Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Bước đầu đánh giá tác động của thuế tài nguyên và những can thiệp của chính phủ đối với ngành công nghiệp than ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

CHU THỊ THU

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN
VÀ NHỮNG CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI
NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUANG HÀ

Hà Nội, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài ngun và mơi trường có vai trị thiết yếu đối với con người là nền tảng
tồn tại và phát triển của xã hội, đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước và
tăng trưởng của mọi nền kinh tế. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, tài ngun trở thành
nguồn lực khan hiếm, là đối tượng tranh chấp quyết liệt giữa các nước, môi trường
bị ô nhiễm, suy thối nhanh, trở thành vấn đề tồn cầu và mối lo chung của tồn


nhân loại. Vì vậy cơng tác quản lý và bảo vệ môi trường được coi trọng và có vị trí
đặc biệt trong chiến lược phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới.
Quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường hiện nay trên thế giới về cơ
bản có hai cách tiếp cận; một là cách tiếp cận dựa trên cơ sở điều hành và kiểm soát
(Comment and Control - CAC); hai là cách tiếp cận dựa trên thị trường (Market
Approach – MA), cách tiếp cận này thường được gọi là sử dụng công cụ kinh tế
(Economic Intruments - EIs) cho quản lý Tài ngun và Mơi trường. Thực tế
những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, cách tiếp cận MA đã chứng tỏ tính
hiệu quả, linh hoạt và sự phù hợp với xu thế vận hành của nền kinh tế. Xét về mặt
học thuật, lý thuyết kinh tế thị trường đã chỉ ra rằng mọi hoạt động trong nền kinh tế
đó đều phải dựa trên quy luật cung-cầu, nếu làm trái quy luật sẽ gây ra những tổn
thất cho xã hội về mặt phúc lợi. Tuy nhiên trong nền Kinh tế thị trường vai trò của
Nhà nước là hết sức quan trọng, Nhà nước giữ vai trò điều tiết để quy luật cung-cầu
vận hành đúng hướng và ổn định cho phát triển, không để xảy ra khủng hoảng thừa
hay khủng hoảng thiếu.
Thuế là một trong những công cụ của Nhà nước, khơng ngồi mục đích tạo
hành lang pháp lý với những chuẩn mực chung phù hợp với nền kinh tế thế giới, là
cơ sở để xây dựng môi trường kinh doanh thơng thống, thu hút vốn đầu tư để phát
triển kinh tế quốc gia. Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy, Chính phủ các nước đã
xây dựng chính sách thuế của quốc gia mình gắn chặt với lợi ích quốc gia.


2

Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên
của tổ chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý
làm phát sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên).
Ngành công nghiệp Than là một ngành công nghiệp khai thác tài nguyên
thiên nhiên khơng tái tạo của quốc gia. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Theo EIA sản lượng Than Việt nam năm 2007 là 49,14 triệu tấn, với sản lượng này
Việt nam đứng thứ 6 trong các nước Châu Á, thứ 17 trên thế giới chiếm khoảng
0,69% sản lượng than trên thế giới .Mặt khác Than còn là đầu vào cho rất nhiều các
ngành sản xuất công nghiệp trọng yếu của đất nước như: ngành Điện lực, ngành
Phân bón, ngành cơng nghiệp xi măng và cơng nghiệp Giấy... Trong đó, than chiếm
tới 6% chi phí giá thành của xi măng lị quay, 12% của xi măng lò đứng, 44% đạm
urê của Nhà máy đạm Hà Bắc. Với ngành điện, tiêu chuẩn áp dụng cho nhiệt điện là
390g cho 1 kWh điện. (Theo Bộ Tài Chính, năm 2007).
Tuy nhiên, cơng nghiệp khai thác Than gây tác động bất lợi lớn đến vấn đề
bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng như môi trường sống của con người. Chẳng hạn
khai thác Than sẽ gây ra vấn đề bụi mỏ, nước thải mỏ, bụi mỏ trong q trình vận
chuyển than, vấn đề đất đá thải…Than cịn là nguồn năng lượng gây nhiều tác hại
cho môi trường, là thủ phạm chính tạo ra hiệu ứng nhà kính (than thải ra lượng khí
CO2, cao gấp hai lần so với gas)
Xuất phát từ xu hướng phát triển chung của nền kinh tế và vai trị chủ đạo
của ngành cơng nghiệp khai thác Than Việt nam hiện nay đặt ra cho Chính phủ phải
có những can thiệp cần thiết nhằm hướng việc sử dụng tài nguyên Than hiệu quả,
tiết kiệm, bền vững và đảm bảo các vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Trên cơ sở
những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Bước đầu đánh giá tác động của Thuế tài nguyên và những can thiệp của
Chính phủ đối với ngành cơng nghiệp Than ở Việt Nam”
Để đạt được những nội dung cơ bản, mục tiêu tổng quát của luận văn:
Nghiên cứu tác động của Thuế tài nguyên và các can thiệp của Chính phủ đối với


3

sản lượng và cơ chế xác định giá bán sản phẩm của ngành công nghiệp Than ở Việt
nam trong thời gian qua. Từ đó nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý và
sử dụng tài nguyên than đá ở Việt Nam hiệu quả và bền vững

Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Mục tiêu, Đối tượng, Nội dung, Phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Kết quả nghiên cứu


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về thuế
1.1.1. Bản chất của thuế[7]
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của Ngân
sách Nhà nước. Thuế đóng vai trị quan trọng trong việc phân phối lại thu nhập xã
hội từ khu vực kinh tế thị trường sang khu vực kinh tế cộng cộng. Chính sách thuế
gắn liền với chính sách phát triển của mọi quốc gia.
Tính cưỡng chế là đặc tính cơ bản nhất của thuế
Tại sao thuế lại có tính cưỡng chế? Câu trả lời rất đơn giản: không ai muốn
nộp thuế dù cho họ có rất nhiều tiền đi chăng nữa. Trong khi đó bất cứ nhà nước
nào cũng phải cần có ngân sách để tối thiểu là duy trì bộ máy hoạt động của bản
thân nhà nước. Tính “cưỡng chế”, do đó, trở thành điều kiện cần và đủ của bất kỳ
hệ thống nào trên thế giới. Không chỉ các nhà kinh tế học tư sản mà ngay cả K.
Marx cũng phải thừa nhận rằng: Thuế, đó là “Nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng nhà
nước pháp quyền, thuế là nguồn sống … đối với nhà nước hành pháp. Chính phủ
mạnh và thuế cao là hai khái niệm đồng nhất.”[8]
Khơng có sự tương thích giữa việc nộp thuế và lợi ích nhận được từ việc nộp thuế
Xét cho cùng thì việc nộp thuế là tập trung một phần nguồn lực vào tay nhà
nước để sau đó chúng được chi tiêu vào các hoạt động cơng ích (nói cách khác là để
tài trợ cho hàng hóa cơng cộng). Một mặt, mọi người đều nhận được hàng hóa cơng
cộng như nhau (khơng có sự định suất, hoặc sự định suất là vơ ích), nhưng mặt

khác, khối lượng thuế phải nộp của những người khác nhau là không giống nhau.
Mọi người đều sử dụng chung một hệ thống an sinh xã hội, một con đường …
nhưng người giàu hơn lại phải nộp thuế nhiều hơn. Điều này tạo nên sự khác biệt
giữa thuế và giá cả. Trong khi việc nộp thuế được xem như một nghĩa vụ khơng thể
thối thác và khối lượng các lợi ích mà người nộp thuế nhận được từ nhà nước
khơng liên quan gì đến khối lượng thuế đã chi trả, thì việc trả tiền để nhận được một
món hàng hoặc dịch vụ (qua giá) hồn tồn mang tính chất tự nguyện và thường có


5

sự tương xứng về mặt giá trị. Kết quả là thuế thường được xem như là nặng nề hơn
là giá cho dù người nộp thuế có tán thành các chi tiêu của nhà nước, anh ta có thể
khơng nhận thức được mối quan hệ trực tiếp nào giữa khối lượng thuế đã nộp và lợi
ích cá nhân nhận được từ các hoạt động chung của nhà nước. Mặt khác, người tiêu
dùng tuy có phàn nàn về giá cả tăng cao nhưng lại nhận thức được một cái gì đó
mình mong muốn.

1.1.2. Chức năng của thuế
Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là loại chức năng cơ bản,
đặc thù nhất thông qua chức năng này, các quỹ bằng tiền của nhà nước được hình
thành. Đây chính là sức mạnh cơ sở vật chất đảm bảo cho sự hoạt động và tồn t ại
của nhà nước. Mặc dù nhà nước có nhiều phương pháp mở rộng hay thu hẹp quy
mô ngân sách nhưng việc sử dụng công cụ thuế tỏ ra là có ưu thế hơn cả. Điều đó
được phản ánh bằng tỷ trọng thu từ thuế trong tổng thu ngân sách của các nước luôn
ở mức cao nhất, ở hầu hết các nước, con số này lên đến 90%.

Bảng 1.1. Tỉ trọng thuế trong tổng thu ngân sách Nhà nước một số các
quốc gia trên thế giới
TT


Quốc gia

Tỉ trọng thu từ thuế trong tổng thu ngân sách (%)
Năm 1980

Năm 1997

1

Anh

86,93

92,33

2

Pháp

92,68

93,72

3

Mỹ

91,58


92,79

4

Ý

90,53

93,16

5

Thụy Điển

86

88,36

6

Nga

-

94,05

7

Trung Quốc


-

92,86

8

Malaysia

89,31

80,4

9

Indonexia

95,28

86,47

10

Thái Lan

91,97

91,35

11


Singapore

68,65

95,86

12

Việt Nam

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, World Development 1998-1999)


6

Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là sự huy động một bộ phân
thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào NSNN. Phần lớn thuế là đánh trên
hàng hóa và thu nhập. Người có thu nhập cao và có tiền chi tiêu cho nhiều hàng hóa
hơn là người nộp thuế nhiều hơn; nói cách khác là những người giàu có là những
người phải chịu nhiều thuế (tính về số tuyệt đối) hơn. Số tiền này sau đó lại được
nhà nước chi tiêu vào hàng hóa cơng cộng, trợ cấp hưu trí, bệnh tật, … tạo ra tính
cơng bằng tương đối cho xã hội. Đây chính là chức năng phân phối và phân phối lại
của thuế. Cũng theo các suy luận trên, trong một chừng mực đáng kể, chức năng
phân phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức
năng điều tiết kinh tế của thuế.
Chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng tăng. Điều này
được giải thích bởi sự mở rộng các chức năng của nhà nước và việc thực hiện nhiều
chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp của nhà nước vào các quá trình
kinh tế.
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế có nghĩa là phải xem thuế như là một

tác nhân tích cực của q trình tái phân phối và thơng qua đó tác động đến qua trình
tái sản xuất của doanh nghiệp
Chức năng này khơng tách rời khỏi chức năng phân phối và phân phối lại của
thuế mà cả hai chức năng đều có quan hệ tác động hỗ tương rất chặt chẽ. Tại các
nước tư bản công nghiệp phát triển và ngày nay, kể cả tại các nước đang phát triển,
chức năng điều tiết kinh tế của thuế ngày càng được chú ý và được tăng cường đáng
kể.
Giữa hai chức năng (chức năng phân phối và phân phối lại và chức năng điều
tiết kinh tế) của thuế tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Chức năng phân phối và phân
phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của chức
năng điều tiết kinh tế. Nhưng chức năng điều tiết kinh tế của thuế cũng có tác động
ngược lại đến chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập. Nguồn tài chính mà
nhà nước tập trung được dưới dạng thuế là tiền đề của sự can thiệp của nhà nước
trên diện rộng và theo chiều sâu tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh


7

nghiệp. Ngược lại, việc điều tiết, sắp xếp sản xuất của nhà nước nhằm vào việc thúc
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lại tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng
lớp nhân dân và đây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của
chức năng phân phối và phân phối lại.

1.1.3. Tác động của Thuế trong môi trường độc quyền[17]
1.1.3.1. Trong thị trường độc quyền nói chung
Ảnh hưởng và tác động của việc ban hành, điều chỉnh tỉ lệ thuế phụ thuộc rất
nhiều vào bản chất của thị trường.
Khi khơng có thuế, nhà độc quyền sản xuất tại điểm giá lớn hơn doanh thu
biên (P>MR). lượng sản xuất nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại điểm chi phí
biên bằng doanh thu biên (MR=MC). Để tăng tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền

định chi phí biên (MC) bằng doanh thu cận biên (MR) (hình)
P, MC,
MR

MC+t
MC

PT
Thay đổi giá
P
Thuế
D

Q
QT

QĐQ

MR

Hình 1.1. Đồ thị ảnh hưởng của thuế đối với sản lượng và giá
của nhà độc quyền
Thuế sẽ làm giảm sản lượng của nhà độc quyền sản xuất ra và làm tăng giá


8

1.1.3.2. Thuế giá trị và thuế sản lượng trong thị trường độc quyền
Đối với các nhà độc quyền, ảnh hưởng của thuế giá trị ( quy định bằng tỉ lệ
phần trăm của giá trị) và ảnh hưởng của thuế cụ thể (một khoản cố định trên một

đơn vị sản phẩm) khác nhau hoàn toàn.
Thuế giá trị dựa trên % cố định của doanh thu, thuế này doanh thu thuế của nhà
nước sẽ được nhiều hơn mặc dù với sản lượng giảm do thuế như nhau (Q0 đến QT)

P

D0
DT
P0

Doanh thu
thuế
PT
MC

MRT

MR0

QT

Q

Q0

Hình 1.2. Đồ thị thuế giá trị đối với nhà độc quyền
Nguyên nhân thuế giá trị làm giảm sản lượng ít hơn so với thuế dựa trên mỗi
đơn vị bán ra là vì: thuế giá trị làm giảm doanh thu cận biên (MR) một lượng nhỏ
hơn thuế dựa trên mỗi đơn vị sản lượng bán ra.
Thuế dựa trên mỗi đơn vị sản lượng bán ra làm giảm MR đúng một lượng

bằng thuế. Nhưng chúng ta đã biết các nhà độc quyền định sản lượng bán ra tối đa
hóa lợi nhuận bằng doanh thu cận biên (MR).


9

P
D0

Doanh thu
thuế
MRT

MC

MR0

QT

DT

Q0

Q

Hình 1.3. Đồ thị thuế hàng hóa theo sản lượng bán ra
Khi áp dụng thuế giá trị, nếu người mua hàng trả giá P cho một loại hàng hóa
nào đó thì người sản xuất sẽ nhận được P(100-t). Trong đó, t là tỉ lệ phần trăm thuế.
Vì vậy thuế là một hàm của giá. Tác động của thuế lúc này làm cong đường cầu và
đường doanh thu biên (MR) (hình 2), chứ khơng làm dịch chuyển đường cầu và

đường doanh thu biên (như hình 3). Thuế giá trị làm giảm doanh thu cận biên của
nhà độc quyền một khoản bằng (100-t)MR. Tức là làm giảm lượng bán ra của nhà
độc quyền trong trường hợp (100-t)MR cho nên MR giảm một lượng ít hơn thuế có
nghĩa là với cùng một tỉ lệ thuế thì lượng bán ra của nhà độc quyền trong trường
hợp đánh thuế giá trị sẽ làm giảm một lượng nhỏ hơn. Trong khi đó, thuế lại dựa
vào giá của bán ra của nhà độc quyền mà như chúng ta đã biết, giá bán ra của nhà
độc quyền bao giờ cũng cao hơn so với doanh thu biên của họ. Do đó phần doanh
thu thuế thu theo giá trị bán ra sẽ lớn hơn theo đơn vị sản lượng bán ra.
Quản lý thuế theo số lượng bán ra thường dễ dàng hơn quản lý giá cả, đặc biệt là
khi các hãng bán nhiều loại hàng hóa. Nếu những hàng hóa này bị đánh thuế giá trị
với thuế suất khác nhau, thì các hàng hóa có giá trị cao sẽ ghi giá thấp hơn nhằm
trốn thuế.


10

1.1.3.3. Tác động của thuế ở các nhóm độc quyền
Các nhóm độc quyền là giữa hai thái cực độc quyền và cạnh tranh độc quyền,
mỗi nhóm này tác động vào nhóm kia một cách có chiến lược. Nếu một nhóm thay
đổi giá cả hay sản lượng của nhóm mình, thì các nhóm khác cũng thay đổi giá cả và
sản lượng của họ, nhưng rất khó dự đốn các phản ứng này. Như vậy, nhóm độc
quyền có đường cầu mà chỉ họ mới có thể đốn được.
Khơng có lý thuyết kinh tế nào hồn hảo và được đơng đảo các nhà khoa học
chấp nhận về hành vi của hãng trong nhóm độc quyền và như vậy khó có thể đưa ra
những dự đốn chính xác về phạm vi ảnh hưởng của việc đánh thuế trong trường
hợp này. Nếu một nhóm tăng giá sẽ lập tức mất thị phần, vì các nhóm đều có sách
lược tăng giá thích hợp mỗi khi có một loại thuế mới. Trong trường hợp này, tất cả
đều tăng giá đồng loạt và như vậy gánh nặng thuế sẽ chuyển sang cho người tiêu
dùng.


1.1.4. Thuế tài nguyên[14]
1.1.4.1. Định nghĩa
Thuế tài nguyên thường được định nghĩa là “thuế đánh theo tỉ lệ % giá trị của
các nguồn tài nguyên đã khai thác” .
Phân loại thuế tài nguyên:
- Thuế trên đơn vị: Thường được tính theo tỉ lệ cố định cho một đơn vị tài
nguyên khai thác
- Thuế theo doanh thu: Thường được tính theo tỉ lệ phần trăm của giá trị
hàng hóa tài nguyên khai thác
- Thuế theo lợi nhuận: Thường được tính theo tỉ lệ phần trăm của lợi nhuận
đã được kiểm toán
Thuế tài nguyên theo đơn vị thường được tính sau khi quặng được khai thác
(Ví dụ số quặng vận chuyển từ nơi khai thác).
Thuế tài nguyên theo doanh thu thường được tính sau khi tài nguyên đã được
tiêu thụ (Ví dụ trên doanh thu các sản phẩm đã qua tinh luyện hoặc chế biến theo
giá thị trường Kim loại Luân Đôn – LME công bố). NSR được tính theo giá sản


11

phẩm vì vậy sẽ dao động. Một tỉ lệ cố định dựa trên đơn vị hoặc tỉ lệ % NSR quá
cao buộc nhà sản xuất phải chịu chi phí quá lớn trong điều kiện thị trường không
thuận lợi
Thuế tài nguyên theo lợi nhuận thường được tính theo lợi nhuận đã được
kiểm tốn (Doanh thu bán hàng trừ chi phí sản xuất) theo định kỳ 6 tháng hoặc một
năm một lần. Điều này có nghĩa là thuế tài nguyên nộp cho Chính phủ sẽ tăng khi
các nhân tố thị trường thuận lợi (giá hàng hóa cao) và giảm khi thị trường khơng
thuận lợi, như giá hàng hóa thấp hoặc chi phs sản xuất như giá nhiên liệu hoặc năng
lượng tăng cao. Vì vậy thuế tài ngun tính theo lợi nhuận sẽ tạo điều kiện tốt hơn
cho các cơng ty duy trì hoạt động và nhân lực trong các giai đoạn khó khăn

Vai trò của Thuế tài nguyên:
Thuế tài nguyên là một trong những cơng cụ tài chính, thể hiện vai trị sở hữu
nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân
* Mục tiêu của thuế Tài nguyên
Tăng nguồn thu của Chính Phủ
Kiểm sốt sốt sự suy kiệt của nguồn tài nguyên quốc gia
Kiểm soát sự xuống cấp của môi trường và ngăng chặn các hoạt động khai
thác bất hợp pháp
1.1.4.2. Đối tượng chịu thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên
nhiên
Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên
trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:
Khống sản kim loại; Khống sản khơng kim loại; Dầu thơ;Khí thiên nhiên, khí
than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật
và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào
thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.


12

1.1.4.3. Những nội dung cơ bản của Thuế tài nguyên Việt nam
1.1.4.3.1. Theo Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi năm 2008
Thuế tài nguyên hiện đang thực hiện theo Pháp lệnh thuế tài nguyên (năm
1998) và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên (năm 2008).
Quá trình thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên đã góp phần bảo vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và bảo đảm
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để khai thác, sử dụng nguồn tài

nguyên hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời
gian tới, Pháp lệnh thuế tài nguyên cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được bổ sung
và sửa đổi cho phù hợp, cụ thể như sau:
* Những kết quả đạt được của Pháp lệnh Thuế tài nguyên 1998
Tài nguyên là tài sản quan trọng của quốc gia và hầu hết là tài nguyên không
tái tạo được cần được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có
hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển
kinh tế bền vững trong mối quan hệ hài hoà với giải quyết vấn đề xã hội và môi
trường trước mắt cũng như lâu dài.
- Về mục tiêu sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên: Thể hiện
ở mức thuế suất thuế tài nguyên được phân biệt theo từng nhóm, loại tài nguyên;
mức thuế suất từ 0% (đối với nước thiên nhiên phục vụ các ngành nông, lâm, ngư,
diêm nghiệp và sinh hoạt) đến 20%, 30%, 40% (đối với tài ngun, khống sản q
hiếm) đã góp phần thúc đẩy hoạt động khai thác tài nguyên theo hướng khai thác,
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên nhất là đối với các tài nguyên quý
hiếm, tài ngun khơng tái tạo (dầu khí, than, đá,…).
- Thuế tài nguyên là một công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà
nước tăng cường công tác quản lý, giám sát quá trình hoạt động khai thác tài
nguyên theo quy định của pháp luật, được sử dụng đồng thời với các công cụ quản
lý khác như cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên.
- Với mục tiêu góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thuế
tài nguyên đã đạt được những kết quả nhất định. Số thu thuế tài nguyên các năm từ


13

2005-2008 bình quân mỗi năm trên 23.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng thu
ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh trong nước (trong đó, thuế tài nguyên từ
dầu khí khoảng 22.160 tỷ đồng, chiếm 95,5% tổng số thu thuế tài nguyên; thuế tài
nguyên của các tài nguyên khác khoảng 1.040 tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng số thu thuế

tài nguyên).
* Một số hạn chế của Pháp lệnh Thuế tài nguyên 1998, Pháp lệnh sửa đổi năm 2008
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện
hành còn bộc lộ một số hạn chế như sau:
- Về đối tượng chịu thuế:
Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện hành quy định về thuế tài nguyên đối với
“dầu mỏ”, “khí đốt”. Tại Luật Dầu khí lại quy định “dầu thơ” và “khí thiên nhiên”
đối với tài ngun dầu, khí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí
năm 2008 lại bổ sung thêm loại tài ngun nữa là “khí than”. Vì vậy, cần quy định
đối tượng chịu thuế là “Dầu thô” thay cho “Dầu mỏ”; “Khí thiên nhiên” thay cho
“Khí đốt” và bổ sung thêm “khí than” vào đối tượng chịu thuế để đảm bảo tính
thống nhất về thuật ngữ và sự đầy đủ về chủng loại tài nguyên.
- Về đối tượng nộp thuế:
Theo Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện hành thì trường hợp Bên Việt Nam
tham gia doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngồi tại
Việt Nam mà góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên thì doanh nghiệp liên
doanh không phải nộp thuế tài nguyên đối với số tài nguyên mà Bên Việt Nam dùng
để góp vốn pháp định (khi đó thuế tài nguyên trở thành vốn góp của phía Việt Nam
trong liên doanh). Quy định này chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa phù
hợp với Luật Đầu tư hiện hành, theo đó nếu doanh nghiệp liên doanh được thành
lập giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi thì người nộp thuế là
doanh nghiệp liên doanh; nếu các nhà đầu tư tổ chức dưới hình thức hợp đồng hợp
tác kinh doanh để khai thác tài nguyên thì nghĩa vụ thuế tài nguyên do các bên thoả
thuận trước trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.


14

- Về căn cứ tính thuế:
Pháp lệnh thuế tài nguyên quy định: căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng

tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất.
Căn cứ tính thuế tài nguyên đối với dầu thơ, khí thiên nhiên và khí than (sau
đây gọi là dầu, khí) được thực hiện theo các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn
Luật Dầu khí. Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm
2008 chỉ quy định viện dẫn: Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải
nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Do đó, để đảm bảo có đủ
cơ sở pháp lý, cần bổ sung quy định về thuế tài nguyên đối với dầu, khí tại văn bản
quy phạm pháp luật về thuế tài nguyên.
- Về sản lượng tính thuế:
Theo Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện hành, sản lượng tính thuế tài nguyên là
sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác. Sản lượng tài nguyên thương
phẩm là sản lượng tài nguyên được bán ra. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều loại tài
nguyên khai thác, chưa bán ra ngay mà đưa vào để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm
khác. Khi đó, sản lượng tài ngun tính thuế được căn cứ vào sản lượng sản phẩm
sản xuất trong kỳ và định mức tiêu hao tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
Như vậy, sản lượng tài ngun tính thuế trong trường hợp này khơng phải là sản
lượng tài nguyên thương phẩm, mà là sản lượng tài nguyên thực tế khai thác.
- Về giá tính thuế:
Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện hành quy định: Giá tính thuế tài nguyên là giá
bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác. Trường hợp tài nguyên khai thác
chưa có giá bán thì Chính phủ quy định giá tính thuế tài nguyên.
Trên thực tế, do chất lượng, hàm lượng tài nguyên khai thác được là khác
nhau, lượng tạp chất khai thác được cùng với tài nguyên nhiều nên việc xác định giá
tính thuế tài nguyên trong trường hợp tài nguyên khai thác chưa có giá bán cũng rất
khác nhau và hiện nay mỗi địa phương áp dụng một cách dẫn đến sự khơng thống
nhất về giá tính thuế. Vì vậy, cần có quy định về nguyên tắc xác định giá tính thuế
của các loại tài nguyên để các địa phương có cơ sở áp dụng thống nhất.


15


Quá trình thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên cho thấy có rất ít tài ngun
được bán tại nơi khai thác mà chủ yếu tài nguyên được bán sau khi đã chế biến,
sàng tuyển, phân loại, chọn lọc. Hơn nữa, việc xác định “giá bán tài nguyên tại nơi
khai thác” như tại tỉnh, huyện hoặc xã để xác định giá tính thuế là vấn đề gây tranh
cãi trong q trình thực hiện. Vì vậy, để khắc phục nhược điểm này, cần quy định:
“Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá
nhân khai thác”.
Do vậy, những nội dung về quản lý thuế, thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen
thưởng và xử lý vi phạm tại Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện hành cần phải sửa đổi
lại cho phù hợp và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.
1.1.4.3.2. Theo Luật Thuế tài nguyên năm 2009
Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế của chính
sách thuế tài nguyên hiện hành, đảm bảo xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp
với tình hình thực tiễn và các Luật có liên quan, cần thiết phải ban hành Luật thuế
tài ngun. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 6 ngày 25 tháng 11 năm 2009, Quốc hội
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật thuế tài
nguyên thay thế Pháp lệnh thuế tài nguyên số 05/1998/PL-UBTVQH10 và Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên số 07/2008/PL-UBTVQH12
nhằm góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả,
góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Luật
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
* Một số nội dung mới thay đổi về chính sách thuế tài nguyên:
Chính sách thuế tài nguyên đã có những thay đổi lớn cả về phạm vi áp dụng,
đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế (Người nộp thuế), căn cứ tính thuế và chính
sách miễn, giảm thuế. Một số nội dung mới chủ yếu được quy định cụ thể như sau:
• Về phạm vi áp dụng: Thuế tài nguyên đã mở rộng đối với hoạt động tìm
kiếm thăm dị, khai thác dầu thơ, condensat và khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí
than tại Việt Nam.



16

• Về đối tượng nộp thuế: Quy định cụ thể và chi tiết thêm về người nộp thuế
trong một số trường hợp.
• Về đối tượng chịu thuế: Ngồi 6 loại đối tượng chịu thuế tài nguyên quy
định trước đây là: Khống sản kim loại; khống sản khơng kim loại; sản phẩm rừng
tự nhiên; thuỷ sản tự nhiên (cần lưu ý quy định mới đối tượng chịu thuế không bao
gồm thuỷ sản nước ngọt khai thác từ ao, hồ, đầm, sông, suối...); nước tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên khác. Chính sách thuế tài nguyên lần này còn quy định thêm
một số đối tượng sau: Dầu thơ; khí thiên nhiên; khí than; các loại sản phẩm khác
của rừng tự nhiên, trừ động vật (do cấm đánh bắt) và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do
người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ; hải
sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển; nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt
và nước dưới đất; yến sào thiên nhiên;
Các tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét,
quyết định.
• Về căn cứ tính thuế: Theo quy định mới về thuế tài nguyên thì căn cứ tính
thuế là sản lượng tài nguyên tính thuế (thay cho sản lượng tài nguyên thương phẩm
thực tế khai thác trong kỳ), giá tính thuế đơn vị tài nguyên, thuế suất thuế tài
ngun, trong đó giá tính thuế đơn vị tài nguyên được áp dụng tương ứng với loại
tài nguyên chịu thuế của kỳ tính thuế.
+ Sản lượng tài nguyên tính thuế tài nguyên được xác định cụ thể cho từng
trường hợp như sau:
- Sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng
của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
- Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng
hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản
lượng tài nguyên được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của

từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.


17

- Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà đưa vào sản xuất sản phẩm
khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực
tế khai thác thì sản lượng tài ngun tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng
sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một
đơn vị sản phẩm.
Trường hợp mức tiêu hao tài nguyên để sản xuất một đơn vị sản phẩm cao
hơn 5% so với tiêu chuẩn công nghệ thiết kế thì cơ quan thuế phối hợp với các cơ
quan liên quan để thẩm định làm cơ sở ấn định sản lượng tài nguyên khai thác chịu
thuế.
- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài
ngun tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất điện bán cho bên mua điện
theo hợp đồng mua bán.
- Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên
dùng cho mục đích cơng nghiệp thì sản lượng tài ngun tính thuế được xác định
bằng mét khối hoặc lít.
- Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu
động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm
có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khốn sản lượng tài ngun khai thác
theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thu mua tài nguyên từ các tổ
chức, cá nhân khai thác tài ngun nhỏ lẻ thì sản lượng tài ngun tính thuế là sản
lượng tài nguyên thực tế thu mua.
• Về giá tính thuế đối với một số trường hợp như sau:
- Trường hợp xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên
+ Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác

chưa bao gồm thuế GTGT (không phân biệt địa bàn tiêu thụ) và được áp dụng làm
giá tính thuế cho tồn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm
cấp, chất lượng, không phân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặc
đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, phân loại; Giá bán của một đơn vị tài


18

ngun được tính bằng tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) của loại tài nguyên
bán ra chia cho tổng sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.
- Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán tài ngun khai thác thì
giá tính thuế tài ngun được xác định theo một trong những căn cứ sau:
+ Giá bán thực tế trên thị trường khu vực (trước đây quy định là giá bán bình
quân trên thị trường) của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại, có giá trị tương
đương, nhưng khơng thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
+ Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính
thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong
tài ngun khai thác, nhưng khơng thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quy định (trước đây quy định là giá bán đơn vị sản phẩm nguyên chất và hàm
lượng chất này trong tài nguyên khai thác).
• Về thuế suất thuế tài nguyên: Thuế suất thuế tài nguyên được quy định tại
Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số
928/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Luật quy định khung thuế suất và giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định
mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên. Luật quy định phân nhóm lại khung
thuế suất từ 1 - 35% đối với từng nhóm, loại tài nguyên chi tiết hơn; thu hẹp biên độ
khung thuế suất, nâng mức thuế suất sàn của các loại tài ngun thuộc nhóm khống
sản kim loại và một số loại tài ngun q hiếm khác. Khơng có thuế suất 0% vì đây là
tài nguyên quốc gia, bất kỳ ai sử dụng cũng phải có nghĩa vụ đóng góp.
- Về thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế: Được thực

hiện theo quy định trước đây, kể cả thuế tài nguyên được nộp bằng dầu thơ, khí
thiên nhiên; bằng tiền; hoặc một phần bằng tiền và một phần bằng dầu thơ, khí thiên
nhiên. Riêng đối với hoạt động tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí trong một số
trường hợp được bổ sung như sau:
+ Trường hợp một tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dị và
khai thác dầu khí theo nhiều hợp đồng dầu khí khác nhau thì được thực hiện riêng rẽ
theo từng hợp đồng dầu khí.


19

+ Trường hợp các bên nhà thầu tham gia một hợp đồng dầu khí dưới hình
thức hợp đồng chia sản phẩm hoặc hợp đồng điều hành chung, nhận các phần chia
theo hợp đồng bằng dầu thơ, khí thiên nhiên và chịu trách nhiệm tiêu thụ phần dầu
thơ, khí thiên nhiên được chia thì mỗi bên phải khai và nộp các loại thuế tài nguyên
theo sản lượng được chia

1.2. Các can thiệp của Chính phủ đối với việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường[1]
Nhằm mục tiêu quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, tiết kiệm, bền vững
và đảm bảo các vấn đề môi trường hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt nam hệ
thống Chính sách này được chia thành 4 nhóm cơ bản sau:
Mệnh lệnh và kiểm
sốt (Command and
Control- CAC)

Các cơng cụ kinh tế

Tăng cường quyền
tài sản(Property

Reform)

Các công cụ khác

1. Tiêu chuẩn MT

1. Thuế

1. Giao đất giao rừng

1. Giáo dục MT

2. Giấy phép ô nhiễm
khơng thể chuyển
nhượng

2. Phí xả thải

2. Tăng cường quản
lý cộng đồng

2. Hồn thiện luật
pháp

3. Trợ cấp
4. Giấy phép phát
thải có thể chuyển
nhượng

3. Truyền thơng mơi

trường.

5. Hệ thống đặt cọc
hồn trả
6. Ký quỹ MT

Hình 1.4. Sơ đồ các7.can
Quỹthiệp
bảo vệ của
MT Chính phủ đối với việc quản lý tài
nguyên
nhiên và môi trường
8. Nhãnthiên
sinh thái
1.2.1. Tiêu chuẩn môi trường
1.2.1.1. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường.
- Tiêu chuẩn là một dạng của phương pháp mệnh lệnh và kiểm sốt (CAC).
Tiêu chuẩn mơi trường là một trong những giải pháp cơ bản của Nhà nước sử dụng


20

để giảm thiểu ô nhiễm. Để xác định các tiêu chuẩn phải qua nhiều thủ tục bao gồm
các nghiên cứu khoa học và hàng loạt các đánh giá.
- Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy
định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường (Luật Bảo vệ môi trường Việt nam)
1.2.1.2. Các loại tiêu chuẩn môi trường :
- Tiêu chuẩn môi trường xung quanh : Là mức độ ô nhiễm của môi trường
xung quanh không được phép vượt quá.
Tiêu chuẩn môi trường xung quanh liên quan đến chẩt lượng mơi trường, nó

khơng đề cập đến cách thức thực hiện, phạm vi ra quyết định và cách thức ứng xử
rất rộng.
- Tiêu chuẩn thải : Là lượng thải tối đa cho phép từ nguồn.
Đối với tiêu chuẩn thải, mức độ khắt khe, linh hoạt trong q trình ra quyết
định với chủ thể gây ơ nhiễm cao hơn. Như vậy, tiêu chuẩn thải là quy định giới hạn
mang tính pháp lý về lượng chất thải tối đa mà một doanh nghiệp được phép thải
vào môi trường. Nếu doanh nghiệp nào thải quá giới hạn cho phép sẽ bị phạt hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm. Tiêu chuẩn thải
chỉ quy định mức thải đối với tất cả các chủ thể gây ô nhiễm nhưng không quy định
công nghệ được xử dụng để đạt được mức chuẩn đó.
- Tiêu chuẩn công nghệ : Là quy định về công nghệ, kỹ thuật hoặc hoạt
động mà chủ thể gây ô nhiễm phải áp dụng.

1.2.2. Thuế thải/phí thải
- Thuế/phí thải là loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế của người sản
xuất. Để xác định mức phí tính trên mỗi đơn vị chất thải người ta phải căn cứ vào
chi phí cần thiết để giảm đơn vị ơ nhiễm đó tức là MAC. Khi áp dụng phí thải,
người gây ơ nhiễm sẽ có phản ứng phù hợp nhằm tối thiểu hố chi phí của mình.


21

$
MAC

MDC

F*

W*


0

WM

Mức thải W

Hình 1.5 Đồ thị xác định mức phí thải tối ưu
- Như vậy, mức phí tối ưu (hay mức phí có hiệu quả) sẽ được xác định tại
mức thải W*, tại đó F = MAC = MDC. Tuy nhiên do khơng có đủ thơng tin về
MAC và MDC nên mức quy định có thể cao hơn hoặc thấp hơn F*, vì thế kết quả là
mức thải cuối cùng khơng trùng với mức tối ưu W*.

MAC
Ơ nhiễm > W :
*

MAC < F
F

→ Xử lý

Ô nhiễm < W*:
MAC > F
→ Nộp thuế
O

W*

Hình 1.6. Đồ thị hành vi của chủ thể gây ô nhiễm


WM


22

- Mức thuế hiệu quả xã hội: Trong tình trạng có cạnh tranh, mức thuế càng
cao thì phát thải giảm càng nhiều nhưng cụ thể là cần phải định ra một mức thuế là
bao nhiêu? Nếu chúng ta biết hàm thiệt hại biên và hàm giảm ô nhiễm biên câu trả
lời sẽ là định mức thuế sao cho có được mức phát thải hiệu quả, như có thể thấy ở
hình 2.19.
+ Chi phí thực thi thuế bao gồm hai phần: chi phí tư nhân và chi phí xã hội.
Trong đó chi phí thực thi tư nhân gồm tổng chi phí giảm ơ nhiễm cộng với thuế.
Chính là diện tích d cộng với diện tích (a + b). Nhưng chi phí thực thi tư nhân
khơng đại diện cho chi phí nguồn lực xã hội phải gánh chịu khi áp dụng chính sách
thuế. Chi phí thực thi xã hội chỉ bao gồm những nguồn lực cần thiết để đạt mục tiêu
môi trường nghĩa là không bao gồm tiền thuế. Thuế thực sự là khoản thanh toán
chuyển giao, là khoản thanh toán các tác nhân gây ô nhiễm trả cho khu vực công
cộng và cuối cùng là cho xã hội, những người thụ hưởng lợi ích từ chi tiêu cơng,
trong đó người gây ô nhiễm cũng có thể là người thụ hưởng những lợi ích này. Như
vậy chi phí thực thi xã hội là diện tích c, là tổng chi phí giảm ơ nhiễm của người
gây ô nhiễm.
+ Xã hội cũng quan tâm đến lợi ích xã hội rịng của chính sách thuế, được
định nghĩa là tổng thiệt hại giảm được trừ đi chi phí thực thi xã hội.
Tổng thiệt hại giảm được chính là diện tích dưới đường MDC giới hạn bởi
mức phát thải ban đầu và mức phát thải hiệu quả xã hội E* = Diện tích (c + d)
Tổng chi phí giảm ơ nhiễm TAC = Diện tích (c)
Lợi ích ròng xã hội = Tổng thiệt hại giảm được - Tổng chi phí giảm ơ nhiễm
= Diện tích (c + d) - diện tích (c) = Diện tích (d)



23

$
MDC
MAC

Mức
thuế

d
a
c

bb

E1

E*

E0

Lượng thải

Hình 1.7. Đồ thị thuế phát thải hiệu quả xã hội
- Thuế thải ln đạt hiệu quả chi phí vì ngun tắc cân bằng cận biên ln
thoả mãn đối với mỗi chủ thể gây ô nhiễm (MAC = t). Nguyên tắc cân bằng cận
biên luôn thoả mãn với mọi mức thuế, ngay cả khi người quản lý không biết được
MAC của mỗi chủ thể gây ô nhiễm. Các chủ thể gây ô nhiễm sẽ tự điều chỉnh theo
mức thuế để đạt MAC = MDC (tối đa hố lợi ích). Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng

điều chỉnh sản lượng theo mức thuế để tối đa hố lợi ích. Các nhà quản lý đưa ra
một mức thuế nào đó, qua một thời gian sẽ biết được hiệu quả của thuế vì vậy có
thể điều chỉnh tăng hay giảm.

1.2.3. Trợ cấp
- Trợ cấp thường được sử dụng trong những trường hợp và khu vực khó khăn
về kinh tế. Trợ cấp của nhà nước có thể áp dụng cho các hoạt động tạo ra ngoại ứng
tích cực như trồng rừng, xử lý ô nhiễm…Nguyên nhân dẫn đến trợ cấp là do trong
các hoạt động này lợi ích cá nhân thường nhỏ hơn lợi ích xã hội, do đó chi phí mà
các cá nhân chấp nhận bỏ ra để tiến hành các hoạt động trên không đạt mức cần
thiết đối với xã hội.


24

- Nhà nước có thể điều chỉnh mức độ hoạt động cá nhân về mức hiệu quả xã
hội thông qua mức trợ cấp được xác định đúng bằng chênh lệch giữa lợi ích cận
biên xã hội và lợi ích cận biên cá nhân (tức bằng lợi ích ngoại ứng cận biên).
- Nhà nước trả cho chủ thể gây ô nhiễm một khoản tiền cho mỗi đơn vị giảm
thải. Tiền trợ cấp giảm thải trong trường hợp này trở thành chi phí cơ hội của việc
giảm thải và có tác dụng khuyến khích tương tự như thuế thải.
- Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện trợ cấp giảm thải:
+ Cần có nguồn tài chính để thực hiện
+ Có thể làm tăng lượng thải vì nó khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất
mới
+ Cần quan trắc nghiêm ngặt để biết được lượng giảm thải của mỗi nguồn.
Đây chính là khó khăn rất lớn.

1.2.4. Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (Tradable Discharge
Permit- TDP)

- Năm 1968 nhà kinh tế học người Canada là Dales lần đầu tiên đưa ra đề
nghị về một cơ chế trong đó một số lượng nhất định « quyền gây ơ nhiễm » (bằng
với mức ô nhiễm mà xã hội mong muốn) có thể được mua đi bán lại giữa những
người gây ơ nhiễm.
- « Quyền gây ô nhiễm » của các doanh nghiệp được ghi nhận thơng qua các
« giấy phép xả thải » do cơ quan quản lý môi trường cấp. Giấy phép thải có thể
chuyển nhượng được coi như một kiểu quyền sở hữu tài sản môi trường, được thải
chất ô nhiễm vào mơi trường khi có giấy phép và có thể chuyển nhượng được.
- Cung giấy phép :
+ Cung giấy phép do cơ quan quản lý môi trường cấp, lượng cung được xác
định căn cứ vào mục tiêu môi trường.
+ Đường cung là một đường thẳng đứng, lượng giấy phép thải tương đương
như là một tiêu chuẩn.
+ Yếu tố làm thay đổi cung : Khi thay đổi mục tiêu môi trường thì lượng thải
tối đa sẽ thay đổi, dẫn đến thay đổi cung.


×