Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện hòa vang, thành phố đà nẵng thông qua hoạt động vui chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------

Đề tài:
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN HỊA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

Sinh viên thực hiện
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

: Lê Thị Trúc Quỳnh
: 11SMN1
: TS. Bùi Việt Phú

Đà Nẵng, tháng 5/2015


Lời cảm ơn!
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến TS.Bùi Việt Phú – Người Thầy đã tận tình hướng dẫn em trong

suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Giáo dục Mầm
non, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu

trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu


khóa luận mà cịn là hành trang q báu để em bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Cô giáo trường Mầm
non Hòa Khương, Hòa Phước, Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành
phốĐà Nẵng đã tạo điều kiện cho em trong quá trình khảo sát tại
trường và giúp đỡ em có được những kinh nghiệm quý báu từ các cô.
Do điều kiện và khả năng cịn hạn chế nên trong q trình hồn
thành đề tài khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy,
cơ và các bạn đóng góp ý kiến để bài làm của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................4
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
8. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5
9. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO
TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu về kĩ năng hợp tác ...................................................................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo .............7
1.2. Các khái niệm chính của đề tài .........................................................................9

1.2.1. Khái niệm kỹ năng ............................................................................................9
1.2.2. Khái niệmhợp tác ............................................................................................11
1.2.3. Khái niệm kỹ năng hợp tác .............................................................................12
1.2.4. Hoạt động vui chơi. .........................................................................................13
1.3. Đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ 5 – 6 tuổi ..........................................................14
1.4. Phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi......18
1.4.1. Sự phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi ..............................................18
1.4.2. Một số trò chơi phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi ..........................20
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ ...............22
1.5.1. Sự trưởng thành của bản thân trẻ ....................................................................22
1.5.2. Mơi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) .......................................23


1.5.3. Phương pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi...............................25
1.5.4. Hứng thú với công việc chung ........................................................................26
* Tiểu kết chương 1 .................................................................................................27
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5
- 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ........................................28
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng .................................................................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................28
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội .................................................28
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục – đào tạo huyện Hòa Vang ..............................30
2.2. Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát ......................................................32
2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................32
2.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát ........................................................32
2.2.3. Nội dung khảo sát............................................................................................32
2.2.4. Phương pháp, quy trình khảo sát .....................................................................32
2.3. Thực trạng về phát triển kỹ năng hợp tác ở các trường mầm non huyện

Hịa Vang – Thành phố Đà Nẵng thơng qua hoạt động vui chơi ........................33
2.4. Đánh giá chung .................................................................................................38
2.4.1. Ưu điểm ...........................................................................................................38
2.4.2. Hạn chế............................................................................................................38
2.4.3. Nguyên nhân khách quan ................................................................................39
2.4.4. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................................39
* Tiểu kết chương 2 .................................................................................................40
Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 - 6
TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN HÒA VANG, TP ĐÀ NẴNG
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ............................................................41
3.1. Các ngun tắc xây dựng biện pháp...............................................................41
3.1.1. Đảm bảo tính tồn diện của mục tiêu giáo dục mầm non ...............................41


3.2. Các biện pháp phát triển kĩ năng hơp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường
mầm non huyện Hịa Vang, Tp Đà Nẵng thơng qua hoạt động vui chơi ...........42
3.2.1. Biện pháp 1: Xác định nội dung trị chơi và giao nhiệm vụ để khuyến khích
trẻ hợp tác với nhau ...................................................................................................42
3.2.2. Biện pháp 2: Tạo điều kiện cho trẻ hợp tác cùng nhau để thực hiện nhiệm vụ
chung .........................................................................................................................45
3.2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ biết cách hợp tác cùng thực hiện nhiệm vụ chung ....49
3.2.4. Biện pháp 4: Đánh giá kết quả hợp tác hoạt động của trẻ ..............................51
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .....................................................................55
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .............55
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ....................................................................................55
3.4.2. Đối tượng, hình thức, nội dung, thời gian khảo nghiệm .................................55
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................................55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................58
1. Kết luận .................................................................................................................58
2. Khuyến nghị ..........................................................................................................59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................60
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng2.1. Nhận thứccủa giáo viên về mức độ cần thiết củakỹ năng hợp tác cho trẻ 5
– 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi .....................................................33
Bảng 2.2.Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng hợp
tác cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ..................................34
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng các hình thức dạy học để phát
triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi ...................................................34
Bảng 2.4: Đánh giá về tổ chức các trò chơi ở trường mầm non ...............................35
Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về những yếu tố của quá trình dạy học ảnh
hưởng đến quá trình hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ ........................36
Bảng 2.6.Nhận thức của giáo viên về các biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho
trẻ .............................................................................................................36
Bảng 3.1. Nhận thức của giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trương mầm non
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .....................................................56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thở sơ khai con người đã có nhu cầu được hợp tác. Cùng với sự phát triển
con người càng ý thức một cách đầy đủ giá trị của hợp tác trong hoạt động giữa con
người với con người trong xã hội. Con người không thể sống và hoạt động để thõa
mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mình nếu khơng có sự hợp tác trong mối quan
hệ với mọi người xung quanh. Sức mạnh của con người chính là xã hội mà ở đó con
người hợp tác với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Như vậy, sự hợp tác là cơ chế

của sự tham gia của mỗi cá nhân vào mối quan hệ xã hội.
Như chúng ta đã biết, kỹ năng hợp tác có vai trị hết sức quan trọng đối với
sự phát triển của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Bởi, sự phát triển của
mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập cuộc sống, xã hội hóa của
cá nhân đó. Đối với trẻ em, kỹ năng hợp tác là điều kiện quan trọng để hình thành
và phát triển tồn diện nhân cách: trí tuệ, tình cảm, ý chí, ngơn ngữ, chú ý đặc biệt
khi tham gia vào các hoạt động chung thì các hành vi xã hội của trẻ cũng được cải
thiện và thử thách.
Mục tiêu chiến lược về phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 được xác
định: “Hướng tới việc đặt nền móng, tiền đề nhân cách con người mới phát triển
tồn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức- xã hội và thẩm mĩ,chuẩn bị cho trẻ
vào lớp một. Giáo dục mầm non tạo ra sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện cho trẻ,
đặt nền tảng cho việc học tập ở các bậc học tiếp theo vàviệc học tập suốt đời”.
Để đáp ứng xu hướng phát triển của thời đại, mục tiêu giáo dục mầm non
nhấn mạnh vào việc hình thành những giá trị, kỹ năng sống cần thiết cho bản thân,
gia đình và cộng đồng như: tự tin, mạnh dạn, tự lực, linh hoạt, sáng tạo, chia sẻ, hợp
tác, nhân ái, hội nhập.Như vậy, việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ là một trong
những nhiệm vụ ngành giáo dục mầm non hiện nay đang hướng đến
Hoạt động vui chơi là một trong những phương tiện có hiệu quả nhất để hình
thành kỹ năng hợp tác cho trẻ. Bởi hơn bất cứ một hoạt động nào, khi tham gia vào

1


trị chơi đứa trẻ bộc lộ hết mình một cách tích cực và chủ động,trong khi chơi trẻ tự
lực làm hết mọi thứ từ chọn trò chơi đến bạn chơi và tìm kiếm đồ chơi, cần tạo cho
trẻ mơi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu
kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua
chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn.Hoạt động vui chơi
hình thành ở trẻkỹ năng hợp tác nếukhi chơi trẻ không chú ý và hợp tác với

bạnkhông hiểu được lời chỉ dẫn hay bàn bạc của bạn cùng chơi thì nó khơng thể
tham gia vào trò chơi được.Trong trò chơi đòi hỏi trẻ phải hợp tác với bạn chơi
nhóm chơi, thì trị chơi mới thực sự lôi cuốn và hấp dẫn đối với trẻ.
Bên cạnh đó vui chơi tác động rất mạnh đến đời sống tình cảm của trẻ. Đứa
trẻ lao vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê của nó. Trong khi chơi nó tỏ ra rất
sung sướng và nhiệt tình. Khi phản ánh vào trị chơi những mối quan hệ giữa người
với người và nhập vào những mối quan hệ đó thì những rung độngđược gợi lên ở
trẻ. Trong trị chơi trẻ thể hiện được tình người. Trị chơi tác động mạnh đến trẻ em
trước hết là vì nó thâm nhập một cách dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của
chúng mà tình cảm đối với trẻ lại là động cơ hành động mạnh mẽ nhất, thơng qua
trị chơi thì những phẩm chất ý chí của trẻ cũng được hình thành như: Tính mục
đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm...
Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt.
Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” cùng với sự đổi mới chung trong
giáo dục. Giáo dục mầm non với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi Mầm
non cần phải có những đổi mới nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những
nền tảng nhân cách ban đầu. Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở
mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻmẫu giáo. Qua vui chơi khơng ngừng hình thành cho trẻ
óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngơn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà
còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với
những người xung quanh. Chỉ khi chơi trẻ mới tìm hiểu sự vật để thỏa mãn nhu cầu
nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển
nhân cách toàn diện, vui chơi của trẻ khác với vui chơi giải trí của người lớn.

2


N.K.Kơrupkia đã viết “ Đối với trẻ em trước tuổi đi học thì vui chơi có một ý nghĩa
cực kỳ quan trọng. Vui chơi đối với trẻ là học tập, là lao động và là một hình thức
giáo dục nghiêm túc. Vui chơi là “ trường học về hành vi” là “ trường học về đạo

đức trong hành động”, đây là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, là con
đường, là tiền đề cơ bản hình thành và phát triển nhân cách cho trẻmẫu giáo, tạo
tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ ở các bậc học tiếp theo.
Như vậy hoạt động vui chơi ở trẻ mầm non thực sự đóng vai trị chủ đạo đối
với sự phát triển của trẻ. Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan
hệ bạn bè cùng chơi trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội loài người mở ra một
chặng đường phát triển mới về chất. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình
thành nhân cách của trẻ. Vì thế chúng ta cần thấy được hoạt động vui chơi cho trẻ ở
trường mầm non là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trị
chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm
người và là điều kiện để phát triển kỹ năng hợp tác giữa trẻ với nhau.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy việc hình thành kỹ năng hợp tác cho
trẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mực, nhà trường chưa chú trọng đến việc phát
triển các kỹ năng cho trẻnên giáo viên chưa có các biện pháp dạy phù hợp.Vì vậy
một số vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải xây dựng các biện pháp để phát triển kỹ
năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi chọn đề tài “Biện
pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ5 – 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Hịa
Vang,thành Phố Đà Nẵng thơng qua hoạt động vui chơi” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cở sở lý luận phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động vui chơi, khảo sát thực trạng phát triểnkỹ năng hợp tác của
trẻ ở các trường mầm non huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nhằm đề xuất các
biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác giúp trẻ phát triển kỹ năng hợp tác, góp phần
tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay.

3


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Phương pháp hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm
non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm
non huyện Hịa Vang, thành Phố Đà Nẵng thơng qua hoạt động vui chơi.
4. Giả thuyết khoa học
Bằng lý luận và thực tiễn về giáo dục phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6
tuổi ở trường mầm non.Nếu tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mà giáo viên mầm
non biết cách sử dụng các biện pháp như: Lựa chọn nội dung và đặt ra nhiệm vụ
khuyến khích trẻ hợp tác với nhau, tạo điều cho trẻ được hợp tác cùng nhau thực
hiện nhiệm vụ nhận thức chung, hướng dẫn trẻ biết cách hợp tác cùng bạn cùng
thực hiện nhiệm vụ nhận thức chung, đánh giá kết quả hoạt động theo chất lượng
của sự hợp tác cho trẻ… thì sẽ hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ sở lý luậnvề các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ
5 – 6 tuổi thơng qua hoạt động vui chơi
-Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho
trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
-Xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua
hoạt động vui chơi
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu việc phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi và biểu
hiện của nó qua việc tổ chức hoạt động vui chơi.
- Công tác điều tra khảo sát và khảo nghiệm được triển khai tại 3 trường mầm non:Hòa
Phước, Hòa Khương, Hòa Tiến thuộc huyện Hòa Vang, thành Phố Đà Nẵng.

4



7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6
tuổi
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, quan sát sư phạm, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm…nhằm khảo sát
đánh giá thực trạng kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trườngmầm non Huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng một số cơng thức toán học để xử lý các số liệu thu được từ khảo sát
thực trạng và khảo nghiệm.
8. Đóng góp của đề tài
- Tổng hợp, khái quát lý luận về kỹ năng hợp tác, kỹ năng hợp táccho trẻ
mầm non 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
- Từ kết quả điều tra, việc phát triển kỹ năng hợp tác, tác giả đã đưa ra các
nhận xét, đánh giá khách quan, giúp giáo viên có cơ sở quan trọng trong việc phát
triển kỹ năng hợptác cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non Huyện Hòa Vang,
thành Phố Đà Nẵng.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phục lục, nội dung chính gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi
Chương 2: Thực trạng phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng thơng qua hoạt động vui chơi.
Chương 3: Biện phápphát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng thông qua hoạt động vui chơi.

5



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6
TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng hợp tác
Kỹ năng hợp tác là kỹ năng sống quan trọng, các kỹ năng hợp tác giúp con
người có thể giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Những kỹ năng này cần được hình thành và phát triển ngay từ tuổi thơ ấu. Chính vì
thế việc hình thành kỹ năng hợp tác của con người đã được nhiều nhà giáo dục quan
tâm nguyên cứu.
Từ những năm cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX năm 1789 linh mục
A.bel và các thầy giáo Đ.Lancasto, Girardđã đưa ra hình thức dạy học tương trợ .
Với hình thức dạy học này họ đã chia người học ra thành từng nhóm hoạt động.
Thơng qua các nhóm hoạt động này, người học được giáo viên tạo điều kiện cùng
nhau trò chuyện, đàm thoại, hợp tác chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu, khám phá
đối tượng nhận thức nhằm hình thành kỹ năng hợp tác cho người học và nâng cao
hiệu quả dạy học.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Jone Dewey - nhà giáo dục Mỹ, cùng với
các cộng sự,ông đã đề ra và thực hiện tư tưởng đề cao khía cạnh xã hội của việc học
và vai trò của nhà giáo dục trong việc giáo dục học sinh một cuộc sống dân
chủ.Dewey cho rằng muốn học cách để chung sống thì người học phải được trải
nghiệm quá trình sống hợp tác như trong nhà trường. Cuộc sống trong lớp học cần
thể hiện q trình dân chủ hóa trong một thế giới vi mô và trung tâm của cuộc sống
dân chủ ở đây là sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.Theo ơng sự hợp tác của
người học cần phải tuân theo hai nguyên tắc. Đó là cần đảm bảo sự liên tục và tác động
qua lại.Ông đã tuyên bố: Giáo dục là cuộc đời, chứ không phải là nơi chuẩn bị vào đời.
Vào đầu thế kỷ XX, R.Cousinet - nhà giáo dục người pháp, chú ý đến việc
hình thành kỹ năng hợp tác cho người học bằng các phương pháp, biện pháp dạy


6


học thích hợp. Theo ơng, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tự chon bạn học
nhóm và giải tán nhóm.Sự thay đổi của R.Cousinet đã giúp cho người học có những
nhận định xã hội khi nhận xét về chính hoạt động của mình từ đó người học có thể
tích lũy được thêm kinh nghiệm xã hội.
Những năm 1940 các nhà giáo dục Morton Deutsch đã đề ra các tình huống
hợp tác và tranh đua. Đồng tình với quan điểm của ơng, Elsekonler đã ngun cứu
và tìm thấy tính độc đáo của việc học chung. Elsekonler cho rằng qua việc học
chung người học có nhiều cơ hội để nói lên ý tưởng suy nghĩ của mình với người
khác và được lắng nghe nhận xét góp ý kiến của bạn.
Những năm 1960, Karl Rogers đã nguyên cứu và ứng dụng phương pháp dạy
học theo nhóm nhỏ.Theo Karl Rogers q trình dạy học cần chú ý hình thành tạo
cho người học một số năng lực nhận thức và kĩ năng hợp tác giúp học sinh có khả
năng tổ chức các nguồn lực và kỹ năng của mình vào quá trình xử lý và sử dụng
thơng tin.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo
Muzafer Sherif (1961) đã quan tâm đến kỹ năng hợp tác và tiến hành những
nguyên cứu nổi tiếng của ông tại ba trại hè.Trong đó ơng đã thiết kế sự tranh đua
theo nhóm hết sức sơi nổi và nghiên cứu sự nổ lực của các thành viên trong nhóm,
qua trại hè này, các em học sinh đã có nhiều cơ hội để cùng hợp tác, giúp đỡ, chia
sẻ kinh nghiệm cho nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt . Đồng tình với
ngun cứu của Muzafer Sherif cịn có một số tác giả như: Davis, De Vries, Keith
Edwards, Slavin, Fennesey, Edwararrd và Lombardo….
Năm 1975, hai tác giả D.Johnson và R.Johnson đã xuất bản cuốn học cùng
nhau và học độc lập. Hai ơng đã trình bày và phân tích được vai trị của mối quan hệ
giữa ba mơ hình học tập, hợp tác, tranh đua, cá nhân và đã thấy được vai trò của sự
hợp tác trong hoạt động học tập cũng như trong sinh hoạt.

D. Johnson và R. Johnson cho rằng, sự hợp tác của trẻ chỉ được hình thành
bằng cách tổ chức nhóm. Sự hợp tác cần dựa trên cơ sở những liên hệ cốt yếu sau:
- Sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực trong nhóm, tức là mỗi người chỉ có thể

7


thành cơng khi mọi người trong nhóm cùng thành cơng.
- Tương tác trực diện năng động, tức là mọi học sinh phải giúp đỡ lẫn nhau.
- Trách nhiệm và công việc cá nhân, tức là mỗi thành viên đều có phần rõ
ràng không đùn đẩy cho người khác được.
- Những kỹ năng quan hệ người với người và kỹ năng nhóm nhỏ, tức là
những kỹ năng xã hội trong các khn khổ rộng hẹp.
- Xử lý nhóm, tức là q trình nhóm suy ngẫm và áp dụng những cách thức
làm việc với nhau cho tốt và nâng cao hiệu quả của công việc chung
Việt Nam vấn đề học hợp tác và kỹ năng hợp tác đã được một số nhà giáo dục quan
tâm nguyên cứu. Đề tài cấp bộ năm 1997 “cải tiến tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp theo phương thức hợp tác nhóm ở trường trung học cơ sở” do PTS.
Nguyễn Thanh Bình chủ nhiệm đã chú ý đến việc hình thành kỹ năng hợp tác cho
trẻ nhỏ và nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách áp dụng các biện pháp dạy học theo
nhóm. GS. Đặng Thành Hưng trong cuốn sách “Dạy học hiện đại lý luận, biện pháp
và kĩ thuật” đã đề cập đến cách học hợp tác và việc hình thành kỹ năng hợp tác cho
trẻ nhỏ.
Tác giảLã Thị Bắc Lý trong bài tóm tắt “Hợp tác giữahọc sinh với cộng đồng
một kiểu học hợp tác cần được quan tâm trong dạy học”đã viết: Ngày nay hợp tác là
một phong cách làm việc đặc trưng của thời đại. Trong công cuộc đổi mới phương
pháp dạy học, giáo viên đã chú ý đến việc tổ chức cho học sinh học hợp tác theo
nhóm để phát triển tối đa các kỹ năng hợp tác cho người học. Tuy nhiên, ngồi kiểu
học nói trên, chúng ta cần quan tâm đến một kiểu hợp tác khác, đó là hợp tác giữa
học sinh với cộng đồng.

Ngồi những cơng trình ngun cứu của các nhà khoa học giáo dục nói trên,
những năm gần đây có nhiều nhà giáo dục quan tâm đến vấn đề này như: Luận án
của Lê Xuân Hồng với đề tài “Một số đặc điểm giao tiếp trong nhóm chơi khơng
cùng độ tuổi” (1996); Nguyễn Thị Ánh Tuyết với bài “ Giáo dục trẻ trong nhóm bạn
bè”; bài viết của Trần Duy Hưng: Quy trình dạy học cho học sinh theo nhóm
nhỏ(NCGD, 1999 số 9,tr19)…Một số luận văn thạc sĩ cũng nguyên cứu về vấn đề

8


này:Phạm Thị Thu Hương với đề tài: Một số biện pháp hình thành tính hợp tác qua
trị chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi(LV thạc sĩ, 1998), Hồ Thị
Ngọc Trân nguyên cứu: Đặc điểm hợp tác của trẻ MG 3 - 4 tuổi qua hoạt động vui
chơi, Hoàng Mai nghiên cứu: Mối quan hệ liên nhan cách ở nhóm trẻ MG 5-6 tuổi,
Bùi Thế Hợp với đề tài: Biện pháp hình thành kỹ năng học hợp tác cho học sinh tiểu
học trong lớp học hòa nhập(Luận vănThạc sĩ 2001)…
Nhìn chung, các cơng trình ngun cứu ở trong và ngoài nước đã quan tâm
nghiên cứu đến những khía cạnh khác nhau về sự hợp tác của trẻ mần non và tiểu
học. Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiêm cứu đến việc phát triểnkỹ năng hợp tác
cho trẻ mầm non 5-6 tuổi qua hoạt động vuichơi.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là vấn đề được nhiều nhà nguyên cứu quan tâm. Có rất nhiều quan
điểm khác nhau về kỹ năng. Tuy nhiên, theo các cách tiếp cận từ các nguồn tài liệu
khác nhau có hai quan điểm chính sau:
+Quan điểm thứ nhất:
Xem xét kỹ năng từ góc độ kỹ thuật của hành động, của thao tác mà ít quan
tâm đến kết quả của hành động.
V. A. Kruchetxki cho rằng: “Kỹ năng là thực hiện một hành động hay một
hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, phương thức đúng đắn” [6, tr 88]

A. G. Covaliop: Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động thích hợp với
mục đích và điều kiện hành động. Ở đây ơng khơng đề cập đến kết quả của hành
động. Theo ông kết quả hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng
hơn cả là năng lực của con người chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách thức
hành động thì đêm lại kết quả tương ứng. [8]
- PGS.Trần Trọng Thủy cho rằng: Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động,
con người nắm được hành động tức là kỹ thật hành động có kỹ năng [16, tr65]
- PGS.TSHà Nhật Thăng cho rằng. “Kỹ năng là kỹ thuật của hành động thể
hiện các thao tác của hành động [15, tr16]

9


Như vậy, theo quan điểm này kỹ năng là phương tiện thực hiện hành động
phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững. Theo các
tác giả trên, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về
hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà khơng cần tính
đến kết quả của hành động.
+ Quan điểm thứ 2:
Xem xét kỹnăng từ góc độ không đơn thuần chỉ là mặt kỹ thuật của hành
động mà còn là biểu hiện của năng lực, của chủ thể hành động và nhấn mạnh đến
kết quả của hành động.
Các tác giả K. K. Platonop và G.G.Golubev cho rằng: kỹ năng là năng lực
của con người trong thực hiện cơng việc có kết quả là một chất lượng cần thiết
trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng.
X.I. Kiêgóp cho rằng: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống
các hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống này” [11; tr 18]
Theo P. A. Ruđích: “Kỹ năng là tác động mà cơ sở của nó là sự vận dụng
thực tế của kiến thức đã tiếp thu được để đạt được kết quả trong mọi hình thức hoạt
động cụ thể” [10; tr124]

H.D.Levitov thì cho rằng, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động
nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắng
các hình thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả[12; tr170]
Theo TS.Vũ Dũng: “Kỹ năng là năng lực vận động có kết quả những tri thức
về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu [5]
Các nhà tâm lý học Việt Nam như PGS.TS Ngơ Cơng Hồn,PGS.TS Nguyễn
Thị Ánh Tuyết,GS Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành cho rằng kỹ năng là một
mặt năng lực của con người thực hiện một công việc có hiệu quả.
Như vậy, hai quan điểm này tuy về hình thức diễn đạt có vẻ khác nhau nhưng
thực chất chúng khơng hồn tồn mâu thuẩn hay loại trừ lẫn nhau. Dù theo quan điểm
nào thì khi nói đến kỹ năng chúng ta cũng phải quán triệt một số điểm sau:

10


- Mọi kỹ năng đều dựa trên cơ sở trí thức, muốn hành động, muốn thao tác
trước hết phải có kiến thức về nó dù cho tri thức có thể ẩn chứa ở nhiều dạng khác nhau
- Nói kỹ năng của con người là nói tới hành động có mục đích, tức khi hành
động, thao tác con người ln hình dung kết quả đạt tới.
- Để có kỹ năng con người cũng phải biết cách thực hiện hành độngtrong
những điều kiện cụ thể và hành động theo quy định với sự tập luyện nhất định
- Kỹ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con người. Nó biểu hiện cụ
thể của năng lực.
Từphân tích trên kỹ năng có thể hiểu:
Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động, cơng việc nào đó
trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh
nghiệm đã có phù hợp với điều kiện nhất định. Như vậy kỹ năng không chỉ đơn
thuần là mặt kỹ thuật hành động mà nó cịn là biểu hiện của năng lực cá nhân
1.2.2.Khái niệmhợp tác

Nhân cách con người là tổnghòa các phẩm chất tâm lý của cá nhân được hình
thành và phát triển trong mối quan hệ xã hội. Nhân cách được hình thành bằng hoạt
động, nhờ hoạt động hệ thống xã hội. Con người không thể sống ngoài xã hội mà
phải dựa vào nhau, phải phối hợp với nhau để cùng tồn tại và phát triển thành con
người xã hội. Theo C.Mác: “ Sự phát triển của cá thể phụ thuộc vào sự phát triển
của nhiều cá thể khác nhau mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp”.Thông qua
giao tiếp với người khác mà con người trưởng thành, xem xét mình qua thái độ để
họ đánh giá và điều chỉnh hành vi tương ứng. Mặt khác, con người không chỉ phụ
thuộc, chịu ảnh hưởng trong mối quan hệ xã hội giúp nó trở nên sinh động và
phomg phú hơn. C.Mác cũng chỉ cho chúng ta thấy: “Sự hợp tác của con người
trong mối quan hệ xã hội không phải dấu cộng về số lượng mà nhờ sự hợp tác tạo
nên một sức lao động chiến đấu có hiệu quả sức mạnh của con người cũng chính là
xã hội mà ở đó hợp tác với nhau trong cuộc sống để tồn tại và phát triển”.[23]
Như vậy, bất kỳ mỗi một cá nhân nào cũng có một nhóm xã hội là do xã hội
quy định và có vị trí nhất định trong nhóm. Trong nhóm xã hội, mỗi cá nhân đều có

11


mối liên quan lẫn nhau và có vai trị của cá nhân trong đó nhóm xã hội là do xã hội
quyết định một cách khách quan. Các cá nhân phải thực hiện vai trị đó theo chức
năng của mình trong sự hợp tác với người khác. Vì thế vai trị của xã hội tạo thành
vai trò của cá nhân cụ thể.
Trong các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhânđều có sự lệ thuộc lẫn nhau, mỗi
người đều cần sự giúp đỡ của người khác để thực hiện mục đích của mình. Sự tham
gia như là sự tìm kiếm mối liên hệ với người khác mà trong đó sự hợp tác là cơ chế
chính của sự tham gia giai đoạn này. Theo quan niệm chung, hợp tác là chung sức
giúp đỡ nhau trong cơng việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm mục đích chung
C.Mác định nghĩa: Hình thức lao động của nhiều người làm việc bên nhau,
với nhau trong cùng một quá trình sản xuất hay trong các quá trình sản xuất khác

nhau, nhưng liền với nhau theo kế hoạch gọi là hợp tác .
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khao học việc tiếp thu khái niệm “Hợp tác”
của kinh tế học đã dẫn đến“tương tác xã hội” trong tâm lý học nghĩa là “ sự tác động
qua lại ít nhất à 2 cá nhân trong một hoạt động bất kì nào đó thuộc một hoạt động trong
cuộc sống diễn ra trong hệ qua chiều không gian thời gian chung” [23; tr170]
Dựa trên kết quả phân tích trên, chúng tơi thấy rằng hợp tác có thể hiểu như
sau: Hợp tác là q trình tương tác xã hội, trong đó con người chung sức hỗ trợ,
giúp đỡ lẫn nhau trong một cơng việc nào đó nhằm đạt được mục đích chung.
1.2.3. Khái niệm kỹ năng hợp tác
Dựa trên sự phân tích khái niệm “kỹ năng” và “hợp tác” chúng ta xác định
kỹ năng hợp tác như sau:
Kỹ năng hợp tác là khả năng tương tác cùng thực hiện có hiệu quả một hành
động, một cơng việc nào đó của con người dựa trên những tri thức và vốn kinh
nghiệm đã có trong điều kiện nhất định
Từ khái niệm “kỹ năng hợp tác” chúng tôi đưa ra khái niệm về kỹ năng hợp
tác của trẻ mần non như sau:
Kỹ năng hợp tác của trẻ mần non là khả năng tương tác cùng thực hiện hiệu
quả một hành động, một công việc nào đó của trẻ dựa trên những tri thức và vốn

12


kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhất định;
Qua sự phân tích trên, một cách trực quan chúng tơi có thể quy kỹ năng hợp
tác về những hành động, hành vi quan sát được. Những kỹ năng hợp tác được biểu
hiện thành hành vi quan sát, kiểm sốt cần hình thành cho trẻ em
1.2.4. Hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động cần thiết cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, nhưng đối với
trẻ thơ thì chơi chính là cuộc sống thực của chúng. Không vui chơi đứa trẻ chỉ tồn
tại chứ không phải sống. Đặc biệc ở tuổi mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo

đối với sự phát triển của trẻ. Qua hoạt động vui chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu được
chơi với nhau, được chơi cùng nhau được thỏa mãn nhu cầu được chơi với nhau,
được thỏa mãm nhu cầu tìm tịi, hợp tác cùng nhau,thơng qua hoạt động vui chơi trẻ
có điều kiện phát triển về thể chất, trí tuệ, ngơn ngữ, tình cảm – xã hội thẩm mỹ.
Chính vì thế vui chơi trở thành cuộc sống của trẻ mẫu giáo và là hoạt động chủ đạo
của trẻ mẫu giáo.
Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động khơng mang tính bắt buột,
trẻ tham gia nhiệt tình vào trị chơi là do chính sức hấp dẫn của trị chơi chứ khơng
bị ràng buộc nào khác kể cả kết quả của sự vui chơi đó, vì vậy để trẻ hứng thú tham
gia tích cực vào hoạt động vui chơi, giáo viên phải tổ chức trị chơi thật hấp dẫn để
lơi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động hằng ngày
Đối với trẻ mẫu giáo lớn: kỹ năng chơi của trẻ tốt, tư duy tưởng tượng phát triển
mạnh, cho nên trẻ hứng thú sáng tạo trong hoạt động vui chơi, giáo viên phải mở
rộng nội dung chơi và tạo ra các tình huống để trẻ hứng thú tích cực tham gia vào
các hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi đối với sự phát triển trí tuệ: Hoạt động vui chơi ảnh hưởng
mạnh đế sự hình thành tính chủ định của q trình tâm lý như: Tri giác, trí nhớ, tư
duy tưởng tượng … từ khơng chủ định ở ấu nhi phát triển thànhcó chủ định ở trẻ
mẫu giáo
Hoạt động vui chơi đối với sự phát triển ngơn ngữ: Trong vui chơi địi hỏi trẻ
phải có những vốn ngôn ngữ phong phú, để giao tiếp với nhau thì trẻ mới phối hợp

13


tốt giữa các vai với nhau. Nếu trẻ không diễn đạt mạch lạc nguyện vọng ý kiến của
mình hoặc khơng hiểu những chỉ dẫn hay bàn bạc của các bạn cùng chơi trẻ sẽ
khơng được chơi đó chính là điều kiện kích thích triển trẻ phát triển ngơn ngữ một
cách nhanh chóng.
Hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tình cảm xã hội: Khi trẻ chơi phản

ánh những mối quan hệ giữa người với người và nhập vào những mối quan hệ xã
hội đó, do đó hình thành tình cảm đạo đức, lối sống ở mỗi cá nhân trẻ.
Hoạt động vui chơi phát triển mạnh mẽ ở trẻ ý thức và tự ý thức: Qua chơi trẻ
được “ soi mình” vào người khác, được cơ và bạn đánh giá, trẻ ý thức được mình giỏi
hay khơng giỏi và ý thức trong nhóm ai là người tốt nhất. Từ đó hình thành ở trẻ tính
tự kiên trở thành thủ lĩnh trong nhóm qua đó những nét tính cách của trẻ được hình
thành.
Hoạt động vui chơi phát triển ở trẻ những phẩm chất ý chí: Qua chơi trẻ được
hình thành những phẩm chất ý chí như: Tính mục đích, tính kỷ luât, tính dũng cảm.
Những đức tính này do nội dung chơi quy định, cho nên trẻ biết kiềm chế những
hành vi của mình để thực hiện vai đúng nội quy của trị chơi.
Trị chơi là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ,qua
việc phát triển các chức năng tâm lí và phát triển các mặt của nhân cách, trí tuệ, thể
chất, đạo đức, thẩm mỹ.
1.3. Đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ 5 – 6 tuổi
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non”,
tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông . Ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm
lý, đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây, đặc biệt là trong độ tuổi
mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn, những
chức năng tâm lý đó sẽ được hồn thiện về mọi phương diện của các hoạt động tâm
lý (nhận thức, tình cảm, và ý chí) để hồn thành việc xây dựngnhững cơ sở ban đầu
về nhân cách con người.
* Sự phát triển chú ý của trẻ5 – 6 tuổi:Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được
phát triển, trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học

14


tập hoặc lao động tự phục vụ. Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37-51 phút, đối
tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tị mị, ham hiểu biết của

trẻ.Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2-3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời
gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động, di chuyển chú ý của trẻ nhanh,
nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt, sự phân tán chú ý của trẻ cịn mạnh, nhiều khi trẻ
khơng tự chủ được do xung lực bản năng chi phối. Do vậy cần thay đổi đò chơi, trò
chơi hấp dẫn hơn, ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm trẻ đã chú ý nhiều. Từ
âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong trẻ.
Cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ thơng qua các trị chơi và các tiết học
* Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi: Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ
đẻ theo các hướng:
- Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ. Trẻ biết đọc diễn cảm,
biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngơn ngữ nói.Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển.
- Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở các trẻ 5-6 tuổi là:Ngơn ngữ giải
thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn, ngơn
ngữ tình huống do giao tiếp với người xung quanh bằng thông tin mà trẻ trực tiếp tri
giác được trong khung cảnh.
Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói
trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng, tính địa phương trong ngơn ngữ nền văn hóa của địa
phương, cộng đồng thể hiện rõ trong các ngơn ngữ của trẻ.(nói ngọng, nói mất
dấu…), tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của của trẻ, đặc biệt ở
chức năng ngôn ngữ biểu cảm. Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính
chất ngơn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời
nói của người lớn.
* Sự phát triển nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi: Các hiện tượng tâm lý như tri
giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4-5 tuổi
nhưng chất lượng mới hơn. Thể hiện ở mức độ phong phú của các kiểu loại, mức độ
chỉ định các q trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn. Tính mục đích hình thành
và phát triển ở mức độ cao hơn. Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy

15



hơn, khả năng kiềm chế của các phản ứng tâm lý được phát triển. Ở đây chúng ta
chỉ đề cập tới quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy,
sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập
nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và
cũ, gần và xa...
* Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:Trẻ đã biết phân tích tổng hợp
khơng chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ. Tư duy của trẻ dần dần
mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan hiện thực hơn, dần dần trẻ phân biệt
được thực và hư.
Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian và quan hệ xã
hội...Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi.
Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó
như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo...Ở trẻ 5-6 tuổi phát
triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưa thế. Tuy nhiên do
nhiệm hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng được phát
triển ở trẻ. Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan.
* Sự phát triển cảm xúc, tình cảm và ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi
- Sự phát triển xúc cảm và tình cảm:
Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè.Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn
định hơn so với trẻ 4-5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối
quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.Các sắc thái xúc cảm của con người
trong quan hệ các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành
như: tình cảm mẹ con, ơng bà, anh chị, tình cảm với cơ giáo, người thân, người lạ...Tuy
nhiên đời sống cảm xúc của trẻ con dễ dao động, mang tính chất tình huống.
Tình cảm trí tuệ: tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều
kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ,tính tị mị, ham hiểu biết,
làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực, trong vui chơi, trong học tâp, lao động tự phục
vụ nhiều thành công thất bại cùng số sự cố phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
Tình cảm đạo đức: do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt,


16


xấu.Qua vui chơi giao tiếp với mọi người do các thói quen nếp sống tốt được gia
đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ...Trẻ ý thức được nhiều hành động, hành vi
tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.
Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc tìm hiểu
mơi trường xung quanh ...Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hịa về
bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo
chuẩn, xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển.
Sự phát triển ý chí: Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người
lớn giao cho nhiều việc nhỏ....trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động.
Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hồn thành nhiệm vụ.
Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn nhưng không
được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trị chơi mà trẻ khơng thích. Tính mục đích càng
ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành cơng việc. Tính kế hoạch xuất
hiện, trẻ biết sắp xếp công việc vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là
mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng. Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được
hình thành ở trẻ. Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tùy thuộc phần lớn vào sự giáo
dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người xung quanh.
Sự xác định ý thức bản ngã: Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mình
ra khỏi người khác đã được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên phải trải qua
một quá trình phát triển thì ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng. Đến
cuối tuổi mẫu giáo, trẻ mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩm chất gì,
những người xung quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình có hành động này
hay hành động khác...ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về
thành công và thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về
những khả năng và những sự bất lực nữa.
Tuổi mẫu giáo lớn là thời kì trẻ đang tiến vào bướcngoặc mới, với sự biến

đổi của hoạt động chủ đạo. Hoạt động vui chơi vốn giữ vai trịtiến chủ đạo trong
suốt thời kì mẫu giáo, nay những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để
tiến tới giữ vị trí chủ đạo ở giai đoạn sau bước ngoặc 6 tuổi.Bởi vậy GS Hồ Ngọc

17


Đại đã có lí khi cho rằng, 6 tuổi là một bước ngoặc hạnh phúc [19]
1.4. Phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
1.4.1. Sự phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, em bé đã có phản xạ rúc đầu và miệng
vào lịng mẹ, một mặt là tìm vú mẹ để bú, đồng thời là để chạm vào da thịt của mẹ
để được mẹ ômấp và vỗ về. Có thể nói đó là biểu hiện của nhu cầu được gắn bó với
mọi người xung quanh. Hiện tượng đó được các nhà khoa học người Mỹ như:
Bowbby, Ainswworth, Spritg...gọi là sự gắn bó hay nối kết và coi là nhu cầu gốc.
Trong nhiều trường hợp thiếu đi mối quan hệ gắn bó mẹ con, trẻ sơ sinh sẽ khơng
phát triển được bình thường. Ngay cả sự sống cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy,
sự gắn bó này chưa phải là giao tiếp, bởi vì, nó cịn mang đậm màu sắc sinh lý.
Nhưng chính nhờ có nhu cầu gắn bó ban đầu đó đã làm cho nhu cầu giao tiếp, nhu
cầu hợp tác của trẻ được nảy sinh.
Moecôby và Hesters (1974) [9] đã hống kê được những biểu hiện đặc trưng
nhất cho sự gắn bó ở trẻ với mẹ như: địi theo mẹ, khóc, cười với mẹ, bập bẹ nói
chuyện với mẹ, muốn được mẹ ôm ấp vỗ về...Sự gắn bó của trẻ đối với mẹ và mọi
người xung quanh được xuất hiện như một hành vi tương tác nhằm thiết lập mối
quan hệ với những người xung quanh, chăm sóc trẻ. Có thể nói, đây là mối quan hệ
sâu sắc về mặc tình cảm, là giai đoạn khởi đầu của mối quan hệ xã hội, là hạt nhân
của những mối quan hệ sau này và theo suốt cuộc đời trẻ.
Trong thực tế chúng ta có thể thấy, vì một lý do nào đó mà các em bị cách xa
mẹ, đây là một sự bất hạnh đối với trẻ,sẽ rất buồn, cơ đơn, lo sợ, thậm chí bị trầm
cảm và ln khác khao được mẹ chăm sóc, u thương. Mặt khác, có những đứa trẻ

được đáp ứng đầy đủ về các nhu cầu cá nhân như: ăn, uống, ngủ, vệ sinh...mà khơng
được giao tiếp với mọi người xung quanh thì trẻ sẽ trở nên vô cảm, dửng dưng với
niềm vui, nỗi buồn, hồn cảnh của người khác và rất khó khăn khi hòa nhập vào
cuộc sống cộng đồng. Ngược lại, nếu như trẻ được chăm sóc cẩn thận cả thể chất
lẫn tinh thần, được tham gia vào các hoạt động xã hội thì sẽ rất mạnh dạng, tự tin,
dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống.

18


Như vậy, sự phát triển của con người phụ thuộc vào năng lực gắn bó của
người đó với những cá nhân khác trong xã hội,ở trong xã hội đó trẻ có nhiều cơ hội
để khẳng định “cái tơi” của mình. Từ những nhu cầu tiếp xúc về thân thể với người
lớn, ở trẻ bắt đầu xuất hiện một nhu cầu mới, đó là giao tiếp và hoạt động với người
lớn, trẻ tiếp nhận được các sắc thái tình cảm khác nhau của người lớn được biểu
hiện qua nét mặt, giọng nói, điệu bộ, cử chỉ....từ đó trẻ cũng biết thể hiện những sắc
thái tình cảm khác nhau của mình bằng những biểu hiện bên ngoài.
Cùng với nhu cầu giao tiếp tực tiếp với người lớn, dần dần ở trẻ bắt đầu xuất
hiện một nhu cầu mới, đó là nhu cầu tiếp xúc với đồ vật. Lúc này, người lớn là khâu
trung gian giữa trẻ với đồ vật,trong mối quan hệ này người lớn đóng vai trị là người
hướng dẫn, là người điều khiển, điều chỉnh, là thang đỡ, là điểm tựa dẫn dắt trẻ đến với
thế giới đồ vật và hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Nhờ vào quá trình hoạt động với
đồ vật, các kỹ năng hợp tác của trẻ cũng được hình thành và phát triển.
Đối với trẻ 5-6 tuổi, các kỹ năng hợp tác được thể hiện rất rõ trong tất cả các
hoạt động của trẻ. Trẻ đã biết quan tâm đến hành động của bạn, bắt đầu biết điều
chỉnh các hành động của mình phù hợp với yêu cầu chung của nóm, khi có mâu
thuẫn xảy ra trẻ cũng đã biết tìm cách giải quyếtđể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nhận
thức. Ở tuổi này, ý thức về bản thân của trẻ đã được phát triển, bước đầu có khả
năng tự khẳng định mình trong tập thể. Ý thức tập thể của trẻ cũng đang được hình
thành, trẻ đã biết cùng hành động với nhau, đặc biệt trẻ đã biết đưa ra các nhận xét,

ý kiến về hành động cùng như kết quả hoạt động của chính mình và các bạn trong
lớp.
Với những nội dung nhiệm vụ nhận thức, cách thức tổ chức, cách đánh giá
mới, là cơ hội để giúp trẻ duy trì hoạt động và thúc đẩy trẻ hợp tác với nhau bền
vững và hiệu quả hơn. Ở lứa tuổi này sự trao đổi, thỏa thuận và thiết lập các mối
quan hệ giữa các thành viên trong nhóm hoạt động đã trở nên thành thục, sự phối
hợp hành động cùng trở nên nhịp nhàng hơn. Trẻ đã biết cùng nhau phân chia
nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Như vậy sự hợp tác của trẻ mẫu giáo được phát triển không chỉ phụ thuộc

19


×