Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh khi dạy bài ôn tập phần văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 19 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Gorki nói: “Văn học là nhân học”. Nghĩa là thông qua các tác phẩm, văn
học phản ánh toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần và các quy luật vận động của
xã hội. Theo câu nói của Gorki thì văn học là một mơn học về con người. Và đó
khơng chỉ là con người về thể xác mà có cả con người tâm hồn. Con người tâm
hồn ở đây là con người với cuộc sống tinh thần phong phú, đa dạng. Do đó học
văn mà cụ thể là học phần văn bản, người học không chỉ biết được hiện thực
cuộc sống của con người ở mọi thời kì mà ý nghĩa sâu sắc nhất là qua các văn
bản đó, người học sẽ hiểu sâu hơn tâm hồn con người. Từ đó người học sẽ học
cách làm người, hoàn thiện cái Chân- Thiện- Mĩ của mình.
Trong các tiết dạy của phần văn bản, bản thân cảm thấy dạng bài “Ơn
tập” là dạng bài ơn lại và tổng kết nội dung mảng kiến thức học sinh đã học
trong chương trình. Vì vậy, lượng kiến thức trong bài nhiều. Các em phải hệ
thống, khái quát hoặc mở rộng thêm kiến thức. Và trong thực tế, khi dạy dạng
bài này, tôi thấy tiết học thường không sôi nổi, nhiều em lơ là, khơng hào hứng,
khí thế với việc học. Vì các em cho rằng đó là những kiến thức mình đã học rồi.
Với các em học sinh khá giỏi, các em thấy nhàm chán, với các em học sinh
trung bình, yếu tuy đã trả lời ở nhà hệ thống câu hỏi ôn tập trong sách giáo khoa
nhưng khi được gọi trả lời, các em này thường không tự tin nên ấp úng, rụt rè.
Là một giáo viên dạy Ngữ văn, ý thức được ý nghĩa sâu sắc của bộ môn
này, thấy được hạn chế của tiết dạy dạng bài “Ôn tập” phần văn bản, xuất phát
từ việc dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm,(trò là người chủ động
khám phá, lĩnh hội; thầy là người tổ chức, chỉ đạo, tạo hưng phấn, hứng thú cho
học sinh u thích học văn) nhất là hồn thành sứ mệnh của bộ mơn này như
Gorki đã nói, bản thân ln trăn trở tìm tịi cách dạy và học văn hiệu quả nhất.
Bằng kinh nghiệm giảng dạy trên lớp và khả năng của mình, trong khn khổ
bài viết này, tơi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp kích thích hứng thú học
tập cho học sinh khi dạy dạng bài Ôn tập phần văn bản”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra kinh nghiệm để kích thích hứng thú học tập, khơi gợi cảm xúc cho


học sinh khi dạy dạng bài “Ôn tập” phần văn bản để học sinh yêu thích học
văn, từ đó các em hiểu được hiện thực cuộc sống xung quanh ở mọi thời kì, hiểu
được đời sống tâm hồn con người, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm
chất, hoàn thiện nhân cách của bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các trò chơi lồng ghép trong tiết dạy dạng bài “Ôn tập” phần văn bản.
- Các đoạn phim được chuyển thể từ các văn bản đã học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như:
nghiên cứu tài liệu dạy và học tích cực; một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
áp dụng cho chương trình SGK cải cách; SGK, SGV, tài liệu trên mạng Internet;
học hỏi và rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, các cuộc
thi, các chuyên đề…
1


Kết hợp nhiều phương pháp: tích lũy, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm
sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích
kết quả thực trạng và thực nghiệm sư phạm …
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm là dạy học phát huy tối đa
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Một trong số những biện pháp
để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trị chơi. Trị chơi vừa là một hoạt động
giải trí vừa là một phương pháp giáo dục- giáo dục bằng trò chơi - một phương
pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng.
Trò chơi dạy học là một phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với mục
tiêu dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh. Đối với phần
văn bản, đây còn là phương pháp hạn chế được sự nhàm chán trong giờ học,
giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi (mục đích giải trí). Dưới sự hướng dẫn của

giáo viên, trò chơi là con đường truyền tải nội dung kiến thức bài học, học
sinh hoạt động bằng cách chơi trò chơi là một trong những cách lĩnh hội
kiến thức tự nhiên, nhẹ nhàng, nhanh, hấp dẫn và hiệu quả.
Việc lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với
những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới
hiện nay. Nó sẽ làm thay đổi khơng khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm
hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn, mạnh dạn hơn
trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo. Từ đó,
người học nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng, phẩm chất, năng lực, hồn
thiện nhân cách của bản thân.
Văn học và phim ảnh đều là các bộ mơn nghệ thuật mang tính tổng hợp,
nhưng nếu như văn học là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp gián tiếp, thì
điện ảnh là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp trực tiếp. Văn học sử dụng
ngôn từ làm chất liệu để dựng lại hiện thực cuộc sống, lấy ngơn từ làm chất liệu
xây dựng hình tượng. Với tính tính tổng hợp trực tiếp, điện ảnh vừa có khả năng
tái hiện đời sống một cách khách quan, chân thực thơng qua hệ thống âm thanh,
hình ảnh sống động, ánh sáng… tác động trực tiếp đến các giác quan thị giác,
thính giác của người xem; vừa có khả năng biểu hiện đời sống nội tâm phong
phú của con người. Chính vì lẽ đó, phim ảnh có vai trị vơ cùng quan trọng trong
việc cụ thể hóa các tác phẩm văn học và cũng tác động đến đối tượng nhanh và
hiệu quả nhất.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018- 2019 tôi được phân công dạy Ngữ văn lớp 6 và lớp 8. Khi dạy
đến dạng bài “Ôn tập” phần văn bản, mặc dù tôi đã thiết kế giáo án đầy đủ theo
sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng sau khi dạy xong, tôi
thấy:
- Tiết học gị bó.
- Khơng khí lớp học trầm. Nhiều em ngại hoạt động.
- Đa số các em ôn lại, hệ thống kiến thức một cách thụ động.
2



- Một số em được chỉ định trả lời hoặc gọi lên bảng làm bài thì rụt rè, khi
trình bày thì ấp úng.
- Kiến thức mà các em hệ thống, khái quát lại rất hời hợt.
Vì vậy, kết quả khảo sát sau tiết học chỉ đạt được:
Kết quả qua bài kiểm tra trước khi áp dụng kinh nghiệm.
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Lớp
Sĩ số
6B (25)
8B (45)

S
L
2
3

%
8%
6,7%

SL
5
9


%
20%
20%

SL
10
22

%
40%
48,9%

SL
8
11

%
32%
24,4%

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Khi dạy dạng bài “Ôn tập” phần văn bản, để khắc phục thực trạng
trên, đồng thời kích thích hứng thú học tập, khơi gợi cảm xúc và sự yêu thích
học văn của học sinh, tăng cường phát triển năng lực, phẩm chất ở các em,
cùng với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp vấn
đáp; phát hiện, gợi mở và giải quyết vấn đề; dạy học tích hợp với các mơn học
khác, đọc hoặc kể đóng vai, học sinh hoạt động thảo luận nhóm... tôi sử dụng
phối kết hợp thêm một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Kích thích hứng thú học tập cho học sinh bằng cách tổ chức
các trị chơi.

Trong q trình giảng dạy, nhất là các tiết ôn tập, bản thân nhận thấy
việc vận dụng lồng ghép các trò chơi vào tiết dạy sẽ vừa tạo được khơng khí
lớp học sơi nổi, thân thiện, giảm căng thẳng, gị bó trong q trình học, vừa
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời tạo
được sự hăng hái, thi đua trong học tập, các em tự tin hơn, nhất là ở những
em học sinh rụt rè, nhút nhát. Đặc biệt thơng qua một số trị chơi đó, các em
lĩnh hội được kiến thức của bài học nhanh, nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
Vì vậy, khi dạy dạng bài “Ơn tập” phần văn bản, tơi đã tổ chức lồng ghép các
trị chơi sau:
* Trị chơi đuổi hình bắt chữ: (Xem hình đốn nội dung)
- Trị chơi này tơi đã tổ chức ở hoạt động khởi động. Trị chơi đã tạo
khơng khí, động lực cho các em ngay ở bước “Vạn sự khởi đầu nan” của tiết
học. Đồng thời luyện cho các em nhanh mắt, nhanh tay, nhanh trí (nhớ nhanh
các kiến thức đã học).
- Ví dụ: Khi thực hiện hoạt động khởi động bài: “Ôn tập truyện dân
gian” (Ngữ văn 6 – kì I) tơi đã thực hiện trị chơi này.
- Cách tổ chức:
+ Tơi lấy tinh thần xung phong tham gia trò chơi của học sinh và chọn 2
em cùng chơi.
+ Sau khi chọn được 2 học sinh tham gia trị chơi, tơi treo 2 bảng phụ lên
bảng đen, mỗi bảng phụ có dán 12 bức tranh minh họa cho các văn bản truyện
dân gian sau: (Tranh ở mỗi bảng phụ giống nhau)
3


4


+ Tơi nêu u cầu của trị chơi: Trong vịng 1 phút hãy cho biết mỗi
bức tranh trên gợi em nhớ đến văn bản nào em đã học, hoặc đã đọc? Mỗi

văn bản đó thuộc thể loại gì?
+ Hai học sinh thực hiện yêu cầu của trò chơi bằng cách ghi tên văn bản,
thể loại vào bên dưới của mỗi bức tranh minh họa phù hợp. Các bạn học sinh ở
dưới lớp theo dõi và vỗ tay cổ vũ cho 2 bạn chơi trên bảng.
+ Trong thời gian quy định, em nào viết đúng theo yêu cầu được nhiều
tranh hơn, nhanh hơn em đó sẽ thắng.
-> Chỉ trong vịng 1 phút, 2 học sinh tham gia trò chơi đã ghi đúng tên
văn bản, thể loại của mỗi bức tranh minh họa. Còn các em học sinh dưới
lớp, sau khi theo dõi, cổ vũ cho 2 bạn chơi trên bảng cũng nhớ được các văn
bản truyện dân gian mà các em đã được học, được đọc kèm theo thể loại của
mỗi văn bản. Từ kết quả đó, tơi dẫn dắt vào bài mới.
Và đây là kết quả của 2 học sinh tham gia trị chơi đuổi hình bắt chữ mà
tơi chụp lại:

5


(Kết quả của trị chơi đuổi hình bắt chữ)
* Trị chơi tiếp sức. (Kết hợp với hoạt động nhóm)
- Trị chơi này tôi đã thực hiện ở dạng câu hỏi thống kê văn bản cùng với
một số kiến thức cơ bản của các văn bản các em đã học. Tham gia trị chơi này
các em khơng chỉ có hệ thống kiến thức cơ bản của các văn bản các em đã học
mà cịn tạo được khơng khí thi đua trong học tập, tinh thân đoàn kết, hợp tác,
tiếp sức trong nhóm học.
- Ví dụ: Khi dạy bài “Ơn tập truyện kí Việt Nam” (Ngữ văn 8- Kì I) để
hồn thành bảng thống kê theo yêu cầu của câu hỏi 1 (Lập bảng thống kê những
văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm) hiệu quả nhất, tôi đã tổ chức trò
chơi này.
- Cách tổ chức:
+ Sau khi vấn đáp học sinh và liệt kê ra được 4 văn bản truyện kí Việt

Nam mà các em được học từ đầu năm, tơi chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm
hồn thành các nội dung thông tin (Tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt,
nội dung chủ yếu, đặc sắc nghệ thuật) của một văn bản. (Bảng thống kê này
tôi kẻ vào giấy Roki và treo lên bảng đen)
Phương
Tên văn bản
Thể
TT
thức b/đ Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật
Tác giả
loại
1

Tôi đi học

2 Trong lòng mẹ
3 Tức nước vỡ bờ
4

Lão Hạc
6


+ Luật chơi và cách chơi:
Khi có hiệu lệnh bắt đầu cuộc chơi, các nhóm nhanh chóng cử một thành
viên trong nhóm mình lên bảng hồn thành một nội dung thơng tin của nhóm.
Khi thành viên nhóm nào hồn thành xong thì nhanh chóng quay về chỗ
ngồi, thành viên khác của nhóm đó tiếp tục lên hồn thành nội dung thơng tin
tiếp theo (mỗi thành viên khơng được lên hồn thành quá 1 lần). Nếu thành viên
của nhóm nào lên hoàn thành chưa về đến chỗ ngồi mà thành viên khác của

nhóm đó đã lên hồn thành thì sẽ bị phạm luật.
Sau khi các nhóm hồn thành bảng thơng tin, nếu thời gian của tiết học
cịn nhiều thì tơi cho các nhóm nhận xét chéo kết của của nhau, sau đó tơi chiếu
đáp án ở máy chiếu để các em đối chiếu với kết quả trị chơi của mỗi nhóm và tự
cho điểm. Nếu thời gian tiết học cịn ít, tôi chiếu đáp án ở máy chiếu luôn để tất
cả các nhóm tự kiểm tra kết quả của nhóm mình và các nhóm bạn rồi cho điểm.
-> Chỉ trong một thời gian ngắn với tinh thần đoàn kết, nhanh nhẹn,
các nhóm hồn thành bảng thống kê và hệ thống lại được những kiến thức
cơ bản của 4 văn bản truyện kí Việt Nam được học từ đầu năm.
Đây là kết quả của trị chơi tơi đã chụp lại:

(Kết quả của trò chơi tiếp sức)
* Trò chơi hỏi đáp (Một học sinh hỏi hoặc đưa ra yêu cầu, rồi chỉ
đinh học sinh khác trả lời).
- Trị chơi này, tơi tổ chức cho học sinh chơi khi gặp dạng câu hỏi kể lại
văn bản hoặc liệt kê các sự việc chính của một văn bản. Sau khi chơi xong các
em sẽ nhớ rất nhanh và chính xác cốt truyện của mỗi văn bản.
- Ví dụ: Khi dạy bài “Ơn tập truyện dân gian” (Ngữ văn 6- Kì I), tơi thay
câu hỏi 2 (Đọc lại truyện dân gian trong sách giáo khoa) và câu hỏi 6 (Hoạt
động ngoại khóa: Thi kể chuyện dân gian) bằng yêu cầu học sinh liệt kê lại các
sự việc chính của mỗi văn bản thơng qua việc tổ chức trị chơi này. Cụ thể tơi
u cầu học sinh liệt kê các sự việc của văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
Bắt đầu trị chơi, tơi mời một học sinh đưa ra sự việc đầu tiên của văn bản,
học sinh này đưa ra sự việc đầu tiên đúng sẽ được chỉ định 1 học sinh bất kì đưa
7


ra sự việc thứ 2. Nếu học sinh được chỉ định đưa ra sự việc thứ 2 đúng sẽ được
chỉ định học sinh khác đưa ra sự việc tiếp theo (không chỉ định lại học sinh đã
được chỉ định). Cứ như vậy cho đến sự việc cuối cùng. Trong quá trình chỉ định,

hoc sinh nào khơng đưa ra được sự việc hoặc đưa ra không đúng sẽ thua
-> Sau những lần học sinh chỉ định, các em đã lần lượt đưa ra được
các sự việc của văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
1. Vua Hùng kén rể.
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
3. Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
4. Sơn Tinh đến trước, được vợ.
5. Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
6. Hai bên đánh nhau hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
7. Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
Nếu cịn thời gian tơi thực hiện lại trò chơi tương tự với các văn bản còn
lại.
* Trò chơi xếp tranh (xếp tranh minh họa theo lần lượt các sự việc
trong văn bản)
- Đây là trò chơi tạo khơng khí sơi nổi, gay cấn cho tiết học đồng thời
luyện cho người chơi nhanh mắt, nhanh tay và nắm chắc cốt truyện (văn bản đã
học).
- Để tiến hành trị chơi, tơi đưa ra một loạt tranh (xếp lơn xộn) minh họa
cho một văn bản nào đó.
- Sau đó yêu cầu người chơi trong thời gian 1 phút xếp lại tranh theo trình
tự cốt truyện của văn bản đó.
- Ví dụ: Tơi đưa ra một loại tranh minh họa của văn bản “Thạch Sanh”
xếp lộn xộn. (Những tranh này tôi dùng nam châm gắn vào bảng phụ rồi treo lên
bảng đen)

8


(Tranh minh họa văn bản “Thạch Sanh” xếp lộn xộn)
Tôi yêu cầu người chơi trong thời gian một phút xếp lại tranh theo

đúng diễn biến của cốt truyện “ Thạch Sanh” mà em đã học.
-> Chỉ sau một phút học sinh đã xếp được 15 bức tranh minh họa văn
bản “Thạch Sanh” theo đúng diễn biến của cốt truyện:

9


(Kết quả của trò chơi xếp tranh)
Học sinh xếp tranh theo đúng thứ tự các sự việc diễn ra trong truyện
chứng tỏ các em đã nắm vững cốt truyện.
Trong quá trình tổ chức các trị chơi, để tất cả học sinh cùng hợp tác tích
cực, trị chơi hấp dẫn và hiệu quả, sau khi có kết quả đội (học sinh) thắng, thua,
tơi đều đưa ra hình thức khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời, hợp lí.
Giải pháp 2: Kích thích hứng thú, khơi gợi cảm xúc của học sinh
bằng cách đưa các đoạn phim minh họa văn bản, hoặc đoạn văn của văn
bản đã học.
Biện pháp này tôi áp dụng cho các dạng bài tập nêu cảm nghĩ về nhân vật
văn học hoặc tác phẩm văn học nào đó mà các em đã học.
Đây là biện pháp rất hiệu quả nhằm tạo hứng thú, khơi gợi cảm xúc ở học
sinh đối với nhân vật văn học hoặc tác phẩm văn học đã học. Bởi sau khi các
em đã cảm nhận được nhân vật văn học, tác phẩm văn học qua văn bản ngơn từ
thì các đoạn phim với các hình ảnh trực quan sinh động cùng diễn xuất của diễn
viên sẽ giúp các em rất dễ hình dung hiện thực cuộc sống, vẻ đẹp hay tình cảnh
của nhân vật trong văn bản. Từ đó, các em có được sự đồng cảm, cảm xúc sẽ
trào dâng.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm bài 3 (Trong mỗi văn bản, em thích
nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?) của bài “Ơn tập truyện kí Việt
Nam” (văn 8 – kì I), tôi cho học sinh xem một số đoạn phim: Lão Hạc trị
chuyện với con vàng và bán nó, chị Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà lí
trưởng, chị Dậu bán cái Tí và ổ chó cho nhà Nghị Quế.

Một số hình ảnh cắt ra từ đoạn phim:

10


(Hình ảnh trong đoạn phim Chị Dậu đương đầu với Cai lệ và người nhà lí
trưởng)

11


(Hình ảnh trong đoạn phim Chị Dậu bán con, bán chó cho nhà Nghị Quế)
12


(Hình ảnh trong đoạn phim Lão Hạc bán chó)
13


Sau khi xem xong các đoạn phim, các em thấy rõ hơn cuộc sống khổ cực
của lão Hạc, chị Dậu (người nông dân trước cách mạng tháng Tám), vẻ đẹp và
sức mạnh tiềm tàng của Chị Dậu hay vẻ đẹp đơn hậu cũng như tâm trạng đau
khổ, giày vị của lão Hạc sau khi bán con vàng. Từ đó các em đã có cảm xúc và
viết văn tốt hơn.
Và đây là một số đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Lão Hạc trong
“Lão Hạc” của Nam Cao và nhân vật Chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ” của Ngô
Tất Tố sau khi các em đã học xong văn bản và xem xong các đoạn phim.

(Đoạn văn của em Lữ Thị Hoàn- Lớp 8b) (Đoạn văn của em Mã Thị Sang- Lớp 8b)


(Đoạn văn của em Mã Thị Xinh- Lớp 8b)

(Đoạn văn của em Thu Hoài- Lớp 8b)
14


Trên đây là kinh nghiệm của bản thân được rút ra qua thực tế giảng dạy và
đã tiếp tục ứng dụng tiếp vào thực tế giảng dạy. Bản thân thấy đạt hiệu quả cao.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2019 – 2020, tôi tiếp tục được nhà trường phân công dạy môn
Ngữ văn lớp 6 và ngữ văn lớp 8, với những giải pháp trên kết hợp với các
phương pháp dạy học tích cực (Phương pháp vấn đáp; phát hiện, gợi mở và
giải quyết vấn đề; dạy học tích hợp với các mơn học khác, đọc hoặc kể đóng
vai, học sinh hoạt động thảo luận nhóm...), tơi áp dụng vào giảng dạy dạng
bài “Ôn tập” phần văn bản . Sau khi dạy xong, tôi thu được kết quả như sau:
- Khơng khí lớp học sơi nổi. Tiết học trơi qua nhẹ nhàng, khơng cịn gị bó
như trước. Giữa cơ và trị gần gũi, thân thiện hơn.
- Các em hoạt động nhiều và rất sôi nổi, hào hứng; Kiến thức được các em
hệ thống một cách chủ động.
- Nhiều năng lực được phát triển ở các em: Giải quyết vấn đề, năng lực
hợp tác, năng lực giao tiếp (mạnh dạn, nhanh nhẹn, tự tin…), năng lực cảm thụ
văn học (nhân vật văn học)…
- Kiến thức mà các em hệ thống lại rất nhanh, nhẹ nhàng nhưng chắc chắn.
- Các em viết văn giàu cảm xúc và gợi cảm.
- Tạo được sự thích thú cho các em ở mơn học này.
- Kết quả khảo sát cũng khả quan hơn nhiều.
Qua khảo sát chất lượng lớp học sau khi áp dụng kinh nghiệm này, tôi thu
được kết quả như sau:
Kết quả qua bài kiểm tra sau khi áp dụng kinh nghiệm


Lớp
Sĩ số
6B (42)
8B (42)

Giỏi

Khá

SL
7

%
16,7%

SL
14

%
33,3%

Trung bình
SL
%
20
47,6%

6

14,3%


19

42,8%

17

40,5%

Yếu
SL
1

%
2,4%

1

2,4%

Như vậy, với việc áp dụng kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy tiết dạy đã
đạt hiệu quả, kết quả cũng khả quan hơn. Điều đó được thể hiện ở kết quả bài
kiểm tra trước khi áp dụng kinh nghiệm và kết quả bài kiểm tra sau khi áp dụng
kinh nghiệm. Các kết quả này được thể hiện trên biểu đồ so sánh như sau:

15


(Kết quả khảo sát trước và sau áp dụng kinh nghiệm ở lớp 8)


(Kết quả khảo sát trước và sau áp dụng kinh nghiệm ở lớp 6)
16


Nhìn vào biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy sau khi áp dụng kinh nghiệm so
với trước khi áp dụng kinh nghiệm thì tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng nhiều, tỉ lên
học sinh yếu cũng giảm nhiều (Do học sinh là con em địa bàn nơng thơn nên vẫn
cịn học sinh có điểm yếu.)
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tóm lại, xuất phát từ đích cuối cùng của dạy học Ngữ văn nói chung, dạy
học văn bản nói riêng ở trường THCS là dạy học theo hướng lấy học sinh làm
trung tâm, (trò là người chủ động khám phá, lĩnh hội; thầy là người tổ chức, chỉ
đạo, tạo hưng phấn, hứng thú cho học sinh yêu thích học văn), từ đó các em hiểu
được hiện thực cuộc sống xung quanh ở mọi thời kì, hiểu được đời sống tâm hồn
con người, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất, hoàn thiện nhân
cách của bản thân... nên biện pháp mà tôi đưa ra ở đây cũng đã rất chú trọng đến
điều này. Bản thân tôi thấy những biện pháp trên đây rất cần thiết và phù hợp
với dạng bài “Ôn tập” phần văn bản, phù hợp với mọi đối tượng học sinh, đáp
ứng được việc dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Và chính tôi đã
áp dụng vào giảng dạy ở trường THCS Yên Dương đạt hiệu quả rõ rệt.
Nội dung mà tơi trình bày trên đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân
được đúc rút qua thực tế giảng dạy trên lớp nên rất mong sự đóng góp ý kiến của
các đồng nghiệp để việc giảng dạy của tôi đạt kết quả cao hơn.
2. Kiến nghị
Phịng giáo dục nhân rộng SKKN có nhiều ứng dụng trong giảng dạy để
giáo viên trong toàn huyện có cơ hội học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Hà Trung, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là của
bản thân, tuyệt đối không sao chép của
người khác.
Người thực hiện

Phạm Thị Thư

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Áp dụng dạy và học tích cực trong mơn văn học- GS Trần Bá Hoành-TS
Nguyễn Trọng Hoàn Đại học Sư Phạm Hà Nội. 2005.
2. Phương pháp dạy học - GS Phan Trọng Luân- NXB Giáo dục. 2000
3. Tạp chí dạy học ngày nay- Nhiều tác giả- NXBGiáo dục. 2006
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6, 8 – NXB Giáo dục.
5. Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học – Tạp chí khoa học.

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thư
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Yên Dương
Kết quả
đánh giá

xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

1.

Kinh nghiệm dạy bài “Dùng
cụm chủ - vị để mở rộng câu”

Tỉnh

C

2009 - 2010

2.

Kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh phát hiện nhanh, chính
xác; tạo lập và sử dụng thành
thạo cụm Danh từ.


Huyện

A

2018 - 2019

3.

Kinh nghiệm dạy học sinh
phân biệt, viết một số đoạn
văn trong bài văn nghị luận
chứng minh và bài văn nghị
luận giải thích

Huyện

C

2019- 2020

19



×