Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đổi mới cách kiểm tra đánh giá môn công nghệ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh khối 11 trường THCSTHPT quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.77 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.......................................................2
2.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................2
2.1.1 Khái niệm về kiểm tra....................................................................................2
2.1.2 Khái niệm về đánh giá ...................................................................................3
2.1.3 Mục đích của kiểm tra và đánh giá.................................................................3
2.1.4 Mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực..................3
2.1.5 Chức năng của đánh giá..................................................................................5
2.1.6 Vai trị của kiểm tra đánh giá..........................................................................5
2.1.7 Vị trí của kiểm tra đánh giá............................................................................6
2.1.8 Ý nghĩa của kiểm tra đánh giá.......................................................................6
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ........................................7
2.1.1 Thực trạng về kiểm tra đánh giá môn công nghệ hiện nay.............................7
2.3 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỚI...............................7
2.3.1 Một số biện pháp thực hiện............................................................................7
2.3.2 Đánh giá học sinh trong dạy học....................................................................8
2.3.3 Đánh giá vì học tập.........................................................................................9
2.3.4 Đánh giá là học tập.........................................................................................9
2.3.5 Đánh giá kết quả học tập................................................................................9
2.3.6 Đánh giá về năng lực học sinh........................................................................9
2.3.7 Nguyên tắc đánh gia
2.3.8 Quy trình đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.........................10




2.3.9 Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì....................11
2.3.9.1 Định nghĩa đánh giá thường xuyên.............................................................11
2.3.9.2 Đánh giá thường xun là gì?......................................................................11
2.3.9.3 Mục đích của đánh giá thường xuyên.........................................................12
2.3.9.4 Hình thức kiểm tra đánh đánh giá định kì..................................................13
2.3.9.5Cách thức đánh giá định kì về học tập..........................................................14
2.3.9.6 Cách thức đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất....................................14
2.3.9.7 Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá..........................................................15
2.3.9.8
Sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đanh giá
................................................................................................................................
15
2.3.9.9 Cách sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đanh giá............................15
2.3.9.10 Nội dung kiểm tra, đánh giá định kì..........................................................16
2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................18
3.1 Kết luận.............................................................................................................18
3.2 Kiến nghị...........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................19
DANH TỪ VIẾT TẮT

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


ĐGTX

Đánh giá thường xuyên

ĐGĐK

Đánh giá định kì



1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Với sự đổi mới của chương trình giáo dục phổ thơng 2018 hiện nay toàn ngành
giáo dục đang dần dần được thực hiện việc đổi mới trong giáo dục, như vậy việc
đổi mới kiểm tra đánh giá cũng là nội dung mà giáo viên đang được tiếp cận và
thực hiện theo chương trình mới.
Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh giúp người dạy và người học hồn thiện q
trình dạy và học trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.Việc kiểm tra đánh
giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học
tập, người dạy điều chỉnh về hoạt động dạy.
Trong việc đổi mới một cách đồng bộ như đã nói ở trên thì việc cải tiến và đổi
mới hệ thống cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã, đang và
ln là vấn đề mang tính cấp thiết.
Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, có vai trị hết sức quan trọng
trong q trình dạy học. Nó là một khâu khơng thể tách rời của q trình dạy học.
Kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của
trò, đồng thời giúp cho các nhà quản lý giáo dục hoạch định được chiến lược trong
quá trình quản lý và điều hành. Cụ thể là đối với thầy, kết quả của việc kiểm tra
đánh giá sẽ giúp họ biết trị của mình học như thế nào để từ đó hồn thiện phương

pháp dạy học của mình. Đối với trị, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá, tạo động
lực thúc đẩy họ chăm lo học tập.
Để đổi mới kiểm tra đánh giá trước hết giáo viên cần phải hiể rõ về khái niệm cơ
bản về kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập
thông tin về một tập hợp thơng tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy để xem
xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với
các mục tiêu định ra ban đầu (hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin)
nhằm ra một quyết định mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của
HS trong học tập. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin, những
bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá. Là xác định kết quả học tập của học sinh
qua mỗi giai đoạn thực hiện quá trình giảng dạy và học tập. Nhằm ra một quyết
định thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng
hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo
dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo
nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót, thu thập một tập hợp thơng tin đủ, thích
hợp, có giá trị và đáng tin cậy để xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin
4


này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều
chỉnh trong q trình thu thập thơng tin nhằm đưa ra một quyết định.
Để đáp ứng được cách kiểm tra đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thơng
2018 của học sinh trường THCS&THPT Quan Hố tơi đã vận dụng và thực hiện
cách kiểm tra đánh giá môn công nghệ theo chương trình giáo dục mới cho học
sinh khơi 11 trong năm học 2020 – 2011. Trong quá trình học tập và tập huấn tôi đã
vận dụng kiến thức đã học được vào kiểm tra đánh giá học sinh vì vậy tơi đã đưa ra
một số kinh nghệm đạt được trong quá trình kiểm tra đánh giá với đề tài: Đổi mới
kiểm tra đánh giá mơn cơng nghệ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
cho học sinh khối 11 trường THCS&THPT Quan Hố.

1.2 Mục đích nghiên cứu
Để đáp ứng được u cầu đổi mới về cách kiểm tra đánh giá học sinh theo
chương trình giáo dục phổ thơng mới, để nâng cao hiệu quả về chất lượng, nămg
lực học và kiểm tra đánh giá của học sinh cũng như chất lượng dạy học của giáo
viên về môn công nghệ 11, tạo hứng thú thu hút học sinh trong học tập và giải
quyết các câu hỏi trong đề kiểm tra, học sinh có sự tư duy sáng tạo trong học tập.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá để phát triển năng lực của học sinh theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Học sinh lớp 11 trường THCS&THPT Quan Hoá.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kì
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Đọc nghiên cứu tài liệu
- Điều tra khảo sát thực tế
- Thực nghiệm sư phạm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về kiểm tra
Thế nào là kiểm tra?
- Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động GV sử dụng để thu thập
thông tin về mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của HS trong
học tập. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin, những bằng chứng
làm cơ sở cho việc đánh giá.
5


- Kiểm tra là xác định kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực hiện
quá trình giảng dạy và học tập.
2.1.2 Khái niệm về đánh giá
Thế nào là đánh giá?

- Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống những thông tin về
hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ
vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động
giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót.
- Thu thập một tập hợp thơng tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy để xem
xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với
các mục tiêu định ra ban đầu.
- Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo
đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại
mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo.
2.1.3 Mục đích của kiểm tra và đánh giá
- Đối với học sinh: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập làm cho học sinh hiểu rõ
mục tiêu cụ thể của việc học tập. Giúp học sinh phát huy điểm mạnh và khắc phục
những điểm yếu, phát huy tích cực trong học tập.
- Đối với giáo viên: Giúp giáo viên dự đoán những điểm mạnh, yếu của học sinh
nhằm giúp học sinh khắc phục những yếu kém. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
còn giúp giáo viên giám sát q trình tiến bộ đó có tương xứng với mục tiêu đề ra
hay khơng, ngồi ra cịn giúp giáo viên có cơ sở cho điểm xếp loại học sinh.
- Đối với ban giám hiệu: Giúp ban giám hiệu xác định tính hiệu quả của chương
trình học tập, cung cấp thông tin phản hồi cho ban giám hiệu để khẳng định được
chất lượng, hiệu quả giáo dục, hỗ trợ việc đánh giá giáo viên thông qua kết quả
giảng dạy.
2.1.4 Mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Khi nói đến mục tiêu kiểm tra đánh giá, trước hết người ta nhận thấy kiểm tra,
đánh giá là một phần không thể thiếu được của q trình dạy học thì ít nhất nó phải
vì sự tiến bộ của HS. Kiểm tra đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra
đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến
đâu, những mảng kiến thức, kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức, kĩ năng nào
cịn yếu để điều chỉnh q trình dạy và học. Và khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ
của HS thì đánh giá phải làm sao để HS không sợ hãi, không bị thương tổn để thúc

đẩy HS nỗ lực. Đánh giá vì sự tiến bộ của HS cịn có nghĩa là sự đánh giá phải diễn
ra trong suốt quá trình dạy học, giúp HS so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào
trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra. Cần nhận thức rằng
6


đánh giá là một quá tŕnh học tập, đánh giá diễn ra trong suốt q trình dạy và học.
Khơng chỉ GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém
là HS phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự
đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, HS mới tự phản
hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào, đến đâu so
với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình
thành năng lực của HS, cái mà chúng ta đang rất mong muốn. Đánh giá phải lượng
giá chính xác, khách quan kết quả học tập, chỉ ra được HS đạt được ở mức độ nào
so với mục tiêu, chuẩn đã đề ra. Sau khi HS kết thúc một giai đoạn học thì tổ chức
đánh giá, để GV biết được những kiến thức mình dạy, HS đã làm chủ được kiến
thức, kĩ năng ở phần nào và phần nào chưa đạt được như mong muốn.
Do đó, mục tiêu của kiểm tra, đánh giá là:
- Công khai nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, nhóm HS và
tập thể lớp, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự
tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.
- Giúp cho GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của
mình, tự hồn thiện hoạt động dạy, phân đấu không ngừng nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy học.
- Như vậy, đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định
hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực
trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
- Để xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của HS theo định
hướng phát triển năng lực cần những chú ý sau:
- Dựa vào mục tiêu mơn học, mục đích học tập và mối quan hệ giữa mục tiêu của

mơn học, mục đích học tập và đánh giá hoạt động học tập.
- Đối chiếu hai căn cứ trên trong một chủ đề môn công nghệ, để xác định một
cách tường minh mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở
chủ đề đó.
Mục tiêu của mơn học là những gì HS cần phải đạt được sau khi học xong mơn
học, nó bao gồm các thành tố:
- Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả các phương pháp nhận thức;
- Hệ thống kĩ năng kĩ xảo;
- Khả năng vận dụng kiên thức vào thực tế;
7


Mục đích học tập là những gì HS cần có được sau khi đã học xong một đơn vị
kiến thức, một quy tắc nào đó. Mục đích học tập có thể bao gồm các phần sau đây:
- Lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức về tự nhiên và xã
hội;
- Trang bị kiến thức để đáp ứng nhu cầu về kiểm tra đánh gia;
- Thu thập những kinh nghiệm để có thể độc lập nghiên cứu, hoạt động sau này.
Giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá hoạt động học tập
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mục tiêu của mơn học và mục đích học tập
được xác định đúng đắn thì chúng hỗ trợ cho nhau trong việc đánh giá, đạt được
yêu cầu đề ra của công việc đánh giá kết quả học tập của HS. Mục tiêu của mơn
học và mục đích học tập là cơ sở cho việc xác định nội dung chương trình, phương
pháp, hình thức và quy trình dạy học và học tập. Đồng thời nó cũng là cơ sở để
chọn phương pháp, hình thức và quy trình đánh giá hoạt động học tập của HS.
Đánh giá kết quả học tập dựa trên tiêu chí của mục tiêu dạy học sẽ nhận được thơng
tin phản hồi chính xác nhằm bổ sung, hồn thiện q trình giáo dục.
2.1.5 Chức năng của đánh giá
Có ba chức năng cơ bản:
- Chức năng quản lí: được thể hiện qua hai phương diện: một là xếp loại hoặc

tuyển chọn người học; hai là duy trì và phát triển chuẩn chất lượng.
- Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học: Bao gồm: Đối với
GV và nhà trường, đánh giá nhằm kiểm soát các hoạt động ngay trong q trình
dạy và học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm bảo
cho việc phát triển chất lượng dạy học. Đối với HS, thông tin kiểm tra, đánh giá
nhận được (thể hiện qua điểm số, nhận xét) từ GV và sự tự đánh giá của bản thân
giúp người học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình.
- Chức năng giáo dục và phát triển người học: Quá trình đánh giá kết quả học
tập được thực hiện một cách hiệu quả có tác dụng phát triển động cơ học tập cho
HS. Ngoài ra kết hợp với chức năng kiểm soát và điều chỉnh, KT- ĐG góp phần
phát triển tồn diện về đức, trí, thể, mĩ để chuẩn bị cho người học vào đời.
2.1.6 Vai trò của kiểm tra đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể thiếu nhằm xác định hiệu quả của
việc thực hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng và thúc đẩy GV đổi
mới phương pháp dạy học, thúc đẩy HS đổi mới phương pháp học tập nhằm nâng
cao chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động đánh giá còn là để phát
8


hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân
để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, hiệu quả giáo dục.
Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà cịn
dạy học như thế nào. Đổi mới phương phá dạy học là một u cầu cấp bách có tính
chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi
hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo
khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy học. Kiểm tra đánh
giá có vai trị rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra
đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục.
Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại
to lơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành

nhu cầu cấp thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá
đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao
năng lực sáng tạo trong học tập.
2.1.7 Vị trí của kiểm tra đánh giá
Kiểm tra, đánh giá có vị trí là đầu tàu kéo cả quy trình đào tạo đi lên tạo ra đổi
mới về chất lượng trong đào tạo. Kiểm tra, đánh giá cung cấp các thông tin về kết
quả học tập của HS. Nhiều quyết định quan trọng đều dựa trên điểm số của kiểm
tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá có thể có ảnh hưởng hai mặt: tạo ra những thay
đổi tích cực trong q trình đào tạo, hoặc có thể mang lại những cản trở cho sự
phát triển của giáo dục. Kiểm tra, đánh giá đi chệch hướng mục tiêu đào tạo hay sử
dụng những loại hình thi khơng phù hợp với mục đích của kiểm tra, đánh giá đều
đưa đến những tác động tiêu cực, cản trở quá trình cải tiến và phát triển chương
trình, tài liệu giảng dạy, phương pháp dạy học.
2.1.8 Ý nghĩa của kiểm tra đánh giá
Kiêm tra, đánh giá là khâu cuối của quá trình dạy học, nhằm kiểm đinh hiểu quả
dạy học của giáo viên và học tập của học sinh sau một nội dung, một vấn đề, một
giai đoạn học tập nào đó.
Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của học sinh, có cơ sở
thực tiễn để đánh giá kết quả học tập và phát hiện ra những thiếu xót trong kiến
thức, kĩ năng để kịp thời sửa chữa, bổ sung, góp phần củng cố những kiến thức đã
học của học sinh. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá giáo viên tự đánh giá được kết
quả đánh giá của bản thân thấy được hiểu quả và những vấn đề cần giúp kinh
nghệm từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và học sinh tự
khẳng định được năng lực của mình.

9


Kiểm tra, đánh giá có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất của học
sinh, hình thành ở học sinh lịng tin, ý chí đạt kết quả cao, sự trung thực, tính tinh

thần tập thể, ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
Kiểm tra, đánh giá trong q trình học tập khơng chỉ có ý nghĩa về mặt nhận
thức , với giáo viên và học sinh mà cịn có ý nghĩ giáo dục tác dụng đến phát triển
toàn diện học sinh như: năng lực nhận thức, ghi nhớ, hinh dung, tưởng tượng, sáng
tạo.
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
2.1.1 Thực trạng về kiểm tra đánh giá môn công nghệ hiện nay
Thực trạng kiểm tra, đánh giá cịn thiên về học thuộc lịng, kiểm tra trí nhớ một
cách máy móc, đơn điệu, đó là kết quả của lối dạy học cũ, kiểm tra kiến thức thiên
về tái hiện kiến thức, xem nhẹ kỹ năng, kết quả là học sinh ít động não, phân tích
suy luận vào một lĩnh vực mà không thấy được lĩnh vực liên quan, nguyên nhân
hoặc kết quả của nó.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa có tác dụng mạnh mẽ kích
thích, động viên HS, ra đề khó HS tâm lý chán nản, dễ quá HS chủ quan khơng
đánh gía đúng trình độ HS, phần lớn lời phê, sửa lỗi bài làm của HS cịn chung
chung, ít khai thác lỗi để rèn luyện tư duy cho HS, một số lời phê của GV thiếu
thân thiện gây chán nản cho HS.
- Các câu hỏi chủ yếu là lý thuyết, ít câu hỏi về kỹ năng, các dạng đề kiểm tra,
hình thức kiểm tra cịn đơn điệu chưa thể hiện được sự thân thiện, tích cực trong
kiểm tra đánh giá và học tập của HS, chưa coi trọng việc đánh giá giúp đỡ HS học
tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý vào cho điểm kiểm tra.
- Chưa xác định đầy đủ, rõ ràng mục đích, triết lý đánh giá: đánh giá để làm gì,
đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành khả năng gi ở HS. Chủ yếu mới chỉ tập trung
vào đánh giá kết quả học tập, để xếp loại HS, cho điểm nhưng không phản hồi
(hoặc có chữa bài, nhưng “áp đặt” cách trả lời đúng của GV mà bỏ qua khơng
phân tích các sai sót, lỗi của từng học sinh
- Lâu nay chỉ tập trung vào những kiến thức, kỹ năng cơ bản. Kiểm tra, đánh
giá tách rời khỏi giảng dạy. Học sinh chủ yếu làm việc cá nhân. Hoạt động dạy và
học theo trình tự từ cơ bản đến mức cao hơn. Dạy học theo mục tiêu, chú trọng
nội dung kiến thức, chỉ có nhóm học sinh ưu tú học cách tư duy.

2.3 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỚI
2.3.1 Một số biện pháp thực hiện
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực tập
trung vào các định hướng sau:
10


- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối mơn học, khóa học (đánh giá
tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh
giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích
phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của
người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,
sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt
chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;
- Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang
việc tích hợp đánh giá vào q trình dạy học, xem đánh giá như là một phương
pháp dạy học;
- Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá), sang đánh giá đa chiều
(không chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng tham đánh giá tự đánh giá, đánh
giá đồng đẳng)
- Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với q trình dạy học sang việc
tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy
học.
- Đổi mới kiểm tra, đánh gia là công cụ quan trọng, chủ yếu xac định năng lực
nhận thức của người học, điều chỉnh quá trình dạy và học là động lực để đổi mới
phương pháp dạy học, thi sao học vậy, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào
tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
- Thông qua kiểm tra đánh giá tạo điều kiện cho giáo viên biết được sự phân hóa
về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu, có cơ sở

thực tế để điều chỉnh và hồn thiện q trình dạy học, Giúp HS biết được khả năng
học tập của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu cầu của chương trình; tìm được
ngun nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động của mình, phát triển kỹ năng tự
đánh giá.
- Đánh giá tích hợp với giảng dạy. Hợp tác cùng giải quyết vấn đề. Kỹ năng học
được trong bối cảnh những vấn đề có thật (cuộc sống). Học sinh làm trung tâm,
giáo viên hướng dẫn. Tất cả học sinh học cách tư duy. đặc biệt là tư duy bâc cao
(năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, siêu nhận thức.
- Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về
những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản
thân.
2.3.2 Đánh giá học sinh trong dạy học
Là q trình thu thâp xử lí thơng tin thơng qua các hoạt động quan sát, theo dõi,
trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, tư vấn hướng
11


dẫn động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả
học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực học sinh.
2.3.3 Đánh giá vì học tập
Đánh giá vì học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát
hiện sự tiến bộ của HS, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh q trình dạy học. Việc đánh giá
nhằm cung cấp thông tin để GV và HS cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của
đánh giá này không nhằm so sánh giữa. các HS với nhau mà để làm nổi bật những
điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông tin phản hồi để tiếp
tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. Với đánh giá này, GV giữ
vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng HS cũng được tham gia vào
quá trình đánh giá. HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng
dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh
hoạt động học tập được tốt hơn.

2.3.4 Đánh giá là học tập
Diễn ra thường xuyên trong q trình dạy học (đánh giá q trình), trong đó, GV
tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó như là một hoạt động học
tập để HS thấy được sự tiến bộ của chính mình so với yêu cầu cần đạt của bài học,
môn học, từ đó HS tự điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS giữ vai trị chủ đạo
trong q trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình,
tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp.
Kết quả đánh giá này có vai trị như một nguồn thông tin phản hồi để HS tự ý thức
khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá
nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.
2.3.5 Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá tổng kết hay đánh giá định kì là đánh giá những gì HS đạt được tại
thời điểm cuối một giai đoạn giáo dục và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm
xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học, môn học, cấp học. GV là
trung tâm trong quá trình đánh giá và HS khơng được tham gia vào các khâu của
quá trình đánh giá.
2.3.6 Đánh giá về năng lực học sinh
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và
q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức,
kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện
thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều
kiện cụ thể.
Với quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực cần
chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng
khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng
12


và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của HS đối với
các mơn học và hoạt động giáo dục theo q trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính

là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến
thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trị quan trọng trong việc cải
thiện kết quả học tập của học HS.
Xét về bản chất thì khơng có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến
thức, kĩ năng, đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá
kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo
cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó
HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử
dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà
trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy,
thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng
thời đánh giá được cả khả năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình
cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực khơng hồn tồn phải dựa vào
chương trình giáo dục của từng môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng
lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo
đức,… được hình thành từ nhiều mơn học, lĩnh vực học tập khác nhau, và từ sự phát
triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
2.3.7 Nguyên tắc đánh gia
- Đảm bảo tính giá trị: phải đo lường chính xác mức độ phát triển năng lực HS
(đo lường các kĩ năng thành phần, chỉ số hành vi theo chuẩn đầu ra).
- Đảm bảo độ tin cậy: kết quả đánh giá HS ổn định, chính xác, khơng bị phụ
thuộc vào người đánh giá, những nhiệm vụ ở các lĩnh vực học tập khác nhau. Kết
quả đánh giá phải thống nhất khi được lặp đi lặp lại nhiều lần.
2.3.8 Quy trình đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh
- Các nghiên cứu về đánh giá trên lớp học khẳng định rằng mơ hình đánh giá
lớp học hiệu quả cần kết hợp giữa đánh giá tổng kết với đánh giá q trình tạo
nên vịng trịn khép kín.
- Mục đích đánh giá phải rõ ràng và phù hợp với hoàn cảnh: Đánh giá phải
nhằm mục đích phát triển khả năng học tập của HS chứ không chỉ là khâu cuối
cùng của q trình dạy học, giáo dục, thực hiện mục đích giải trình. Mỗi loại

hình đánh giá nhằm những mục đích khác nhau. Mỗi cơng cụ đánh giá có
những mục tiêu cụ thể khác nhau, chỉ phù hợp trong những ngữ cảnh cụ thể. Do
vậy GV phải rõ mục đích đánh giá, có khả năng chọn lựa cơng cụ đánh giá phù
hợp với ngữ cảnh.
- Đánh giá phải xác thực và có ý nghĩa: Loại câu hỏi bài tập lựa chọn cho
đánh giá phải gần với hiện thực cuộc sống của HS, tương tự như các hoạt động
13


học tập trên lớp mà không gây áp lực. Bài tập phải tạo được hứng thú và khơi
gợi các khả năng trí tuệ. GV phải đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp và HS
phải có quyền được biết các tiêu chí đánh giá.
- Phải đa dạng và bài tập đánh giá phải phức hợp: có nhiều cách giải quyết
như sử dụng nhiều loại hình, cơng cụ đánh giá khác nhau, đặc biệt là dạng tự
luận ngắn và dạng tự luận mở rộng... để HS phát huy năng lực dựa trên những
trải nghiệm cá nhân, phát huy tính sáng tạo. Tiêu chí đánh giá cần bao gồm cả
q trình và sản phẩm học tập. GV cần phối hợp nhiều hình thức đánh giá trong
lớp học, chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá sự vận dụng tổng hợp kiến thức,
kỹ năng của nhiều lĩnh vực, môn học vào giải quyết những nhiệm vụ thực tế.
2.3.9 Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
2.3.9.1 Định nghĩa đánh giá thường xuyên
Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện
hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng
lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực
của học sinh. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và
học sinh, để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của
học sinh theo mục tiêu giáo dục.
2.3.9.2 Đánh giá thường xuyên là gì?
- Đánh giá thường xun (ĐGTX) hay cịn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động
đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học mơn học, cung cấp

thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy học, học
tập. ĐGTX chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong q trình
dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt
đầu q trình dạy học một mơn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp)
hoặc sau khi kết thúc q trình dạy học mơn học này (đánh giá tổng kết)
- Đánh giá thường xuyên lại là một trong những hình thức đánh giá vì sự tiến bộ
của người học vì:
- Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình
học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so
với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được
để điều chỉnh hoạt động dạy và học. ĐGTX đưa ra những khuyến nghị để HS có
thể làm tốt hơn những gì chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời
điểm tiếp theo.
- Chẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của HS nhằm dự báo hoặc tiên
đoán những bài học hoặc chương trình học tiếp theo cần được xây dựng thế nào
cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS. Có sự khác nhau về mục đích
đánh giá của ĐGTX và đánh giá định kì (ĐGĐK). ĐGTX có mục đích chính là
cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS để điều chỉnh hoạt động dạy và
học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập. ĐGTX khơng nhằm mục
14


đích đưa ra kết luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng HS. Ngoài việc kịp thời
động viên, khuyến khích khi HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, ĐGTX cịn tập
trung vào việc phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, những nhân tố ảnh hưởng xấu
đến kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những giải pháp hỗ trợ điều chỉnh kịp
thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Trong khi mục đích
chính của ĐGĐK là xác định mức độ đạt thành tích của HS, mà ít quan tâm đến
việc thành tích đó HS đã đạt được ra sao, bằng cách nào và kết quả đánh giá này
được sử dụng để xếp loại, cơng nhận HS đã hồn thành hoặc chưa hồn thành

nhiệm vụ học tập.Xét theo tính liên tục và thời điểm đánh giá thì đánh giá trong
giáo dục thường được chia thành hai loại là: đánh giá thường xuyên và đánh giá
định kì.
- Đánh giá thường xuyên hay cịn gọi là đánh giá q trình là hoạt động đánh giá
diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin
phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy,
học tập. ĐGTX chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá
trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi
bắt đầu quá trình dạy học một mơn học nào đó . ĐGTX được xem là đánh giá vì
quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học.
2.3.9.3 Mục đích của đánh giá thường xuyên
Mục đích của ĐGTX nhằm thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học
tập của học sinh trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV
biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương
trình và những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt động dạy và học. ĐGTX
đưa ra những khuyến nghị để HS có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được,
từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo. ĐGTX cịn giúp chẩn
đốn hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của HS nhằm dự báo hoặc tiên đoán
những bài học hoặc chương trình học tiếp theo cần được xây dựng thế nào cho
phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS. Có sự khác nhau về mục đích đánh
giá của ĐGTX và đánh giá định kì. ĐGTX có mục đích chính là cung cấp kịp thời
thơng tin phản hồi cho GV và HS để điều chỉnh hoạt động dạy và học, khơng nhằm
xếp loại thành tích hay kết quả học tập. ĐGTX khơng nhằm mục đích đưa ra kết
luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng HS. Ngồi việc kịp thời động viên,
khuyến khích khi học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, ĐGTX còn tập trung vào
việc phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, những nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết
quả học tập, rèn luyện của HS để có những giải pháp hỗ trợ điều chỉnh kịp thời,
giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Trong khi mục đích chính
của đánh giá định kì là xác định mức độ đạt thành tích của HS, mà ít quan tâm đến
việc thành tích đó HS đã đạt được ra sao, bằng cách nào và kết quả đánh giá này

được sử dụng để xếp loại, cơng nhận HS đã hồn thành hoặc chưa hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
15


2.3.9.4 Hình thức và nội kiểm tra thường xuyên
- Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết bằng tự luận hoặc trắc nghiệm, kiểm tra thực hành
thời gian dưới 1 tiết học với các dạng câu hoi như sau:
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Câu nào không phải là nhiệm vụ của cơ cấu phối khí:
A. Nạp đầy nhiên liệu vào xilanh
B. Đóng mở cửa khí đúng lúc.
C. Thải sạch khí thải ra ngoài.
D. Nén nhiên liệu trong xilanh.
Câu 2. Chi tiết nào không phải là của hệ thống bôi trơn :
A. Quạt gió
B. Bơm dầu
C. Bầu lọc dầu.
D. Van an tồn
Câu 3. Chi tiết quan trọng nhất của hệ thống nhiên liệu trong động cơ Điêzen
là :
A. Vòi phun B. Bơm cao áp C. Bầu lọc tinh. D.Bơm chuyển nhiên liệu
Câu 4. Trong 1 chu trình làm việc của động cơ 4 kì, trục khuỷu quay:
A. 1800
B. 5400
C. 7200
D. 3600
Câu 5. Đâu không phải là chi tiết của động cơ Điêzen:
A. Trục khuỷu
B. Vòi phun

C. Bugi
D. Thân máy.
Câu 6. Mặt trước của dao tiện là mặt :
A. Tiếp xúc với phoi
B. Đối diện với bề mặt đang gia công của phoi
C. Tiếp xúc với phôi
D. Đối diện với bề mặt đã gia cơng của phơi
Câu 7. Van an tồn trong hệ thống bơi trơn tuần hồn cưỡng bức được mắc:
A. Song song với bầu lọc.
B. Song song với két làm mát.
C. Song song với van khống chế.
D. Song song với bơm dầu
Câu 8. Chi tiết nào không phải là của hệ thống làm mát :
A. Van khống chế dầu
B. Bơm nước. C. Két nước
D. Van hằng nhiệt
Câu 9. Chi tiết quan trọng nhất của hệ thống nhiên liệu trong động cơ xăng
là: ( loại dùng bộ chế hồ khí)
A. Bộ chế hồ khí
B. Bầu lọc khí.
C. Bầu lọc dầu
D. Bơm xăng
Câu 10. Xécmăng là 1 chi tiết của :
A. Hệ thống bôi trơn.
B. Cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền.
C. Cơ cấu phân phối khí.
D. Hệ thống làm mát.
Câu hỏi tự luận
Câu 1. Hệ thống làm mát bằng nước được dùng cho những loại động cơ nào? Kể
tên một số loại động cơ được làm mát bằng nước mà e biết.

Câu 2. Giải thích tại sao pit tơng lại cần phải có xec măng?
Câu 3. Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước?
2.3.9.5 Hình thức kiểm tra đánh đánh giá định kì
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học
tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so
16


với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng và sự
hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh
theo chương trình mơn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo
dục phổ thơng do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành;
- Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá
cuối kì, được thực hiện thơng qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài
thực hành, dự án học tập (Hiện hành quy định kiểm tra định kỳ gồm kiểm tra viết từ
1 tiết trở lên, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên, kiểm tra cuối học kỳ).
- Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc
trên máy tính 45 phút đối với mơn công nghệ. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên
ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo
dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng do Bộ trưởng Bộ giáo dục và
đào tạo ban hành.
2.3.9.6 Cách thức đánh giá định kì về học tập
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ
vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học
sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động
giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động

giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học
hoặc hoạt động giáo dục;
- Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển
năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo
cách hiểu của cá nhân;
Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen
thuộc, tương tự trong học tập
17


Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa
ra những phản hồi hợp lý trong học tập
2.3.9.7 Cách thức đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ
nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá
trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm
chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo các mức sau:
Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
2.3.9.8 Sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đanh giá
Sử dụng các sản phẩm học tập để giúp GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá
năng lực vận dụng, năng lực hành động thực tiễn, kích thích động cơ, hứng thú học
tập cho HS, phát huy tính tích tự lực, ý thức trách nhiệm, sáng tạo, phát triển năng
lực giải quyết vấn đề, phát triển năng lực cộng tác làm việc, rèn luyện tính bền bỉ,
kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá cho HS.
2.3.9.9 Cách sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đanh giá

- Sử dụng các sản phẩm học tập để đánh giá sau khi HS kết thúc một quá trình
thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp, thực hành GV sử dụng sản phẩm học
tập để đánh giá sự tiến bộ của HS và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ
vào trong các hoạt động thực hành, thực tiễn.
- Để việc đánh giá sản phẩm được thống nhất về tiêu chí và các mức độ đánh giá,
GV có thể thiết kế thang đo. Thang đo sản phẩm là một loạt mẫu sản phẩm có mức
độ chất lượng từ thấp đến cao. Người đánh giá so sánh sản phẩm của HS với những
sản phẩm mẫu chỉ mức độ trên thang đo để tính điểm.
2.3.9.10 Nội dung kiểm tra, đánh giá định kì
- Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên, kiểm tra cuối
kì với các dạng câu hỏi sau:
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Hệ thống đánh lửa có ở loại động cơ nào
A. Động cơ điêzen. B. Động cơ xăng. C. Động cơ 4 kỳ. D. Động cơ 2 kỳ.
Câu 2. Trong một chu trình làm việc của ng c 4 kỡ, trc cam quay:
A. ẳ vũng
B. ẵ vòng.
C. 1 vòng
D. 2 vòng
18


Câu 3. Ở động cơ xăng 2 kỳ, khi cửa nạp mở thì hỗn hợp nhiên liệu sẽ được
nạp vào trong:
A. Xilanh.
B. Buồng đốt.
C. Cacte.
D. Nắp xilanh.
Câu 4. Chuyển động tiến dao phối hợp để gia công các bề mặt :
A. Các bề mặt đầu

B. Các mặt côn và mặt định hình
C. Các loại ren
D. Trụ
Câu 5. Chi tiêt nào khơng thuộc cơ cấu phối khí:
A. Buji
B. Đũa đẩy
C. Con đội.
D. Trục cam
Câu 6. Thứ tự làm việc của các kì trong chu trình làm việc của động cơ 4 kì
là:
A. Nén, nạp, cháy-dãn nở, thải.
B. Nén, thải, nạp, cháy-dãn nở.
C. Nạp, cháy-dãn nở, nén, thải.
D. Nạp, nén, cháy-dãn nở, thải.
Câu 7. Ở động cơ xăng 2 kỳ, khi cửa nạp mở thì hỗn hợp nhiên liệu sẽ được
nạp vào trong:
A. Nắp xilanh.
B. Xilanh.
C. Buồng đốt.
D. Cacte.
Câu 8. Tên gọi động cơ 2 kì và động cơ 4 kì là dựa vào:
A. Số hành trình pittơng thực hiện trong 1 chu trình

B. Cả 3 trường hợp trên

C. Số vịng quay trục khuỷu

D. Nhiên liệu sử dụng

Câu 9. Phần dẫn hướng cho pittông là:

A. Phần gắn các xéc măng trên pittông
C. Phần đỉnh pittông

B. Phần đầu pittông
D. Phần thân pittông

Câu 10. Hệ thống truyền lực trên xe có nhiệm vụ gì ?
A. Truyền lực từ động cơ ra đến bánh xe.
C. Trục nối của xe.

B. Nâng đỡ gầm xe.
D. Thay đổi tốc độ.

Câu hỏi tự luận
Câu 1. Giải thích tại sao hệ thống truyền lực trên xe ô tô lại không dùng xích như xe
máy mà lại dùng trục các đăng.
Câu 2. Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Câu 3. Động cơ đốt trong được ứng dụng như thế nào trong đời sống sản xuất hàng
ngày?

2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
19


- Để đổi mới kiểm, tra đánh giá tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu chương trình giáo
dục tổng thể phát triển năng cho hoc sinh trung học phổ thông 2018 trong năm học
2019 – 2020 và thực hiện ứng dụng kiểm tra, đánh giá học sinh trung học phổ
thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Công
nghệ trong mô đun 3 bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà trong việc thực hiện đổi
mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu của Chương

trình Giáo dục phổ thông 2018, vào thử nghiệm đánh giá thường xuyên và đánh giá
định kì của học kì II khối 11 năm học 2020 – 2021, thấy được hiệu quả cao hơn so
với cách kiểm tra đánh giá cũ sử dụng cách kiểm tra, đánh giá theo phương pháp
mới này tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập và thấy được sự tích cực, tư
duy, sáng tạo, chăm chỉ trong quá trình học và làm bài kiểm tra, học sinh có sự trao
đổi, ý kiến với bạn học có sự tương tác, phản hồi với giáo viên trong quá trình dạy
học để cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá theo năng lực
học của học sinh.
- Nhiều học sinh có sự tiến bộ trong học tập và đạt điểm cao trong các bài kiểm
tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kì. Số lượng học sinh đạt
điểm 8 điểm 9 được tăng lên, học sinh đạt điểm trung bình giảm xuống.
Với phương pháp kiểm tra, đánh giá mới này tôi sẽ áp dụng đối với học sinh trường
THCS&THPT Quan Hoá trong học kì II năm học này và áp dụng thực hiện cho
những năm học tiếp theo.
- Kết quả cụ thể kiểm tra 1 tiết của 2 lớp 11A,11B của học kì II năm học 2019 –
2020 như sau:
Lớp

Sĩ số

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm 3-4

Điểm < 3


11A

29

2 (6,89%)

16 (55,18%)

11 (37,93%)

0

0

11B

27

1 (3,7%)

12 (44,45%)

14 (51,85%)

0

0

Bảng kết quả điểm kiểm tra định kì 2 lớp 11A,11B của học kì II năm học 2020 2021
Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6
Điểm 3-4 Điểm < 3
11A

33

4(12,12%)

18 (54,55%)

11(33,33%)

0

0

11B

40

2 (5%)

20 (50%)

18 (45%)

0

0


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn công nghê 11cho học sinh là một nội dung cần
thiết, người dạy cần phải nắm bắt được nội dung và đặc điểm môn học; lựa chọn
các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm khai thác được hết kiến thức và
20


hiểu biết thực tiễn của học sinh; từ đó giúp các em vận dụng kiến thức vào trong
kiểm tra. Như vậy, địi hỏi người giáo viên cần có kiến thức sâu và thời gian nghiên
cứu các môn học, các nội dung kiến thức phù hợp, phối kết hợp một cách linh hoạt,
sáng tạo nhằm gây hứng thú cho học sinh. Từ đó, các em thấy được kiến thức ở các
mơn học là một thể thống nhất, bổ trợ cho nhau nhưng lại có thể có các cách nhìn
khác nhau rất đa dạng; đồng thời các em biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đó
trong học tập.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá để giúp cho học sinh có ý thức học tập khác đi, học
sinh có sự tìm tịi kiến thức trên các trang mạng internet những kiến thức liên quan
đến môn học, tạo ra được nhiều hứng thú học tập cho học sinh từ đó giáo viên có sự
điều chỉnh cách dạy và phương pháp dạy phù hợp, kiểm tra, đánh giá không quá
nặng nề.
- Khi áp dụng cách kiểm tra, đánh giá mới vào thực hiện ở học sinh khối 11 tôi
thấy được sự tiến bộ hơn về quá trình làm bài kiểm tra, và quá trình học tập so với
trước đây, trong năm học tới sẽ áp dụng phương pháp kiểm tra, này cho cả học sinh
khối 12 của trường THCS&THPT Quan Hoá.
3.2 Kiến nghị
- Giáo viên cần phải vận dung và đổi mới về kiểm tra, đánh giá theo chương
trình giáo dục phổ thơng mới để đáp ứng được phương pháp học mới phải cho học
sinh làm quen dần với chương trình học và cách kiểm tra, đánh giá mới.
- Trên đây là một số sáng kiến nhỏ của tôi đã được thực hiện tại trường
THCS&THPT Quan Hố tơi xin chia sẻ với các đồng nghiệp. Dù đã rất nhiều cố

gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Tơi mong nhận được sự đóng góp
ý kiến từ Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp để tơi bổ sung cho sáng kiến
có hiệu quả hơn trong thực tiễn giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa cơng nghệ 11
2. Chương trình giáo dục tổng thể 2018
3. Tài liệu tập huấn modun 3 kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
4. Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo

21


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 4 nănm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác

Hà Văn Linh

22



×