Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học thân mềm chân bụng ở cạn tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 133 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THÂN MỀM CHÂN
BỤNG Ở CẠN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM
XUÂN LẠC, TỈNH BẮC KẠN

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊNH

Hà Nội , Năm 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THÂN MỀM CHÂN
BỤNG Ở CẠN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM
XUÂN LẠC, TỈNH BẮC KẠN

TRẦN THỊNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ

: 8440301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc


2. TS. Nguyễn Xuân Dũng

Hà Nội, NĂM 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc

Cán bộ hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Xuân Dũng

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Nguyễn Thành Vĩnh

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Hưng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 23 tháng 05 năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng để
bảo vệ ở bất kỳ hội đồng nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2018

Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thịnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, các thầy cô giáo khoa Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi vơ cùng cảm ơn PGS.TS Hồng Ngọc Khắc, TS. Nguyễn Xuân Dũng
người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu, đôn đốc kiểm tra trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cám ơn PGS. Đỗ Văn Nhượng đã giúp đỡ hướng dẫn tơi
trong q trình thực tế thu mẫu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý KBT loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc – Huyện Chợ Đồn – Tỉnh Bắc Kạn cùng toàn thể cán bộ kiểm lâm viên
và người dân sinh sống trong KBT đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp những tài
liệu, thông tin cần thiết cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công an Tỉnh Bắc Kạn, các cán
bộ Công an xã Bản Thi đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về mặt an ninh, giao thơng
thuận tiện cho q trình nghiên cứu tại địa bàn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thịnh



iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3
1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội Khu BTTN Nam Xuân Lạc ............... 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
1.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội tự nhiên. ........................................... 6
1.1.3. Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường................................................... 7
1.2. Tổng quan về thân mềm chân bụng ở cạn .................................................. 7
1.2.1. Đặc điểm phân loại .................................................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học....................................................... 11
1.3. Lịch sử nghiên cứu thân mềm chân bụng ở cạn ....................................... 12
1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 12
1.3.2. Ở Việt Nam............................................................................................ 14
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 17
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 17
2.2. Dụng cụ thu mẫu ...................................................................................... 20
2.3. Phương pháp thu mẫu .............................................................................. 22
2.3.1. Thu mẫu định lượng .............................................................................. 22
2.3.2. Thu mẫu định tính ................................................................................. 22

2.4. Phương pháp phỏng vấn và tham khảo tài liệu ........................................ 23
2.5. Phương pháp xử lý mẫu ........................................................................... 23


iv
2.6. Phương pháp phân tích mẫu ..................................................................... 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 26
3.1. Đa dạng thành phần loài thân mềm chân bụng ở cạn tại khu vực nghiên cứu.....26
3.1.1. Thành phần loài thân mềm chân bụng ở cạn tại KBTTN Nam Xuân Lạc..... 26
3.1.2. Mô tả đặc điểm hình thái của các lồi ốc cạn ở KVNC ........................ 28
3.1.3. Cấu trúc thành phần loài thân mềm chân bụng ở cạn ........................... 76
3.2. Đặc điểm phân bố của thân mềm chân bụng ở cạn tại khu vực nghiên cứu


21

Hình 2.1. Sơ đồ các điểm khảo sát thu mẫu trong khu vực nghiên cứu [3].


22

2.3. Phương pháp thu mẫu
2.3.1. Thu mẫu định lượng
Chân bụng ở cạn được thu theo hướng dẫn của Vermeulen và Maassen [42].
Thu tồn bộ mẫu hiện diện trong diện tích mặt đất có mẫu, diện tích thường được sử
dụng là 1m2. Giá trị của mẫu định lượng cho biết mật độ, sự phong phú về số lượng
hoặc sự đa dạng về thành phần loài của khu vực nghiên cứu. Mỗi khu vực đại diện
tiến hành lập 3 – 5 ô tiêu chuẩn với diện tích 1m2.
Sau khi xác định được vị trí cần thu mẫu, dùng thước dây xác định ô tiêu
chuẩn theo diện tích ở trên, thu tất cả các mẫu có trong ơ đó, nếu có lẫn thảm mục

thì phải dùng sàng để loại bỏ những vụn lá và tiến hành thu mẫu như phương pháp
thu định tính. Số lượng ơ tuỳ vào tình hình cụ thể của các mẫu thu thập sơ bộ bước
đầu, để quyết định đến số lượng và diện tích ơ vng. Mẫu ốc cạn thu được ở mỗi ô
vuông cho vào một túi nilon hoặc một lọ đựng mẫu có đề nhãn. Nhãn ghi các thông
tin: Địa điểm, thời gian, toạ độ, sinh cảnh, đặc điểm thảm thực vật…
2.3.2. Thu mẫu định tính
Mẫu định tính được thu ngẫu nhiên ở tất cả các sinh cảnh khác nhau, phạm vi
thường rộng hơn so với mẫu định lượng với mục đích bổ sung thành phần lồi cho
mẫu định lượng. Vì vậy, khi thu mẫu phải thu tất cả các mẫu (kể cả mẫu vỏ) để
không bỏ sót thành phần lồi. Mẫu được thu trên mặt đất, trong tầng thảm mục, lớp
đất mặt, trên thân hoặc lá cây. Các bước được tiến hành thu mẫu theo hướng dẫn
của Vermeulen và Maassen [42], cụ thể như sau:
Đối với mẫu có kích thước lớn có thể nhặt bằng tay hoặc dùng panh kẹp để
thu mẫu. Đối với các mẫu nhỏ dùng sàng có mắt lưới cỡ 3 mm, 5 mm, 8 mm bằng
kim loại để sàng các lá mục, bên dưới sàng được hứng bằng tấm nilong sáng màu.
Nếu có ốc nhỏ bám dưới lá mục, khi sàng mẫu sẽ rơi xuống và có thể dùng kính lúp
cầm tay hoặc nhìn bằng mắt nhặt mẫu. Đối với các mẫu ốc nhỏ lẫn trong đất hoặc
mùn ở các kẽ đá hoặc trong hang, có thể sử dụng phương pháp cho đất hoặc thảm
mục vào chậu nước để mẫu nổi lên và vớt lấy mẫu.
Tất cả các mẫu thu định tính đều được bảo quản trong các túi vải hoặc túi nilong
riêng, có ghi ký hiệu cẩn thận theo từng sinh cảnh và các lưu ý cần thiết khác.


23

2.4. Phương pháp phỏng vấn và tham khảo tài liệu
Tiến hành phỏng vấn sâu người dân địa phương, cán bộ quản lý, kiểm lâm
viên về tình trạng, giá trị và mục đích sử dụng của thân mềm chân bụng ở cạn tại
khu bảo tồn trong quá trình thu mẫu.
Tham khảo tài liệu đã công bố về giá trị sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc và

tình trạng hiện tại của chúng.
Tham khảo tài liệu gốc, đối chiếu, so sánh với các mơ tả của các lồi đã được
cơng bố làm cơ sở để định danh các loài thân mềm chân bụng ở cạn tại khu vực
nghiên cứu.
2.5. Phương pháp xử lý mẫu
Đối với mẫu vỏ tiến hành rửa sạch, phơi khô và bảo quản trong các túi nilon
hoặc hộp nhựa đựng mẫu.
Đối với mẫu sống được ngâm vào nước trong một đêm (khoảng 6 - 12 giờ)
hoặc metanol loãng để cho cơ thể duỗi hết phần đầu, chân và các tua cảm giác, sau
đó tiến hành định hình và bảo quản trong dung dịch cồn 900.
2.6. Phương pháp phân tích mẫu
Hầu hết các loài thân mềm chân bụng ở cạn có thể định danh dựa vào các đặc
điểm hình thái của vỏ như: Kích thước, hình dạng, màu sắc, số vòng xoắn, rãnh
xoắn, đỉnh vỏ, miệng vỏ... được thể hiện qua các số đo hay tỷ lệ của chúng. Ngoài
ra, một vài đặc điểm có giá trị tham khảo để định loại như sự phân bố, các khía, hoa
văn trên vỏ.
Thơng tin về phân bố của lồi được căn cứ vào tần suất xuất hiện và mức độ
phong phú của loài trên các tuyến và điểm điều tra.
Các số liệu trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excell 2013.


24

Hình 2.2. Một số chỉ tiêu chính cần quan sát khi phân tích định danh mẫu.
+ Mật độ: V (số cá thể /m2) = Σn/ΣS
Trong đó :
Σn: Là tổng số cá thể trong các ô nghiên cứu
ΣS: Là tổng diện tích các ơ nghiên cứu.
+ Độ đa dạng của lồi (D’): Được tính theo chỉ số đa dạng Simpson
(Simpson’s Index of Diversity). D’ = 1- Σpi2

Trong đó: (D’) chỉ số đa dạng Simpson. D’ trong khoảng từ 0 - 1.
D’ có giá trị càng lớn thì càng đa dạng.
pi: Tỉ lệ cá thể loài i trên tổng số các cá thể (pi =(ni/N)


25
+ Độ phong phú của lồi: Được tính theo cơng thức của Kreds (1989).
P% = (ni/ Σn) x 100
ni: Là số lượng cá thể lồi thứ i trong ơ nghiên cứu.
Σn: Là tổng số cá thể trong các ô nghiêncứu.
+ Tần số xuất hiện (độ thường gặp): được tính bằng cơng thức của Sharma
(2003): C’ = p/P*100%.
Trong đó: C’: Là tần số xuất hiện (độ thường gặp).
p: Là số lượng các địa điểm thu mẫu có lồi xuất hiện.
P: Là tổng số các địa điểm thu mẫu khi nghiên cứu.
Đánh giá tần số xuất hiện theo giá trị của C’: Lồi thường gặp C’ > 50%, lồi
ít gặp 25% ≤ C’ ≤ 50%, loài ngẫu nhiên C’ < 25%


26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài thân mềm chân bụng ở cạn tại khu vực nghiên cứu
3.1.1. Thành phần loài thân mềm chân bụng ở cạn tại KBTTN Nam Xuân Lạc
Kết quả nghiên cứu về thành phần ốc cạn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn đã xác định được 52 loài và phân loài thuộc 2 phân lớp, 3
bộ, 12 họ, 33 giống, được tổng hợp trong bảng 3.1 sau đây.
Bảng 3.1. Thành phần loài thân mềm chân bụng ở cạn tại KVNC
SỐ

TÊN CÁC TAXON


TT

(Phân lớp, Bộ, Họ, Loài, Phân loài)
PHÂN LỚP MANG TRƯỚC (PROSOBRANCHIA Edwards, 1848)
Bộ ARCHITAENIOGLOSSA Haller, 1890
1. CYCLOPHORIDAE Gray, 1847

1

Cyclophorus dorans Mabille, 1887

2

Cyclophorus pyrostoma (Möllendorff, 1882)

3

Cyclophorus sp.

4

Cyclotus lubricus (Dautzenberg & H. Fischer, 1908)

5

Dicharax cristatus (Möllendorff, 1886)

6


Dioryx messageri (Bavay et Dautzenberg, 1900)

7

Dioryx compactus (Bavay et Dautzenberg, 1900)

8

Japonia scissimargo Benson, 1856

9

Scabrina tonkiniana Mabille, 1887
2. DIPLOMMATINIDAE Pfeiffer, 1856

10

Diplommatina balansai robusta (Bavay et Dautzenberg, 1903)

11

Diplommatina triangula T.C. Yen, 1939
3. PUPINIDAE Pfeiffer, 1853

12

Otopoma blennus Benson, 1856

13


Pollicaria mouhoti (Pfeiffer, 1862)

14

Pollicaria rocherbruni Mabille, 1887

15

Pupina judelliana Möllendorff, 1883


27

16

Tyloechus ottonis ottonis Dohrn, 1862
Bộ NERITOPSINA Cox et Knight, 1960
4. HELICINIDAE Férussac, 1822

17

Pseudotrochatella nogieri (Dautzenberg et d’Hamooville, 1887)
PHÂN LỚP CÓ PHỔI (PULMONATA Cuvier, 1814)
Bộ STYLOMMATOPHORA Schmidt, 1856
5. ARIOPHANTIDAE Godwin-Austen, 1888

18

Macrochlamys despecta (Mabille, 1887)


19

Macrochlamys douvillei (Dautzenberg et Fischer, 1905)

20

Megaustenia balansai (Mabille, 1889)

21

Megaustenia siamensis (Haines, 1858)

22

Microcystina sp.

23

Sivella montana (Möllendorff, 1901)

24

Sivella paviei (Morlet, 1884)
6. BRADYBAENIDAE Pilsbry, 1934

25

Bradybaena kangdingensis Chen et Zhang, 2004

26


Bradybaena jourdyi (Morlet, 1886)

27

Chalepotaxis infantilis (Gredler, 1881)

28

Chloritis diestalmena (Dautzenberg et Fischer, 1908)

29

Plectotropis bonnieri (Fischer, 1898)

30

Plectotropis chondroderma Möllendorff, 1900

31

Plectotropis sp.
7. CAMAENIDAE Pilsbry, 1895

32

Amphidromus dautzenbergi Fulton, 1899

33


Camaena cicatricosa cicatricosa (Müller, 1774)

34

Camaena contractiva Mabille, 1889

35

Camaena hainanensis (Adams, 1870)

36

Ganesella onestera (Mabille, 1887)

37

Ganesella oxytropis (Möllendorff, 1901)


28

38

Moellendorffia blaisei (Dautzenberg et Fischer, 1905)

39

Moellendorffia sculptilis (Moellendorff,1884)

40


Neocepolis cherrieri depressa Dautzenberg & Fischer, 1908

41

Neocepolis morleti (Dautzenberg & Hamonville, 1887)
8. CLAUSILIIDAE Gray, 1855

42

Clausilia aborensis Godwin-Austen, 1918

43

Clausilia giardi Fischer, 1898
9. GLESSULIDAE Godwin - Austen, 1920

44

Glessula paviei Morlet, 1892
10. PLECTOPYLIDAE Möllendorff, 1898

45

Plectopylis dautzenbergi Gude, 1901

46

Plectopylis mansuyi Gude, 1907


47

Plectopylis sp.
11. STREPTAXIDAE Gray, 1860

48

Elma messageri (Bavay et Dautzenberg, 1903)

49

Haploptychius blaisei (Dautzenberg et Fischer, 1905)
12. SUBULINIDAE Fischer & Crosse, 1877

50

Allopeas subula (Crosse et fischer, 1863)

51

Curvella sp.

52

Prosopeas anceyi Pilsbry, 1906
3.1.2. Mơ tả đặc điểm hình thái của các loài ốc cạn ở KVNC
Các loài ốc cạn trong danh mục bảng 3.1 được mô tả theo thứ tự bao gồm:
Tên lồi:
Mẫu vật: Phân tích để định danh.
Kích thước: Chọn 1 đến 3 cá thể trưởng thành đo kích thước các chiều của vỏ


ốc. Đường kính (kí hiệu D), chiều cao (kí hiệu H), dài miệng (wh), chiều cao tháp
ốc (C), rộng miệng (kí hiệu wm).


29
Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm hình thái vỏ: Hình dạng vỏ, đỉnh vỏ, các
xòng xoắn, rãnh xoắn, miệng ốc, lỗ rốn…
Phân bố: Khu vực nghiên cứu, khu vực khác ở Việt Nam và trên thế giới.
Nhận xét: Rút ra một số nhận xét như; nơi đã thu được loài, kích thước các cá
thể của lồi so với mơ tả gốc các cá thể cùng loài thu được ở các khu vực lân cận...
PHÂN LỚP MANG TRƯỚC (PROSOBRANCHIA)
BỘ - ARCHITAENIOGLOSSA
Họ - Cyclophoridae (Gray, 1847)
Giống - Cyclophorus Montfort, 1810
1. Cyclophorus dodrans Mabille, 1887
Mẫu vât: NXL C1L – E1L.
Kích thước: H = 41,2mm; D = 59,3mm; C = 23,3mm; wm = 23,4mm; wh =
23,4mm.
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn, có dạng hình chóp nón, đỉnh tháp ốc nhọn.
Vỏ dầy, chắc chắn, có màu trắng đục được trang trí bởi các dải màu nâu không liên
tục, bề mặt vỏ nhẵn. Xoắn phải với 4½ vịng xoắn phồng được tách nhau bởi các
rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối mở rộng chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. Ở vịng xoắn
cuối có gờ nổi rất rõ chạy dọc theo đường xoắn tạo thành cạnh sắc. Miệng dày, hình
ơvan, mở rộng xuống phía dưới, vành miệng dày, chai miệng rõ ràng. Lỗ rốn rộng
và sâu.

10mm



30
Số lượng cá thể thu được: 08 cá thể.
Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.
- Việt Nam: Bắc Kạn.
- Trên thế giới: Trung Quốc.
Nhận xét: Ốc cỡ lớn, 08 cá thể thu được. Ốc được sử dụng làm thực phẩm cho
người nhưng số lượng phân bố ở khu vực khơng nhiều.
2. Cyclophorus pyrostoma (Mưllendorff, 1882)
Mẫu vât: NXL-A1L, NXL-A2L, NXL-A3L, NXL-A3T, NXL-A4L, NXLA4T, NXL-A5L, NXL-A5T, NXL-A6L, NXL-A7L, NXL-A8L, NXL-A8T, NXLA9L, NXL-A10L, NXL-A11L, NXL-A12L, NXL-B1L NXL-B1T, NXL-B2L,
NXL-B4L, NXL-C1L, NXL-C1T, NXL-E2L.
Kích thước: H = 28mm – 33,6mm; D = 37,5mm – 42,8mm; C = 20mm; wm
= 18,5mm; wh = 18,5mm.
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn, có dạng hình chóp nón, đỉnh tháp ốc sẫm
màu. Vỏ dầy, chắc chắn. Đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 4 vòng xoắn phồng được
tách nhau bởi các rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối mở rộng chiếm 2/3 chiều cao vỏ
ốc. Trên vỏ có các vệt màu nâu chạy song song với vòng xoắn. Ở vòng xoắn cuối có
các vệt màu nâu khơng liên tục chạy song song. Miệng dày, hình ơvan, mở rộng
xuống phía dưới. Lỗ rốn rộng và sâu. Nắp miệng trịn có các đường tròn đồng tâm.

10mm


31
Số lượng cá thể thu được: 96 cá thể.
Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.
- Việt Nam: Bắc Kạn.

- Trên thế giới: Trung Quốc.
Nhận xét: Ốc cỡ lớn có khu vực phân bố khá rộng. Chúng ăn lá cây rơi rụng;
sống trên mặt đất, trên đá...; hoạt động mạnh khi có độ ẩm cao; có giá trị kinh tế
cao, dùng làm thực phẩm cho người.
3. Cyclophorus sp.
Mẫu vật: NXL-A1L, NXL-A8L, NXL-A9L, NXL-A11L, NXL-A12L, NXLB1L, NXL-B4L.
Kích thước: H = 7,9mm; D = 10,1mm; C = 4,4mm; wm = 5,5mm; wh =
5,5mm.
Đặc điểm nhận dạng: Thu được mẫu ốc kích thước chưa trưởng thành, kích
thước bé. Vỏ mỏng màu vàng trong. Đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 3 vòng xoắn
phồng được tách nhau bởi các rãnh xoắn sâu. Miệng chưa hình thành, mở rộng
xuống phía dưới. Lỗ rốn rộng và sâu.
Số lượng cá thể thu được: 12 cá thể.

10mm

Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.


32

- Việt Nam: Bắc Kạn.
- Trên thế giới: Thái Lan.
Nhận xét: Thu được mẫu ốc chưa trưởng thành, phân bố khá rộng.
Giống - Cyclotus Li, 2002
4. Cyclotus lubricus (Dautzenberg & H. Fischer, 1908)
Mẫu vật: NXL-B1L, NXL-B2L, NXL-B4L.
Kích thước: H = 10,1mm – 10,7mm; D = 16,6mm – 18,5mm; C = 5,2mm;

wm = 6,7mm; wh = 6,7mm.
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng vành khăn, màu trắng đục hoặc màu
hơi vàng đốm, vỏ dày bình thường. Tháp ốc hơi lồi, một số cá thể tháp ốc gần
phẳng. Có 4,5 - 5 vòng xoắn, các vòng xoắn lồi được tách ra bằng các đường rãnh
xoắn rất sâu. Trên vịng xoắn có các đường gân lồi tạo thành các cánh cung. Các
vòng xoắn trịn đều về các phía làm vỏ ốc cân đối. Vòng xoắn cuối chiếm 3/4 chiều
cao vỏ ốc, tách ra và hơi chếch xng phía dưới. Lỗ miệng vỏ loe rộng, dạng hình
trịn khép kín, vành miệng sắc cạnh và liên tục. Có nắp miệng hình trịn, nhiều
đường trịn đồng tâm xếp thành từng tầng. Lỗ rốn sâu hình phễu.
Số lượng cá thể thu được: 09 cá thể.

10mm

Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.


33

- Việt Nam: Bắc Kạn.
- Trên thế giới: Ấn Độ, I Rắc.
Nhận xét: Ốc cỡ trung bình. Chúng sống dưới lớp thảm mục nơi có độ ẩm
cao; thành phần thức ăn chủ yếu là lớp mùn bã hữu cơ.
Giống - Dicharax (Benson, 1859)
5. Dicharax cristatus (Mưllendorff, 1886)
Mẫu vật: NXL-B4L.
Kích thước: H = 2,4mm; D = 3,1mm; C = 1,5mm; wm = 1,2mm; wh =
1,2mm.
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, vỏ có màu trắng ngà. Đỉnh ốc tù hoặc hơi

nhọn. Vỏ ốc dày chắc chắn, xoắn phải với 3,5 vòng xoắn, được tách nhau bởi các
rãnh xoắn rõ ràng, vòng xoắn cuối chiếm 2/3 chiều cao của vỏ ốc. Miệng ốc trịn
cuộn ra ngồi, hơi tách ra so với thân ốc và hướng xuống dưới. Vành miệng dày và
chắc chắn. Lỗ rốn sâu bị che một phần bởi vành miệng.

5mm

Số lượng cá thể thu được: 01 cá thể.
Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.
- Việt Nam: Bắc Kạn.
- Trên thế giới: Trung Quốc, Lào.


34
Nhận xét: Ốc có kích thước nhỏ, chỉ tìm thấy 1 mẫu khu vực Cua số 4.

Giống - Dioryx Benson, 1859
6. Dioryx messageri (Bavay & Dautzenberg, 1900)
Mẫu vật: NXL-B2L, NXL-E2L.
Kích thước: H = 7,1mm; D = 7,1mm; C = 5,1mm; wm = 3,7mm; wh =
3,7mm.
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng gần hình tháp, vỏ dày chắc chắn, màu
nâu đất hoặc. Đỉnh vỏ nhọn, đường sinh trưởng của các vịng xoắn tăng nhanh. Vỏ
ốc xoắn phải, có 5 vịng xoắn lồi, tách ra bằng các đường rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn
cuối lồi ra chiếm 1/2 chiều cao của vỏ ốc, các vịng xoắn có các khía lồi hình cánh
cung hơi mờ làm cho mặt vỏ ốc hơi gợn sóng. Vòng xoắn cuối tròn đều và thắt lại ở
gồn miệng vỏ. Lỗ miệng vỏ trịn cuộn ra ngồi. Vành miệng sắc cạnh, khép kín. Lỗ
rốn hẹp, bị che lấp một phần bởi vành miệng.


10mm

Số lượng cá thể thu được: 02 cá thể.
Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.
- Việt Nam: Sơn La, Bắc Kạn.
- Trên thế giới: Trung Quốc.
Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ, số lượng cá thể ít. Chúng sống trong tầng thảm mục, nơi
có độ ẩm ổn định; thành phần thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ.


35

7. Dioryx compactus (Bavay et Dautzenberg, 1900)
Mẫu vật: NXL-B4L.
Kích thước: H = 5,1mm – 5,3mm; D = 4,9mm – 5mm; C = 3,8mm; wm =
2,6mm; wh = 2,6mm.
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ - nhỏ hơn loài Dioryx messageri (Bavay &
Dautzenberg, 1900) , dạng gần hình tháp, vỏ dày chắc chắn, màu nâu đất hoặc. Đỉnh
vỏ nhọn, đường sinh trưởng của các vòng xoắn tăng nhanh. Vỏ ốc xoắn phải, có 5
vịng xoắn lồi, tách ra bằng các đường rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối lồi ra chiếm
1/2 chiều cao của vỏ ốc, các vịng xoắn có các khía lồi hình cánh cung hơi mờ làm
cho mặt vỏ ốc hơi gợn sóng. Vịng xoắn cuối trịn đều và thắt lại ở gồn miệng vỏ.
Lỗ miệng vỏ tròn cuộn ra ngồi. Vành miệng sắc cạnh, khép kín. Lỗ rốn hẹp, bị che
lấp một phần bởi vành miệng.
Số lượng cá thể thu được: 02 cá thể.

10mm


Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.
- Việt Nam: Bắc Kạn.
- Trên thế giới: Trung Quốc.
Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ, số lượng cá thể ít. Chúng sống trong tầng thảm mục, nơi
có độ ẩm ổn định; thành phần thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ.


36

Giống - Japonia Gould, 1859
8. Japonia scissimargo (Benson, 1856)
Mẫu vật: NXL-A1L, NXL-A2L, NXL-A7L, NXL-A8L, NXL-A9L, NXLA12L, NXL-B1L, NXL-B2L, NXL-B4L, NXL-D3L, NXL-E2L.
Kích thước: H = 10,9mm – 12,1mm; D = 10,9mm – 12,3mm; C = 6,1mm;
wm = 4,6mm; wh = 4,6mm.
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng gần hình tháp, vỏ dày chắc chắn, màu
nâu đất hoặc màu vàng nhạt. Đỉnh vỏ nhọn. Có 5¼ vịng xoắn lồi, tách ra bằng các
đường rãnh xoắn sâu. Hai vòng xoắn đầu nhẵn bóng, màu nâu đậm, các vịng xoắn
sau có các khía lồi hình cánh cung làm cho mặt vỏ ốc thơ giáp. Đường sinh trưởng
của các vòng xoắn tăng nhanh. Vòng xoắn cuối trịn đều. Lỗ miệng hình vỏ trịn.
Vành miệng thẳng, khép kín. Trụ ốc rỗng làm cho lỗ rốn rất sâu và rộng.
Số lượng cá thể thu được: 28 cá thể.

10mm

Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.

- Việt Nam: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn.
- Trên thế giới: Từ Ấn Độ tới Philippines, Campuchia.
Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ. Số lượng cá thể thu được khá lớn, có khu vực phân bố
hẹp, chủ yếu sống ở tầng thảm mục. Chúng thích nghi với điều kiện sống có độ ẩm
thấp, chịu được ánh sáng; thành phần thức ăn chủ yếu là lá non mà mầm cây cỏ.


37

Giống - Scabrina W.T. Blanford, 1863
9. Scabrina tonkiniana Mabille, 1887
Mẫu vật: NXL-D3L.
Kích thước: H = 4,8mm; D = 11,9mm; C = 2,7mm; wm = 4,4mm; wh =
4,4mm.
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dạng vành khăn, màu trắng đục hoặc
màu nâu xám, vỏ dày bình thường hơi thơ. Tháp ốc hơi lồi, một số các thể tháp ốc
gần phẳng. Có 4,5 - 5 vịng xoắn, các vịng xoắn lồi được tách ra bằng các đường
rãnh xoắn rất sâu. Trên vịng xoắn có các đường vân màu nâu chạy song song
vng góc với vịng xoắn. Phần vịng xoắn cuối gần miệng lồi lên tạo thành gai khá
rõ. Các vòng xoắn trịn đều về các phía làm vỏ ốc cân đối. Miệng trịn, lỗ miệng vỏ
loe rộng, dạng hình trịn khép kín, vành miệng sắc cạnh, mỏng.
Số lượng cá thể thu được: 02 cá thể.

10mm

Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.
- Việt Nam: Hạ Long, Bắc Kạn.
- Trên thế giới: Lào.

Nhận xét: Ốc cỡ trung bình, số cá thể thu được tương đối ít. Chúng sống ở lớp
thảm mục, chui rúc dưới lớp lá rụng, nơi có độ ẩm cao; thường ít di chuyển; thành
phần thức ăn chủ yếu là lớp mùn bã hữu cơ.


38

Họ - Diplommatinidae Möllendorff, 1894
Giống - Diplommatina Benson, 1849
10. Diplommatina balansai robusta (Bavay et Dautzenberg, 1903)
Mẫu vật: NXL-A8L, NXL-A8T, NXL-A9L, NXL-A12L, NXL-A12T.
Kích thước: H = 3,9mm; D = 1,6mm; C = 2,8mm; wm = 1,1mm; wh =
1,2mm.
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, vỏ khá chắc chắn, sáng màu hoặc màu vàng
nâu, hơi xám. Vịng xoắn phát triển khơng đều, giảm dần về phía đỉnh, đỉnh vỏ nhọn.
Có 7 vịng xoắn lồi, các đường rãnh xoắn sâu và rõ nét. Đường sinh trưởng của các
vịng xoắn tăng nhanh và khơng đều. Năm vòng xoắn đầu xếp sát nhau, hai vòng
xoắn sau mở rộng và tách ra. Vòng xoắn cuối hơi phình về phía đầu mút. Miệng vỏ
gần trịn, mở rộng và sắc cạnh. Vành miệng dày và cuộn. Lỗ rốn không rõ ràng.
Số lượng cá thể thu được: 55 cá thể.

5mm

Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Xuân Lạc.
- Việt Nam: Bắc Kạn.
- Trên thế giới:
Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ. Số lượng cá thể thu được tương đối nhiều. Chúng sống
bám trên các vách đá, nhiều rêu, địa y, nơi có độ ẩm cao; thường ít di chuyển;

thành phần thức ăn chủ yếu là rêu và địa y.
11. Diplommatina triangula T.C. Yen, 1939
Mẫu vật: NXL-B4L.
Kích thước: H = 2,8mm; D = 1,6mm; C = 1,8mm; wm = 1,2mm; wh =
1,2mm.


×