Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngô quy mô hộ gia đình tại huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 124 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn được thu thập từ những nguồn hợp pháp.
Nội dung và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc
Ngày tháng năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hịa thiện luân văn này, tác giả đã nhận
được sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ rất lớn của Ban Giám hiệu, phòng
Đào tạo Sau Đại học, phòng Đào tạo – Trường Đại học Lâm Nghiệp. Liên
đoàn địa chất Tây Bắc,UBND huyện Quốc Oai, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
tới sự quan tâm giúp đỡ q báu đó.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và có những
đóng góp q báu cho luận văn.
Tác giả xin gửi lời cám ơn tới Đảng ủy, Ban lãnh đạo Liên đoàn địa
chất Tây Bắc là nơi tác giả công tác đã tạo điều kiện cho tác giả có thời gian
hồn thành khóa học, xin cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ của gia đình, cảm ơn
những nhận xét, đóng góp ý kiến và động viên của bạn bè, đồng nghiệp.
Ngày tháng năm 2016


Tác giả

Nguyễn Thị Hương


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CÂY NGÔ ..................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế cây ngơ................................................ 5
1.1.1. Đặc điểm, vai trị cây ngơ ..................................................................... 5
1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ...................................... 10
1.1.3. Kinh tế nông hộ .................................................................................. 14
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất ngô ............... 18
1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
..................................................................................................................... 20
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và tiêu thụ ngơ trên thế giới và Việt
Nam ............................................................................................................. 23
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ................................................... 23
1.2.2. Sản xuất ngô ở Việt Nam.................................................................... 25

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HUYỆN QUỐC OAI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 36
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội .................... 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 36


iv

2.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 39
2.1.3. Điều kiện xã hội ................................................................................. 46
2.1.4. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển
sản xuất nông nghiệp .................................................................................... 47
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 49
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................... 49
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 51
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu......................................... 53
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD trong nông nghiệp .............. 54
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển trồng ngô .......................................... 54
2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu về chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất ............ 54
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 56
3.1. Thực trạng sản xuất ngô tại huyện Quốc Oai ......................................... 56
3.1.1. Quy mô sản xuất ngô tại huyện Quốc Oai........................................... 56
3.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh ngô trên địa bàn huyện Quốc Oai.......... 61
3.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô của các hộ gia đình trên địa bàn
nghiên cứu.................................................................................................... 67
3.2.1. Thơng tin cơ bản về hộ gia đình điều tra ............................................. 67
3.2.2. Đặc điểm tình hình sản xuất ngơ ở các hộ điều tra .............................. 70
3.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất ngô ở các hộ điều tra ................. 73
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô
của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Quốc Oai ......................................... 84

3.4.1. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ............................. 84
3.4.2. Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ của của Nhà nước. ......................... 85
3.4.3. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố kỹ thuật ................................................. 86
3.5. Đánh giá chung về sản xuất ngô của các HGĐ trên địa bàn huyện Quốc
Oai ............................................................................................................... 88


v

3.5.1. Những thành công .............................................................................. 88
3.5.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .............................................. 90
3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô của các
HGĐ trên địa bàn huyện Quốc Oai ............................................................... 91
3.6.1. Định hướng, mục tiêu phát triển trồng ngô ......................................... 91
3.6.2. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiêu quả sản xuất ngô ở
Quốc Oai ...................................................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BVMT
BQ
BT XM

CNH, HĐH

CC
CN

CN – TTCN
DT
DTCT

GTSX
HQKT
HTXNN
HTCT
KN
NN

PTSX
PTNT
PTBQ

SL
SXKD
THCS
THPT
TBKT
TM
Tr.đ
TTBQ
UBND
XD

Nghĩa đầy đủ

Bảo vệ thực vật
Bình qn
Bê tơng xi măng
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ cấu
Cơng nghiệp
Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp
Diện tích
Diện tích canh tác
Giá trị sản xuất
Hiệu qủa kinh tế
Hợp tác xã nơngnghiệp
Hệ thống chính trị
Khuyến nơng
Nơng nghiệp
Phát triển sản xuất
Phát triển nơng thơn
Phát triển bình quân
Số lượng
Sản xuất kinh doanh
Trung học cơ sở
Trung học phổ thơng
Tiến bộ kỹ thuật
Thương Mai
Triệu đồng
Tăng trưởng bình qn
Ủy ban nhân dân
Xây dựng



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1

Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam giai đoạn 2005– 2014

29

2.1

Hiện trạng sử dụng đất huyện Quốc Oai năm 2015

39

2.2

Tăng trưởng kinh tế huyện Quốc Oai giai đoạn 2013 – 2015

40

2.3

Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Quốc

Oai giai đoạn 2013 - 2015

43

2.4

Hiện trạng hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai

44

2.5

Thực trạng diện tích được tưới tiêu trên địa bàn huyện

44

2.6

Dân số, lao động huyện Quốc Oai năm 2015

46

2.7

Đối tượng và mẫu điều tra hộ trồng ngơ

53

3.1


Biến động về diện tích trồng ngô của huyện Quốc Oai giai
đoạn 2013 - 2015

57

3.2

Biến động về năng suất ngô của huyện

59

3.3

Biến động về sản lượng ngô của huyện Quốc Oai

60

3.4
3.5
3.6

Một số công thức luân canh cây trồng chính có ngơ ở huyện
Quốc Oai năm 2015
Tình hình cung ứng giống ngơ trên địa bàn huyện Quốc Oai
Tình hình tiêu thụ ngơ của các hộ nơng dân Huyện Quốc Oai
năm 2013 – 2015

63
64
66


3.7

Thông tin cơ bản của các hộ điều tra

68

3.8

Tình hình sản xuất ngơ ở các hộ điều tra theo quy mô sản xuất

70

3.9

Đặc điểm, tình hình sản xuất ngơ ở các hộ điều tra theo vùng
nghiên cứu năm 2015

72

3.10 Kết quả và HQKT sản xuất ngô giữa các vùng điều tra

75

3.11 Kết quả và HQKT sản xuất ngô theo quy mô sản xuất

77

3.12 Kết quả và HQKT sản xuất ngô giữa các mức đầu tư


79

3.13 So sánh hiệu quả kinh tế cây ngô với cây lúa

81

3.14 Kết quả và HQKT sản xuất ngô trồng thuần và trồng xen

83


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
2.1
3.1

Tên hình
Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Quốc Oai năm 2015
Biểu đồ 3.1 cung ứng giống ngô trên địa bàn huyện Quốc Oai
giai đoạn 2013- 2015

Trang
40
65


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngơ (Zea mays.L) là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên
cạnh lúa mỳ và lúa gạo. Ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta
sử dụng ngơ làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng
theo vùng địa lý và tập quán mỗi nơi. Tại Việt Nam, ở những vùng miền núi,
vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn tập qn sử dụng ngơ
làm lương thực chính.
Ngơ là nguồn thức ăn quan trọng nhất trong chăn nuôi hiện nay: 70%
chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc, gia cầm là từ ngơ; ngơ cịn là
thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bị sữa. Ngơ cũng
là cây thực phẩm, như ngô bao tử làm rau; ngô nếp, ngô đường dùng làm quả
ăn tươi hoặc đóng hộp làm thực phẩm cao cấp. Ngô cũng là nguyên liệu của
ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh
bột, dầu, bánh kẹo... Đặc biệt, gần đây ngô là nguồn nguyên liệu của ngành
công nghiệp nhiên liệu sinh học (nhiên liệu ethanol).
Ở nước ta, ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa nước, nhưng
cho đến cuối những năm 1970 năng suất ngô Việt Nam chỉ đạt chưa đến 10
tạ/ha (chưa bằng 30% năng suất trung bình thế giới) do trồng các giống ngô
địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu.
Năm 2011, trong số 1.086.800 ha thì ngơ lai chiếm khoảng 95%, năng
suất trung bình đạt 40,8 tạ/ha, sản lượng 4.431.800 tấn. Đây là năm có diện
tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay [25].
Mặc dù ngành sản xuất ngô ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng kể, nhưng sản xuất ngơ ở nước ta vẫn cịn nhiều vấn đề đặt ra: Thứ nhất
là năng suất ngô (40,8 tạ/ha, 2009) vẫn thấp so với trung bình thế giới (51,2
tạ/ha, năm 2011), thấp hơn nhiều so với nước Mỹ (100 tạ/ha), Trung Quốc (52



2

tạ/ha). Thứ 2 là giá thành sản xuất còn cao. Thứ 3 là sản lượng chưa đáp ứng
đủ nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên rất nhanh. Những năm gần đây, cây
ngơ ngày càng có vai trị quan trọng đối với đời sống của bà con nông dân
đồng bằng ven sông Hồng bởi ngô là nguồn thức ăn quan trọng nhất trong
chăn nuôi, vừa là cây lương thực chủ đạo vừa là cây hàng hóa có giá trị kinh
tế cao, đem lại thu nhập đáng kể và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người
dân, có thị trường tiêu thụ lớn.
Cây ngô ở huyện Quốc Oai chủ yếu được trồng tập trung tại một số xã
có diện tích đất phù sa nằm ở khu vực ven sông và là cây trồng vụ đông chủ
đạo của bà con nông dân trên địa bàn huyện, với tập quán canh tác truyền
thống kết hợp với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Cải tạo được
nguồn đất, trồng xen các loại cây trồng họ đậu cải tạo nguồn đất và cho năng
suất ngơ rất cao (bình qn 48 tạ/ha) đem lại hiệu quả kinh tế. Vấn đề canh
tác đất bền vững có ý nghĩa lớn đối với thực tế sản xuất nông nghiệp của
huyện.
Cũng như hầu hết các địa bàn khác, huyện Quốc Oai cũng có những
điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây ngô, tuy nhiên do kỹ thuật canh tác
của người dân còn hạn chế, chưa đúng yêu cầu, công tác thu hoạch bảo quản
sau thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả mang lại chưa cao. Cũng như
các huyện thuần nông khác, Quốc Oai hiện đang phải đối mặt với hàng loạt
các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, sử dụng đầu vào
kém hiệu quả làm tăng chi phí các yếu tố đầu vào, giảm sản lượng và giá cả
đầu ra, áp dụng khoa học, kỹ thuật chưa hợp lý, chính sách chưa phù hợp và
một số ảnh hưởng của các nhân tố khách quan khác như thời tiết, khí hậu...
dẫn tới ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất, kinh tế và nhất là ảnh hưởng đến các hộ gia đình sản xuất ngô rất
lớn.



3

Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung, góp phần
nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nơng thơn trồng ngơ nói riêng, em lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngơ
quy mơ hộ gia đình tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” làm luận văn
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng hiệu quả trồng ngô tại các hộ gia đình trên
địa bàn, Luận văn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trồng ngô của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp.
+ Đánh giá được thực trạng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất cây
ngơ quy mơ hộ gia đình ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
+ Chỉ ra được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của hộ gia đình trồng ngơ trên địa bàn huyện Quốc Oai.
+ Đề xuất được những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ gia
đình trồng ngô trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế của hoạt động gây
trồng ngơ quy mơ hộ gia đình trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất trồng ngơ trong quy mơ các hộ gia đình.



4

Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên đề tài tập trung điều tra
nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất ngơ lấy hạt trong 2 vụ chính là vụ Đông
và vụ Xuân.
- Về không gian:
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội, tập trung điều tra khảo sát tại 3 xã là Sài Sơn, Phú Cát và Ngọc Mỹ.
- Về thời gian:
Luận văn sẽ thu thập các số liệu về sản xuất cây ngơ ở quy mơ hộ gia
đình trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm
2012- 2014. Số liệu khảo sát điều tra năm 2015.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CÂY NGÔ
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế cây ngơ
1.1.1. Đặc điểm, vai trị cây ngô
1.1.1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây ngô
- Đặc điểm kinh tế
Ngô là một loại cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực
quốc gia, sản lượng đứng thứ hai chỉ sau có ngơ. ở một số vùng miền núi cịn
nghèo và lạc hậu, ngơ vẫn cịn đóng vai trị như nguồn lương thực chính của
người dân trong cuộc sống hằng ngày.
Cây ngơ dễ trồng, có giá trị kinh tế khá cao (cao hơn so với các loại cây

lương thực khác như ngô, khoai, sắn...). Mặt mạnh này làm cho cây ngô đang
dần trở thành một cây trồng phổ biến, được ưa chuộng của mọi người dân. Nó
tác động mạnh đến tâm lý của mỗi người sản xuất là cây trồng phải đem lại
lợi ích nhiều nhất và rủi ro thấp nhất.
Cần lượng vốn đầu tư không nhiều. Cũng như các loại cây lương thực
khác, cây ngô không cần vốn đầu tư ban đầu nhiều. Do đặc điểm này mà cây
ngơ thích hợp với mọi người dân, cụ thể là đối với những người nông dân
nước ta vốn cịn rất nghèo.
Cây ngơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa làm thức ăn, vừa làm
nguyên liệu chế biến.
Trong các sản phẩm lương thực như ngơ, khoai, sắn thì ngơ là sản
phẩm có hàm lượng dinh dưỡng gần như cao nhất, hàm lượng protein và lipit
cao hơn nhiều so với các loại lương thực khác, riêng hàm lượng gluxit thấp
hơn khoai khơ và sắn khơ, cịn lượng calo cho một đơn vị khối lượng cũng
đứng đầu. Như vậy, ngô là một loại lương thực giàu dinh dưỡng nhưng không


6

hợp nhiều với khẩu vị con người. Do đó, chỉ có ngơ tươi là thức ăn bổ sung
cho bữa ăn hàng ngày, cịn phần lớn lượng ngơ được dùng cho sản xuất thức
ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
- Đặc điểm kỹ thuật
Ngô là loại cây lương thực ngắn ngày có thể trồng theo nhiều mùa vụ
khác nhau (đông - xuân, xuân hè và hè thu). Một vụ gieo trồng cho đến khi
thu hoạch của ngơ kéo dài trong khoảng 3 tháng.
Thích hợp với khí hậu nhiệt đới (tổng nhiệt cần 2000 - 22000C, lượng
mưa 400 - 500 mm/năm).
Đặc trưng của khi hậu nhiệt đới gió mùa là nhiều nắng, lượng mưa
nhiều, độ ẩm trung bình cao, là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của các

loài thực vật; là điều kiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ tăng nhanh vòng
quay ruộng đất, thâm canh tăng năng suất ngơ.
Thích hợp với nhiều loại đất.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách
quan. Trước hết nông nghiệp khác cơ bản đối với các ngành khác ở chỗ tư
liệu sản xuất chủ yếu là đất đai, khơng có ngành nào đất đai đóng vai trị chủ
đạo như trong nơng nghiệp. Ngơ là loại cây trồng có khả năng sinh trưởng
trên nhiều loại đất khác nhau (nếu có đủ độ ẩm).
Để có năng suất cao thì ngơ thường được trồng trên các loại đất có
thành phần có giới từ cát pha đến thịt trung bình, có độ thấm nước và kết cấu
tơi xốp, có chế độ giữ nước tốt, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 6 - 7. Trên thực tế,
ngô thích hợp với đất phù sa ven sơng, đất đen thung lũng, đất đỏ vàng trên
nền đá vôi và đất đỏ bazan. Ngồi ra ngơ cũng có thể trồng có năng suất cao ở
đất phù sa cổ, đất đỏ vàng, đất bạc màu nếu có chế độ thâm canh tốt.
- Hoạt động sản xuất cần nhiều lao động
Ngành nông nghiệp có đặc điểm là sử dụng nhiều lao động. Ở các nước
đang phát triển, nông nghiệp tập trung nhiều lao động hơn hẳn so với các


7

ngành khác, trung bình thường chiếm từ 60% - 80% lao động. Ở Việt Nam
hiện nay, tỷ lệ này là 75%. Đối với cây ngô hiện nay ở nước ta, việc gieo
trồng và thu hoạch vẫn sử dụng sức lao động của con người là chính, máy
móc cịn rất ít và chủ yếu là trong làm đất. Với đặc điểm này, việc phát triển
cây ngơ sẽ góp phần giải quyết một phần số lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
- Có khả năng nâng cao năng suất và sản lượng
Cây ngơ ở nước ta hiện nay có năng suất cịn thấp, thấp hơn nhiều so
với các nước có ngành nơng nghiệp phát triển trên thế giới. Năng suất ngô
mới đạt 27 tạ/ha trong khi các nước tiến tiến như Mỹ, Úc, Pháp đã đạt hơn 80

tạ/ha. Do đó, để có thể tiếp tục phát triển cây ngơ, tạo cho nó một chỗ đứng
vững chắc trong nền nông nghiệp, cần thiết phải nâng cao năng suất của cây
ngô, mà điều này là có thể được đối với nước ta.
1.1.1.2. Vai trị sản xuất ngơ
Trong lịch tiến hóa của khoảng một nghìn loài cây trồng phổ biến nhất
trên trái đất hiện nay, chưa có lồi cây trồng nào phát triển nhanh chóng và có
nhiều cơng dụng cho con người như cây ngơ (Cao Điểm Đắc, 1988) [3. Cao
Điểm Đắc (1988), Cây ngô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội].
- Ngô làm lương thực cho con người
Trên thế giới, ngô được sử dụng làm lương thực, đặc biệt tại một số
nước Mỹ Latin và châu Phi ngơ được sử dụng làm lương thực chính. Dân số
Kenya với 40 triệu người, 96% sử dụng ngô làm lương thực chính. Cháo ngơ
được sử dụng phổ biến ở Italia, Brasil, Rumani, Hoa Kỳ. Tại vùng đông nam
Hoa Kỳ thường hay dùng bánh đúc ngô là loại thức ăn truyền thống xuất phát
từ cách chế biến của thổ dân Mỹ. …Hạt ngơ có thể chế biến thành rất nhiều
loại thức ăn khác tùy theo phong tục, tập quán của từng dân tộc như một loại
đồ uống lên men ở Trung và Nam Mỹ. Ngô bao tử được sử dụng làm rau,


8

bắp ngô non được luộc ăn khá phổ biến, hạt ngô già cho nổ thành bỏng ngô ăn
vặt cũng rất phổ biến như popcorn của người Mỹ, người Nga .
Ở Việt Nam ngô được đưa vào muộn hơn nhưng ngày nay đã trở thành cây
trồng quan trọng và quen thuộc trong cả nước. Đặc biệt đối với các đồng bào dân tộc
H’Mông, Tày, Dao sống ở các vùng núi cao, diện tích trồng ngơ nước bị hạn chế
nên ngơ trở thành cây lương thực chính.
Sau đây là một số sản phẩm được chế biến từ ngô: ngô luộc, ngô bung, ngô
nướng, xôi ngô, trứng cuộn ngô, chè ngô, ngô xào thịt, canh tươi ngô non, canh
sườn xào ngô, rượu ngô.

- Ngô là thức ăn cho chăn nuôi:
Chăn nuôi gia súc gia cầm bằng bột ngơ. Từ ngơ hạt có thể xây vỡ ra nuôi gia
cầm (gà, vịt, ngan), nghiền thành bột và chế biến làm thức ăn cho trâu, bò, lợn, cá…
- Món ăn từ ngơ là thuốc chữa bệnh
Theo Tây y, ngơ chứa hàm lượng kali cao, có tác dụng tăng bài tiết mật, giảm
bililubin trong máu. Nhiều tài liệu cịn cho thấy ngơ có lợi cho hệ tiêu hóa, tim mạch,
tiết niệu, sinh dục; chống ơxy hóa, lão hóa, ung thư. Theo Đơng y, hầu hết các bộ
phận của cây ngơ đều có lợi cho sức khỏe nếu con người biết sử dụng với những
công dụng như: lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một số bệnh như bướu
cổ, sốt rét…
Tuy nhiên, người ta thường dùng ngơ non, ngơ sữa để chế biến các món ăn là
chính, ngơ già luộc ngun cả bắp, ngơ rang dễ gây hại cho men răng và khó tiêu
(nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi).
- Ngô làm nguyên liệu cho công nghiệp
Ngô làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm công nghiệp Hãng sản xuất điện
thoại Hàn Quốc vừa ra mắt hai điện thoại mới Samsung W510 và Samsung F268 với
tất cả bộ phận của máy được làm từ… ngô bắp (Nguồn: dantri.com.vn).


9

Một số công ty đã sản xuất chất dẻo sinh học bằng ngơ bắp, trong đó có NEC
và Fujitsu (Nhật Bản) để thay thế cho chất dẻo chế từ dầu thô khi chế tạo laptop và
điện thoại. Ý tưởng dùng bắp ngô để tạo ra các thiết bị thân thiện với mơi trường đã
có từ mấy năm nay và hai năm gần đây đã bắt đầu nhen nhóm trở lại do giá dầu ngày
càng tăng cao.
- Ngô làm nhiên liệu, chất đốt
+ Ngô để sản xuất nhiên liệu sinh học
Từ ngô sản xuất ra Ethanol là phụ gia của xăng được dùng ở hàm lượng thấp
(10% hoặc ít hơn), xăng này làm nhiên liệu cho một số động cơ để gia tăng chỉ số

octan, giảm ô nhiễm và giảm cả mức tiêu thụ xăng được gọi là “nhiên liệu sinh học".
Xe chạy bằng ethanol có lượng khí thải CO2 thấp hơn xe chạy xăng gần một nửa.
+ Ngô làm chất đốt để đun nấu và sinh hoạt gia đình
Cây ngơ sau khi thu hoạch mang phơi khô dùng làm chất đốt để đun nấu.
Như vậy, Ngô là một loại cây lương thực có giá trị sử dụng rộng rãi, khơng
những trong nơng nghiệp mà cịn trong các ngành sản xuất khác.
Hạt ngô dùng làm lương thực cho người và thức ăn cho chăn ni, ngồi ra
cịn dùng làm ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến như trích tinh bột ngơ để làm hồ
vải, hoặc dùng vào công nghiệp chế biến đường gluco, doxtrox, deptrin, maldons,
công nghiệp chế biến thực phẩm.
Bẹ ngô dùng làm thảm hoặc chế biến giấy cuộn thuốc lá.
Thân ngô được dùng làm chất đốt hoặc nguyên liệu giấy sợi, thân ngơ non
dùng làm thức ăn cho bị sữa rất tốt.
Cùi ngô làm chất đốt hoặc chế tạo chất dẻo, nylon.
Râu ngô được dùng làm dược liệu.
Hiện nay ở nước ta, cây ngô vẫn được dùng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất
thức ăn chăn ni, cịn các ngành sản xuất khác mới chiếm tỷ trọng nhỏ, cần mở rộng
trong thời gian tới. Do có nhiều cơng dụng và vị trí quan trọng trong sản xuất nơng
nghiệp nên ngô được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới.


10

Ngồi ra, ngơ là một loại cây xố đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập cho
người nơng dân.
Mục đích cơ bản của các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn là phát
triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho nông dân. Với những nghiên cứu sâu
rộng của các cơ quan nghiên cứu, cây ngô đã nằm trong nhóm cây lương thực cần
phát triển trong tương lai. Với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế khá cao, cùng với các
khả năng nâng cao năng suất, cây ngô sẽ nâng cao mức thu nhập cho người nông

dân, từ đó đáp ứng được mục tiêu xã hội quan trọng là xóa đói giảm nghèo.
Với một nền nơng nghiệp ngô nước trước kia, cây ngô thường được coi là loại
cây lương thực bổ sung. Nhưng hiện nay, với yêu cầu chuyển đổi, đa dạng hóa cây
trồng, việc phát triển cây ngô là phù hợp. Đi đôi với việc tăng năng suất, chất lượng
của cây ngô là việc chuyển đổi những vùng đất khơng thích hợp đối với trồng ngơ
sang cây trồng có hiệu quả hơn là ngơ.
Cây ngơ được phát triển sẽ làm giảm lượng ngô nhập khẩu, tiết kiệm được
ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước. Đây là một chỉ tiêu cần thiết trong điều kiện nền
kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, rất cần tiết kiệm nguồn vốn cho đầu tư
phát triển
các vấn đề khác cấp thiết hơn.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng ngô trong nước cao hơn khả năng cung ứng nên
hàng năm nước ta vẫn phải nhập từ 300 - 600 nghìn tấn ngô với lượng chi ngoại tệ từ
25 - 50 triệu USD. Do vậy, việc tăng sản lượng ngô là việc cần thiết và cấp bách hiện
nay, nó phải được nằm trong chiến lược thay thế hàng nhập khẩu của Việt Nam.
1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Trong kinh tế học tân cổ điển hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập
hợp các nguồn lực đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu


11

dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị
trường đầu ra nhất định.
Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thơng trong cách nói của mọi người “Kết
quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả”.
Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có
quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau.
Trong đó, hiệu quả xã hội là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả xã

hội và tổng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là phạm trù kinh tế chung nhất, liên
quan trực tiếp đến nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy
luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp
kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu
giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát
từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh chất
lượng của các hoạt động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì HQKT
là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu,
phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong
q trình sản xuất.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là, ruộng đất là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm
của lao động.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh
trưởng, phát triển và diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định và chúng


12

chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện ngoại cảnh. Con người chỉ tác động
tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo qui luật sinh
vật, chứ không thay thế theo ý muốn chủ quan được.
Như vậy, hiệu quả kinh tế trong Nông nghiệp là tổng hợp các hao phí
về lao động và lao động vật chất hóa để sản xuất ra sản phẩm nơng nghiệp.
Nó thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi

phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra. Lúc đó ta phải tính đến việc sử dụng
đất đai và nguồn dự trữ vật chất, lao động, hay nguồn tiềm năng về vốn trong
sản xuất nông nghiệp (vốn sản xuất, vốn lao động, vốn đất đai). Nghĩa là tiết
kiệm tối đa các chi phí mà thực chất là hao phí lao động để tạo ra một đơn vị
sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả tính trên góc độ xã hội, tất cả chi phí và lợi
ích đều tính theo giá kinh tế hay giá mờ bao gồm cả chi phí hay lợi ích mà dự
án hay chương trình tác động vào môi trường.
1.1.2.2. Bản chất hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động kinh tế. Thực chất của HQKT là vấn đề nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các
nguồn lực.
Việc làm rõ bản chất của phạm trù HQKT cần phải phân định rõ sự
khác nhau nhưng có mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả.
Kết quả phản ánh về mặt định lượng mục tiêu đạt được bằng hệ thống
các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, khơng đề cập đến cách thức, chi phí bỏ ra để đạt
mục tiêu đó. Bản thân kết quả khơng thể hiện được chất lượng.
Hiệu quả thể hiện một cách tồn diện trên mặt định lượng và định tính,
về định lượng hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa chi phí (đầu vào) và kết
quả (đầu ra). Về mặt định tính, hiệu quả khơng chỉ thể hiện qua các con số cụ


13

thể mà cịn thể hiện ngun nhân mang tính định tính để đạt được con số đó,
phản ánh được sự nhất trí và khả năng đóng góp của các mục tiêu trên thành
phần vào mục tiêu chung.
Trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định
bản chất và khái niệm hiệu quả cần phải xem xét trên các khía cạnh sau đây:

- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời
gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy
luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặt biệt tồn tại trong nhiều
phương thức sản xuất.
- Thứ hai: theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là
một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất.
- Thứ ba: hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế
hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu
vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một
kết quả thu được với một chi phí nhỏ hơn.
Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của
con người trong đời sống xã hội; Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát
triển lâu bền.
1.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt
kinh tế và chi phí để đạt được kết quả đó.
- Hiệu quả xã hội thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt xã
hội và chi phí để đạt được kết quả đó.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội thể hiện mối quan hệ giữa các kết quả tổng hợp
đạt được trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và chi phí để đạt được kết quả đó.


14

1.1.3. Kinh tế nông hộ
1.1.3.1. Khái niệm nông hộ
Nông hộ là hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp … hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động tiền vốn

của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh.
Nông hộ là hộ gia đình sống bằng nghề nơng. Hộ nơng dân có những
nét đặc trưng riêng, có cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống những đơn
vị kinh tế khác: ở nơng hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu và quản
lí, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa q trình sản xuất trao
đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó, nơng hộ có thể cùng lúc thực
hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác khơng có được.
Hộ nơng dân có những đặc điểm sau:
(i) Hộ nơng dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đợn vị sản xuất,
vừa là đơn vị tiêu dùng;
(ii) Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ của hộ từ tự
cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hố hồn tồn. Trình độ này quyết định đến
quan hệ giữa nông dân với thị trường;
(iii) Các hộ nông dân ngồi hoạt động nơng nghiệp cịn tham gia vào
hoạt động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau, nên khó giới hạn như thế
nào là một hộ nơng dân. Vì vậy, hộ nơng dân tái sản xuất giản đơn nhờ vào
ruộng đất thơng qua q trình cải tiến HTCT, nhờ đó mà tái sản xuất mở rộng
trong nơng nghiệp, phục vụ lợi ích chung của xã hội nên cần thiết phải có
chính sách xã hội đầu tư thích hợp cho lĩnh vực này.
Hộ nông dân không phải là một hình thái sản xuất đồng nhất mà tập
hợp các kiểu nơng hộ khác nhau, có mục tiêu và cơ chế hoạt động khác nhau.
Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động của nông hộ để phân biệt được các
kiểu hộ nơng dân: (1) Kiểu hộ hồn tồn tự cấp: Trong điều kiện này người


15

nơng dân ít có phản ứng với thị trường, nhất là thị trường lao động và vật tư;
(2) Kiểu nông hộ chủ yếu tự cấp, có bán một phần nơng sản đổi lấy hàng tiêu
dùng, có phản ứng ít nhiều với giá cả (chủ yếu là vật tư); (3) Kiểu hộ bán

phần lớn sản phẩm nơng nghiệp, có phản ứng nhiều với thị trường; (4) Kiểu
hộ hoàn toàn sản xuất hàng hố, có mục tiêu kiếm lợi nhuận như là một xí
nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Mục tiêu sản xuất của các hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh
doanh, cơ cấu cây trồng, quyết định mức đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư,
lao động và sản phẩm của thị trường.
Q trình phát triển của các hộ nơng dân trải qua các giai đoạn từ thu
nhập thấp đến thu nhập cao. Giai đoạn nông nghiệp tự cấp: Nông dân trồng
một cây hay một vài cây lương thực chính, năng suất thấp, kỹ thuật thô sơ, rủi
ro lớn. Do rủi ro nên việc tiếp thu kỹ thuật mới bị hạn chế và thị trường nông
thôn là thị trường chưa hoàn chỉnh. Giai đoạn kinh doanh tổng hợp và đa
dạng: Lúc mới chuyển sang sản xuất hàng hố, nơng dân bắt đầu trồng thêm
các cây hàng hoá, đa canh để giảm bớt rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp. Nhờ
có thêm thu nhập nên có thể đầu tư để cải tiến kỹ thuật và thâm canh, nếu lao
động thừa nhiều có thể phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp[20].
Theo Đặng Kim Sơn (2006) ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, các chính
sách mới một lần nữa xác lập vị trí số một của kinh tế nơng hộ nơng thơn.
Trong nơng thơn có 3 nhóm hộ chính là: (i) Nhóm hộ sản xuất hàng hố (chiếm
khoảng 30%); (ii) Nhóm hộ bước đầu đi vào sản xuất hàng hố, nhưng cịn ít
quy mơ nhỏ (chiếm gần 55%); (iii) Nhóm hộ nghèo (chiếm dưới 15% ) [37].
Theo Đào Thế Tuấn (1997) thì nơng hộ là kinh tế tự chủ và đã góp
phần to lớn vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của chúng ta trong những
năm qua[31]. Nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông
thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới cho rằng nông dân ở


16

đồng bằng sơng Hồng ln ln được hình thành trên một diện tích đất nơng
nghiệp nhất định. Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở

nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình
chuyển đổi HTCT thực chất là sự cải tiến sản xuất nơng nghiệp ở các hộ nơng
dân. Vì vậy, nông hộ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn.
Từ đó, nơng hộ chuyển sang hình thức canh tác kiểu trang trại đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Những nước cơng nghiệp phát triển như Anh
thì hình thức sản xuất có lợi nhất của các nơng hộ khơng phải là hình thành
các xí nghiệp nơng nghiệp quy mơ lớn mà các nơng hộ canh tác kiểu trang trại
gia đình dùng lao động làm thuê [12].Trang trại là một hình thức tổ chức kinh
tế trong nông-lâm-ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ
nơng dân nhưng mang tính sản xuất hàng hố. Cho dù nơng hộ chuyển đổi
hình thức như thế nào thì lực lượng lao động nông hộ là yếu tố quan trọng,
đặc biệt nông hộ sản xuất theo hình thức trang trại bất kỳ ở quốc gia phát triển
hay đang phát triển thì đây là lực lượng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản
phẩm cho xã hội để thu về lợi nhuận cao cho chính họ trong thế kỷ XXI [12].
1.1.3.2. Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ sống ở nông thôn, bao gồm cả thu
nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hộ nông dân là các nơng hộ có
phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản
xuất nơng trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bằng tham gia hoạt động trong thị trường với một trình độ ít
hồn chỉnh. Tác giả Fanks Ellis cho rằng nông dân là các hộ nông nghiệp chỉ
hợp nhất từng phần vào thị trường không hồn hảo và khơng đầy đủ [7].
Như vậy, hộ nơng dân đang tiến hố từ tình trạng tự cấp sang sản xuất
hàng hoá ở các mức độ khác nhau và quá trình cải tiến cơ cấu cây trồng gắn


17

với thị trường được thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thực tế cho

thấy, nếu khơng có sự hỗ trợ của Nhà nước, quá trình này cũng diễn ra nhưng
rất chậm và trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh các vấn đề cản trở tiến trình
cải tiến cơ cấu cây trồng, cải tiến hệ thống canh tác.
Ở nước ta, sau hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng khố VII thì các
nơng hộ tự chủ, với tư cách là các chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông thơn
phải là lực lượng chủ yếu tham gia và góp phần quan trọng vào công cuộc
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Sự tham gia của nông hộ vào CNH,
HĐH chủ yếu thông qua các hoạt động kinh tế của nông hộ theo sự định
hướng của Nhà nước và được hỗ trợ của các thành phần kinh tế quốc doanh.
Theo Hoàng Việt (1998) [16], kinh tế hộ nông thôn ở nước ta trong những
năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng cịn những tồn tại
khơng nhỏ đó là:(I) Tỷ lệ hộ nơng nghiệp cịn cao; (II) Bình quân ruộng đất
nông nghiệp mỗi hộ rất thấp; (III) Mức trang bị kỹ thuật còn ở mức thấp; (IV)
Thu nhập của nơng hộ chưa ở mức cao; (V) Trình độ dân trí cịn ở mức thấp,
nhiều nơi cịn rất lạc hậu, số người mù chữ ở vùng cao còn mức cao (50%).
Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra q trình phân cơng, tổ chức
lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. Với
tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều góc độ:
Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực, vốn.
Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề,
vùng lãnh thổ …
Trong đó: Hầu hết gia đình ở nơng thơn là những người gắn bó ruột
thịt, cị cùng huyết thống chủ hộ thường là ông, bà, cha, mẹ, … và các thành
viên trong gia đình là con cháu.
Cịn hộ nông dân trong điều kiện Việt Nam hiện nay được hiểu là một
gia đình có tên trong bản kê khai hộ khẩu riêng, gồm chủ hộ và những người
cùng sống trong hộ gia đình đó.



×