Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện ở trường tiểu học minh khai 1, thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 18 trang )

0
MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Minh Khai 1
2.3. Các giải pháp thực hiện công tác chỉ đạo và tổ chức HĐGDNGLL
của trường tiểu học Minh Khai 1
2.3.1. Công tác chỉ đạo, tổ chức HĐGDNGLL của trường Tiểu học
Minh Khai 1
2.3.2. Nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trường Tiểu học
Minh Khai 1
2.3.3. Ứng dụng một số biện pháp trong công tác chỉ đạo, quản lí
HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Minh Khai 1
2.3.4. Xây dựng các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham
gia vào việc tổ chức HĐGDNGLL
2.3.5. Làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức cho đội ngũ giáo
viên
2.3.6. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho HĐGDNGLL
2.3.7. Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng HĐGDNGLL
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo


Trang
2
2
2
3
3
3
4
4
5
9
11
12
12
12
12
13
13
14

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục là q trình kết hợp vai trò chủ đạo cuả giáo viên với sự tự giác
tích cực, tự rèn luyện cuả học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu


1
là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. Nhân cách học
sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp và
con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong
chương trình giáo dục phổ thông nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực,
bồi dưỡng năng khiếu phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu
học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo
dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: hoạt động ngoại khóa, hoạt
động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt động
vệ sinh mơi trường, lao động cơng ích góp phần rất lớn trong việc hình thành
nhân cách của học sinh. Giúp các em có cơ hội giao lưu với bạn bè, với các thầy,
cô giáo và mọi người xung quanh từ đó các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự
hồn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây
dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích,
có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng,
tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội
thành những nhu cầu của bản thân học sinh.
Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong cho học sinh
trong nhà trường bao gồm nhiều hình thức hoạt động: thơng qua các giờ dạy trên
lớp, thông qua các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đoàn - Đội và
nói một cách chung nhất là qua tồn bộ các hoạt động sinh hoạt của nhà trường.
Thông qua các hoạt động đó, học sinh sẽ được rèn luyện những hành vi đạo đức,
tích luỹ được nhiều “kinh nghiệm” đạo đức. Dần dần những hành vi và kinh
nghiệm đó trở thành nhu cầu và thói quen của học sinh. Từ đó, các em sẽ hình
thành những phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa về mặt xã
hội. Hình thành tâm lí, thể chất, có cách ứng xử đúng đắn thông qua giao tiếp
trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động học tập lao động, vui chơi, văn
nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội.
Điều đó chứng tỏ rằng vị trí, vai trị của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học
sinh ở ngồi lớp. Đó là sự chuyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hoá
những yêu cầu về chuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói
quen tương ứng. Muốn có sự chuyển hố này diễn ra thì phải thơng qua các hoạt

động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và qua giao lưu
với bạn bè, với các thầy, cô giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh.
Mặt khác, học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng
tình cảm. Vì thế mà hoạt động ngồi giờ lên lớp lại càng cần thiết và quan trọng
nhằm giúp trẻ làm quen với các hoạt động tích lũy dần dần những kinh nghiệm
thực tiễn của cuộc sống. Đồng thời hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng đáp ứng


2
những nhu cầu, quyền lợi của trẻ. Và đây cũng là con đường để giúp trẻ hình
thành, phát triển tồn diện nhân cách.
Nhận thức rõ vai trị, vị trí quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp thực sự là cần thiết, là một bộ phận không thể thiếu của quá trình sư
phạm tổng thể của trường Tiểu học nói riêng và ở trường phổ thơng nói chung.
Để đạt được u cầu thì địi hỏi người quản lí giáo dục phải quan tâm đến việc
chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, một hoạt động có vai
trị quyết định đến kết quả giáo dục đào tạo của nhà trường. Chính vì thế mà tơi
đã tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung, kế hoạch,
biện pháp và các phương pháp đa dạng phong phú, góp phần thực hiện mục tiêu,
yêu cầu giáo dục của Đảng và Nhà nước đã đề ra làm cho các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tạo được
sự phấn khởi, tự tin của học sinh khi tham gia.
Trong thực tiễn của quá trình giáo dục học sinh ở trường Tiểu học hiện
nay, con đường giáo dục thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
(HĐGDNGLL) ở mỗi trường được tiến hành theo một cách khác nhau. Nhiều
nhà trường còn xem nhẹ HĐGDNGLL, khoán trắng hoạt động này cho tổng phụ
trách đội, giáo viên chủ nhiệm. Kế hoạch hoạt động bị động, lúng túng. Nội
dung HĐGDNGLL cịn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu tính thực tiễn, chưa tương
xứng với vai trò, ý nghĩa của mục tiêu giáo dục, với đặc điểm tâm sinh lý và nhu
cầu tham gia hoạt động của học sinh tiểu học.

Chính vì vậy năm học 2020-2021, tơi đã chọn đề tài “Một số giải pháp
chỉ đạo, tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp góp phần giáo dục học
sinh phát triển toàn diện ở trường tiểu học Minh Khai 1, thành phố Thanh
Hóa” làm nội dung nghiên cứu, nhằm chỉ đạo, tổ chức HĐGDNGLL có hiệu
quả, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện góp phần tích cực “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2020 2021.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp một số biện pháp Chỉ đạo, tổ chức HĐGDNGLL
góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện ở trường tiểu học Minh Khai 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo, tổ chức HĐGDNGLL của trường Tiểu học
Minh Khai 1 năm học 2020 - 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.


3
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Hoạt động giáo dục NGLL là những hoạt động được tổ chức ngồi giờ học
của các mơn học. HĐGDNGLL là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt
động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, góp phần quan trọng
vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Củng cố, khắc sâu những
kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp; Phát triển sự hiểu biết của
học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú
thêm vốn tri thức của các em; Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng

ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức...); Góp phần
hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia
vào các hoạt động chính trị - xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ
đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với
cơng việc chung.
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
Minh Khai 1
2.2.1. Tình hình nhà trường
Nhà trường ln nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp, các
ngành. Sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự đầu tư chăm lo của địa phương
về CSVC, sự phối kết hợp của Hội cha mẹ HS trong việc giáo dục cho con em.
Sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân địa phương.
Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV, NV) nhà trường có tinh thần
đồn kết cao, trình độ chun mơn tay nghề vững, nhiệt tình tâm huyết trong
công tác. Sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường, HS chăm ngoan và có nhiều cố gắng trong học tập, rèn luyện.
Năm học 2020 - 2021 trường có 55 CBGV, NV trong đó giáo viên có trình
độ Đại học: 53đ/c; cịn lại 2 giáo viên có trình độ cao đẳng.
Tồn trường có 1587 học sinh được biên chế 35 lớp. Nhiều năm liên tục
trường đạt tiên tiến và tập thể lao động xuất sắc cấp Tỉnh; được Chủ tịch nước
tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Năm học 2019 -2020 nhà trường được
UBND Tỉnh tặng cờ Thi đua.
2.2.2. Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở


4
trường tiểu học Minh Khai 1
Ban giám hiệu nhà trường thực sự quan tâm và chỉ đạo sát sao
HĐGDNGLL, đã gắn chất lượng HĐGDNGLL với mục tiêu phấn đấu giáo dục

học sinh phát triển toàn diện. Tuy vậy giáo dục NGLL là cả một lĩnh vực rộng
lớn, nó bao gồm nhiều nội dung giáo dục theo các chủ đề nhất định và tùy thuộc
vào biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động của mỗi giáo viên. Trên thực tế
hiện nay, mặc dù Bộ GD&ĐT đã có nhiều hướng dẫn về nội dung tổ chức hoạt
động này cho từng khối lớp ở Tiểu học nhưng chưa cụ thể, chi tiết. Hơn nữa,
những tài liệu hướng dẫn về phương pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL hầu
như chưa có. Để tổ chức được các HĐGDNGLL, người giáo viên thường phải
mất rất nhiều thời gian để tự nghiên cứu nội dung, lên kế hoạch, và tổ chức thực
hiện. Nhưng cũng còn do nhiều nguyên nhân, nhiều khó khăn nên hiệu quả của
các HĐGDNGLL không cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên, với cương vị là hiệu trưởng, tơi thấy cần
phải có những biện pháp cụ thể để chỉ đạo tốt các hoạt động này theo đúng mục
tiêu đã đề ra, góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp thực hiện công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động ngoài giờ
lên lớp của trường Tiểu học Minh Khai 1
2.3.1. Công tác chỉ đạo, tổ chức HĐGDNGLL của trường Tiểu học Minh
Khai 1
Ban giám hiệu trường Tiểu học Minh Khai 1 đã nhận thức rõ vị trí, vai trị
và tác dụng của HĐGDNGLL, cùng với các mơn học góp phần vào việc giáo
dục học sinh tiểu học phát triển toàn diện về nhân cách. Ngay trong kế hoạch
năm học của nhà trường, Ban giám hiệu đã xây dựng mục tiêu của
HĐGDNGLL. Phối hợp chặt chẽ với đội Thiếu niên, các lực lượng giáo dục để
xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL bám sát nội dung, yêu
cầu và điều kiện thực tế của nhà trường. Mỗi hoạt động đề ra đều được Hiệu
trưởng phân công cụ thể đảm bảo đúng năng lực của từng cán bộ giáo viên.
Tổng phụ trách Đội tổ chức điều hành và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện nội dung đã xây dựng.
Các HĐGDNGLL được tiến hành đều có sự kiểm tra, đánh gía, tổng kết, rút
kinh nghiệm của Ban giám hiệu nhà trường.

2.3.2. Nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Minh
Khai 1
2.3.2.1. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS ở bậc


5
Tiểu học.
- Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh tiểu học
ở nhà trường, gia đình và trong cộng đồng.
- Những thơng tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội phù hợp với nhận thức của học sinh Tiểu học.
- Tạo cơ hội để học sinh Tiểu học phát triển tồn diện các khả năng của
mình trong HĐGDNGLL.
Trong hướng dẫn giảng dạy các môn học ở các khối lớp của Bộ giáo dục và
đào tạo, nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được hướng dần tổ chức
theo các chủ đề như sau:
Tháng
9 - 10

11

Chủ điểm

Nội dung
- Tìm hiểu về trường, lớp,
Người học sinh chương trình hoạt động
ngoan.
Truyền Đội.
thống nhà trường. - Tìm hiểu luật an tồn
giao thơng.

- Tìm hiểu về ngày Nhà
giáo Việt Nam “ Uống
Ngàn hoa dâng nước nhớ nguồn”.
tặng thầy cơ
- Tìm hiểu về các mơn
học, giáo dục kỹ năng
sống.

Hình thức
- Tổ chức hoạt
động theo từng lớp.
Tuyên truyền trong
giờ chào cờ. Thi
bầy cỗ Trung thu.
- Thi vẽ tranh, văn
nghệ, đá cầu, bóng
bàn
- Hội thi “ Rung
chuông vàng”

Sưu tầm tranh ảnh,
Em yêu chú bộ - Tìm hiểu truyền thống nghe nói cthành
12
đội, uống nước Qn đội nhân Việt Nam. phố
về truyền
nhớ nguồn
thống Quân đội
nhân Việt Nam..
- Tìm hiểu về các loại hoa,
Em yêu đất nước,

các hiện tượng của tự - Hái hoa dân chủ.
giữ gìn truyền
1-2/2020
nhiên.
thống văn hóa dân
- Tìm hiểu các làn điệu - Hội thi hát dân ca.
tộc.
dân ca.
- Tìm hiểu về ngày Quốc
Yêu quý mẹ và cô tế phụ nữ 8-3.
- Vẽ tranh
3/2020
giáo.
- Hoa điểm 10 tặng mẹ và - Hội vui học tốt
cơ.
Tự hào truyền - Tìm hiểu về Bác Hồ
- Hái hoa dân chủ
4-5/2020 thống Đội. Mừng - Nhà sử học nhỏ tuổi: Các - Làm bài thi trắc
sinh nhật Bác.
anh hùng nhỏ tuổi.
nghiệm
2.3.2.2. Hình thức tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp:
* Hoạt động văn hố - nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan
trọng, khơng thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của học sinh, nhất là học sinh


6
bậc Tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Thi hát dân ca;
Tập một bài hát, điệu múa; Tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng “Ngày Nhà
giáo Việt Nam 20-11”; Rung chuông vàng…


Tiết mục múa của học sinh 3A4.

Tiết mục biểu diễn của học sinh 4A2

- Nhà trường phối hợp với công ty hon da Sơn QuangTrung, honda Sơn
Thanh Phong, thành phố Thanh Hóa và Đội cảnh sát giao thơng, Cơng an thành
phố Thanh Hóa Tổ chức cho học sinh giao lưu “Chúng em với an tồn giao thơng”.

Đồng chí: Lê Thị Yến – CSGT Thành phố
hướng dẫn các em nhận biết các biển giao thông

Hướng dẫn các em ngồi sau xe mô tô đội mũ
bảo hiểm đúng quy cách

- Phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức cho các em thăm quan các di
tích lịch sử Lam Kinh, Đài tưởng niệm Bác Hồ-Rừng Thơng-huyện Đơng Sơn;

Học sinh lớp 2A4 thăm khu di tích lịch sử Lam Kinh


7

Học sinh lớp 4 dâng hương và tham quan đài tưởng niệm Bác Hồ - Rừng Thơng – Thanh Hóa

Tổ chức cho học sinh toàn trường “Hội thi bày cỗ Trung thu”: Mỗi lớp cử
đại diện 5 em bầy mâm cỗ trong thời gian 30 phút và trình bày ý tưởng trong
thời gian 5 đến 6 phút.



8
* Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Vui chơi giải trí là nhu
cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một hoạt động có
ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh. Hoạt động này nhằm thỏa mãn về tinh
thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng. Góp phần rèn luyện một số phẩm
chất, tinh thần đồn kết, lịng nhân ái…

HS trường Tiểu học Minh Khai 1 làm từ thiện

Một số trị chơi thơng thường và các trị chơi dân gian: Tổ chức thi đấu
bóng bàn, đá cầu, cờ vua; Đứng ngồi theo lệnh (rèn khả năng tập trung); Tập
tầm vơng (rèn khả năng phán đốn); Chuyền bóng tiếp sức (rèn sự khéo léo,
nhanh nhẹn và sự phối hợp). Trị chơi dân gian có thể tổ chức ngay tại sân
trường như: Kéo co, ô ăn quan, nhảy bao bố, chi chi chành chành, rồng rắn lên
mây, chơi chuyền…
* Hoạt động xã hội - lao động công ích:
- Bước đầu đưa các em vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao
hiểu biết về con người, đất nước, xã hội nhằm giáo dục tình cảm đối với quê
hương đất nước, con người…Đồng thời thông qua lao động giúp trẻ gắn với đời
sống xã hội.
- Các hình thức hoạt động: Tham gia cơng tác từ thiện, quỹ Đội, đóng góp
ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
trong trường và các trường trong thành phố nhân dịp tết Nguyên đán và đầu năm
học.
Tổ chức cho học sinh dọn vệ sinh lớp học, sân trường theo hình thức “Ô
sân em chăm”, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho trường lớp xanh, sạch, đẹp. Mỗi
lớp được giao một chậu hoa để chăm sóc. Hàng tháng, Đồn, Đội chấm điểm và
đưa vào tiêu chí thi đua của lớp trong tháng.
* Tổ chức chào cờ đầu tuần là hoạt động được tiến hành thường xuyên và
đều đặn. Các hoạt động của đội thiếu niên tổ chức lồng ghép đan xen và thống

nhất về mục đích hoạt động. Nội dung và hình thức tổ chức trong từng buổi chào


9
cờ rất đa dạng và phong phú. Ngoài việc đánh giá tồn diện về tình hình chung,
nhà trường cịn tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động văn
nghệ, thông tin thời sự, cập nhật giáo dục về mơi trường, vệ sinh an tồn thực
phẩm, an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội...

Sinh hoạt dưới cờ kỉ niệm ngày 26/3

Sinh hoạt dưới cờ tết vì người nghèo

Học sinh chào cờ đầu tuần.

* Hoạt động tiếp cận khoa học - Kỹ thuật:
- Giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên
tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tịi, kích thích các em học tập tốt
hơn.
- Tổ chức cho học sinh sưu tầm những bài toán vui, tìm hiểu các danh
nhân, tìm hiểu về Bác Hồ, tìm hiểu về các anh hùng nhỏ tuổi.
- Vẽ tranh “ Ơ tơ mơ ước”, tham gia cuộc thi “ Ý tưởng trẻ thơ”.
2.3.3. Ứng dụng một số biện pháp trong cơng tác chỉ đạo, quản lí
HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Minh Khai 1.
Trong quá trình tổ chức “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” tại
trường Tiểu học Minh Khai 1, thành phố Thanh Hóa, tơi đã ứng dụng một số
biện pháp chỉ đạo, và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sau đây :
2.3.3.1. Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động.
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, khoa học để có thể



10
quản lí và chỉ đạo HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao.
Dựa vào nội dung HĐGDNGLL, các chủ điểm cần tập trung trong năm
học và tìm hiểu năng lực của mỗi giáo viên, khả năng phối hợp với các lực
lượng giáo dục ngoài nhà trường. Đồng thời dựa vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể
để xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu, lập kế hoạch chỉ đạo, quản lí sát hợp. Xác
định rõ mục đích của từng nội dung hoạt động. Ban giám hiệu triển khai kế
hoạch và chương trình hoạt động cho tồn trường một cách ổn định, duy trì nề
nếp thường xuyên liên tục.
Hoạt động của đội thiếu niên đã được đồng chí tổng phụ trách kiêm giáo
viên âm nhạc: Trần Thị Thu Phương vận dụng và kết hợp trong các buổi sinh
hoạt tập thể lớp cuối tuần với buổi sinh hoạt Đội; sắp xếp các hoạt động ở sân
trường trong giờ ra chơi hàng tuần vào các buổi thứ 2, thứ 4 và thứ 6 các em
thực hiện 3 bài múa hát tập thể ; các buổi thứ 3, thứ 5 tổ chức bài thể dục tay
khơng. Ngồi ra cịn có các trị chơi khác, đặc biệt quan tâm đến các trò chơi dân
gian.
Đồng thời với mỗi chủ điểm, tùy theo điều kiện cụ thể của nhà trường,
căn cứ vào lứa tuổi học sinh để nhà trường xây dựng kế hoạch cho phù hợp đạt
hiệu quả giáo dục cao. Đối với học sinh lớp 1,2 nhà trường chỉ tổ chức các hoạt
động đơn giản theo nhóm và trong nội bộ lớp. Đối với lớp 3,4,5 nhà trường tổ
chức các hoạt động quy mô lớn hơn: Tổ chức thi giữa các lớp, tổ chức giao lưu
liên khối, tổ chức với qui mơ tồn trường. Tổ chức diễn ca truyền thống…
2.3.3.2. Tổ chức thực hiện:
Đối với mỗi nội dung hoạt động nhà trường điều thực hiện theo các bước
sau:
a) Bước chuẩn bị:
- Khảo sát đánh giá kết quả đạt được trong năm học qua.
- Xác định mục đích hoạt động theo chủ đề năm học.
- Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức.0

- Tìm hiểu các điều kiện cần có để tổ chức HĐGDNGLL: Dự kiến thời
gian, địa điểm, con người, CSVC, kinh phí…
- Phân cơng người thực hiện .
- Các khối lớp, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể phù
hợp với điều kiện thực tế tại trường.
b) Bước tiến hành
- Tổ chức triển khai kế hoạch: Trong toàn hội đồng nhà trường, tiến hành
cho học sinh tập luyện, ôn tập theo nội dung đã xây dựng.
- Đôn đốc thực hiện .


11
c) Bước tổng kết :
- Kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được .
- Động viên khen thưởng .
- Rút kinh nghiệm.
Ví dụ : Tổ chức thi trình diễn “Trị chơi dân gian”
- Mục đích, ý nghĩa:
Trị chơi dân gian khơng chỉ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo,
sự khéo léo mà cịn giúp các em hiểu về tình bạn, tình u gia đình, quê hương,
đất nước.
Giới thiệu đến các em những trị chơi bổ ích, học mà chơi - chơi mà học
của cha ông xưa, trong khuôn viên của trường đã có một điểm vui chơi rất khác
so với những trị chơi hiện đại ngày thường của các em, giúp học sinh có được
giờ phút giải trí đúng nghĩa sau những ngày học tập căng thẳng.
- Hình thức : Mỗi lớp chọn một trò chơi dân gian để biểu diễn.
- Cách đánh giá: Trò chơi vui nhộn, dễ chơi, tiện lợi khi tổ chức chơi, các
bạn tham gia chơi một cách linh hoạt, đúng luật chơi.
2.3.4. Xây dựng các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia
vào việc tổ chức HĐGDNGLL

Ban giám hiệu nhà trường đã lựa chọn sắp xếp một “bộ máy” tổ chức
HĐGDNGLL một cách hợp lí. Tổng phụ trách đội vừa có vai trị tham mưu và
xây dựng kế hoạch hoạt động, các giáo viên chủ nhiệm là những nhân tố tích
cực có trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động và điều hành
HĐGDNGLL của tập thể lớp mình phụ trách. Tổng phụ trách đội hướng dẫn ban
chỉ huy liên đội tổ chức các hoạt động . Hoạt động của tập thể lớp và của chi đội
đan xen một cách nhịp nhàng tạo cho các em liên tục được sinh hoạt trong môi
trường tập thể .
- Nhà trường tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng uỷ, ủy ban nhân dân
phường, đoàn thanh niên và hội cha mẹ học sinh tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
đôn đốc nhắc nhở con em mình . Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động tháng an tồn
giao thơng nhà trường đã nhận được sự giúp đỡ của công an phường, công an
thành phố trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin và trao đổi về luật giao
thông, hướng dẫn các em thực hành khi gặp tín hiệu đèn, biển báo…
2.3.5. Làm tốt cơng tác bồi dưỡng năng lực tổ chức cho đội ngũ giáo viên.
Để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả, trước hết phải tạo điều kiện để giáo
viên và tổng phụ trách đội có những hiểu biết về HĐGDNGLL và phương pháp
tổ chức họat động.
Ban giám hiệu có năng lực quản lý tốt với nhiều năm kinh nghiệm về
công tác tổ chức và chỉ đạo.


12
Tổng phụ trách nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm tổ
chức hoạt động đội
Ban giám hiệu phối hợp tốt với tống phụ trách từ khâu xây dựng kế
hoạch, tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá đến hướng dẫn giáo viên lập kế
hoạch HĐGDNGLL của lớp.
2.3.6. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho HĐGDNGLL
HĐGDNGLL địi hỏi phải có đầy đủ về cơ sở vật chất đảm bảo các yêu

cầu cho từng nội dung hoạt động. Nhà trường đã xem đây là mục tiêu lâu dài
cho nên mỗi năm đều có mua sắm, trang bị thêm nhiều phương tiện, dụng cụ …
Trong sinh hoạt truyền thống trường đã xây dựng được thư viện với nhiều
tài liệu cần thiết, lưu giữ nhiều hình ảnh băng hình. Phịng đồn đội, nhà đa năng
phục vụ cho các buổi sinh hoạt tập thể. Sân trường rộng đảm bảo cho hoạt động
vui chơi, có đàn Ooc gan, loa đài, ti vi, và nhiều dụng cụ khác…
2.3.7. Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng HĐGDNGLL
Để đạt hiệu quả cao trong tổ chức HĐGDNGLL cần chọn lọc, sắp xếp
công việc thích hợp cho từng khối lớp và sử dụng nhiều hình thức phong phú tạo
cho hoạt động ngồi giờ nhẹ nhàng, vui tươi, phù hợp với lứa tuổi, phát huy
được tính tích cực tự giác của học sinh tránh sự đơn điệu nhàm chán.
Việc tổ chức hoạt động đòi hỏi phải có thời gian, tinh thần trách nhiệm, cơ
sở vật chất, bộ máy điều hành. Cần thông qua những học sinh tiêu biểu để lôi
cuốn tất cả các em tham gia. Chẳng hạn trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt
động từ thiện nhân đạo, nhà trường đã có nhiều tấm gương tốt. Các em rất nhiệt
tình, giàu tình thương luôn luôn động viên bạn bè giúp đỡ những hồn cảnh khó
khăn bằng những việc làm cụ thể như quyên góp sách vở, quần áo… để chia sẻ
cùng các bạn vùng bão lụt, các bạn có hồn cảnh khó khăn...
Ngồi các biện pháp trên đây, trong q trình chỉ đạo, tổ chức
HĐGDNGLL địi hỏi phải có sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc thực hiện
các nội dung kế hoạch đã đề ra.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Bằng những biện pháp trên đây, với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ giáo
viên và tập thể học sinh, năm học 2020 -2021 trường tiểu học Minh Khai 1,
thành phố Thanh Hóa đã từng bước thực hiện tốt mục tiêu đề ra, kết quả cụ thể
như sau:
- HĐGDNGLL đã đi vào nề nếp, trở thành một trong những điển hình của
thành phố. Từ năm học 2015 - 2016 đến nay liên tục được Giấy khen của tỉnh
đoàn và Bằng khen của TW đoàn trên các mặt hoạt động đoàn, đội, hội , chữ
thập đỏ..



13
Ở nhà trường các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao
diễn ra liên tục sôi nổi.
- HĐGDNGLL là một mặt cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách
học sinh. Kết quả giáo dục của trường Tiểu học Minh Khai 1là những học sinh
có phẩm chất tốt, ngoan ngoãn, lễ phép, trung thực, siêng năng và ham học hỏi...
thể hiện ở các mặt :
+ Hồn thành chương trình lớp học: 100%.
+ Học sinh được Hiệu trưởng tặng giấy khen: 70%
Đặc biệt, về chất lượng mũi nhọn, trường Tiểu học Minh Khai 1 luôn là
một trong những đơn vị thuộc tốp dẫn đầu của thành phố Thanh Hóa.
Nhà trường liên tục được cơng nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh,
được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba tháng 11/2013,
được 1 cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ, 2 cờ Thi đua của Ủy Ban nhân dân
tỉnh…
Nhiều cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc được tặng khen chiến sĩ thi
đua, giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh.
Tổng phụ trách đạt danh hiệu “Tổng phụ trách giỏi” cấp thành phố, cấp
tỉnh được Trung ương Đồn tặng bằng khen.
Nói tóm lại để có được kết quả như trên một phần lớn là sự vận dụng,
phối hợp những biện pháp trong chỉ đạo, quản lí của hiệu trưởng và sự nỗ lực
phấn đấu của mỗi cán bộ giáo viên. Bên cạnh đó là những tác động tích cực từ
phụ huynh học sinh, Đảng uỷ và Uỷ ban phường Trường Thi, thành phố Thanh
Hóa.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua thực trạng về HĐGDNGLL và ứng dụng các biện pháp chỉ đạo, tổ
chức cùng những kết quả đã đạt được của trường Tiểu học Minh Khai 1, thành

phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hố, tơi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Ban giám hiệu và tồn thể giáo viên phải có nhận thực đúng đắn về vai
trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và đưa nội dung
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch năm học cụ thể, tránh qua loa
vài dòng chung chung. Đưa kế hoạch hoạt động ra bàn bạc thống nhất trong đội
ngũ cốt cán rồi triển khai trong Hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm học
nhằm: Thống nhất nội dung hoạt động - Bàn biện pháp thực hiện tích cực - Từng
bộ phận có kế hoạch cụ thể.
2. Có sự sáng tạo trong việc đổi mới nội dung và hình thức tổ chức, tránh
nhàm chán, máy móc khơng tạo được hứng thú cho học sinh dẫn đến hiệu quả
không cao.


14
3. Cần phải tổ chức HĐGDNGLL thành nề nếp thường xuyên liên tục từ
kế hoạch năm học, kế hoạch tháng đến nội dung sinh hoạt tập thể của từng khối ,
lớp, đồng thời phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho HĐGDNGLL như lập
kế hoạch dạy học trên lớp.
4. Tuyên truyền kịp thời với cha mẹ học sinh về tác dụng, tầm quan trọng
của HĐ NGLL để CMHS tạo điều kiện cho con em tham gia các hoạt động tập
thể lớn.
5. Nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi học tập giữa
các điển hình trong công tác tổ chức các HĐGDNGLL.
6. Đối với tổ chức HĐGDNGLL, những điều kiện cơ bản về cơ sở chật
chất trường học chuẩn bị cho từng nội dung hoạt động cụ thể là một yêu cầu
không thể thiếu được. Đòi hỏi nhà trường phải được trang bị các đồ dùng
phương tiện phục vụ cho sinh hoạt tập thể như phòng truyền thống, đàn ooc gan, loa đài...
3.2. Kiến nghị:
1. Đối với nhà trường: Cần quán triệt kỹ tinh thần nội dung, chương trình
hoạt động cho đội ngũ. Xây dựng nội dung phù hợp với tình hình đơn vị. Có giải

pháp thiết thực để tổ chức các hoạt động tập thể lớn nhằm bổ trợ cho hoạt động
GDNGLL. Có những giải pháp thiết thực hỗ trợ kinh phí cho HĐGDNGLL.
Tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn để đầu tư trang thiết bị để phục vụ cho sinh
hoạt tập thể, tổ chức HĐGDNGLL như loa đài, đàn ooc- gan, phòng truyền
thống, nhà đa năng, sân chơi... và các tài liệu tham khảo, hướng dẫn tổ chức
hoạt động.
2. Phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo cần xây dựng các
điển hình trường có phong trào, nề nếp hoạt động tốt, từ đó tăng cường cơng tác
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tổ chức và chỉ đạo công tác hoạt động ngồi giờ
lên lớp. Cần có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ giáo viên về HĐGDNGLL, các
kỹ năng sinh hoạt tập thể cho giáo viên theo từng giai đoạn.
Tóm lại: Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp trong trường
tiểu học hiện nay khơng ngồi mục đích nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện,
đạt được những điều mà quan điểm giáo dục của Đảng đã đề ra cho ngành giáo
dục. Mỗi một cán bộ quản lý, nhất là Hiệu trưởng cần có nhận thức đầy đủ đúng
mức tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
trong nhà trường, nhiệm vụ dạy và học mới có thể khắc phục các khó khăn để tổ
chức hoạt động ngồi giờ lên lớp có hiệu quả. Thường xun tìm tịi, học hỏi,
mạnh dạn đổi mới, sáng tạo các HĐGDNGLL để đem lại hiệu quả cao trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.


15
Sáng kiến kinh nghiệm tơi viết trên đây cũng cịn nhiều hạn chế, rất mong
đón nhận được sự góp ý của các đồng chí và các bạn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
CHỦ TỊCH HĐKH


Thanh Hóa, ngày 24 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT

Đào Thị Yên

TÀI LIỆU THAM KHẢO


16
1. Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo)
2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình tiểu học.
3. Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc
hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

DANH MỤC


17
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHỒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đào Thị Yên
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng - Trường Tiểu học Minh Khai 1,
TP Thanh Hóa.
Kết quả

đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Loại A

2013-2014

Loại B

2013-2014

Cấp Tỉnh

Loại B

2017-2018

Cấp tỉnh

Loại C

2018-2019

Cấp tỉnh


Loại C

2019-2020

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

1

TPR in teaching English for
primary student.

Cấp thành
phố

2
3
4

5

TPR in teaching English for
primary student.

Mở rộng sáng tạo Bộ bài qn số
- Một trị chơi Hữu ích.
Tổ chức các hoạt động giáo dục
tập thể Ngoài giờ lên lớp ở
trường Tiểu học
Một số giải pháp XHHGD góp
phần xây dựng trường chuẩn
quốc gia mức độ 2 ở trường Tiểu
học Minh Khai 1, thành phố
Thanh Hóa.

Cấp Tỉnh



×