Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

CƠ sở lý LUẬN và lí THUYẾT về KỊCH TƯƠNG tác và KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG dạy học nói CHUNG và dạy học làm văn tự sự nói RIÊNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.56 KB, 30 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÍ THUYẾT VỀ KỊCH TƯƠNG TÁC
VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC NÓI
CHUNG VÀ DẠY HỌC LÀM VĂN TỰ SỰ NÓI RIÊNG

Sự ra đời của kịch tương tác trong lịch sử kịch nghệ thế
giới
Kịch tương tác chắc hẳn còn là một khái niệm khá mới
mẻ với bạn đọc ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là chúng ta
cần tránh nhầm lẫn với khái niệm “kịch ứng tác” đang thịnh
hành. Kịch tương tác là một hình thức kịch của một tác giả biên kịch, đạo diễn, chính trị gia – Augusto Boal người
Brazil đề xuất dựa trên sự dung hịa chủ trương lạ hóa của
Bretch với chủ trương diễn viên phải sống là nhân vật của
Stanilavski. Để hiểu rõ hơn về sự ra đời của kịch tương tác,
chúng ta cần có một cái nhìn tổng qt về tồn bộ tiến trình
hình thành và phát triển của kịch nghệ.
Theo Aristotle, cũng như theo Hegel và Marx, dù tồn tại
dưới bất cứ cách thức, thể loại hay phong cách nào, nghệ
thuật đều là một con đường cảm quan để chuyển tải những
loại hình tri thức nhất định – chủ quan hay khách quan, cá
nhân hay xã hội, cụ thể hay toàn thể, trừu tượng hay thực tế,


kiến trúc thượng hay hạ tầng. Và cụ thể, sân khấu kịch chịu
tác động nghiêm ngặt từ xã hội hơn hẳn so với những nghệ
thuật khác, vì nó tương tác trực tiếp và có sức thuyết phục
với cơng chúng hơn. Sự phối hợp này còn ở trong việc dàn
dựng ngoại cảnh cũng như trong nội hàm các ý tưởng trong
kịch bản.
Vì vậy, để tiện theo dõi cũng như quy chiếu đến hướng
của đề tài luận văn, chúng tôi xin được phép làm một phép
thống kê về sự ra đời của kịch nghệ với hai trục: một là lịch


đại, hai là mối quan hệ giữa sân khấu – diễn viên với khán
giả. Lí do của sự xuất hiện trục thứ hai bắt nguồn từ chính
quan niệm về vị trí giữa khán giả và các nhân vật được thay
đổi qua các phong cách, thời kì. Điều này sẽ được chúng tơi
trình bày rõ hơn sau đây.

Bi kịch cổ Hi Lạp
Bi kịch cổ Hi Lạp có nguồn gốc từ sự thay đổi về xã
hội, từ chỗ hình thức kiếm ăn chủ yếu là săn bắt, hái lượm,
chưa có xã hội, văn hóa, tơn giáo và nỗi sợ xoay quanh họ
là các hiện tượng tự nhiên và thú ăn thịt cho đến những năm
8500 TCN (trước công nguyên) đã xuất hiện sản xuất lương


thực. Ở trong chính giai đoạn giao thoa này, những nghi lễ
để thể hiện sự sợ hãi và cầu mong thời tiết, thú dữ không
làm hại xuất hiện song song với những nghi lễ thờ cúng
thần linh cho mùa màng bội thu. Và trong số những bộ lạc
đó, các nghi lễ đầu tiên với các điệu múa thể hiện một câu
chuyện thay vì chỉ nằm dưới dạng một chuyển động cơ thể
mang một ý nghĩa đơn lẻ. Và đó được cho là mầm mống
đầu tiên của các hình thức sân khấu.
Cho tới tận thế kỉ 6 TCN, mới là thời điểm được nhiều
người cơng nhận là sự ra đời chính thức của Sân khấu kịch.
Đó là thời gian mà các bộ lạc (vài trăm người) đã được hình
thành, hầu như mọi người đều có quan hệ huyết thống hoặc
hơn nhân hoặc cả hai với nhau. Xen giữa các bộ lạc và tù
trưởng quốc là những bộ lạc có thủ lĩnh – là những người có
quyền quyết định xử lí những mâu thuẫn nội bộ, họ bắt đầu
có những đặc quyền và xu thế chiếm dụng những vùng đất

màu mỡ. Đây chính là một trong những lí do của sự xuất
hiện bi kịch. Dưới hình thức chúc mừng sau khi mùa màng
bội thu, thờ thần rượu và nho Dinonysus, các vở bi kịch
được ra đời trước tiên. Khởi thủy của nó có liên hệ tới
những nghi lễ tơn giáo cho nên bi kịch Hi Lạp có tính trang
trọng, thi vị và nặng triết lí. Bi kịch thời này nổi bật với ý


thức về cơng lí, chuyển từ quan niệm trả thù/ báo thù
ngun thủy sang ý thức giác ngộ, cơng lí khách quan do
quốc gia đảm nhiệm.
Thời kì này nổi bật với ba cái tên: Aeschylus, Sophocles
và Euripides. Sau thời kì của bộ ba này, người có ảnh hưởng
lớn nhất, khơng chỉ trong thời đại của ơng mà có lẽ là mọi
thời đại, Aristotle. Ơng có vai trị quan trọng trong việc đề
ra những nguyên tắc cơ bản của bi kịch mà vẫn được sử
dụng đến ngày nay, cấu trúc 3 phân đoạn.
Hài kịch cổ và Tân Hài kịch
Sau đó ít lâu, khoảng năm 400 TCN thì Hài kịch cổ ra
đời với cái tên tiêu biểu là Aristophanes. Nếu bi kịch suy
tàn sau năm 400 trước Tây lịch thì hài kịch vẫn cịn tồn tại
một cách mạnh mẽ, chỉ có điều hài kịch lúc này đã thay đổi
một cách sâu xa đến nỗi những hài kịch viết sau năm 338
trước Tây Lịch đều được gọi là Tân Hài kịch. Lúc này,
những tình tiết của đời sống riêng tư đã thay thế những
châm biếm chính trị, xã hội và sự tưởng tượng của hài kịch
cổ. Tân Hài kịch, hầu hết bố cục đều dựa vào những tung
tích được giấu kín, vào sự trùng hợp ngẫu nhiên và vào



những gì được thừa nhận. Những bản hợp tấu chỉ cịn đóng
vai trị tiếp nối giữa các màn kịch mà thôi.
The Roman Games
Đây là quãng thời gian Hi Lạp bị thay thế bởi La Mã.
Việc hình thành các quốc gia là không đủ với bộ phận lãnh
đạo, với chủ quan ham chiến hay khách quan là duy trì sự
thịnh vượng, cơ bản là duy trì khả năng cung cấp lương
thực, không bị xâm chiếm bởi các quốc gia láng giềng. Với
tất cả các mục tiêu trên, dẫn đến tình trạng gia tăng sản xuất
lương thực, thặng dư đã bắt đầu nhen nhóm từ đây. Trong
thời kì này bắt đầu xuất hiện tầng lớp nơ lệ bởi lí do họ
buộc phải sản xuất nhiều hơn cho những bộ phận chuyên
biệt của xã hội hoặc bị bắt làm tù binh sau những cuộc xâm
lăng. Có thể nói vì thế mà thời kì này được coi là thời kì mà
chủ nghĩa anh hùng được lên ngơi. Sau khi qua khỏi thời kì
mơng muội, cần được giáo huấn để không chém giết lẫn
nhau trong cùng một cuộc gia thì giờ là lúc họ cần khơi dậy
tinh thần chinh phục lẫn nhau, khơi dậy chiến tranh giữa
các quốc gia khác nhau.
Hai nhà văn La Mã, Plautus và Terence đã đạt được sự
nổi tiếng lâu dài trng những thập kỉ trước và sau năm 200


TCN. Plautus tạo ra một hình thức giải trí vui nhộn gần với
trò hề, Terence cho một bộ phim hài tinh tế hơn nhưng
không nhà văn nào phát minh ra một cốt truyện đơn lẻ, tất
cả đều được vay mượn từ bộ phim Hi Lạp. Các vở kịch La
Mã lại được trình bày như một phần của sự kiện rộng lớn
hơn (Athens), vì thế nó tồn tại dưới dạng là các trò chơi La
Mã (The Roman Games). Tại đây, các dũng sĩ của đế chế

được tơn vinh, tính khát máu được khơi dậy, các tượng đại
anh hùng ra đời và tồn tại trong suốt thời kì chủ nơ.
Kịch thời phong kiến
Sau khi Đế chế thất bại và chế độ chủ nơ – nơ lệ suy yếu,
sự nhen nhóm của tơn giáo giúp những nhà chinh phục có
được lực lượng quân đội mà mình mong muốn. Đế chế
cũng đánh mất dần thế lực của mình tại các vùng đất xa xơi
khỏi Rome, buộc phải chia cắt đất đai cho các cận thần,
tướng lĩnh tạo thành các kiến ấp, hình thành chế độ phong
kiến. Rất nhanh các kiến ấp tạo sự thịnh vượng cho bản
thân mình và kêu gọi sự đồn kết dân tộc, dưới một ngọn cờ
- ngọn cờ tôn giáo. Với sự ổn định nội tại độc lập đó, kéo
theo sự trở lại của sân khấu kịch với mục đích rất rõ ràng là
truyền bá tôn giáo.


Những nhân vật kịch điển hình thời phong kiến thường
khơng phải là con người, mà là sự trừu tượng hóa của
những giá trị đạo đức, tôn giáo – nhưng điều không tồn tại
trong thế giới vật chất thực. Tiêu biểu là Cám dỗ (Lust), Tội
lỗi (Sin), Đức hạnh (Virtue), thiên thần (Angel), Ác quỷ
(Devil),… Chúng không phải là những nhân vật – chủ thể
của hành động kịch mà là khách thể đại diện cho những giá
trị mà chúng tượng trưng. Ví dụ, Ác quỷ thì khơng hề có
quyền hành động tự chủ, hắn chỉ đơn thuần hoàn thành
nhiệm vụ cám dỗ con người.
Trong bối cảnh đó thì 4 kiểu Kịch ra đời bao gồm: Kịch
tế lễ (là những vở kịch ngắn do những tu sĩ trình diễn như
một bộ phận của buổi lễ trong các nhà thờ); Kịch tôn giáo
(kịch dịch chuyển ra ngoài đường phố, viết dưới dạng thơ

để dạy giáo lí Thiên Chúa); Kịch phép lạ và Kịch đạo đức.
Kịch thời tư sản
Nền tảng tôn giáo cũng như quyền lực cha truyền con nối
ăn sâu tới nỗi chỉ khi xã hội kiệt quệ vào 600 – 700 năm
sau, thế kỉ XVII, bắt đầu mới có sự thay đổi. Sự thay đổi
đến từ những người nhận thức được sự bất công nhất – tầng
lớp tiểu thương. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã đánh


đổ một trong những nhà nước phong kiến lâu đời nhất của
lục địa già. Nó cũng kéo theo những sự sụp đổ trên toàn bộ
lục địa, mở đường cho thời kì phục hưng và chinh phục tân
thế giới (Châu Mỹ). Và Shakespeare đã sử dụng bi kịch để
truyền bá một cách trọn vẹn và hợp pháp tư tưởng của xã
hội mới, đả kích xã hội phong kiến. Thời kì này, hình ảnh
con Ác quỷ chung biến mất và thay vào đó là những con
quỷ đội lốt người – Qúy bà Macbeth, Iago, Cassius, Vua
Richard III,… Họ không đơn thuần là những “ác quỷ điển
hình” hay “thiên thần ác quỷ” mà là những con người trần
tục, những người đã tự nguyện chọn con đường trở thành ác
quỷ.
Kịch hiện đại
Chủ trương lạ hóa sân khấu của Berolt Bretch
Nhiều chủ trương lạ lùng đã được đề xuất và phát triển
thành một trường phái, đó là kịch phi lí của Samuel Beckett
và chủ trương lạ hóa sân khấu của Berolt Bretch. Khái niệm
phi lí nhìn trên logic học thì bất cứ những gì tồn tại trái với
các quy tắc logic đều được coi là phi lí nhưng trong khái
niệm kịch phi lí thì nó cịn có nghĩa thứ hai thuộc về bình
diện lí luận nhận thức. Tất cả những gì chống lại năng lực

nhận thức, chống lại lí trí, khơng thể giải thích được bằng tư


duy thì đều được coi là phi lí. Như vậy cái phi lí ở đây là cái
phản lí tính.
Khác với tâm thế khai thác sự phi lí trong những gì
khơng thể lí giải nổi, Berolt Bretch lí giải rằng trong suốt
chiều dài lịch sử, cũng như vị trí giữa những người nô lệ,
dân đen, vô sản với giai cấp thống trị, vị trí giữa người khán
giả và các nhân vật/ diễn viên/ đạo diễn của màn kịch không
hề thay đổi. Chúng ta ngưỡng vọng họ theo nhiều cách
khác nhau để rồi quên mất mục đích sống của chúng ta,
đánh mất khả năng tư duy của chúng ta, để sống theo cách
mà họ mong muốn. Ơng chủ trương “lạ hóa” sân khấu, phải
cách biệt sân khấu với khán giả khiến cho họ không thể ảo
tưởng sân khấu giống cuộc đời thực, do đó mà khơng thể
hịa nhập vào với nhân vật mà qn đi vai trị khán giả của
mình.
Để thể hiện được quan điểm của mình, Bretch đã sử
dụng cấu trúc Sử thi để khán giả tập trung vào những vấn đề
đang được hiển thị hơn là việc quan tâm đến các nhân vật
và cảm xúc của họ. Điều này bị vấp phải sự thất bại từ đầu
bởi vở diễn Bà mẹ dũng cảm và các con. Mục tiêu của
Bretch trong vở kịch là để cho khán giả thấy rằng bà mẹ đã
sai vì khơng hiểu biết về hồn cảnh cơ và các con đang ở,


bà không được mô tả là một nhân vật cao quý nhưng ngược
lại, sau vở kịch, phần đông khán giả có cảm tình với bà mẹ.
Liên hệ một chút với hệ thống ba phân đoạn mà Aristole

đã đưa ra từ 2000 năm trước thì rõ ràng nghệ thuật đã bị
“thao túng” và khán giả đã bị “thanh tẩy” như thế nào.

Trên đây là sơ đồ hệ thống bi kịch Aristotle mà Boal đã
phân tích.
Kịch ứng tác
Trái ngược với Bretch, Konstantin Stanilavski, nhà soạn
kịch người Nga đã đưa ra một quan điểm khác về sân khấu.
Với ông, diễn viên phải sống là nhân vật chứ không phải
diễn lại vai diễn của nhân vật đó. Khía cạnh trong diễn xuất
mà Stanilavski và nhà soạn kịch người Pháp Jacques
Copeau cùng nhau đưa ra là việc đào tạo và tập luyện kĩ
năng diễn xuất ứng tác cho diễn viên nhằm giúp các diễn
viên hòa vào vai diễn, nền tảng hiện đại của Kịch ứng tác.
Tâm kịch
Tâm kịch là một phương pháp hành động, thường được
sử dụng như một liệu pháp tâm lí trong đó khách hàng sử


dụng kịch tính hóa tự phát, chơi trị chơi và trình bày kịch
tính để tra cứu và hiểu sâu hơn về cuộc sống của họ. Được
phát triển bởi Jacob L. Moreno, tâm kịch bao gồm các yếu
tố của sân khấu, thường được thực hiện trên sân khấu hoặc
trong một không gian phục vụ như một khu vực sân khấu,
nơi có đạo cụ có thể được sử dụng. Một nhóm trị liệu tâm lí,
dưới sự chỉ dẫn của một nhà tâm lí học có kinh nghiệm, tái
hiện lại cuộc sống thực, các tình huống trong quá khứ, diễn
ra ở hiện tại. Ở thể loại này chúng ta có thể thấy vai trị
được đảo ngược: nhân vật chính bước ra khỏi vai trị của
mình và ban hành vai trị của một người có ý nghĩa trong

cuộc sống của họ. Hành động này có thể giúp nhân vật
chính hiểu được vai trị của người khác và giúp nhà trị liệu
hiểu rõ hơn về sự năng động của mối quan hệ và tăng sự
đồng cảm của nhân vật chính.
Kịch tái hiện
Kịch tái hiện là một hình thức ban đầu của sân khấu ứng
tác trong đó khán giả hoặc thành viên trong nhóm kể những
câu chuyện từ cuộc sống của họ và xem chúng đã được tái
hiện ngay tại chỗ. Hình thức kịch tái hiện được phát triển
bởi Fox và Salas sử dụng các hình thức sân khấu thành
phần, được phát triển từ nguồn trong các rạp hát ngẫu hứng,


kể chuyện và tâm kịch. Các thành phần này bao gồm các
phân đoạn (tình tiết) và các hình thức kể chuyện hoặc không
kể chuyện bao gồm “các tác phẩm điêu khắc lỏng”, “cặp”
và “điệp khúc”.
Kịch tương tác
Kịch tương tác ra đời dựa trên nền tảng lí thuyết của
Augusto Boal – Kịch của những người bị áp chế. Trong
cuốn “Kịch của những người bị áp chế”, Boal đã tập trung
phân tích vị trí của khán giả và diễn viên trong từng thi
pháp kịch được đề xuất từ thời Aristotle cho tới Hegel rồi
Bretch. Để rồi từ đó, ơng đã đề xuất ra một hệ thống thi
pháp mới, được gọi là thi pháp của người bị áp chế. Trong
đó, ơng đã đề xuất rất nhiều các kĩ thuật và một trong số đó
là Kịch tương tác.
Kịch tương tác chính là chìa khóa để trả lời câu hỏi khán
giả đứng ở đâu trong vở kịch, hay nói cách khác, khán giả
có thể làm được gì. Kịch tương tác được tổ chức giống như

những forum mà tất cả những người tham gia sẽ có một câu
chuyện và cùng nhau tạo nên kịch bản và diễn lại vở kịch
đó. Trong q trình diễn, vở kịch luôn được kiến tạo lại
nhiều lần bằng cách: các diễn viên khác ngồi xem có thể


dừng vở kịch đang diễn và đề xuất một cách giải quyết khác
cho nhân vật trong vở kịch và rồi vở kịch sẽ được diễn lại
với cách giải quyết đó. Cứ như vậy cho đến khi vở kịch đi
đến cùng thì đồng nghĩa là có rất nhiều cách giải quyết đã
được đề xuất và những người tham gia có thể nhìn thấy rất
nhiều khả năng có thể xảy ra từ mỗi cách giải quyết đó để
đưa ra lựa chọn cuối cùng cho mình.


Tiểu kết: Có thể thấy, trong Kịch truyền thống khán giả
đóng một vai khá thụ động với màn kịch. Hồn tồn khơng
có sự giao lưu giữa khán giả - diễn viên hoặc các khán giả
với nhau một cách trực tiếp trong các vở kịch. Khán giả sẽ
là người xem, tiếp thu những điều màn kịch được phô diễn
và “đi theo” cách mà các diễn viên đang dẫn dắt với một
thơng điệp, ý đồ nào đó có sẵn. Điều nay sẽ được thay đổi
trong toàn bộ hệ thống Kịch hiện đại khi khán giả được chủ
động hơn trong việc tiếp nhận màn kịch. Từ việc khán giả
không bị “dắt mũi” đi theo diễn viên mà được đứng hẳn ở
phía ngoài để đánh giá cho đến việc được trực tiếp tham gia
vào vở kịch như một diễn viên để cùng kiến tạo vở kịch đó.


Cách thức vận hành kịch tương tác

Kịch tương tác chính là sản phẩm của quá trình đi tìm
cái mới trong việc cải thiện vị thế của khán giả khi xem/
tham gia đóng kịch. Kịch tương tác chú trọng làm việc với
những câu chuyện và kinh nghiệm/ trải nghiệm thực tế của
người tham gia, từ đó tự viết kịch bản hoặc thay đổi kịch
bản hoặc làm quen với kịch bản một cách dễ dàng hơn.
Để có thể chuyển hóa khán giả từ người chứng kiến thành
nhân vật chính, Boal đã đề xuất một kế hoạch gồm bốn giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Hiểu về cơ thể. Trong giai đoạn này, những
người tham gia sẽ được thực hiện một loạt các bài tập để
bước đầu làm quen giải phóng hình thể, tìm hiểu nhiều hơn
về cơ thể của mình, trong đó bao gồm những “biến dạng xã
hội và khả năng phục hồi của nó”.
Giai đoạn 2: Biểu cảm cơ thể: một loạt các trò chơi giúp
người tham gia có thể thoải mái hơn trong việc sử dụng
hình thể để giao tiếp. Các trị chơi trong giai đoạn này sẽ tập
trung hướng vào việc người tham gia sử dụng hình thể một
cách có ý thức và nhịp nhàng, biến nó thành một thứ giao
tiếp thơng dụng hơn cả ngôn ngữ hàng ngày.


Giai đoạn 3: Kịch như là ngôn ngữ: xem tất cả những
người tham gia như chưa biết gì về kịch, giai đoạn này tiếp
tục chia thành các cấp độ giúp cho người tham gia có thể
được trải nghiệm tự nhiên nhất các thao tác để tạo ra một vở
kịch:
+ Cấp độ 1: Kịch song song: Khán giả viết kịch bản đồng
thời với diễn xuất của các diễn viên
+ Cấp độ 2: Kịch hình ảnh: Khán giả can thiệp trực tiếp,

lên tiếng thơng qua những hình ảnh tạo ra từ cơ thể của diễn
viên
+ Cấp độ 4: Kịch tương tác: Khán giả trực tiếp can thiệp
vào hành động kịch và diễn
Giai đoạn 4: Kịch đàm luận: các diễn viên – khán giả tạo
ra những cảnh tượng kịch dựa trên nhu cầu của người đó,
nhằm thảo luận những chủ đề nhất định hoặc diễn tập một
vài hành động cụ thể.
Căn cứ vào lí thuyết này, một forum được diễn ra theo
đúng 4 giai đoạn trên và như vậy, Kịch tương tác xuất hiện
như là một kĩ thuật ở cấp độ cao nhất, nơi mà khán giả được
tham gia trực tiếp vào vở kịch. Vì vậy, cách mà kịch tương


tác vận hành khơng bao giờ là đứng một mình, nó ln đi
kèm với các bài tập và đảm bảo đúng 4 giai đoạn trên.
Dưới đây là cách mà Kịch tương tác vận hành:
Bước

Loại 1

Loại 2

Trò chơi Diễn viên và người xem cùng nhau tham gia một số
tâm thế
trò chơi nhằm giải phóng cơ thể, lời nói của mình.
Đây đều là những trị chơi có thể có liên quan đến
chủ đề mà joker muốn lựa chọn cho buổi forum.
Bước 2


Diễn viên sẽ diễn một
vở kịch sau khi joker
đã dẫn dắt từ những trò
chơi ở bước 1

Joker sẽ dẫn dắt từ những
trò chơi ở bước 1 và đưa ra
cuộc thảo luận cho cả diễn
viên và người xem (cuộc
thảo luận nằm trong mục
đích của joker nhằm đưa
đến 1 câu chuyện nào đó)

Bước 3

Khi diễn đến 1 đoạn
nào đó, vở kịch được
dừng lại và những
người tham gia cùng
nhau thảo luận. Sau
đó, joker sẽ đặt câu
hỏi: “nếu được là 1
người trong vở kịch
đó, bạn có làm như
diễn viễn của chúng tơi
khơng?”. Sau đó,
người xem có thể lựa
chọn 1 vai mà mình

Joker dừng lại ở một vài

mâu thuẫn nào đó nằm
trong chủ đề và mời một số
người xem tình nguyện lên
sân khâu diễn tả cảm xúc,
trạng thái của mình tại thời
điểm có mâu thuẫn đó.
Sau đó, những người cịn lại
sẽ lựa chọn một mâu thuẫn
và những người lựa chọn
giống nhau sẽ vào 1 nhóm
và cùng nhau xây dựng một
vở kịch mà trong vở kịch đó


muốn thay đổi, lên có xuất hiện cảm xúc, trạng
diễn lại đoạn kịch mà thái của mâu thuẫn mà
mình muốn cùng diễn nhóm mình đã chọn.
viên để xem vở kịch sẽ
thay đổi như thế nào.
Bước 4

Sau khi đã thay đổi vở Sau một thời gian thảo luận,
kịch, mọi người thảo các nhóm lần lượt lên diễn.
luận với nhau.
Sau mỗi vở diễn, các nhóm
Vở kịch lại tiếp diễn sẽ ngồi và thảo luận với
với các diễn viên (theo nhau.
đúng kịch bản)
Mời một người trong các
nhóm khác lên thay thế 1

vai bất kì trong vở kịch của
nhóm vừa diễn.

Bước 5

Lặp lại bước 3

Bước 6

Vở kịch kết thúc, mọi người thảo luận:

Lặp lại bước 4

+ Điều gì khiến cho những nhân vật của chúng ta
làm như vậy?
+ Khi ta thay đổi một nhân vật nào đó, những chuyện
gì đã xảy ra?
+ Bài học của chúng ta là gì?


Trong tồn bộ cách thức vận hành này, chúng tôi tập trung
chú ý vào giai đoạn “viết” kịch bản. Bởi theo cách nào đi


chăng nữa thì một số nguyên tắc và các bước tạo ra kịch
bản và diễn lại kịch bản đó vẫn giữ ngun.
Có thể hình dung ra các bước mà kịch tương tác đã làm
để tất cả những người tham gia đều có thể xây dựng kịch
bản và diễn vở kịch đó (ở đây chúng tơi nhấn mạnh đến sự
tham gia một cách chủ động của tất cả khán giả):

Xác định tư tưởng: Tham gia trị chơi, thảo luận và tìm ra chủ đề của forum

Xác định các nhân vật: từ chủ đề, xây dựng một chuỗi các nhân vật có liên quan

Xác định nội dung đối thoại cao trào: từ chủ đề, tái hiện lại một cảm xúc, tư thế ở giai đoạn cao trào nhất

Xác định bố cục: từ sự kiện cao trào, lên ý tưởng cho cấu trúc của kịch bản

Xác định các nội dung đối thoại khác: từ sự kiện cao trào và bố cục, tìm ra các sự kiện tiền và hậu cao trào

Xây dựng cảnh trí: bối cảnh, đạo cụ,...

Sản phẩm đầu ra mà những người tham gia có được sau
các bước trên chính là một kịch bản, thường được tóm gọn
lại bằng một sơ đồ như sau:


Sự kiện cao trào
Sự kiện tích tụ

Sự kiện diễn
biến

Giải quyết tức
thời
Hành động giải
quyết lâu dài

Mở đầu


Để làm được các bước như trên, kịch tương tác chủ yếu
sử dụng các trò chơi để thơng qua đó, người tham gia vừa
cùng nhau kiến tạo các yếu tố của vở kịch, vừa giải phóng


hình thể và làm quen với chính cơ thể của mình.
Tiểu kết: Như vậy, cách mà kịch tương tác đang đi là để cho
tất cả người tham gia có cơ hội được tiếp xúc thật với các
cơng đoạn để có một vở kịch một cách chủ động nhất. Sự
tham gia một cách tích cực được cụ thể hóa bởi việc họ
cùng nhau tham gia các bài tập, cùng nhau tạo ra chủ đề và
nội dung của vở kịch, cùng nhau kiến tạo lại vở kịch qua
phương pháp (kĩ thuật) đổi vai trong quá trình diễn. Tất cả

Kết thúc


điều đó đang là một nỗ lực để thay đổi vị thế của người xem
– diễn viên, giúp cho chính khán giả được tiếp cận đến kịch
nghệ như là cuộc sống thường nhật.
Dạy học làm văn tự sự - từ thực tiễn đến đề xuất hướng
tiếp cận từ thể loại
Văn tự sự trong nhà trường
Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở
lấy sáu kiểu văn bản sau làm trục đồng quy và giảng dạy
theo cả hai cách là tiếp nhận và tạo lập: tự sự, miêu tả, biểu
cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành. Trong đó, kiểu bài
tự sự được dạy với tư cách là tạo lập văn bản có kết cấu như
sau:
Lớp


Tên bài

Lớp 6 Tìm hiểu chung về văn tự sự

Thời
lượng
2 tiết

Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

2 tiết

Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

1 tiết

Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

2 tiết

Lời văn, đoạn văn tự sự

1 tiết

Luyện nói kể chuyện

1 tiết

Ngơi kể, lời kể, thứ tự kể trong văn kể

chuyện

2 tiết


Kể chuyện đời thường

1 tiết

Kể chuyện tưởng tượng

1 tiết

Thi kể chuyện

1 tiết

Viết các bài kể chuyện

4 tiết

Lớp 7 Bài viết kể chuyện và miêu tả

Lớp 8

Tóm tắt văn bản tự sự

1 tiết

Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự


1 tiết

Miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự

1 tiết

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với
miêu tả và biểu cảm

1 tiết

Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với
miêu tả và biểu cảm

1 tiết

Bài viết

2 tiết

Luyện nói: kể chuyện theo ngơi kể kết hợp
với miêu tả và biểu cảm

1 tiết

Lớp 9 Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự

1 tiết


Miêu tả trong văn bản tự sự

1 tiết

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1 tiết

Nghị luận trong văn bản tự sự

1 tiết

Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng
yếu tố nghị luận

1 tiết

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm

1 tiết


trong văn bản tự sự
Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và
miêu tả nội tâm

1 tiết

Người kể chuyện trong văn bản tự sự


1 tiết

Ôn tập tập làm văn tự sự

2 tiết

Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy văn tự sự được
dạy trong chương trình trung học cơ sở theo 2 mạch:
Mạch 1: hướng tiếp cận là theo các chủ đề của văn tự sự:
đời thường, tưởng tượng.
Mạch 2: hướng tiếp cận là theo các yếu tố tự sự, nhưng
tập trung vào nhân vật chứ chưa khai triển về cốt truyện.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 đã có nhắc đến khái
niệm nhân vật và sự kiện nhưng chưa có các thao tác để HS
có thể xây dựng được nhân vật và sự kiện cho câu chuyện.
Chương trình Tập làm văn lớp 8, nhìn về tổng thể là sự
hồn thiện tương đối trong việc hình thành một câu chuyện
hồn chỉnh, trong đó có nhấn mạnh đến yếu tố miêu tả và
biểu cảm trong bài văn tự sự. Việc lấy trục là các yếu tố thể
loại như vậy là chưa đủ bởi lẽ sẽ rất khó để HS có thể tổng
hợp và có được kĩ năng tạo lập một câu chuyện hồn chỉnh,
ngồi kể chuyện cịn có miêu tả và biểu cảm bổ trợ.


Các yếu tố của một tác phẩm tự sự
Trong “Giáo trình lí luận văn học” của tác giả Lê Lưu
Oanh có đề cập tới các yếu tố cơ bản của cấu trúc tác phẩm
tự sự như sau:
Một là, sự kiện: là những sự việc xảy ra trong đời sống,
là những hành động, việc làm, những sự gặp gỡ… có khả

năng làm bộc lộ bản chất nhân vật, thay đổi mối quan hệ
người và người, làm thay đổi cảm xúc, tình cảm, nhận thức,
thậm chí số phận nhân vật [18, tr173]. Với khái niệm này,
trong SGK trung học cơ sở ở lớp 6 đã có nhắc đến nhân vật
và sự kiện. Tuy nhiên, ở các bài học sau đó, khơng có một
bài học cụ thể nào nói đến việc làm thế nào để xây dựng
được nhân vật và sự kiện cho câu chuyện của mình.
Hai là, cốt truyện: có hai cách hiểu về khái niệm cốt
truyện. Một là, cốt truyện là hạt nhân cơ bản của câu
chuyện với trật tự các sự kiện theo tuyến tính. Hai là, cốt
truyện đã được nghệ thuật hóa nằm những mục đích tư
tưởng và thẩm mĩ nhất định: đan xen các tuyến nhân vật,
phát triển các thành phần phụ, đảo lộn trật tự thời gian, lắp
ghép các mơ típ, đầu cuối tương ứng…[18, tr174]. Từ đó,
các tác giả đề xuất cách hiểu cốt truyện là chuỗi sự kiện có


tính liên tục trước sau, có quan hệ nhân quả hoặc liên hệ về
ý nghĩa, vừa có tác dụng biểu hiện tính cách, số phận nhân
vật, vừa xây dựng bức tranh đời sống hiện thực, vừa là yếu
tố gây hấp dẫn cho người đọc [18, tr175]. Như vậy, cốt
truyện chính là xương sống của toàn bộ câu chuyện. Khi
xây dựng được cốt truyện, chính là lúc câu chuyện được
thành hình. Tuy nhiên, trong SGK trung học cơ sở cũng
khơng có bài học nào nhắc đến khái niệm hay đưa thành
thao tác để HS hình thành được cốt truyện.
Ba là, nhân vật: loại nhân vật có tên tuổi, có lịch sử, có
q trình, có số phận. Nhân vật tự sự được tập trung khắc
họa tương đối cụ thể ở nhiều phương diện: ngoại hình,
hành động, nội tâm và trong mối quan hệ với các nhân vật

khác [18, tr176]. Dựa vào khái niệm này, nhân vật được
xây dựng trong câu chuyện thường được khắc họa rõ nét
thông qua thao tác mô tả và những chỉ dẫn cho hành động,
lời thoại. Điều này chỉ được chương trình hiện hành hướng
dẫn rất chung chung qua các bài học kết hợp yếu tố miêu tả
vào trong bài văn tự sự.
Ngoài 3 yếu tố vừa kể, trong cấu trúc bài văn tự sự cịn có
người kể chuyện. Yếu tố này đã được chương trình hiện
hành làm rất rõ ngay từ lớp 6.


Nhìn lại hệ thống kiến thức làm văn tự sự trong chương
trình trung học cơ sở, có thể thấy vị trí của chương trình
làm văn tự sự lớp 8 là hồn thiện q trình làm văn tự sự,
ngồi việc kể được một câu chuyện, HS biết cách “tô vẽ”
cho câu chuyện đó bằng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Làm văn tự sự - tiếp cận theo hướng thực hành các
thao tác tạo lập một thể loại văn học
Đến lớp 8, việc tạo lập được một văn bản hoàn thiện về
mặt cấu trúc và chặt chẽ về nội dung là hoàn toàn phù hợp
với năng lực của HS. Đặc biệt, trong phân môn tập làm văn,
cụ thể là làm văn tự sự, căn cứ vào những hiểu biết nền tảng
ở lớp dưới, chủ yếu là lớp 6, HS đã có thể viết một câu
chuyện hoàn chỉnh. Việc cung cấp cho HS ở lớp 6 những
hiểu biết về một số yếu tố của cấu trúc tự sự thực sự cần
thiết và trở thành định hướng cơ bản trong việc dạy học làm
văn tự sự. Đến chương trình tập làm văn lớp 8, sau khi HS
đã có thể viết được một câu chuyện hoàn chỉnh ở lớp 6 với
yêu cầu cơ bản là có nhân vật, sự kiện, lời thoại, ngơi kể thì
yêu cầu của bài văn tự sự cũng nâng lên ở chỗ HS biết sử

dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để hoàn thiện một bài văn
tự sự.
Tuy nhiên, dạy học đơn lẻ việc áp dụng yếu tố miêu tả
và biểu cảm như vậy khơng có hiệu quả nhiều trong việc


×