SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
Người thực hiện : Phạm Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THPT Chu Văn an
SKKN thuộc mơn: Lịch sử
THANH HĨA, NĂM 2021
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1
1.3 Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................2
2.2 Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:..................................2
2.3 Các giải phápsử dụng để giải quyết vấn đề.....................................................3
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:........................................................................17
DANH MỤC, TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................19
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử là một mơn học có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ
trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ hơn những truyền thống dân
tộc,quy luật ph át triển của xã hội loài người. Từ đó để giáo dục đạo đức, giúp
các em xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển trong tương
lai, nhất là trong thờiđại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Thực trạng học sinh khơng hứng thú học lịch sử hoặc học đối phó dẫn
đếnkhông nắm được. những kiến thức cơ bản. Vậy làm thế nào để học sinh thật
sự muốn học lịch sử và làm bài thi có hiệu quả, câu trả lời một phần thuộc trách
nhiệm của các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy môn học này.Phương pháp, cách
thức ôn luyện và giải dạy lịch sử của thầy cô là một trong những yếu tố quyết
định đưa đến sự đam mê, hứng thú học tập của học sinh.
Tháng9/2016 Bộ Giáo dục - đào tạo chính thức chốt phương án thi THPT
quốc gia năm 2017 nhằm thực hiện "Đổi mớithi tốt nghiệp THPT tuyển sinh Đại
học, Cao đẳng theo hướng đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khách quan và
cơng bằng, kết hợp kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".
Theo đó từ năm học 2016 - 2017 hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển
sinh Đại học, Cao đẳng môn lịch sử là trắc nghiệm khách quan hồn tồn. Sự
thay đổi mang tính bước ngoặt đó đã đặt ra cho học sinh nhất là học sinh lớp 12
những băn khoăn, thắc mắc: Ôn luyện như thế nào? Dạng đề thi ra sao?Cách
giải quyết các dạng câu hỏi như thế nào để đạt kết quả cao?
Đối với giáo viên, khơng ít giáo viên u nghề, tâm huyết say mê mơn lịch
sử, nhưng chưa tìm ra được phương pháp giảng dạy và hướng dẫn học sinh ơn
luyện có hiệu quả. Thực trạng đó đã ít nhiều dẫn đến kết quả giảng dạy và ôn
luyện thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Đại học, Cao đẳng môn lịch sử nhiều năm
qua là rất thấp. Từ thực tiễn nhiều năm giảng dạy và hướng dẫn học sinh ôn
luyện thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn lịch sử, với một số kinh nghiệm của
bản thân tơi mong muốn góp một phần cơng sức chung để việc dạy và ôn tập
môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT đạt kết quả .Xuất phát từ lý do trên tôi đã
chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT
Quốc gia môn lịch sử ở trường THPT Chu Văn An”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mong muốn giúp các em học sinh lớp 12 có được phương pháp ơn luyện
tốt nhất ,đảm bảo các em đủ hành trang kiến thức, tự tin dự thi tốt nghiệp THPT
và thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Mặt khác qua đề tài nàytôi cũng mong
muốn nâng cao hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ của bản thân và hy vọng phần
nào có thể trao đổi kinh nghiệm ôn luyện với đồng nghiệp trong và ngồi nhà
trường để kết quả giảng dạy ơn luyện mơn lịch sử lớp 12 được tốt hơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi là các em học sinh và giáo viên ở
trường THPT Chu Văn An - thành phốSầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệpđể đề tài của
tơi được hồn thiện hơn và có tính ứng dụng cao trong giảng dạy nhằm nâng cao
chất lượng và kết quả ôn luyện thi THPT quốc gia, Đại học và Cao đẳng.
1
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận.
Phương pháp dạy ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia bằng hình thức trắc
nghiệm là một trong những giải pháp trong thực hiện đổi mới phương pháp
giảng dạy để đạt kết quả cao đãđược Bộ giáo dục và đào tạo đề cập .(Chốt
phương án thi THPT quốc gia năm 2017 ngày 28/9/2016 của Bộ giáo dục và
đào tạo).
Bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp với kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp
19 năm trong nghề, kinh nghiệm ôn thi trắc nghiệm THPT quốc gia trong những
năm: 2017-2018; 2018-2019 và năm học 2019-2020 đang tiếp tục ôn luyện cho
học sinh lớp 12. Tôi nhận thấy: Dạy học lịch sử là quá trình giáo viên hướng dẫn
cho học sinh biết cách cảm thụ những kiến thức cơ bản nhằm vận dụng nó vào
Có thể nói lịch sử vốn tồn tại khách quan và là những vấn đề xảy ra trong
quá khứ nên trong q trình dạy ơn tập để học sinh nắm được những hình ảnh lịch
sử cụ thể, địi hỏi bên cạnh lời nói, hình ảnh sinhđộng giáo viên phải lựa chọn
nhiều phương pháp dạy khác nhau, sáng tạo và phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ, người dạy phải đề ra những
phương pháp ôn luyện phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em nắm bắt
nhanh và lưu giữ tốt các kiến thức lịch sử. Tạo hứng thú trong quá trình chủ động
lĩnh hội kiến thức. Vì vậy phương pháp ơn tập lịch sử có vai trị quan trọng trong q
trình giảng dạy lịch sử ở các lớp THPT nói chung và khối 12 nói riêng.
2.2 Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Từ khi Bộ giáo dục và đào tạo quyết định thi tốt nghiệp THPT mơn lịch sử
bằng hình thức thi trắc nghiệm, tại trường THPT Chu V ăn An số lượng học sinh
đăng ký ôn tập và dự thi tổ hợp xã hội, trong đó có mơn lịch sử là trên 1/2 số học
sinh khối 12. Bản thân tôi, từ năm học 2016-2017 (từ khi bắt đầu thi tốt nghiệp
THPT mơn sử bằng hình thức trắc nghiệm) đến nay, tôi đã được Ban giám hiệu
nhàtrường giao cho dạy và ôn thi cho học sinh khối 12. Quá trình giảng dạy qua
các năm tơi nhận thấy:
Về phía học sinh: Học sinh chưa thật sự u thích mơn học bởi các em
chưa tìm được hứng thú, sự đam mê và chăm chỉ học tập
Nhiều học sinh còncho rằng học cho thầy cô, cho bố mẹ nên không nỗ lực. Học
sinh đăng ký thi tổ hợp xã hội (có mơn lịch sử) đa số là những học sinh có lực học
trung bình , trung bình yếu và cho rằng học KHXH dễ hơn học KHTN.
Một bộ phận không nhỏ học sinh quá lười học, lên lớp không chịu nghe
giảng, không học nên không hiểu bài và cảm thấy chán nản với việc học lịch sử.
Về phía giáo viên: Phương pháp ơn tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng
kết hợp đa dạng các phương pháp ơn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy và
ôn luyện chưa cao.
2
Từ những thực trạng trên dẫn đến: Kết quả học tập và kết quả thi cuối
kỳ,thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng của học sinh khối 12 những năm
đầu bắt đầu hình thức thi trắc nghiệm cịn thấp đạt kết quả kết quả chung của
sở,và mặt bằng chung cả nước,chưa đáp ứng được mong muốn thực tế. (Tuy đây
là thực trạng chung của cả nước).Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn bộ môn, trách
nhiệm của bản thân đối với nghề, với trị tơi thiết nghĩ bản thân cần phải có giải
pháp mới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy và luyện thi tốt
nghiệp THPT Quốc gia, thi Đại học, Cao đẳng môn lịch sử.
2.3 Các giải phápsử dụng để giải quyết vấn đề
Trong quá trình ôn tập và giảng dạy cho đối tượng học sinh thi THPT QG
mônlịch sử hàng năm, dựa trên cơ sở phương pháp họcbộ môn và kinh nghiệm
bản thân, tôi đã sử dụng một hệ thống các phương pháp ôn tập đa dạng như:
Phân loại học sinh; Ôn tập sử dụng biểu đồ, đồ thị, sơ đồ tư duy; Ôn tập theo
chuyên đề, giai đoạn; Ôn tập qua bảng niên biểu; Sử dụng một số phần mềm,
ứng dụng trực tuyến giao bài cho học sinh; Xác định “từ khóa” để ghi nhớ kiến
thức cơ bản; Cho học sinh nhập vai hỏi – đáp; Xác định, phân loại các dạng câu
hỏi trắc nghiệm,…
a. Phân loại, ôn luyện theo đối tượng học sinh.
Thay vì trước đây tơi thường chỉ giảng dạy và ơn luyện đại trà cả lớp thì từ
năm học: 2018-2019;2019-2020 tơi đã tiến hành phân loại học sinh trong quá
trình giảng dạy và ôn luyện nhằm đưa ra được biện pháp giảng dạy và ôn tập
phù hợp cho từng đối tượng học sinh và đem đến kết quả ôn luyện.
Việc phát hiện và phân loại học sinh là rất cần thiết. Bởi có phân loại được
học sinh, giáo viên mới đưa ra được biện pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp cho
từng đối tượng học sinh và đem đến kết quả ơn luyện.
Ở mỗi lớp ơn luyện tơi tìm cách phát hiện đối tượng học sinh để phân loại,
ở mỗi lớp tôi thường chia thành hai loại đối tượng học sinh.
Đầu năm học 2019 – 2020, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn
Lịch sử hai lớp 12A8, 12A9. Để phân loại học sinh, sau khi dạy hết chương II
Liên Xô v à các nước Đông Âu(1945-1949) Liên bang Nga (1991-2000) tôi đã
tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát với hình thức trắc nghiệm. Tơi đã soạn
thành 40 câu hỏi với 4 mức độ theo đúng chuẩn kiến thức của Bộ: Nhận biết (12
câu); Thông hiểu ( 16 câu); Vận dụng ( 8 câu) và vận dụng cao ( 4câu) . Từ đề
gốc, tôi dùng phần mềm đảo thành 4 mã đề khác nhau, tổ chức kiểm tra và
coinghiêm túc, nói rõ mục đích tiến hành cho học sinh. Sau khi có kết quả kiểm
tra trắc nghiệm, để khẳng định chính xác hơn mức độ phân loại học sinh, tôi cho
học sinh tr ả lời vấn đáp với câu hỏi như sau:
Câu 1: Li ên Xô tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn nào?
Em hãy trình bày thành tựu của cơng cuộc xây dựng trên?
Câu 2: Em hãy sơ đồ hóa những kiến thức cơ bản về tổ chức Liên hợp
quốc? ( Học sinh có thể lập bảng hoặc sơ đồ tư duy).
Sau khi có kết quả hai bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận ở 2 lớp 12A8,
12A9, tôi đã cộng điểm trung bình của hai bài và thu được kết quả như sau:
3
* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm ( Lực học hai lớp khá tương đồng)
Loại giỏi
Lớp
12A8
12A9
Sĩ
số
Loại khá
TB
Số
Tỉ lệ
Số
lượng (%) lượng
44 3
45 4
6,8
8,9
10
11
Tỉ lệ
(%)
22,7
24,4
SL
21
23
Yếu, kém
Tỉ lệ
SL
(%)
47,8 10
51,1 8
Ghi
chú
Tỉ lệ
(%)
22,7
17,8
Từ số liệu thống kê trên cho thấy số học sinh giỏi khá chiếm khoảng 1/3
học sinh , còn học sinh yếu kém chiếm khoảng 2/3 học sinh.Điều này phản ánh
đúng trực trạng đã trình bày và địi hỏi giáo viên nỗ lực, sử dụng các phương
pháp đa dạng để thu hút học sinh, cải thiện chất lượng.
sinh làm nhóm trưởng.
* Đối tượng học sinh đại trà : Gồm những học sinh có kết quả điểm trung
bình và thấp.Với các em học sinh này, tơi có thể khẳng định khơng phải là các
em “dốt” mà có nhiều vấn đề do hồn cảnh gia đình, tâm lý, bị bạn bè hoặc các
“anh em xã hội” ( thanh niên hư bên ngoài) rủ rê, lôi kéo. Với những em này,
trước hết tôi không quá kỳ vọng vào kết quả mà làm sao để các em có được tâm
lý thoải mái, tâm thế tự tin thay vì tự ti, giúp các em có nghị lực để nỗ lực vươn
lên. Tôi xác định đây là đối tượng đặc biệt cần quan tâm.
Để làm được điều đó tơi thường trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, các giáo
viên khác,nói chuyện với các em để nắm bắt tâm lý, gần gũi động viên các em,
không để các em bị bỏ lại phía sau. Trong mỗi bài giảng của mình, tơi thường
xen lẫn những câu chuyện về các tấm gương nghị lực vượt khó vươn lên,đặc
biệt câu chuyện về chính những tấm gương thầy cơ, học sinh cũ, học sinh đang
học tại trường, những trải nghiệm, vấp ngã của những người trẻ, thậm chí của
chính bản thân, những mơ ước dang dở của thế hệ bố mẹ các em mà tôi đã được
nghe, được thấy. Qua những câu chuyện ấy, thông điệp tôi muốn động viên để
các em có niềm tin thay đổi bản thân. Cũng trong các giờ dạy tôi thường gi ành
thời gian để quan tâm đến những em học cá biệt nhiều hơn.
Trong quá trình ôn luyện, tôi áp dụng cách dạy riêng. Trong mỗi giờ học,
giờ ôn tập. tôi chú ý gọi các em lên bảng trả bàinhiều hơn,làm đề, chữa đề, chỉ ra
lỗi sai, gợi ý đáp án để học sinh tự sửa sai. Động viên các em bằng cách cho
điểm rộng rãi hơn. Tuyên dương sự cố gắng của các em ngay trên lớp với thầy
cô chủ nhiệm hay với cả phụ huynh. Về mức độ kiến thức, tôi nhấn mạnhnhững
kiến thức trọng tâm nhất theo từng bài, theo từng giai đoạn lịch sử, theo chủ đề.
Sau mỗi bài, mỗi giai đoạn, mỗi chủ đề là các bài tập với kiến thức cơ bản
nhất( dạng kiến thức nhận biết, hiểu) dần dần có thể thêm một vài câu dạng kiến
thức vận dụng thấp.
Ví dụ: Bài 12 Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1925 đ ến năm 1930
Cung cấp kiến thức trọng tâm nhấttrong mục Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng
-S ự thành lập:
4
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập tháng 6-1925 do Nguyễn Ái
Quốc sáng lập bao gồm thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam
Tân Việt cách mạng Đảng thành lập ng ày 14-7-1928 bao gồm trí thức và
thanh niên tiểu tư sản yêu nước
- Chủ trương:
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nh ằm tổ chức và lãnh đạo quần
chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đ ế quốc chủ nghĩa Pháp v à tay sai tự cứu lấy
mình
Tân Việt Cách mạng Đảng là: liên lạc với các dân tộc trên thế giới đánh đổ
đế qu ốc chủ nghĩa nhằm thiết lập xã h ội bình đẳng bác ái
-Xu hướng: đều tiếp thu Chủ nghĩa M ác -Lê nin đi theo xu hướng cách
mạng vô sản
-Hoạt động:
H ội Việt Nam cách mạng Thanh niên:
+Ra b áo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận (21-6-1925)
+Xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh 1927
+Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đ ông
+1928 Chủ trương “Vô sản hóa”
Sau khi cung cấp kiến thức tơi u cầu học sinh vận dụng kiến thức để làm đề.
Ví dụ:
Câu 1: Tháng 6-1925 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây:
A.Tổ chức Tâm tâm xã ra đời
B.Thành lập tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng
C.H ội Vi ệt Nam c ách mạng thanh niên được thành lập
D.Sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng
Câu 2: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là:
A.Báo Thanh niên B.Báo Búa liềmC. Báo Người cùng khổD.Báo Nhân dân
Câu 3: Tổ chức nào sau đây là hạt nhân đưa tới sự ra đời của Đông Dương
cộng sản Đảng (6-1929)?
A.Việt Nam nghĩa đoàn B. Tân Việt cách mạng Đảng
C.Việt Nam Quốc dân ĐảngD.Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
Việc chú ý mời các em trả bài, chữa đề giúp tơinhanh chóng nắm bắt những
phần kiến thức các em đang bị hổng, còn hiểu sơ sài hoặc chưa hiểu. Từ đó tập
trung xác định rõ những nội dung nào cần bù đắp để ôn luyện kỹ cho các em.
Ngồi ra, tơi cũng chú ýliên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,
phụ huynh học sinh để cùng động viên, nhắc nhở, khuyến khích các em học và
làm bài ; “giao cho những học sinh khá, giỏi em kèm, giúp đỡ những học sinh
yếu. Nhưng các em ở lứa tuổi này, đặc biệt các em học sinh mà chúng ta vẫn gọi
là “cá biệt” này có một sự nhạy cảm tâm lý và một sự tự ái bản thân nên giáo
viên phải khéo léo
Một giải pháp nữa là giao bài tập về nhà. Sau mỗi bài học, tôi lại gửi vào
tài khoản trực tuyến của các em một bài tập trắc nghiệm như một đề thi, với mức
độ chủ yếu là nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp.
Để động viên các em làm bài, nỗ lực học tập, hăng hái thi đua, Tôi đặt ra
Quy ước:
5
Cứ 3 bài kiểm tra đó, tơi sẽ cộng trung bình tính điểm kiểm tra định kỳ và
thường xun cho các em. Giải pháp này vừa tạo cho các em “ cơ hội” sửa chữa
nếu những bài đầu điểm thấp, giáo viên cũng đỡ phải chấm bài và có thời gian
nhiều hơn cho việc sửa bài, trao đổi với học sinh.
Sau một học kỳ, trên cơ sở điểm bài tập, thờigian hồn thành và ý thức của
học sinh, tơi tổ chức bình chọn “ thăng hạng” cho những học sinh xuất sắc.
Tôi vẫn giành thời gian kiểm tra bài vở của các em sau mỗi lần giao việc.
*Đối tượng học sinh khá, giỏi: Đây là đối tượng học sinh cần cù chịu khó
ham học, có trí nhớ tốt, khả năng nắm bắt kiến thức nhanh, có khả năng làm
được những câu hỏi khó, khả năng so sánh nhận xét tốt, với những học sinh khá
giỏi nhu cầu của các em khơng chỉ học để thi tốt nghiệp mà đích cuối của các
em là thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng.
Đối với những học sinh này, tơi khuyến khích khả năng tự học, tự tìm thêm
các tư liệu, học ngoài giờ dạy,phát huy tối đa khả năng tiếp thu và xử lý kiến
thức thầy cô truyền đạt bằng một số giải pháp: Hướng dẫn các em tự học bằng
cách đến với các bài giảng, các tài liệu tham khảo trên mạng, các sách tham
khảo trong thư viện..., giúp các em tự tin với khả năng của mình, tiếp cận với
nhiều dạng đề nâng cao, có tính phân loại học sinh.
Cung cấp các dạng đề khác nhau: Cung cấp cho các em các dạng câu hỏi
vận dụng , vận dụngcao ,các đề riêng, các kiến thức dạng nâng cao.
Thông qua tài khoản trực tuyến của các em trong nhóm, tơithường xuyên
gửi đề (dạng đề nhiều câu vận dụng, vận dụng cao), chia sẻ các đường link
những tài liệu hữu ích, giải đáp những vấn đề khó những vướng mắc của các em
trong quá trình làm bài. Phương pháp này khiến học sinh rất hứng thú, tham gia
hào hứng và đem đến kết quả học tập và thi cử cải thiện.
Cũng giống như với nhóm học sinh đại trà, sau mỗi bài học, tôi lại gửi vào
tài khoản trực tuyến của các em một bài tập trắc nghiệm như một đề thi, nhưng
mức độ chủ yếu là thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Cũng giống như
với nhóm học sinh đại trà, tôi ra Quy ước:
Cứ 3 bài kiểm tra đó, tơi sẽ cộng trung bình điểm các bài tập trực tuyến,
tính điểm kiểm tra định kỳ và thường xuyên cho các em.
Sau một học kỳ, trên cơ sở điểm bài tập, thờigian hoàn thành và ý thức của
học sinh, tơi tổ chức bình chọn “ trụ hạng” cho những học sinh xuất sắc hoặc “
rớt hạng” đối với học sinh khơng hồn thành nhiệm vụ.
Giải pháp này vừa tạo cho các em “ cơ hội” sửa chữa nếu những bài đầu
điểm thấp, tạo khơng khí thi đua và giáo viên cũng đỡ phải chấm bài, có thời
gian nhiều hơn cho việc sửa bài, trao đổi với học sinh.
Việc phân loại đối tượng học sinh vùa giúp giáo viên có những giải pháp ơn
tập hiệu quả, phân loại học sinh trong hoạt động dạy học, ôn tập, kiểm tra đánh
giá, nâng cao trình độ Cơng nghệ thơng tin, tiết kiệm thời gian cho cả giáo viên
và học sinh. Giải pháp này cũng là cơ sở để tôi áp dụng các phương pháp ôn tập
hiệu quả khác.
b. Lập niên biểu các sự kiện lịch sử.
Lập niên biểu các sự kiện lịch sửlà bước khởi đầu cung cấp cho học sinh
nguồn sử liệu cơ bản từ lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam. Ôn tập theo
6
phương pháp này giúp học sinh nắm các sự kiện lịch sử theo hệ thống lịch sử thế
giới, lịch sử Việt Nam. Từ đó giúp em nắm kiến thức cơ bản của tồn bộ chương
trình để vận dụng làm bài tập, trả lời các câu hỏi dạng nhận biết, thông hiểu.
Thực hiện giải pháp này :
Bước 1 : Sau mỗi bài học, một chương, tơi lại hệ thống hóa các sự kiện cơ
bản bằng một niên biểu các sự kiện hoặc khuyết thời gian, hoặc khuyết tên sự
kiện, mời lần lượt các em hoàn thành.
Bước 2 : Khi các em đã có kỹ năng lập niên biểu sự kiện lịch sử, trước khi
học một bài hoặc chương nào đó, tơi yêu cầu các em lập niên biểu tóm tắt các sự
kiện trong bài hoặc chương đó. Điều này vừa củng cố kỹ năng lập niên biểu của
học sinh, vừa buộc các em phải đọc trước sách giáo khoa, qua đó các em có một
cái nhìn tồn cảnh về nội dung bài sẽ học. Đây cũng chính là tài liệu ơn tập
nhanh do chính các em tạo ra, là cẩm nang các em ơn tập mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ khi ôn tập chương I Viêt Nam từ năm 1919 đến 1930 đầu tiên, tơi
u cầu các em hồn thành niên biểu các sự kiện cơ bản về hoạt đ ộng của
Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1930
Thời gian
18-6-1919
7-1920
25-12-1920
1921
6-1923
Sự kiện
c. Ơn tập theo trình tự logic cácbài.
Dạy ơn tập theo trình tự logic giúp học sinh nắm bắt bài theo trình tự hệ
thống kiến thức kiểu "cơng thức", ơn tập theo phương pháp này có thể áp dụng ở
cuộc số bài có cấu tạo khá giống nhau. Cách này giúp học sinh dễ nhớ và phát
triển khả năng liên hệ, phân tích, so sánh, phục vụ cho việc giải quyết các câu
hỏi dạng vận dụng và vận dụng cao..
Ví dụ: Khi ôn tập chương IV Việt Nam từ 1954 đến 1975, tơi chia thành
nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề Các chiến lược chiến tranh : Bài 21(mục V.1),
Bài 22. ( mục I.1, ), tôi hướng dẫn hs tổng hợp các chiến lược chiến tranh của đế
quốc Mĩ theo trình tự:
- Thời gian, Hồn cảnh ra đời, người khởi xướng chiến lược.
-‘‘Công thức ’’
- Âm mưu của Mỹ - ngụy.
- Bản chất
- Hành động của Mỹ - ngụy.
Sau đó tơi chia nhóm cho hs thảo luận, phát biểu, cơng bố kết quả. GV
nhận xét, bổ xung và trình chiếu bảng do gv chuẩn bị để học sinh đối chiếu.
( Do hạn chế của màn hình trình chiếu Power Point, tôi tách thành các
slide riêng, mỗi Slide tương đương một Chiến lược chiến tranh
7
Hình ảnh cắt từ Slide trình chiếu
Sau khi ơn luyện theo kiến thức logic bài như trên tôi gợi ý để học sinh tự
rút ra nội dung theo trình tự " Cơng thức".
- Về hồn cảnh: + Thua ở chiến lược cũ, Mỹ chuyển sang chiến lược mới.
- Về bản chất: + Nội dung các chiến lược, đều là loại hình chiến tranh xâm
lược mới của Mỹ,
- Về hành động: + Mỹ đều viện trợ kinh tế, quân sự cho ngụy.
8
+ Đều tiến hành chính sách “ bình định” haygọilà
chiến tranh giành dân
Với cách ơn tập theo trình tự logic bài đã đưa đến kết quả rất khả quan.
Trước khi áp dụng phương pháp học sinh chỉ học theo bài riêng biệt khơng có sự
liên hệ, kết nối, học sinh dễ bị lẫn, nhầm, không rút ra điểm tương đồng, khác
biệt, nắm kiến thức khó. Việc áp dụng giải pháp này cho kết quả là: Học sinh
ngoài nắm những kiến thức cơ bản của từng bài, các em còn phân tích, so sánh,
liên hệ tất cả nội dung của các chương,bài. Vì thế các em khơng bị lẫn kiến thức,
nhớ nhanh hơn và vận dụng để làm bài phần này tốt hơn.
Từ kiến thức trên học sinh có thể làm được các câu hỏi có tính so sánh
Ví dụ So sánh điểm giống cơ bản giữa Chiến lược “chiến tranh cục bộ” với
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
So sánh điểm khác cơ bản bản giữa Chiến lược “chiến tranh cục bộ” với
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
d. Ôn tập bằng hệ thống biểu đồ, đồ thị, sơ đồ tư duy
Phương pháp này tôi đã áp dụng khi ôn tập một số bài dạng tiến trình cách
mạng hoặc tổng hợp cả một giai đoạn lịch sử, quá trình phát triển tư tưởng nhận
thức của lãnh tụ. Phương pháp này giúp học sinh hứng thú, sáng tạo trong việc
chiếm lĩnh kiến thức, hiểu bài, nhớ bài nhanh và hiểu sâu kiến thức. Lập sơ đồ,
biểu đồ, đồ thị không chỉ giúp các em ghi nhớ mà thấy được ý nghĩa của các sự
kiện, giúp các em có một cách trình bày mới, nhẹ nhàng.
Ví dụ: Vẽ đồ thị tóm lược bước phát triển tư tưởng cách mạng, nhận thức
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1930.
Bước 1: Tôi yêu cầu học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu sự nhận thức
cách mạng của Bác, lưu ý ý nghĩa nổi bật nhất của mỗi sự kiện được xác định.
Bước 2: Yêu cầu vẽ biểu đồ dựa trên các sự kiện tiêu biểu với cột đứng là
bước phát triển, ghi sự kiện xác định; Cột nằm là mốc thời gian; Nối giữa thời
gian và sự kiện là ý nghĩa nổi bật của sự kiện đó. Kết quả:
Đồ thị về bước phát triển tư tưởng, nhận thức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
từ 1911 – 1930
Bước phát triển
9
Thành lập ĐCS VN
Thành lập HVNCMTN
Tham gia sáng lập Đảng CS
Pháp
Chấm dứt cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước VN từ cuối TK XIX.
Chuẩn bị cơ sở chính trị, tư tưởng, tổ chức cho Đảng TL.
Trở thành người Cộng sản VN đầu tiên
(CN Cộng sản)
Tìm được con đường cứu nước
Đọc L.C của Lê Nin
Gửi Bản yêu sách 8 điểm
tới hội nghị Vec – xai Pháp
Nhận thức bạn – thù.
CN Yêu nước
Bắt đầu tìm đường cứu
nước – Nhà Rồng (SG)
Thời gian
1911/
1917/
1920
12/1920 6/1925 6/1/1930
Bước 3: Cho học sinh nhận xét, đánh giá về bước phát triển vượt bậc về tư
tưởng chính trị và tổ chức đi tới thành lập ĐCS của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Ôn tập bằng biểu đồ, đồ thị có thể sử dụng cho một số bài giúp các em nắm
vững và nâng cao kiến thức. Đặc biệt với đối tượng học sinh khá, giỏi.
Kết quả: Giải pháp này tôi đã áp dụng tại lớp 12A8 (năm học 2018-2019)
và học kỳ I lớp 12A10 (năm học 2019-2020). Học sinh đạt được điểm 8, điểm 9
và điểm trên 8 ở lớp 12A9 (năm học 2018-2019) điểm thi tốt nghiệp THPTQG đạt
điểm (điểm trên 8 là 5% (so với các lớp trước không áp dụng giải pháp này số học
sinh đạt trên 8 khoảng 3%).12A8 (HKI năm học 2019-2020) chiếm khoảng 8% học
sinh đạt điểm trên 8.
Cùng với các phương pháp ôn luyện nêu trên bản thân tôi đã áp dụng cả
giải pháp ôn tập bằng sơ đồ tư duy. Giải pháp ôn luyện này nhằm giúp học sinh
hứng thú học. Cũng tăng khả năng tự học, tự chuẩn bị bài trước ở nhà. Khi đến
lớp các em có thể trình bày cách làm của mình một cách tự tin và đầy hứng thú.
Cách làm này có thể kết hợp với cách ơn luyện theo chủ đề, hoặc theo bài.
Ví dụ: Cách 1: Khi ôn luyện các bài 4, bài 6, bài 9, bài 10( Lịch sử thế giới
lớp 12), tôi cung cấp sơ đồ tư duy. Từ sơ đồ tư duy, yêu cầu học sinh nắm các
kiến thức của bài.
10
Bài 4: Các nước Đông Nam Á và ẤnĐộ
II. Ấn Độ
11
Bài 6: Nước Mỹ
12
Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2
13
Bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế tồn cầu hóa nửa sau
thế kỷ XX
14
Cách 2: Sau khi học xong bài 23, bằng kiến thức đã học, tôi yêu cầu các
em sơ đồ tư duy Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Tôi hướng
dẫn vàyêu cầu các em đảm bảo mạch, nội dung kiến thức. Ngồi ra, các em có
thể sáng tạo về hình thức thể hiện. Điều này giúp các em giảm street, căng thẳng
khi ôn tập, học bài, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.
Xin được giới thiệu một số kết quả của các em học sinh .
Giải pháp này bản thân tôi đã áp dụng trong q trình ơn luyện từ năm học
2017-2018; 2018-2019 và đang áp dụng ở lớp 12A 8(2019-2020)trường THPT
Chu Văn An. Kết quả của giải pháp này đến thời điểm hiện tại thật sự rất đáng
ghi nhớ. Nhìn thấy ngay là tinh thần hứng khởi thích thú say mê học sử của trò.
Mặt khác là tinh thần tự học ở nhà và trên lớp. Giải pháp này kết hợp với các
giải pháp ôn luyện khác đã tạo thành hệ thống các giải pháp ôn luyện hiệu quả
cho bản thân tôi những năm học vừa qua. Kết quả ôn luyện tích cực hơn hẳn so
với những năm học khơng áp dụng giải pháp.
e. Sử dụng một số phần mềm trực tuyến giao bài tập cho học sinh
Trên cơ sở nhóm trực tuyến đã lập theo nick ZALO hay MESENGER, từ
năm học 2017 -2018, tôi đã sử dụng ứng dụng Google biểu mẫu để giao bài tập
cho học sinh. Sau mỗi bài hoặc chương,tôi đều tạo ra những bài tập câu hỏi trắc
nghiệm tương ứng với từng bài ,sau đó gửi đường link do Google biểu mẫu tạo
ra vào ZALO hay MESSENGER của học sinh. Các em chỉ việc mở tài khoản
nhóm, kich vào đường link là làm bài. Sau khi các em làm bài xong, các em sẽ
nhìn thấy kết quả điểm, câu đúng, câu sai ngay mà không cần đợi đến giờ thầy
giáo chữa bài.
Trong bối cảnh nghành giáo dục cả nước đã có một kỳ nghỉ kéo dài tới hơn
3 tháng do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19.Việc dạy và học trên truyền
hình có thể coi như một giải pháp bùthời gian nghỉ dài. Tuy nhiên, đây là cơ hội
để giáo viên chúng ta tìm hiểu nhiều phần mềm trực tuyến nhằm giao bài tập, tổ
chức ôn tập cho học sinh như Google Biểu mẫu trên ứng dụng Google Drive,
Shub Classroom trên trang Shub.edu.vn, ứng dụng trên trang web Olm.vn của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội I,… Ưu điểm của các phần mềm, ứng dụng
trên là có thể giao cả bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, giới hạn thời gian làm
bài và thời gian hoàn thành, học sinh biết được kết quả ngay sau khi hoàn thành
bài, biết được đúng, sai trong từng đáp án. Một ưu điểm nữa là trong cùng một
khối lượng câu hỏi như nhau nhưng mỗi học sinh có một bộ đề khác nhau cả về
thứ tự câu, thứ tự đáp án, do đó học sinh khơng thể trao đổi đáp án cho nhau. Tất
cả các bài tập trên Google Drive và Olm.vn đều được mã hóa dưới dạng đường
link gửi tới Zalo hoặc Messenge của các em. Để phân hóa học sinh, gv có thể
tạo các dạng bài tập theo từng mức độ khác nhau, gửi đường link tới nhómZalo
riêng của các em, sau đó sử dụng chức năng “giao việc” trên ứng dụng Zalo cho
từng nhóm học sinh tương ứng với mức độđề phù hợp.
Hệ thống những giải pháp trên đã được bản thân tôi đã áp dụng trong q
trình ơn luyện từ năm học2017-2018; 2018-2019 và đang áp dụng ởlớp 12A8
trường THPT Chu Văn An . Kết quả của giải pháp này đến thời điểm hiện tại
thật sự rất đáng ghi nhận. Nhìn thấy ngay là tinh thần hứng khởi thích thú say
mê học sử của trò. Mặt khác là tinh thần tự học ở nhà và trên lớp. Giải pháp này
15
kết hợp với các giải pháp ôn luyện khác đã tạo thành hệ thống các giải pháp ôn
luyện hiệu quả cho bản thân tôi những năm học vừa qua. Kết quả ơn luyện tích
cực hơn hẳn so với những năm học không áp dụng giải pháp.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với việc áp dụng các giải pháp được trình bày ở phần nội dung của đề tài.
Bản thân tơi trong q trình giảng dạy và ơn luyện thi THPT quốc gia, Đại học
và Cao đẳng những năm gần đây đã thu được kết quả khả quan, tích cực.
Giờ dạy và ơn tập rất ít học sinh khơng chú ý, làm việc riêng.
Các kỹ năng nhận dạng, phân tích đề của học sinh đã nâng cao rõ rệt.
Số lượng học sinh chuẩn bị bài kỹ càng, chu đáo nhiều hơn.
Học sinh tham gia xây dựng bài đã tăng, đặc biệt nhóm các em có điểm
thấp đầu năm.
Kết quảđối chứng
Giải pháp này bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình ơn luyện từ năm học
2017-2018; 2018-2019 và đang áp dụng ở lớp 12A 10(2019-2020)trường THPT
Chu Văn An. Kết quả của giải pháp này đến thời điểm hiện tại thật sự rất đáng
ghi nhớ. Nhìn thấy ngay là tinh thần hứng khởi thích thú say mê học sử của trị.
Mặt khác là tinh thần tự học ở nhà và trên lớp. Giải pháp này kết hợp với các
giải pháp ôn luyện khác đã tạo thành hệ thống các giải pháp ôn luyện hiệu quả
cho bản thân tôi những năm học vừa qua. Kết quả ơn luyện tích cực hơn hẳn so
với những năm học không áp dụng giải pháp.
Với việc áp dụng các giải pháp được trình bày ở phần nội dung của đề tài.
Bản thân tơi trong q trình giảng dạy và ôn luyện thi THPT quốc gia, Đại học
và Cao đẳng những năm gần đây đã thu được kết quả khả quan, tích cực.
Cụ thể:
Trước khi thực hiện đề tài:
Năm học 2017-2018 tại lớp 12A8 trường THPT Chu V ăn An
Tổng số học sinh trong lớp: 45.
Tổng số HS
lớp
Kết quả kiểm
tra 8 tuần
HKI
(45 học sinh)
1. Hsđạt điểm 20/45 (44,4%)
từ 2 đến dưới 5
2. HS đạt điểm
18/45(40%)
từ 5-6
3. HS đạt từ 76/45(13,3%)
8
4. HS đạt trên 8
1/45(2,2%)
Kết quả thi
hết HKI (đề
sở)
Kết quả
kiểm tra 8
tuần HKI
Kết quả thi tốt
nghiệp THPT
QG
21/45 (46,7%) 19/45(42,2%) 15/45(33,3%)
17/45(37,8%)
19/45(42,2%)
18/45(40%)
5/45(11,1%)
5/45(11,1%)
10/45(22,2%)
2/45(4,4%)
2/45(4,4%)
2/45(4,4%)
16
Khi đã thực hiện đề tài:
Năm học 2018-2019 tại lớp 12A9 - trường THPT Chu V ăn An
Điểm kiểm
Tổng số HS
Điểm kiểm tra Điểm thi thết
tra 8 tuần
lớp (46)
8 tuần HKI
HKI
HKII
1. HS đạt điểm
từ 2- dưới 5 15/46(32,6%)
12/46(26,1%) 10/46(21,7%)
điểm
HS đạt từ 5-6
17/46(37,0%)
19/46(41,3%) 14/46(30,4%)
điểm
3.HS đạt từ 7-8
10/46(21,7%)
11/46(23,9%) 15/46(32,6%)
điểm
4.HS đạt trên 8
4/46(8,7%)
4/46(8,7%)
7/46(15,2%)
(8,25-8,75)
Điểm thi
TNTHPTQG
10/46(21,7%)
10/46(21,7%)
20/46(43,5%)
6/46(13%)
Với các giải pháp và hiệu quả của giải pháp đã trình bày trong phần nội
dung của sáng kiến áp dụng qua các năm học đã rút ngắn thời gian ôn tập nhưng
vẫn đảm bảo đủ trang bị kiến thức cho học sinh. Mặt khác cịn có thêm thời gian
để ôn luyện vòng 2, vòng 3 .
Sáng kiến đã và đang được áp dụng ở các lớp ôn luyện (từ năm học 20182019) thi TN THPT quốc gia tại trường THPTChu V ăn An. Với kết quả đạt được
qua từng năm học kể từ khi áp dụng sáng kiến, bản thân tơi thấy sáng kiến của tơi
có thể áp dụng khi ôn luyện thi trắc nghiệm lớp 12 môn lịch sử ở các nhà trường
THPT.
Tuy nhiên khi áp dụng sáng kiến cần đảm bảo những điều kiện.
Về phía giáo viên: Thực sự có tâm, vì học sinh, khơng bỏ rơi học sinh. Phối
kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để động viên, tạo điều kiện
học tập tốt nhất cho các em.
Căn cứ vào khả năng học tập của trò để áp dụng từng giải pháp của sáng
kiến phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Về phía học sinh: Xác định được rõ ràng mục tiêu học tập ôn luyện. Hợp
tác với thầy cô để giải quyết những vấn đề khúc mắc.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
- Kết luận.
Nội dung sáng kiến khi tiến hành áp dụng trong ơn luyện thi TN THPT
Quốc gia đã góp phần nâng cao chất lượng, nâng cao đáng kể kết quả học tập
của học sinh khối 12 trường THPT Chu V ăn An. Mặt khác giúp học sinh khơng
cịn tư tưởng học, chọn thi môn lịch sử để nhàn hơn mà các em thực sự hào hứng
khi chọn thi lịch sử với mục đích học để có kiến thức.
Với bản thân tôi việc áp dụng đề tài khi ôn luyện, cho học sinh khối 12 đạt
được kết quả đã tạo động lực, thêm gắn bó với nghề, với bộ mơn. Giúp tơi có
thêm lý do để cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc tìm tịi, tạo ra những phương
pháp ơn luyện mới tốt hơn. Cũng qua q trình ơn luyện, căn cứ vào khả năng
học tập và kết quả đạt được khi thực hiện đề tài bản thân tôi đã rút ra được
những kinh nghiệm:
17
Người thầy phải thật chắc kiến thức, phải rút ra các bài học về sự thành bại
qua từng tiết ôn tập, năm ôn tập.
Phương pháp ôn tập cần được tiến hành phong phú, đa dạng, sáng tạo
trong từng giờ học, kiến thức ôn tập phải phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Hết sức chú ý đến đối tượng học sinh yếu, giúp đỡ các em,khơng để các em lại
phía sau, phát hiện, bồi dưỡng đối tượng học sinh khá, giỏi, ôn tập lý thuyết kết
hợp với thực hành bài tập tại lớp, giao bài tập và khuyến khích học sinh tự học
trên lớp cũng như ở nhà.
Luôn tạo sự bất ngờ, ham tìm hiểu, hứng thú cho trị qua từng câu hỏi, đáp
án và trong các tiết thực hành làm bài, khích lệ, động viên, giúp đỡ, tạo sự thi
đua lành mạnh cho học sinh, sự thoải mái trong từng tiết học.
- Kiến nghị.
Quá trình thực hiện đề tài là những đúc rút kinh nghiệm trong thực tế ôn
luyện và giảng dạy của bản thân. Mong muốn của tôi là muốn góp một phần
tiếng nói chung vào q trình ôn luyện cho học sinh đặc biệt học sinh học khối
12. Giúp các em có được phương pháp ơn tập hiệu quả nhất. Thầy cơ thêm nhiệt
huyết, gắn bó hơn với nghề.
Để sáng kiến tiếp tục phát huy được tác dụng và đem đến hiệu quả cao hơn
tôi xin kiến nghị:
*. Đối với Sở giáo dục và nhà trường: .
Các nhà trường cần quan tâm đến việc xếp lớp phù hợp với nguyện vọng,
năng lực của học sinh, xếp lớp học chính khóa đồng bộ với lớp học ơn luyện.
Tại trường THPT Chu Văn An việc làm này đã được BGH quan tâm và
thực hiện nhiều năm nay. Tuy nhiênsố buổi học ơn luyện cho mơn lịch sử cịn ít.
Việc này khơng những khó khăn cho thầy cơ khi ơn luyện mà cịn gây khó khăn
cho học trị. Từ đó sẽ đưa đến kết quả ôn luyện không cao.
*. Đối với giáo viên: Thày cô dạy lịch sử phải đề ra cho mình giải pháp ơn
luyện sáng tạo, khoa họcphù hợp với từng đối tượng học sinh .
Tóm lại việc ôn luyện đặc biệt ôn luyện kiến thức cho học sinh khối 12 dự
thi TNTHPT Quốc gia đòi hỏi phải có kinh nghiệm, có sự nhiệt huyết, sáng tạo
năng lực và tâm lý của người thầy. Mỗi giáo viên có thể có những giải pháp tối
ưu của riêng mình. Đề tài của tôi cũng rất hy vọng nhận đượ sự quan tâm , góp ý
của đồng nghiệp trong và ngồi nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Sầm Sơn, ngày 29/03/2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết ra không sao chép
của người khác
Người viết
Phạm Thị Hồng
18
DANH MỤC, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường (2008) giới thiệu giáo án lịch sử
112, NXB Hà Nội.
2- Nguyễn Đình Đơng, Nguyễn Thị Lan, Vượt Vũ Môn, ngân hàng đề thi trắc
nghiệm lịch sử, NXB Thanh Hóa.
3- Nguyễn Mạnh Thưởng (chủ biên) (2018), ơn luyện, kiểm tra - đánh giá và thi
THPT Quốc gia môn lịch sử, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
4- Nguyễn Mạnh Thưởng, Nguyễn Văn Minh (2018), ôn luyệ trắc nghiệm thi
THPT quốc gia, tuyển chọn 45 đề tham khảo, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
5- Nguyễn Mạnh Thưởng (chủ biên) (2018), ôn luyện thi trắc nghiệm THPT
năm 2018 môn lịch sử, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
19