Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Áp dụng kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực để nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho đối tượng học sinh xét tuyển đại học cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 32 trang )

SKKN mơn Địa lí

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
ÁP DỤNG KĨ THUẬT LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI TÍCH
CỰC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG
LỰC CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa lí

Thanh Hóa tháng 5 năm 2021
Giáo viên: Nguyễn Thị Huyền

1


SKKN mơn Địa

MỤC LỤC
NỘI DUNG

STT


1 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
2 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT như Thanh 2
2.2.2.1. Về học sinh
2.2.2.2. Về giáo viên
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Tìm hiểu về kĩ thuật " lắng nghe tích cực"
2.3.1.1. Khái niệm
2.3.1.2. Các kiểu nghe và cấp độ nghe
2.3.1.3. Vai trò và lợi ích của lắng nghe
2.3.1.4. Những rào cản đối với lắng nghe có hiệu quả
2.3.1.5. Những nguyên tắc lắng nghe hiệu quả
2.3.2. Tìm hiểu kĩ thuật " phản hồi tích cực "
2.3.2.1. Khái niệm
2.3.2.2. Các kiểu phản hồi
2.3.2.3. Tầm quan trọng của phản hồi tích cực
2.3.2.4. Các nguyên tắc cần nhớ khi đưa ra ý kiến phản hồi
xây dựng
2.3.3. Các biện pháp thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục

2.4.1. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Những kiến nghị
3.3. Rút kinh nghiệm

Giáo viên: Nguyễn Thị
Huyền

TRANG
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
5

5
5
5
5
5
6
15
15
15
17
17
17
18

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế đổi mới không ngừng của ngành giáo dục đất nước theo
chương trình giáo dục phổ thơng mới địi hỏi người dạy không chỉ thường xuyên
trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp mà còn phải áp dụng
linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng bài cụ
thể, từng đối tượng học sinh. Đặc biệt với chất lượng đầu vào như Trường
THPT Như Thanh 2 có nhiều năm học sinh chỉ cần khơng có điểm liệt là được
vào trường học nên việc dạy học của các môn gặp rất nhiều khó khăn, chưa kể
đến đa số học sinh đều có hồn cảnh khó khăn, hầu hết các em đều có học lực
rất yếu nên gây trở ngại rất lớn đến giáo dục, đặc biệt trong việc định hướng
nghề nghiệp cho học sinh của nhà trường.
Do vậy, thiết nghĩ việc áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, đặc biệt là kĩ

thuật "lắng nghe và phản hồi tích cực" là điều hết sức cần thiết. Tuy vậy việc
áp dụng kĩ thuật như thế nào để đạt kết quả cao là điều khơng dễ dàng. Địi hỏi
người dạy phải nhẹ nhàng, khéo léo, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học
sinh, từng thời điểm. Trong quá trình 12 năm dạy học với kinh nghiệm của mình
thơng qua việc thực hiện kĩ thuật "lắng nghe và phản hồi tích cực" là rất hiệu
quả, được thể hiện qua kết quả dạy học mơn địa lí của tơi trong thời gian qua.
Từ thực trạng đó đã thức đẩy tơi nghĩ và tìm ra việc "Áp dụng kĩ thuật lắng
nghe và phản hồi tích cực để nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí theo
định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho đối tượng học sinh xét tuyển
Đại học - Cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT
Như Thanh 2" là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên là lý do cấp thiết
khiến tôi chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Hướng dẫn học sinh làm quen và thuần thục với các kĩ thuật dạy học tích cực
mà giáo viên đưa ra từ đó có ý thức cao trong học tập.
- Giúp cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học tích cực là lấy học sinh làm
trung tâm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên trong việc giảng dạy học sinh ôn thi Đại học - Cao đẳng.
- Học sinh trong việc tập mơn địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Từ thực tế 13 năm dạy học ở Trường THPT Như Thanh 2 tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Quan sát kết quả đạt được từ thực tiễn dạy học trong
thời gian qua.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Các phương pháp liên quan đến lý luận dạy học đổi mới.

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.


- Đề tài có thể sử dụng hoặc làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy địa lí nói
chung và dạy học sinh thi Đại Học - Cao đẳng nói riêng.
- Khả năng áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục cho nhà trường.
- Đề tài có sức lan tỏa lớn và có thể áp dụng rộng rãi khơng chỉ dành cho mơn
địa lí mà có thể áp dụng cho các môn học khác.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thời gian gần đây ngành giáo dục đã nói nhiều đến việc đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục như Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12
năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã
khẳng định: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng phải qn triệt mục
tiêu, u cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy
định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách
giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học; coi
trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ... Đổi mới
nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực
hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh
giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cơng tác quản
lí giáo dục”.
Do vậy u cầu đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học luôn được
nghành chú trọng. Đặc biệt từ năm 2010 đến nay Sở giáo dục đã tổ chức rất
nhiều đợt tập huấn về đổi mới các kĩ thuật dạy học tích cực lấy học sinh làm
trung tâm. Đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học mới tạo ra sự đổi mới thực
sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo,
có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang

hướng tới nền kinh tế tri thức. Một trong những yêu cầu của đổi mới phương
pháp và kĩ thuật dạy học là dạy học chú trọng đến việc kết hợp các kĩ thuật dạy
học hiện đại với sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị
hoặc do giáo viên tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ
thông tin.
Để đảm bảo những yêu cầu trên thì việc áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện
đại sẽ đảm bảo sự tin cậy cao về mặt khoa học trong việc học tập đặc biệt là
trong việc định hướng nghề nghiệp sau khi học sinh tốt nghiệp THPT.
Năm học 2020 - 2021 là năm ngành giáo dục Thanh Hóa nói riêng và cả
nước nói chung đối diện với dịch bệnh covid 19 phức tạp, đòi hỏi ngành phải tập
trung và có trọng điểm theo từng giai đoạn để ơn tập, thay đổi về hình thức dạy
học kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Do vậy đòi hỏi người dạy phải vận dụng
tổng hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực một cách khéo léo, linh
hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh, từng thời điểm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung


Năm học 2020 – 2021 là năm có rất nhiều biến động về thời gian và nội dung
chương trình do ảnh hưởng của dịch covid 19, điều kiện khách quan đã tác động
không nhỏ tới nhà trường, do vậy đã gây khá nhiều lúng túng cho giáo viên
trong dạy học. Đặc biệt với điều kiện như trường THPT Như Thanh 2 thì trong
thời gian nghỉ dịch rất khó để tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh. Đây là
thời điểm mà ngành giáo dục nói chung và trường THPT Như Thanh 2 cần phải
lên kế hoạch ôn tập phù hợp với điều kiện học sinh không thể đến trường, vừa
thực hiện vừa rút kinh nghiệm. Thực trạng trên thiết nghĩ bản thân là người trực
tiếp dạy đối tượng học sinh ơn thi Đại học - Cao đẳng nên địi hỏi phải không
ngừng học hỏi, không ngừng đổi mới. Mặt khác nhiều giáo viên không quan tâm
đến việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học nên ngại và chậm đổi mới
đùn đẩy nhau, trốn tránh trách nhiệm.

2.2.2. Thực trạng ở trường THPT như Thanh 2
2.2.2.1. Về học sinh
Trường THPT Như Thanh 2 là ngơi trường trước đây đóng ở địa bàn Thị
trấn Như Thanh, nhưng từ năm 2008 đến nay trường đã chuyển về địa bàn thôn
Hợp Nhất - xã Thanh Tân - huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa. Đây là một xã
thuộc diện đặc biệt khó khăn (135) của tỉnh. Học sinh ở đây có tới hơn 55 % hộ
nghèo, địa hình đi lại cách trở, nhiều sông suối, nhận thức của đại bộ phận học
sinh, phụ huynh cịn chưa tốt, đa số các em khơng có nguyện vọng thi Đại học –
Cao Đẳng. Tất cả đã gây cản trở rất lớn cho giáo dục nhà trường. Đầu vào gần
đây là năm học vừa qua điểm cao nhất của học sinh bao gồm cả điểm cộng là 20
điểm, còn lại đa phần điểm rất thấp.
Mặt khác môn Địa lý cấp THCS không được chú trọng và coi là mơn phụ
nên gần như học sinh khơng có kĩ năng Địa lý vì nhiều trường cịn thiếu giáo
viên Địa lý. Đây là cản trở lớn trong dạy học sinh, đặc biệt nhóm học sinh có
nguyện vọng dự xét Đại học – Cao đẳng. Tuy nhiên do đặc thù vùng 135 nên
học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số bản chất hiền lành, thật thà và đây là
thuận lợi cơ bản để giáo viên áp dụng "kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích
cực" trong q trình dạy học.
2.2.2.2. Về giáo viên.
- Giáo viên 100% đạt chuẩn, trẻ và có lịng u nghề, khơng ngừng học hỏi để
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, thâm niên cơng tác lớn hơn 13 năm
nên cơ bản có đủ kinh nghiệm dạy học. Cá nhân tôi đang theo học lớp cao học
tại Đại học Hồng Đức và dự kiến sẽ bảo vệ luận án trong tháng 6 và không
ngừng cố gắng để nâng cao trình độ chun mơn.
- Tuy nhiên cịn bộ phận khơng nhỏ giáo viên chậm và ngại đổi mới, không muốn
thay đổi, thỏa mãn với những gì mình có, chất lượng học sinh thấp nên khơng có
tâm huyết đổi mới.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Tìm hiểu về kĩ thuật " lắng nghe tích
cực".

2.3.1.1. Khái niệm


- Nghe theo nghĩa đen là nhận thức tiếng bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai ý
người nói. Nói cách khác nghe là hình thức tiếp nhận thơng tin thơng qua thính


giác. Lắng nghe là hình thức tiếp nhận thơng tin thơng qua thính giác có trạng
thái chú ý làm nền.
- Lắng nghe tích cực là nhằm suy nghĩ và làm việc của mình để hồn tồn tập
trung vào những gì mà ai đó đang nói. Lắng nghe là một mặt giao tiếp của cuộc
sống.
- Khái niệm lắng nghe tích cực không phải là một kĩ năng bẩm sinh của mọi
người. Bất cứ ai muốn thành công trong học tập, giảng dạy, cơng việc khác phải
trau dồi nó và học cách làm chủ nó. Lắng nghe tích cực bắt đầu với sự sẵn sàng
nhận ra giá trị của mọi cuộc đối thoại bạn tham gia.
2.3.1.2. Các kiểu nghe và cấp độ nghe
* Các kiểu nghe
Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động nghe người ta chia thành các kiểu nghe
như sau :
- Nghe giao tiếp xã hội.
- Nghe giải trí.
- Nghe có tính phân tích, đánh giá.
- Nghe để lĩnh hội thông tin, tri thức .
- Nghe để ra quyết định thương thuyết.
* Các cấp độ nghe.
- Không nghe.
- Nghe giả vờ.
- Nghe có chọn lọc.
- Nghe chăm chú.

- Nghe có hiệu quả.
2.3.1.3. Vai trị và lợi ích của lắng nghe
- Thỏa mãn nhu cầu của đối tượng, khơng có gì chán bằng khi mình nói mà khơng
có người nghe. Vì vậy khi bạn lắng nghe người ta nói chứng tỏ bạn biết tơn
trọng người khác và có thể thỏa mãn nhu cầu của người khác.
- Thu thập được nhiều thông tin hơn: Bằng cách khuyến khích người ta nói bạn sẽ
có thêm được các thơng tin, càng có nhiều thơng tin thì quyết định càng chính
xác.
- Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác: Khi một người có cảm tình lắng
nghe nảy sinh mối quan hệ tốt đẹp. Lắng nghe giúp tình bằng hữu nảy sinh, phát
triển và kết quả là sự hợp tác trong hoạt động.
- Tìm hiểu được người khác tốt hơn. Lắng nghe giúp bạn nắm bắt được tính cách,
tính nết và quan điểm của họ, vì họ sẽ bộc lộ con người trong khi nói.
- Giúp cho người khác lắng nghe có hiệu quả bằng cách tạo dựng một khơng khí
lắng nghe tốt, bạn sẽ thấy rằng những người đang nói chuyện với bạn trở thành
người lắng nghe có hiệu quả.
2.3.1.4. Những rào cản đối với lắng nghe có hiệu quả
- Rào cản sinh lí gồm : Khả năng nghe, tốc độ suy nghĩ.
- Rào cản mơi trường : Khí hậu, thời tiết, tiếng ồn.
- Rào cản mang tính quan điểm: Những người có quan điểm khác thường lơ
đễnh, thiếu tập trung khi nghe người khác trình bày.


- Rào cản văn hóa.
- Rào cản trình độ học vấn, chuyên môn.
2.3.1.5. Những nguyên tắc lắng nghe hiệu quả
- Tập trung chú ý.
- Đáp lại một cách chân thành.
- Diễn giải lại điều vừa được chia sẻ.
- Đặt câu hỏi.

- Cuối cùng hãy im lặng.
2.3.2. Tìm hiểu kĩ thuật " phản hồi tích cực ".
2.3.2.1. Khái niệm
Hồi đáp là bất kì một hành vi, ý kiến hay nhận xét được gửi chuyển ngược lại
đối tác. Hồi đáp là phản ánh lại những điều thấy được, nghe được chứ không
phải suy đoán. Phản hồi là phương pháp giao tiếp để đưa và nhận thông tin về
cách ứng xử.
2.3.2.2. Các kiểu phản hồi
Có 2 kiểu phản hồi :
- Phản hồi xây dựng: Là đưa ra những thông tin cụ thể, trọng tâm vào vấn đề và
dựa trên sự quan sát, nêu lên những điểm tích cực và những điểm cần cải thiện.
- Phản hồi theo kiểu " khen và chê ": Là những đánh giá mang tính cá nhân, chung
chung, khơng rõ ràng, chú trọng vào con người và dựa trên quan điểm, cảm nhận
của người đưa ra ý kiến phản hồi.
2.3.2.3. Tầm quan trọng của phản hồi tích cực
- Kĩ năng phản hồi là phần rất quan trọng trong kĩ năng giao tiếp hằng ngày nói
chung và trong mơi trường học tập nói riêng.
- Khi một người nhận được những phản hồi mang tính tích cực nó sẽ giúp cho họ
sẵn sàng thay đổi để hồn thiện mình hơn và tối đa hóa khả năng của mình.
- Trong q trình học tập có khi học sinh nhận được phản hồi tích cực từ thầy cơ
nhưng cũng có khi chính học sinh là người đưa ra ý kiến phản hồi cho chính thầy
cơ. Nhưng dù ở vai trị nào học sinh cũng sẽ cố gắng để không bị rơi vào cái bẫy
của kiểu phản hồi "khen và chê".
2.3.2.4. Các nguyên tắc cần nhớ khi đưa ra ý kiến phản hồi xây dựng.
- Chỉ đưa ra ý kiến phản hồi khi có sự chấp thuận của người nhận.
- Đưa ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt.
- Chọn địa điểm thích hợp, đặc biệt khi đưa ý kiến phản hồi mang tính cá nhân
cần chọn chỗ riêng tư.
- Người đưa ra phản hồi cần đưa ra những hành vi cụ thể, những hiện tượng vừa
quan sát và ghi chép được thể hiện phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt hoặc suy

diễn.
- Hãy bắt đầu bằng cách nêu ra những ưu điểm trước.
- Không nên nêu ra bốn điểm cần cải thiện trong một lần phản hồi.
- Khuyến khích người nhận phản hồi tự đưa ra giải pháp.
- Phản hồi là vì người nhận, khơng vì người đưa phản hồi.
- Đi thẳng vào vấn đề tránh vòng vo.


- Chân thành, tránh dùng câu phức: Sự chân thành nói lên mối quan tâm, trân
trọng đối với người phản hồi.
- Chú ý đến giọng nói: Âm sắc trong giọng nói cũng cần truyền tải tầm quan trọng
của vấn đề và sự quan tâm của người đưa phản hồi. Giọng nói cáu kỉnh, thất
vọng sẽ dẫn đến dễ chuyển phản hồi tích cực, có tính chất xây dựng thành phê
phán.
* Lắng nghe tích cực
Lắng nghe gồm 5 hoạt động liên quan với nhau và hầu như đều xảy ra theo
một chuỗi liên tiếp:
- Tham dự : Nghe thông tin một cách tự nhiên và ghi chép.
- Diễn giải (phân tích thơng tin): Gắn ý nghĩa của lời nói dựa theo giá trị, ý kiến,
kì vọng, vai trị, u cầu, trình độ của bạn.
- Ghi nhớ: Lưu giữ thông tin để tham khảo sau này.
- Đánh giá: Ứng dụng kĩ năng phân tích, phê bình để cho những nhận xét của diễn
giả.
- Đáp lại: Phản hồi khi đánh giá thông tin của người nói. Tóm lại việc lắng nghe
địi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinh thần, nên nó bị chi phối bởi
các rào cản bởi cả hai hoạt động đó. Bởi vậy muốn lắng nghe tích cực cần phải
rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó.
* Phản hồi tích cực
- Bước 1: Quan sát (nghe, xem) và suy nghĩ (Tơi nhìn thấy gì ? Và tơi đánh giá
như thế nào về những điều tơi nhìn thấy ?).

- Bước 2: Kiểm tra nhận thức: Đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng mình đã hiểu
đúng ý định của người thực hiện.
- Bước 3: Đưa ra ý kiến đóng góp của mình: Xác nhận và thừa nhận những ưu
điểm (cần giải thích tại sao khi đánh giá đó là những ưu điểm). Đưa ra các ý để
hoàn thiện và nâng cao.
2.3.3. Các biện pháp thực hiện
2.3.3.1. Biện pháp 1: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong việc thuyết phục học sinh
dự thi Đại học – Cao Đẳng
Thực tế cho thấy việc thuyết phục học sinh dự xét Đại học – Cao Đẳng
không phải là điều dễ dàng. Bản thân khá may mắn khi năm nào nhà trường
cũng giao nhiệm vụ giảng dạy các lớp chọn khối C của nhà trường. Tuy nhiên,
đây cũng sẽ là áp lực không nhỏ khi đây sẽ là những lớp mũi nhọn, là bộ mặt
của nhà trường. Cá nhân tơi ngay từ đầu rất trăn trở và tìm rất nhiều biện pháp
để thuyết phục học sinh thi Đại học - Cao đẳng ngay từ khi bước vào lớp 10 để
có định hướng ơn ngay từ đầu cấp. Biện pháp đầu tiên tôi nghĩ đến là “sử dụng
kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực” để gặp gỡ từng học sinh, tìm hiểu
hồn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của học sinh, sở trường, năng lực để
định hướng cho học sinh đi đúng hướng. Việc gặp gỡ học sinh để nói chuyện
cũng khơng phải là điều khó khăn gì, tuy nhiên làm thế nào để thuyết phục được
học sinh quả khơng phải dễ dàng gì. Có những học sinh không phải một lần mà
rất nhiều lần tôi gặp gỡ riêng các em để thuyết phục. Đồng thời mặt mạnh của
tơi là biết nói tiếng dân tộc Thái, học sinh ở đây có tới 80 % là học sinh con em


dân tộc. Tôi đã giao tiếp với các em bằng tiếng Thái và các em tỏ ra rất ngạc
nhiên, có em nói “Nhìn người như cơ mà cũng biết tiếng dân tộc á”? Tơi mỉm
cười và nói nhẹ nhàng thân thiện với học sinh: Bản thân cô là người dân tộc
kinh, nhưng cô sinh ra và lớn lên nơi em đang sinh sống, tuy nhiên bằng sự nỗ
lực không mệt mỏi mà cơ đã có được ngày hơm nay. Vừa nói tơi vừa xoa tóc em
tạo cảm giác gần gũi và tin tưởng cho học sinh, học sinh tỏ ra rất hiếu kì và hỏi

tơi thật nhiều nữa để xác nhận tơi có biết nói hay khơng và quả là các em rất nể
phục vì nghị lực của tơi.
Do học sinh học yếu lại thêm hồn cảnh gia đình khó khăn nên việc
thuyết phục học sinh dự thi Đại Học - Cao Đẳng không phải dễ dàng. Tôi bắt
đầu dạy học sinh từ con số khơng trịn vo, thậm chí nhiều khi tơi mất phương
hướng vì học sinh học q yếu. Nhưng rồi cần cù bù khả năng tôi đã tìm mọi
cách để tiếp cận các em. Tơi đã gọi trực tiếp học sinh đó nói chuyện riêng. Tất
nhiên tơi sẽ hỏi vì sao em khơng chịu học và tơi giữ nét mặt buồn. Học sinh hỏi
cô sao thế? Tôi ứa nước mắt và nói cơ thấy bất lực q em à! Cô không đủ mọi
thứ để bọn em tin tưởng và u thích học mơn địa lí, hay cơ dạy khơng hay,
khơng có phương pháp... Cơ khơng nghĩ mình kém cỏi đến như thế. Thế rồi học
sinh tỏ ra lúng túng, thực sự nhiều khi tôi cảm thấy như thế thật " bất lực" vì
khơng thuyết phục được học sinh.

Hình 1: Hình ảnh giáo viên gặp gỡ học sinh
Trong q trình nói chuyện với học sinh tơi ln sử dụng những từ ngữ
yêu thương, gần gũi, nhẹ nhàng thậm chí nhiều lúc nịnh học sinh. Tuy nhiên
khơng phải học sinh nào tôi thuyết phục cũng đạt được kết quả như mong muốn,
tôi lại bằng mọi cách lắng nghe học sinh tâm sự. Thú thật học sinh ở trường tôi
rất thật thà các em khơng ngại nói rằng nhà em khơng có tiền ni em học đại
học đâu cơ, em cịn nhiều em nhỏ nữa, học xong khơng có việc làm cơ ạ và
nhiều lí do khác nữa...Trong q trình lắng nghe tôi luôn tỏ nét mặt thân thiện,


cầu thị và chắm chú nghe học sinh tâm sự. Thật ra những lí do học sinh đưa ra
đều đúng, sau khi nghe xong tôi rất thương các em. Cũng kiếp con người nhưng
các em không được lựa chọn nơi mình sinh ra, khơng được may mắn như những
bạn học sinh thành phố hay đồng bằng được bố mẹ chăm bẵm từ nhỏ, còn học
sinh ở đây ăn no là tốt lắm rồi chứ chưa nói gì đến đi học để thi đại học. Tuy
nhiên tơi vẫn kiên trì lắng nghe và phản hồi tích cực, nói những lí do em nên thi

đại học và đây là con đường ngắn nhất, an toàn nhất để em thay đổi cuộc đời
em, thậm chí có những học sinh tơi đã phải nhận làm mẹ đỡ đầu và giúp đỡ em
trong suốt 3 năm cấp 3. Tơi lấy mình ra làm minh chứng cho sự nỗ lực để có
được thành cơng. Tơi tâm sự với học sinh: Bản thân cô sinh ra trong điều kiện
gia đình vơ cùng khó khăn em cũng biết gia đình cơ đấy, bố mất khi tơi đang
học Đại học năm nhất, mẹ làm ruộng nuôi 5 anh chị em ăn học và cho đến bây
giờ đã 4 người có bằng đại học và có cơng ăn việc làm ổn định, nếu cô cũng suy
nghĩ như bao bạn khác ỷ lại cho hồn cảnh thì chắc chắn cơ khơng ngồi đây để
thuyết phục em. Bằng tấm chân tình, chân thật và cách nói khéo léo, lắng nghe
tích cực đi đúng vào điểm yếu và đúng tâm lí tơi đã thuyết phục được học sinh,
học sinh hứa là sẽ cố gắng học để thi Đại học.

Hình 2: Con đường tới nhà học sinh
- Hai hôm sau tôi đến gặp phụ huynh học sinh và qua thực hiện cách nói chuyện
và khả năng lắng nghe cũng như phản hồi tích cực của tơi tới học sinh và phụ
huynh có hiệu quả bất ngờ. Khoảng một tuần sau đó cả phụ huynh và học sinh
đã gặp trực tiếp tôi để xin theo học vì tơi thường lập 1 nhóm học sinh chậm hơn
để ơn luyện.
- Ngồi việc thuyết phục được học sinh nhiều khi tơi cịn đóng vai trị là " bác sĩ
tâm lí " trong giải quyết chuyện tình cảm của học sinh, ở lứa tuổi các em thực sự
chưa định hình được mục tiêu của bản thân mình, cứ thích là làm, trong đó
chuyện yêu đương ở lứa tuổi là điều sẽ diễn ra, nhưng quả thực nó ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình học tập của học sinh.
- Cá nhân tơi mặc dù đã có gia đình hai con nhưng chuyện tâm lí tình cảm để tư
vấn cho học sinh tơi thực sự khơng có khiếu, bản thân đã phải vào mạng đọc để
có chút kiến thức về tình cảm với tư vấn cho học sinh.


Hình 3: Hình ảnh ngơi nhà học sinh của tơi
- Thiết nghĩ việc lắng nghe tích cực từ phía học sinh, ln nhìn học sinh như con,

em gái, em trai mình ắt hẳn mỗi chúng ta sẽ có những phản hồi tích cực như
những cử chỉ âu yếm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, tâm sự, động viên và giúp đỡ
các em.
- Việc kết hợp nhịp nhàng giữa lắng nghe và phản hồi tích cực đã cho tơi kết quả
khơng ngờ. Thầm cảm ơn cuốn sách nói về kĩ thuật này đã cho tôi biết trong
cuộc sống ta cần phải có " tấm lịng " và thực sự đơi khi phải khéo léo, mềm dẻo,
cương, nhu, đúng lúc, đúng chỗ và quan trọng cho chúng ta cách sống "đẹp"
giữa người với người mặc dù chỉ thông qua giao tiếp.
Như vậy thông qua sử dụng kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực cá
nhân tơi cơ bản đã chiến thắng vịng đầu trong q trình định hướng nghề nghệp
cho các em.


Hình 4: HS Cao Thạch Linh- Lớp 12b6- Khóa 2009- 2012
Học sinh Cao Thạch Linh có lẽ là học sinh thành đạt nhất trong lịch sử
dạy học của tôi. Em thi Đại học an ninh với tổng điểm 25,5 điểm (chưa tính
điểm cộng), thời điểm em thi là hình thức tự luận, em đã xuất sắc đứng đầu
huyện Như Thanh và đứng tóp 5 tồn quốc. Trong q trình học tập ở trường Đại
học em xuất sắc được làm cán bộ lớp và càng xuất sắc hơn khi em là một trong
hai bạn tốt nghiệp đầu ra cao nhất. Với thành tích nổi trội cùng với kĩ năng mềm
rất tốt em đã và đang làm việc tại Cục an ninh đối ngoại. Từ một cậu học trị
nhút nhát, gia đình khó khăn, sống ở mảnh đát nghèo, cằn cỗi nhưng cá nhân em
được sự giúp đỡ của tôi và tập thể sư phạm nhà trường đã thực sự là một học trị
thành đạt. Đây là thành cơng ngồi mong đợi trong sự nghiệp trồng người của
tôi.
2.3.3.2. Biện pháp 2: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong một bài dạy cụ thể
Trước khi truyền tải kiến thức bài: Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng tới học sinh, giáo viên yêu cầu
học sinh ngồi lại với nhau theo nhóm và tất nhiên tôi sẽ sắp xếp những bạn chậm
hơn ngồi cạnh những bạn có học lực giỏi để các em giúp đỡ nhau. Sau đó đưa ra

câu hỏi: Em hãy trình bày những thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng và yêu
cầu học sinh làm theo " sơ đồ tư duy ".
Trong khoảng thời gian các em đang làm bài tơi là người quan sát bằng
hình thức đứng cạnh từng học sinh một và hỏi: " Làm được không gái? Nghĩa là
tôi gọi học sinh bằng những từ ngữ thân thương để tạo cho học sinh cảm giác
đáng yêu và gần gũi, một số học sinh quá chậm tôi phải đứng cạnh quan sát quá
trình các em làm và hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh bằng những ngôn ngữ và cử
chỉ nhẹ nhàng để tạo cho học sinh cảm giác an tồn và được cơ quan tâm.
Sau khi học sinh làm bài xong tôi yêu cầu từng học sinh lên bảng trình
bày theo "sơ đồ tư duy ".


Hình 5: HS trình bày sơ đồ tư duy
Trong quá trình học sinh lên bảng trình bày tơi u cầu cả lớp phải thực sự
chú ý và giữ im lặng. Sau đó yêu cầu học sinh khác nhận xét phần trình bày của
bạn một cách chân thành. Nếu thiếu cần bổ sung, giáo viên quán triệt học sinh
không được chê bai bạn mà chỉ góp ý, xây dựng.

Hình 6: HS nhận xét bài làm của bạn
Cuối cùng giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức cho học sinh. Trong
quá trình nhận xét tơi chủ yếu đưa ra những lời khen trước, tuyệt đối không chê
bai học sinh và yêu cầu học sinh hồn thiện hơn. Sau đó tơi đưa ra một số câu
hỏi khó. Đối với những câu hỏi khó tơi buộc phải có " thần thái '' tốt để học sinh


bớt căng thẳng và sợ kiến thức bằng cách chỉ địa chỉ kiến thức ở đâu? nhẹ nhàng
chỉ bảo cho học sinh và yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài học.
2.3.3.3. Biện pháp 3: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong q trình gặp gỡ gia đình
học sinh
Để động viên học sinh nhất là những học sinh có nguyện vọng thi Đại học

- Cao Đẳng thì việc gặp gỡ gia đình học sinh đóng vai trị rất quan trọng. Cá nhân
tôi và một số giáo viên cùng bộ mơn, đồn trường đã trực tiếp đến gia đình học
sinh.

Hình 7: Hình ảnh giáo viên đến gia đình học sinh
Khi bước chân đến cổng nhà học sinh thực lòng tơi như nghẹn lại vì gia
cảnh nhà học sinh q nghèo, trong nhà khơng có gì trị giá ngồi chiếc giường
cũ kĩ. Trong q trình nói chuyện với phụ huynh họ đã ứa nước mắt và nói:" Tơi
cũng muốn cho con đi học nhưng vì gia đình q khó khăn nên mong thầy cơ
thơng cảm ". Nói đến đây tơi ngắt lời phụ huynh và hứa với gia đình sẽ xin giáo
viên và nhà trường miễn tiền học cho học sinh và động viên phụ huynh bằng
mọi cách cho con mình đi học. Hình ảnh trên đây là học sinh Nguyễn Văn Tài
em học Đại học luật Hà Nội.
Cá biệt đối với những học sinh có hồn cảnh khó khăn chúng tơi đã cùng
nhau đi thực tế thăm gia đình học sinh, qua đó trao đổi trực tiếp với phụ huynh
về nguyện vọng mong muốn thi Đại học của học sinh tuy nhiên do gia đình khó
khăn nên học sinh cịn do dự. Thơng qua trao đổi với gia đình học sinh chúng tơi
ln lắng nghe và có những phản hồi tích cực. Với đối tượng phụ huynh này
chúng tơi phải thực sự khéo léo vì trong số đó có khơng ít phụ huynh nam
thường xun say rượu, chửi bới vợ con, nhất là đối với những phụ huynh sinh
con gái một bề, họ cổ hủ và lạc lạc hậu cho rằng con gái không cần học nhiều
lớn lên rồi cũng lấy chồng. Tôi may mắn sinh ra nơi đây nên từ nhỏ đã rất thành


thạo tiếng dân tộc, tôi đã sử dụng tiếng dân tộc Thái để trao đổi với phụ huynh
và luôn nợ nụ cười và thái độ cầu thị với họ.
Do đặc thù địa bàn trường đóng ở vùng đặc biệt khó khăn nên đa phần các
em là người dân tộc thiểu số. Bố mẹ học sinh nói tiếng kinh chưa rõ, chủ yếu là
giao tiếp bằng tiếng dân tộc. Cá nhân tôi may mắn được sinh ra ở vùng đất nơi
tôi công tác, mặc dù là dân tộc Kinh song từ nhỏ tôi đã giao tiếp với họ nên tôi

khá thành thạo tiếng dân tộc và tôi chọn phương án giao tiếp với họ bằng tiếng
Thái, thực sự phụ huynh rất ngạc nhiên và quý tôi và họ không hiểu tại sao cơ
giáo cũng nói được tiếng dân tộc và gần gũi họ như thế. Cuối cùng tôi đã thuyết
phục được phụ huynh và khi ra về phụ huynh còn cho chúng tôi một số sản
phẩm nông nghiệp do họ làm ra. Ra về trong lòng nhẹ nhõm và thầm nghĩ cảm
ơn bố mẹ đã sinh tôi ra nơi đây, trưởng thành từ mảnh đất cằn cỗi, mn vàn
khó khăn và lại được may mắn trở về phục vụ quê hương mình, tiếng dân tộc
Thái đã giúp cho tơi tự tin trong cuộc sống và công tác nơi đây rất nhiều.
2.3.3.4. Biện pháp 4: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong q trình hướng dẫn học
sinh học nhóm với nhau
Thơng thường trong một lớp tơi ơn thi Đại học có tới 30 - 40 học sinh do
vậy tôi thành lập các nhóm gồm 8-10 học sinh. Tơi giao nhiệm vụ cho học sinh
một bài cụ thể chẳng hạn như bài: Bài 12- Thiên nhiên phân hóa theo độ cao SGK địa lí 12 cơ bản . Tơi u cầu học sinh làm việc với nhau và thực hiện bằng
kĩ thuật “các mảnh ghép” .
Trong q trình làm việc nhóm tơi yêu cầu học sinh phải hợp tác với
nhau. Mỗi buổi học thường xuyên thay đổi nhóm trưởng và thư ký, sau khi hoạt
động nhóm xong tơi u cầu học sinh tự trình bày sản phẩm và trao đổi với
nhau. Theo sơ đồ: Bạn trình bày - mình nhận xét - bổ sung - bạn cuối phải chốt
được kiến thức cho giáo viên.

Hình 8: Học sinh thảo luận nhóm Hình 9: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận nhóm

Khi học sinh làm việc nhóm với nhau sẽ thúc đẩy sự đồn kết trong nhóm,
các bạn biết lắng nghe và trao đổi với nhau một cách tích cực. Tơi qn triệt


không đi tranh cãi mà chỉ nhận xét và bổ sung cho nhau, đích cuối cùng là hồn
thành bài học một cách trọn vẹn. Đa phần học sinh có thái độ phản hồi tích cực
với nhau và gần như khơng có sự mâu thuẫn.
Ngồi việc hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm theo hướng tích cực trong

một bài học cụ thể thì thơng qua hoạt động nhóm học sinh biết yêu thương và
chia sẻ với nhau như anh chị em trong gia đình. Do vậy tinh thần là điều khơng
thể thiếu đối với cơ trị chúng tơi. Tơi đóng vai trị là người trọng tài, người bạn,
người mẹ khơng chỉ trong bài dạy mà trong cả cuộc sống hằng ngày của các em.
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh, đặc biệt tôi gần gũi và chưa bao
giờ quát mắng học sinh, luôn là người bạn để các em tâm sự.

Hình 10: Nhóm trình bày kết quả thảo luận và đại diện nhóm trình bày và
kết luận
Đồng thời trong lớp ôn luyện Đại học - Cao đẳng tôi thường giao nhiều đề
và bài tập khó và yêu cầu học sinh trao đổi trong buổi thảo luận chung vào các
tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần thông qua phần mềm Zoom clouse Metting, đúng
20h các em có mặt đầy đủ để cùng trao đổi những câu hỏi khó và tất nhiên tơi là
người giám sát buổi thảo luận đó. Đặc biệt trong buổi thảo luận tôi yêu cầu học
sinh nêu cao tinh thần cầu thị, học hỏi lẫn nhau, khơng chê bai mà góp ý cho
nhau cùng tiến bộ. Trong buổi thảo luận tôi yêu cầu mỗi bạn phải tự sưu tầm
được khoảng 5 câu hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao để đưa ra trong buổi thảo
luận chung, cùng nhau giải quyết những câu hỏi này. Tôi đặc biệt chú ý tới
những bạn mặc dù có nguyện vọng thi Đại học nhưng đang cịn chậm tơi phân
cho những bạn học tốt kèm cặp và giúp đỡ đối tượng học sinh này, trong quá
trình kèm cặp các em phải thực sự khéo léo khi sử dụng ngôn ngữ giải thích cho
bạn hiểu, tuyệt đối khơng nóng nảy mà nhẹ nhàng chỉ bảo cho bạn.
2.3.3.5. Biện pháp 5: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong q trình chấm bài viết
của học sinh
Tôi đã áp dụng " kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực" khơng chỉ bằng
cử chỉ, lời nói, hành động mà cịn thể hiện ngay cả khi chấm bài cho học sinh.


Hình 11: Hình ảnh giáo viên nhận xét bài làm của học sinh
Tôi đã phải khéo léo ngay cả khi nhận xét bài làm của học sinh, hạn chế

thấp nhất chê bai học sinh ngay cả khi học sinh làm chưa tốt, tôi chỉ sử dụng
những từ như : Tại sao câu này em không làm được? Em là học sinh thông minh
kia mà sao lại làm như thế này? Cô tin em sẽ làm tốt ở bài sau đúng không? Em
sẽ làm tốt hơn nữa chứ? Dĩ nhiên đối tượng học sinh của tôi không em nào
thông minh hay nhanh nhẹn gì cả nhưng nhiều khi tơi vẫn phải khen em khá
thơng minh để học sinh có động lực học và u thích bộ mơn.
Nhiều lúc học sinh nói: " Sao cô không bao giờ chửi bọn em ngay cả khi
bọn em làm sai "? Tôi chỉ cười và nói: "Bọn em lớn cả rồi, có tự trọng riêng của
mình, cơ ln tơn trọng mấy đứa vì cơ tin bọn em sẽ không làm cô thất vọng ".
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
- Việc áp dụng kĩ thuật trên đã góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
- Thực hiện đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết quả sau khi tôi thực hiện "Áp dụng kĩ thuật lắng nghe và phản hồi
tích cực để nâng cao chất lượng dạy học mơn địa lí theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực cho đối tượng học sinh xét tuyển Đại học - Cao
đẳng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT Như Thanh 2"
như sau:
* LỚP ĐỐI CHỨNG
Kết quả thi khảo sát chất lượng lần 2 tổ hợp khoa học xã hội năm học 20202021 của nhóm học sinh lớp 12B4- ngày 10/05/2021 như sau : Đây là nhóm
học sinh tơi khơng trực tiếp dạy


Bảng 1 : Kết quả thi khảo sát chất lượng lần 2 tổ hợp KHXH
STT SBD
Họ và tên
Ngày sinh Sử
Địa GDCD

1
2
3

001443
001449
001453

Đào Thị
Ngân Tiến
Lê Văn

Anh
Anh
Bắc

17/06/2002
25/12/2002
10/04/2002

4.75
2.75
3.75

4
7.25
4
4.75
4.25 5.25


4
001458 Lê Thị
Dịu
14/05/2002 5
4.75 6.75
5
001459 Vi Thị
Hoa
06/03/2002 4.75 4.5 8.25
6
001469 Lường Đức
Đạt
01/11/2002 5.75 5.75 7.75
7
001474 Lê Hà
Giang 18/08/2002 4
4.75 8
8
001475 Hà Văn
Giáp 01/06/2002 2.5
2.5 4
9
001477 Lê Đức
Hải
01/03/2002 5.5
5
8.75
10
001478 Hà Thị Thanh Hằng 20/12/2002 3.75 5
7

11
001481 Vi Thị
Hậu
09/12/2001 3.25 4.75 7.25
12
001501 Nguyễn Phúc Huy
10/10/2002 4.25 5
7.5
13
001508 Lương Đình
Khoa 04/04/2002 3.75 4.5 6
14
001510 Lương Thị
Kỳ
22/04/2002 2
2.5 5
15
001513 Đỗ Thị Thuỳ
Linh 07/03/2002 2
3.5 4.5
Kết quả thi khảo sát chất lượng lần 2 tổ hợp khoa học xã hội năm học 20202021 của nhóm học sinh lớp 12B2 ngày 10/05/2021 như sau: Đây là nhóm
học sinh tơi trực tiếp dạy
* LỚP THỰC NGHIỆM
Bảng 2 : Kết quả thi khảo sát chất lượng lần 2 tổ hợp KHXH
STT SBD
Họ và tên
Ngày sinh Sử
Địa GDCD
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

001444
Hà Thị Tuyết Anh
19/04/2002 6.25 8
9
001448
Mai Vũ Quỳnh Anh
21/07/2002 5.75 8
9.25
001452
Hà Thị Nguyệt Ánh
24/02/2002 5.75 8.5 8.25
001460
Lê Thị
Dung 16/12/2002 6.5
6.5 5.5
001480

Lường Thị
Hậu
28/01/2002 5.75 7
9
001482
Nguyễn Thị
Hiền
10/04/2002 5.75 7.5 9
001488
Hà Thị
Hoà
20/11/2002 3.75 7.75 8.5
001490
Nguyễn Thị
Hoài
15/07/2002 5.5
9
9
001506
Lê Thị Thu
Hương 08/07/2002 6
6.25 8.75
001511
Nguyễn Thị
Lan
10/05/2002 5.5
7.5 8.5
001514
Hà Trang
Linh

19/07/2002 7.5
9.25 7.5
001515
Lê Thị
Loan 10/09/2002 7
7
7
001532
Lường Thị
Nga
15/12/2002 2.5
7.25 7.25
001543
Ngân Thị Yến Nhi
11/04/2002 6
8
8.25
001550
Hà Thị
Oanh 12/08/2002 5
7.5 8.25
Trong thời gian tôi áp dụng kĩ thuật trên tôi đã đạt được những kết quả cụ
thể hơn như sau:


Bảng 3 : Danh sách học sinh đậu đại học - cao đẳng giai đoạn 2007- 2021
STT
HỌ VÀ TÊN
TÊN TRƯỜNG
ĐIỂM

1
Cao Thạch Linh
Học viện an ninh nhân dân
25,5
2
Ngân Xuân Trường
Học viện cảnh sát
24,5
3
Lơ Văn Tình
Học viện Biên Phịng
27
4
Ngân Văn Sơn
Sĩ quan chính trị
27
5
Trần Thị Thùy
Đại học sư phạm Hà Nội 1
27
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15


Hà Đức Nhuận
Hà Văn Tâm
Cao Thị Trinh
Nguyễn Thị Hoài
Đinh Văn Thuận
Đinh Văn Ninh
Nguyễn Văn Quang
Mai Vũ Quỳnh Anh
Lương Văn Tĩnh
Ngân Văn Đồng

Học viện cảnh sát
Học viện cảnh sát
Đại học văn hóa Hà Nội
Đại học luật Hà Nội
Học viện cảnh sát
Học viện cảnh sát
Học viện cảnh sát
Đại học luật Hà Nội
Học viện Biên Phòng
Học viện Biên Phòng

25,5
25,5
24,5
27
24,5
24,5
25,5

26,5
26,5
25,5

Trên đây là những học sinh tôi thống kê chưa đầy đủ đã đậu vào những
trường Đại học tốp đầu cả nước trong thời gian từ 2007-2021. Còn rất nhiều
những học sinh đậu các trường đại học tốp giữa và sau này các em khá thành
đạt.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Việc áp dụng "kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực" là rất cần thiết
và quan trọng trong việc dạy đối tượng học sinh xét Đại học Cao đẳng. Đối với học sinh kỹ thuật này có tác dụng thúc đẩy tính tích
cực, tự giác trong học tập, giúp các em chủ động, sáng tạo, độc lập tự mình phân
tích khai thác kiến thức. Ngoài việc chủ động trong học tập, yêu thương và giúp
đỡ nhau các em cịn biết tự mình trau dồi kĩ năng sống cho bản thân, biết lắng
nghe và phản hồi tích cực. Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm
khi đi thực tế, hiểu rõ đặc điểm hồn cảnh từng gia đình học sinh, văn hóa của
đồng bào dân tộc thiểu số từ đó có cách điều chỉnh cách dạy phù hợp.
Từ kết quả đạt được như trên theo tôi là rất khả quan nên trong thời gian
tới tôi sẽ tiếp tục áp dụng " kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực " trong quá
trình dạy đối tượng học sinh dự xét tuyển Đại học - Cao đẳng.
Vận động giáo viên, các cá nhân, các nhà hảo tâm qun góp "quỹ vì học
sinh nghèo Trường THPT Như Thanh 2" để trích một phần giúp đỡ các em.
3.2. Những kiến nghị
- Từ những việc làm được cũng như những tồn tại do điều kiện khách quan tơi có
một số kiến nghị sau đây:


- Đề nghị ban giám hiệu, ban chuyên môn, sở giáo dục và đào tạo quan tâm nhiều
hơn nữa đến những vấn đề có liên quan đến đổi mới phương pháp và kĩ thuật

trong dạy học, đặc biệt là những nội dung liên quan đến chương trình giáo dục
phổ thơng năm 2018.
- Tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí và đặc biệt là tinh thần tới giáo viên và
học sinh ơn luyện thi Đại học, Cao đẳng.
- Có chế tài khen thưởng kịp thời và cao hơn nữa để giáo viên và học sinh có
thêm động lực.
3.3. Rút kinh nghiệm
- Giáo viên dạy học sinh cần phải linh hoạt, rõ ràng về thời gian, cách thức tổ
chức, cách khai thác kiến thức để học sinh có thể rèn luyện thêm kĩ thuật lắng
nghe và phản hồi tích cực.
- Cần phải thật nhịp nhàng, uyển chuyển, khéo léo trong tất cả các khâu nếu
không kết quả sẽ ngược lại.
- Trong q trình thực hiện cần phải có "niềm tin và hy vọng" bởi chỉ có "niềm
tin" mới cho chúng ta "đòn bẩy" để đi tiếp.
- Cá nhân phải nghiêm túc học các Modul về chương trình giáo dục phổ thơng
2018 để có giải pháp điều chỉnh phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trên đây là việc "Áp dụng kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực để
nâng cao chất lượng dạy học mơn địa lí theo định hướng phát triển phẩm
chất, năng lực cho đối tượng học sinh xét tuyển Đại học - Cao đẳng nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT Như Thanh 2" mà tôi đã áp
dụng trong thời gian qua. Với trình độ và kinh nghiệm có hạn cá nhân xin mạo
muội đưa ra kĩ thuật trên, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ đồng
nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học tích cực – Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án Việt - Bỉ.
2. Các tài liệu có liên quan đến lí luận dạy học - Tác giả Lê Thông.
3. Sách giáo khoa địa lí lớp 10,11- Lê Thơng.
4. Tài liệu về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp
dạy học - Sở GD và ĐT Thanh Hoá.

5. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn địa lí 10,11 - Nhà xuất bản
ĐHSP - Lê Thông, Đỗ Anh Dũng, Vũ Đình Hịa, Trần Thị Tuyến - năm
2010.
6. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông - Nhà
xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục và đào tạo - năm 2007.
7. Mạng internet.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn - Trường THPT Như Thanh 2
- huyện Như Thanh - Thanh Hóa.
Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

TT Tên đề tài SKKN

1.

2.
3.

4.


Áp dụng một số kĩ thuật dạy
học tích cực trong ơn luyện
HSG ở trường THPT Như
Thanh 2
Áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư
duy trong ôn luyện HSG ở
trường THPT Như Thanh 2
Áp dụng kĩ thuật lắng nghe
và phản hồi tích cực trong ơn
luyện HSG nhằm nâng cao
chất lượng GD mũi nhọn ở
trường THPT Như Thanh 2
Áp dụng kĩ thuật lắng nghe
và phản hồi tích cực trong
dạy học sinh yếu kém nhằm
nâng cao chất lượng GD đại
trà ở trường THPT Như
Thanh 2

XÁC
NHẬN
CỦA
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cấp tỉnh

Kết quả
đánh
Năm học
giá xếp

đánh giá
loại
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
2010-2011
B
2013-2014

Cấp tỉnh

B

Cấp tỉnh

B

2017-2018

Cấp tỉnh

B

2019-2020

THỦ Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác


Nguyễn Thị Huyền


PHỤ LỤC 1
2.3.3.6. Biện pháp 6: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong q trình tham mưu với
ban giám hiệu
Để đạt kết quả cao hơn trong quá trình dạy học ôn luyện thi Đại học –
Cao Đẳng tôi đã tham mưu với ban giám hiệu về một số vấn đề như: Thời gian
ơn luyện cho học sinh, vị trí, mức thưởng cho những học sinh có tiến bộ rõ rệt,
mức thưởng cho những học sinh đạt tổ hợp 3 môn trên 27 điểm, trên 24 điểm.
Ban giám hiệu thường xuyên gặp gỡ để động viên giáo viên và học sinh ơn từ đó
các em có động lực hơn .

Hình 12: Hình ảnh giáo viên tham mưu với ban giám hiệu
Trong quá trình tham mưu với BGH cá nhân đưa ra một số sáng kiến cho
nhà trường như: Cách thức ôn tập trong thời gian nghỉ dịch, phương pháp ôn tập
đạt kết quả cao nhất, tổ chúc diễn đàn trong nhà trường để thầy cô chia sẻ kinh
nghiệm với nhau, tổ chức nhiều buổi hướng nghiệp có sự trợ giúp của chun
gia, thành lập các đồn tới những gia đình học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn nhưng có nguyện vọng thi Đại học...Đồng thời bản thân tôi luôn nêu cao
tinh thần cầu thị, lắng nghe và phản hồi tích cực, ngay cả khi gặp những ý kiến
trái chiều từ BGH cá nhân vẫn vui vẻ, nhẹ nhàng góp ý để BGH hiểu rõ ý tưởng
của mình hơn, đặc biệt khi phát biểu những ý kiến trên các diễn đàn lớn của nhà
trường tôi luôn đưa ra kinh nghiệm sử dụng kĩ thuật này tới đồng nghiệp để họ
cùng tôi thuyết phục học sinh cũng như BGH để đạt kết quả dạy học cao nhất
trong dạy học. Bởi thiết nghĩ để thuyết phục ai đó nghe theo mình thì tiêu chí
đầu tiên là mình phải cầu thị, thật thà và đi đúng hướng.


Sau khi tham mưu cá nhân cũng luôn lắng nghe một cách tích cực trước

sự chỉ đạo của ban chuyên mơn và có những phản hồi mang tính xây dựng để
ban chun mơn quan tâm hơn nữa đến nhóm học sinh này, tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất về vật chất và tinh thần cho các em.
Năm học vừa qua mặc dù do ảnh hưởng của dịch covid 19 gây khó khăn
khơng nhỏ tới cơng tác ơn tập cho các em song nhà trường đã đạt được kết quả
ngoài mong đợi đó là: Có nhiều học sinh đạt trên 24, 27 điểm, cụ thể sẽ nêu ở
phần kết quả.
2.3.3.7. Biện pháp 7: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình học hỏi kinh
nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp
Việc áp dụng "kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực" trong quá trình
học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp luôn được tôi ưu tiên. Với những
bài dạy khó, những câu hỏi mở, tư duy địi hỏi giáo viên phải hỏi đồng nghiệp,
bạn bè, liên mơn qua đó mới đủ kiến thức để truyền đạt cho học sinh. Thậm chí
nhóm tơi cịn chọn người dạy theo từng phần, giáo viên nào có lợi thế về lí
thuyết sẽ đảm nhận, giáo viên nào chắc phần kĩ năng sẽ đảm nhận phần thực
hành.
Trong q trình lắng nghe ý kiến đóng góp tơi ln nêu cao tinh thần "cầu
thị" lắng nghe chăm chú và khéo léo hỏi lại đồng nghiệp những vấn đề mình
chưa rõ. Đặc biệt thơng qua trao đổi với đồng nghiệp, nhất là những đồng
nghiệp thuộc tổ hợp khối C00, C19, C20 để chúng tơi có định hướng ngành,
nghề phù hợp với năng lực học sinh.
Đồng thời trong quá trình học tập các Modul về chương trình GDPT năm
2018 về dạy học hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất người học, chúng
tơi đã có rất nhiều buổi thảo luận về vấn đề ôn thi Đại học - Cao đẳng cho học
sinh theo định hướng này.Trong các buổi thảo luận cá nhân tôi là tổ trưởng một
mặt phải học tập nghiêm túc các nội dung, mặt khác phải đôn đốc các thành viên
trong tổ nghiêm túc học tập và thường xuyên trao đổi những vấn đề liên quan
đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Về vấn đề này chúng tôi kết hợp với
tổ Ngữ Văn để lựa chọn những học sinh học đều ở 3 môn Văn- Sử - Địa để định
hướng ôn tập cho các em thi vào các trường đại học tốp đầu của cả nước. Trong

q trình chỉ đạo cá nhân tơi phải luôn nêu cao tinh thần cầu thị, khéo léo trong
quá trình triển khai, điều hành và những phản hồi mang tính xây dựng, tuy nhiên
trong cơng việc tơi phải quyết đốn, khéo léo khơng nghĩa với dễ dãi, tùy thích
ai muốn làm gì thì làm. Chính vì vậy tổ Sử- Địa- GDCD luôn được xếp tổ tiên
tiến xuất sắc.


Hình 13: Hình ảnh giáo viên trao đổi với đồng nghiệp
Sau đó tơi có sự phản hồi một cách tích cực, mang tính tiếp thu tất nhiên
có chọn lọc. Sau mỗi buổi thảo luận chuyên môn như thế tôi là tổ trưởng và nói
với các anh em: " Cảm ơn các đồng chí rất nhiều vì những ý kiến đóng góp
chun mơn cho mơn Địa Lý, cá nhân tơi sẽ tiếp thu và thực hiện thật tốt, chân
thành cảm ơn mọi người một lần nữa".
2.3.3.8. Biện pháp 8: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong q trình tổ chức định
hướng nghề nghiệp cho học sinh
Cá nhân tôi thực hiện kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực ngay trong
các buổi định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Thông qua buổi học tập tôi luôn
yêu cầu học sinh thẳng thắn nói lên sở thích và năng lực của mình cho thầy cô,
với những học sinh rụt rè tôi phải có biện pháp khác đó là trao đổi trực tiếp với
học sinh. Trong quá trình trao đổi với học sinh tơi đóng vai trị là người anh,
người chị, người cha, người bạn...tóm lại tơi gần như trở thành diễn viên đóng
rất nhiều vai tùy đối tượng học sinh để khuyên các em có được lựa chọn phù
hợp nhất với năng lực và nhu cầu xã hội.


×