Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.81 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁPRÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP MỘT

Người thực hiện: Lê Thị Thanh Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Hưng
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Khi bàn về việc học, Lê Nin đã khuyên "Học, học nữa, học mãi", hay
Bác Hồ đã nói "Cách học tập phải lấy tự học làm cốt lõi, phải biết tự động
học tập". Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của tự học. Đối với các học
sinh, từ hoạt động chủ đạo là vui chơi ở lứa tuổi Mầm non sang hoạt động chủ
đạo là học tập sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hình thành kĩ năng tự
học ngay từ thời gian đầu và phát triển được trong quá trình học tập, sinh hoạt
là điều khó nhưng vơ cùng quan trọng. Thông qua từng hoạt động và nội dung
học tập, giáo viên cần giúp cho các em biết xác định được điểm mạnh, điểm
yếu của bản thân, để bước đầu có được niềm tin vào chính mình, từ đó học


sinh biết tự xây dựng kế hoạch học tập, làm việc phù hợp với khả năng của
mình, biết khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu trong học tập và trong
mọi hoạt động.
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018là hình thành và
phát triển cho học sinh những năng lực chung trong tất cả các môn học, trong
đó chú trọng năng lực tự học.Qua đó ta thấy năng lực tự học là một trong
những năng lực cần thiết và quan trọng để hình thành và phát triển trong mỗi
học sinh. Với vị trí là một giáo viên chủ nhiệm, tôi hiểu được bên cạnh các
kiến thức cần cung cấp cho học sinh thì việc hình thành và phát triển các kĩ
năng cũng rất quan trọng. Vì vậy, tôi băn khoăn, trăn trở và đề xuất “Một số
biện pháprèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thơng qua việc tìm hiểu về đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học nói
chung, học sinh lớp 1D nói riêng, tìm hiểu và nắm bắt thực trạng việc tự học của
học sinh tham gia vào quá trình giáo dục với nhà trường. Từ đó Sáng kiến kinh
nghiệm hướng tới tìm ra các giải pháp để hình thành và rèn kĩ năng tự học cho
học sinh, đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Thực trạng tại Lớp 1D trường Tiểu học Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa.
- Một số kinh nghiệm hình thành và rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp Một.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực hiện trong quá trình nhận lớp qua
đó nhằm tìm ra một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Phương pháp đàm thoại sử dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm
củagiáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh, phụ huynh học sinh và tham khảo ý
kiến của nhân dân địa phương về tình hình đời sống, kinh tế và suy nghĩ
của họ về giáo dục.
- Ngồi ra trong q trình nghiên cứu tơi cịn sử dụng các phương pháp
quan sát; phương pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượng... để thấy được bản
chất bên trong và hình thức hoạt động bên ngồi của học sinh từ đó hướng tới

một mục tiêu giáo dục có hiệu quả.
3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Tự học và đặc điểm của tự học
Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực độc lập chiếm lĩnh
tri thức của một lĩnh vực hiểu biết của nhân loại, biến điều mình tìm hiểu đó
thành sở hữu của mình nhằm đạt được mục đích nhấtđịnh.
Từ những quan niệm nêu trên về tự học, tôi cho rằng hoạt động tự học của
học sinh có những đặc điểm cơ bản sau:
- Tự học là q trình học tập tự giác, tích cực, độc lập của học sinh.
- Tự học của học sinh diễn ra dưới sự hướng dẫn, giám sát trực tiếp hoặc
gián tiếp củagiáo viên.
- Trongquátrìnhtựhọc, họcsinhsử dụng khả năng nhậnthức, tháiđộvà hành
vi của bản thân, bằng những hành động học tập cụ thể lĩnh hội những tri thức,
hình thành kĩ năng.
- Tự học diễn ra trong môi trường học tập, chịu sự tác động bởi các điều
kiện học tập của học sinh.
2.1.2. Các hình thức tự học
Hoạt động tự học được coi là hoạt động có tổ chức của người học, diễn ra
dưới các hình thức khác nhau:
- Hình thức 1: Tự học diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên.
Ở hình thức tự học này ở lớp 1 giáo viên đóng vai trò chủ đạo, do đó
thông qua việc thiết kế bài giảng, giáo viên phải tạo điều kiện phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của họcsinh. Nó diễn ra trong các giờ học, giờ tự
học có hướng dẫn.
- Hình thức 2: Tự học diễn ra dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên. Lúc này
người học phải tự sắp xếp thời gian, điều kiện cơ sở vật chất để tự học, tự củng

cố, tự đào sâu những tri thức hoặc tự hình thành những kĩ năng, kĩ xảo theo yêu
cầu của nội dung đã được hướngdẫn.
Đây là hình thức tự học diễn ra ngồi giờ lên lớp dưới sự quản lí của các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên ở lớp Một, thời gian
dành cho tự học ở nhà cần giới hạn trong khoảng thời gian ngắn. Mỗi ngày chỉ
tự học trong khoảng 30 đến 45 phút.
- Hình thức 3: Tự học độc lập nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết riêng, mở rộng
tri thức ở bên ngồi. Đây là hình thức tự học ở mức độ cao nhất, địi hỏi tính tự
giác cao của người học. Hoạt động này diễn ra đối với những học sinh ham thích
việc học. Thay vì giáo viên và phụ huynh phải nhắc nhở thì học sinh đã hiểu
được ý nghĩa của tự học và có niềm đam mê tìm hiểu kiến thức.
2.1.3. Vai trò của tự học
Tự học có vai trị vơ cùng quan trọng đối với bất kì ai. Tự học không những
giúp học sinh đào sâu, nắm vững kiến thức đã học trên lớp; mở rộng, cập nhật
những kiến thức mới; mà cịn giúp học sinh hình thành kĩ năng học tập; bồi
dưỡng hứng thú học tập; đặc biệt tự học là hình thức giúp học sinh học tập suốt
đời.
4


Trong q trình dạy học, giáo viên ln giữ một vai trị quan trọng đặc biệt
khơng thể thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động
học tập của học sinh . Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giáo viên có kiến thức
uyên thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng học sinh không
chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khao
khát với tri thức, không có sự say mê học tập, không có kế hoạch và phương
pháp học tập hợp lí, khơng tự giác tích cực trong học tập thì việc học tập khơng
đạt kết quả cao được. Chính vì vậy, kĩ năng tự học là một trong những năng lực
được đánh giá là quan trọng và lấy đó làm cơ sở để đánh giá năng lực, phẩm
chất ngay từ bậc tiểu học. Dù học sinh lớp Một cịn nhỏ, đang hình thành các kĩ

năng ban đầu như đọc, viết nhưng việc hình thành thói quen, kĩ năng tự học
ngay từ ngày đầu là điều cần thiết. Từ các kĩ năng đầu tiên của những ngày đầu
chập chững sẽ giúp học sinh tự giác, ham mê, say sưa với quá trình học sau này.
Việc dạy kiến thức Tiếng Việt, Toán cũng quan trọng nhưng những kĩ năng này
nếu hình thành tốt sẽ là hành trang tốt nhất để bất kì ai có thể học tập tốt, thành
công trong cuộc sống.
Tự học giúp cho mọi người khẳng định năng lực, phẩm chất và để cống
hiến. Tự học giúp con người thích ứng với mọi hoàn cảnh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Lớp Một là lớp đầu cấp Tiểu học, học sinh đến trường còn nhiều bỡ ngỡ.
Trường Tiểu học Quảng Hưng là trường ở vùng ven Thành phố. Phụ huynh phần
lớn là cơng nhân, cịn trẻ, thời gian dành cho con không nhiều, nên việc chuẩn bị
tâm thế cho con vào lớp Một chưa được quan tâm.Lên lớp Một, các em sẽ bước
vào môi trường học tập mới. Ở đó có cô giáo mới, bạn bè mới. Vào lớp Một các
con phải ngồi tập trung, phải làm bài tập, phải thực hiện hoạt động học một cách
nghiêm túc. Trong các giờ học đầu tiên ở lớp Một (nhất là nửa thời gian của học
kì 1) phần lớn các em ngơ ngác, lúng túng trước yêu cầu của tôi, nhiều em lơ
đãng,bứt rứt, ngồi không được lâu. Năm học 2020 – 2021, học sinh vào lớp Một
khi các em vừa nghỉ dịch “Covid- 19” dài, cũng là năm đầu tiên thay sách. Bản
thân là giáo viên đã dạy lớp Một nhiều năm tôi nhận thấy đây sẽ là một năm học
đầy vất vả.
Đa số phụ huynh đều hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của tự học. Song do
đặc thù công việc và phương pháp hướng dẫn con chưa phù hợp. Hơn nữa với
tâm lí thương con vẫn khó thay đổi. Đi học lớp Một, phụ huynh rất lo lắng vì
suy nghĩ: Con mình đến mơi trường mới, các bạn mới, cơ giáo mới... Chính vì
vậy, phụ huynh thường bao bọc, làm hộ cho con, dẫn đến tình trạng bị động của
học sinh. Nếu khơng hình thành ngay từ lớp Một, cũng như không có sự thay đổi
về thói quen thì học sinh sẽ dần ỷ lại, khơng say mê với việc học.
Là giáo viên dạy lớp Một,tôi ý thức được bản thân phải tạo được niềm tin
cho phụ huynh khi gửi con. Trong quá trình giảng dạy, tơi khơng chỉ dạy học

sinh kiến thức mà cịn dạy học sinh cách học, cách làm bài khi ở lớp, ở nhà. Tôi
định hướng để phụ huynh thay đổi quan niệm về dạy con, hướng dẫn phụ huynh
cách rèn con tự học khi ở nhà.
5


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Lập kế hoạch hình thành và rèn kĩ năng tự học cho từng học sinh.
Ngay từ đầu năm học, tôi lập kế hoạch chi tiết, cụ thể trong từng học kì,
từng tháng, từng t̀n để thơng báo đến phụ huynh, các giáo viên bộ môn để
cùng phối hợp.
Thời gian

Tháng 9

Nội dung
- Làm quen lớp
- Nhận biết sách
vở, đồ dùng.
-Hình thành kĩ
năng tự học.
Hình thành kĩ
năng tự học

Tháng 10

- Hình thành kĩ
năng tự học.
Tháng 11


Tháng 12

Tháng 1
đến
Tháng 5

-Hình thành và
rèn kĩ năng tự
học.
-Tăng cường
khả năng tự học
Tiếng Việt
Rèn kĩ năng tự
học.

Cách thức thực hiện
-Cho học sinh chuẩn bị đầy đủ các loại sách; kí hiệu
đồ dùng, sách vở.
- Kết nối, liên hệ với phụ huynh.
-Thi sắp xếp sách vở vào cặp. Đánh giá khen thưởng
kịp thời.
-Hướng dẫn phụ huynh cách hỗ trợ học sinh tự học ở
nhà.
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh kiểm
tra việc tự học qua các phương tiện truyền thông. Nhờ
phụ huynh quay các video học sinh tự học, tuyên
dương trước lớp.
-Xây dựng đội ngũ cán sự lớp, kiểm tra việc chuẩn bị
đồ dùng vào 15 phút đầu giờ.
-Tôi tiếp tục tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề

trong các giờ trông trẻ, các hoạt động trong và ngoài
giờ lên lớp.
- Phụ huynh giám sát, nhắc nhở con hình thành thói
quen tự ơn bài.
-Ở giai đoạn này nhiều học sinh đã có thể đọc tốt, tơi
khuyến khích các em đọc thêm sách, báo, truyện để
phát triển thêm vốn từ cho các em.
-Tôi khuyến khích các em khi đọc, lưu ý: “Tìm các
câu thơ hay, chép lại và trình bày trước lớp”
-Kiểm tra khả năng tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
-Khen thưởng, tuyên dương kịp thời những học sinh
có ý thức tự học.
-Học sinh tự hoàn thành nội dung chuẩn bị bài theo
yêu cầu
-Có ý thức tự học, rèn luyện trong giờ học.
-Thực hiện đúng quy trình 4 bước của hoạt động tự
học.
-Kiểm tra khả năng tự chuẩn bị đồ dùng học tập.

Kế hoạch được lập ra ngay từ đầu năm học, gửi đến cho phụ huynh, giúp
phụ huynh nắm được yêu cầu cần đạt của con trong cả năm học, những kĩ năng
cụ thể con cần có sau mỗi tháng nên đã nhận được sự đồng tình rất cao từ phụ
huynh.
6


2.3.2. Xây dựng quy trình giúp học sinh tự học
Để tự học đạt hiệu quả khi ở lớp, tôi xây dựng quy trình tự họchướng dẫn
học sinh thực hiện theo quy trình và lặp đi lặp lại trong các hoạt động tự học của
học sinh.Ngồi ra tơi gửi lên zalo nhóm, hướng dẫn để phụ huynh nhất quán quy

trình dạy con.
Quy trình hoạt động tự học của học sinh

7


8


Bước 1 – Đánh giá hoạt động trong ngày: Tôi sử dụng tiết trông trẻ giúp
học sinh tái hiện lại những hoạt động diễn ra trong ngày để biết mình đã làm tốt
hoặc chưa tốt việc gì, cịn việc gì chưa hoàn thiện và thống nhất để phụ huynh
lập lại khi con ở nhà.
Ví dụ: Khi ở lớp, chiều thứ 2 trong tiết trông trẻ tôi nêu những câu hỏi
nhằm giúp học sinh tái hiện lại các hoạt động đã diễn ra trong ngày:
+ Hôm nay, chúng ta đã học những môn gì?
+ Môn Toán chúng ta học bài gì? Môn Tiếng Việt học bài gì?
+ Những bạn nào chưa hồn thành mơn Toán?
+ Những bạn nào chưa hồn thành môn Tiếng Việt?
Khi về nhà, tôi hướng dẫn phụ huynh đặt các câu hỏi trước giờ ôn bài:
+ Hôm nay ở lớp con đã học những gì?
+ Bài nào con chưa hoàn thành?
Bước 2 – Lên kế hoạch tự học, tự hoạt động: tôi hướng dẫn học sinh
sắp xếp thứ tự ưu tiên những công việc cần làm trước và đưa ra thời gian
hồn thành cụ thể.
Ví dụ: Trong ngày thứ 3, học sinh lớp 1D có các môn: Tiếng Việt, Tiếng
Việt, Toán, Mĩ thuật, tiếng Anh, thực hành Toán, thực hành Tiếng Việt, trơng trẻ
thì sau khi hồn thành bước 1: đánh giá hoạt động trong ngày, học sinh tùy vào
tình hình của mình đã hoạt động từ các tiết học trước, thực hiện hoạt động tự
học có hướng dẫn của giáo viên trong tiết trông trẻ.

Học sinh sẽ hồn thành các tài liệu:
- VBT Tiếng Việt
-

SGK Tốn
-Về nhà, tôi hướng dẫn phụ huynh đặt các câu hỏi:
+ Con cần hoàn thành bài nào trước?
+ Con sẽ hoàn thành trong khoảng bao lâu?
Tôi hướng học sinh học theo quy trình (luyện đọc hơm nay, ơn bài mơn
Tốn (Tiếng Việt), luyện đọc bài ngày mai, soạn sách vở.)
9


Bước 3 – Thực hiện kế hoạch tự học: Tôi nhắc học sinh bắt tay vào công
việc ngay khi đã có kế hoạch.
Đối với các học sinh lớp Một, các bạn sẽ hoàn thành những bài chưa làm ở
các tiết học trước, sau khi hoàn thành có thể lựa chọn nội dung yêu thích để thực
hiện.
Ví dụ:
Khi ở lớp, sau khi học sinh tự nhẩm tính các nội dung mình cần hồn thành
vì những tiết học trước đó chưa hồn thành thì bắt đầu xếp sách vở lên bàn, lần
lượt tự làm bài.
Bước 4 – Tự kiểm tra, đánh giá: Tôi hướng dẫn học sinhxem lại danh
mụcnhững việc cần làm, sắp xếp đồ dùng học tập, sách vở, tự đánh giá xem bản
thân đã hoàn thành được nội dung dự kiến ban đầu hay chưa.
Ví dụ:
- Khi ở lớp: học sinh sẽ tự kiểm tra xem mình đã hồn thành bài chưa, ghi nhớ
để tối về tiếp tục.
- Khi ở nhà: Học sinh sẽ tự ôn bài trong khoảng thời gian 30 đến 45 phút. Học
sinh cũng thực hiện quy trình tự học để hình thành thói quen tự học, tự đánh

giá. Sau đó tự soạn sách vở cho ngày mai.
Với quy trình tự học tỉ mỉ, khoa học đã hỗ trợ và làm sáng rõ cho nhiều
phụ huynh về cách hướng dẫn con học thay vì làm hộ con. Nhiều phụ huynh có
phản hồi tích cực về việc hợp tác của con, những nề nếp con tự tạo được sau
một thời gian vào lớp Một.
2.3.3.Hướng dẫn học sinh tự học.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện tự học theo quy trình 4 bước.
- Hướng dẫn kĩ về sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn.
- Trong giờ trông trẻ, tôi hướng dẫn học sinh:Lần lượt thực hiện những
nộidungbàiđãhọctrongngày màchưaxong,sau đó tiếp tụclựachọn nội dung yêu thíchđể
thực hiện.

10


HS tự hoàn thành bài chưa xong

Sản phẩm tự học của HS sau giờ Toán

Học sinh rất hào hứng khi được tự lựa chọn các nội dung ôn tập. Giáo viên
cũng qua đây củng cố lại các mạch kiến thức, kĩ năng còn thiếu của mỗi học
sinh.
2.3.4.Phối hợp với phụ huynh rèn kĩ năng tự học ở nhà cho học sinh.
- Ngay từ đầu năm học, tôi lập nhóm zalo của lớp để hỗ trợ phụ huynh
trong cách hướng dẫn con tự học ở nhà.

Zalo của lớp 1D

Trao đổi của tôi và PH


Thống nhất với phụ huynh cách hướng dẫn, các kĩ thuật (cách chỉ để học
sinh đánh vần, đọc trơn, phân tích các tiếng, cách sử dụng thuật ngữ khi dạy
học sinh đọc, viết...), mẹo vặt (mẹo dùng tay tạo các dấu thanh giúp học sinh
nhanh nhớ dấu thanh...) khi dạy con để có sự thống nhất giữa mẹ và cô giúp
học sinh dễ dàng trong việc học tập.
- Thường xun thơng báo tình hình lớp học với phụ huynh để phụ
huynh hỗ trợ kịp thời. Tôi khéo léo nhắc nhở, động viên phụ huynh kiên trì
trong việc dạy con.
- In phiếu bài tập cuối tuần hỗ trợ phụ huynh nắm nội dung và kiểm tra
con.
- Phụ huynh quay các video tự học của con rồi gửi vào zalo nhóm để tôi
sử dụng tư liệu tuyên dương, khen ngợi hay nhắc nhở học sinhđúng, kịp thời.
- Tôi làm rõ cho phụ huynh hiểu:
+ Học sinh tự học là cần phụ huynh không thúc giục trẻ học bài, không
học hộ.
+ Hình thành kĩ năng tự học cần thực hiện quy trình 4 bước, duy trì mỗi
ngày trong một khoảng thời gian cố định.

11


+ Học sinh tự học không có nghĩa là phó mặc cho học sinh, phụ huynh
vẫn đóngvai trò trong việc giám sát, kiểm tra.Tùy điều kiện mỗi gia đình, phụ
huynh quy định về thời gian ơn bài mỗi tối.
Ví dụ: Gia đình học sinh Châu Anh sẽ bắt đầu học từ 19giờ 30. Bắt đầu
vào học mẹ Châu Anh sẽ hỏi: “Hôm nay ở lớp con đã học những gì?Bài nào
con chưahoànthành? Con cần hoàn thành bài nào trước? Con sẽ hoàn thành
trong khoảng bao lâu?”Sau đó học sinh sẽ tự làm bài, khi làm xong trong
khoảng thời gian định trước, mẹ Châu Anh sẽ kiểm tra xem con mình đã làm
bài xongchưa. Qua đó có thể biết được con mình thực sự cịn yếu ở phần nào,

có phảnhồi cho tôi để tôi uốn nắn và bổ sung ở trên lớp.
Sau khi học xong, học sinh sẽ tự soạn sách vở. Ở học kì 1, học sinh chưa
biết đọc nên khi in Thời khóa biểu, phụ huynh sẽ quy ước cho con, mỗi ngày đi
học sẽ bắt buộc có: SGK Tiếng Việt, Toán, hai bút, thước và tẩy. Những đồ dùng
đó, học sinh tự soạn và tự ghi nhớ vị trí mình để.Ngăn nào để sách, ngăn nào để
vở, để bút và đồ dùng ở đâu.
Những trao đổi kịp thời, những chỉ dẫn tỉ mỉ của cô đã cung cấp thơng tin,
giúp phụ huynh hỗ trợ giáo viên hình thành kĩ năng tự học cho học sinh. Hơn
nữa, qua đây giáo viên cũng nhận được nhiều phản hồi, là những trao đổi về
cách hướng dẫn con của phụ huynh, là tính cách riêng của từng bạn,...từ đó điều
chỉnh việc hướng dẫn học sinh, tạo hiệu quả tích cực trong quá trình giảng dạy.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi áp dụng các biện pháp trong Sáng kiến kinh nghiệm, tôi thực hiện
khảo sát học sinh về một số kĩ năng như: kĩ năng tự sắp xếp sách vở, kĩ năng tự
giải quyết vấn đề thì thu được kết quả như sau:
Lớp 1D Năm học 2020 – 2021
Các kĩ năng đượckhảo sát
Đầu năm
Học kì 1 Giữa học kì 2
KN tự sắp xếp sách vở
16%
60%
75%
KN tự giải quyết vấn đề
32%
80%
87%
Rõ ràng, các kĩ năng tự học của học sinh đã được hoàn thiện dần
Trong những năm học gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn

được chú trọng. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự
học. Ý thức được điều đó, tôi khơng đơn th̀n truyền đạt kiến thức mà cịn là
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập, các hoạt động theo
nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các
mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình . Khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận thấy học sinh hoạt động là chính,
bản thân giáo viên có vẻ "nhàn" nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo
viêncầnđầu tư công sức, thời gianrất nhiều mới có thể thực hiện bài lên lớp
12


với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các
hoạt động tìm tịi hào hứng, tranh luận sơi nổi của học sinh.
Ví dụ: Trong mơn Tự nhiên và Xã hội, bài Gia đình em, tơi thơng báo cho
học sinh đem ảnh gia đình các em đến lớp trước 1 ngày, tôi chụp, cắt ảnh và đưa
những bức ảnh đó vào bài giảng điện tử, đến phần liên hệ học sinh lần lượt lên
chỉ và giới thiệu về gia đình mình.

Anh Quân, Hữu Đăng giới thiệu về gia đình mình

HS thảo luận nhóm

13


HS tự học trong tiết trơng trẻ

Q trình hình thành và rèn kĩ năng tự học cho HS tôi nhận thấy :
-Học sinh hào hứng, vâng lời thầy cô giáo. Lứa tuổi của các emlà lứa tuổi
“học mà chơi, chơi mà học”, thông qua những lời khen ngợi, động viên kịp thời

hay những lời nhắc nhở đúng giúp các em tiếp nhận quá trình rèn luyện một
cách tự nhiên. Hiệu quả biểu hiện rõ rệt là kết quả mà học sinh lớp 1D đã đạt
được qua kì kiểm tra cuối học kì 1 cũng như kết quả khảo sát học sinh trong lần
kiểm tra hoạt động nhà giáo (tháng 3 năm 2021).
- Phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con và sẽ hỗ trợ nhiệt tình nếu
được hướng dẫn cụ thể. Phụ huynh cịn có những thơng tin phản hồi bổ ích để
giáo viên hồn thiện q trình dạy học của mình.
- Nhiều đồng nghiệp nhận thấy nề nếp của lớp tôi nhanh chóng ổn định,
chất lượng học tập của học sinh được nâng cao, chính vì thế cũng học tập và áp
dụng tại lớp của mình.
- Qua kiểm tra thường xuyên, đột xuất Ban giám hiệu nhà trường đánh giá
cao chất lượng của lớp về học tập, rèn luyện. Tuyên dương và xây dựng lớp 1D
thành điển hình tiên tiến của trường để các lớp học tập.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua những phần trình bày ở trên, ta có thể thấy tầm quan trọng của kĩ năng
tự học đối với học sinh lớp Một nói riêng và bất kì ai trong cuộc sống nói chung.
Tự học chính là con đường ngắn nhất đưa con người đến với mọi thành cơng.
Để hình thành và rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp Một đạt hiệu quả,
giáo
viên chủ nhiệm nênkhơi gợi hứng thú từ đó hình thành và phát triển kĩ năng
tự họccho học sinh.

14


Tự học là kĩ năng cần thiết để học sinh học tập theo định hướng phát
triển năng lực, là tinh thần của bộ sách giáo khoa mới, rất cần được hình
thành và củng cố.
Cần huy động các đồn thể, phụ huynh chung tay hình thành, duy trì năng

lực tự học cho học sinh.
Năm học 2020 – 2021, tôi đã kết nối và hướng dẫn phụ huynh hình thành
Bước
Bước1
2
Bước
3
năng lực tự học cho
sinh ngay từ tuần học đầu tiên. Bản thân tôi nhận
Bước học
4
thấy đã có những chuyển biến và hiệu quả tích cực trong vấn đề rèn kĩ năng
tự học cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
3.2.1.Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
- Cần chỉ đạo chặt chẽ việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng tự học trong
chương trình theo một định hướng chung và có tính hệ thống, phân cấp nhất định.
- Biên soạn một tài liệu hướng dẫn giáo viên về vấn đề dạy kĩ năng tự
học cho học sinh.
3.2.2. Đối với nhà trường
- Tập huấn, chuyên đề để nâng cao nhận thức của giáo viên, phụ huynh về
việc rèn kĩ năng tự học cho học sinh.
- Phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Tổ chức chuyên
đề, hội thảo hướng dẫn phụ huynh rèn con kĩ năng tự học.
3.2.3. Đối với gia đình và các đơn vị giáo dục ngoài nhà trường.
- Phụ huynh cần có sự thay đổi về tư duy, phương pháp giáo dục con.
- Phối hợp với giáo viên và thực hiện đúng quy trình rèn kĩ năng tự học
cho học sinh.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học
cho học sinh lớp Một”, tôi mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học để

sáng kiến tơi đưa ra được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 2 tháng 4 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Thanh Thủy

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khánh Bằng (1998), Phương pháp tự học (Đề cương chuyên đề), NXB
ĐHSP HàNội
2. Nguyễn Văn Đạo (2000), Tự học- tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát
triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, HàNội
3. Trần Bá Hồnh (1998) Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học,
giáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số7
4. Phạm Minh Hạc (1986) Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,
NXB Giáo dục, HàNội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04
tháng 09 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “Về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường ...”
7. Trần Thị Minh Hằng (2011), Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học

của học sinh Sư phạm, Nxb Giáodục.
8. Tài liệu “Tổ chức tốt việc tự học của HS” tạp chí nghiên cứu Giáo dục.

16


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Lê Thị Thanh Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường Tiểu học Quảng Hưng

TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm giúp HS lớp
3A giải Toán có lời văn
Một số KN nâng cao chất lượng
học phân môn Tập làm văn lớp 2
Một số kinh nghiệp giúp HS lớp 2

học tốt phân môn Tập đọc
Một số biện pháp giúp HS lớp 3A
trường THLS2 học tốt dạng nói,
viết trong phân môn Tập làm văn
“ Một số kinh nghiệm giúp học
sinh lớp 2A - Trường TH Lương
Sơn 2 giải bài toán có lời văn”
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc
thành tiếng cho học sinh lớp 3A
Trường Tiểu học Lương Sơn 2.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng chữ viết cho học sinh lớp 1
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu
quả công tác chủ nhiệm lớp.
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng
sống cho học sinh lớp 1 thơng qua
các mơn học

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phịng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá

xếp loại

Phòng

B

2005-2006

Phòng

C

2009- 2010

Phòng

C

2010-2011

Phòng

C

2012-2013

Phòng

B


2014-2015

Phòng

A

2016-2017

Phòng

B

2017-2018

Phòng

B

2018-2019

Phòng

B

2019- 2020



×