Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN của DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ TRONG nền KINH tế đức NHỮNG năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 206 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ĐÌNH HƯNG

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRONG NỀN KINH TẾ ĐỨC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THANH ĐỨC
2. PGS.TS. ĐẶNG MINH ĐỨC

HÀ NỘI-2020

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của mình và khơng trùng lặp
với bất cứ cơng trình nào của các tác giả khác. Các số liệu được sử dụng trong
luận án có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án



Trần Đình Hưng

i


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 9
1.1. Những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến luận án .............. 9
1.1.1. Nhóm cơng trình đề cập khn khổ lý thuyết của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ................................................................................................................ 9
1.1.2. Nhóm cơng trình đề cập đến vai trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
......................................................................................................................... 13
1.1.3. Nhóm cơng trình đề cập đến các nhân tố tác động và chính sách hỗ trợ
của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................................ 15
1.1.4. Nhóm cơng trình đề cập những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp vừa và
nhỏ ................................................................................................................... 23
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài ..................... 24
1.2.1. Đóng góp của của các cơng trình đi trước: .......................................... 24
1.2.2. Một số vấn đề các công trình trên cịn bỏ ngỏ, cần tiếp tục nghiên cứu:
......................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ................................................................................ 27
2.1. Lý luận về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................... 27

2.1.1. Lý thuyết của Penrose về sự phát triển doanh nghiệp:......................... 27
2.1.2. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp và năng lực động của doanh nghiệp
......................................................................................................................... 28
2.1.3. Lý thuyết phát triển theo giai đoạn ....................................................... 30
2.1.4. Chiến lược cạnh tranh phổ quát của Michael Porter: ......................... 34
ii


2.2. Một số vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................. 36
2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................... 36
2.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................................... 48
2.2.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế....................... 51
2.3. Khái niệm, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của doanh nghiệp vừa và nhỏ .......................................................................... 56
2.3.1. Khái niệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................... 56
2.3.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền
kinh tế .............................................................................................................. 57
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ 60
2.4. Khung phân tích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh
tế Đức .............................................................................................................. 70
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ ĐỨC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 72
3.1. Tổng quan tình hình về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
nền kinh tế Đức ............................................................................................... 72
3.1.1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức đầu những năm 2000 ....... 74
3.1.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức trong giai đoạn khủng hoảng
kinh tế thế giới ................................................................................................. 88
3.1.3. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức trong những năm gần đây106
3.2. Đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức ................. 120
3.2.1. Ưu điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức ............................. 120

3.2.2. Một số vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức......... 126
3.3. Những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Đức ............................................................................................................. 129
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
CHÍNH SÁCH............................................................................................... 137
4.1. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt
Nam ............................................................................................................... 137
iii


4.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Đức .............................. 147
4.3. Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ...................................... 161
KẾT LUẬN ................................................................................................... 168
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................... 171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 172

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
AIIB

APEC

ASEAN
ASEM
BMWi

CMCN

Ngân hàng Phát triển châu Á

Asian Development Bank

Asian Infrastructure Investment Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ
tầng châu Á

Bank

Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Asia-Pacific
Cooperation

châu Á

Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations

Nam Á

Asia-Europe Meeting

Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu

Federal Ministry of Economics Bộ Kinh tế và Công nghệ
and Technology


Liên bang

Industrial Revolution

Cách mạng công nghiệp

Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Tồn diện
CPTPP

Agreement

Trans-Pacific và Tiến bộ xun Thái Bình

for

Dương

Partnership
DNVVN

Small

and

Medium-sized

Enterprises

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


DtA

German Equalisation Bank

Ngân hàng Đền bù Đức

EC

European Commission

Ủy ban châu Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu
Cơ quan Thống kê Châu Âu

Eurostat European Statistics
EVFTA

EU-Vietnam

Trade Hiệp định Thương mại Tự do

Free

Agreement


Việt Nam-EU

FDI

Foregin Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

v


GIZ
IFC
ILO
KtW
MIGA

OECD


PCI

Deutsche

für Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Gesellschaft

Internationale Zusammenarbeit

Đức

International Finance Corporation Tổ chức Tài chính quốc tế
International

Labour

Organization
Kreditanstalt für Wiederaufbau

Ngân hàng Tái thiết Đức

Investment Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa

Multilateral

phương

Guarantee Agency

Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế

for

Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Cooperation and Development
Provincial Competitiveness Index

Kinh tế
Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và Phát triển

SBA

Small Business Act

Đạo luật Doanh nghiệp nhỏ

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công

and Industry

nghiệp Việt Nam

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WBG

World Bank Group

Nhóm Ngân hàng Thế giới

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WB

ZIM


Zentrales Innovations programm
Mittelstand

Chương trình Đổi mới sáng
tạo Trung ương dành cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Tiêu chí định lượng xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ
và vừa của IFC và MIGA thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới
Xác định DNVVN theo tiêu chí định lượng của Liên minh
châu Âu

39

42

Bảng 2.3

Bảng tham chiếu xếp loại DNVVN

43

Bảng 2.4


Tiêu chí xác định DNVVN ở Đức

45

Bảng 2.5

Đặc điểm của DNVVN so sánh với doanh nghiệp lớn

48

Bảng 2.6

Phân loại Hiệp hội/tổ chức theo các tiêu chí

66

Bảng 4.1

Tiêu chí xác định DNVVN của Việt Nam 2018

139

Bảng 4.2
Bảng 4.3

Thống kê số lượng doanh nghiệp (dựa theo tiêu chí quy
mô lao động) từ 2005-2015
Một số tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Đức


vii

140
148


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1

Mơ hình phát triển sáu giai đoạn của Greiner

31

Hình 2.2

Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo khu vực (%)

55

Hình 2.3
Hình 3.1
Hình 3.2

Hình 3.3

Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

Hình 3.7


Hình 3.8

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Đóng góp của DNVVN trong nền kinh tế Đức (2003)
Các loại hình DNVVN và tỷ trọng doanh thu DNVVN ở
Đức
Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp tại Đức từ
2000-2005
Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp tại Đức từ
2003-2009
Vai trò của DNVVN ở Đức trong nền kinh tế vĩ mô
Giá trị xuất khẩu hàng năm và tỷ trọng giá trị xuất khẩu
trong GDP của Đức
Tỷ trọng các nguồn tài chính DNVVN sử dụng trong hoạt
động đổi mới sáng tạo (2010)
Doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp giải thể và cán
cân doanh nghiệp mới ở Đức từ 2007-2010

69
74
75

76

86
87
88


93

94

So sánh kết quả thực hiện theo bộ tiêu chí 10 điểm của
Hình 3.9

Đạo luật doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010/2011 giữa

97

Đức và mức trung bình của EU
Hình 3.10

Hình 3.11

Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp tại Đức từ
2007-2012
Doanh thu xuất khẩu của DNVVN năm 2000, 2005, 2010
(đơn vị: tỷ euro)

viii

99

100


Hình 3.12


Vị trí của DNVVN trong nền kinh tế Đức 2010/2011 (đơn
vị: %)

101

Hình 3.13 Số lượng DNVVN dẫn đầu thế giới ở các quốc gia (2012) 103
Hình 3.14

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Đức so với mức trung bình
của EU (đơn vị: %)

Hình 3.15 Số lượng người tự làm chủ ở Đức từ 2000-2012
Hình 3.16

Số lượng lao động trong DNVVN và tỷ lệ lao động của
DNVVN trong nền kinh tế

104
105
110

Hình 3.17 Khởi nghiệp trong các doanh nghiệp sáng chế đột phá

114

Hình 3.18 Tỷ lệ khởi nghiệp theo các ngành nghề ở Đức (2019)

116

Hình 3.19


Hình 3.20

Hình 3.21
Hình 4.1

Sự thay đổi trong cơ cấu ngành của DNVVN từ 20062018
Tỷ lệ tăng trưởng lao động và tăng trưởng doanh thu ở
DNVVN Đức từ 2012-2018 (đơn vị: %)
Tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp ở Đức từ 20122018 (đơn vị: %)
Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm

ix

118

119

120
146


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) từ lâu đã được xem là có vị trí rất
quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay
đang phát triển. Tại Việt Nam, phát triển DNVVN đã trở thành một trong những
ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong những năm gần đây. Theo kết quả “Tổng
điều tra kinh tế năm 2017” của Tổng cục Thống kê, cả nước có 507,86 nghìn

DVVVN đang hoạt động, tăng 52,1% so với thời điểm 01/01/2012, chiếm
khoảng 98,1% tổng số doanh nghiệp cả nước, sử dụng tới khoảng 44,5% lao
động xã hội [34]. Bên cạnh đó, DNVVN ở Việt Nam cũng đã đóng góp khoảng
40% GDP cho nền kinh tế [15]. Có thể thấy rằng, sự đóng góp của khối
DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế là đáng kể. Tuy nhiên, so với tiềm năng
thực sự, khối doanh nghiệp này vẫn chưa nhận được sự quan tâm tương xứng
và vẫn còn rất nhiều dư địa cho sự phát triển. Xét một cách tổng thế, DNVVN
ở Việt Nam được nhìn nhận là “tuy đơng nhưng khơng mạnh”. Nhìn chung,
khối doanh nghiệp này năng lực cạnh tranh cịn yếu kém, trình độ cơng nghệ
lạc hậu, nguồn nhân lực ít được đào tạo nâng cao, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ tiếp cận
vốn ngân hàng của các DNVVN cũng thấp hơn đáng kể so với doanh nghiệp
lớn. Bên cạnh đó, những khó khăn đến từ chính việc nhận thức về vai trò và vị
thế của khối doanh nghiệp này trong nước (sự đối xử bất bình đẳng, ít chính
sách ưu đãi), tình trạng thiếu minh bạch và cơ chế quan liêu đang cản trở sự
phát triển của các DNVVN.
Như vậy, việc xác định đúng vai trò và hiểu đúng về tầm quan trọng của
DNVVN trong nền kinh tế là vơ cùng quan trọng để có những chính sách hỗ
trợ đúng và kịp thời, giúp Việt Nam có thể khai thác được tối đa nguồn nội lực
1


từ trong nước, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội và
đóng góp vào tăng trưởng GDP một cách bền vững hơn. Vì thế, câu hỏi được
đặt ra là làm thế nào để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh và phát huy
được tối đa tiềm năng phát triển của các DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam
trong thời gian tới? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tổng kết được kinh nghiệm
thực tiễn phát triển của chính các DNVVN trong nước trong thời gian qua, đồng
thời phải nghiên cứu về sự phát triển của các DNVVN từ bài học của những
quốc gia thành cơng trên Thế giới, từ đó mới có thể đúc kết được các kinh
nghiệm thiết thực vào thực tiễn Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển của DNVVN ở các quốc gia
có kinh nghiệm thành công trên Thế giới, tác giả luận án đánh giá Cộng Hòa
Liên Bang Đức là một trong những nước có khối DNVVN phát triển, được xem
là có vai trị quan trọng trong việc duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế
- xã hội mà Việt Nam hồn tồn có thể học tập. Thứ nhất, các DNVVN ở Đức
(hay còn được biết đến với tên gọi chung là Mittelstand) chiếm vị trí lớn trong
nền kinh tế với hơn 99% số doanh nghiệp, sử dụng khoảng 60% lực lượng lao
động. Đây chủ yếu là các công ty gia đình, hoặc sở hữu gia đình trên 50%,
thường chuyên sâu vào một loại sản phẩm. Thứ hai, các DNVVN được xem là
xương sống, đóng góp lớn cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế Đức, chiếm
khoảng 52% tổng GDP, tạo việc làm và giải quyết thất nghiệp, giúp tăng cường
tính cạnh tranh, năng động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, mơi trường làm việc
tại các DNVVN ở Đức cũng được đánh giá cao với sự thoải mái cho nhân viên
cùng văn hóa tin tưởng, có tính cam kết cao [100]. Thứ ba, Chính phủ Đức cam
kết rất lớn với khối DNVVN thông qua rất nhiều công cụ hữu hiệu nhằm đảm
bảo quyền lợi của khối doanh nghiệp này, từ các chính sách hỗ trợ phát triển
nguồn nhân lực, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, đến các trợ giúp trong vấn đề
trao đổi thương mại, quảng bá sản phẩm tại nước ngoài từ Bộ Kinh tế nói chung.
2


Cùng với sự phát triển chung của Liên minh châu Âu, sự lớn mạnh của
DNVVN ở Đức luôn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với chính sách chung
của khối và làm sao có thể tận dụng được tối đa mọi nguồn lực mà Liên minh
mang lại, đặc biệt, trước bối cảnh Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khối DNVVN ở Đức được dự báo là sẽ chứng
kiến một sự thay đổi lớn cả về lượng lẫn về chất, tạo ra nhiều cơ hội cũng như
thách thức trong việc duy trì sự ổn định và phát triển trong nền kinh tế những
năm tới[158].
Như vậy, việc nghiên cứu về sự phát triển của các DNVVN ở Đức là cần

thiết và được xem là cơ hội để mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam có thể đúc
rút được những bài học kinh nghiệm cả lý luận lẫn thực tiễn; đặc biệt là việc
xác định đúng vị trí, đánh giá đúng vai trị cũng như nhìn nhận đúng tiềm năng
của DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam để từ đó đề xuất được những giải
pháp thiết thực trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ
phát triển DNVVN trong nền kinh tế. Từ tất cả những lý do nêu trên, tác giả
luận án đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây” để bảo vệ luận án tiến sĩ Kinh
tế quốc tế của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sự phát triển
của DNVVN, phân tích và đánh giá sự phát triển của DNVVN trong nền kinh
tế Đức từ đầu những năm 2000 trở lại đây (trong bối cảnh mà nền kinh tế - xã
hội Đức có nhiều biến động) để từ đó chỉ ra những ưu điểm và những vấn đề
cịn tồn tại trong q trình phát triển của khối DNVVN ở Đức cũng như rút ra
những bài học quan trọng để từ đó có những khuyến nghị chính sách hữu ích
cho Việt Nam thời gian tới.
3


Nhiệm vụ nghiên cứu: luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về sự phát triển của DNVVN nói chung;
Thứ hai, phân tích thực trạng sự phát triển của DNVVN trong nền kinh
tế Đức (thơng qua phân tích bối cảnh của nền kinh tế trong từng mốc giai đoạn
cụ thể, các nhân tố tác động đến sự phát triển và vai trò của DNVVN trong việc
ổn định và phát triển nền kinh tế Đức); đánh giá ưu điểm và những mặt còn tổn
tại, cũng như chỉ ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển các
DNVVN trong nền kinh tế Đức;
Thứ ba, so sánh sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế giữa Đức
và Việt Nam, qua đó rút ra những khuyến nghị chính sách hữu ích cho Việt

Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu về sự phát triển
của DNVVN trong nền kinh tế Đức và sự phát triển của DNVVN ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: luận án tập trung sâu vào phân tích sự phát triển
của các DNVVN trong nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức.
Phạm vi về thời gian: luận án tập trung phân tích sâu sự phát triển của
DNVVN trong nền kinh tế Đức từ đầu những năm 2000 trở lại đây. Cụ thể,
luận án phân chia phạm vi về thời gian thành ba mốc quan trọng là (1) giai đoạn
đầu những năm 2000 đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khi mà nền
kinh tế Đức phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lao động dưới thời cựu Thủ
tướng Gerhard Schrưder, tình trạng thất nghiệp tăng cao; (2) giai đoạn diễn ra
cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới, khi mà Đức là một trong những quốc gia
4


phải chịu ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt kinh tế - xã hội; và (3) giai đoạn
những năm gần đây khi mà nền kinh tế Đức quay trở lại quỹ đạo phát triển.
Song song với đó là sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, và Đức là một trong những nước tiên
phong trong quá trình đổi mới.
Bên cạnh đó, luận án cũng sẽ khái quát bối cảnh sự phát triển của
DNVVN trước năm 2000 ở Đức để tạo thành một chỉnh thể xuyên suốt, nhằm
nhấn mạnh sự nhất quán về vai trò và tầm quan trọng của khối doanh nghiệp
này trong nền kinh tế.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cách tiếp cận:
Tiếp cận hệ thống: việc phân tích và đánh giá các vấn đề ở đây được đặt
trong một chỉnh thể thống nhất, nghiên cứu đi từ lý luận đến thực tiễn. Cụ thể,

phân tích hệ thống về các DNVVN xuất phát từ bối cảnh chung đến tình hình
vận động và phát triển của các doanh nghiệp đó trong nền kinh tế. Các tác động
của DNVVN đối với nền kinh tế cũng được xem xét và đánh giá một cách toàn
diện, nhiều chiều, cả mặt tích cực và tiêu cực.
Tiếp cận liên ngành: sự phát triển của DNVVN được xem xét và phân
tích theo cách tiếp cận liên ngành bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu khoa học như
phương pháp logic-lịch sử, phân tích-tổng hợp trong quá trình phân tích và đánh
giá sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức qua từng mốc giai đoạn
kể trên, cũng như phân tích tốc độ phát triển, tỷ lệ đóng góp của DNVVN trong

5


nền kinh tế quốc dân (về tỷ lệ sử dụng lao động, đóng góp trong GDP, trong
giá trị xuất nhập khẩu v.v). Bên cạnh đó, phương pháp so sánh, thống kê,
phương pháp phân tích mơ tả cũng được luận án áp dụng hiệu quả trong việc
so sánh sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế giữa Việt Nam và Đức và
làm nổi bật các vấn đề cần nghiên cứu.
Luận án tiếp cận và sử dụng những số liệu từ tài liệu thứ cấp có tính hệ
thống và từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy của các cơ quan có uy tín ở trong
nước cũng như quốc tế, các tài liệu từ các tổ chức quốc tế như Ủy ban châu Âu
(EC), Ngân hàng Thế giới, Bộ Kinh tế và Công nghiệp Đức, Bộ Lao động và
Xã hôi Đức, các thông tin trên sách báo điện tử, các số liệu của các cơ quan hữu
quan của một số nước châu Âu. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các ấn phẩm
trong nước chủ yếu là những số liệu chính thức của các cơ quan có uy tín như
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện nghiên cứu
châu Âu, Viện quản lý kinh tế trung ương, v.v. Luận án cũng sử dụng các sách

báo cũng như các tài liệu nghiên cứu của các chun gia có tên tuổi trong và
ngồi nước.
Phương pháp xử lý số liệu của luận án cũng được thực hiện một cách
khoa học. Các tài liệu được tập hợp, sắp xếp và phân loại theo từng vấn đề
nghiên cứu. Các tài liệu là tiếng nước ngoài được dịch và trích dẫn rõ ràng. Các
số liệu được thống kê và xử lý kỹ càng trước khi xuất thành các bảng biểu, đồ
thị, hình vẽ trong luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về sự phát
triển của các DNVVN. Bên cạnh đó, luận án đã chỉ ra những khác biệt về định

6


nghĩa DNVVN giữa các tổ chức, quốc gia cũng như đưa ra quan điểm riêng của
luận án về khái niệm DNVVN.
Thứ hai, luận án đã chứng minh được vai trò là xương sống nền kinh tế
Đức của khối DNVVN thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng sự phát
triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức qua từng mốc giai đoạn, đặc biệt là
qua những giai đoạn mà nền kinh tế - xã hội gặp khủng hoảng. Từ đó, đánh giá
được những ưu điểm và mặt hạn chế trong quá trình phát triển DNVVN ở Đức.
Thứ ba, luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển
DNVVN trong nền kinh tế Đức. Luận án đã đưa ra những so sánh về sự phát
triển của DNVVN giữa Việt Nam và Đức để từ đó rút ra được những bài học
kinh nghiệm hữu ích cho quá trình phát triển DNVVN ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
 Ý nghĩa lý luận của luận án:
Luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về sự
phát triển của DNVVN trong nền kinh tế, làm rõ định nghĩa về DNVVN vốn
còn gây nhiều tranh cãi, chỉ rõ vai trò của các DNVVN và xác định rõ những

nhân tố tác động cũng như xây dựng tiêu chí đánh giá sự phát triển của DNVVN
trong nền kinh tế quốc gia.
 Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Luận án đã đánh giá được thực trạng về sự phát triển của DNVVN ở Đức
từ năm 2000 trở lại đây qua từng mốc giai đoạn. Từ đó, phân tích những ưu
điểm và mặt hạn chế trong quá trình phát triển DNVVN ở Đức cũng như đúc
rút được những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển các DNVVN trong
nền kinh tế Đức.
7


Luận án có sự so sánh những mặt tương đồng và khác biệt giữa hai quốc
gia Việt Nam và Đức trong quá trình phát triển khối DNVVN của riêng mình.
Khái quát được quá trình phát triển DNVVN ở Việt Nam từ khi công cuộc “Đổi
mới” năm 1986 diễn ra đến nay cũng như đúc rút được những khuyến nghị
chính sách hữu ích cho Việt Nam trong q trình phát triển DNVVN.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, các danh mục hình vẽ, bảng
biểu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm bốn
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 3: Thực trạng sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
nền kinh tế Đức những năm gần đây.
Chương 4: Thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền
kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách.

8



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến luận án
1.1.1. Nhóm cơng trình đề cập khn khổ lý thuyết của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Việc đưa ra một khái niệm chính xác, thống nhất về DNVVN có vai trị
quan trọng trong việc xác định rõ đối tượng cần nghiên cứu. Mặc dù vậy, tiêu
chí để đưa ra một định nghĩa chính xác giữa các quốc gia đơi khi vẫn cịn nhiều
khác biệt. Về lý thuyết, có thể xác định DNVVN dựa trên tiêu chuẩn định tính
và định lượng. Tuy vậy, về mặt thực tế, xác định theo tiêu chuẩn định tính là
khá khó khăn; vì vậy, các quốc gia thường chọn tiêu chuẩn định lượng để có
thể xác định được các DNVVN.
Stokes và Wilson (2010) trong cuốn “Entrepreneurship and Small
Business Management” cho rằng xét theo các tiêu chuẩn định tính, DNVVN có
các hoạt động và cấu trúc đơn giản hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn,
mức độ phức tạp của quản lý không cao cũng như số đầu mối quản lý ít [163].
Cũng trong tác phẩm này, các tác giả đã trích lại báo cáo của Bolton (1971) khi
chỉ ra ba tiêu chí cơ bản giúp phân biệt DNVVN với doanh nghiệp lớn. Theo
đó, DNVVN thường được quản lý bởi chính chủ sở hữu doanh nghiệp và doanh
nghiệp có thị phần nhỏ trên thị trường. Ngồi ra, DNVVN có tính độc lập cao,
cũng như khơng phải là công ty con hay chịu chi phối bởi các doanh nghiệp lớn
khác [64]. Còn tác giả Yon và Evans (2011) trong bài viết “The role of small
and medium enterprises in Frontier Capital Markets” đã tổng hợp các yếu tố
định tính giúp phân biệt DNVVN với doanh nghiệp lớn, bao gồm: yếu tố về
đặc điểm quản lý doanh nghiệp, bằng cấp của nhân viên, vị trí cạnh tranh của
9


doanh nghiệp trên thị trường, mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng,
khả năng nghiên cứu và phát triển và khả năng tài chính [184].

Về cách định nghĩa DNVVN dựa trên tiêu chuẩn định lượng, báo cáo
“How Do Economies Define Micro, Small and Medium Enterprises
(MSMEs)?” của nhóm tác giả Khrystyna Kushnir, Melina Laura Mirmulstein
và Rita Ramalho năm 2010 thuộc Ngân hàng thế giới đã tổng hợp thông tin từ
120 nền kinh tế về tiêu chí để phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Theo đó các tiêu chí định lượng được các nước sử dụng nhiều nhất để phân biệt
bao gồm: số lao động sử dụng, tài sản/ doanh thu/ vốn/ đầu tư và ngành công
nghiệp mà doanh nghiệp đó hoạt động. Mặc dù vậy, giữa các quốc gia và khu
vực khác nhau trên thế giới vẫn còn nhiều khác biệt trong việc đưa ra tiêu chí
để phân loại các mức độ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa [128].
Tác giả Buculescu, M. với bài viết “Harmonization process in defining
small and medium-sized enterprises. Argument for a quantitative definition
versus a qualitative one” đăng trên tạp chí Theoretical and Applied Economics”
năm 2013 nhận xét rằng việc thống nhất định nghĩa về DNVVN vẫn là một thách
thức đối với các thể chế, tổ chức quốc tế. Nghiên cứu về định nghĩa DNVVN
được ban hành bởi Liên minh châu Âu, Ngân hàng thế giới, OECD hay các định
nghĩa được sử dụng ở một số quốc gia khác nhau cho thấy rằng vẫn chưa có một
sự đồng thuận về việc tìm đến một định nghĩa chung. Sự khơng thống nhất về
các tiêu chí dùng để phân loại, sự khác biệt về các hoạt động kinh tế và bối cảnh
kinh tế của mỗi quốc gia là những yêu tố chính cản trở sự tồn tại của một định
nghĩa chung dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ [67].
Báo cáo của OECD xuất bản năm 2001 và được cập nhật vào 2005 cho
rằng, quy định phân loại nhóm DNVVN là chưa thống nhất ở nhiều quốc gia và
khu vực. OECD cũng viện dẫn rằng tại các nước EU, tiêu chuẩn để được nhìn
10


nhận là DNVVN nếu các doanh nghiệp này có dưới 250 nhân viên. Tuy vậy, ở
một số quốc gia khác lại đặt giới hạn ở mức thấp hơn là dưới 200 nhân viên;
trong khi ở Hoa Kỳ coi DNVVN bao gồm các doanh nghiệp có dưới 500 nhân

viên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ nói chung là những doanh nghiệp có ít
hơn 50 nhân viên, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ có nhiều nhất là 10 nhân
viên, hoặc trong một số trường hợp là 5 nhân viên. Ngoài ra OECD cũng cho
rằng doanh thu cũng là một trong những tiêu chỉ dùng để phân loại xem doanh
nghiệp đó có thuộc vào nhóm vừa và nhỏ hay khơng, tương tự như cách phân
loại của các nước EU [143]. Theo báo cáo của Cơ quan thống kê châu Âu
(Eurostat) năm 2011, một doanh nghiệp được xếp vào nhóm vừa và nhỏ ở châu
Âu nếu như doanh nghiệp đó sở hữu dưới 250 lao động và có doanh thu hàng
năm đạt bằng hoặc dưới 50 triệu euro. Báo cáo cũng phân biệt DNVVN với
doanh nghiệp siêu nhỏ khi có dưới 10 lao động và doanh thu từ dưới 2 triệu euro
trở xuống, doanh nghiệp lớn khi có từ 250 lao động trở lên và doanh thu đạt trên
50 triệu euro. Những tiêu chi này là vơ cùng quan trọng khi có thể giúp phân loại
các doanh nghiệp với nhau và đặc biệt là sự phân loại này còn ảnh hưởng đến
những chính sách hỗ trợ từ EU với đối tượng là các DNVVN trong khối [92].
Mặc dù vây, là một quốc gia thuộc EU, nhưng Đức lại có cách phân loại khác
với khu vực, cụ thể, theo Nils Dahne thuộc Đại học Khoa học Ứng dụng với báo
cáo “Introducing German Mittelstand”, Doanh nghiệp được xếp vào nhóm nhỏ
và vừa ở Đức hay cịn có tên gọi khác là các Mittelstand nếu doanh nghiệp đó có
dưới 500 lao động và doanh thu đạt dưới hoặc bằng 50 triệu EUR [142].
Tại Việt Nam, kể từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, cụm từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã dần
được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày
23/11/2001 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, định
nghĩa có tính pháp lý về doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được đưa ra. Theo đó,
11


“doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký khơng q 10 tỷ đồng hoặc số
lao động trung bình hàng năm khơng q 300 người” [13]. Tại Nghị định số

56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ, định nghĩa về doanh nghiệp
vừa và nhỏ đã được quy định cụ thể và chi tiết hơn, vừa theo quy mơ tổng nguồn
vốn hoặc số lao động bình quân năm. Theo đó, doanh nghiệp vừa vả nhỏ trong
lĩnh vực “Nông, lâm nghiệp và thủy sản” và “Công nghiệp và xây dựng” có
tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng trở xuống và số lao động từ trên 10 người đến
300 người. Còn trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp vừa và
nhỏ được quy định có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở xuống và số lao động
đến hoặc dưới 100 người [7].
Gần đây nhất, ngày 11 tháng 03 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế
Nghị định 56/2009/NĐ-CP trên. Theo đó, các tiêu chí để xác định DNVVN là:
“Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực cơng nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn
năm khơng q 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng
hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp
siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm
khơng q 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc
tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu
nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200 người và tổng doanh
thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ
đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy
12


định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương
mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không
quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng

nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ,
doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này” [8].
1.1.2. Nhóm cơng trình đề cập đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Báo cáo “SME Promotion and Development in Germany: The Role of
Business Membership Organizations” của tác giả Albert Over và Jurgen
Henkel, xuất bản năm 2013 bởi Tổ chức Sequa gGmbH Đức đã đề cập về vai
trò của DNVVN trong nền kinh tế Đức. Theo đó, riêng số lượng đã chiếm tới
99% tổng số doanh nghiệp toàn nước Đức, sử dụng khoảng 80% lao động
thường xun và là đối tượng đóng góp chính cho GDP quốc gia. Vì vậy, khơng
q ngạc nhiên khi Đức trong các chính sách kinh tế của mình đều có rất nhiều
chương trình hỗ trợ và biện pháp để thúc đẩy phát triển mạnh khối doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò của tổ chức thành viên doanh
nghiệp (BMOs) ở Đức khi nó đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp vừa và nhỏ
trước các cơ quan nhà nước trong việc thúc đẩy khối này phát triển [53].
Trong báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Hội nghị Bộ
trưởng lần thứ 11, tổ chức tại Argentina năm 2017 đã nhấn mạnh vai trị và
đóng góp của các DNVVN đối với nền kinh tế quốc dân. Tại đa số các quốc
gia, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
nền kinh tế. Dù ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển, các doanh nghiệp
này cũng chiếm khoảng hai phần ba tỷ lệ lao động toàn xã hội. Đặc biệt các
quốc gia đang phát triển thì các cơng ty nhỏ cịn có thể là phương tiện quan
trọng để giúp hòa nhập xã hội, bao gồm cả việc tạo nhiều cơ hội hơn cho phụ
nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế. Mặc dù vậy, báo cáo đưa ra nhận xét

13


rằng tuy chiếm tỷ lệ lao động lớn trong nền kinh tế nhưng đóng góp của khối
DNVVN vào GDP vẫn chưa tương xứng, chưa hiệu quả bằng các doanh nghiệp
lớn, đạt khoảng 35% tại các nước đang phát triển và 50% tại các nước phát

triển. Đóng góp của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vào thương mại
quốc tế còn hạn chế và báo cáo cũng dẫn một vài nghiên cứu chỉ ra rằng các
doanh nghiệp này dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các rào cản thương mại so với doanh
nghiệp lớn. Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra một vài tiêu chí giúp phân loại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ như dựa trên số lượng người lao động tương tự như
Liên minh châu Âu [183].
Báo cáo “SMEs are driving economic success Facts and figures about
German SMEs” 2017 của Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức nhấn mạnh về vai trò
của các DNVVN qua số liệu thống kê cụ thể; đặc biệt trong năm 2017, khi đóng
vai trị dẫn dắt nền kinh tế. Theo đó, sự phát triển của khối doanh nghiệp này
giúp nền kinh tế Đức duy trì được sự phát triển ổn định, đóng góp khoảng 35%
tổng doanh thu của các doanh nghiệp Đức và chiếm tới gần 55% trong GDP,
giúp tăng xuất khẩu, thúc đẩy chi tiêu trong nghiên cứu và phát triển (R&D).
Tỉ lệ lao động có việc làm tiếp túc tăng cao đạt mức 21,6 điểm năm 2017 so
với 12,2 điểm năm 2016 (được đánh giá bởi ngân hàng KfW Đức) [97].
Tại Việt Nam, nghiên cứu về vai trò của các DNVVN cũng được nhiều
học giả đề cập đến. Tác phẩm “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Hương xuất bản năm 2002 bởi Nhà Xuất Bản
Chính Trị Quốc Gia đã khẳng định tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong nền kinh tế và ngày càng gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp lớn,
hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy doanh nghiệp lớn phát triển. Bên cạnh đó, tác giả cũng
đưa ra một định nghĩa tương đối toàn diện về doanh nghiệp vừa và nhỏ: “Doanh
nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân

14


kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mơ doanh nghiệp trong những giới
hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng
thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia” [23].

Bài viết “Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa: khái niệm, đặc điểm, hạn
chế và lựa chọn chính sách” của tác giả Lương Văn Khơi đăng trên Tạp chí
Kinh tế và Dự báo số 03/2003 đã đề cập về khái niệm DNVVN, đặc điểm, lợi
thế tiềm năng cũng như hạn chế của khối doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, tác
giả cũng khẳng định vai trị quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc
đóng góp phát triển kinh tế quốc gia [25]. Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh với bài
viết “Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa với tăng trưởng kinh tế Việt Nam”
đăng trên tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới đã khẳng định vai
trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tăng trưởng kinh tế.
Tác giả cũng đề xuất giải pháp nói chung nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho
giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu xã hội, góp phần nâng
cao chất lượng, năng suất lao động của các doanh nghiệp [33].
1.1.3. Nhóm cơng trình đề cập đến các nhân tố tác động và chính sách hỗ trợ
của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bàn về các nhân tố tác động đến sự phát triển của DNVVN có thể thấy
rằng đầu tiên, các doanh nghiệp cần có một tiềm lực nội tại tốt, bao gồm các
yếu tố: vốn, cơng nghệ, trình độ nguồn nhân lực, trình độ marketing. Tiếp đó,
các DNVVN cần phải nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước thơng qua các
chính sách, cơ chế thơng thống, mơi trường thân thiện để phát triển, và một
phần không nhỏ khác là sự hỗ trợ từ phía các hiệp hội DNVVN. Trong tất cả
các yếu tố trên thì chính sách hỗ trợ của nhà nước được xem là có vai trị quan
trong nhất đối với sự phát triển của các DNVVN.

15


×