Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số giải pháp khi vận dụng kiến thức mở rộng phần phân bào vào việc giải bài tập trong dạy học sinh học 9 ở trường THCS chu văn an nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.22 KB, 17 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay nhiều học sinh có tư tưởng học
lệch. Các em chỉ chú trọng một số mơn như: Tốn, Lí, Hóa, Tiếng Anh,... mà cịn
xem nhẹ một số mơn học trong đó có mơn sinh học. Hơn nữa các kiến thức về di
truyền và biến dị nói chung và phần phân bào nói riêng học sinh lớp 9 mới bắt
đầu được làm quen với lí thuyết ở chương trình sách giáo khoa khơng sâu rộng,
nhưng khi học sinh ôn thi học sinh giỏi các cấp lại gặp rất nhiều dạng bài tập
khác nhau. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở trường trung học cơ sở
Chu Văn An cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần cùng với
việc giáo dục tồn diện cho học sinh giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ mà
Đảng và nhân dân Huyện Nga Sơn luôn tin tưởng và giao phó.
Trong các đề thi chọn học sinh giỏi các cấp cũng như thi tuyển vào các
trường chuyên các kiến thức phần phân bào rất đa dạng và ở nhiều cấp độ. Song
việc biết cách vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập vận dụng
kiến thức phần phân bào nhiều em còn rất lúng túng.
Việc các em chưa biết cách vận dụng bài tập vì đây là những kiến thức
cịn khá mới mẻ với học sinh, do vậy các em còn lúng túng và chưa nắm được
các dạng một cách tổng quát. Vì vậy các em thiếu đi sự linh hoạt và sáng tạo
trong việc giải các bài tập phần phân bào.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi đã mạnh dạn chọn sáng kiến kinh
nghiệm với chủ đề: “Một số giải pháp khi vận dụng kiến thức mở rộng phần
phân bào vào việc giải bài tập trong dạy học Sinh học 9 ở trường THCS Chu
Văn An”. Với chuyên đề này tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào
việc hồn thành yêu cầu giảng dạy bộ môn sinh học 9 ở trường trung học cơ sở
Chu Văn An. Đặc biệt là hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp
mà nhà trường và phòng giáo dục đã tin tưởng và giao phó.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm định hướng cho HS hiểu và biết cách vận dụng được một số kiến
thức mở rộng về phân bào vào việc giải quyết các bài tập cơ bản và nâng cao có
liên quan trực tiếp tới q trình dạy và học môn Sinh học ở trường THCS Chu


Văn An.
- Giúp mỗi học sinh nhận thức rõ nhiệm vụ học tập của mình để tự giác
tích cực hơn trong mỗi tiết học sinh học nói riêng cũng như tồn bộ những mơn
học nói chung.
- Giúp học sinh ham mê, u thích bộ môn sinh học
- Đối với giáo viên: nâng cao ý thức tự học tự bồi dưỡng, tự đổi mới
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Áp dụng cho các bài ở môn sinh học 9 đặc biệt là phần chủ đề: “phân
bào” sinh học 9 Trường THCS Chu Văn An.
- Đối tượng: toàn bộ học sinh khối 9 học tập môn sinh học 9 ở trường
THCS Chu Văn An.
1


- Đội tuyển sinh 9 của trường THCS Chu Văn An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong qúa trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi đã sử dụng
và kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Giúp cho HS hiểu và ý thức được việc hiểu và nắm vững kiến thức về
chủ đề phân bào là cơ sở để các em nắm chắc hơn kiến thức về tế bào cũng như
phần di truyền. Vấn đề đó có liên quan trực tiếp tới q trình học tập mơn Sinh
học nói chung và mơn Sinh học 9 nói riêng.

- Biết cách vận dụng lí thuyết vào việc giải quyết các bài tập di truyền nói
riêng và bài tập sinh học 9 nói chung.
- Đưa ra được phương pháp phù hợp với phần phân bào. Trong từng dạng
đều có phần lí thuyết rồi có các cơng thức cơ bản, sau đó là bài tập vận dụng,
mức độ khó của bài tập tăng dần. Từ đó giúp các em nắm chắc kiến thức, hiểu rõ
được phương pháp giải bài tập và áp dụng một cách có hiệu quả.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm được gắn liền với đời
sống. Để thực hiện có hiệu quả việc vận dụng kiến thức lí thuyết vào việc xử lí
các dạng bài tập giáo viên cần xác định :
- Mục tiêu của chuyên đề.
- Nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy.
- Đối tượng học tập.
Tuy nhiên dù đưa nội dung nào trong giảng dạy người giáo viên cũng phải
thực hiện nghiêm túc kiến thức cơ bản của môn học biết cách liên hệ và gắn liền
giữa lí thuyết và thực tiễn, các công thức đưa ra phải ngắn gọn, chính xác khơng
đưa ra những vấn đề q khó vượt quá khả năng tiếp thu của học sinh và làm
nặng nề giờ học.
Đối với bài học mà toàn bộ nội dung có liên quan đến phân bào trong
chương trình sinh học lớp 9. Giáo viên phải giúp học sinh nắm các kiến thức
một cách đầy đủ, chính xác. Đối với những bài khác có liên quan cần dẫn dắt
học sinh tìm ra bản chất của sự liên quan. Có nghĩa là giáo viên và học sinh cùng
nhau học tập và nghiên cứu các kiến thức.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Về phía giáo viên
- Do chương trình sinh học 9 có nhiều bài kiến thức cịn dài nên đơi lúc
giáo viên chưa có nhiều thời gian để khắc sâu các kiến thức cho học sinh cũng
như hướng dẫn các em vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
2



- Các kiến thức mở rộng phần phân bào vừa mới vừa khó, thời gian giảng
dạy ở mỗi tiết học còn hạn chế nên giáo viên cũng chưa hướng dẫn cho học sinh
học tập một cách có hiệu quả.
- Thơng thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK học sinh
sẽ cảm thấy chán học vì học sinh hiện nay cịn có tư tưởng học lệch: SGK nói
những gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung cấp thơng tin. Từ đó
dẫn tới việc giảng dạy cho các em chưa đạt được hiệu quả cao.
Từ những lý do đó mà giáo viên chưa nâng cao được hiệu quả học tập cho
học sinh. Vậy chúng ta cần phải tìm ra biện pháp để khắc phục vấn đề này.
b. Về phía học sinh.
- Nhiều học sinh cịn có tư tưởng học lệch nhất là học sinh lớp 9, các em
chủ yếu quan tâm đến các môn tốn, lí, hóa,... mà chưa dành thời gian cho việc
học mơn sinh học. Vì vậy các em cịn rất lung túng khi gặp phải các kiến thức
mở rộng và vận dụng phần phân bào.
- Nhiều học sinh chỉ học thiên lệch về lí thuyết, cịn việc vận dụng vào
làm bài tập cũng như thực tế cịn ít hoặc kém hiệu quả.
- Bản thân một số học sinh cũng có đam mê với mơn học nhưng khả năng
phân tích, nhận dạng các kiến thức mở rộng phần phân bào còn hạn chế. Vì vậy
khi gặp những vấn đề phức tạp các em thường nản, mất tập trung nên không giải
quyết được một số bài tập nhất là phần mở rộng và nâng cao.
- Hiện nay một số học sinh lớp 9 trường THCS Chu Văn An còn hạn chế
trong các kỹ năng thu nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng,
chưa chịu khó nghiên cứu tài liệu làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực
tế vào bài học. Vì vậy hiệu quả học tập bộ mơn của một số học sinh là chưa cao.
- Đó chính là lí do thúc đẩy tơi tìm ra biện pháp khắc phục vấn đề này.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp chung
a. Giáo viên có thể giúp học sinh nắm chắc phần lí thuyết khi dạy chủ

đề phân bào

- Xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm của chủ đề:
+ Chu kì tế bào gồm: kì trung gian và quá trình nguyên phân
Nguyên phân gồm: kì đầu; kì giữa; kì sau; kì cuối
+ Diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong ngun phân:
Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. Các NST kép bắt đầu đính
vào các sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động
Kì giữa: các NST đóng xoắn và co ngắn cực đại, các NST kép xếp thành 1
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau tại tâm động thành 2
NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối: Các NST đơn duỗi xoắn và dài ra ở dạng sợi mảnh
+ Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân:
Kì đầu I: Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc, có
thể xảy ra trao đổi chéo từng đoạn.
3


Kì giũa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.
Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng tách nhau ra và phân li độc
lập về 2 cực của tế bào.
Kì cuối I: các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số
lượng là bộ đơn bội kép.
Giảm phân II: Diễn biến của NST ở từng kì giống như ở nguyên phân.
*Chú ý:
+ Bắt đầu vào phân bào nguyên phân và giảm phân màng nhân và nhân
con biến mất, thoi phân bào xuất hiện. Ở kì sau khi NST phân chia xong thì thoi
phân bào lại biến mất, màng nhân và nhân con lại xuất hiện.

+ Số lượng NST trong các kì của nguyên phân lần lượt là 2n kép, 2n kép,
4n đơn, 2n đơn. Trong giảm phân I là: 2n kép, 2n kép, 2n kép, n kép. Trong giảm
phân II là: n kép, n kép, 2n đơn, n đơn
b. Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới kiến
thức phân bào
Để giảng dạy kiến thức có liên quan đến phân bào, giáo viên cần tích hợp
một cách có hệ thống các kiến thức phân bào với kiến thức môn học thành nội
dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối liên hệ lí luận và thực
tiễn được đề cập trong bài học. Vì vậy kiến thức giáo phân bào khơng phải muốn
đưa vào lúc nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên
quan với vẫn đề phân bào mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào. Đối với mơn
Sinh học có thể áp dụng hai dạng khác nhau:
* Dạng lồng ghép
- Ở dạng này, các kiến thức phân bào đã có trong chương trình SGK và trở
thành một phần kiến thức nền móng cho phần di truyền. Trong SGK Sinh học 9
nội dung này có thể chiếm một số bài.
Ví dụ: Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh. Phần I ở các giai đoạn sinh
sản và giai đoạn chin của tế bào sinh dục các kiến thức hoàn toàn liên quan đến
nguyên phân và giảm phân. Giáo viên có thể khái quát và lồng ghép các kiến
thức phân bào vào để giúp học sinh hiểu them bản chất của phân bào, từ đó có
thể vận dụng kiến thức khi làm bài tập mở rộng và nâng cao.
* Dạng liên hệ
- Ở dạng này các kiến thức phân bào không được đưa vào chương trình và
SGK nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức phân
bào có liên quan với bài học qua giờ lên lớp.
Trong SGK sinh 9 có nhiều bài có khả năng liện hệ kiến thức phân bào.
Tuy nhiên, giáo viên cần xác định các bài học có khả năng lồng ghép và lựa
chọn các kiến thức và vị trí có thể đưa nội dung kiến thức vào bài một cách hợp
lí. Muốn làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải luôn cập nhật các kiến thức
về phân bào và lồng ghép nội dung vào các bài học một cách hợp lí.

Để giảng dạy kiến thức phân bào đối với mơn Sinh học lớp 9 người giáo
viên có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau sao cho phù hợp mục tiêu
bài học. các phương pháp thường sử dụng như: phương pháp trực quan, phương
4


pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm,
phương pháp hỏi đáp, phương pháp nghiên cứu tài liệu…
Ví dụ : Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Muốn thực hiện nội dung này ta giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm.
- Nhóm nói về nguyên nhân dẫn đến thể đa bội.
- Nhóm nói về cơ chế hình thành thể đa bội.
Trong đó: Mỗi nội dung phải nêu được:
- Nguyên nhân và cơ chế trên có liên quan gì đến phân bào ngun phân
và giảm phân khơng?
Sau đó nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung và cho điểm.
Song để thực hiện được nội dung này yêu cầu người giáo viên phải có vốn
kiến thức sâu rộng về phân bào và biết cách tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ
trước cho học sinh.
2.3.2. Giải pháp cụ thể
a. Xác định phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới phân bào.
Đối với học sinh THCS, cần giáo dục ý thức quan tâm đến môi trường,
trang bị cho các em những hiểu biết và kĩ năng cần thiết để các em có khả năng
sử lý một số vấn đề mơi trường cụ thể.
Việc lựa chọn phương pháp dạy phù hợp để học sinh lĩnh hội kiến thức
một cách tích cực, chủ động .
Ví dụ: Bài 9,10: chủ đề: Sự phân bào
Để thực hiện nội dung bài học này thì giáo viên phải giao nhiệm vụ cho
học sinh kẻ bảng 9,10 vào phiếu học tập. Bản thân giáo viên cũng chuẩn bị một
số tranh ảnh về phân bào nguyên phân và giảm phân.và cho các nhóm thảo luận

để hồn thành các bảng.
Giáo viên sử dụng các phương pháp phù hợp để giúp học sinh nắm vững
các kiến thức về nguyên phân và giảm phân như: diễn biến của NST, số nhiễm
sắc thể trong từng kì, sự hình thành thoi phân bào,…
b. Vận dụng kiến thức phân bào vào giải bài tập.
* Một số dạng bài tập về nguyên phân:
- Dạng 1: Tính số tế bào con sau nguyên phân.
- Dạng 2: Tính số NST mơi trường cung cấp.
- Dạng 3: Tính số lượng và hình thái NST ở mỗi giai đoạn khác nhau của
quá trình nguyên phân.
* Một số dạng bài tập về giảm phân:
- Dạng 1: Xác định số NST đơn, số NST kép, số sợi cromatit, số tâm động
qua các kì giảm phân.
- Dạng 2: Xác định số thoi phân bào xuất hiện và bị phá hủy trong quá
trình giảm phân.
- Dạng 3: Xác định số NST môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân.
- Dạng 4: Một số dạng bài tập tổng hợp về nguyên phân, giảm phân.
* Phương pháp giải bài tập về nguyên phân:
- Dạng 1: Tính số tế bào con sau nguyên phân.
+) Kiến thức bổ sung:
5


Nếu 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần liên tiếp thì tạo ra 2k tế bào con
Gọi a là số tế bào mẹ, k là số lần nguyên phân thì tổng số tế bào con tạo ra
là: a.2k
+) Phương pháp giải
Tùy vào yêu cầu đề bài, có 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định số tế bào tham gia nguyên phân.
Bước 2: Xác định số lần nguyên phân.

Bước 3: Xác định cơng thức tính số tế bào con.
+) Các ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Bốn hợp tử của cùng một loài nguyên phân liên tiếp 4 đợt bằng
nhau. Tổng số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu?
Giải:
Số tế bào con được tạo ra là: 4.24 = 64 tế bào
Ví dụ 2: Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10, sau các lần
nguyên phân tạo ra tổng số 36 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế bào B
gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Tìm số lần nguyên phân và số tế bào
con tạo ra từ mỗi tế bào A, B, C.
Giải:
Gọi a, b, c lần lượt là số lần nguyên phân của tế bào A, B, C ( điều kiện a,
b, c nguyên dương )
Nếu a = 4 thì b = 8 ta có a + b = 12 lớn hơn 10 điều này không thỏa mãn
đề bài. Vậy a = 1 hoặc a = 2 hoặc a = 3
Mặt khác số tế bào con tạo ra sau nguyên phân của 3 tế bào là: 2a + 2b + 2c = 36
Nếu a= 1 thì b = 2, c = 7. Do đó 2 1 + 22 + 27 = 134 lớn hơn 36 nên trường
hợp này không thỏa mãn đề bài.
Nếu a = 3 thì b = 6, c = 1 thì 2 3 + 26 + 21 = 74 lớn hơn 36 nên trường hợp
này cũng không thỏa mãn đề bài.
Nếu a = 2 thì b = 4, c = 4 do đó 22 + 24 + 2 4 = 36 thỏa mãn điều kiện đề bài.
Vậy số lần nguyên phân của tế bào A, B, C lần lượt là: 2, 4, 4.
Số tế bào con tạo ra từ tế bào A= 22 = 4
Số tế bào con tạo ra từ tế bào B = 24 = 16
Số tế bào con tạo ra từ tế bào C = 24 = 16
Ví dụ 3: Có 3 hợp tử nguyên phân một số lần không bằng nhau và đã tạo
ra tất cả 28 tế bào con. Biết theo thứ tự các hợp tử I, II, III thì lần lượt có số lần
ngun phân hơn nhau 1 lần. Xác đinh số lần nguyên phân và số tế bào con của
mỗi hợp tử.
Giải:

Gọi số lần nguyên phân của hợp tử 1 là k1
Số lần nguyên phân của hợp tử 2 là k2
Số lần nguyên phân của hợp tử 3 là k3
Ta có : k2 = k1 + 1
K3 = k1 + 2
Số tế bào của 3 hợp tử là 28 nên : 2k1 + 2k2 + 2k3 = 28
Số tế bào của 3 hợp tử là 28 nên : 2k1 + 2k2 + 2k3 = 28
6


2k1 + 2.2k1 + 4.2k1 = 28
k1 = 2, k2 = 3, k3 = 4
Vậy số tế bào con của hợp tử 1 là: 22 = 4
Vậy số tế bào con của hợp tử 2 là: 23 = 8
Vậy số tế bào con của hợp tử 3 là: 24 = 16
- Dạng 2: Tính số NST mơi trường cung cấp
+) Kiến thức bổ sung:
- Có 1 TB ( chứa 2n NST ) nguyên phân x lần tạo ra 2x tế bào con
Số NST trong các tế bào con là 2n.2x
Số NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp bằng tổng
số NST trong các tế bào con trừ đi số NST trong tế bào mẹ ban đầu: 2 x.2n – 2n =
2n(2x -1).
- Có a tế bào nguyên phân các số lần khơng bằng nhau trong đó x tế bào
nguyên phân k1 lần, y tế bào nguyên phân k2 lần… Tổng số tế bào con sinh ra
là: x.2k1 + y.2k2 + …
Số NST mới hồn tồn do mơi trường cung cấp là:
x.2n(2k1 -2) + y.2n (2k2 - 2) + …
+) Phương pháp giải:
Tùy vào dữ kiện đề bài có các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định số tế bào nguyên phân.

Bước 2: Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra
Bước 3: Áp dụng cơng thức tính số NST
+) Các ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng
nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương 2480 NST
đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo ra từ
nguyên liệu mơi trường là 2400. Xác định:
- Tên lồi
- Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử
Giải:
Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử ( x nguyên, dương)
Số NST môi trường cung cấp là: 10.2n.( 2x – 1) = 2480 (1)
Số NST mới hồn tồn do mơi trường nội bào cung cấp là:
10.2n.(2x – 2) = 2400 (2)
Từ (1) và (2) ta được 2n = 8 nên đây là ruồi giấm
Thay vào ta được 10.8.(2x – 1) = 2480
Giải ra ta được: x = 5
Ví dụ 2: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài
A tạo được 4 tế bào mới với 64 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số
lượng NST trong bộ lưỡng bội của lồi.
Giải:
Vì 4 tế bào mới có chứa 64 NST nên ta có: 4.2n = 64
Giải ra ta được 2n = 16
7


- Dạng 3: Tính Số lượng và hình thái NST ở mỗi giai đoạn khác nhau của
quá trình nguyên phân
+) Kiến thức bổ sung:
Quá trình nguyên phân gồm 4 kì. Số lượng và trang thái NST trong tế bào

được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tên kì
Số NST
Số tâm động
Số cromatit
Kì đầu
2n kép
2n
4n
Kì giữa
2n kép
2n
4n
Kì sau
4n đơn
4n
00
Kì cuối
2n đơn
+) Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định số tế bào nguyên phân, số lần nguyên phân
Bước 2: Xác định tế bào đang ở kì nào của lần nguyên phân thứ mấy
Bước 3: Áp dụng cơng thức tính.
+) Các ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Quá trình nguyên phân từ một hợp tử ruồi giấm tạo ra được 8 tế
bào mới.
- Xác định số đợt nguyên phân của hợp tử.
- Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3 tổng số NST, cromatit và tâm động
trong các tế bào là bao nhiêu?
Giải:

- Gọi x là số lần nguyên phân của hợp tử trên
Ta có: 2x = 8, suy ra 23 = 8, x = 2
Vậy hợp tử trên nguyên phân 3 lần.
- Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3 số tế bào là 22 = 4
Số NST là: 8 x 4 = 32
Số cromatit là: 32 x 2 = 64
Số tâm động là: 32
Ví dụ 2: Một nhóm tế bào của gà đang phân bào nguyên phân, người ta
đếm được có 1248 NST kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.
- Các tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào, số lượng tế bào
của nhóm là bao nhiêu?
- Khi các tế bào trên kết thúc đợt phân bào trên thì số tế bào tạo ra là bao
nhiêu?
Giải:
- Vì các NST kép trên đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo nên
các TB trên đang ở kì giữa của nguyên phân.
- Số tế bào của nhóm là: 1248 : 78 = 16 (tế bào)
- Khi kết thúc đợt giảm phân số tế bào tạo ra là: 16 x 2 = 32 (TB)
* Phương pháp giải bài tập về giảm phân:
- Dạng 1: Xác định số NST đơn, số NST kép, số sợi cromatit, số tâm
động qua
+) Kiến thức bổ sung:
8


Dựa vào sự biến đổi hình thái của NST qua các kì của giảm phân, ta có số
NST và trạng thái của chúng trong TB như sau bảng sau:
Tên kì
Số NST

Số tâm động
Số cromatit
Kì đầu I
2n kép
2n
4n
Kì giữa I
2n kép
2n
4n
Kì sau I
2n kép
2n
4n
Kì cuối I
n kép
n
2n
Kì đầu II
n kép
n
2n
Kì giữa II
n kép
n
2n
Kì sau II
2n đơn
2n
0

Kì cuối II
n đơn
n
0
+) Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định được các tế bào sinh dục đang ở kì nào của quá trình
giảm phân
Bước 2: Áp dụng kiến thức để xác định đúng số lượng thành phần NST.
Bước 3: Tính số lượng cụ thể
+) Ví dụ minh họa: Một tế bào của lợn có 2n = 38. Quan sát 1 nhóm tế
bào của lợn đang tiến hành phân bào người ta thấy có 304 NST kép đang xếp
thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Hãy xác định:
- Nhóm tế bào trên đang ở kì nào của q trình phân bào? Tính số lượng
tế bào của nhóm?
- Tính số NST, số cromatit và số tâm động trong mỗi tế bào ở các kì của
quá trình phân bào trên?
Giải:
- Vì các TB trên có các NST kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào nên các tế bào trên đang thuộc kì giữa của quá trình
giảm phân I. Số lượng tế bào của nhóm là: 304 : 38 = 8 TB
- Số NST, số cromatit và số tâm động trong các kì của mỗi
TB là:
Tên kì
Số NST
Số cromatit
Số tâm động
Kì đầu I
38 kép
76
38

Kì giữa I
38 kép
76
38
Kì sau I
38 kép
76
38
Kì cuối I
19 kép
38
19
Kì đầu II
19 kép
38
19
Kì giữa II
19 kép
38
19
Kì sau II
38 đơn
0
38
Kì cuối II
19 đơn
0
19
- Dạng 2: Xác định số thoi phân bào xuất hiện và bị phá hủy trong quá
trình giảm phân

+) Kiến thức bổ sung:
- Mỗi tế bào sinh tinh và sinh trứng qua 2 lần phân bào của giảm phân
xuất hiện 3 thoi phân bào
9


- a tế bào giảm phân thì sẽ xuất hiện hoặc bị phá hủy 3a thoi phân bào.
+) Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định số tế bào sinh tinh, số tế bào sinh trứng.
Bước 2: Áp dụng cơng thức tính.
+) Ví dụ minh họa: Ở gà có bộ NST lưỡng bội trong tế bào là 78. Có 4 tế
bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 5 đợt. Tất cả các
tế bào con đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tính số thoi phân bào xuất hiện
và bị phá hủy trong quá trình giảm phân của các tế bào nói trên?
Giải:
- Số tế bào sinh giao tử được tạo ra là: 4. 25 = 128
- Số thoi phân bào được hình thành và bị phá hủy là: 128 x 3 = 384 (thoi)
- Dạng 3: Xác định số NST môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân.
+) Kiến thức bổ sung:
Số NST mơi trường cung cấp cho q trình giảm phân sinh giao tử bằng
chính số NST trong các tế bào sinh giao tử.
+) Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
Bước 2: Xác định số lượng tế bào sinh dục chín tham gia vào q trình
giảm phân
Bước 3: Áp dụng cơng thức tính số lượng NST mơi trường cung cấp cho
giảm phân
+) Các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Ở gà có bộ NST 2n = 78. Có 4 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng
sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 3 lần. 50% số tế bào con trải qua giảm phân

tạo giao tử. Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình giảm
phân tạo giao tử?
Giải:
- Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân là: 4. 23 = 32
- Số tế bào tham gia giảm phân là: 32 x 50% = 16
- Số NST môi trường cung cấp cho q trình giảm phân là: 16 x 78 =
1248 NST
Ví dụ 2: Tại vùng sinh sản của một loài động vật có 5 tế bào sinh dục sơ
khai đều nguyên phân 4 đợt. Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh
trứng. Các tế bào này chuyển chuyển sang vùng chín tiếp tục nhận của mơi
trường 6240 NST đơn. Tính bộ NST lưỡng bội của lồi nói trên?
Giải:
- Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân là: 5 x 24 = 80 tế bào
- 80 tế bào tham gia giảm phân nhận của môi trường 6240 NST, như vậy
số NST trong các tế bào tham gia giảm phân cũng là 6240
- Bộ NST lưỡng bội của lồi nói trên là: 6240 : 80 = 78 ( NST )
- Dạng 4: Một số dạng bài tập tổng hợp về ngun phân, giảm phân.
Ví dụ 1: Một lồi có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Xét một tế bào ở vùng sinh
sản, trải qua nguyên phân liên tiếp 10 đợt sinh ra một số tế bào con. Một nửa số
10


tế bào con phát triển thành tinh nguyên bào đều tham gia vào quá trình giảm
phân. Xác định:
Số giao tử được hình thành.
Số NST chứa trong các tinh trùng.
Có bao nhiêu NST được môi trường cung cấp cho các tế bào trải qua giảm
phân.
Số thoi phân bào xuất hiện khi nguyên phân và số thoi phân bào bị hủy
khi giảm phân.

Giải:
Số TB con sinh ra qua nguyên phân là: 210 = 1024 tế bào
Số tinh nguyên bào: 1024 : 2 = 512
Số tinh trùng được tạo ra qua giảm phân là: 512 x 4 = 2048
Vì các tinh trùng mang bộ NST đơn bội nên số NST chứa trong các tinh
trùng là: 2048 x = 6144 NST
Số NST môi trường phải cung cấp cho quá trình giảm phân là:
512 x 6 = 3072 NST
Số thoi phân bào xuất hiện khi nguyên phân là: ( 210 – 1) = 1023 thoi
Số thoi phân bào bị hủy khi giảm phân là: 512 x 3 = 1536 thoi
Ví dụ 2: Năm tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số đợt như
nhau ở vùng sinh sản môi trường cung cấp 1240 NST đơn, tất cả các tế bào con
đến vùng chín giảm phân đã địi hỏi mơi trường tế bào cung cấp thêm 1280 NST
đơn. Hãy xác định:
Bộ NST 2n của lồi và tên của lồi đó?
Số lần ngun phân và số giao tử được tạo ra?
Giải:
Gọi x là số lần nguyên phân liên tiếp của các tế bào sinh dục sơ khai, 2n là
bộ NST lưỡng bội của loài.
Theo giả thiết của đề bài ta có: 2n(2x – 1).5 = 1240 (1)
2n.2x.5 = 1280 (2)
Từ (1) và (2) ta có: 2n = 8. Vậy đây là lồi ruồi giấm
Số lần nguyên phân:
Từ (2) thay 2n = 8 vào ta có x = 5.
Vậy mỗi tế bào sinh dục nguyên phân liên tiếp 5 lần.
Tính số giao tử:
Số tế bào con sinh ra sau nguyên phân là: 5. 25 = 160 tế bào
Nếu là cơ thể cái thì số giao tử tạo ra là: 160 tế bào
Nếu là tế bào đực thì số giao tử tạo ra là: 160 x 4 = 640 tế bào
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
Sau khi thực hiện nội dung này đối với học sinh khối 9 tại trường THCS
Chu Văn An năm học 2020 - 2021 tôi đã thu được kết quả là học sinh đã nâng
cao ý thức học tập đặc biệt là đã biết cách giải các bài tập phần phân bào. Bản
11


thân nhiều em học sinh đặc biệt là các em trong đội tuyển rất tích cực học tập
Kết quả cụ thể như sau:
Đầu năm học:

Lớp

SS

9A
9B
9C
9D
Tổng

48
47
30
40
165

Trước khi vận dụng SKKN
Giỏi

Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
26
54.2
22
45.8
0
0
23
48.9
22
46.8
2
4.3
11
36.6
10
33.4
9
30
18
45
15
37.5

7
17.5
78
47.3
69
41.8
18
10.9

Cuối học kỳ I
SS
Lớp
9A
9B
9C
9D
Tổng

48
47
30
40
165

Giỏi
SL
28
25
15
19

87

%
58.3
53.3
50
47.5
52.7

Sau khi vận dụng SKKN
Khá
SL
%
20
41.7
21
44.6
9
30
16
40
66
40

Trung bình
SL
%
0
0
1

2.1
6
20
5
12,5
12
7.3

Kết quả chất lượng mũi nhọn:
Giải cấp
Huyện
Tỉnh

Giải nhất
1
0

Giải nhì
8
3

Giải ba
2
2

Giải KK
0
2

2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

- Đối với bản thân : Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm
bản thân tơi đã tự tìm tịi, nghiêm cứu học hỏi kiến thức có liên quan đến chủ đề
phân bào đặc biệt là kiến thức thực có liên quan phần nâng cao và mở rộng, và ý
thức được tầm quan trọng của việc học phần phân bào đối với phần tế bào nói
riêng cũng như tồn bộ phần di truyền nói chung cho HS, là một trong những
biện pháp hữu hiệu và hiệu quả nâng cao chất lượng học tập môn học sinh 9.
- Đối với các đồng nghiệp : trong quá trình vận dụng sáng kiến kinh
nghiệm bản thân tơi đã giúp các giáo viên trong trường nói chung và giáo viên
trong tổ nói riêng hiểu được tầm quan trong của việc rèn luyện kĩ năng làm bài
tập cho học sinh. Từ đó các đồng nghiệp cũng tích cực ủng hộ và cũng cùng áp
dụng SKKN vào quá trình dạy học.
12


- Đối với nhà trường : Thông qua các tiết học có vận dụng skkn nhiều
học sinh đã có ý thức học tập rất tốt, khơng cịn thờ ơ với mơn học. Hình thành
thói quen học đều các mơn học. Đặc biệt là các học sinh trong đội tuyển đã rất
tích cực học tập và đem lại kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp Huyện
và cấp Tỉnh. Góp phần nhỏ bé của mình vào thành tích giáo dục của nhà trường
cũng như huyện nhà.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu sự thay đổi của chương trình và
sách giáo khoa, kết hợp áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực
hố hoạt động học tập của học sinh từ năm học 2019 - 2020 tôi đã mạnh dạn áp
dụng sáng kiến trên trong kế hoạch giảng dạy của mình, kết hợp với các giáo
viên bộ mơn khác trong tổ, cùng thống nhất áp dụng sáng kiến trên vào công tác
giảng dạy ở đơn vị trường, tôi nhận thấy có nhiều hiệu quả tốt.
Sau khi áp dụng SKKN tơi nhận thấy rằng việc hướng dẫn cho học sinh
khối 9 cách giải các bài tập phần phân bào là rất quan trọng, đó là nền móng cho

các kiến thức phần di truyền, cũng là góp phần nâng cao ý thức học tập bộ mơn
cho học sinh. Phần nào xóa bỏ quan điểm học lệch của học sinh, giúp học sinh
thêm yêu môn học.
Học sinh đỡ nhàm chán trong việc học tập mơn sinh học và đã ham tìm
hiểu các kiến thức bằng cách tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
3.2.Kiến nghị
- Nhà trường nên có ý kiến đề xuất với Phòng giáo dục và cấp trên hỗ trợ
kinh phí tạo điều kiện đầu tư thêm máy tính xách tay, máy ảnh để giáo viên, học
sinh có thể cập nhật thông tin thường xuyên giúp bài giảng sinh động, tạo hứng
thú học tập cho học sinh.
- Cung cấp thêm sách báo, tài liệu cho học sinh để nâng cao ý thức tự học
cho học sinh.
- Nhà trường cũng cần tạo điều kiện để cho giáo viên, HS được đi tham
quan, học hỏi kinh nghiệm, học tập nâng cao hiểu biết và giúp HS thêm yêu môn
học.
- Đối với giáo viên bộ mơn nói riêng và các giáo viên trong trường nói
chung, cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cũng như tìm ra
những phương pháp học tập phù hợp và có hiệu quả.
- Đề tài này tơi đã cố gắng trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân từ
thực tế và tham khảo các tài liệu, qua mạng internet,...song nhất định không
tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong sự góp ý kiến và bổ sung của các thầy
cô và đồng nghiệp. Hy vọng rằng ngày càng có nhiều thầy cơ quan tâm đến vấn
đề này để việc dạy và học cho học sinh lớp 9 ngày càng tốt hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga sơn, ngày 10 Tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình khơng sao chép của người khác.
13



Mai Thị Thùy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bồi dưỡng học sinh giỏi 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên môn Sinh học. Nhà
xuất bản giáo dục 2000. Tác giả : Huỳnh Quốc Thành.
2. Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi 9 và tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn sinh
học. Nhà xuất bản đại học sư phạm 2011. Tác giả : Lê Thị Hà
3. Sinh học 9. Nhà xuất bản Giáo dục 2007. Tác giả : Nguyễn Quang Vinh - Vũ
Đức Lưu - Nguyễn Minh Công – Mai Sỹ Tuấn.
4. Luyện tập và nâng cao kiến thức sinh học 9. Nhà xuất bản giáo dục 2007. Tác
giả: Trần Ngọc Danh - Lại Thị Phương Anh
5. Kèm theo một số thông tin được sưu tầm trên mạng internet.

14


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thùy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Chu Văn An

TT

1
2
3

4
5
6
7

8

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Để dạy tốt tiết thực hành
Sở Giáo dục
sinh học
Sử dụng phương pháp
trực quan trong dạy học
Sở Giáo dục
sinh học
Hình thành nhân cách
học sinh trong quá trình
Sở Giáo dục
dạy học sinh học
Sử dụng phương pháp
hỏi đáp trong dạy học Phòng Giáo dục
sinh học
Giáo dục bảo vệ mơi

trường trong dạy Sinh Phịng Giáo dục
học 9
Phương pháp giải bài
Phòng Giáo dục
tập di truyền lớp 9
Vận dụng phương pháp
biểu diễn thí nghiệm
Sở Giáo dục
trong dạy học sinh học 8
Tích hợp kiến thức bảo
vệ mơi trường trong dạy
Sở Giáo dục
học sinh học 9 ở trường
THCS Chu Văn An

Kết quả
đánh giá xếp
Năm học đánh
loại
giá xếp loại
(A, B, hoặc
C)

C

1998-1999

C

2000-2001


B
A

2001-2002

2007-2008

B

2008-2009

B

2010-2011

C

2012-2013

C

2017-2018

15


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu


Trang
1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

3. Kết luận, kiến nghị

2
2
2
3
11
13

3.1. Kết luận

13

3.2. Kiến nghị

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục đề tài SKKN đã được hội đồng các cấp đánh giá đạt từ
loại C trở lên

16


17


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KHI VẬN DỤNG KIẾN THỨC MỞ RỘNG
PHẦN PHÂN BÀO VÀO VIỆC GIẢI BÀI TẬP
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9 Ở TRƯỜNG THCS
CHU VĂN AN

Người thực hiện: Mai Thị Thùy
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Chu Văn An
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Sinh học

THANH HỐ NĂM 2021

18



×