Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS hà tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.61 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD&ĐT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI
TRƯỜNG THCS HÀ TIẾN

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hiền
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Hà Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Quản lý

THANH HĨA NĂM 2021
0


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


13
14
15
16
17
18
19

Mục lục
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng
2.2.2. Kết quả của thực trạng
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng hằng năm.
2.3.2. Phát hiện và lựa chọn đội tuyển học sinh
giỏi.
2.3.3. Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng.
2.3.4. Tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

3.2. Kiến nghị.

Trang
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
5
6
8
9
10
10
10

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài
Trường THCS Hà Tiến nằm trên địa bàn xã miền núi thuộc huyện Hà
Trung một ngôi trường đã đào tạo được nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp

huyện, cấp tỉnh. Hiện nay các em đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực trong và ngoài
nước. Song trong một vài năm qua số lượng học sinh giỏi các cấp giảm sút. Từ
năm học 2016 – 2017 cho đến năm học 2019-2020 đặc biệt là học sinh giỏi cấp
tỉnh. Bản thân tôi là một Hiệu trưởng được chuyển về công tác tại trường từ năm
học 2018-2019. Qua các năm trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, nay tôi mạnh
dạn chọn đề tài “Kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường
THCS Hà Tiến” để đưa ra một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm duy trì độ ổn định
về số lượng và nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp trong nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng học
sinh giỏi đối với học sinh THCS tại trường THCS Hà Tiến từ năm học 2016
-2017 đến năm học 2019-2020. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong cơng tác
chỉ đạo nhằm duy trì ổn định về số lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường
từ năm học 2020 -2021 và các năm tiếp theo, nâng cao chất lượng mũi nhọn,
duy trì và nâng cao số lượng giải của tất cả các môn dự thi đối với kỳ thi HSG
các mơn văn hóa các cấp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Về học sinh: Nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh của trường THCS
Hà Tiến từ năm học 2016 -2017 đến năm học 2020 – 2021.
Về giáo viên: Các thầy cô giáo trong tập thể trường THCS Hà Tiến.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phương pháp quan sát, đánh giá nhận xét.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp thực nghiệm khoa học.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

2



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII/1996 nhận định: “Cơng tác quản lí
GD&ĐT có những mặt yếu và bất cập; cơ chế quản lí của ngành GD&ĐT chưa
hợp lí… phương pháp giáo dục đào đạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính
chủ động, sáng tạo của người học”
Nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới
chương trình giáo dục phổ thơng lần này là “Xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, SGK phổ thơng mới nhằm nâng cao giáo dục tồn diện
thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận
trình độ giáo dục phổ thơng ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”
Chỉ thị 40-CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lí giáo dục ghi rõ: “Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản
phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý
thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên
cứu tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người
học...”
Đảng và nhà nước coi việc giáo dục là quốc sách hàng đầu. Để đáp ứng
thời đại công nghệ 4.0 cần đòi hỏi một lực lượng con người giỏi về CNTT, ứng
dụng khoa học công nghệ một cách mạnh mẽ, từ xưa cha ơng chúng ta đã có câu
“Hiền tài là ngun khí quốc gia” vì vậy muốn đưa đất nước vươn ra tầm thế
giới, sánh vai với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới thì cần có
nguồn nhân lực tài giỏi. Muốn đạt được điều đó thì phải coi trọng việc lựa chọn
và bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi các môn học ngay từ cấp THCS.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng
Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực tế hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi tôi nhận thấy: Xã Hà Tiến, huyện Hà Trung là là một xã có truyền thống

hiếu học nhiều con em của xã trước đây học tập tại ngôi trường THCS Hà Tiến
hiện nay rất thành đạt giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy của các cấp.
Người dân đặc biệt quan tâm đến chất lượng học tập của con em mình nhưng
thường hướng con em học theo kiểu thực dụng: Học để thi đỗ vào THPT và sau
này là thi đỗ vào Đaị học, Cao đẳng. Chính vì vậy, ngay từ bậc THCS, các em
học sinh đã được định hướng theo kiểu học phân luồng, chú trọng những mơn
Tốn, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh nâng cao, cịn những mơn như Sinh học, Lịch
sử, Địa lý, GDCD... ít em theo học bồi dưỡng nâng cao. Nhiều em có năng lực,
đạt kết quả cao trong học tập các môn Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý,
GDCD được chọn vào đội tuyển thì phụ huynh học sinh lại tha thiết xin cho con
em mình ra khỏi đội tuyển.
“Kỳ thi học sinh giỏi năm học 2017-2018, nhiều học sinh có lực học giỏi
sau khi đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện nhưng khơng dốc
tồn tâm, tồn lực vào làm bài, bài làm hời hợt khi làm bài để chọ học sinh tham
3


gia cấp Tỉnh. Khi công bố kết quả thi thấp, nhiều em tỏ ra thờ ơ, không quan tâm
...”.
Kết quả thi học sinh giỏi những năm trước của nhà trường thấp cịn do
yếu tố giáo viên. Quả thực, khơng có thầy giỏi và tận tâm thì khó có trị giỏi. Đội
ngũ giáo viên giỏi của trường THCS Hà Tiến nhìn chung có trình độ chun
mơn song vài năm vừa qua thiếu ý chí phấn đấu. Vì sao vậy, có một thực tế
không thể phủ nhận rằng mấy năm qua, biểu hiện việc tự bằng lòng trong đội
ngũ giáo viên ở trường THCS Hà Tiến đã xuất hiện. Vì thực tiễn, giáo viên đầu
tư có học sinh giỏi mất rất nhiều tâm lực nhưng khơng có sự quan tâm thù lao trí
tuệ. Biết được điều đó nhưng “lực bất tịng tâm”, khả năng tài chính của trường
có hạn để có thể chi phí ni dưỡng người tài, hơn nữa mấy năm vừa qua do số
học sinh của trường giảm giáo viên thừa do đó một số giáo viên trẻ có năng lực
được điều động chuyển xuống cấp học Tiểu học cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý

của đội ngũ giáo viên.
Những năm gần đây cấp tiểu học khơng cịn thi tuyển chọn học sinh giỏi
nên việc bồi dưỡng đối tượng học sinh giỏi ở Tiểu học cũng ít quan tâm hơn,
nên đối tượng học sinh giỏi cũng khơng có nền tảng vững vàng như trước. Về
thời gian đầu tư và phương pháp, vì mục tiêu thi là chính nên cũng mang tính
nhồi nhét, thời vụ, ít nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo.
2.2.2. Kết quả của thực trạng
Theo dõi kết quả chất lượng học sinh giỏi đạt giải qua kết quả thi học sinh
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2018 - 2019, kết
quả như sau:
Năm học

Số HS giỏi huyện

Số HS giỏi tỉnh

2016 - 2017

21

0

2017 - 2018

24

01

2018 - 2019


03

0

Ghi chú

Chỉ tổ chức lớp 9

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng hằng năm.
Đầu các năm học bản thân xây dựng kế hoạch chung và kế hoạch bồi
dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu của tất cả các khối lớp. Kế hoạch
lập ra phải đảm bảo tính khả thi và vạch ra các vấn đề cụ thể như sau:
Lựa chọn đội ngủ giáo viên tham gia bồi dưỡng.
Khung thời gian bồi dưỡng, số tiết bồi dưỡng trong năm.
Phương án bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Trách nhiệm của ban quản lý chỉ đạo, trách nhiệm của các tổ chuyên môn,
trách nhiệm của giáo viên bồi dưỡng, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các
lớp.
Kinh phí chi hỗ trợ cho giáo viên bồi dưỡng, chế độ khen thưởng cho học
sinh và giáo viên có học sinh giỏi.
Xây dựng các chỉ tiêu về số lượng học sinh giỏi các bộ môn của các tổ.
4


Thời gian kiểm tra việc ôn tập, thời gian kiểm tra dành cho học sinh.
2.3.2. Phát hiện và lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi.
Công tác phát hiện và thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 các môn văn
hóa thực chất phải được lựa chọn từ lớp 8 của năm học trước. Sau kì thi phát
hiện học sinh giỏi cấp trường các khối 6, 7, 8 hằng năm nhà trường đã tiến hành

sắp xếp cho các giáo viên bộ môn lựa chọn các em học sinh vào đội tuyển của
bộ môn được phân công phụ trách thông qua kết quả kỳ thi và thông qua các tiết
dạy bồi dưỡng trên lớp. Trên thực tế việc lựa chọn hàng năm cho thấy đây là
khâu hết sức quan trọng. Bởi vì nếu lựa chọn đúng năng khiếu, sở trường mơn
học của học sinh thì chắc chắn sẽ phát huy tốt được khả năng của học sinh đó.
Một số lưu ý khi chỉ đạo và hướng dẫn chọn đội tuyển để đạt được hiệu quả.
a) Tiêu chí trong việc lựa chọn.
Học sinh phải có tố chất thơng minh, nhanh nhẹn nắm bắt kiến thức
nhanh, có khả năng tư duy, sáng tạo trong việc vận dụng lý thuyết vào giải quyết
các bài tập.
Học sinh phải u thích mơn học từ đó tự nguyện tham gia bồi dưỡng.
tránh tình trạng bắt ép học sinh thi các môn các em không hứng thú. Trên thực tế
gia đình thường mong muốn cho các em tham gia ơn tập các mơn tự nhiên như
Tốn, Vật Lý, Hóa học, Tiếng Anh. Tuy nhiên phải xem xét khả năng của học
sinh để rồi động viên khuyến khích các em tham gia các môn phù hợp với khả
năng của bản thân.
Dựa trên kết quả học tập của năm trước, kết quả thi học sinh giỏi cấp
trường của năm học trước và sự phấn đấu nỗ lực của các em trong năm học hiện
tại. Các môn chủ động lựa chọn học sinh trên cơ sở của năm trước thì sẽ đảm
bảo hơn vì kiến thức học của các em nó có sự logic hệ thống các em đã được cọ
sát nên vào thi thì tâm lý sẽ ổn định hơn.
Hiện nay kỳ thi chọn HSG cấp THCS gồm 9 môn Văn hóa vì vậy việc lựa
chọn giữa các mơn đối với học sinh rất khó. Một số em học tốt tất cả các mơn thì
mơn nào cũng muốn lựa chọn. Chính vì vậy người quản lý phải kết hợp với giáo
viên bộ môn định hướng cho học sinh chọn đúng môn sở trường của HS. Tránh
trường hợp tập trung nhiều vào một môn nhưng kết quả lại không cao, mất cơ
hội cho những môn khác.
b) Một số chú ý khi lựa chọn đối với một số bộ môn.
Việc lựa chọn được học sinh tham gia bồi dưỡng môn nào phần lớn phụ
thuộc vào giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên để có được kết quả

đồng đều giữa các mơn, khơng để tình trạng mơn này thừa đội tuyển mơn kia
thiếu đội tuyển thì người quản lý cần có các định hướng, chỉ đạo nhằm cân đối
số lượng giữa các môn, chất lượng đội tuyển của từng môn sẽ cao hơn. Trong
khâu lựa chọn học sinh vào đội tuyển các môn người quảng lý và các giáo viên
trực tiếp bồi dưỡng cần chú ý một số kinh nghiệm sau:
+ Đối với các môn Xã hội.
Đây là các môn nặng về lý thuyết học thuộc vì vậy phải chọn đối tượng
học sinh cần cù chịu khó, có kỹ năng nắm bắt kiến thức cơ bản, chữ viết sạch sẽ,
rõ ràng.
5


Mơn Ngữ Văn: Lựa chọn các em học sinh có khả năng ứng xử giao tiếp
tốt, có kỹ năng viết bài tốt, trình bày bài sạch sẽ rỏ ràng.
Mơn Lịch sử: Lựa chọn các em học sinh có trí nhớ tốt, đam mê tìm hiểu,
ngồi việc học thuộc, học sinh phải có sự hứng thú cách nắm bắt thơng tin, nhớ
chính xác các sự kiện, các mốc lịch sử đặc biệt là năng lực nhận xét đánh giá so
sánh đối chiếu.
Mơn Địa lý: Địi hỏi các em phải có kỹ năng tư duy tổng hợp khả năng
nắm bắt dữ liệu, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng đối chiếu so sánh giữa các
vùng miền.
Môn Ngoại Ngữ: Đây là bộ mơn rất khó. Để đạt được kết quả tốt các em
phải có sự hứng thú nắm bắt kiến thức diễn đạt đúng từ, câu, có khả năng thực
hành nghe nói đọc viết tốt. Muốn đạt được kết quả cao học sinh phải thực sự
đam mê học tập bằng nhiều kênh. Riêng môn Tiếng Anh đội tuyển phải được lựa
chọn và xây dựng từ những năm đầu lớp 6 và tiến hành bồi dưỡng sàng lọc đến
năm lớp 9 để có được đội tuyển chất lượng.
+ Đối với các môn tự nhiên.
Đây là các môn học yêu cầu các em học sinh phải nắm chắc kiến thức, có
kỹ năng vận dụng thành thạo lý thuyết vào thực hành, không rập khuôn, tránh

kiểu làm bài máy móc, lựa chọn các em học sinh thông minh nhanh nhẹn, tư duy
tốt, đam mê môn học.
Mơn Tốn: Đây cũng là mơn học hết sức khó. Để có được một đội tuyển
chất lượng tham gia dự thi cũng giống như mơn Tiếng Anh thì sự chuẩn bị đó
phải bắt đầu từ năm lớp 6 và những học sinh được lựa chon phải là những học
sinh thông minh, u thích mơn học, nhanh nhẹn có khả năng tư duy tốt, có kỹ
năng tính nhanh, tính đúng và hiệu quả.
Môn Vật lý: Đây là bộ môn đã gặt hái được nhiều thành công trong các
kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp hằng năm. Có được kết quả đó là sự đam mê
học tập của các em, sự lựa chọn phù hợp của giáo viên bộ môn. Bộ môn này đã
được giáo viên thổi vào học sinh niềm đam mê trong học tập nên đã đạt được kết
quả cao.
Mơn Hóa học: Mơn hóa học là mơn mà học sinh ít lựa chọn dẫn đến
trong thực tế các em tham gia thi về lực học không bằng những học sinh thi các
mơn Tốn, Lý. Chính vì vậy bộ mơn Hóa đạt kết quả chưa cao. Để khắc phục
được vấn đề đó giáo viên bộ mơn phải làm thế nào để thu hút được các em học
đam mê môn học. Những học sinh thi bộ môn mày phải chọn được những học
sinh thơng minh, trí nhớ tốt, học tốt về mơn tốn và sử dụng thành thạo máy
tính.
Mơn Sinh học: Mơn học này phải chọn được những học sinh có lòng
đam mê học tập, chăm chỉ cần cù và chịu khó, ngồi việc siêng năng học lý
thuyết phải có kiến thức tốt để xử lý các bài tập.
2.3.3. Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng.
a) Chọn giáo viên.
Việc lựa chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng là một việc hết sức quan
trọng. Có một người thầy tâm huyết với nghề, năng lực chun mơn giỏi, nhiệt
tình trong cơng tác bồi dưỡng thì mới có được những em học sinh đạt giải cao
6



trong các kì thi. Tuy nhiên việc lựa chọn khơng nên chú trọng vào một cá nhân
mà cần phải lựa chọn làm sao phải có tính chiến lược ổn định, phải duy trì được
kết quả hằng năm, khơng để năm được năm mất, người quản lý phải biết khơi
dậy lòng đam mê, niềm tự hào của các giáo viên bồi dưỡng để họ dốc lịng mang
hết trí tuệ tài năng kiến thức của mình để bồi dưỡng cho các em học sinh đạt kết
quả cao. Căn cứ vào tình hình đội ngũ chúng tôi phân công lựa chọn giáo viên
bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ngay từ năm học trước (chẳng hạn năm học 20182019 đối với những giáo viên dạy lớp 8 chúng tôi sẽ tiến hành phân công giáo
viên này bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 cho năm học 2019-2020). Trong phân
công cần chú ý các tiêu chí sau:
Giáo viên có tay nghề vững về chun mơn: Đây là yếu tố quan trọng vì
thầy có vững về chun mơn thì mới có khả năng tư duy tìm tịi phát hiện các
đơn vị kiến thức mở rộng nâng cao cho học sinh khá giỏi. Có thầy giáo giỏi mới
đào tạo được trò giỏi. Thầy là người định hướng và khai mở kiến thức để cho
học sinh tiếp thu và khám phá. Muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết
quả cao thì phải lựa chọn được các thầy cơ có chun mơn vững ở các bộ mơn.
Có chun mơn vững nhưng khơng chịu khó, nhiệt tình thì kiến thức sẻ lu mờ vì
vậy chun mơn giỏi phải kết hợp với lịng nhiệt tình đam mê. Sự nhiệt tình sẽ
thúc đẫy chun mơn từ đó mới có niềm say mê tân tụy tìm tịi tri thức để truyền
tải cho học sinh.
Giáo viên Có trách nhiệm và tâm huyết với học sinh.
Tâm huyết với nghề luôn là động lực thúc đẫy chun mơn. Một giáo viên
có chun mơn vững vàng và đam mê tâm huyết với trị thì chắc chắn sẽ mang
đến cho các em học sinh những chuyên đề hay, những bài giảng hay và cũng là
tấm gương giúp các em hăng say tìm tịi học tập.
Ngồi những yếu tố như năng lực chun mơn nhiệt tình tâm huyết với
nghề nếu chọn được giáo viên có kinh nghiệm đã tham gia bồi dưỡng lâu năm
thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Vì kinh nghiệm của các đồng chí đó được đúc
rút qua q trình bồi dưỡng nhiều năm các đồng chí đó sẽ có sự tích lũy lựa
chọn, phân mảng kiến thức bộ mơn mình bồi dưỡng. Cả về cách ra đề, trọng tâm
kiến thức, cách trình bày của học sinh cũng được thầy cơ rèn rũa. Cũng có thể

phân cơng cho các giáo viên dạy xoay vòng bám theo từ lớp 6 cho đến lớp 9 đối
với các mơn Tốn, Tiếng Anh, Vật lý để họ nắm bắt được đối tượng học sinh từ
đó có cách giảng dạy ơn tập phù hợp, cách bố trí này sẽ giúp nhà trường không
bị động trong việc bố trí lực lượng vì qua một vài năm thì đồng chí nào cũng có
thể đảm đương được nhiệm vụ của mình và họ sẽ nắm chắc được lộ trình xuyên
suốt các kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 từ đó làm tốt hơn trong cơng tác bồi dưỡng.
b) Gắn trách nhiệm cho giáo viên bồi dưỡng.
Khi phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi tôi tiến hành họp ban
giám hiệu mở rộng gồm BGH, tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chun mơn và các
giáo viên bồi dưỡng. Mục đích là giao trách nhiệm cho giáo viên bồi dưỡng và
giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn.
Giáo viên dạy môn nào thì trực tiếp bồi dưỡng mơn đó. Dựa vào kết quả
thi các khối của năm này và kết quả thi học sinh giỏi cấp trường các khối 6, 7, 8
để giao chỉ tiêu phấn đấu cho năm tới cho từng mơn: Nếu mơn nào có đội tuyển
7


các em học sinh là mũi nhọn của trường thì giao chỉ tiêu cao, môn nào học sinh
chỉ ở mức độ khá giỏi thì giao chỉ tiêu thấp hơn. Cho giáo viên thảo luận và đi
đến nhất trí thực hiện.
Căn cứ vào điều kiện biên chế giáo viên, biên chế lớp trong nhà trường.
Người quản lý phân cho giáo viên bồi dưỡng giảm mỗi tuần từ 3 đến 4 tiết để họ
có điều kiện nghiên cứu và có thời gian bồi dưỡng hiệu quả hơn. Tạo được sự
công bằng trong chuyên môn giúp cho giáo viên bồi dưỡng cảm thấy thoải mái
và an tâm giảng dạy.
Các đồng chí tham gia bồi dưỡng phải sưu tầm và biên soạn các đề cương,
các chủ đề ôn luyện. Thường xuyên trao đổi kiến thức với những đồng chí có
thâm niên bồi dưỡng, kịp thời báo cáo những khó khăn trong cơng tác bồi dưỡng
với ban giám hiệu nhà trường để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình bồi
dưỡng.

c) Giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn.
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng thì cá nhân giáo viên
được phân cơng phải dày cơng tìm tịi, sưu tầm tài liệu giảng dạy và phải chịu
trách nhiệm chính. Tuy nhiên tổ nhóm chuyên môn cũng phải cùng với họ xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng, gom các chuyên đề, hệ thống các kiến thức để giúp
cho họ bồi dưỡng có chất lượng và hiệu quả hơn.
Trong các buổi họp tổ chuyên môn, tổ chuyên môn phải nắm được tiến độ
bồi dưỡng, tâm tư nguyện vọng khó khăn của người giáo viên bồi dưỡng, sự
phản hồi của học sinh được bồi dưỡng đối với từng môn.
Yêu cầu tất cả các thành viên trong tổ cùng với giáo viên bồi dưỡng trao
đổi kinh nghiệm với nhau và tìm tịi xây dựng các kiến thức trọng tâm của các
đề thi hằng năm, tổ chuyên môn phải có trách nhiệm phân cơng người bồi
dưỡng, người giúp đỡ giáo viên bồi dưỡng. Giáo viên cũ truyền đạt kinh nghiệm
cho giáo viên mới tham gia. Mỗi năm phải yêu cầu ít nhất một tổ chun mơn
thực hiện một chun đề cấp trường về bồi dưỡng học sinh giỏi. Các tổ chun
mơn phải có ngân hàng tích lũy đề thi học sinh giỏi hàng năm và các bộ đề tham
khảo trên mạng.
2.3.4. Tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Với học sinh: Những học sinh có thành tích cao trong đợt thi học sinh giỏi
các cấp sẽ được tuyên dương và nhận phần thưởng xứng đáng với thành tích đạt
được. Học sinh đạt giải cấp huyện: giải nhất 200.000 đồng/ 01giải, Giải nhì
1500.000đồng/01 giải, Giải ba 100.000 đồng/ 01 giải, Giải khuyến khích
80.000đồng/ 01 giải; học sinh đạt giả cấp tỉnh giải nhất 400.000 đồng/ 01 giải,
Giải nhì 300.000 đồng/ 01 giải, Giải ba 200.000 đồng/ 01 giải, Giải khuyến
khích 150.000đ đồng/ 01 giải. Việc làm này khích lệ rất lớn tới phong trào thi
đua học tập tốt trong nhà trường.
Với giáo viên: Những giáo viên có thành tích cao trong các đợt hội thi
giáo viên giỏi, các giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi đều được nhận những phần thưởng về vật chất và tinh thần tương xứng với
công sức bỏ ra giành cho công tác giáo dục. Đây là công việc cần thiết để đẩy

mạnh phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” trong tập thể sư phạm nhà trường. Cụ
thể, ngoài phần thưởng của Hội khuyến học địa phương, nhà trường hỗ trợ
8


thưởng thêm theo hiệu quả ( theo giải ) từng cấp như sau: Giáo viên dạy bồi
dưỡng có học sinh đạt giải cấp tỉnh: Giải nhất 1.000.000 đồng/ 01 giải, Giải nhì
600.000đồng/01 giải, Giải ba 400.000 đồng/ 01 giải, Giải khuyến khích
200.000đồng/ 01 giải; Có học sinh đạt giải cấp huyện : Giải nhất 300.000 đồng/
01 giải, Giải nhì 250.000đồng/01 giải, Giải ba 200.000 đồng/ 01 giải, Giải
khuyến khích 150.000đồng/ 01 giải; Có học sinh đạt giải cấp Quốc gia:
2.000.000đồng/01 giải.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Nhân tài nước ta nói chung và Hà Trung nói riêng thời nào cũng có, nếu
chúng ta biết phát hiện, bồi dưỡng đối tượng học sinh giỏi, năng khiếu và sử
dụng tài năng của đội ngũ Nhà giáo vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có
hiệu quả thì đó chính là quốc sách để tạo ra những bước đi thần kỳ cho quê
hương, đất nước. Kết quả là kỳ thi học sinh giỏi trong 2 năm học 2019 - 2020 và
2020-2021 vừa qua, đội tuyển học sinh giỏi của THCS Hà Tiến đã có nhiều học
sinh đoạt giải cấp tỉnh, là đơn vị có số giải học sinh của huyện đạt giải cấp tỉnh
nhiều thứ 2 của huyện, nâng vị trí xếp loại hiệu quả học sinh giỏi cấp tỉnh của
huyện Hà trung có bước phát triển. Có được thành tích đó là do sự quan tâm, chỉ
đạo sâu sát và triệt để của Phòng Giáo dục & Đào tạo Hà Trung, lãnh đạo Đảng ,
chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội địa phương, sự nỗ lực, quyết tâm
của các thầy cô giáo cùng các em trong đội tuyển học sinh giỏi của trường
THCS Hà Tiến. Thiết nghĩ, công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà
trường cũng là bài học không nhỏ đối với các nhà quản lý giáo dục trong cơng
cuộc tìm kiếm nhân tài, nguồn lực quan trọng làm thịnh vượng nguyên khí quốc
gia.
Số HS giỏi huyện

Số đạt
giải

Tăng, giảm
so với năm
học liền
trước

2019 - 2020

9

06

2020 - 2021

15

06

Năm học

Số HS giỏi tỉnh
Số đạt
giải

05

Tăng, giảm
so với năm

học liền
trước

05

Số HS giỏi Quốc gia
Số đạt
giải

Tăng, giảm
so với năm
học liền
trước

0

0

0

0

9


3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được giữ vững và phát triển thì vai
trị của người cán bộ quản lý là rất quan trọng, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải
có tầm nhìn và vạch ra những kế hoạch cụ thể như:

Xây dựng được kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngay
từ đầu năm sát với tình hình thực tế.
Chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, quan tâm chú trọng trong việc phụ
đạo học sinh yếu, bồi dưỡng những học sinh khá giỏi để nâng cao chất lượng đại
trà, nếu chất lượng đại trà không tốt thì chất lượng mũi nhọn khơng thể cao
được.
Người quản lý phải đam mê chuyên môn, sẵn sàng hướng dẫn cho giáo
viên cách bồi dưỡng, thường xuyên tổ chức và tham gia thảo luận các chuyên đề
về bồi dưỡng học sinh giỏi với các tổ chuyên môn.
Chăm lo xây dựng bồi dưỡng đội ngũ, mạnh về chuyên môn, tâm huyết
với nghề và tự giác trong công việc, ham học hỏi tìm tịi kiến thức thơng qua
nhiều kênh như bạn bè đồng nghiệp, các thầy giáo nhiều kinh nghiệm, tài liệu
tham khảo, tài liệu internet …
Biết phát huy nội lực của đội ngũ, không cả nể, ưu ái thiên vị mà chọn
đúng người để giao việc, tin tưởng, khơi dậy ở họ niềm tin và tinh thần trách
nhiệm để họ say chun mơn và quyết tâm chiến thắng.
Có biện pháp bồi dưỡng thiết thực phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất
của nhà trường ở từng thời điểm. Động viên khích lệ giáo viên và học sinh bồi
dưỡng ở mọi lúc mọi nơi nếu có thể.
Giao trách nhiệm cho giáo viên để họ thấy rõ trách nhiệm và vai trò của
mình trong cơng tác bồi dưỡng kể cả khi học sinh vào đội tuyển tỉnh thì trách
nhiệm bồi dưỡng vẫn thuộc về nhà trường và giáo viên bộ môn, chứ khơng phải
chỉ có giáo viên bồi dưỡng đội tuyển tỉnh.
Có sự kết hợp tốt giữa 3 mơi trường gia đình- nhà trường – xã hội, đặc
biệt phải dựa vào lực lượng phụ huynh học sinh. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng
của các em học sinh và gia đình để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc.
Với sự tâm huyết nỗ lực của các thầy cô giáo trong nhà trường. Sự chỉ đạo sát
sao của ban giám hiệu nhà trường đã giúp nhà trường luôn nằm trong tốp dẫn
đầu về chất lượng mũi nhọn, tỉ lệ học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp hàng
năm được duy trì ổn định, ngày càng có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ

thi cấp huyện và cấp tỉnh.
3.2. Kiến nghị.
Để tạo điều kiện thuận lợi đối với công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh
giỏi của các trường THCS thực hiện một cách đồng bộ ở tất cả các mơn học, đề
nghị Sở GD&ĐT cần có chế độ khuyến khích cho học sinh lớp 9 đoạt giải trong
kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh. Ví dụ như có thể cho phép những học sinh đạt giải
10


học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên được tuyển thẳng vào THPT. Nhằm tạo nên khơng
khí phấn khởi, xác định được động cơ và quyết tâm cao trong đội ngũ học sinh
và cha mẹ học sinh, các em học tập hăng say hơn, gắn bó hơn với đội tuyển, phụ
huynh học sinh quan tâm chăm chút cho con em mình nhiều hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Trung, ngày 18 tháng 04 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết:

Nguyễn Văn Hiền

11


Tài liệu tham khảo
1 - Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học THCS
2 - Chỉ thị 40-CT/TƯ


12


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng – Trường THCS Hà Tiến

TT

1.
2.
3.
4.
5.

Tên đề tài SKKN

Triển khai phương thức xã hội
hoá giáo dục trường THCS Hà
Bình năm học 2005 - 2006
Một số biện pháp chỉ đạo đổi
mới PP dạy học ở trường
THCS Hà Bình
Một số biện pháp giáo dục học
sinh cá biệt ở trường THCS Hà
Tân

Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao chất lượng trường chuẩn
quốc gia ở THCS Hà Tân
Triển khai công tác XHHGD ở
trường THCS Hà Tân

Cấp đánh giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Huyện

A

2005-2006

Huyện


B

2006-2007

Huyện

B

2007-2008

Huyện

C

2010-2011

Huyện

C

2012-2013

13



×