiệp và sinh hoạt hằng ngày, khi mà các cá nhân lựa chọn cách ứng biến để qua đó
khơng can dự vào những sự kiện có phát sinh rủi ro, đồng nghĩa với loại trừ khả năng gặp phải
tổn thất.
Ví dụ: như để tránh tai nạn giao thơng thì người ta chọn cách khơng ra đường, muốn tránh
thua lỗ chứng khốn thì đầu tư quyết định khơng rót tiền vào bất kỳ loại chứng khốn nào trên
thị trường,... Né tránh rủi ro có thể mang lại nhiều hiệu quả nhưng chỉ giới hạn trong một số
trường hợp nhất định, khi mà với những rủi ro thuộc dạng khơng thể nào tránh né được thì biện
pháp né tránh rủi ro lúc này lại tỏ ra không phù hợp. Bản thân cuộc sống của con người vốn dĩ
đã bao hàm rất nhiều rủi ro không thể lẫn tránh và hơn nữa sứ mệnh con người đôi khi được
tạo hóa ban cho là việc chấp nhận để đương đầu với rủi ro.
Ngoài ra bối cảnh kinh tế học phát triển, tính hợp lí của biện pháp né tránh rủi ro cịn được
đánh giá thơng qua chi phí (có thể bằng tiền hoặc khơng bằng tiền) của sự lựa chọn tình huống
có rủi ro so với chi phí phát sinh tình huống lựa chọn khác và từ đó sẽ xuất hiện chi phí cơ hội.
Lấy ví dụ, một người muốn tránh rủi ro khi di chuyển bằng máy bay nên đã lựa chọ di chuyển
bằng xe khách để thay thế. Lựa chọn này có chi phí cơ hội rất lớn khi mà người đó phải mất
thời gian lâu hơn gấp nhiều lần để di chuyển, cộng với chất lượng phụ vụ xe khách có thể
khơng tốt bằng so với máy bay. Rõ ràng lúc đó tính hợp lý của biện pháp né tránh rủi ro sẽ
được xem xét lại.
Ngăn ngừa tổn thất
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất đưa ra các hành động làm giảm khả năng xảy ra tổn

thất hay cụ thể là tác động làm giảm tần số tổn thất. Lúc này thì xác suất dẫn đến tổn thất và
gây ra thiệt hại sẽ được kéo giảm. Chẳng hạn như để giảm thiểu các vụ tai nạn trong lao động
thì chủ doanh nghiệp đã tổ chức các khóa học về an tồn lao động cho người làm việc tại đơn
vị mình để qua đó nâng cao hơn kiến thức, kinh nghiệm trong việc đảm bảo an toàn lao động,
các lớp tập bơi ở nhiều nơi được dựng lên để giúp nhiều trẻ em có đủ kỹ năng phịng vệ trước
những tình huống mà rủi ro đuối nước có thể xảy ra và gây ra thiệt hại khơn lường, hay bệnh
tật có thể phần nào được đẩy lùi nếu người ta trang bị cho mình một cuộc sống lành mạnh và
chế độ ăn uốn hợp lý. Như vậy có thể thấy biện pháp ngăn ngừa tổn thất chính là biện pháp
tác động vào yếu tố nguy cơ làm phát sinh và gia tăng khả năng tổn thất , khiến cho nguy cơ
này bị kéo giảm hoặc thậm chí có thể bị triệt tiêu.
Giảm thiểu tổn thất
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

16


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

Trong tình huống khi mà tổn thất xảy ra thì người ta có thể giảm thiểu tổn thất thơng qua
các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại phát sinh, tức tác động đến khả năng tổn thất thông qua
mức độ tổn thất.
Ví dụ: khi một vụ tai nạn giao thơng thì người ta khẩn trương đưa người bị nạn đến ngay
bệnh viện kịp thời, hay như trong xe tô được trang bị các bình xịt dập lửa phịng khi xe bốc
cháy và để giảm xuống mức thấp nhất có thể khi tổn thất phát sinh. Đặc biệt như trong lĩnh vực
ngân hàng, một khoản cấp tính dụng khi phát sinh rủi ro và gặp khó khăn trong q trình thu
nợ, lúc này tổn thất ít nhiều đã hiện hữu và khi đó phía ngân hàng sẽ ngay lập tức tiến hành các
biện pháp xử lý nghiệp vụ để làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất như đôn đốc khách
hàng trả nợ, đề nghị bổ sung thêm tài sản thế chấp, trích lập dự phịng,... Trong thục tế thì biện

pháp giảm thiểu tổn thất được áp dụng khá nhiều trong hoạt động kinh doanh và tài chính.
Về mặt bản chất đã ghi nhận giữa biện pháp đã ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất
luôn tồn tại một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thử hình dung các lần khám sức khỏe định
kỳ, rõ ràng nó khơng thể tiêu diệt được bệnh mà chỉ là cơ sở để qua đó phát hiện và hỗ trợ chữa
trị kịp thời cho những người không may mắc pahri bệnh. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định
kỳ này lại lag bàn đạp trong việc gợi nhắc cho nhiều người về việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe
để tránh xe bệnh tật. Lúc này, dễ thấy hành động giảm thiểu tổn thất đã ảnh hưởng tới ý định
ngăn ngừa tổn thất của con người.
Chấp nhận rủi ro
Biện pháp này có thể được cho là đơn giản và ít hao phí cơng sức nhất mà người ta áp
dụng trong việc đối phó với rủi ro khi mà sự tự gánh chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại do
tổn thất là yếu tố điển hình. Sở dĩ người ta lựa chọn cách thức này thay vì đưa ra hành động
khác là xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết là việc trong nhiều trường hợp, người ta
hoàn toàn đủ khả năng để bù đắp thiệt hại khi có tổn thất rủi ro gây ra. Chẳng hạn như thiệt hại
về yếu tố tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, chính sách nhà nước đưa ra và ngân hàng thực
hiện là tiến hành trích lập dự phòng rủi ro để chủ động bù đắp cho các khoản nợ xấu gặp khó
khăn trịn cơng tác thu hồi. Tiếp theo đó người ta cịn chấp nhận rủi ro khi khơng cịn phương
pháp nào khác tốt hơn để giải quyết vấn đề. Điển hình như trong xã hội ngày nay, nhiều loại
thực phẩm bẩn và có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng xuất hiện ngày càng phổ biến trên thị
trường, qua đó đe dọa sức khỏe con người và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Thế nhưng
một bộ phận khơng nhỏ người đã khơng cịn cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận những
rủi ro này, khi bản thân khơng tìm ra cách để giải quyết do vấn đề về kinh tế hay quan niệm cá
thể. Chưa dừng lại ở đó, trong nhiều trường hợp thi người ta còn chấp nhận rủi ro dựa trên sự
suy tính chủ động và yếu tố đầu cơ. Dễ thấy nhất phải kể đến trong lĩnh vực kinh doanh đầu
tư, nơi mà người ta luôn quan niệm sự liều lĩnh càng lớn sễ đổi lại kết quả thu được càng có

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

17



Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

giá trị cao. Một nhà đầu tư sẵn sàng “ lướt sóng” trên những cổ phiếu có giá trị biến động mạnh,
tức rủi ro cao với hy vọng ngự trị là một khoản lợi nhuận lớn sẽ đến với anh ta.
Từ những vấn đề đã trình bày thì có thể thấy biện pháp chấp nhận rủi ro được tách ra thành
hai nhóm, đó là chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động. Với chấp nhận rủi ro
thụ động, người gánh chịu tổn thất hồn tồn khơng có bất kỳ sự chuẩn bị trước nào và sau khi
tổn thất xay ra thì họ có thể dễ dàng bù đắp bằng cách tự thân vận động hay nhờ đến sự hỗ trợ
của người khác. Ngược lại trong chấp nhận rủi ro chủ động, người ta tiến hành thiết lập các
quỹ dự phịng, chủ động tích lũy và tiết kiệm để ngay từ đầu luôn trong trạng thái sẵn sàng bù
đắp tổn thất do rủi ro gây ra.
Chuyển giao rủi ro
Chuyển giao rủi ro là biện pháp mà người ta sử dụng để chuyển thiệt hại phát sinh (về
mặt tài chính) từ rủi ro sang cho người khác gánh chịu. Sử dụng phương pháp này, người ta sẽ
tìm cách chuyển một phần hoặc nhiều lúc là toàn bộ rủi sang cho người khác, với rất nhiều các
hình thức hốn chuyển được triển khai linh hoạt trong đời sống và trên từng lĩnh vực chun
mơn.
Ví dụ như trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, người ta thấy rủi ro sẽ xảy đến mảnh
đất mà mình đang sở hữu khi mà trong tương lahi sẽ bị nhà nước thu hồi, giải tỏa và đền bù
với giá trị thấp nên người đó đã cố gắng bán mảnh đất này đi và nếu giao dịch thành cơng thì
lúc này rủi ro đã được hốn chuyển sang cho phía người mua. Hay như trong lĩnh vực tài chính,
một ngân hàng có một khách hàng vấy với dự án sắp triển khai và nhận thấy sẽ khá rủi ro nếu
tài trọ toàn bộ cho dự án này nên phía ngân hàng đã tiến hành nghiệp vụ đồng tài trợ. Lúc này,
với sự kết hợp với các ngân hàng khác thì có thể nói một phần rủi ro được chuyển từ một ngân
hàng ban đầu sang cho nhiều ngân hàng khác.
Bảo hiểm
Biện pháp cuối cùng là bảo hiểm, được đánh giá là có hiệu quả xử lý rủi ro cao hơn hết.

Đây cũng là một hình thức hốn chuyển rủi ro, nhưng với cơ chế đặc thù mang tính chất khoa
học là chuyển rủi ro cho số đông người ở một mức độ vừa phải trên cơ sở hợp đồng sao cho
mỗi cá nhân sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ thiệt hại do tổn thất gây nên, trong khi các
cơ chế khác sẽ chỉ làm lợi cho một bộ phận người trong nhóm và những người trong nhóm con
lại sẽ chịu thiệt. Việc ra đời của bảo hiểm để đối phó với rủi ro được xem là tất yếu khách quan
trong cuộc sống của con người. Một xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển, vấn đề về rủi ro
cũng theo đó mà ngày một phức tạp hơn thì biện pháp bảo hiểm lại càng tỏ rõ vị thế đầu tàu
của mình trong việc đối phó với rủi ro.

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

18


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

1.2. Quản trị rủi ro
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro
Trong mọi hoạt động, con người ln có nguy cơ gặp phải rủi ro vì những nguyên nhân
khác nhau, như: bão lụt, hạn hán, ốm đau, bệnh tật tai nạn… Mỗi khi gặp phải rủi ro thường
gây nên những hậu quả khó lường làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và đến sức khoẻ của
con người. Bởi vậy, ngay từ khi xã hội lồi người xuất hiện thì nhu cầu an tồn đối với con
người cũng xuất hiện và nó là một trong những nhu cầu vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm
cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro trong cuộc sống cũng như
trong sản xuất. Phương pháp bảo vệ lúc đầu là rất đơn giản và đôi khi là mù quáng, bằng cách
họ luôn luôn cầu xin các đấng thần linh và chúa trời phù hộ dể được yên ổn, an tồn. Và chẳng
bao lâu con người đã tìm ra cách thức bảo vệ một cách có tổ chức. Các nhà khảo cổ học đã tìm
thấy những vết tích chứng minh sự tồn tại của các tổ chức cứu hộ tương hỗ đối với các thợ tạc

đá Ai Cập cổ đại từ 4.500 năm trước công nguyên. Hay người BaBi-Lon đã đưa ra những quy
tắc trong việc tổ chức các phương tiện vận tải bằng xe kéo và đặc biệt đã quy định phân chia
các thiệt hại do mất cắp và bị cướp cho các thương gia cùng gánh chịu. Thời La Mã cổ đại đã
có những hội đồn kết tương trợ của các tập đồn lính có cùng nhu cầu, bằng cách người ta đã
dùng quy chế của toàn tang lễ Lanuvium tổ chức tang lễ cho tất cả các thành viên đã có tiền
đóng góp cho hội từ khi họ còn sống. Đến thời Trung cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã
được hình thành và phát triển với bằng chứng là người ta đã tìm thấy các bản hợp đồng bảo
hiểm cổ xưa nhất ở các cảng biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương… Khi cuộc sống và sản
xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu an toàn cũng được con người ngày càng quan tâm nhiều
hơn. Đặc biệt là khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển, một mặt đã làm tăng năng suất
lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống.
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro sẽ giúp Ban Giám đốc doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác, hiệu
quả; đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại của những rủi ro trong quá trình điều hành, quản lý.
Đối với các doanh nghiệp chú trọng đến quản trị rủi ro thì cơng việc này sẽ cung cấp các
thơng tin rủi ro và biện pháp khắc phục cho HĐQT/ Ban TGĐ để đảm bảo hoạt động kinh
doanh, sản xuất không bị gián đoạn.
Khơng những vậy, quản trị rủi ro cịn hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến
lược đã đặt ra nhờ vào việc đánh giá khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng của các tình huống
xấu nhất; truy tìm đến tận cùng nguồn gốc gây ra thiệt hại và giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu
quả với sự thay đổi của mơi trường kinh doanh.
Thơng thường, quy trình quản lý rủi ro thường gồm 6 bước dưới đây.
Bước 1: Xác định giới hạn xử lý rủi ro
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

19


Bảo hiểm


Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

Ở bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được bối cảnh và môi trường kinh doanh trong
việc thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp để từ đó xác định được giới hạn xử lý rủi
ro, mức độ quản lý rủi ro; đồng thời gắn kết các hoạt động với các bước cơng việc chính trong
quản lý rủi ro.
Bước 2: Nhận diện rủi ro
Ở bước này, doanh nghiệp phát hiện được các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực
hiện mục tiêu chiến lược, hoạt động sản xuất, kinh doanh …; Sau khi có danh sách các sự kiện
thì phân chia thành rủi ro cấp doanh nghiệp, rủi ro cấp đơn vị và phân nhóm chúng để quản lý.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Ở bước này, doanh nghiệp cần đánh giá các rủi ro có khả năng xảy ra hay khơng và ảnh
hưởng của các rủi ro đến tình hình kinh doanh, sản xuất; đồng thời xem xét các biện pháp kiểm
soát rủi ro.
Dựa vào bảng phân cấp, phân nhóm rủi ro ở bước 2; doanh nghiệp sẽ xác định được mức
độ ưu tiên quản lý dựa trên bộ tiêu chí đo lường được lượng hóa gắn với giá trị cụ thể cho khả
năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro; từ đó xác định mức độ chấp nhận rủi
ro của doanh nghiệp cho từng loại rủi ro.
Bước 4: Ứng phó rủi ro
Đây là bước doanh nghiệp xây dựng các giải pháp, hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro
xuống mức có thể chấp nhận được. Và các phương án ứng phó rủi ro này phải tương ứng với
mức độ rủi ro, chi phí của từng phương án ứng phó đã được lập ở bước 1.Trong một số trường
hợp, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương án ứng phó rủi ro để đạt kết quả cao nhât mà
vẫn đảm bảo chi phí ứng phó ở mức cho phép.
Bước 5: Kiểm sốt rủi ro
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm sốt và ứng phó
với rủi ro gồm có:
Kiểm sốt phịng ngừa: các biện pháp xử lý để ngăn chặn các lỗi, sự cố hay hành động/giao
dịch khơng mong muốn xảy ra;
Kiểm sốt phát hiện: giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm sốt

phịng ngừa cịn thiếu sót và lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch, từ đó có các biện pháp ứng
phó phù hợp;
Kiểm sốt khắc phục: các biện pháp xử lý để khôi phục về trạng thái ban đầu hoặc giảm
hậu quả, thiệt hại của các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch đã xảy ra.
Bước 6: Giám sát và báo cáo
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

20


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ giám sát và báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và những thay
đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp.

1.2.3. Lựa chọn phương thức xử lý rủi ro và quản trị rủi ro
Các phương thức xử lý rủi ro có thể kể như là: tránh né rủi ro, gánh chịu rủi ro, giảm thiểu
nguy cơ và giảm thiểu tổn thất, hoán chuyển rủi ro, giảm thiểu rủi ro
Tránh né rủi ro
Trong cuộc sống hàng ngày, con người có xu hướng thực hiện những lựa chọn tốt hơn,
hiệu quả hơn nhằm né tránh được những nguy cơ có thể xảy ra tổn thất
Ví dụ 1: vì sợ tai nạn máy bay, người ta không đi máy bay,…
Tuy nhiên, chỉ có thể tránh được rủi ro khi ở đó có sự lựa chọn và sự lựa chọn đó là hợp
lý. Trong kinh tế thị trường, sự hợp lý (hay không hợp lý) của phương thức né tránh được định
bởi giá phí của sự lựa chọn đó so với giá phí của những lựa chọn khác
Ví dụ 2: vì sợ tai nạn máy bay, người ta không đi máy bay mà chọn đi bằng tàu điện. Tuy
nhiên, nếu đi bằng tàu điện thì thời gian di chuyển có thể dài hơn gấp 10 lần, một chi phí cơ
hội rất lớn

Gánh chịu rủi ro
Trong những trường hợp bất khả kháng, người ta đành chấp nhận gánh chịu rủi ro:
+ Khi khơng cịn phương thức nào tốt hơn để giải quyết
+ Do không thấu đáo được rủi ro đó
+ Do sức ỳ, sự thụ động đã trở thành tập quán, thông lệ
+ Chấp nhận gánh chịu một rủi ro suy tính, rủi ro đầu cơ
Giảm thiểu nguy cơ – giảm thiểu tổn thất
Giảm thiểu nguy cơ là triệt tiêu yếu tố tồn tại có thể làm gia tăng khả năng tổn thất, làm
cho rủi ro ổn định và gần với suy đoán hơn. Khi rủi ro xảy ra, đối tượng đã bị thiệt hại thì yêu
cầu phải làm giảm tổn thất ở mức thấp nhất
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

21


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

Hoán chuyển rủi ro
Đối với những rủi ro không thể tránh né, người ta cố gắng tìm cách chuyển một phần hay
tồn bộ cho người khác qua các hình thức sau:
Nghịch hành: Tham gia vào hai chiều trái ngược nhau của cùng một sự việc. Vì thế, rủi
ro bị vơ hiệu hóa.
Cho thầu lại (tồn bộ hay một phần) các hợp đồng đã ký kết
Bảo hiểm: mỗi người tham gia bảo hiểm đóng một khoản phí nhỏ vào quỹ bảo hiểm để
khi có rủi ro thì nhà bảo hiểm sẽ bù đắp các tổn thất. Cách xử lý rủi ro của hình thức này là
triệt để nhất. Bằng cách này rủi ro được cả cộng đồng gánh chịu, hay nói cách khác nó được
hốn chuyển từng phần nhỏ qua từng người khác.
Giảm thiểu rủi ro

Ngoài bảo hiểm, các phương thức vừa nêu đều không thực hiện được điều này. Bảo hiểm
vừa là phương thức hoán chuyển rủi ro vừa là một phương thức giảm thiểu rủi ro.
Do tập trung được số đơng, kỹ thuật bảo hiểm có thể thống kê tính tốn tương đối chính
xác khả năng tổn thất trong tương lai. Mức độ chính xác càng cao, mức độ bất trắc càng giảm
làm cho rủi ro cũng được giảm theo
Tuy nhiên, khơng phải tất cả các rủi ro đều có thể được bảo hiểm. Và trong các rủi ro được
bảo hiểm, nhà bảo hiểm lựa chọn đảm bảo rủi ro nào là còn phụ thuộc vào khả năng nghiệp vụ
và tầm vóc của cơng ty mình.
1.3. Bảo hiểm
1.3.1. Định nghĩa
Bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng, theo đó, bên bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền hoặc bổi
thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở
người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Việc trả tiền hoặc bồi thường được thể hiện bằng
một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm và người bảo hiểm.
1.3.2. Vai trị tác dụng của bảo hiểm
1.3.2.1. Khía cạnh kinh tế - xã hội
Bảo hiểm đóng vai trị là một phương thức lập quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm) để bù đắp những
thiệt hại do rủi ro (thiên tai, tai nạn...) hoặc do các sự kiện liên quan đến đời sống con người
(sự kiện chết, ốm đau...). Hình thức sơ khai của bảo hiểm mang tính cộng đồng là lập quỹ tương
trợ. Quỹ này do những người có quan hệ nghề nghiệp lập ra để,giúp đỡ thành viên gặp rủi ro.
Hơn 4.000 năm trước Công nguyên, các thợ đá ở Ai Cập, các thương nhân đ Trung Quốc đã
biết liên kết cộng đồng để bảo hiểm thông qua việc lập các quỹ tương trợ. Hình thức bảo hiểm
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

22


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm


nhằm mục đích thương mại đầu tiên xuất hiện ở Babylon vào khoảng 1.700 năm trước Công
nguyên. Khác với phương thức tổ chức và hoạt động của các quỹ tương trợ, bảo hiểm nhằm
mục đích thương mại, do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Cùng với sự ra đời của các tổ
chức bảo hiểm chuyên nghiệp, phương thức và kĩ thuật thực hiện kinh doanh bảo hiểm cũng
ngày càng phát triển. Ở Italia, Tây Ban Nha đầu thế kỉ XIV các bản hợp đồng hàng hải đã được
thiết lập.
Ở Anh, từ cuối thế kỉ XVII bảo hiểm hàng hải được thực hiện như một nghiệp vụ kinh
doanh và đến đầu thế kỉ XVIII, nhiều nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm mới ra đời như bảo hiểm
hoả hoạn (cùng với sự phát triển các đô thị ở thế kỉ XVIII), bảo hiểm thân thể... Sự ra đời và
phát triển của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm trở thành ngành kinh doanh
dịch vụ với nhiều loại hình bảo hiểm (có tới 100 và được chia thành ba loại lớn: bảo hiểm con
người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm) và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà tư
bản. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc
nhà nước độc quyền kinh doanh bảo hiểm nên hoạt động bảo hiểm mang tính thương mại gọi
là bảo hiểm nhà nước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước cho phép các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh kinh doanh bảo hiểm, do đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm khơng
thuần t mang tính nhà nước như trước. Hợp đồng bảo hiểm được kí kết giữa bên bảo hiểm
và người tham gia bảo hiểm. Bên bảo hiểm là bên nhận phí bảo hiểm và có trách nhiệm chỉ trả
tiền bảo hiểm hoặc đền bù vật chất bị tổn thất khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Ở Việt Nam, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động kinh doanh bảo hiểm
do Tổng công ti bảo hiểm Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 179/CP của Hội đồng Chính
phủ ban hành ngày 17.12.1964. Tổng công ti bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) được
thành lập ngày 25.01.1975, là cơ quan bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam gồm nhiều công tỉ ở các
tỉnh, thành trực thuộc trung ương. Bảo Việt là thành viên của Hội đồng bảo hiểm trách nhiệm
chủ tàu miền tây nước Anh (WOE). Đây là hình thức tái bảo hiểm, một thông lệ phổ biến trên
thế giới. Các cơng tí bảo hiểm quốc gia thường mua bảo hiểm của các công tỉ tái bảo hiểm quốc
tế nhằm phân tán rủi ro mà mình chịu trách nhiệm bảo hiểm và chịu sự tổn thất.
1.3.2.2. Khía cạnh tài chính
Bảo hiểm không chỉ đơn thuần là khắc phục những hậu quả của rủi ro mà hoạt động bảo

hiểm còn là cơ sở quan trọng trong vấn đề kiểm soát rủi ro, cụ thể ở việc chủ động phòng ngừa
và hạn chế thấp nhất khả năng tổn thất xảy ra. Trong quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm
giữa các bên, tổ chức bảo hiểm ln tích cực nghiên cứu và triển khai các biện pháp phòng
tránh rủi ro, ý thức đảm bảo an toàn đối với những người tham gia bảo hiểm cũng được gia
tăng đáng kể. Từ đó, việc làm chủ động này hồn tồn khơng chỉ được nhìn nhận dưới góc độ
nhằm giảm bớt chi phí bồi thường và nâng cao lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm mà cịn
quan trọng hơn rất nhiều khi nhìn nhận dưới góc độ xã hội, nó góp phần giảm bớt khả năng
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

23


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

xảy ra tổn thất, giúp chủ động phòng tránh những thiệt hại về kinh tế - xã hội trong đời sống
quốc gia.
Bảo hiểm còn giúp tạo tâm lý an tâm trong cơng việc và cả sự an tồn trong cuộc sống
của con người. Các học thuyết nghiên cứu về vấn đề nhu cầu cần có gắn liền với bản chất của
con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã chỉ ra nhu cầu về sự an toàn gần như là yếu
tố không thể thiếu đầu tiên. Môi trường sống, môi trường làm việc của con người đang ngày
càng trở nên phức tạp, vấn đề rủi ro cũng theo đó mà gia tăng và đặt nhu cầu được an toàn của
con người vào mối đe dọa. Chính trong tình huống như thế, bảo hiểm đã xuất hiện và trở thành
giải pháp cực kỳ hữu hiệu, góp phần đáng kể vào việc tạo ra cũng như duy trì trạng thái tâm lí
an tâm trong cơng việc, an tồn trong cuộc sống cho con người.
1.3.3. Bản chất của bảo hiểm
Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả
những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Nói cách khác, bảo hiểm hoạt động dựa trên quy
luật số đông. Cơ chế hoạt động cuae bảo hiểm là tạo ra sự đóng góp của số đơng vào sự bất

hạnh của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán
hậu quả tài chính cho những vụ tổn thất. Như vậy, mối quan hệ tỏng hoạt động bảo hiểm không
chỉ là mối quan hệ giữa nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm mà còn là tổng thể các mối quan
hệ giauwx những người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm.
1.3.4. Phân loại bảo hiểm
1.3.4.1. Bảo hiểm xã hội
Khái niệm
Theo Luật bảo hiểm xã hội được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 (từ nay gọi là Luật BHXH 2006)
thì bảo hiểm xã hội là: “Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Đặc điểm của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội trên thế giới đã có bề dày lịch sử phát triển hàng trăm năm. Bảo hiểm xã
hội giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống an ninh xã hội của mỗi quốc gia. Đặc điểm của BHXH
thể hiện qua một số khía cạnh sau:
BHXH là một chế định pháp lý bắt buộc nhằm chia sẻ rủi ro của cộng đồng. Mục tiêu cơ
bản của BHXH là thực thi chính sách xã hội, khơng nhằm mục đích kinh doanh.
BHXH là cơ chế đảm bảo cho người lao động chống đỡ những rủi ro của chính bản thân
(rủi ro con người).
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

24


Bảo hiểm

Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm

BHXH là một bộ phận của hệ thống an ninh xã hội được thực hiện theo nguyên tắc có

đóng góp. Và được thực hiện trên một “nhóm mở” của người lao động.
BHXH thực hiện nguyên tắc chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm, lấy đóng góp
phí bảo hiểm của số đơng bù đắp lại tổn thất của số ít.
Ở nước ta, theo điều 4 Luật BHXH năm 2006, Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ
sau:
1.Ốm đau
2.Thai sản
3.Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
4.Hưu trí
5.Tử tuất
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và
chia sẻ giữa những người tham gia BHXH
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền
lương, tiền cơng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ
sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức
lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định theo từng thời kỳ
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã
đóng bảo hiểm xã hội
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử
dụng đúng mục đích, được hạch tốn độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội thất nghiệp
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo kịp thời và
đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. (Theo Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội Việt
Nam 2006)
1.3.4.2. Bảo hiểm thương mại
Khái niệm
Bảo hiểm thương mại là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh
bảo hiểm (DNBH) trên thị trường bảo hiểm


KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

25


×