Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Lớp

: ThS. Phan Thị Nga
: Văn Thị Thanh
: Giáo dục Mầm non
: 11SMN1

Đà Nẵng, tháng 5 - 2015.


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
Giáo dục mầm non – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã hết lịng giúp đỡ em trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn cơ Th.S Phan Thị
Nga – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình để em hồn thành
khóa luận này.


Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các cô giáo trong Ban Giám hiệu, tập thể các cô
giáo, cùng các cháu lớp mẫu giáo Lớn trường mầm non Hoa Phượng Đỏ, trường mầm
non 19/5 và trường mầm non Tuổi Thơ ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp em tiến hành nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm để
hồn thành tốt khóa luận của mình. Và gởi lời cảm ơn tới gia đình, anh chị, và bạn bè
đã hết lòng giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 01, tháng 05, năm 2015.
Tác giả
Văn Thị Thanh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
3.1. Khách thể nghiên cứu ...............................................................................................2
3.2. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2
5. Giả thiết khoa học ........................................................................................................2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3
6.1. Nghiên cứu một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài..............................................3
6.2. Thực trạng về HĐTDS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non .....................................3
6.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ
5-6 tuổi ở một số trường mầm non quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng........................3
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3

7.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận ....................................................................3
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...........................................................................3
7.2.1. Phương pháp quan sát............................................................................................3
7.2.2. Phương pháp đàm thoại .........................................................................................3
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket .........................................................................3
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................................3
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................4
8. Những đóng góp của đề tài ..........................................................................................4
9. Cấu trúc đề tài ..............................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ...................................................................................7
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới ................................................................7


1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước ..................................................................9
1.2. Một số khái niệm ....................................................................................................12
1.2.1. Hoạt động ............................................................................................................12
1.2.2. Thể dục sáng (TDS).............................................................................................12
1.2.3. HĐTDS ở trường mầm non .................................................................................13
1.3. Một số vấn đề về lí luận giáo dục thể chất cho trẻ MG 5 – 6 tuổi .........................14
1.3.1. Vai trò của HĐ GDTC đối với sự phát triển toàn diện của trẻ MG 5 – 6 tuổi ....14
1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ 5 -6 tuổi .................................................16
1.3.3. Đặc điểm về khả năng vận động của trẻ 5 – 6 tuổi .............................................20
1.4. Một số vấn đề lí luận về bài tập phát triển chung và HĐTDS của trẻ 5 – 6 tuổi ...21
1.4.1. Bài tập phát triển chung .......................................................................................21
1.4.2. Hoạt động thể dục sáng .......................................................................................23
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC HĐTDS CHO TRẺMẪU GIÁO 5 –
6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON..............................................................................27
2.1 Khái quát về quá trình điều tra thực trạng ...............................................................27

2.1.1 Mục đích điều tra ..................................................................................................27
2.1.2 Nội dung điều tra ..................................................................................................27
2.1.3 Đối tượng điều tra.................................................................................................27
2.1.4 Phương pháp tiến hành .........................................................................................28
2.1.5 Xây dựng các tiêu chí và thang đánh giá ..............................................................29
2.2 Kết quả điều tra........................................................................................................31
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc tổ chức HĐTDS cho trẻ 5 - 6 tuổi
ở trường mầm non .........................................................................................................31
2.2.2. Thực trạng việc tổ chức HĐTDS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ..............38
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên............................................................................42
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................................42
2.3.2. Nguyên nhân khách quan ....................................................................................42
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐTDS CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ............................................................44
3.1. Cơ sở xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi. .......................................................................................................................44


3.2. Những yêu cầu khi xây dựng biện pháp nâng cao hiệu quả của HĐTDS cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi ở trường MN ..........................................................................................49
3.2.1. Đảm bảo vai trò chủ đạo của GV và tính tích cực, chủ động tập luyện của trẻ ..49
3.2.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của trẻ MG 5 – 6 tuổi ....49
3.2.3. Tạo môi trường phù hợp với việc tổ chức HĐTDS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi..........50
3.2.4. Mục tiêu của giáo dục mầm non..........................................................................51
3.2.5. Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non ...............................52
3.2.6. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ..................................56
3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ...........................................................................................................................57
3.4. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................................63
3.4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm .........................................................................63

3.4.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm.....................................................64
3.4.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ...................................................................65
3.4.4. Quy trình thực nghiệm.........................................................................................65
3.4.5. Cách đánh giá kết quả..........................................................................................65
3.4.6. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................65
3.4.7. Kết quả thực nghiệm............................................................................................67
3.4.8. Kiểm định kết quả thực nghiệm ..........................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .................................................................82
1.

Kết luận .................................................................................................................82

1.1. Về cơ sở lí luận: ....................................................................................................82
1.2. Cơ sở thực tiễn: .....................................................................................................82
2.

Một số kiến nghị sư phạm.....................................................................................83

2.1. Đối với giáo viên ..................................................................................................83


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

1. Mẫu giáo
:
2. Giáo viên
:
3. Thực nghiệm
:
4. Đối chứng

:
5. Trước thực nghiệm :
6. Sau thực nghiệm
:
7. Trước đối chứng
:
8. Sau đối chứng
:
9. Giáo dục thể chất
:
10. Thể dục sáng
:
11. Bài tập thể dục sáng :
12. Hoạt động thể dục sáng:

MG
Giáo viên
TN
ĐC
TTN
STN
TĐC
SĐC
GDTC
TDS
BTTDS
HĐTDS


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của giáo viên đến việc nâng cao
hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non ................................31
Bảng 2.2. Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của HĐTDS đối với
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non ....................................................................32
Bảng 2.3. Kết quả mức độ tổ chức HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non ............................................................................................................34
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về biện pháp được giáo viên quan tâm khi tổ chức
HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ..............................................................................35
Bảng 2.5. Những dụng cụ luyện tập chủ yếu và mức độ sử dụng trong q trình
tổ chức HĐTDS cho trẻ .................................................................................................36
Bảng 2.6. Những khó khăn mà giáo viên thường gặp khi tổ chức HĐTDS cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. .................................................................................................36
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực trạng việc tổ chức HĐTDS ......................................38
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................................................................38
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá mức độ luyện tập các bài tập trong HĐTDS....................40
của trẻ 5 – 6 tuổi. ..........................................................................................................40
Bảng 3.1. Kết quả của việc nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non trên hai nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN. .........................67
Bảng 3.2. Kết quả mức độ, cách thức luyện tập các động tác trong HĐTDS của
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trước thực nghiệm trên 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng......68
Bảng 3.3. Kĩ năng thực hiện các động tác trong HĐTDS của nhóm ĐC và nhóm
TN trước TN ..................................................................................................................69
Bảng 3.4. Biểu hiện thái độ của trẻ khi tham gia HĐTDS của nhóm ĐC và nhóm
TN trước TN ..................................................................................................................71
Bảng 3.5. Kết quả của việc nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non trên hai nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành TN. .............................72
Bảng 3.6. Kết quả mức độ, cách thức luyện tập các động tác trong HĐTDS của
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sau thực nghiệm trên 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. ........73
Bảng 3.7. Kĩ năng thực hiện các động tác trong HĐTDS của nhóm ĐC và nhóm TN
sau TN............................................................................................................................74



Bảng 3.8. Biểu hiện thái độ của trẻ khi tham gia HĐTDS của nhóm ĐC và ................76
nhóm TN sau TN ...........................................................................................................76
Bảng 3.9. Kết quả trước TN và sau TN của nhóm ĐC .................................................77
Bảng 3.10: Kết quả trước TN và sau TN của nhóm TN ................................................79
Bảng 3.11. Kiểm định kết quả TN nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ..........................80
Bảng 3.12. Kiểm định kết quả TN nhóm TN trước TN và sau TN ...........................81


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của giáo viên đến việc nâng cao
hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. ................................31
Biểu đồ 2.2. Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của HĐTDS đối với
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non ....................................................................33
Biểu đồ 2.3. Kết quả mức độ tổ chức HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non ........................................................................................................................34
Biểu đồ 2.4. Kết quả đánh giá thực trạng việc tổ chức HĐTDScho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi. .......................................................................................................................38
Biểu đồ 2.5. Kết quả đánh giá mức độ luyện tập các bài tập trong HĐTDS của
trẻ5-6 tuổi. .....................................................................................................................41
Biểu đồ 3.1. Kết quả của việc nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi ở trường mầm non .........................................................................................67
Biểu đồ 3.2. Kết quả mức độ, cách thức luyện tập các động tác trong HĐTDS của
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trước thực nghiệm trên 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng......68
Biểu đồ 3.3. Kĩ năng thực hiện các động tác trong HĐTDS của nhóm ĐC và
nhóm TN trước TN ........................................................................................................70
Biểu đồ 3.4. Biểu hiện thái độ của trẻ khi tham gia HĐTDS của nhóm ĐC và
nhóm TN trước TN ........................................................................................................71
Biểu đồ 3.5. Kết quả của việc nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu giáo

5 – 6 tuổi ở trường mầm non trên hai nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành TN .............72
Biểu đồ 3.6. Kết quả mức độ, cách thức luyện tập các động tác trong HĐTDS của
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sau thực nghiệm trên 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng .........74
Biểu đồ 3.7. Kĩ năng thực hiện các động tác trong HĐTDS của nhóm ĐC ..................75
và nhóm TN sau TN ......................................................................................................75
Biểu đồ 3.8. Biểu hiện thái độ của trẻ khi tham gia HĐTDS của nhóm ĐC.................76
và nhóm TN sau TN ......................................................................................................76
Biểu đồ 3.9: Kết quả trước TN và sau TN của nhóm ĐC .............................................78
Biểu đồ 3.10: Kết quả trước TN và sau TN của nhóm TN............................................79


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành cơng”.Vâng, đúng như lời Người
nói, sức khỏe rất quan trọng đối với mỗi người và sự phồn vinh của mỗi dân tộc.
Để có sức khỏe tốt, ngay từ ban đầu mỗi người chúng ta không chỉ quan tâm đến
chế độ dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh,...mà còn phải chú trọng đến mặt thể
chất và việc giáo dục thể chất.Cho nên giáo dục thể chất (GDTC) được coi là
một q trình sư phạm hướng vào việc hồn thiện cơ thể con người về mặt hình
thái và mặt chức năng, hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản quan
trọng trong đời sống, cùng với những hiểu biết liên quan đến những kỹ năng kỹ
xảo đó, phát triển các phẩm chất và khả năng thể lực của con người, hình thành
lối sống lành mạnh, tạo cho con người thực hiện tốt nghĩa vụ lao động và bảo vệ
Tổ Quốc.
Ở trường mầm non, có nhiều nội dung GDTC như: bài tập phát triển
chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động... và nhiều hình thức hoạt động giúp
trẻ được rèn luyện thể lực và tăng cường sức khỏe như: thể dục sáng, tiết học thể
dục, vận động trong hoạt động ngồi trời, dạo chơi... Trong các hoạt động đó,
thể dục sáng (TDS) là một hoạt động quan trọng, luôn được các giáo viên thực

hiện thường xuyên, đều đặn vào mỗi buổi sáng.
TDS là một trong những hình thức GDTC cho trẻ mầm non bao gồm các
động tác trong BTPTC, được sắp xếp theo thứ tự: động tác hô hấp, tai – vai,
chân, lườn (bụng), bật. Hoạt động này được tổ chức vào buổi sáng, ngay sau giờ
đón trẻ nhằm mục đích tạo cho trẻ có được thói quen luyện tập, khắc phục lại
khả năng làm việc của cơ thể, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, hứng khởi, tự tin hơn
khi tham gia vào các hoạt động khác trong ngày. Mặt khác, TDS cịn có tác dụng
rèn luyện sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hịa nhịp thở, tăng

1


cường q trình trao đổi chất và tuần hồn máu, giúp các cơ khớp, dây chằng trở
nên dẻo dai, linh hoạt.
Song trên thực tế, hoạt động này tuy được giáo viên mầm non thực hiện
thường xuyên nhưng hiệu quả tập luyện lại khơng cao do giáo viên cịn lúng
túng nhiều khi lựa chọn các biện pháp tác động vào quá trình tổ chức hoạt động
cho trẻ, chưa quan tâm đến việc làm thế nào để giúp trẻ cảm thấy hứng thú và
tích cực hơn khi tham gia tập luyện cũng như làm thế nào để nâng cao hiệu quả
của hoạt động này.
Xuất phát từ những lí do trên, em mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của HĐTDS ở trường mầm non nên em
nghiên cứu để đề ra biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động TDS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDScho trẻ 5-6tuổi ở
trường mầm non Hoa Phượng Đỏ quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.
5. Giả thiết khoa học
Hiệu quả của HĐTDS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non sẽ được nâng
cao nếu giáo viên biết cách sử dụng các biện pháp giáo dục một cách hợp lí và
khoa học.

2


6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
6.2. Thực trạng về HĐTDS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
6.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS
cho trẻ 5-6 tuổi ởmột số trường mầm non quận Hải Châu thành phố Đà
Nẵng
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận
Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa
những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình tổ chức HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhằm tìm
hiểu những biện pháp tác động của giáo viên đến trẻ, học tập kinh nghiệm, phát
hiện những thuận lợi, khó khăn và hạn chế của họ.

7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với giáo viên mầm non về việc tổ chức
HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, nhằm thu thập thơng tin có liên quan đến đề
tài.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket
Điều tra bằng phiếu với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu về nhận thức,
thái độ của giáo viên về thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức HĐTDS cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm để áp dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả
HĐTDS cho trẻ 5-6tuổi ở trường mầm non và kiểm định giả thuyết khoa học của
đề tài.

3


7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê tốn học để xử lý và phân tích kết quả khảo sát và thực
nghiệm sư phạm.
8. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hố cơ sở lí luận của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng về hoạt động thể dục sáng cho trẻ 5-6tuổi ở trường
mầm non.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ 5-6tuổi ở
trường mầm non.
9. Cấu trúc đề tài
Khóa luận gồm 3 phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng về HĐTDS cho trẻ 5-6tuổi ở trường mầm non
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục
sáng cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non và thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận và kiến nghị sư phạm
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm hoạt động
1.2.2. Khái niệm hiệu quả
1.2.3. Khái niệm TDS
1.2.4. Khái niệm HĐTDS ở trường mầm non
1.3. Một số vấn đề về lí luận giáo dục thể chất cho trẻ MN
1.3.1. Vai trò của GDTC đối với sự phát triển toàn diện của trẻ MN
4


1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm sinh lí cho trẻ 5 -6 tuổi
1.3.3. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 5 – 6 tuổi
1.4. Một số vấn đề lí luận về bài tập phát triển chung và HĐTDS của trẻ 5 –
6 tuổi
1.4.1. Bài tập phát triển chung
a. Khái niệm
b. Ý nghĩa
c. Phân loại
d. Nguyên tắc lựa chọn
1.4.2. Hoạt động thể dục sáng
a. Ý nghĩa

b. Nội dung
c. Cách tiến hành HĐTDS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 2: Thực trạng về việc tổ chức HĐTDS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non
2.1. Khái quát về quá trình điều tra thực trạng
2.1.1. Mục đích điều tra
2.1.2. Nội dung điều tra
2.1.3. Đối tượng điều tra
2.1.4. Phương pháp tiến hành
a. Phương pháp điều tra (Anket)
b. Phương pháp đàm thoại
c. Phương pháp quan sát
2.2 Kết quả điều tra
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc tổ chức HĐTDS cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non
2.2.2. Thực trạng việc tổ chức HĐTDS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
5


2.3.2. Nguyên nhân khách quan
2.4. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở trường mầm non
3.1. Cơ sở xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
3.2. Yêu cầu của việc xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi
3.4. Thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm
a. Mục đích thực nghiệm
b. Nội dung thực nghiệm
c. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm
d. Phương pháp tiến hành thực nghiệm
e. Quy trình thực nghiệm
f. Cách đánh giá kết quả
g. Tiến hành thực nghiệm
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Phần kết luận và kiến nghị sư phạm
Kết luận
Kiến nghị sư phạm

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học trên thế giới khẳng
định ngay từ thế kỉ XVIII: “ Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”; “
Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”.[27,13]
C.Mác cho rằng: “Việc kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục không
những chỉ là một trong những phương tiện tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là
phương tiện duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn diện”.[16,2]

Nhà giáo dục nổi tiếng người Séc J.A Cômenxki (1592 - 1670) – người đã được mệnh
danh là “ông tổ của nền giáo dục cận đại” hay “một thiên tài rực rỡ, một nhà phát
minh lỗi lạc, một Galilê của giáo dục”. Ơng cho rằng: Con chim khơng sinh nở vào
mùa thu tàn lụi, mùa đông băng giá, mùa hè nóng bức mà về mùa xuân – khi ánh sáng
sưởi ấm trái đất, đem lại sức sống cho mn lồi. Vậy, giáo dục con người cũng phải
bắt đầu từ tuổi trẻ và giờ học tốt nhất là buổi sáng. Ông chia sự phát triển của con
người theo các thời kì khác nhau, trong đó từ 0 - 6 tuổi là thời kì phát triển các giác
quan nên cần phải coi trọng việc phát triển thể chất và cho trẻ tiếp xúc với bên ngoài
để trẻ được phát triển. [44, 27]
Nhà triết học người Anh J. Lốccơ (1639 – 1740) đã đánh giá rất cao vai trò của
sức khoẻ và việc rèn luyện sức khoẻ. Ơng nói: “sức khoẻ cần thiết cho hạnh phúc và
mọi việc làm của chúng ta”. Ông nhấn mạnh: “Tinh thần lành mạnh trong một thân thể
khoẻ mạnh” - đó là cái định nghĩa ngắn gọn mà đầy đủ về hạnh phúc trên đời này.
Người có được hai cái lợi đó thì khơng cịn phải mong mỏi gì nữa”.Ơng khun rằng:
cần phải rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ để chúng trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn, không
thấy mệt nhọc. Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ mặc ấm quá, cần phải ăn mặc
giản dị, không mặc những quần áo chật chội, gị bó cơ thể. Thức ăn cũng cần giản dị,
hãy để trẻ được sinh hoạt, chơi đùa ngoài trời phần lớn thời gian trong ngày. Hãy để
cho trẻ đi chân đất, để đầu trần, nằm giường khơng đệm. Tập cho trẻ thói quen ngủ
sớm, dậy sớm đúng giờ và nhanh nhẹn, không uể oải. Lốccơ coi trọng việc giáo dục
7


thể lực cho trẻ hơn cả trí lực bởi ơng quan niệm: “Nắm được tri thức mà làm hại sức
khoẻ thì thực là làm việc một cách phí cơng. Khi người ta làm đắm một chiếc tàu vì
chở quá nặng dù là chở vàng bạc châu báu thì đó cũng là một khuyết điểm”. [44, 13]
Petxtalôdi (1762 – 1827) – nhà giáo dục nổi tiếng người Thụy Sỹ cũng đã coi
giáo dục thể chất là một trong những trung tâm trong hệ thống giáo dục của mình. Ơng
cho rằng: mục đích của thể dục là làm phát triển và củng cố thể lực của trẻ em nên
hoạt động thể dục là điều kiện giúp trẻ HĐ hợp với tự nhiên và thơng qua đó hình

thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Ơng cịn cho là: thơng qua hoạt động thể dục
người lớn tác động đến sự phát triển của trẻ em. Việc rèn luyện thể chất cho trẻ cần
tiến hành thường xuyên hàng ngày cho trẻ trong đời sống hàng ngày, lúc trẻ vận động,
đi lại, ăn uống, sinh hoạt...chẳng những làm phát triển thể lực cho trẻ mà còn phát triển
nhân cách và một bước quan trọng để chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống lao động,
hình thành kĩ năng lao động cần thiết sau này. [14, 45]
Theo hai tác giả người Tiệp Khắc trong cuốn “Thể dục và trò chơi ở trẻ nhà
trẻ” cho rằng cần phải xây dựng một hệ thống các BTTD và các trị chơi vận động đơn
giản nhằm hình thành tư thế đúng và nâng cao sức khoẻ cho các em. Các tác giả còn
nêu ra 7 yếu tố quan trọng trong việc GDTC cho trẻ ở lứa tuổi này là: có chế độ GDTC
thường xuyên, giữ vệ sinh môi trường, tổ chức ăn uống hợp lý, hướng dẫn trẻ tập vận
động, giữ thái độ “bảo mẫu” với trẻ, rèn luyện khả năng chống lại những ảnh hưởng
của môi trường và giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân. [11, 25]
Các nhà sinh lý học vĩ đại I.M Xêtrênốp và I.P Páplốp đã khẳng định vai trò của
các cơ và bộ máy phân tích đến sự phát triển của não, đến sự nhận thức thực tế xung
quanh và lao động. Vận động mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đối với trẻ em nói
riêng, con người nói chung. Trong các trị chơi vận động, tiết học thể dục...trẻ được
giáo dục những phẩm chất quý giá như: sự định hướng trong không gian, nhanh nhẹn,
chính xác, vận động khéo léo, mở rộng quan hệ tập thể... [13, 28]
Nhà sáng lập lý luận GDTC vĩ đại người Nga P.Ph. Lexgap (1837 - 1909) đã
nghiên cứu và sáng lập ra hệ thống các BTTC cho trẻ, ý nghĩa vệ sinh và sức khoẻ của
các BT đó. Ơng cho rằng các BTTC có tác dụng làm phát triển toàn diện và đúng chức

8


năng của cơ thể con người. Quá trình thực hiện các BTTC là q trình thống nhất giữa
sự hồn thiện tinh thần và thể chất. [12, 67]
N.K. Krúpxkaia (1869 – 1939) là người có cơng lao lớn nhất trong q trình
phát triển lí luận về giáo dục tồn diện cho trẻ mầm non. Bà cho rằng, giáo dục thể

chất cho trẻ có ý nghĩa lớn, cần phải coi việc tập luyện thể dục, thể thao là nhiệm vụ
quan trọng để làm vững mạnh thế hệ mai sau. Bà coi trọng việc giáo dục thể chất cho
trẻ em thông quan nhiều hình thức hoạt động tập thể khác nhau như: thăm quan, du
lịch, cắm trại… và sự cần thiết phải giáo dục thói quen tập luyện cho trẻ thơng qua chế
độ sinh hoạt hằng ngày. [44, 13]
Nhà giáo dục học người Nga Lagutrin đã nghiên cứu và nhấn mạnh đến tỷ trọng
các phương tiện sử dụng trong GDTC cho trẻ em tuổi MG. Tác giả khẳng định, trong
16 phương tiện GDTC cho trẻ em tuổi này thì trị chơi, các BTPTC và các động tác
múa, nhảy thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ trọng này thay đổi theo độ tuổi của trẻ.
[11, 33]
Như vậy, qua các cứ liệu trích dẫn trên, vấn đề GDTC cho trẻ và GDTC thông
qua các loại BTTC khác nhau luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm và đề cao. Bởi
đó chính là tiền đề quan trọng để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách
toàn diện. Hầu như các tác giả đều khẳng định: GDTC có vai trị to lớn đối với sự phát
triển của trẻ em, cần thiết phải có các bài tập thể chất khác nhau, trong đó có đề cập
đến BTPTC mà HĐTDS của trẻ MN lại bao gồm các động tác trong bài tập đó nhằm
rèn luyện thể lực, nâng cao sức khoẻ, giúp trẻ có sức khoẻ tốt để tham gia vào các HĐ
khác nhau trong cuộc sống hàng ngày...
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề nêu trên cũng được khá nhiều các tác giả quan tâm nghiên
cứu.
Các tác giả Đào Duy Thư và Lương Kim Chung trong cuốn “Vun trồng thể
lực cho đàn em nhỏ” đã nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ mẫu giáo, từ đó nêu ra
các phương tiện và phương pháp rèn luyện thể lực cho trẻ em tuổi mẫu giáo lớn. Trong
đó, tác giả rất chú trọng đến các bài tập rèn luyện thể lực, các trò chơi vận động và tổ
chức hoạt động ngoài trời. Tác giả nhấn mạnh: Tuổi MG là lứa tuổi đầu tiên cần được
9


giáo dục thể lực một cách có hệ thống, khoa học, làm mắt xích đầu tiên cho việc giáo

dục suốt cả cuộc đời. Nội dung các BTTC và trò chơi vận động cho trẻ rất đa dạng,
phong phú nên cần nghiên cứu, chọn lọc những bài tập thích hợp với từng lứa tuổi để
phát huy tác dụng của chúng trong việc phát triển thể lực cho các cháu. [3, 33]
Hai tác giả Đặng Đức Thao và Phạm Nguyên Hùng trong cuốn: “Thể dục cơ
bản và thể dục thực dụng” đã tổng kết ý kiến của nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới
về mặt sinh lý học, vệ sinh học, y học, giáo dục học thể thao và nhấn mạnh: Việc tập
luyện thường xuyên và liên tục một các có khoa học các bài thể dục buổi sáng, bài thể
dục giữa giờ và các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) khác là một trong những biện
pháp quan trọng để nâng cao tuổi thọ cho con người. Đối với thiếu niên, nhi đồng thì
sẽ giúp cho cơ thể các em phát triển tốt. [3, 38]
Trong cuốn: “Giáo dục học mầm non” các tác giả Đào Thanh Âm, Nguyễn Thị
Hoà, Trịnh Dân, Đinh Văn Vang đã rất coi trọng các HĐ GDTC cho trẻ em lứa tuổi
MN. Các tác giả khẳng định: Thể dục buổi sáng với tiết học thể dục là các hình thức
GDTC có mục đích, có kế hoạch và sự định hướng trong sự phát triển vận động cho
trẻ mẫu giáo. Các bài tập thể dục nhằm phát triển chung cơ thể trẻ, các bài tập nhằm
phát triển các nhóm cơ khớp, các bài tập phát triển các vận động cơ bản giúp trẻ em từ
mức độ vận động tự do, rời rạc, không định hướng tới mức độ thực hiện các vận động
một cách chủ động, phối hợp nhịp nhàng các động tác, giữ được cân bằng của cơ thể
khi hoạt động là một bước tiến lớn lao. [2, 32]
Các tác giả Phùng Thị Tường và Đặng Lan Phương trong cuốn: “Trò chơi vận
động và bài tập thể dục sáng cho trẻ từ 2- 6 tuổi” đã nhấn mạnh: TDS góp phần phát
triển sức mạnh của cơ bắp, giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo linh hoạt. TDS hỗ
trợ cho những HĐ trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, tạo cho trẻ tâm
trạng sảng khối, vui tươi, giúp trẻ hít thở khơng khí trong lành và tắm nắng. Vì vậy,
TDS phải tiến hành vào sáng sớm (sau khi đón trẻ) và cần thiết phải cho trẻ tập ở
ngoài trời (trừ những ngày mưa và quá lạnh). [33, 26]
Tiến sĩ Đặng Hồng Phương (giảng viên khoa giáo dục mầm non, trường ĐHSP
Hà Nội) – người đã tâm huyết nhiều năm chuyên sâu nghiên cứu về phương pháp
GDTC cho trẻ MN, trong các cuốn giáo trình viết về bộ môn này cho sinh viên các hệ
10



đào tạo bà đều đã nêu rõ vai trò của các HĐ GDTC đối với sự phát triển thể lực của trẻ
nhỏ, trong đó có HĐTDS. Bà khẳng định: Việc tập luyện TDS hàng ngày phù hợp với
các lứa tuổi dần dần giúp trẻ làm quen với các hoạt độngTDTT, dẫn đến lịng ham
thích vận động, cảm xúc tốt, nâng cao nhịp sống của trẻ. TDS là một biện pháp tốt để
rèn luyện cơ thể, tăng cường thể chất cho trẻ, giúp cơ thể trẻ bước vào trạng thái làm
việc tốt hơn, xây dựng thói quen tích cực rèn luyện thân thể cho các em…[20, 30]
Cũng như vậy, trong cuốn “Thể dục và phương pháp giáo dục thể chất cho
trẻ”, các tác giả Đặng Đức Thao và Trần Tiên Tiến đã khẳng định mục đích và tác
dụng của HĐTDS là: nhằm thức tỉnh và khởi động cơ thể một cách khoa học để sẵn
sàng bước vào ngày làm việc. Nếu được tập TDS thường xuyên và có hệ thống sẽ có
tác dụng tăng cường sức khoẻ, phịng bệnh một cách tích cực cho bản thân mỗi con
người. TDS chính là sự vận động có chủ đích để thức tỉnh cơ thể, khởi động chức năng
HĐ của các hệ thống cơ quan nhằm tạo ra sự sảng khoái cho con người. TDS cần có
nhiều động tác phát triển các nhóm cơ khác nhau, tập với nhiều phương tiện khác nhau
sẽ mạng lại hiệu quả cao.
Thạc sỹ Phạm Thị Hoà (giảng viên khoa Giáo dục mầm non - trường ĐHSP
Hà Nội) trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu và phổ nhạc
cho các bài tập TDS (dành cho trẻ MG 5 – 6 tuổi) nhằm cho thấy tác dụng của các bản
nhạc phù hợp với các bài tập TDS đối với việc tập luyện của các em, giúp các em cảm
thấy hứng thú hơn với việc tập thể dục, tập động tác chính xác, tự tin hơn, góp phần
phát triển cảm giác nhịp điệu cho trẻ... [46, 10]
Cũng theo hướng đó, tác giả Tơn Nữ Minh Hiếu cũng đã nghiên cứu, phổ nhạc
cho các bài tập TDS của trẻ MG và quay lại thành đĩa CD, trở thành phương tiện dạy
học có hiệu quả cho các lớp MG, giúp các cháu được xem các bạn tập TDS theo các
điệu nhạc, bài hát khác nhau sẽ cảm thấy hào hứng và thích thú hơn với việc tập
luyện... [11, 19]
Như vậy, các tác giả từ xưa đến nay đều rất coi trọng các HĐ GDTC nói
chung, trong đó có đề cập đến HĐTDS. Thế nhưng trên thực tế chúng ta thấy vấn đề

này vẫn chưa được các giáo viên quan tâm đúng mức nên có nhiều trường đã tổ chức
cho toàn trường hay toàn khu từ bé đến lớn tập cùng một bài tập với các động tác
11


giống nhau, phương tiện dạy học sử dụng cũng giống nhau, thiếu vắng những biện
pháp giáo dục tác động phù hợp nên hiệu quả của HĐ này đối với sự phát triển của trẻ
chưa khả quan. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy từ trước đến nay mới chỉ có các nhà
khoa học, những người chuyên viết sách giáo khoa, giáo trình hoặc làm chương trình
về GDMN mới chuyên tâm nghiên cứu về HĐTDS cịn chưa có một Luận văn cao học
hay Luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về vấn đề này. Cho nên có thể nói đây là một vấn
đề cịn bỏ ngỏ, rất cần có sự nghiên cứu sâu sắc để hiệu quả của HĐ được nâng cao,
đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ MN.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Hoạt động
Theo quan niệm sinh lí vận động, người ta cho rằng: “Hoạt động” là toàn bộ sự
tiêu hao năng lượng hệ thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách
quan để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Theo cách hiểu chú ý đến khía cạnh quan hệ của con người trong xã hội thì:
“Hoạt động” là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, là phương thức tồn tại của con
người trong xã hội, trong môi trường xung quanh.
Theo từ điển tiếng việt của Nguyễn Văn Đạm thì “hoạt động” được hiểu là
dùng sức lực và khả năng của con người vào những nhiệm vụ vì lợi ích cá nhân hoặc
vì lợi ích chung.[12, 7]
Theo phương diện triết học: “Hoạt động” là phương thức tồn tại của con người
trong thế giới.
Theo cách hiểu của tâm lí học: “Hoạt động” là mối quan hệ tác động giữa con
người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm về cả hai phía thế giới và
con người.
Từ những quan điểm trên, theo tôi “Hoạt động là tổng hợp những hành động

của con người nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu và lợi ích của mình. Hoạt động của con
người bao giờ cũng mang tính xã hội, tính mục đích, có kế hoạch và có hệ thống. Nói
cách khác, hoạt động là tồn bộ những việc làm của con người có quan hệ chặt chẽ
với nhau nhằm mục đích nhất định”.
1.2.2. Thể dục sáng (TDS)
TDS là một hoạt động được tổ chức cho trẻ rèn luyện vào mỗi buổi sáng, hoạt
động này bao gồm các động tác trong BTPTC tác động lên các nhóm cơ khớp riêng lẻ
12


nhằm phát triển và rèn luyện các nhóm cơ khớp, góp phần nâng cao sức khỏe giúp con
người cảm thấy thoải mái, vui tươi khi bước vào ngày làm việc mới.
Ở trường mầm non, hoạt động này được tiến hành thường xuyên cho trẻ vào
mỗi buổi sáng, ngay sau giờ đón trẻ nhằm mục đích rèn thói quen luyện tập thể dục,
phát triển các nhóm cơ khớp, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hồn trong cơ
thể, giúp trẻ có được sự thoải mái, hứng thú trước khi bước vào các hoạt động khác
trong ngày…
Xem xét dưới góc độ giáo dục học thì HĐTDS được hiểu là: một q trình sư
phạm, là sự biểu hiện có mục đích, tích cực tập luyện của con người nhằm giải quyết
nhiệm vụ giáo dục thể chất (GDTC).
1.2.3. HĐTDS ở trường mầm non
HĐTDS ở trường mầm non là hoạt động giáo dục (HĐGD) đặc trưng trong
trường mầm non (TMN). Đây là một hoạt động nằm trong chế độ sinh hoạt (CĐSH)
hằng ngày của trẻ ở TMN, được xây dựng vào mục tiêu của ngành học MN xuất phát
từ yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ. Một HĐTDS ở TMN bao gồm hệ thống các
động tác có chọn lọc, tác động lên các nhóm cơ khớp riêng lẻ của cơ thể nhằm rèn
luyện và phát triển các nhóm cơ khớp, giúp cơ thể trở nên dẻo dai, linh hoạt, nâng cao
trương lực sống, điều hòa nhịp thở, hỗ trợ cho những HĐ hằng ngày của trẻ thêm nhịp
nhàng, nhanh nhẹn, tạo cho trẻ tâm trạng sảng khối, vui tươi đón chào ngày hoạt động
mới.

Từ những phân tích trên, chúng tơi khái qt HĐTDS ở TMN như sau:
“HĐTDS ở TMN là hoạt động giáo dục nằm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ
ở TMN, được nhà giáo dục lựa chọn một tổ hợp động tác và tổ chức một cách có mục
đích, có kế hoạch vào mỗi buổi sáng nhằm giáo dục thể chất cho các em.
1.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
a. Biện pháp
Theo Đại từ điển của Hồng Phê thì chúng ta có thể hiểu khái niệm “biện pháp”
một cách đơn giản hơn: Biện pháp là cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể.
Như vậy, “biện pháp” là một khái niệm thuộc phạm trù phương pháp, bao gồm các
cách thức tổ chức thực hiện một vấn đề cụ thể nào đó, các thành tố của biện pháp
tương tác với nhau một cách biện chứng.

13


Nhiều nhà giáo dục học đã khẳng định: “Biện pháp giáo dục là những tác động
riêng biệt của giáo viên trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể”. Việc xác định đúng
biện pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết cơng việc, nhanh chóng đạt được
mục đích đề ra. Tôi cho rằng: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết phù hợp một vấn
đề cụ thể nhằm đạt được mục đích đề ra.
b. Biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
Biện pháp nâng cao hiệu quả HĐTDS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là những cách làm, cách
giải quyết phù hợp, cụ thể được tiến hành trong HĐTDS nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi
nhằm luyện tập, hình thành, củng cố các động tác trong HĐTDS, từ đó, phát triển kĩ
năng vận động, biết cách thức tập luyện, phối hợp nhịp nhàng, các động tác TDS thực
hiện một cách chính xác.
1.3. Một số vấn đề về lí luận giáo dục thể chất cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
1.3.1. Vai trò của HĐ GDTC đối với sự phát triển toàn diện của trẻ MG 5 – 6 tuổi
Giáo dục thể chất là một mặt quan trọng trong giáo dục nhân cách con người
phát triển rồn diện, nó làm cho con người được phát triển và hồn thiện thể chất để có

thể tham gia vào các mặt của đời sống xã hội.
Đối với lứa tuổi MN, giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của gia đình và trường MN. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, quá trình tăng trưởng diễn ra
rất nhanh (nhanh nhất trong cuộc đời con người), nhưng cơ thể của trẻ còn quá non
nớt, dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ còn kém
nên dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm. Sự phát triển lệch lạc ban đầu ở tuổi này về thể
chất sẽ để lại hậu quả suốt đời và sửa lại rất khó khăn. Ví dụ: chân vòng kiềng, lác
mắt, suy dinh dưỡng, dẹt đầu…là hậu quả của sự thiếu hiểu biết của người lớn trong
quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em trong những năm đầu.
Trẻ có thể phát triển tốt về cơ thể nếu người lớn chú ý đầy đủ và đúng mức đến
việc bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển hài hòa,
cân đối về cơ thể sẽ là cơ sở về mặt thể chất để phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau
này. Bàn về vai trò của giáo dục MN, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Dạy trẻ như trồng cây non.
Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ tốt sau này các cháu thành
người tốt”.

14


Sự phát triển thể chất của trẻ ở lứa tuổi này đặt cơ sở cho sự phát triển thể chất
suốt đời sau này của trẻ, đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lí và
nhân cách của trẻ.
Chúng ta biết rằng: Cấu trúc cơ thể người là một khối thống nhất, các cơ quan
của cơ thể liên hệ mật thiết với nhau. Do vậy, khi trẻ vận động thì khơng chỉ có hệ vận
động (hệ cơ, xương, khớp) hoạt động mà tất cả các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
đều cùng hoạt động. Vì thế, các HĐ rèn luyện và phát triển thể chất cho trẻ đóng vai
trị rất lớn trong sự phát triển tồn diện của trẻ.
Dưới dây là sơ đồ lợi ích của các hoạt động thể chất (HĐTC)
Tăng khả năng
của phổi


Tăng lưu
lượng máu

Tăng
cường
sức khỏe, tăng
sức đề kháng

Hoạt động
thể chất
(HĐTC)

Giúp cho các q
trình tiêu hóa tăng
cường trao đổi
chất

Tăng mật đọ của
xương, giúp xương
phát triển tốt

Tạo tinh thần thoải
mái, rèn luyện tính
nhạy bén của các cơ
quan thần kinh

Có thể thấy rằng, các HĐTC không chỉ giúp trẻ phát triển thể lực, sức khỏe tốt
mà cịn giúp trẻ phát triển ngơn ngữ và nhận thức. Trong quá trình hoạt động trẻ lắng
nghe để thực hện tốt các hoạt động theo sự chỉ dẫn của giáo viên, trao đổi cùng giáo

viên và các bạn về nội dung tập luyện, được nghe và biết thêm nhiều từ mới, những
kiến thức mới có trong HĐ…Những điều đó rất giúp ích cho việc phát triển ngơn ngữ,
đồng thời các HĐTC còn tạo ra các cơ hội để trẻ thực hành ngôn ngữ nhất là trong các
HĐTC ở mọi lúc, mọi nơi như: Vừa chơi trò chơi vừa đọc thơ, vừa tập thể dục vừa hát,
vừa đọc thơ, đồng dao, ca dao…
Các HDDTC có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ. Các
HĐTC nhằm rèn luyện phát triển thể chất cho trẻ, sự phát triển thể chất tốt giúp cho hệ
15


thần kinh và các giác quan của trẻ tinh nhạy hơn. Điều đó có tác dụng tốt nâng cao
năng lực nhận thức của trẻ.
Trong quá trình tham gia các HĐTC trẻ cịn được phát triển thêm về mặt tình
cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. HĐTC làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp
trẻ có thể lực, sức khỏe tốt, tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, vui vẻ, giúp phát triển tốt
mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như với bạn bè trong lúc phối hợp vận động cùng bạn
bè. Cơ thể khở mạnh, phát triển cân đối, hài hòa là một biểu hiện của nét đẹp hình thể.
Những BTTD có nhịp điệu kết hợp với dụng cụ, âm nhạc…như các bài tập trong
HĐTDS, trò chơi vận động còn giúp trẻ cảm nhận sâu săc hơn về nhịp điệu, thể hiệ tốt
hơn, đẹp hơn các động tác. Đặc biệt là các HĐ phát triển các cử động bàn tay, ngón
tay…giúp trẻ phát triển các vận động tinh tế khéo léo giúp trẻ có thể tham gia vào các
HĐ nghệ thuật như: múa, tạo hình, thể dục nhào lộn…
Đối với trẻ em lứa tuổi MN việc luyện tập TDTT có hệ thống và đúng phương
pháp khoa học sẽ thúc đẩy sự trưởng thành cơ thể các em một cách mạnh mẽ, các hệ
thống bắp thịt cũng như các cơ quan, hệ cơ quan được tập luyện tốt, thân thể trở nên
khỏe mạnh, làm cho các em có năng lực thích ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. Đặc
biệt việc tập luyện các hoạt động thể chất vào buổi sáng như HĐTDS, nơi có khơng
khí trong lành và ánh sáng sẽ là một cơ hội giúp các em được nâng cao sức khỏe, tốt
cho hệ hô hấp và trao đổi khí, tinh thần trở nên sảng khối, vui tươi; tăng thêm sự thích
ứng với biến đổi của ngoại cảnh; nâng cao khả năng đề kháng bệnh tật của bản thân.

1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ 5 -6 tuổi
Mục tiêu của bậc học MN là: Tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển tồn diện
về thể chất, ngơn ngữ, tình cảm, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. Nói đế sự phát
triển thể chất ở những năm tháng đầu tiên của trẻ nhỏ tức là đề cập đến sự lớn lên về
mặt hình thái bên ngồi và những thay đổi hồn thiện các chức năng của cơ quan tổ
chức tương ứng với độ tuổi. Từ đó giúp trẻ ngày càng thích nghi một cách tích cực với
mơi trường sống. Sự thích nghi đó có quan hệ mật thiết tới mọi quá trình ni dưỡng
và rèn luyện ở trẻ. Vì vậy việc CS – GD trẻ MN nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng là
đặc biệt cần thiết nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất tiêu biểu của nhân cách để
mở đường cho sự phát triển trong những năm tiếp theo.

16


×